Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.17 KB, 29 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN

THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH

Sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Lớp:

ĐH1KM

GVHD:

ThS. Trịnh Thị Thủy


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN

THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung
Đinh Đại Dương
Cù Thị Thúy Hà
Hoàng Xuân Hùng
Hoàng Tuấn
Lớp:

ĐH1KM

GVHD:

ThS. Trịnh Thị Thủy

Tháng 11/2014


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, có
toạ độ từ 21012’ đến 21033’ vĩ độ bắc và từ 107013’ đến 107035’ kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu
- Phía Đông giáp huyện Đầm Hà

- Phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả
- Phía Nam giáp huyện Vân Đồn.
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ
Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đây rồi ra cảng
Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km.
Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí
quan trọng về kinh tế quốc phòng.
1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
Địa hình Tiên Yên chủ yếu là đồi núi, thung lũng, có nhiều sông suối. Theo đặc
điểm địa hình huyện có thể chia làm 2 vùng sau: Vùng miền núi gồm 6 xã: Hà Lâu, Điền
Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành; vùng đồng bằng ven biển gồm 6 xã, thị
trấn: Đông Ngũ, Đông hải, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui và Thị Trấn Tiên Yên. Xã Đại
Dực nằm lọt ở chân dẫy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã
Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300 - 400m.
Tiên Yên có 2 sông lớn là sông Tiên Yên và sông Khe Tiên (Phố cũ). Sông Tiên
Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai
sông có lưu vực rộng, mùa mưa hay gây lũ lớn, có thể tạo đập xây dựng các hồ chứa để
điều hòa dòng chảy và lấy nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Sông Hà
Tràng từ dãy Pạc Sủi đổ xuống ở phía đông cũng gây lũ dữ dội. Các sông đều có độ dốc
lớn, chỉ ở vùng cửa sông thuyền bè mới ra vào được, nhưng chính các con sông này đã
không ngừng mở rộng các bãi phù sa cổ cửa sông, tạo nên những cánh đồng ven biển ở
5


các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng. Ngoài cửa biển, sông Tiên Yên và
sông Ba Chẽ còn bồi đắp tạo nên bãi triều ngập mặn rộng lớn của đảo Đồng Rui.
1.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Do năm sát Chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu Tiên
Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa
nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,40C, mùa đông ở rẻo cao khá
lạnh, nhiều ngày có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 40C. Tổng số giờ nắng bình quân
hàng năm khoảng 1300 – 1400 giờ và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa
hè có số giờ nắng nhiều, mùa đông số giờ nắng ít.
* Chế độ gió: Tiên Yên chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc
và gió mùa Tây Nam. Về mùa hè thường xuất hiện gió mùa Tây Nam (từ tháng 3 - 11)
mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông
(từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông
Bắc mang theo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung
bình năm.
* Lượng mưa: Lượng mưa lớn, trung bình năm tới 2427mm, mưa phùn nhiều và
mùa đông hay có sương mù. Lượng nước bốc hơi hàng năm biến động từ 950 - 1000mm,
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lượng nước bốc hơi chủ yếu từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực.
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Tiên Yên có than đá, vàng, quặng chì và kẽm nhưng trữ lượng không lớn và chất
lượng quặng thấp. Ở Khe Lặc xã Đại Dực có nguồn nước khoáng thuộc loại Bicacbonat Natri, đã khảo sát, rất có triển vọng khai thác.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
- Nông nghiệp: Tiên Yên có diện tích đất nông, lâm nghiệp là 54.524,1ha. Trong đó
đất sản xuất nông nghiệp là 2.445,7 ha, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây hoa
màu, sản xuất chuyên canh, như trồng dong riềng, chế biến miến dong, trồng khoai lang,
mía tím, rau xanh, đậu, đỗ, ngô...

6


- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp là 50.274,1 ha. Trong đó đất rừng sản xuất
là 40.145,1 ha, đất rừng phòng hộ 10.129 ha. Đất rừng tự nhiên phù hợp cho phát triển
lâm nghiệp, trồng nhiều loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như Quế, Sở, Thông, Lát

