Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ SINH SẢN CỦA GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1 (34A, 34B, 34C, 34D) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƢƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ SINH SẢN
CỦA GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1 (3/4A, 3/4B, 3/4C, 3/4D) TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƢƠNG
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NGA

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Nga! Cô
là ngƣời đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Sinh lý ngƣời & động vật cùng các thầy cô giáo khoa Sinh học, phòng Sau đại
học, Ban giám hiệu - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện đề tài tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ
Yên - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng - Viện Chăn nuôi Quốc
gia tôi đã luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc và các cán bộ
công nhân viên tại Trạm. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đào Thị Bích Loan và


ThS. Trần Thị Thu Hằng- ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình tôi thực hiện đề tài tại Trạm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm, động viên, khích lệ của gia đình,
bạn bè, ngƣời thân. Đó là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp tôi vƣợt qua
khó khăn để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên

Vũ Thị Hƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vũ Thị Hƣờng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................... 3
NỘI DUNG ...................................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI .................................................................................................................... 4
1.1. ĐÀN GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1 ................................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm của gà Ross 308 ...................................................................... 4
1.1.2. Đàn gà Ross 308 thế hệ 1 ........................................................................ 4
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 5
1.2.1. Cơ sở khoa học của khả năng sinh trƣởng .............................................. 5
1.2.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng ................................................ 7
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng ........................................................ 9
1.2.1.4. Tiêu tốn thức ăn ................................................................................. 10
1.2.1.5. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh ....................... 12
1.2.2. Cơ sở khoa học của khả năng sinh sản ................................................. 13
1.2.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 13
1.2.2.2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản ............................................. 14
1.2.2.3. Tuổi thành thục sinh dục ................................................................... 17
1.2.2.4. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ ............................................................... 18
1.2.2.5. Khối lƣợng trứng ................................................................................ 19
1.2.2.6. Khả năng thụ tinh và ấp nở ................................................................ 20
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC ... 21


1.3.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gà trên thế giới ............. 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 26
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 33
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................................... 33
2.2. THỜI GIAN ............................................................................................. 33

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 33
2.3.1.1. Chế độ chăm sóc và dinh dƣỡng (theo quy trình) .............................. 35
2.3.1.2. Chế độ tiêm phòng thú y (theo quy trình) .......................................... 35
2.3.2. Các phƣơng pháp thông dụng trong nghiên cứu gia cầm ..................... 35
2.3.2.1. Phƣơng pháp xác định các đặc điểm sinh trƣởng .............................. 35
2.3.2.2. Phƣơng pháp xác định các đặc điểm sinh sản .................................... 36
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu ........................... 37
Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 38
3.1. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1 (3/4A,
3/4B, 3/4C, 3/4D) ............................................................................................ 38
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 thế hệ 1 ............................................. 38
3.1.2. Khối lƣợng cơ thể gà Ross 308 thế hệ 1 từ 01 ngày tuổi đến 24 tuần tuổi . 40
3.1.3. Chọn lọc KL cơ thể gà Ross 308 thế hệ 1 ở 4 tuần tuổi ....................... 46
3.1.4. Tiêu tốn thức ăn của gà Ross 308 thế thệ 1 .......................................... 48
3.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1 (3/4A, 3/4B,
3/4C, 3/4D) ...................................................................................................... 51
3.2.1. Tuổi đẻ, khối lƣợng gà mái, khối lƣợng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 5%; 50%
và 38 tuần tuổi ................................................................................................. 51
3.2.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà Ross 308 thế hệ 1 .............................. 54
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Ross 308 thế hệ 1 ............................. 57
3.2.4. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà Ross 308 thế hệ 1 .......................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72


DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết là


Đọc là

CS

Cộng sự

GSGC

Gia súc gia cầm

KL

KL

NST

Năng suất trứng

NT

Ngày tuổi

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn


THXP

Thế hệ xuất phát

TL

Tỷ lệ

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TT

Tuần tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

VTM

Vitamin


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng đàn và năng suất thịt gà trên thế giới từ năm 2003 đến 2013 ..... 22
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà 3/4A, 3/4B Ross 308 thế hệ 1 từ 01 ngày
tuổi 24 tuần tuổi …………………………………………………………...38

Bảng 3.2: Tỷ lệ nuôi sống của gà 3/4C, 3/4D Ross 308 thế hệ 1 từ 01 ngày
tuổi - 24 tuần tuổi…………………………………………………………

