Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Lịch sử cuộc đời nhà khoa học nguyễn văn nhân dưới góc độ văn hóa (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.63 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ LIÊM

LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NHÀ KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN NHÂN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học ã h i
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Huy

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 9 giờ 30 ngày 23 tháng 4 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


“Lịch sử luôn bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Lịch sử
đất nước sẽ được nhìn phong phú hơn, đa dạng hơn nếu bắt đầu từ
mỗi cá nhân, mỗi gia đình… Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng
tộc nếu có điều kiện và biết cách kể câu chuyện của mình thì sẽ góp
phần làm cho lịch sử của đất nước phong phú hơn, đa dạng hơn”.
Nghiên cứu lịch sử cuộc đời là một trong những phương pháp
tiếp cận nhân học trên thế giới được sử dụng phổ biến. Ở Việt Nam cũng
có rất nhiều nhà nghiên cứu về những nhân vật khác nhau về các nhân
vật lịch sử như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Phan Bội Châu… Trung tâm lưu trữ Quốc gia cũng đang lưu trữ các tài
liệu về cuộc đời của một số nhân vật. Đây là công việc hết sức quý giá
trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản của đất nước.
Năm 2008, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
được thành lập với chức năng nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu
và hiện vật cá nhân của các nhà khoa học Việt Nam. Trong việc
nghiên cứu lịch sử cuộc đời của nhà khoa học, Trung tâm đã sử dụng
cách tiếp cận - phương pháp nghiên cứu lịch sử cuộc đời để kể các
câu chuyện của nhà khoa học. Ngay từ những ngày đầu thành lập, các
nhà khoa học chuyên ngành y học đã được lựa chọn làm đối tượng
nghiên cứu trước, sau đó lan rộng ra các chuyên ngành khác.
Trong quá trình nghiên cứu về các nhà khoa học thuộc ngành
y, tôi vô cùng ấn tượng với GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân (1924-

1


2013). Mặc dù ông không phải là một vị giáo sư nổi tiếng như Giáo
sư Tôn Thất Tùng hay Giáo sư Hồ Đắc Di nhưng ông lại là hiện
tượng hiếm thấy ở Việt Nam khi bảo vệ luận án tiến sĩ (nay gọi là

tiến sĩ khoa học) ở tuổi 67. Sinh tại Hội Vũ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông
là nhà khoa học thuộc chuyên ngành phẫu thuật chỉnh hình, nguyên
là Chủ nhiệm Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108, được đào tạo ở Liên Xô cũ. Khi nghiên cứu, chúng tôi
mới biết ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về Chấn
thương chỉnh hình quân đội, người lập ngân hàng xương đầu tiên ở
Việt Nam, có nhiều sáng kiến, đóng góp trong việc áp dụng các kỹ
thuật mới trong phẫu thuật xương.
Cũng như với nhiều nhà khoa học khác, việc đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân là một
công việc hết sức cần thiết để thông qua đó có thể hiểu được bối cảnh
lịch sử; những đóng góp của GS Nhân đối với ngành Chấn thương
chỉnh hình nói riêng và ngành Y học nói chung; bên cạnh đó cũng
thấy được phẩm chất của một thầy thuốc với trái tim nhân hậu, luôn
hết lòng vì người bệnh và say mê nghiên cứu khoa học. Đây chính là
lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Lịch sử cuộc đời nhà khoa học
Nguyễn Văn Nhân dưới góc độ văn hóa” làm luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở phần này chúng tôi giới thiệu những bài viết về GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân. Chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng thể

2


nói về GS Nhân nên đề tài đi sâu nghiên cứu về lịch sử cuộc đời GS
Nhân dưới góc độ văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thông tin về lịch sử cuộc đời của GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân gắn liền bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội trong

nước và quốc tế, thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu lịch sử cuộc đời.
- Bước đầu đưa ra những nhận định về giá trị của việc nghiên
cứu lịch sử cuộc đời nhà khoa học trong việc bảo tồn di sản của nhà
khoa học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà khoa
học Nguyễn Văn Nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử cuộc đời nhà khoa học học
Nguyễn Văn Nhân từ năm 1924 đến năm 2013.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu nhân
học về về lịch sử cuộc đời một con người, cụ thể:
Phương pháp sử học: Đặt lịch sử cuộc đời của Nguyễn Văn
Nhân gắn liền với bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế.
Phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn trực tiếp GS
Nhân khi ông còn sống và các đối tượng liên quan như đồng nghiệp,
học trò, bệnh nhân. Nguồn tư liệu này có được là do sử dụng tư liệu lưu
trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và tác giả luận văn
cũng thực hiện phỏng vấn khi công tác tại Trung tâm.