và các loại cây dược liệu quý....
- Ngư nghiệp: Tiên Yên có bờ biển dài 35km, tiếp giáp Vịnh bắc bộ. Trong vùng là
một hệ thống chuỗi bãi chiều rừng ngập mặn, tạo nên nguồn lợi hải sản khá phong phú, là
nơi sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị như: Tôm, cua, cá song, cá cháp, ngán, sái
sùng, giun biển… tạo ra một hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, có tiềm năng lớn để
phát triển kinh tế biển. Trữ lượng hải sản lớn, khả năng cho phép khai thác ổn định
khoảng 3500 tấn/năm, chủ yếu là tôm, cá, mực và các loại nhuyễn thể khác.
1.2.2. Dân số
Năm 2013 dân số Tiên Yên có khoảng 47.500 người. Mật độ dân số trung bình là 73
người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao nhất là Thị trấn Tiên Yên 1.096 người/km2, thấp
nhất là Hà Lâu 16 người/km2. Tiên Yên có 10 dân tộc, người Kinh chiếm 49,8%, Dao
22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Người các tỉnh đồng bằng đông nhất
là nông dân ngoại thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải... làm cho
cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản. Nay Tiên Yên có 12 đơn vị
hành chính cơ sở gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải,
Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui.
1.2.3. Lị ch sử văn hoá - xã hộ i
Tiên Yên là một huyện có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Những di chỉ khảo cổ
học được tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng, xã Đông Hải cho thấy con người đã cư trú ở
đây vào thời kỳ đồ đá mới. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An. Thời Minh là
huyện của phủ Tân Yên. Đến đời Lê, là châu Tĩnh Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên
An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân,
nên đổi là Tiên Yên, là vùng đất rộng lớn bao gồm cả Cẩm Phả, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba
Chẽ. Đời nhà Nguyễn đổi thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Nay là huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh.

7


CHƯƠNG II.

SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ
HỘI
2.1. Sức ép từ các hoạt động kinh tế tại địa phương
2.1.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của địa phương
Nông, lâm, ngư nghiệp: Từ năm 1990, huyện đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản,
xây dựng nhiều công trình kinh tế trọng điểm, công trình phúc lợi đem lại hiệu quả thiết
thực. Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đem lại
giá trị kinh tế cao. Từ năm 2011 đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ
chức tốt trong toàn huyện, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội... Đến năm
2013, năng suất lúa đạt 46 tạ/ha/vụ, sản lượng lương thực đạt gần 17.000 tấn; tổng đàn gia
súc 32.734 con, đàn gia cầm 181.600 con; diện tích rừng trồng mới 1.815 ha; khai thác gỗ
rừng trồng 71.177m3, khai thác nguyên liệu giấy 1.525 tấn, quế vỏ 318 tấn, nhựa thông
110 tấn; Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác 2.662 tấn;.... Kinh tế nông nghiệp từng bước
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn,
toàn huyện hiện có 1.200 máy cày, trên 600 máy tuốt lúa. Phát triển trên 98 mô hình chăn
nuôi theo hướng trang trại, gia trại, trong đó có 46 trang trại và 52 gia trại. Hiện có 29/46
trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Trung ương.
Công nghiệp, thương mại- dịch vụ, xây dựng: Năm 2013, giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 24,3 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hoá bán ra 465,8 tỷ đồng; khối lượng hàng hoá
vận chuyển 191 nghìn tấn; 100% đường giao thông đến các xã được bê tông hoá, 100%
thôn, khe bản có điện lưới; tiến hành thảm nhựa các tuyến đường phố; xây dựng điện
chiếu sáng từ Ngã ba Yên Than đến Dốc Nam xã Tiên Lãng;...
Tiên Yên được quy hoạch trở thành trung tâm dịch vụ khu vực Miền Đông của
tỉnh, là đô thị trung tâm tiểu vùng có chức năng tổng hợp, liên kết - hỗ trợ với các trung
tâm vùng theo Quyết định số 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ Tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 và là
khu vực trung chuyển hàng hóa qua biên giới; dịch vụ hậu cần cho các khu kinh tế mở
(Móng Cái, Vân Đồn) của tỉnh Quảng Ninh.


8


2.1.2. Sức ép từ các hoạt động kinh tế tại địa phương
Trong những năm qua, việc duy trì ổn định và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đã thể
hiện quan điểm chỉ đạo, chủ trương đúng đắn của lãnh đạo huyện về phát triển kinh tế xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề nhất là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
mức sống dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian qua do tăng
cường khai thác, sử dụng tài nguyên để phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế đã gây
nhiều sức ép tới môi trường như: Các ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản,
khai thác chế biến lâm sản, xây dựng công trình thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng…
Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn huyện có các ngành nghề phát triển
và ngày càng được đầu tư hoàn thiện như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí,
sản xuất và chế biến gỗ, sản xuất than tổ ong, sản xuất giấy, đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh hàng năm
cũng tác động mạnh tới môi trường. Khí thải,nước thải của các khu công nghiệp chưa
được xử lí triệt để đã được xả ra môi trường. Hoạt động của các khu sản xuất công nghiệp
đã tạo nên một nguồn thải tập trung với số lượng lớn, thành phần phức tạp. Các nguồn
thải này ngày càng lớn dẫn đến vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường, làm cho
các thành phần môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, phá hủy cảnh quan, hệ sinh thái tự
nhiên và từ đó cũng gây ra những hệ lụy đến chính cuộc sống, sức khỏe con người.
Du lịch: Ngành du lịch tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh đế
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện; góp phần vào tăng trưởng
kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch
vụ trong GDP; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân
cư, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay ý thức của các doanh nghiệp, cũng
như các cơ sở dịch vụ du lịch về một nền du lịch bền vững, "du lịch sinh thái" vẫn chưa
đầy đủ nên việc áp dụng các biện pháp BVMT trong ngành du lịch nói chung và tại các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng (Khách sạn, nhà hàng,...) chưa cao và thường bị
xem nhẹ. Do đó, môi trường ở các khu du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng đang
phải chịu nhiều áp lực.Cụ thể:

+ Chất thải sinh hoạt (vỏ hộp, chai lọ, vỏ trái cây, túi nilon, ...) tại các khu du lịch
phát sinh từ các nhà hàng, khách sạn và khách du lịch chưa được thu gom triệt đế gây mất
mỹ quan khu vục.
+ Khí thải từ các thiết bị điều hoà tại các khách sạn, nhà hàng và các phương tiện
vận chuyến khách du lịch.
Giao thông vận tải: Trong những năm qua ngành giao thông vận tải đã từng bước
tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện
giao thông và tổ chức khai thác vận tải hợp lý nên đã đáp ứng ngày càng tất hơn yêu cầu
9


vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và bảo đảm vai trò cầu nối trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giao thông vận tải cũng kéo theo những tác động tiêu cực
đến môi trường nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và khai thác vận tải. Vì
vậy, việc phát triển giao thông vận tải phải luôn được gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường để phát triển bền vững. Phát triển giao thông vận tải là động lực, cơ hội cho hội
nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường do phát triển giao thông vận tải
là tác động không mong muốn. Việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường, hạ tầng
giao thông đã buộc phải giải phóng mặt bằng làm cho tài nguyên đất, rừng ngày càng bị
thu hẹp, phá vỡ cảnh quan môi trường và làm suy giảm mức độ đa dạng sinh học, gây ô
nhiễm môi trường không khí trong khu vực. Sự gia tăng về số lượng ôtô, xe máy ở khu
vực đô thị làm gia tăng áp lực và làm cho môi trường không khí ô nhiễm.
2.2.Sức ép từ sự gia tăng dân số và hoạt động dân sinh
Sự gia tăng dân số đồng nghĩa với việc phải sử dụng ngày càng nhiều các loại tài
nguyên môi trường, đất đai được khai thác cho việc xây nhà ở, xây dựng, phục vụ nông
nghiệp; tài nguyên nước ngày một được khai thác nhiều hơn để sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt, chăn nuôi…; nguồn tài nguyên điện cũng là yếu tố bị khai thác ngày càng
nhiều . Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đủ đáp ứng cho sự phát triến
dân cư. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên địa bàn tỉnh
biểu hiện ở các khía cạnh:

- Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạn kiệt tài
nguyên khoáng sản.
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự
nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước, giảm nguồn nước sạch, ô nhiễm môi trường không
khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn...
- Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy thoái
nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát
triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Quy mô phát triển dân số, phân bố dân cư chưa hợp lý và mô hình tiêu dùng không
hợp lý đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên. Cùng với sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sổng của con người gây ra đã tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng, đồng thời gây nhiều
thiệt hại về kinh tế.
10


CHƯƠNG III.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Hiện trạng môi trường nước
3.1.1. Nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt tại địa phương, tiến hành quan trắc tại các vị trí
sau:
Bảng 1. Vị trí quan trắc một số mẫu nước mặt
ST
T
1

Kí hiệu

NM1

2

NM2

3

NM3

4

NM4

5

NM5

6

NM6

7

NM7

8

NM8


Vị trí
Nước khe Trụ Sở UBND xã
Thôn Pắc Phai, Điền Xá
Nước sông Tiên Yên tại Trạm
bơm nước cấp 1 - Trạm Tiên
Yên
Nước dùng cho sinh hoạt tại
khu Đầu cầu Ba Chẽ, Hải Lạng
Nước suối Ngã ba Suối thôn
Keo Rai, Đại Thành
Nước suối ở Pò Luông, Phong
Dụ
Nước xả tưới phục vụ nông
nghiêp thôn Đông Ngũ Hoa,
Đông Ngũ
Nước sông Phố Cũ, Nà Buống,
Điền Xá
Nước sông tại cầu Ngần, Tiên
Yên

Tọa độ
21°28'15.9"N
107°17'56.2"E
21°23'16.7"N
107°22'00.9"E
21°25'33.3"N
107°22'45.5"E
21°25'41.7"N
107°22'13.9"E
21°25'23.0"N