39

Bảng 3.3: Khối lƣợng cơ thể gà 3/4A và 3/4B Ross 308 thế hệ 1từ 01 ngày
tuổi - 24 tuần tuổi……………………………………………………………42
Bảng 3.4: Khối lƣợng cơ thể gà 3/4C và 3/4 D Ross 308 thế hệ 1 từ 01 ngày
tuổi - 24 tuần tuổi……………………………………………………………43
Bảng 3.5: Kết quả chọn lọc KL cơ thể gà 3/4A, 3/4B Ross 308 thế hệ 1 ở 4
tuần tuổi……………………………………………...........…………………47
Bảng 3.6: Kết quả chọn lọc KL cơ thể gà 3/4C, 3/4D Ross 308 thế hệ 1 ở 4
tuần tuổi……………………………………………...........…………………47
Bảng 3.7: Tiêu tốn thức ăn/con của gà 3/4A, 3/4B Ross 308 thế hệ 1 từ 01
ngày tuổi đến 24 tuần tuổi (g) ……………………………………………... 49
Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn/con của gà 3/4C, 3/4D Ross 308 thế hệ 1 từ 01
ngày tuổi đến 24 tuần tuổi (g) ……………………………………………...49
Bảng 3.9: Tuổi đẻ, khối lƣợng gà mái, khối lƣợng trứng của gà Ross 308 thế
hệ 1 khi tỷ lệ đẻ đạt 5%; 50% và 38 tuần tuổi……………………………….52
Bảng 3.10: Tỷ lệ đẻ của gà 3/4 Ross 308 thế hệ 1 (%)………………………54
Bảng 3.11: Năng suất trứng/mái gà 3/4 Ross 308 thế hệ 1 (quả) …………...55
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Ross 308 thế hệ 1 (g)………57
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về ấp nở của gà Ross 308 thế hệ 1 ................ ..... 59


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của gà mái .................................... 14
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của gà trống .................................. 16
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sinh trƣởng tích lũy của gà 3/4 Ross 308 ............. 45
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ của gà Ross 308 thế hệ 1 ......................... 56

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn năng suất trứng của gà Ross 308 thế hệ 1 ............ 56
Hình 3.4:Đồ thị biểu diễn tiêu tốn thức ăn /10 trứng của gà Ross 308 thế
hệ 1 trong 40 tuần đẻ.................................................................................58
Hình 3.5.Biểu đồ so sánh tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà Ross 308 thế hệ 1..... 60


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, tổng đàn gia cầm cả nƣớc từ 2005 đến 2012 tăng từ 219,9
đến 308,5 triệu con, sản lƣợng thịt gia cầm tăng từ 221,9 đến 729,4 nghìn tấn
(Tổng cục thống kê, năm 2013 [31]).
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 tổng đàn gia cầm đạt
337,5 triệu con tăng 9,5% so với năm 2010, trong đó gà công nghiệp chiếm
khoảng 33%. Sản lƣợng thịt gia cầm đạt 600 nghìn tấn tăng 9,09% so với năm
2010 (Cục Chăn nuôi, 2010) [2]. Để đạt đƣợc mục tiêu trên cần có nhiều giải
pháp trong đó công tác giống là quan trọng.
Năm 2012, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng nhập 4 dòng
gà Ross 308 ông bà một giới tính từ New Zealand. Đây là giống gà chuyên
thịt, với các tính năng sản xuất vƣợt trội nhƣ: dòng ông nội khi trƣởng thành ở
30 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể con trống 4320g/con. Dòng bà nội: ở 24 tuần
tuổi khối lƣợng cơ thể con mái: 3125g/con; năng suất trứng /mái/64 tuần tuổi
là 126,6 quả, tỷ lệ nở 76%. Dòng ông ngoại ở 30 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể
con trống 4160g/con. Dòng bà ngoại: ở 24 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể con
mái 2895g/con; năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi là 169,6 quả, tỷ lệ nở 79,2%.
Gà Ross 308 bố mẹ có năng suất trứng /mái/64 tuần tuổi là 173,3 quả. Khối
lƣợng gà Broiler 42 ngày tuổi đạt 2652g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lƣợng cơ thể 1,7-1,81 kg [66, 67, 68]. Sau một chu kỳ khai thác lại phải nhập
giống với giá rất cao.
Để chủ động con giống trong nƣớc giảm ngoại tệ nhập khẩu, hạn chế
dịch bệnh, nhằm đáp ứng chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng triển khai đề tài cấp Nhà nƣớc:
“Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gà

1


chuyên thịt cao sản tại Việt Nam” với mục tiêu sau 3 thế hệ chọn đƣợc 4 dòng
gà cấp ông bà chuyên thịt cao sản từ giống gà nhập nội: Dòng ông nội RTP1
(3/4A) khối lƣợng cơ thể 28 ngày tuổi 1,1-1,3 kg. Dòng bà nội RTP2 (3/4B)
khối lƣợng cơ thể 28 ngày tuổi 1,05-1,25 kg. Dòng ông ngoại RTP3 (3/4C)
năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi: 130-135 quả. Dòng bà ngoại RTP4 (3/4D):
năng suất trứng /mái/64 tuần tuổi: 165-170 quả.
Do vậy chúng tôi triển khai đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng
và sinh sản của gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A, 3/4B, 3/4C, 3/4D) tại Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định đƣợc khả năng sinh trƣởng của gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A,
3/4B, 3/4C, 3/4D).
- Xác định đƣợc khả năng sinh sản của gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A,
3/4B, 3/4C, 3/4D).
Từ kết quả thí nghiệm của gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A, 3/4B, 3/4C,
3/4D) để chọn lọc tạo đàn gà Ross 308 thế hệ 2 (3/4A, 3/4B, 3/4C, 3/4D).
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đàn gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A, 3/4B, 3/4C, 3/4D) tại Trạm nghiên
cứu chăn nuôi gà Phổ Yên - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng Viện Chăn nuôi Quốc gia, với số lƣợng 800 con/dòng tổng 3.200 con.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Một số đặc điểm sinh trƣởng
- Tỷ lệ nuôi sống.
- Sự tăng khối lƣợng cơ thể qua các tuần tuổi.