3


Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin thu được từ
việc phỏng vấn; phân tích tổng hợp các văn bản tài liệu bản thảo, thư
từ, sách, tạp chí, luận văn.. của Nguyễn Văn Nhân hiện đang được
lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua các câu chuyện về lịch sử cuộc đời của GS.TSKH

Nguyễn Văn Nhân, phần nào thấy được bối cảnh kinh tế - xã hội của
Việt Nam và quốc tế giai đoạn ông sinh sống, học tập, công tác;
những câu chuyện về nỗ lực học tập, sáng tạo của nhà khoa học trong
thời kỳ khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển; góp phần tìm hiểu lịch
sử của chuyên khoa Chấn thương chình hình nói chung và ngành Y
nói riêng. Qua đó thấy được giá trị của việc nghiên cứu lịch sử cuộc
đời trong việc bảo tồn di sản của các nhà khoa học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ CON NGƯỜI VÀ LỰA CHỌN
NGÀNH Y CỦA NGUYỄN VĂN NHÂN
1.1. Bối cảnh Việt Nam những năm thế kỷ XX
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu
mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền

4


thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày
2/9/1945.
Mùa xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và
được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến
bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực
hiện cuộc tổng tiến công đập tan Chính quyền Sài Gòn, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt nam
Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc. .

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường
lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng
trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới.
1.2. Dòng họ, gia đình Nguyễn Văn Nhân
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân sinh ngày 12-8-1924 tại Vũ Hội,
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có thể nói truyền thống gia đình là một trong những
yếu tố quyết định đến việc lựa chọn ngành Y của Nguyễn Văn Nhân.
1.3. Đến với ngành Y và những yếu tố ảnh hưởng đến
nhân cách của Nguyễn Văn Nhân
Con đường đến với ngành Y của Nguyễn Văn Nhân xuất
phát từ truyền thống gia đình cũng như từ những sở thích cá nhân của
ông. Khi đã có sẵn những định hướng về nghề nghiệp, Nguyễn Văn
Nhân quyết tâm theo đuổi học tập để trở thành người thầy thuốc cứu
chữa cho các thương bệnh binh. Có được những kiến thức chuyên
môn, Nguyễn Văn Nhân không quên sự dìu dắt của các thầy đầu
ngành, đặc biệt là hai người thầy ảnh hưởng tới ông nhất là BS

5


Hoàng Đình Cầu và BS Nguyễn Hữu. Chính trong thời gian hoạt
động trong tổ chức Hướng đạo sinh và ảnh hưởng từ hai người thầy
lớn, rồi qua quá trình hoạt động trong quân đội đã hun đúc bản lĩnh
của người bác sĩ quân y Nguyễn Văn Nhân.
Chương 2: HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
NGUYỄN VĂN NHÂN
2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học của Nguyễn Văn Nhân
Quan điểm của GS Nhân trong nghiên cứu khoa học ngay từ
những công trình đầu tay, ông đã luôn thể hiện phương pháp nghiên
cứu có phân tích - phê phán, mạnh dạn ủng hộ và áp dụng những

đường hướng kỹ thuật tiến bộ; luôn có phương pháp nghiên cứu sáng
tạo; luôn tìm tòi để có những đóng góp mới, có những đóng góp cá
nhân. Dưới đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu của GS Nhân.
* Đề tài: Điều trị Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn
xương cẳng chân bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là công trình
nghiên cứu khoa học đầu tiên của Nguyễn Văn Nhân.
Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, năm 1955, BS
Nguyễn Văn Nhân cùng các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác
nhau được nhà nước chọn lựa cử đi học ở Liên Xô để nâng cao tay
nghề và học tập các chuyên khoa. Đây là đoàn thực tập sinh Việt
Nam đầu tiên về y tế theo chương trình Nghiên cứu sinh ở Liên
Xô do BS Hoàng Đình Cầu làm Trưởng đoàn.
Trước khi lên đường đi học, tất cả các học viên được học
chỉnh huấn cũng như được định hướng về các chuyên ngành học.

6


Bằng phương tiện tàu hỏa, các ông sang Trung Quốc, nghỉ lại Trung
Quốc và tiếp tục đi tàu hỏa sang Liên Xô vào cuối năm 1955.
Ấn tượng đầu tiên khi ông đặt chân tới Liên Xô đó là tình
cảm của con người xứ sở Bạch Dương dành cho các bác sĩ trẻ Việt
Nam. "Họ rất quý chúng tôi. Trong đoàn có BS Hoàng Đình Cầu là
lớn tuổi nhất, lên tàu điện ngầm còn được một bà người Nga nhường
chỗ. Họ gọi chúng tôi là mantrick vì chúng tôi còn rất trẻ."GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân nhớ lại.
Sang Liên Xô, thời gian đầu các ông được học tiếng Nga,
chủ yếu học tiếng Nga thông qua tiếng Pháp. Khi làm Thực tập sinh,
ông cùng BS Vũ Tam Hoán và BS Vũ Trọng Kính được phân công
học về ngành Phẫu thuật xương. "Khi có chiến tranh, số thương binh
có thể chiếm đến 60-70% nên bản thân ngành phẫu thuật xương cũng

rất quan trọng"- GS Nguyễn Văn Nhân nhấn mạnh. Sau 2 năm làm
Thực tập sinh về đề tài "Điều trị Không liền xương-Khớp giả-Mất
đoạn xương cẳng chân bằng phương pháp phẫu thuật" tại Viện Chấn
thương Chỉnh hình Trung ương Liên Xô (SITO), ông được chuyển
tiếp làm Nghiên cứu sinh.
Qua việc tra cứu các y văn của Liên Xô và thế giới, Thực tập
sinh Nguyễn Văn Nhân thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề điều trị Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn xương. Tuy
nhiên, đa số công trình đã công bố tập trung vào vấn đề điều trị
Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn xương thời chiến, còn về loại
Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn xương ở thời bình, đặc biệt về
nguyên nhân phát sinh những di chứng này thì còn ít được đề cập đến.