107°23'04.1"E
21°25'25.1"N
107°23'10.6"E
21°25'07.2"N
107°19'42.4"E
21°20'19.5"N
107°22'55.6"E

Mục đích
Nước mặt
phục vụ cấp
nước sinh
hoạt

Nước mặt
phục vụ cấp
nước tưới
thủy lợi

Kết quả quan trắc nước mặt được thể hiện ở bảng 2:

11


Bảng 2. Kết quả quan trắc phân tích một số mẫu nước mặt
Kí hiệu

pH

Nhiệt độ

(0C)

DO
(mg/l)

COD
(mg/l)

BOD
(mg/l)

TSS
(mg/l)

Dầu mỡ
(mg/l)

Coliform
MPN/100ml

NM1

6,45

27,1

6,54

11,3


5,7

17,4

0,001

176

NM2

7,08

27,2

6,3

13,4

8,4

23,1

0,002

276

NM3

6,54


27,1

7,5

7,1

3,8

22,9

0,002

148

QCVN 08: 2008/BTNMT (A1)

6-8,5

-

>6

10

4

20

0,01


2500

QCVN 08: 2008/BTNMT (A2)

6-8,5

-

>5

15

6

30

0,02

5000

NM4

6,82

27,7

6,48

13,6


9,2

32,4

0,05

385

NM5

6,87

27,8

6,56

23,5

18,7

56,4

0,07

586

NM6

7,02


27,8

6,43

22,4

21,3

62,3

0,08

603

NM7

6,82

21,3

6,58

15,7

14,3

43,7

0,08


469

NM8

6,95

27,8

6,32

25,8

20,4

64.2

0,05

621

QCVN 08: 2008/ BTNMT (B1)

5,5-9

-

>4

30


15

50

0,1

7500

QCVN 08: 2008/ BTNMT (B2)

5,5-9

-

>2

50

25

100

0,3

10000

12


Từ bảng kết quả quan trắc phân tích nước mặt ta thấy:

Thông số COD: Các mẫu NM1, NM2 có hàm lượng COD vượt quá giới hạn quy
định tại cột A1 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, vẫn nằm trong
giới hạn quy định tai cột A2 dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng
công nghệ xử lý phù hợp. Còn lại các mẫu NM3, NM4, NM5, NM6, NM7, NM8 đều có
hàm lượng COD nằm trong giới hạn cho phép quy định tại cột A1 và B1.
Thông số BOD: Mẫu NM1 có hàm lượng BOD vượt quá giới hạn quy định tại cột
A1 nhưng không vượt quá giới hạn quy định tai cột A2. Mẫu NM2 có giá trị thông số
BOD vượt quá giới hạn quy định tai cột A2. Thông số BOD của các mẫu NM5, NM6,
NM8 vượt quá giới hạn quy định tại cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các
mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự. Tuy nhiên, không vượt quá
giới hạn quy định tai cột B2 Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất
lượng thấp. Còn lại các mẫu NM3, NM4, NM7 đều có hàm lượng BOD nằm trong giới
hạn cho phép quy định tại cột A1 và B1.
Hàm lượng TSS: Các mẫu NM2, NM3, NM5, NM6, NM8 có hàm lượng tổng chất
rắn lơ lửng vượt quá giới hạn quy định tại cột A1 nhưng không vượt quá giới hạn quy
định tai cột A2. Các mẫu NM5, NM6, NM8 có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng vượt quá
giới hạn quy định tại cột B1 nhưng không vượt quá giới hạn quy định tai cột B2. Còn lại
các mẫu NM1, NM4, NM7 đều có hàm lượng BOD nằm trong giới hạn cho phép quy
định tại cột A1 và B1.
Các thông số pH, DO, Dầu mỡ, Coliform: giá trị pH dao động trong khoảng 6,45 –
7,08, hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 6,3 – 7,5 mg/l, Dầu mỡ dao động từ 0,001 –
0,08 mg/l, Coliform trong khoảng 146 – 621 MPN/100ml.Nhóm các thông số này của tất
cả các mẫu nước mặt đều nằm dưới giạn hạn cho phép quy định tại cột A1 và B1.
Kết luận: Để sử dụng nguồn nước mặt vào mục đích sinh hoạt và mục đích tưới
tiêu, thủy lợi cần phải có biện pháp xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng, đặc biệt
đối với các thông số COD, BOD, TSS của các mẫu NM1, NM2, NM5, NM6, NM7.

