Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn phát triển doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
.................................................................................. 7 1.1. Lý luận chung về doanh
nghiệp tư nhân (DNTN) ................................................... 7 1.2. Nội dung về phát triển
Doanh nghiệp tư nhân ....................................................... 16 1.3. Kinh nghiệm phát
triển DNTN ở một số địa phương ............................................ 25 CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................... 35 2.1. Đặc
điểm kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội tác động tới phát triển DNTN .......... 35 2.2.
Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 20112015 .......................................................................................... 40 2.3. Thực trạng công
tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội............................................................................................................................. 54
2.4. Đánh giá
chung........................................................................................................ 56 CHƢƠNG
3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020.... 65 3.1. Quan
điểm, định hướng, mục tiêu phát triển DNTN trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm
2020..................................................................................................... 65 3.2. Một số giải
pháp thúc đẩy phát triển DNTN trên địa bàn thành phố Hà Nội
đến năm 2020.................................................................................................................. 63
3.3.

Kiến

nghị

................................................................................................................. 78 KẾT LUẬN


............................................................................................................... 80 TÀI LIỆU
THAM KHẢO ....................................................................................... 81


DANH MỤC VIẾT TẮT
CCHC

Cải cách hành chính

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

GDP


Tổng sản phẩm trong nước

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

GRPD

Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TLSX

Tư liệu sản xuất


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng

Số trang

Bảng 2.1: Tăng trưởng DNTN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010-2014

43

Bảng 2.2: Vốn đăng ký giai đoạn 2011-215 của DNTN

45


Bảng 2.3: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp phân chia theo quy mô

46

vốn
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp theo loại hình

48

Bảng 2.5: Phân bổ lao động theo loại hình doanh nghiệp của Hà Nội

48

(2010 - 2014)
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân theo quy mô lao động

49

Bảng 2.7. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp theo loại

50

hình
Bảng 2.8. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo

51

loại hình
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng lao động tại các DNTN năm 2010-2014

Biểu

53
Số trang

Biểu 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp theo khu vực

43

Biểu 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân theo ngành nghề

44

Biểu 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân theo ngành nghề

44

Hình
Hình 2.1: GRDP của Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Số trang
35

Hình 2.2: Cơ cấu tăng trưởng kinh tế theo ngành của Hà Nội giai đoạn
2011-2015
Hình 2.3: So sánh thu nhập bình quân của Hà Nội so với cả nước giai
đoạn 2011-2015

36


Hình 2.4: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới phân theo loại hình từ
2008- 2015

40

Hình 2.5: Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân theo loại hình

47

37


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế tư nhân, trong đó bộ phận quan trọng là doanh
nghiệp tư nhân đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp trong cả nước. Nhất là từ
khi thực hiện Luật doanh nghiệp (năm 1999) đến nay, số lượng doanh nghiệp tư
nhân đã tăng rất nhanh. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (20112015) và hội nhập kinh tế, các DN Việt Nam, trong đó, số lượng lớn là DN tư nhân
và kinh tế tư nhân đã có những đóng góp lớp vào thành tựu phát triển kinh tế đất
nước. Khu vực DN tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất,
phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất
khẩu, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội, tăng thu ngân sách, đồng
thời tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói,
giảm nghèo. DN tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo
khoảng 1,2 triệu việc làm mỗi năm…”.
Tuy vậy, doanh nghiệp tư nhân hiện nay còn gặp nhiều hạn chế, yếu kém.
Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu,
trình độ tay nghề của lao động thấp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân yếu.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn về cơ chế chính sách, trong việc vay