7


Trong khi đó, Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn xương ở cẳng chân
lại phổ biến nhất so với các vị trí khác và điều trị cũng khó khăn nhất do
một số đặc điểm giải phẫu sinh lý đặc thù của đoạn cẳng chân.
Và cũng từ thực tế của đất nước cần giải quyết các di chứng vết
thương chiến tranh ở thời bình, BS Nguyễn Văn Nhân đã lựa chọn đề tài
"Điều trị Không liền xương-Khớp giả-Mất đoạn xương cẳng chân bằng
phương pháp phẫu thuật" mà ông được phân công thực hiện khi làm
Thực tập sinh, để phát triển thành luận án Phó Tiến sĩ.
Luận án được BS Nguyễn Văn Nhân thực hiện tại Khoa
Chấn thương Chỉnh hình, Viện Hàn lâm Y học Liên Xô dưới sự
hướng dẫn của Viện sĩ hàn lâm Y học Liên Xô GS.N.N Priorov-Giám
đốc SITO. Bên cạnh đó ông cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
tận tụy của bà Mari Ivan Panova-Chủ nhiệm Khoa.
* Ngân hàng xương

Sau khi bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ năm 1960 ông
về nước, với mong muốn đưa một số thành tựu kỹ thuật đã được
nghiên cứu toàn diện về phương pháp sử dụng xương đồng loại trong
Chấn thương - Chỉnh hình để áp dụng vào điều kiện thực tế của nước
ta trong công tác điều trị gẫy xương.
Ở miền Bắc, xương đồng loại được sử dụng lâm sàng đầu
tiên ở khoa Chấn thương-bệnh viện Việt Đức, nhưng phương pháp
bảo quản ở độ lạnh -100C còn mang những nhược điểm cơ bản là
không sử dụng được những miếng ghép lớn và thời hạn bảo quản chỉ
được không quá 3 tuần.

8


Để đáp ứng nhu cầu tạo hình ngày càng lớn mà ghép xương
tự thân không thỏa mãn được, từ tháng 2-1962, tại khoa Chấn
thương-Quân y viện 108, GS Nguyễn Văn Nhân và đồng nghiệp đã
tiến hành nghiên cứu và thực hiện đầu tiên phương pháp trữ xương
đồng loại ở độ lạnh sâu: -250C, -200C và lập ra “Ngân hàng xương”
hay còn gọi là “Băng xương”- nơi thu gom lấy xương, bảo quản để sử
dụng và phân phát xương tới các bệnh viện khác.
GS Nguyễn Văn Nhân chia sẻ: “Việc lấy xương để đưa vào
băng xương được lấy từ những tử thi chọn lọc, trong điều kiện buồng
mổ vô trùng. Và tốt nhất, việc lấy xương được thực hiện trong 6h đầu
sau tử vong. Các miếng ghép sau khi lấy từ tử thi được làm theo một
quy trình: Lấy mảnh ghép đóng gói trong các chai lọ, hộp đã tiệt
trùng, được gắn đậy kín, làm đông lạnh ở ngăn tủ -250C, sau 6h
chuyển sang ngăn tủ -200C và bảo quản cho đến khi dùng. Các miếng
ghép chỉ được phép sử dụng khi các xét nghiệm tử thi bình thường,
không mang những mầm mống gây bệnh cho người sử dụng xương

sau này và các xét nghiệm cấy trùng là âm tính”.
Với những ưu điểm của xương đồng loại bảo quản đông lạnh
được cơ thể bệnh nhân tiếp nhận tốt, ít gây biến chứng thải loại, xương
đồng loại cứu được nhiều bệnh nhân bị gãy xương đã được lành lặn, trở
về cuộc sống chiến đấu, lao động bình thường. Đây cũng là nơi cung cấp
các miếng ghép cho các khoa chấn thương, mặt hàm-Viện 108; các khoa
chấn thương của bệnh viện Việt-Đức, bệnh viện Việt-Pháp.
Bên cạnh đó BS Nguyễn Văn Nhân còn sáng tạo ra phương
pháp bảo quản xương bằng mật ong: Trong dân gian, mật ong được

9


biết đến với nhiều tác dụng khác nhau đặc biệt là có tác dụng sát
trùng, điều trị vết thương chiến tranh, bảo quản xác ...Từ những kinh
nghiệm cổ truyền và áp dụng kinh nghiệm từ các đơn vị quân y giải
phẫu, kinh nghiệm trên thế giới..., trước những yêu cầu cấp thiết như
trên, cuối những năm 60, tại Khoa Chấn thương, Quân y Viện 108,
BS Nguyễn Văn Nhân cùng đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu
thực hiện phương pháp bảo quản xương đồng loại bằng dung dịch
mật ong. Phương pháp này thuận lợi trong hoàn cảnh chiến tranh,
điện lưới không được đảm bảo. Tuy nhiên, đây là phương pháp thủ
công nên không được ứng dụng trong thời gian dài.
* Dụng cụ kết xương bên trong
Qua sự tìm tòi, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của bộ phận
Cơ khí sửa chữa Cục quân y, Giáo sư cùng đồng nghiệp đã tìm ra
biện pháp cải tạo nẹp Danis. Nội dung cải tiến nhằm thay đổi chi tiết
vít ép nằm ngay trong chiều dày của nẹp Denis, bằng một chi tiết ép
có thể tháo rời, hoặc bằng một dụng cụ ép riêng biệt. Điều này không
những làm cho nẹp mỏng nhẹ đi nhiều, vẫn vững chắc mà còn sử