13



3.1.2. Nước ngầm
Để đánh giá chất lượng nước ngầm tại địa phương, tiến hành quan trắc tại các vị trí
sau:
Bảng 3. Vị trí quan trắc một số mẫu nước ngầm
STT

Kí hiệu

Vị trí quan trắc

Tọa độ

1

NN1

Nước ngầm tại thôn Keo Rai, Đại
Thành

2

NN2

Nước ngầm tại thị trấn Tiên Yên

3

NN3

Nươc ngầm tại thôn Thác Bưởi,

Tiên Lãng

4

NN4

Nước ngầm tại Yên Than

5

NN5

Nước ngầm tại phố Lý Thường
Kiệt, TT Tiên Yên

21°26'41.5"N
107°18'16.0"E
21°27'33.5"N
107°20'03.8"E
21°23'41.2"N
107°23'38.7"E
21°22'52.7"N
107°21'05.5"E
21°21'18.9"N
107°22'24.2"E

Kết quả quan trắc nước ngầm được thể hiện ở bảng 4:
Bảng 4. Kết quả quan trắc phân tích một số mẫu nước ngầm
NH4+_N
(mg/l)


NO3-_N
(mg/l)

As
(mg/l)

Fe
(mg/l
)

Coliform
MPN/100ml

Kí hiệu

pH

Nhiệt độ
(0C)

NN1

7,6

30,5

0,07

9,2


0,002

0,1

KPH

NN2

6.9

31,4

0,05

7,6

0,001

0,15

KPH

NN3

7,3

30,4

0,06


6,8

0,005

0,2

KPH

NN4

7.7

30,5

0,09

11,7

0,003

0,13

KPH

NN5

6.4

31.5


0,07

10,3

0,005

0,24

KPH

QCVN 09:2008/
BTNMT

5,5-8,5

-

0,1

15

0,05

5

3

Từ bảng 4, ta thấy:
- Giá trị pH dao động trong khoảng 6,45 – 7,08

- Giá trị NH4+_N nằm trong khoảng 0,05 – 0,09 mg/l
14


- Giá trị NO3-_N nằm trong khoảng 6,8 – 11,3 mg/l
- Hàm lượng Asen dao động trong khoảng 0,001 – 0,005 mg/l
- Hàm lượng sắt dao động trong khoảng 0,1 – 0,24 mg/l
- Coliform trong khoảng 146 – 621 MPN/100ml
Các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
09:2008/BTNMT
Kết luận: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 5 mẫu đại diện trên địa bàn
huyện Tiên Yên cho thấy chất lượng nước ngầm ở huyện Tiên Yên rất tốt, khá dồi dào, ở
độ sâu 15-25m. Trong thời gian tới khi hệ thống cấp nước sạch chưa hoàn thiện, nguồn
nước này sẽ đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
3.1.3. Nước biển ven bờ
Cả 2 mẫu nước biển (Bảng 5) đều có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ. Nguyên
nhân gây ô nhiễm dầu mỡ ở ven biển huyện Tiên Yên thường là từ các phương
tiện vận tải thường xuyên hoạt động ven biển, ngoài ra còn có thể có nguồn thải từ trong
đất liền đổ ra. Hầu hết các tàu thuyền hiện nay hoạt động đều xả trực tiếp nước thải lẫn
dầu mỡ chưa qua xử lý. Việc ô nhiễm dầu mỡ không chỉ xảy ra ở ven biển huyện Tiên
Yên, mà còn xảy ra ở nhiều điểm khác ở Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long...

15


Bảng 5. Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ
Vị trí quan trắc
Nước Mặt Đường vào xã Thôn
Trung, ĐồngRui (gần biển)
Nước lấy vào đầm (Đê Quốc

Gia)
QCVN 10:2008/ BTNMT

pH

Nhiệt độ
(0C)

Độ muối
(%)

Độ dẫn
(mS/cm
)

DO
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

TSS
(mg/l)

Dầu mỡ
(mg/l)

Coliform
MPN/100ml


7,65

30,5

29,5

46,8

6,65

3,2

13

0,002

18

7.72

31,4

30,8

42,3

6,75

2,3


9

0,001

15

6,5-8,5

-

-

-

-

-

50

KPH

1000

16


3.2. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng không khí tại địa phương, tiến hành quan trắc tại các vị trí
sau:

Bảng 6. Vị trí quan trắc một số mẫu không khí
STT

Kí hiệu

Vị trí quan trắc

1

KK1

Thôn Khe Tiên xã Yên Than

2

KK2

Thôn Đồng Châu - Tiên Lãng

3

KK3

Thôn Tềnh Pò - Phong Dụ

4

KK4

5


KK5

6

KK6

7

KK7

8

KK8

9

KK0

10

KK10

Nhà máy gạch thôn Làng Nhội Đông Hải
Xưởng sản xuất giấy Hạ Long thôn
Thác Bưởi - Tiên Lãng
Công ty TNHH Mai Bích Thủy Cạnh đường 4B - Yên Than
Khu vòng xuyến đầu cầu Tiên Yên
Phố Đông Tiến - TT Tiên Yên
Đường 18C - Trạm bơm nước cấp