vốn, mở rộng mặt bằng sản xuất. Do đó, cần phải tạo điều kiện và giúp đỡ doanh
nghiệp tư nhân phát triển.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam một trung tâm văn hóa, chính trị,
kinh tế, xã hội của cả nước, có nhiều thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Số lượng doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội tăng nhanh, trung bình mỗi năm, trên
địa bàn thành phố có khoảng gần 13.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng số
vốn đăng ký hơn 1.300.000 tỷ đồng. Thời gian qua, doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội
đã thể hiện được vai trò to lớn của nó trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa
phương: Doanh nghiệp tư nhân Hà Nôi đã huy động được mọi nguồn lực xã hội vào
sản xuất kinh doanh; tạo thêm việc làm; cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp phần
quan trọng cho nguồn thu nội địa của thành phố; tạo được sự liên kết kinh tế giữa
Hà Nôi và các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; thúc đẩy các
thành phần kinh tế khác phát triển. Nhưng so với yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp tư
nhân ở Hà Nôi còn gặp những hạn chế nhất định. Điều đó thể hiện trên những khía
cạnh như: Tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ và Thành

1


phố còn hạn chế. quy mô sản xuất của doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nôi còn nhỏ;
công nghệ sản xuất lạc hậu, mặt bằng sản xuất chật hẹp, vốn ít; trình độ quản lý
doanh nghiệp còn yếu kém, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp;
nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động còn vi phạm luật pháp của nhà nước;
gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Bên cạnh đó nhà nước chưa thực sự tạo được cơ
chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh thật sự tốt để hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển. Do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ để khuyến khích doanh
nghiệp tư nhân ở Hà Nôi phát triển đúng hướng và thúc đẩy kinh tế - xã hội của
thủ đô phát triển. Từ thực tế trên, tăng cường công tác hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan
trọng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển doanh nghiệp tư nhân trên

địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm góp phần đáp ứng những yêu cầu đó. Thông
qua việc phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố
Hà Nội luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện để nâng cao
hiệu quả, hiệu lực của công tác phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển doanh nghiệp tư nhân không còn là vấn đề mới ở nhiều nước trên

thế giới ngay tại Việt Nam phát triển doanh nghiệp tư nhân cũng được xem là chủ
đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản trị kinh doanh, luật
học....Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách
của Việt Nam đưa vào hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo
sát. Đã có nhiều công trình được công bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể
hiện khác nhau và luôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan.
Các công trình nghiên cứu đã xuất bản:
- Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (2010), Quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội. Qua đánh giá thực trạng quản lý doanh nghiệp nhà nước các tác giả đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp, ...
- Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, Nhà xuất bản chính trị
Quốc Gia - năm 2011


2



- Vũ Mạnh Anh (2008), Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
sau đăng kí kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí
Minh;...
Một số đề tài nghiên cứu và luận văn, luận án:
- Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
tư nhânở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, LATS Kinh tế:
62.31.11.01, Trường Đại học kinh tế quốc dân;
- Lê Văn Hưng (2003), Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật tổ chức,
hoạt động và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện
nay (từ thực tiễn của Tp. Hồ Chí Minh), LATS Luật học: 5.05.01, Học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Lê Văn Trung (2006), Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, LATS Luật học: 62.38.01.01,
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Phạm Văn Hồng (2007), “Phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế”;
- Phạm Đình Phước (2011), “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp tư nhântrên địa bàn tỉnh Kontum”, Luận văn thạc sỹ kinh tế
- Đoàn Thị Lan Anh (2012), Một số khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ Luật học: 60.38.01, Khoa Luật, ĐHQGHN;
- Phạm Thị Ngọc Anh (2012), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế: 60.31.05, Đại học Đà
Nẵng.
- Nguyễn Văn Chính (2014) “Phát triển doanh nghiệp tư nhântrên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá”;
- Đỗ Đình Chiến (2015), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ luật học.

- Ngoài ra, có một số luận văn, luận án nghiên cứu về DN tư nhân ở các địa
phương...
Các tham luận được đề cập đến doanh nghiệp tư nhân trong các hội thảo:
- Hội thảo “Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới”, Viện Nghiên
cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội tổ chức năm 2013;