dụng được nguyên liệu thép không gỉ dàn đập từ những đinh nội tủy
cỡ lớn đã có thừa để tự sản xuất lấy các cỡ nẹp.
Mẫu nẹp cải biên được sử dụng ở khoa Chấn thương - Chỉnh
hình V108 từ tháng 6.1960 để điều trị các gãy xương, khớp giả và
mất đoạn xương không nhiễm khuẩn chủ yếu là ở chi trên.
Ngày 3/4/1962, mẫu nẹp cải biên đã được Hội đồng khoa học
Viện Quân y 109 xét duyệt và được Bộ Y tế công nhận và giới thiệu
dự triển lãm Sáng kiến cải tiến toàn quốc năm 1962

10


* Mẫu dụng cụ nâng xương
Sau khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật và dụng cụ nâng
xương phù hợp và hiệu quả, ông phối hợp với Xưởng Cơ khí sửa
chữa và Nghiên cứu sản xuất dụng cụ phẫu thuật của Viện SITO để
thiết kế và sản xuất thử mẫu nâng xương này. Sau nhiều lần thay đổi
sửa chữa, một mẫu dụng cụ nâng xương mới ra đời, dụng cụ này
“được làm bằng thép không gỉ dày 15mm, có bề rộng 8x6cm, hình
chữ nhật, một đầu có móc cong (3x2cm), một đầu là tay cầm dài
12x3cm, tray cầm và thân dụng cụ tạo một góc 150 độ. Thân dụng cụ
rộng và hình chữ nhật, banh tách và che chắn an toàn cho mô cơ trên
suốt trường mổ, tay cầm bẻ góc 150 độ làm tay người phụ mổ tách xa
trường mổ, tăng độ an toàn, thoải mái”. Dụng cụ ra đời đã được sử
dụng thử nghiệm tại SITO. Cuộc thử nghiệm thành công cho những
trường hợp không liền xương, khớp giả, mất đoạn xuơng ở cẳng
chân. Hội đồng nghiên cứu sáng kiến cải tiến của Viện SITO nhận
xét: “Mẫu dụng cụ mới thực sự có tác dụng tốt: bảo đảm an toàn cho
cuộc mổ và tạo điều kiện thuận tiện cho phẫu thuật viên”. Và dụng cụ
nâng xương này được đưa vào sử dụng ở SITO từ năm 1958.

Tháng 3-1960, Hội đồng xét duyệt sáng kiến-phát minh trực
thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã công nhận Mẫu dụng cụ nâng
xương là một cải tiến mới và cấp bằng sáng chế, công nhận quyền tác
giả cho Phó Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhân. Và năm 1962 dụng cụ này
được phép sản xuất hàng loạt, đồng thời xếp vào danh mục “Dụng cụ
y tế xuất khẩu của Liên Xô”.
* Dụng cụ kết xương bên ngoài

11


Trong khoảng thời gian từ 1960-1968, song song với việc cải
tiến dụng cụ kết xương nén ép bên trong (nẹp Denis cải biên), BS
Nguyễn Văn Nhân đã sáng tạo một mẫu dụng cụ cố định ngoài là ống
ép lò so nhưng không tồn tại được lâu vì nhỏ yếu và chưa thuận tiện.
Nhân chuyến thăm lại SITO (Viện Chấn thương chỉnh hình
của Liên Xô), năm 1967, Bs Nguyễn Văn Nhân được GS Kaplan tặng
một số kết xương nén ép, kèm theo một dụng cụ để làm nén ép. Mẫu
dụng cụ nén ép của Kaplan đã khiến ông liên tưởng tới một mẫu cố
định ngoài mà ông đang “thai nghén”. Chỉ một thời gian rất ngắn,
mẫu dụng cụ cố định ngoài đã ra đời (sau này ông đặt tên là “Cọc ép
răng ngược chiều”)
Sáng kiến cải tiến: Cấu tạo khung cố định ngoài với 2 thanh cố
định hai bên đoạn xương gãy là cấu tạo kinh điển của các khung cố định
ngoài. Ý tưởng tạo 2 mấu giữ đinh chuyển động cùng chiều nhau trên 2
nửa thanh cố định theo các bước răng (1mm), GS.TSKH Nguyễn Văn
Nhân học tập từ dụng cụ của Kaplan và GS chỉ phải thiết kế thêm trên
mỗi mấu 1 ốc cố định theo cố định đã có ngoài thị trường.
Mẫu Cọc ép răng ngược chiều được Hội đồng kỹ thuật Quân
y Viện 109 xét duyệt lúc 16h, ngày 24-10-1973. Dụng cụ còn được

Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam và
Huân chương Chiến công hạng Ba của Bộ Quốc phòng. Mẫu dụng cụ
này được sử dụng hàng ngày ở Viện 108 và áp dụng rộng rãi bởi
những ưu điểm của dụng cụ, đã được ông tổng kết trong các báo cáo
khoa học.