1 - Trạm Tiên Yên
Đường 18A, xóm Lương, Tiên
Lãng
Cầu Khe Tiên - TT Tiên Yên

Tọa độ
21°26'43.5"N
107°18'16.0"E
21°27'33.5"N
107°20'13.4"E
21°23'38.2"N
107°23'15.7"E
21°21'08.9"N
107°22'31.2"E
21°21'43.5"N
107°22'30.2"E
21°21'54.9"N
107°22'59.8"E
21°22'28.7"N
107°23'27.8"E
21°23'37.2"N
107°22'46.6"E
21°19'54.7"N
107°23'57.7"E
21°21'20.5"N
107°22'39.5"E

Mục đích

Khu vực nông

thôn, miền núi

Khu vực
xung quanh
một số cơ sở
sản xuất

Khu vực các
tuyến giao
thông chính

17


Kết quả quan trắc không khí được thể hiện ở bảng 7:
Bảng 7. Kết quả quan trắc một số mẫu không khí

KK1

Độ ồn max
(dBA)
73.4

Độ ồn TB
(dBA)
62.3

SO2
(g/m3)
22.8


CO
(g/m3)
3679

NO2
(g/m3)
20.2

KK2

69.4

59.8

20.5

3426

22.4

65

KK3

75.4

63.8

21.7


3546

18.9

156

KK4

75.8

67.5

28.4

4673

23.2

289

KK5

76.8

69.7

30.5

4653


27.6

268

KK6

79.8

67.6

28.1

4648

17.6

236

KK7

84.3

73.4

40.1

5283

22.4


276

KK8

76.3

65.3

21.8

4032

15.9

178

KK9

72.7

60.4

18.9

3154

15.7

164


KK10

82.4

69.7

30.2

4536

21.6

197

Kí hiệu

Bụi lơ lửng
84

Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển, các xã hầu như không có hoạt động công
nghiệp, cũng không có hoạt động du lịch, ở các xã vùng cao dân cư thưa thớt, có nhiều
rừng núi bao quanh. Nhìn chung chất lượng không khí ở khu vực nông thôn, miền núi của
huyện Tiên Yên tốt, các thông số tại các điểm quan trắc thuộc các xã Đông Hải, Yên
Than, Tiên Lãng, Phong Dụ đều đạt QCVN 5:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng không khí xung quanh.
Tất cả các mẫu không khí lấy tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở huyện Tiên
Yên khá tốt, chỉ một vài vị trí đột biến có thông số bụi lơ lửng tương đối cao gần bằng
QCVN 05:2013/BTNMT như: vị trí gần nhà máy gạch thôn Làng Nhội, gần xưởng sản
xuất giấy Hạ Long, gần Công ty TNHH Mai Bích Thủy. Đây là những cơ sở sản xuất có

khả năng phát thải bụi ra ngoài môi trường không khí.
Phần lớn mẫu không khí tại tuyến giao thông có tiếng ồn vượt qua QCVN
26:2010/BTNMT: Khu vòng xuyến đầu cầu Tiên Yên Phố Đông Tiến -TT Tiên Yên,
Đường 18A - xóm Lương - Tiên Lãng, Cầu Khe Tiên - TT Tiên Yên, đây là những khu
vực có lưu lượng xe đông, giao thoa với đường dân cư, đường lên cầu nên lái xe thường
bấm còi đẹp đường; gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân hai bên
đường.
18


3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt tại huyện Tiên Yên vẫn chưa được phân loại tại nguồn. Công ty
vệ sinh môi trường mới chỉ thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã: Đông Ngũ, Đông Hải,
Tiên Lãng, Yên Than, Hải Lạng, và thị trấn Tiên Yên với khối lượng từ 15 - 20 tấn/ngày.
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt toàn huyện Tiên Yên đạt khoảng là 70%. Rác thải sinh
hoạt được thu gom và vận chuyển đến bãi rác chính của huyện ở xóm Nương, xã Tiên
Lãng, huyện Tiên Yên, rộng 2 ha; xử lý thô xơ bằng chôn lấp và đốt thủ công, thỉnh
thoảng được rắc vôi bột.
Huyện Tiên Yên có 12 trạm y tế; chỉ có Bệnh viện Đa khoa Tiên Yên đã đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn. Bệnh viện có lò đốt
rác thải y tế trung bình mỗi ngày xử lý được từ 10-15kg rác thải nguy hại, có 3 trạm y tế
gần Bệnh viện đã vận chuyển rác thải nguy hại đến để xử lý. Số trạm y tế còn lại đều cách
xa từ 10 đến 30km, nhân lực mỏng nên việc vận chuyển, tập kết rác từ các trạm đến lò đốt
hết sức khó khăn, biện pháp xử lý rác thải nguy hại ở đây đơn giản theo kiểu chôn lấp
hoặc tự đốt thủ công bằng các lò gạch với nhiên liệu là than củi.
Gần đây các xã trên địa bàn đã tạo điều kiện bố trí một quỹ đất trong khu vực nghĩa
trang để xây dựng các hố chôn lấp rác thải.Huyện Tiên Yên chưa có khu, cụm công
nghiệp mà chỉ có các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các cơ sở này đều
tự thu gom rác thải của cơ sở mình: rác thải sinh hoạt được thu gom cùng với rác thải sinh
hoạt của địa phương; do lượng phát sinh không lớn nên chất thải nguy hại chủ yếu các cơ