3


- Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” nằm trong chuỗi chương trình
Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2015 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ
Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức;
- Khuôn khổ đối thoại Đức - Việt lần thứ 5 về chủ đề doanh nghiệp tư nhân năm
2016…
Các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học:
- "Con đường nào cho kinh tế tư nhân Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế?'' của
TS. Vũ Thị Bạch Tuyết (Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2003);
- "Doanh nghiệp tư nhân và khả năng giải quyết việc làm qua một cuộc điều tra''
của Đào Quang Vinh (Tạp chí Lao động và xã hội, số 190, năm 2002);
- "Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Quảng Bình: Thực trạng và một số đề xuất
về công tác quản lý" của Đoàn Xuân Triếm (Tạp chí Tài chính, tháng 6/2002);
- "Giải pháp nào để huy động có hiệu quả vốn của các doanh nghiệp tư nhân và
dân cư" của thạc sĩ Trần Đức Lộc (Tạp chí Tài chính, tháng 2/2004);
- "Giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp tư nhân'' của
Nguyễn Trí Tuệ (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2002);
- "Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc: Chính sách, quá trình phát triển và
những trở ngại trước mắt'' của Hạ Tiểu Lâm (Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế
giới, số 2, năm 2002);
- "Một số vấn đề về xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân
ở Thành phố Hồ Chí Minh" của Phạm Bá Nhiễu (Tạp chí Khoa học chính trị, số

4-2004);
- "Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước - sự lựa chọn cho vấn đề tài chính?
Nghiên cứu trường hợp một số nước ASEAN chủ yếu (ASEAN.5)" của thạc sĩ
Nguyễn Huy Hoàng (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2002);
- "Mối quan hệ giữa cơ chế tài chính và cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp
dân doanh" của Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu (Tạp chí Thuế nhà nước, tháng 4 năm
2005, số kỳ 1);
- "Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
dân doanh trên địa bàn Hà Nội'' của Nguyễn Thế Quang (Tạp chí Quản lý nhà
nước, năm 2003, số 10)...
Nhìn chung các công trình nói trên đã nghiên cứu về doanh nghiệp tư
nhân ở những khía cạnh như:
-

Nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế

4


-

Thực trạng doanh nghiệp tư nhân ở nước ta trong thời gian qua về: vốn, công

nghệ, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
-

Các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý doanh nghiệp tư nhân.

-


Kinh nghiệm của một số nước, một
số địa phương về phát triển doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về doanh nghiệp tư nhân ở những

phạm vi khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu doanh nghiệp
tư nhân ở Hà Nội hiện nay một cách có hệ thống trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Do đó, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công
bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích
Luận văn phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của doanh nghiệp tư

nhân ở Hà Nội hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội phát triển đúng hướng.
3.2.

Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
-

Phân tích cơ sở lý luận về doanh nghiệp tư nhân. Kinh nghiệm của một số

địa phương trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, qua đó rút ra bài học cho
Hà Nội
-

Đánh giá thực trạng về doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội.


-

Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển của

doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội giai đoạn tới.
4.
-

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Sự phát triển doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp trong nước sở

hữu vốn tư nhân gồm: Sự phát triển của Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,
công ty TNHH, Công ty cổ phần không có vốn nhà nước) trên địa bàn Hà Nội.
-

Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân trên địa

bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
-

Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà

Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu với đối tượng và phạm vi như trên, tác
giả sử dụng các phương pháp:


5



+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành nghiên cứu các văn bản, tài liệu,
thu thập và phân tích các tài liệu khoa học có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận.
Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp so sánh đối chiếu với kinh nghiệm của một số địa phương
- Phương pháp phân tích và tổng hợp từ các báo cáo, nghiên cứu có sẵn về những
chủ đề có liên quan
- Phương pháp thống kê từ các nguồn số liệu khác nhau liên quan đến chủ đề
nghiên cứu
+ Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft
Excel.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
Tác giả hy vọng thông qua nội dung nghiên cứu của Luận văn, sẽ góp phần
làm sáng tỏ một số vấn đề như:
- Về mặt lý luận: Luận văn đưa ra cách tiếp cận toàn diện hơn về doanh nghiệp tư
nhân, đặc biệt gắn với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về mặt thực trạng: Luận văn phân tích một cách chi tiết về thực trạng phát triển
của cac doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 20112015 thông qua nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
- Về mặt giải pháp: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, học tập ở trường Đại học, Viện nghiên cứu.... là tài liệu tham khảo hữu ích
để các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế hoạch định chính sách phát triển
doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
7.

Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được


kết cấu với 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Chương 2: Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN)
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một
doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với
một giá trị nhất định, ở các cách tiếp cận khác nhau sẽ có quan niệm, định nghĩa
khác nhau về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Theo đó,
doanh nghiệp như một phương tiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh
doanh, thương nhân phải chọn cho mình một trong số những loại hình doanh
nghiệp mà pháp luật quy định.
Về góc độ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệp là
tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Theo quan điểm của nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương
tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích [18,
tr12].

Theo quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua
đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất
khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu
khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm [18, tr12].
Theo quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu
tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh
lợi [16, tr6].
Theo quan điểm phát triển: doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra
những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có
lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất,
đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được [3, tr17].
Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp được các tác giả nói trên
xem rằng “doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác
động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh
nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự” [37, tr21].


7


Từ cách nhìn nhận như trên, trong luận văn này, doanh nghiệp được hiểu là:
đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, tập hợp các phương tiện tài chính, vật chất và
con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm
hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa
hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân
Có thể khẳng định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển DNTN đã tạo ra những hành lang pháp lý rất thuận lợi để DNTN phát
triển nhanh chóng, đóng góp tích cực và quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh

tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy
nhiên, việc nhìn nhận DNTN cũng còn có những quan niệm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, các DNTN trong nước trong đó có cả các HTX nông
nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Quan điểm này hiểu DNTN theo
nghĩa rộng, bao quát cả khu vực HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp. Điều
này phản ánh tiềm năng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, cơ cấu tổ
chức và nguyên tắc hoạt động của DNTN khác hẳn với HTX. Trên thực tế mức
đóng góp của kinh tế HTX hiện nay còn thấp hơn nhiều so với các DNTN. Do đó
việc đánh giá vai trò của DNTN còn khó khăn.
Quan điểm khác cho rằng, DNTN là những doanh nghiệp thuộc khu
vực ngoài quốc doanh. Quan điểm này xem xét DNTN bao gồm những doanh
nghiệp không thuộc sở hữu vốn nhà nước. Đó là những doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Quan điểm
này hiểu DNTN bao gồm các loại hình doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp thuộc
khu vực nhà nước.
Theo quan điểm của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân được quy
định ở Chương VII Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 như sau:
a. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
b. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
c. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ
doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công
ty hợp danh

8


d. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần.

Nếu xét theo nội dung kinh doanh thì DNTN kinh doanh những ngành nghề,
lĩnh vực mà luật pháp không cấm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù
có hình thức sở hữu tư nhân, nhưng theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX được ấn
định là một thành phần kinh tế riêng.
Như vậy, quan niệm và phát triển nhận thức về DNTN là một quá trình phù
hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Theo tôi, để đánh giá quá trình hình thành,
phát triển và những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân đồng thời xác định đúng
đối tượng cần nghiên cứu tôi đồng nhất quan niệm về DNTN dưới góc độ quan hệ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, luôn
biến đổi, trong giới hạn nhất định, quan niệm như vậy là tương đối phù hợp.
Như vậy, DNTN là một đơn vị kinh tế tổ chức sản xuất dựa trên sở hữu
tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào
sản xuất, kinh doanh. DNTN hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản
lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô,
phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước và Luật doanh nghiệp.
Chúng ta có nhiều cách tiếp cận đối với DNTN, thông thường có 02 cách tiếp
cận chủ yếu: DNTN về bản chất là đại diện cho sở hữu tư nhân nhưng sẽ dẫn đến
sự không nhất quán giữa tư tưởng và hành động trong Đảng. Trong đề tài này, tôi
tiếp cận DNTN theo góc độ là khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm các công ty tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Theo khái niệm trên, DNTN có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là: DNTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân
về TLSX, về vốn, các sản phẩm được tạo ra từ TLSX và vốn ấy. Điều đó cũng
có nghĩa là nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ.
Hai là: DNTN gồm các Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ
nghiên cứu DNTN gồm các loại hình doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân,

công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không có vốn nhà
nước

9


1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: Doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, cụ thể:
a. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng thu nhập thuần
(sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp).
Chủ Công ty tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý
doanh nghiêp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp, 2014). Do là chủ
sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ
động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo
sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng
buộc chặt chẽ bỡi pháp luật như loại hình doanh nghiệp khác.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH): là doanh nghiệp
trong đó các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công
ty TNHH có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là một (hai)
và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty

TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (Luật doanh
nghiệp, 2014).
c. Công ty hợp danh
- Khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2014 quy định tại điều 172 về
công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các
thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;

10


+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
d. Công ty cổ phần
- Khái niệm về Công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 110 – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Công ty Cổ
phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không
hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật

Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Với quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát
triển nhằm giải phóng sức sản xuất, khai thác các tiềm năng, thế mạnh, do đó việc
thành lập DNTN ở nước ta hiện nay khá dễ dàng. Từ ý tưởng thành lập doanh
nghiệp đến khi DNTN ra đời chỉ trong thời gian ngắn. Điều này có thể tiết kiệm
được những khoản chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp và sự ra đời của
DNTN xuất phát từ thực tế cuộc sống theo nguyên tắc "ở đâu có cầu thì ở đó có
cung". Vì vậy, nếu có một cơ chế chính sách phù hợp, đầy đủ, mềm dẻo từ phía cơ
quan quản lý nhà nước sẽ tạo điều kiện để DNTN phát triển nhanh chóng. Đồng
thời, sự hình thành DNTN một cách dễ dàng, nhanh chóng cũng cho thấy các cơ
quan quản lý nhà nước không thể dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn ngừa, cấm
đoán hoặc dùng các biện pháp khác để hạn chế sự phát triển của DNTN. Tuy nhiên,
nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới sự hình thành bừa bãi của các DNTN gây lãng phí
cho nhà nước, xã hội và các mặt trái của nó như buôn bán hóa đơn, làm hàng giả,
lừa đảo người lao động. Hiện nay ở nước ta các DNTN được thành lập phần nhiều
là các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất ít, điều đó

11


phản ánh năng lực sản xuất còn hạn chế của khu vực này.
DNTN ra đời, phát triển hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan trong thời
kỳ quá độ lên CHXH. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, DNTN ra
đời vận động và phát triển chịu sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị
trường. Sự quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước cũng phải dựa trên sự
vận động khách quan của kinh tế thị trường. Nghĩa là nhà nước không can thiệp
trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, do đó so với doanh nghiệp quốc
doanh, DNTN dễ dàng thích ứng với những biến động của thị trường. Chủ DNTN

có thể ra quyết định nhanh chóng trong việc điều chỉnh các hành vi kinh tế của
mình mà không phải chịu sự ràng buộc nào. Điều này sẽ làm cho
DNTN dễ đạt được những mục đích đề ra trong sản xuất kinh doanh.
DNTN có thể lựa chọn hình thức, quy mô sản xuất kinh doanh hết sức linh
hoạt, có thể chủ động lựa chọn các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, khoa học
- công nghệ... phù hợp với năng lực của mình. Việc sử dụng các nguồn lực một cách
linh hoạt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế tối đa. DNTN có thể
thu hút được nguồn lao động có chất lượng. Ngược lại, đối với những lao động chất
lượng kém thì chủ DNTN có toàn quyền sa thải. Những mức lương do DNTN áp
dụng về cơ bản do thị trường lao động tự điều tiết trong khuôn khổ của Bộ luật lao
động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DNTN dễ dàng lựa chọn những công
nghệ sản xuất tối ưu, phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp, vừa có khả
năng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi có sự biến động
về thị trường hoặc khi có sự xuất hiện của máy móc, thiết bị mới, doanh nghiệp có
thể tự điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ sản xuất một cách nhanh chóng. Điều
này sẽ làm cho doanh nghiệp dự báo được những khả năng sẽ xảy ra và kịp thời
điều chỉnh chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở nước ta, các DNTN hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động,
dây chuyền thiết bị sản xuất giản đơn. Các doanh nghiệp loại này dễ dàng tiếp
cận với các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Do đó, các DNTN tổ chức
sản xuất thường gọn nhẹ, chủ doanh nghiệp có thể phát huy tính năng động,
sáng tạo của mình một cách tốt nhất. DNTN vì thế càng dễ dàng thay đổi nhanh
chóng mặt hàng và chiến lược kinh doanh của mình. Các DNTN có khả năng đáp
ứng mọi biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phong phú của thị trường. Từ đó cho
thấy, hệ thống DNTN ở nước ta có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm cho
nền kinh tế thị trường trở nên năng động, có hiệu quả.