12


Khoảng năm 1990, GS Nguyễn Văn Nhân biết đến phương
pháp Ilizarov, ông đã ứng dụng phương pháp trên đối với dụng cụ kết
xương bên ngoài đã cải tiến và thực hiện được nhiều ứng dụng mới:
“Từ 1991, ứng dụng nguyên lý kết xương căng dãn của Ilizarov, mẫu
CERNC đã cho phép thực hiện các phẫu thuật kéo dài chi, phẫu thuật
kết xương 2 ổ (căng dãn và nén ép), phẫu thuật căng chỉnh bàn chân
khoèo ở trẻ lớn tuổi và nguời trưởng thành.."
* Phương pháp cái hóa
Trong những năm 1972-1980, trong quá trình Viện Quân y
109 áp dụng kỹ thuật chuyển ngón dài sang vị trí ngón cái theo kỹ
thuật chuyển ngón của Hilgenfeldt đối với các bàn tay bị cụt ngón cái
độ I và khớp thang bàn, GS Nguyễn Văn Nhân đã quan sát một số ca
ngón cái bị cụt rất cao, xương bàn I chỉ còn đoạn nền 1,5cm - 2cm
phần sát xương thang và ông nhận thấy rằng, cuống nuôi ngón
chuyển theo phương pháp của Hilgenfeldt (nhà phẫu thuật người
Đức) có thể cho phép chuyển ngón cả trong trường hợp thương tổn
độ II (nghĩa là khi ngón cái mất nốt cả phần nền hoặc cả xương
thang). Để kiểm tra lại nhận định đó, ông cùng các bác sĩ Viện Quân
y 109 tiến hành thử nghiệm trên tử thi bằng cách tháo ngón cái ở
khớp thang bàn, thực hiện một thương tổn thực nghiệm độ II ở ngón cái.
Sau đó, thử làm một phẫu thuật chuyển ngón. Kết quả thực nghiệm cho

thấy ngón chuyển đã uốn lượn một cách thoải mái từ vị trí ngón cũ sang
vị trí mới theo hình chữ S, không có hiện tượng căng kéo, soắn vặn hoặc
trùng gấp nguy hiểm đe dọa sự nuôi dưỡng của ngón mới.

13


Trong việc áp dụng “Phương pháp chuyển ngón để tái tạo
ngón cái” tại Viện Quân y 109, bác sĩ Nguyễn Văn Nhân cùng với
đồng nghiệp đã có những cải tiến đáng kể làm cho phương pháp điều
trị hoàn hảo hơn: cải tiến đường rạch da, cải tiến phương pháp kết nối
xương của ngón chuyển tới phần xương còn lại của ngón cái bằng
cách nối ngón chuyển vào thân xương thang bằng một khớp nhân tạo
hình lò so cuốn bằng giải thép không rỉ và cắm vào ống tủy ngón
chuyển và vào xương thang; hoặc bằng cách chuyển cả khớp ngón
bàn tương ứng và kết xương đầu xương bàn vào với xương thang,
biến khớp ngón bàn của ngón chuyển thành một khớp thang bàn mới.
Về nước, ông xin phép Cục Quân y được sang Liên Xô được viết
luận án bằng tiếng Liên Xô. Đề cương luận án tiến sĩ khoa học được
Hội đồng khoa học thông qua và đồng ý cho sang Liên Xô bảo vệ
(Theo biên bản số 480/NC của Học viện Quân y, ngày 29-6-1985).
Sau khi được Hội đồng khoa học chấp nhận, ngày 10-1-1986, ông
viết đơn gửi Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần- Nơi ông công tác để xin
đi làm luận án TSKH.
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia phẫu thuật, các giáo sư tại
Học viện Quân y Kirôp, Leningrat (nay là Xanh-Pêtecbua, Cộng hòa
Liên bang Nga), ngày 5-2-1990, GS Nguyễn Văn Nhân đã bảo vệ
thành công luận án Tiến sĩ Khoa học với đề tài này. Đề tài được đặc
biệt đánh giá cao vì đã áp dụng kỹ thuật tạo hình có khả năng phục
hồi tốt nhất cả về chức năng và thẩm mỹ với ngón tay cái bị cụt.


14


Như vậy, để có được thành công cho một luận án tiến sĩ khoa
học, GS Nguyễn Văn Nhân đã mất 20 năm cho việc nghiên cứu và áp
dụng thử nghiệm.
Hầu hết các công trình nghiên cứu của GS Nhân đều thực
hiện trong hoàn cảnh chiến tranh và hậu chiến tranh. GS Nhân dành
90% thời gian để nghiên cứu cho ba chuyên đề: Điều trị không liền
xương - khớp giả - mất đoạn xương cẳng chân bằng phương pháp
phẫu thuật; Phương pháp phẫu thuật tái tạo ngón tay cái; và Bộ dụng
cụ cố định ngoại vi (hay còn gọi là cọc ép ren ngược chiều). Trong
đó, GS Nhân Nhân dành nhiều tâm huyết nhất cho công trình nghiên
cứu về dụng cụ cố định ngoài. Qua thời gian, thầy Nhân tiếp tục cải tiến
và cho ra đời các cọc ép ren ngược chiều với nhiều kích cỡ khác nhau,
ứng dụng điều trị trên nhiều loại bệnh. Ban đầu bộ cọc ép chỉ dùng để
điều trị gãy xương, vỡ khớp do vũ khí chiến tranh cả mới và cũ (khớp giả,
mất đoạn xương nhiễm khuẩn, viêm xương...), sau mở rộng thêm điều trị
bàn chân khoèo, bàn chân thuổng, kết xương hai ổ và kéo dài chi..
2.2 Nguyễn Văn Nhân trong công tác khám chữa bệnh,
giảng dạy và đào tạo
Trong công tác khám chữa bệnh, thầy Nguyễn Văn Nhân
luôn trăn trở làm sao điều trị cho người bệnh được tốt hơn. Đối với
người bệnh, GS Nhân thăm khám rất tỉ mỉ, cẩn thận, trách nhiệm cao,
nhưng luôn làm cho bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn và sẵn sàng gửi
niềm tin. Hàng trăm lá thư gửi cho GS Nhân nhờ ông giúp đỡ.
Còn với học trò, GS Nhân rất tận tình đầy trách nhiệm, luôn
chỉ bảo cặn kẽ, hướng dẫn cách làm, nhắc nhở học trò khi chưa thực