- Lƣợng thức ăn tiêu thụ.

2


4.2. Một số đặc điểm sinh sản
- Tuổi thành thục sinh dục.
- Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn /10 trứng.
- Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài đã xác định đƣợc các đặc điểm sinh trƣởng và sinh sản của gà
Ross 308 thế hệ 1 (3/4A, 3/4B, 3/4C, 3/4D), từ đó đánh giá đƣợc khả năng
sản xuất của giống gà này là cơ sở cho chọn lọc, nhân thuần nuôi thử nghiệm
và phát triển ra sản xuất phục vụ phát triển chăn nuôi.
Việc so sánh khả năng sản xuất của giống gà Ross 308 thế hệ 1 (3/4A,
3/4B, 3/4C, 3/4D) với giống gà địa phƣơng, gà nhập nội khác nhằm đánh giá
giá trị kinh tế của giống.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. ĐÀN GÀ ROSS 308 THẾ HỆ 1
1.1.1. Đặc điểm của gà Ross 308
Gà Ross là giống gà công nghiệp siêu thịt của Scotland (Vƣơng quốc
Anh) gồm nhiều dòng thuần để tạo ra các tổ hợp lai: Ross 208, 308, 508, …
Gà Ross 308 là giống gà chuyên thịt có thân hình cân đối, ngực sâu
rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông.

Gà Ross 308 mới nở (01 ngày tuổi) có màu lông trắng, chân và mỏ màu
vàng nhạt. Gà trƣởng thành có màu lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát
triển có màu đỏ tƣơi, da và chân màu vàng nhạt.
Theo tài liệu của Hãng Ross, năng suất gà Broiler qua các thời kỳ tăng rất
nhanh. Năm 1950 gà nuôi 12 tuần tuổi, khối lƣợng (KL) cơ thể chỉ đạt 1,82 kg;
tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng KL cơ thể là 3,25 kg. Đến năm 1994, thời gian
nuôi rút xuống chỉ còn 6 tuần tuổi; KL cơ thể đạt 3,05 kg; TTTĂ/kg tăng KL cơ
thể chỉ còn 1,8 kg. Số liệu cho thấy trong vòng 56 năm, thời gian nuôi giảm
đƣợc 35 ngày, KL xuất chuồng tăng 67,58%; TTTĂ giảm chỉ còn 52,38%.
1.1.2. Đàn gà Ross 308 thế hệ 1
Để nâng cao năng suất trong chăn nuôi gà công nghiệp và làm cơ sở
cho công tác chọn tạo giống năm 2012, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phƣơng nhập 4 dòng gà Ross 308 ông bà một giới tính từ New Zealand. Kết
quả theo dõi cho thấy gà Ross 308 ông bà có tỷ lệ nuôi sống (TLNS) qua các
giai đoạn gà con, hậu bị đạt 92,38 - 97,73%. KL cơ thể ở 24 tuần tuổi trống
A: 3819,20g; mái B: 3079,20g; trống C: 3695,20g; mái D: 2834,60g. Năng
suất trứng/mái/40 tuần đẻ mái B: 107,02 quả; mái D: 151,13 quả. TTTĂ /10
trứng mái B: 4,59 kg; mái D: 3,23 kg.

4


Tỷ lệ (TL) trứng có phôi trống A x mái B: 88,19%, trống C x mái D:
90,87%. TL nở /tổng trứng ấp trống A x mái B: 79,68%, trống C x mái D:
81,07% [47].
Năm 2013, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng tiến hành
chọn lọc đàn gà nguyên liệu Ross 308, lai cấp tiến tạo 4 dòng gà Ross 308
thế hệ xuất phát (3/4 A; 3/4B; 3/4C; 3/4D) và cho kết quả nhƣ sau:
TLNS giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi đạt thấp nhất 94,75% ở gà 3/4B, cao
nhất là gà 3/4D đạt 96,75%; giai đoạn 5 - 24 tuần tuổi đạt thấp nhất 95,00%

ở trống 3/4A, cao nhất là dòng 3/4D đạt 97,33 - 97,50%.
KL cơ thể đến 24 tuần tuổi của gà 3/4 Ross 308 thế hệ xuất phát: gà
trống 3/4A là 3862,00g; gà trống 3/4C: 3716,00g; gà mái 3/4B: 3028,67g; gà
mái 3/4D đạt 2814,00g (bằng 96,92 - 99,89% so với Hãng).
Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ gà 3/4A đạt 100,38 quả. Tƣơng ứng
gà 3/4B: 105,13 quả; gà 3/4C: 131,04 quả; gà 3/4D: 150,09 quả. Tỷ lệ phôi
của gà 3/4 A là 92,20%, tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 76,48%. Gà 3/4B có tỷ lệ
phôi: 92,65%, tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 76,80%. tỷ lệ phôi của gà 3/4C:
93,70%, tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp 77,54%. Gà 3/4D: tỷ lệ phôi 94,30%, tỷ lệ
nở loại 1/trứng ấp: 77,92% [5].
Đàn gà Ross 308 thế hệ xuất phát, thế hệ 1 nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu gia cầm Thụy Phƣơng có ngoại hình, màu sắc đặc trƣng của giống không
thấy xuất hiện các đặc điểm khác lạ [76].
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Cơ sở khoa học của khả năng sinh trƣởng
1.2.1.1. Khái niệm
Sinh trưởng
Sự sinh trƣởng là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích, tăng các
chất ở mô tế bào để tạo nên sự sống, trong đó tăng số lƣợng và tăng thể tích tế
bào là quá trình quan trọng nhất.
5