12



1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân
Việc phát triển DNTN ở nước ta là vấn đề chiến lược trong phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ phận kinh tế này
được Đảng, Nhà nước coi trọng và chỉ đạo để phát triển đúng hướng, góp
phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có một thời kỳ dài người ta đánh giá không
đúng vai trò của khu vực DNTN. Do e ngại DNTN dựa trên chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, nên đã tìm
mọi cách để triệt tiêu khu vực này và chỉ tạo điều kiện để kinh tế quốc doanh,
kinh tế tập thể phát triển. Hậu quả là nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển, đời
sống nhân dân vô cùng khó khăn. Hiện nay ở hầu hết các nước, DNTN đóng
góp vai trò rất quan trọng chi phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của khu vực KTTN được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, khu vực DNTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng
của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân.
Vai trò này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm:

-

DNTN đã góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy LLSX
phát triển. DNTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế nước ta
trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất đã kéo theo sự biến đổi của
quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX vốn còn thấp và phát triển không đều giữa
các vùng, các ngành trong cả nước. Nhờ vậy đã khơi dậy và phát huy tiềm năng
về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân, các dân
tộc vào công cuộc CNH, HĐH. Thông qua việc phát triển DNTN mà quyền làm
chủ của nhân dân, trước hết là quyền làm chủ về kinh tế được phát huy, đó là cơ
sở để mở rộng quyền làm chủ của nhân dân về chính trị, văn hóa, xã hội.


- Các DNTN góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử
dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương. Việc thành lập các doanh nghiệp thuộc
DNTN không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhất là với doanh nghiệp quy mô nhỏ. Điều
đó sẽ tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư. Mặt khác trong quá
trình hoạt động các loại hình DNTN có thể dễ dàng huy động vốn vay dựa trên
quan hệ họ hàng, bạn bè... Chính vì vậy, việc đẩy mạnh các loại hình DNTN
được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn, sử dụng các khoản
tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư riêng.

13


Các DNTN thường có quy mô vừa và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các
địa phương, các vùng lãnh thổ nên chúng có khả năng sử dụng các tiềm
năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản xuất các ngành nghề
truyền thống của địa phương.

-

DNTN đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Theo thống kê cho thấy, hiện nay đóng góp vào ngân sách của DNTN tuy
còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên. So với đóng góp vào ngân sách
Trung ương thì đóng góp của DNTN vào nguồn thu ngân sách địa phương
còn lớn hơn nhiều. Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách, các doanh
nghiệp thuộc DNTN còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công
trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, đường sá, cầu cống, nhà tình nghĩa
và các công trình phúc lợi khác.
Hai là, DNTN đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân.


- Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của DNTN đều đặn và xấp xỉ với
tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế, trong đó riêng kinh tế tư bản tư nhân
bao giờ cũng thuộc bộ phận có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Sự phát triển nhanh
của DNTN đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
của cả nước.

- Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà
nước thường được ưu tiên xây dựng thành các khu cụm công nghiệp, dịch vụ
tổng hợp và các vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Điều đó sẽ
dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của một quốc gia. Chính
sự phát triển của DNTN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong
phát triển giữa các vùng. Nó sẽ giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn
có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các
ngành sản xuất và dịch vụ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn
khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền.
Ba là, DNTN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao
động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động.
Hiện nay ở nước ta, DNTN chỉ giải quyết việc làm được cho khoảng trên 3
triệu lao động, trong khi đó chỉ tính riêng các loại hình doanh nghiệp tư nhân và
hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 6 triệu lao
động. DNTN có ưu thế hơn hẳn về khả năng tạo việc làm.

14


Nhìn chung lợi thế nổi bật của DNTN là có thể thu hút một lực lượng
lao động đông đảo, đa dạng, phong phú cả về mặt số lượng cũng như chất
lượng từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ở tất cả mọi vùng,

miền của đất nước, ở tất cả mọi tầng lớp dân cư... Như vậy, DNTN góp phần
quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động.
Ngoài việc tạo công ăn việc làm, do những đòi hỏi để đứng vững trong
cạnh tranh, các DNTN phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lý
có hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính
điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tác
phong công nghiệp. Đồng thời thông qua quá trình này, DNTN cũng được xem
là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai và là cơ
sở kinh tế ban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn.
Bốn là, DNTN góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam muốn phát triển nhanh cần phải hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, thu hút vốn và công nghệ vào nền kinh tế của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế là
xu hướng tất yếu đối với Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Quá trình hội nhập có thể thực hiện bằng nhiều con đường như: nhà nước
liên doanh với nước ngoài, nhà nước cho nhóm đầu tư nước ngoài thuê đất hay
các tổ chức kinh tế và DNTN liên doanh, liên kết với nước ngoài. Trong
những hình thức này hiện nay nổi bật nhất vẫn là con đường thứ ba, sự liên kết
thông qua DNTN.
Cũng thông qua quá trình đó, DNTN với những đặc tính của mình là
chủ động đổi mới và lựa chọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản xuất, mở
rộng thị trường, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm...
Từ đó, KTTN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời nó góp phần thúc đẩy
thương mại Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.
1.1. . Vai trò của Nh nư c đối v i phát triển doanh nghiệp tư nhân
Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, hay quản lý nhà nước về kinh tế
mà trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp - hệ thống tế bào sinh sản của nền
kinh tế, đã và đang xuất hiện tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự can thiệp
của nhà nước chỉ chấm dứt khi hình thành một thị trường hoàn hảo đủ khả
năng tự điều chỉnh và thực hiện tất cả các chức năng can thiệp của Nhà nước. Nhà

nước can thiệp một mặt là để ngăn chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt động
của doanh nghiệp


15


gây ra, mặt khác can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt
trong doanh nghiệp của họ, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh theo tinh thần
“dân giàu, nước mạnh”.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập WTO. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, thì vai trò
của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, do đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, từ việc tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo
thuận lợi trong cấp giấy phép, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến cung
cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực quản
lý cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, doanh nghiệp là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong cuộc gia
nhập WTO, bởi lẽ doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị
trường các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của cuộc
cạnh tranh toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế thắng hay thua chủ yếu dựa vào
doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung nỗ lực tạo đà, tạo thế cho doanh
nghiệp, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến khích, trợ
giúp; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng phục vụ
doanh nghiệp, chăm lo cho doanh nghiệp bảo đảm mọi thể chế, chính sách đều
hướng về doanh nghiệp mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, không để doanh nghiệp đơn thương độc mã trong cuộc chiến cam
go này.

1.2. Nội dung về phát triển Doanh nghiệp tƣ nhân
1.2.1. Khái niệm phát triển Doanh nghiệp tư nhân
Theo triết học Mác - Lênin “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác
định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn...”
Phát triển doanh nghiệp tư nhân là một nội dung trong phát triển kinh tế ở
một địa phương, một vùng, một lãnh thổ; do vậy để hiểuyiõ hơn thế nào là phát
triển doanh nghiệp tư nhân, trước hết ta tìm hiểu phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân
tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó; là quá trình lớn
lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng
thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Theo khái niệm về phát triển kinh tế thì phát triển doanh nghiệp tư nhân là


16


×