15


hiện đúng tiến độ. Thầy luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong việc sửa chữa luận
án, thẳng thắn đưa ra các góp ý. Khi tham gia hội đồng chấm luận án,
thầy hết sức nghiêm khắc, thầy đã từng “đánh trượt” nghiên cứu sinh
với lý do không đảm bảo sự trung thực, cắt dán, sao chép. GS Nhân
đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo các bác sĩ chấn thương ở các vùng
miền khác nhau, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Theo GS Nhân, có
nhiều bác sĩ giỏi ở khắp nước sẽ giúp điều trị cho nhiều người bệnh
tốt hơn, kịp thời hơn. Không có tay nghề không điều trị được, lòng
tốt không đủ. Lòng tốt cùng với sự kém cỏi nghiệp vụ tri thức thì còn
làm hại người bệnh.
Chương 3: BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NHÀ KHOA HỌC
3.1 Giá trị lịch sử-văn hóa
Nghiên cứu lịch sử cuộc đời của các nhà khoa học từ di sản
của họ một cách hệ thống, chúng ta sẽ thấy được lịch sử các ngành
khoa học Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu được
các thế hệ tri thức đã được đào tạo, rèn luyện và cống hiến như thế
nào cho đất nước.
Mỗi nhà khoa học đều tham gia, đóng góp vào lịch sử và là
nhân chứng của lịch sử, mỗi nhà khoa học là một sợi chỉ để dệt nên
bức tranh muôn màu của nền khoa học nước nhà. Không có sự phân
biệt nhà khoa học nổi tiếng hay bình thường, có học hàm học vị hay
không, đóng góp nhiều hay ít, mà điều quan trọng là họ có những
đóng góp cho khoa học và những hoạt động khoa học của họ được xã

16



hội ghi nhận. Bởi lẽ, có những sợi chỉ sắc màu nổi trội, có những sợi
chỉ nhạt hơn, ẩn sâu vào bức tranh tạo nên những nét trầm của nó.
Nhưng tất cả sợi chỉ và sắc màu đều góp phần tạo nên bức tranh đó.
Nếu bỏ một sợi chỉ, một sắc màu ra khỏi bức tranh thì bức tranh
không còn là bức tranh đẹp nữa.
Lịch sử luôn bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Lịch sử
của đất nước sẽ được nhìn phong phú hơn, đa dạng hơn nếu bắt đầu
từ rất nhiều cá nhân, rất nhiều gia đình. Trong khi đó, hệ thống bảo
tàng lịch sử quốc gia hay bảo tàng của các nhà địa phương, dù lớn
đến đâu thì cũng chỉ có thể kể lịch sử một cách cô đọng, khái quát.
Cho dù họ muốn cũng không thể kể mọi cuộc đời một cách chi tiết
được. Đó là một khuyết điểm, một điểm trống cần khỏa lấp. Chính vì
thế, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nếu có điều kiện và biết
cách kể câu chuyện của mình thì sẽ góp phần làm cho lịch sử của đất
nước, văn hóa của đất nước phong phú hơn, đa dạng hơn.
Việc học tập của GS Nhân cũng phần nào phản ánh tình hình
giáo dục và cách quản lý của cấp trên. Ông vào quân y và làm chấn
thương chỉnh hình cũng xuất phát từ sự điều động này. Trong thời
gian chiến tranh, không có sự phân biệt giữa dân và quân, bởi vì tất
cả mọi người đều là lính. Chỉ khi lập lại hòa bình thì lúc đó mời phân
chia thành dân y và quân y. Về phần GS Nhân, không có sự lựa chọn
và vì thế ông ở lại quân đội. Đối với người có chuyên ngành chỉnh
hình, tất cả thế hệ của ông đều làm ngoại khoa thời chiến và mổ từ
“đầu đến chân”. Cá nhân ông chỉ thích phẫu thuật các bụng và phẫu
thuật mạch máu. Nhưng sau khi có hòa bình, năm 1955, mục tiêu là