Theo Chamber J.R (1990) [57] thì Mozan (1977) định nghĩa: “Sinh
trƣởng là sự tổng hợp sự sinh trƣởng của các bộ phận nhƣ thịt, xƣơng, da”.
Trần Đình Miên và cộng sự (CS) (1975) [27] đã định nghĩa đầy đủ nhƣ
sau: “Sinh trƣởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, KL của các bộ phận và toàn cơ
thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trƣớc”. Cùng với quá trình
sinh trƣởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể phát triển hoàn thiện chức

năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục.
- Thời kỳ gà con: giai đoạn này lƣợng tế bào tăng lên nhanh nên quá
trình sinh trƣởng diễn ra rất nhanh. Thức ăn và chế độ nuôi dƣỡng trong thời
kỳ này ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng của gia cầm, nó làm tăng trao
đổi chất. Cần chú ý vấn đề nuôi dƣỡng đặc biệt là các chất dinh dƣỡng có
trong thức ăn.
- Thời kỳ gà trƣởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia
cầm gần nhƣ đã phát triển hoàn thiện. Số lƣợng tế bào tăng chậm, chủ yếu là
quá trình phát dục. Tốc độ sinh trƣởng chậm hơn thời kỳ gà con [6].
Cường độ sinh trưởng
Cƣờng độ sinh trƣởng là chỉ tiêu thành thục sinh dục của con vật, nghĩa
là hoàn thành sự phát triển thể chất ít nhiều liên quan đến khả năng sử dụng,
tích lũy khi vỗ béo. Cƣờng độ phát triển của giai đoạn bào thai và giai đoạn
sau sinh ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu phát triển của con vật non. Vì vậy để đo
cƣờng độ sinh trƣởng, ngƣời ta lấy KL mới sinh hoặc ở lứa tuổi nhất định
trƣớc khi hết phát triển, Johansson I (1963) [14].
Phát dục
Phát dục là quá trình hình thành và hoàn thiện chức năng của từng tổ
chức, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng
nhƣ trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật. Dấu hiệu bên ngoài
nhận biết sự phát dục đó là sự xuất hiện cơ quan mới hay chức năng mới
6


nhƣng thực chất bên trong là sự phân chia, biệt hóa các tế bào.
Sinh trƣởng và phát dục là hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của
cơ thể. Sinh trƣởng đƣợc coi là quá trình thay đổi về lƣợng thì phát dục là quá
trình thay đổi về chất. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, đan xen, bổ trợ
nhau làm cho cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh. Có lúc sinh trƣởng
mạnh, phát dục yếu và ngƣợc lại. Do vậy trong chăn nuôi gia cầm tuỳ thuộc

vào độ tuổi và thời kỳ phát triển có biện pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng phù hợp
nhằm thu hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của gà với các mức độ khác
nhau nhƣ yếu tố di truyền, giới tính, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi
trƣờng, chế độ chăm sóc và nuôi dƣỡng.
* Yếu tố di truyền
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [11], sự khác nhau về KL giữa
các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hƣớng trứng
khoảng 500 - 700g (13 - 30%). Jaap và Monis (1937) [62] đã phát hiện những
sai khác trong cùng một giống và cƣờng độ sinh trƣởng trƣớc 8 tuần tuổi (TT)
ở gà con của các bố mẹ khác nhau.
Khi nghiên cứu tốc độ sinh trƣởng trên ba dòng thuần (dòng V1, V3 và
V5) của giống gà Hybro HV85 (1994) [18], Trần Long khẳng định tốc độ sinh
trƣởng ba dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi (NT).
Theo tài liệu của của Chamber J.R (1990) [57], cho biết có nhiều gen
ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của gà, có gen ảnh hƣởng tới một nhóm tính
trạng và có gen ảnh hƣởng tới sự phát triển chung.
* Yếu tố giới tính
Tốc độ sinh trƣởng và KL cơ thể còn do giới tính quy định. Gà trống có
tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái cùng tuổi. Lúc mới nở, gà trống nặng

7


hơn gà mái 1% và sự sai khác này càng lớn ở những giai đoạn sau: lúc 7 tuần
tuổi là 23%, 8 tuần tuổi là 27%. Sự khác nhau này là do quá trình trao đổi
chất, đặc điểm sinh lí giữa hai giới là khác nhau. Theo Jull M.A (1923) [63],
gà trống có tốc độ sinh trƣởng lớn hơn gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho
rằng sự do gen quy định tốc độ sinh trƣởng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính

X, những gen này ở gà trống (XX) hoạt động mạnh hơn nên quá trình trao đổi
chất và các quá trình sinh lí ở gà trống diễn ra mạnh hơn gà mái (XY).
* Tốc độ mọc lông
Theo Seigel và Duningtan (1987) [71], những alen quy định mọc lông
nhanh phù hợp với tăng KL cơ thể. Hayer J.F và CS (1970) [61], đã xác định
trong cùng một dòng thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống, tác giả cho rằng
ảnh hƣởng của hormon có tác dụng ngƣợc chiều với gen liên kết với giới tính
quy định tốc độ mọc lông.
* Chế độ dinh dưỡng
Dinh dƣỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh trƣởng và phát triển
ở gia cầm. Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát triển của từng
mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này
đối với mô khác. Nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng thì gia cầm
sẽ không phát huy hết khả năng sinh trƣởng, khả năng sản xuất và các đặc
điểm đặc trƣng của giống.
Theo Bùi Đức Lũng (1992) [19], để phát huy đƣợc sinh trƣởng cần phải
cung cấp thức ăn tối ƣu với đầy đủ chất dinh dƣỡng đƣợc cân bằng nghiêm
ngặt giữa protein các axit amin với năng lƣợng, giữa protein với năng lƣợng.
Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn bổ sung hàng loạt các chế
phẩm chứa VTM, khoáng đa lƣợng, vi lƣợng kích thích sinh trƣởng làm tăng
chất lƣợng thịt.
Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993) [24] đã xác

8


định nhu cầu protein thích hợp nuôi gà Broiler cho năng suất cao. Rovinam
(1994) [69] qua nghiên cứu đã xác định ảnh hƣởng của các mức protein và
năng lƣợng trong khẩu phần ăn và chuyển hóa thức ăn của gà Broiler Ross 208.
Theo Nguyễn Thị Mai (2001) [21] thì hiệu quả sử dụng thức ăn có liên

quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trƣởng của gà. Trong cùng một chế độ dinh
dƣỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trƣởng
cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Các kết quả nghiên cứu và thực tế sản xuất cho thấy tốc độ sinh trƣởng
liên quan chặt chẽ tới điều kiện nuôi dƣỡng đàn bố mẹ, chế độ chăm sóc nuôi
dƣỡng trên đàn Broiler, mật độ gà nuôi, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi,
phòng bệnh. Yếu tố mùa vụ cũng ảnh hƣởng tới tốc độ sinh trƣởng. Ở nƣớc ta
có hai vụ đông xuân và hè thu với điều kiện khí hậu khác nhau gây ảnh hƣởng
tới tốc độ sinh trƣởng.
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
* Tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông là quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau để thay bộ
lông 01 ngày tuổi để mọc lông mới đầu tiên trong một thời gian nhất định của
một giống. Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền của gia cầm và là chỉ
tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự
thành thục về thể vóc sớm, chất lƣợng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm [17].
* Kích thước cơ thể
Kích thƣớc cơ thể đƣợc xác định qua các chiều đo: vòng ngực, dài thân,
dài cánh, dài lƣờn, dài đùi, vòng cổ chân. Gia cầm hƣớng thịt có số đo kích
thƣớc các chiều phát triển hơn gia cầm hƣớng trứng. Thông qua kích thƣớc cơ
thể, giai đoạn sinh trƣởng, đặc điểm sinh học của giống, nhu cầu sinh trƣởng
từ đó có thể xây dựng chế độ ăn, thiết kế chuồng trại, tạo môi trƣờng tối ƣu
cho giai đoạn sinh trƣởng phát triển của gà.

9


Con trống truyền cho con đặc điểm sinh trƣởng nhanh và năng suất thịt
cao. Vì vậy ngƣời ta chú trọng chọn lọc con trống tốt để tạo ra thân thịt tốt [17].
* Khối lượng cơ thể

KL cơ thể ở một độ tuổi nào đó là một chỉ số đƣợc sử dụng phổ biến
nhất để đánh giá về khả năng sinh trƣởng và chỉ tiêu đánh giá khả năng tích
lũy của cơ thể đƣợc xác định bằng cân trực tiếp. Đơn vị tính là g/con hay
kg/con. KL cơ thể theo dõi qua từng TT kể từ lúc gia cầm mới nở cho đến khi
kết thúc quá trình nghiên cứu. Dựa vào các số liệu thu thập đƣợc, ngƣời ta lập
đồ thị KL cơ thể còn gọi là đồ thị sinh trƣởng tích lũy.
KL cơ thể là một tính trạng số lƣợng và đƣợc quy định qua các yếu tố
di truyền. Jull và Quinn (1931), Maw (1935), Kaufman (1948), Godfrey
(1953) cho rằng trong sự di truyền KL phải có sự tham gia của ít nhất một gen
liên kết với giới tính, trong đó Godfrey (1953), cho rằng tính trạng này đƣợc
quy định ít nhất bởi 15 cặp gen (Dẫn theo Nguyễn Văn Thiện và CS (1993)
[33]). Sự tăng KL cơ thể là kết quả của sinh trƣởng và phát dục, đây là hai
yếu quá trình thống nhất không tách rời nhau, chúng ảnh hƣởng hỗ trợ nhau
cùng phát triển (Chamber J.R - 1990) [57].
Đối với gà nuôi hƣớng thịt, điều quan tâm trƣớc tiên là KL gà đạt đƣợc
từ khi nở tới thời điểm mổ thịt. KL cơ thể gà tƣơng ứng theo tuần tuổi bao hàm
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất sản phẩm thịt hàng hóa.
1.2.1.4. Tiêu tốn thức ăn
TTTĂ/kg tăng KL cơ thể là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt đƣợc tốc độ
tăng KL cơ thể. Vì tăng KL cơ thể là một chức năng chính của quá trình
chuyển hóa thức ăn hay nói cách khác TTTĂ là hiệu suất giữa thức ăn/1 kg
tăng KL.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. TTTĂ/kg tăng KL
cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại. Đối với gà thịt