17



xây dựng Viện Hàn lâm y học, vì thế cần phải có chuyên khoa. Một
lần nữa, Nguyễn Văn Nhân không có sự lựa chọn và ông được gửi
sang Liên Xô cùng với 2 đồng nghiệp để học chuyên ngành chấn
thương chỉnh hình.
Bối cảnh lịch sử chiến tranh đã đặt Nguyễn Văn Nhân vào
những tình thế khó xử. Như đã nói ở trên trong việc Nguyễn Văn
Nhân đưa vợ ra bến sông, nếu như không có bản lĩnh thì ông đã "sang
ngang" cùng vợ "dinh tê " về trong nội thành. Giá như không có
chiến tranh thì không đặt con người vào những tình huống phải đưa
ra những quyết định như vậy. Và trong kháng chiến chống Mỹ cũng
vậy. Nguyễn Văn Nhân sẵn sàng nhận lệnh của đơn vị vào chiến
trường B (1968) mà không xin phép đơn vị ở lại để ông làm tròn bổn
phẩn của người con phụng dưỡng mẹ già lúc cuối đời. Biết rằng mẹ
ông không sống được lâu nhưng chiến tranh ác liệt, cần tăng cường
bác sĩ để cứu chữa thương binh, Nguyễn Văn Nhân đành gác việc gia
đình để vào chiến trường vì nghĩa vụ cao cả với đất nước.
Thông qua nghiên cứu lịch sử cuộc đời của GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân giúp chúng ta phần nào hiểu được lịch sử của
ngành Chấn thương chỉnh hình nói riêng và sự phát triển của ngành
Y học nói chung. GS Nhân là người học tập và trưởng thành qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong
những bối cảnh lịch sử khác nhau, trang thiết bị phục vụ cho công tác
khám chữa bệnh còn thiếu thốn, đòi hỏi người bác sĩ phải tự mày mò,
sáng tạo làm sao cứu chữa được cho người bệnh.

18


3.2 Giá trị bảo tồn di sản của nhà khoa học
Lưu trữ tư liệu lịch sử ở Việt Nam là một lĩnh vực còn nhiều

vấn đề bất cập. Công tác lưu trữ tư liệu không thực hiện tốt gây ảnh
hưởng nhiều đến nhận thức lịch sử và chất lượng của các công trình
nghiên cứu khoa học xã hội. Một trong những nguồn tư liệu chưa
được quan tâm nhiều là tư liệu về lịch sử cuộc đời của các nhà khoa
học-một bộ phận quan trọng và có nhiều đóng góp trong lịch sử dân
tộc. Có thể hiểu một cách đơn giản, các nhà khoa học là những người
làm công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, phổ biến tri thức khoa
học. Ở nước ta, vấn đề di sản văn hóa đã được đề cập nhiều, nhưng
hầu như ít ai đề cập đến di sản của các nhà khoa học. Trung tâm Lưu
trữ quốc gia III, kể từ khi thành lập vào năm 1995, đã có hoạt động
sưu tầm, lưu trữ tài liệu của những cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu
biểu, ngoài ra chưa thấy có cơ quan nào khác chuyên trách về công
việc bảo tồn di sản của các nhà khoa học Việt Nam.
Trong một thời gian dài, xã hội ta nói chung và các nhà khoa
học nói riêng nhận thức chưa đầy đủ về di sản của nhà khoa học. Có
nhiều người cho rằng, di sản nhà khoa học là những tác phẩm đã xuất
bản, đã công bố. Tất cả tài liệu - hiện vật của nhà khoa học đều là di
sản quý giá, dù đó là những trang bản thảo sửa chữa chằng chịt,
những cuốn sổ ghi chép với nhiều nét nguệch ngọa, những bức ảnh
đã ố màu hay những kỷ vật cũ kỹ, hoen gỉ… Bởi vì các tài liệu - hiện
vật ấy có giá trị phản ánh lịch sử cuộc đời của nhà khoa học cũng như
sự phát triển của ngành khoa học mà họ cống hiến. Các tài liệu - hiện
vật của họ phong phú và đa dạng, qua đó góp phần khắc họa bức

19


tranh nền khoa học của đất nước, đồng thời cũng phản ánh cả về hoàn
cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của đất nước qua các
thời kỳ lịch sử. Cho nên, trong công tác nghiên cứu - sưu tầm, Trung

tâm chú trọng tìm hiểu cả những thông tin, câu chuyện liên quan đến
mỗi tài liệu hay hiện vật của nhà khoa học.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, một đội ngũ trí thức
khoa học được hình thành và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Họ đã tham gia vào những sự kiện
lịch sử quan trọng của đất nước, từ Cách mạng tháng Tám, hai cuộc
kháng chiến trường kỳ, công cuộc xây dựng cải tạo chủ nghĩa xã hội,
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Bản thân họ, mỗi nhà khoa học
trong quá trình hoạt động khoa học và xã hội, đã tạo ra nhiều nguồn tư
liệu liên quan đến các vấn đề về lịch sử các ngành khoa học, lịch sử đất
nước. Đó chính là những tư liệu về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học
hay có thể gọi là di sản các nhà khoa học. Những tư liệu này không chỉ
phản ảnh các hoạt động của nhà khoa học, mà còn mang thông tin về
lịch sử các ngành khoa học, lịch sử dân tộc.
Tài liệu lịch sử cuộc đời các nhà khoa học có nhiều giá trị
quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử một con người, một gia
đình, một ngành khoa học, một lĩnh vực khoa học, rộng hơn là gắn
với từng giai đoạn lịch sử đất nước. Xét cho cùng thì không có con
người nói chung mà chỉ có những con người cụ thể làm nên lịch sử.
Và để hiểu lịch sử cuộc đời của một nhà khoa học, phải nghiên cứu
toàn bộ, càng nhiều càng tốt các nguồn tư liệu của họ và liên quan
đến các hoạt động của họ. Từ hiểu cuộc đời nhiều nhà khoa học sẽ

20


hiểu lịch sử sống động của ngành khoa học và của đất nước.Vậy nên
di sản các nhà khoa học cần được xem như một nguồn tài sản quý
của quốc gia.
Như vậy, di sản của nhà khoa học được hiểu là tất cả những

tài liệu, hiện vật, ký ức liên quan đến nhà khoa học, để giúp ích cho
việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời của nhà khoa học, những bước
đường mà họ đã trải qua trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy, những
đóng góp của họ cho khoa học và cho xã hội.
Thông qua các tài liệu hiện vật thu thập được của GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân; các băng ghi âm, hình hình trong quá trình làm
việc với GS Nhân hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà
khoa học Việt Nam cho ta thấy được giá trị của việc bảo tồn các di
sản ký ức vật thể và phi vật thể. Khi GS Nhân qua đời những thước
phim ghi lại hình ảnh ông còn sống là “vô giá”.
3.3 Giá trị giáo dục
Thông qua các câu chuyện liên quan đến lịch sử cuộc đời của
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân phần nào cho ta thấy ý thức của sự tự
học hỏi, phấn đấu rèn luyện trưởng thành cũng như những sáng tạo
của ông trong hoàn cảnh chiến tranh. Tất cả đều xuất phát từ tấm
lòng yêu thương hết lòng vì người bệnh. Với mỗi trường hợp bệnh
nhân với những loại bệnh khác nhau đã thôi thúc GS Nhân mày mò,
nghiên cứu, sáng tạo ra những mẫu dụng cụ sao cho phù hợp nhất.
Điều đặc biệt là những sáng tạo đó đều xuất phát trong hoàn cảnh
chiến tranh, trang thiết bị vô cùng thiếu thốn, cuộc sống của nhà khoa
học còn gặp nhiều khó khăn.

21


Việc nghiên cứu lịch sử cuộc đời của mỗi nhà khoa học còn
làm cơ sở cho việc đúc kết các phương pháp học tập, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp làm việc, phương pháp tự rèn luyện, tu
dưỡng bản thân để thế hệ trẻ soi vào đó, tìm cho mình một hướng đi
riêng. Mỗi cuộc đời con người, cuộc đời mỗi nhà khoa học đều cho

thế hệ trẻ những bài học kinh nghiệm sâu sắc, không chỉ là bài học
làm người, mà cả bài học làm nghề; không chỉ là lịch sử của một con
người, một dòng họ, mà là một dân tộc.
GS Nhân bảo vệ luận án Tiến sĩ ở tuổi 67. Ở GS Nhân, học
không bao giờ ngừng nghỉ. Ông quyết tâm đưa những ước mơ, hoài
bão của mình trở thành hiện thực. Đặc biệt sau khi nghỉ hưu có thời
gian rảnh hơn, GS Nhân đã dịch toàn bộ cuốn luận án Phó tiến sĩ và
tiến sĩ từ tiếng Nga sang tiếng Việt để cho các bạn trẻ tham khảo, dù
kiến thức chuyên khoa Chỉnh hình đã có nhiều đổi thay. Đây là một
tấm gương cho các thế hệ trẻ học tập.

22


KẾT LUẬN
Ngược dòng thời gian, đi tìm hiểu, nghiên cứu, chúng ta thấy
được có rất nhiều câu chuyện liên quan đến lịch sử cuộc đời của
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân. Ông là một trong ba nhà y học đầu tiên
được cử đi đào tạo ở Liên Xô về chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
Việc lựa chọn ngành y của GS Nguyễn Văn Nhân xuất phát từ truyền
thống gia đình và từ sở thích cá nhân của ông.
Có ba yếu tố tạo nên sự thành công của GS Nguyễn Văn
Nhân. Một là khoảng thời gian ông tham gia phong trào Hướng đạo
sinh Việt Nam dưới sự hướng dẫn của ông Hoàng Đạo Thúy đã rèn
cho ông tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và biết cống hiến. Hai là, thời
gian làm việc cùng bác sĩ Hoàng Đình Cầu và bác sĩ Nguyễn Hữu ở
Trạm giải phẫu A, Nguyễn Văn Nhân đã học được phương pháp làm
việc một cách khoa học, trung thực, tỉ mỉ và kỹ càng. Ba là, môi
trường quân đội đã rèn luyện cho ông sự trung thành với sự nghiệp
khám chữa bệnh cho thương bệnh binh.

GS Nguyễn Văn Nhân là tác giả của nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị. Ông là người thành lập ra ngân hàng xương đầu tiên ở
Việt Nam; có những sáng kiến cải tiến ra các dụng cụ kết xương bên
trong, kết xương bên ngoài điều trị bàn chân thuổng, bàn chân
khoèo… Những công trình nghiên cứu ở thời điểm GS Nguyễn Văn
Nhân nghiên cứu phần lớn đều chưa được triển khai ở trong ngành
Chấn thương chỉnh hình quân đội hoặc ở trong nước; có giá trị cao.
Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê suốt đời của GS Nguyễn Văn

23


×