10


thức ăn ăn vào một phần để duy trì và một phần dùng để tăng KL. Khi hai cơ
thể có cùng một KL xuất phát để đạt đƣợc một KL nhất định nào đó thì cơ thể

sinh trƣởng chậm mất thời gian dài hơn, TTTĂ cao và ngƣợc lại. Chambers
J.R và CS (1984) [58] đã xác định đƣợc hệ số tƣơng quan di truyền KL cơ thể
và tăng trƣởng với TTTĂ là rất cao (0,5 - 0,9), còn tƣơng quan di truyền giữa
sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp từ - 0,2 đến - 0,8. Hiệu quả
sử dụng thức ăn tốt gà lớn nhanh, mức độ tích lũy mỡ bụng thấp, tăng chất
lƣợng thịt.
Đối với gia cầm sinh sản thƣờng tính TTTĂ/10 trứng hay 1kg trứng.
Trƣớc đây ngƣời ta chỉ tính lƣợng thức ăn cung cấp cho giai đoạn sinh sản.
Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phƣơng pháp tính
mức TTTĂ bằng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết
thúc một năm đẻ. Đối với gia cầm nuôi thịt TTTĂ phụ thuộc vào tốc độ sinh
trƣởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu TTTĂ thấp, giai đoạn sau cao hơn.
Nguyễn Duy Nhị, Ngô Giản Luyện (1992) [29], nghiên cứu lai ba
máu V1, V135 nuôi đến 8TT cả trống mái tiêu tốn 2,2 - 2,4kg thức ăn/kg
tăng KL cơ thể.Theo tài liệu của Hãng AA (1993) [56], gà Broiler AA 9 TT
nuôi chung trống, mái đạt 2,28kg thức ăn/kg tăng KL cơ thể. Nuôi riêng gà
trống, gà mái tiêu tốn 2,24kg; 2,33kg thức ăn/kg tăng KL cơ thể.
Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (1993) [24] cho biết nuôi đến 9 TT
gà Broiler tiêu tốn 2,39 - 2,41kg thức ăn/kg tăng KL cơ thể. Đoàn Xuân Trúc,
Lê Hồng Mận (1993) [52] nghiên cứu các công thức lai gà Hybro AV35,
AV53, AV135 cho biết TTTĂ/kg tăng KL cơ thể ở 56 ngày tuổi là 2,34 kg;
2,23 kg; 2,26 kg.
Bùi Quang Tiến và CS (1994) [36] cho biết gà Broiler Ross 208, 63 NT
nuôi trong 2 chế độ dinh dƣỡng TTTĂ 2,25 - 2,36 kg. Gà Broiler Ross 208
V35 tiêu tốn 2,35 - 2,45 kg thức ăn/kg tăng KL cơ thể.

11


Phùng Đức Tiến và CS (2006) [40] ở gà Ross 308 bố mẹ nhập nội giai

đoạn 0 - 20 TT lƣợng thức ăn con trống cao hơn chuẩn 4,98%, con mái là
5,97% [66]. Lƣợng thức ăn thực tế trong quá trình chăn nuôi luôn cao hơn so
với lƣợng thức ăn chuẩn. Lƣợng thức ăn của gà thí nghiệm tiêu thụ tăng dần
qua các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trƣởng và phát dục của gia cầm.
Gà mái ở TT đầu tiên tiêu thụ bình quân 26,80g/con/ngày đến TT thứ 6
tiêu thụ 50g/con/ngày. Gà trống TT đầu tiên tiêu thụ 37,50g/con/năm; TT thứ 6
tiêu thụ 70g/con/ngày. So với chuẩn của Hãng thì TTTĂ ở thí nghiệm trong
toàn bộ quá trình nuôi giai đoạn hậu bị thấp hơn. Đối với gà trống tiêu tốn
13969,9g/con; con mái 11186,98g/con thấp hơn chỉ tiêu của Hãng là
1098,02g/con; 768,10g/con [76].Nhƣ vậy, gà ăn ít hơn so với chỉ tiêu của
Hãng đƣa ra, nhƣng sinh trƣởng của gà khảo nghiệm vẫn bình thƣờng.
TTTĂ/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào giới tính, khí hậu, chế độ
chăm sóc, nuôi dƣỡng cũng nhƣ tình hình sức khỏe của đàn gia cầm.
1.2.1.5. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm đƣợc tính bằng TLNS sau một thời gian. TLNS là
tỷ lệ % của số cá thể cuối kỳ so với số cá thể nuôi đầu kỳ trong một khoảng thời
gian xác định.
Sức đề kháng là khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Đặc tính này có
thể là bẩm sinh hay tập nhiễm. Những cá thể có sức đề kháng cao đối với các
loại bệnh khác nhau thƣờng do sức chống đỡ của thể trạng, do bẩm sinh đƣợc
củng cố trong kiểu gen của chúng, do tập nhiễm dƣới tác động, ảnh hƣởng
khác nhau của môi trƣờng [16]. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng
chống bệnh tật truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi
có nguồn gốc ôn đới [34]). Khả năng kháng bệnh ở các loài, giống, dòng, giữa
các cá thể là khác nhau, con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự
tác động khác nhau của hormone.

12



Theo Johansson (1972) [14] sức sống của gia cầm là tính trạng số
lƣợng đặc trƣng cho từng cá thể, từng giống, dòng, loài.
TLNS của gà con thƣờng đạt khoảng trên 90%. TLNS là tính trạng có
hệ số di truyền thấp. Theo Hill, Dickerson và Kemspter (1954) hệ số di truyền
về chỉ tiêu sức sống của vật nuôi nói chung h2 = 0,06 (Dẫn theo Lê Thị Nga,
1997) [28]. Theo Nguyễn Văn Thiện và CS (1995) [34] hệ số di truyền sức
sống của gà là h2 = 0,03. Còn Đặng Hữu Lanh và CS (1999) [15] hệ số di
truyền là h2 = 0,06. Nhƣ vậy hệ số di truyền thấp nên sức sống của gà phụ
thuộc chủ yếu vào điều kiện ngoại cảnh: chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, thú y
phòng bệnh, môi trƣờng khí hậu, thời tiết, mùa vụ.
Theo Đoàn Xuân Trúc và CS (1996) [49] thì TLNS đến 7 TT của gà
AA đạt 91%, gà AAV35 đạt 93,86%, gà AAV53 đạt 93,42%, gà V1AA đạt
92,07% và gà AV35 đạt 93,14%. Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và
CS (1999) [38] cho biết gà Ross 208 TLNS đến 42 NT đạt 95%, gà hậu bị và gà
mái đẻ đạt 98,47%; 98,74%.
Theo Phùng Đức Tiến và CS (2006) [39] cho biết TLNS của 4 dòng gà
Ross 308 ông bà nhập nội giai đoạn 0 - 20 TT đạt 93,20% - 95,87%; Ross 308
bố mẹ nhập nội đạt 91,04% trống, 94,49% mái [40].
1.2.2. Cơ sở khoa học của khả năng sinh sản
1.2.2.1. Khái niệm
Sinh sản là một đặc điểm đặc trƣng nhất của mọi cơ thể sống. Sinh sản
là quá trình tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Khả năng sinh sản của gà là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nói
lên đặc điểm di truyền của giống. Sinh sản là cơ sở cho mọi năng suất ở vật
nuôi, là tính trạng đƣợc các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gia cầm, các
tính trạng sinh sản mà các nhà chọn giống quan tâm là: tuổi đẻ quả trứng đầu,
thời gian đẻ, TL đẻ, năng suất trứng …Các tính trạng sinh sản của gia cầm

13



phần lớn là các tính trạng số lƣợng nên ngoài tác động một phần do di truyền,
chúng còn chịu ảnh hƣởng rất lớn của các điều kiện môi trƣờng.
1.2.2.2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản
* Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục của con cái
Cơ quan sinh dục cái gồm có
hai tuyến. Tuy nhiên, buồng
trứng và ống dẫn trứng bên
phải bị tiêu biến, chỉ còn lại
buồng trứng, ống dẫn trứng
bên trái; âm hộ gắn liền với tử
cung và nằm trong lỗ huyệt.
Lỗ huyệt đảm bảo ba chức
năng: chứa phân, chứa nƣớc
tiểu và cơ quan sinh dục.
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục
của gà mái
Khi giao phối gai giao cấu của con trống áp sát vào lỗ huyệt của con
mái và phóng tinh vào âm hộ.
Gà mái con, buồng trứng trông giống nhƣ một cái dải, ở gà mái trƣởng
thành có dạng chữ nhật. Trong thời gian nghỉ đẻ mùa đông, kích thƣớc buồng
trứng nhỏ đến thời kỳ đẻ trứng to lên rõ rệt. Chức năng chủ yếu của buồng
trứng là tạo trứng.
Ống dẫn trứng ở gia cầm đƣợc chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác
nhau và thực hiện các chức năng
Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng (phễu
và cổ). Trứng đƣợc thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở phần loa kèn tiết ra
chất tiết có tác dụng nuôi dƣỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần
14



loa kèn đƣợc 1-30 ngày.
Phần phân tiết lòng trắng trứng là phần tiếp theo của ống dẫn trứng có
chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra
lòng trắng trứng. Chừng 40-50% lòng trắng trứng đƣợc hình thành từ đoạn
này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục đƣợc hình thành ở phần sau của ống
dẫn trứng.
Phần eo của ống dẫn trứng tiếp theo phần phân tiết lòng trắng, phần eo
có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng trứng. Qua
khỏi phần eo hình dạng của trứng đƣợc hình thành.
Tử cung là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài băng 10%
chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục đƣợc sinh ra và
thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Tại tử cung màu sắc của vỏ trứng cũng
đƣợc hình thành.
Âm đạo là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh ra lớp
màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn
chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi nƣớc của
trứng.
* Quá trình hình thành trứng
Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh
trƣởng và chín. Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng đƣợc bọc
bởi một tầng tế bào. Tầng tế bào này sẽ trở thành nhiều tầng, tiến sát tới bề
mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Khi gia cầm thành thục sinh dục,
tế bào trứng sau khi rời khỏi buồng trứng lúc follicun vỡ là lòng đỏ trứng chín.
Lòng đỏ đƣợc tạo thành trƣớc khi đẻ trứng từ 9 - 10 ngày, tốc độ sinh trƣởng của
lòng đỏ rất chậm trong 1 - 3 ngày đầu, khi đƣờng kính đạt 6mm bắt đầu vào thời
kỳ sinh trƣởng cực nhanh đƣờng kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ cho tới khi
đạt đƣờng kính tối đa là 40mm. Ống dẫn trứng tiết ra lòng trắng đặc, loãng,

15



màng vỏ, màng cứng, lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lƣu
lại trong ống dẫn trứng là 20 - 24 giờ. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp
gỡ giữa tinh trùng và trứng, còn sự hình thành trứng không phụ thuộc vào trứng
có đƣợc thụ tinh hay không.
Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần tiết lòng trắng, 1 giờ 15
phút ở phần eo để hình thành màng vỏ trứng. Sự hình thành albumin ở tử cung
hay tuyến vỏ mất 12 - 20 giờ. Thời gian trứng di chuyển trong loa kèn đến khi ra
ngoài mất 24 giờ. Sau khoảng 15 - 75 phút, quả trứng tiếp theo rơi vào ống dẫn
trứng và bắt đầu quá trình hình thành một quả trứng hoàn chỉnh. Sự điều hòa
chín và rụng trứng do các hormone tiết ra từ tuyến yên có tên chung
Gonadotrophic Hormone (GH) các hormone sinh dục là androgen, estrogen,
progesterone.
* Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục của con trống
Cơ quan sinh dục đực
là 2 tinh hoàn treo trên phúc
mạc hơi thấp hơn các thùy
thận. Hình dạng của chúng là
hình hạt đậu, hình trứng, màu
từ vàng đến trắng xám, đôi khi
chúng có mang sắc tố.
Kích thƣớc thay đổi
khá nhiều. Tinh hoàn trái to
hơn dịch hoàn phải. Trong
thời kỳ hoạt động sinh dục,
Tinh hoàn to phồng lên còn
trong thời kỳ thay lông mô

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục

của gà trống

của chúng thoái hóa mạnh.

16


Chiều dài trung bình của tinh hoàn là 4cm, chiều rộng là 2,5cm.
Sự thành thục sinh dục cơ thể đực bắt đầu khi gà trống còn đang lớn,
tinh trùng có thể đƣợc sản xuất khi gà trống từ 3 - 4 tháng tuổi. Kích thƣớc
dịch hoàn và sự sản sinh ra tinh trùng ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố bên
trong còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.Ống dẫn tinh có nhiều khúc
cong trên đƣờng đi, ở phía dƣới chúng đi song song với ống dẫn nƣớc tiểu.
Trƣớc khi chạy tới huyệt, các ống dẫn tinh mở rộng ra tạo thành một túi tinh,
túi này dùng để dự trữ tinh dịch.
Gà trống và gà Tây trống không có gai sinh dục. Trên thành dƣới của
phần sau huyệt chúng chỉ có hai mấu lồi không lớn thay cho cơ quan giao
cấu này. Ở gà và gà Tây, hành động giao phối đƣợc thực hiện nhờ sự áp sát
hai lỗ huyệt [8, 12].
1.2.2.3. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là tuổi lúc đó tuyến sinh dục thật
sự hoạt động và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Ở gà mái, tuổi
thành thục sinh dục tuổi đẻ đƣợc quả trứng đầu tiên hoặc thời điểm tỷ lệ đẻ
của toàn đàn đạt 5%.
Phùng Đức Tiến và CS (2006) [39] khi nghiên cứu khả năng sinh sản
ở gà Ross 308 cho kết quả tuổi thành thục của gà mái dòng bà ngoại (D) 153
NT sớm hơn 13 ngày so với gà mái dòng bà nội (B) 166 NT. Gà bố mẹ nhập
nội, tuổi đẻ 5% và 50 % thực tế là 181 NT và 199 NT so với chuẩn là là 168
và 182 NT. Đàn gà Ross 308 nuôi thử nghiệm tại Trung tâm Giống GSGC có
tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 174 NT, kết quả này tƣơng đƣơng với chỉ tiêu

nhà sản xuất đƣa ra [76].
Tuổi của gà mái khi đẻ quả trứng đầu tiên là chỉ tiêu đánh giá sự thành
thục sinh dục, là một yếu tố cấu thành NST [14]. Tuổi thành thục không phải
do gen đặc thù quy định mà liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên về KL cơ thể

17


×