sở tự thu gom, thuê hoặc tự xử lý theo quy định.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Yên chưa được đầu tư công nghệ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt, ngay cả thị trấn Tiên Yên việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý
bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đúng mức nên việc xử
lý chất thải hiện nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên mà không có các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm. Một phần rác thải sinh hoạt được phun hoá chất đem phơi khô rồi đốt
gây hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, số còn lại được phun hoá chất rồi đem
chôn lấp. Tại một số xã việc xử lý rác thải còn rất đơn giản là chỉ thu gom, phơi khô và
đốt bằng dầu, các xã khác chưa có bãi rác chuyên dụng nên chỉ thu gom tập trung lại chưa
được xử lý. Các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được thực hiện có
hiệu quả, biện pháp xử lý đơn giản chưa được kiểm soát thường xuyên, là nguồn gây ô
nhiễm môi trường đất, môi trường nước trên địa bàn.
19


20


CHƯƠNG IV.
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1. Tác động của môi trường đối với sức khỏe con người
Các nguồn nước là con đường lây truyền bệnh rất nguy hiểm. Ô nhiễm môi trường
nước tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu
chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào,…), lị trực tràng tả, thương hàn, viêm gan A,
giun, sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển, tử
vong, đặc biệt là ở trẻ em.
Lượng nước sử dụng tăng lên đồng nghĩa với lượng nước thải cũng tăng lên, nếu
khả năng thấm của đất bị quá tải và không có hệ thống thu nước thải thì đó sẽ làm nơi
chứa các mầm mống gây bệnh. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của người dân, giảm năng suất cây trồng, tăng chi phí xử lý nước cấp

cho sinh hoạt và công nghiệp. Theo kết quả phiếu điều tra, 25,87% hộ gia đình xả nước
thải vào hệ thống cống thải chung của làng xã, 67,34% hộ gia đình xả nước thải ra ao hồ.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường và đời sống của người dân địa phương.
Môi trường không khí bị ô nhiễm thì đối tượng bị tác động trực tiếp và đầu tiên nhất
chính là con người. Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe
cộng đồng dân cư và người công nhân lao động trực tiếp tại các cơ sở công nghiệp, nhà
máy. Công nhân làm việc trong các nhà máy thường mắc các bệnh nghệ nghiệp do ô
nhiễm không khí như điếc do làm việc trong môi trường có độ ồn lớn và kéo dài; bệnh về
phổi và một số bệnh khác về hô hấp làm tổn hại đến sức khỏe và khả năng làm việc của
công nhân. Bên cạnh đó, sử dụng chất đốt cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo kết quả điều tra, 22,5% hộ
gia đình sử dụng gas, 9,11% hộ gia đình sử dụng Biogas, 34,1% hộ gia đình sử dụng bếp
củi và 34,29% hộ gia đình sử dụng bếp than. Bếp củi và bếp than thải ra một lượng lớn
khí thải như CO, SO2, NOx, … gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật về hô hấp do môi trường không khí bị ô
nhiễm bởi bụi, hơi khí độc, khí thải (CO, NO 2, SO2, bụi chì,…). Các tác nhân gây ra các
bệnh như viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao phổi, dị ứng viêm phế quản mãn tính,
ung thư,… các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2001 cho thấy, ô nhiễm
21


môi trường không khí trong nhà là nguyên nhân gây nên 35,7% trường hợp viêm đường
hô hấp dưới, 22% các bệnh phổi mãn tính. Môi trường không khí bị ô nhiễm không những
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh đường
hô hấp và giảm tuổi thọ. Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người sống ở nông thôn
cao hơn những người sống ở thành thị, điều đó chứng tỏ môi trường không khí bị ô nhiễm
tác động rất lớn đến sức khỏe con người. Theo kết quả phiếu điều tra, 42,6% số người
được hỏi thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp; 35,18% số người được hỏi thường xuyên
mắc các bệnh về đường ruột, 19,64% mắc các bệnh ngoài da.

Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyên Tiên Yên không nhiều nên việc tác động
của ô nhiễm môi trường không khí đến cộng đồng dân cư không lớn, đối tượng chịu tác
động nhiều nhất là công nhân làm việc tại các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Lượng chất thải rắn phát sinh trong huyện Tiên Yên ngày càng tăng. Kết quả điều
tra cho thấy, 60,53% hộ gia đình tạo ra lượng chất thải rắn trung bình từ 5-20kg/ngày,
23,81% hộ gia đình tạo ra lượng chất thải rắn dưới 5kg/ngày. Đây là một trong những
nguyên nhân chính gây ra những tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức
khỏe cộng đồng. Chất thải rắn từ các bệnh viện, cơ sở y tế là một vấn đề bức xúc hiện
nay. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế gặp rất nhiều khó khăn do thiếu các
phương tiện kỹ thuật trong công tác thu gom, vận chuyển, công nghệ xử lý chưa phù hợp
và thiếu kinh phí dẫn đến các công trình xử lý chất thải rắn y tế vận hành không được
thường xuyên và mang lại hiệu quả thấp. Chất thải rắn y tế gây ô nhiễm môi trường và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tác động mạnh đến cộng đồng dân cư. Chất
thải rắn tác động xấu tới môi trường không khí, mùi hôi phát sinh từ các điểm tập trung
rác thải trong khu vực dân cư rất khó chịu, gây ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh.
4.2. Tác động của môi trường đối với kinh tế - xã hội
Các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nhưng công tác bảo vệ môi
trường hiện nay lại chưa đáp ứng được sự phát triển đó. Cùng với sức ép của sự gia tăng
dân số, phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, sức ép của ô nhiễm môi trường môi
trường lên kinh tế - xã hội cũng ngày càng tăng mạnh. Nếu sự phát triển không đồng thời
với bảo vệ môi trường sẽ không bền vững, tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái trong tương
lai.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe con người cùng với những căn bệnh nguy hiểm
gây ảnh hưởng lớn đến KT-XH. Hầu hết người dân sử dụng nguồn nước mặt cho sinh
22


hoạt và sản xuất, ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nguồn nước lại càng đặc biệt
quan trọng, phát sinh nhiều chi phí chi cho việc xử lý, tăng chi phí xử lý nước làm giá

nước tăng cao. Một yêu cầu đang đặt ra là việc xử lý kim loại nặng, tạo tâm lý yên tâm
sản xuất cho người dân, đảm bảo sức khỏe và nâng cao đời sống xã hội. Dấu hiệu thiếu
nguồn nước trầm trọng ở một số địa phương đặc biệt là vào mùa khô cũng có những ảnh
hưởng nhất định đến việc sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-KT của địa phương.
Chưa có nghiên cứu về mối tương quan giữa ô nhiễm nguồn nước dưới đất và môi
trường sinh thái. Nhưng có những tác động của nước dưới đất đến môi trường đất và
những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là không thể tránh khỏi. Nước dưới đất là loại
tài nguyên nhạy cảm trong khai thác, chưa xác định đầy đủ về trữ lượng, khó có thể kiểm
tra giám sát hoàn toàn việc khai thác... có thể gây cạn kiệt, ô nhiễm gây ra những tác động
nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đến KT-XH của địa phương.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các
khoản chi phí: Chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do phải
nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm... Ven các tuyến đường
đang thi công là những nơi có nồng độ bụi lơ lửng vượt QCVN, lá cây tại khu vực này bị
phủ một lớp đất bụi làm cho quá trình quang hợp khó khăn, do vậy cây cối ở đó không
phát triển được và rất cằn cỗi. Khói lò gạch làm cho các vườn cây vùng lân cận không
phát triển được, có cây ra hoa nhưng không thể đậu quả, ảnh hưởng đến năng suất hoa
màu, khiến thu nhập của người dân nông nghiệp giảm mạnh.
Suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học làm cho rất nhiều người dân trước kia
vốn sống nhờ nguồn tài nguyên phong phú của những cánh rừng, dòng sông… đang đứng
trước nguy cơ không có thu nhập, tạo ra những gánh nặng cho xã hội.
Môi trường ô nhiễm, nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra ảnh hưởng đến
đời sống của nhiều người dân. Tại Tiên Yên trong những năm gần đây xảy ra nhiều dịch
bệnh trên động vật (dịch lở mồm long móng trên gia súc; tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò,
lợn; bệnh niu cát sơn, cúm gia cầm, cúm H5N1 trên đàn gia cầm…), hàng năm nhà nước
phải chi trả một số tiền tương đối lớn để ngăn ngừa, ứng phó với các dịch bệnh này.

23



CHƯƠNG V.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường
Từ năm 2003, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
ngày càng được kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể hơn sau khi Luật
Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2006. Hệ thống quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường ở địa phương đã
được hình thành theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà
nước về tài nguyên thiên nhiên.
Trong những năm gần đây việc thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định,
cơ chế, chính sách, Chiến lược, chương trình, kế hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia đã
được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm ban hành và chỉ đạo các phòng, ban cụ thể hóa
các văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về BVMT ở địa
phương và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác quản lý và
bảo vệ môi trường ở địa phương.
Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 41NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm; căn cứ vào
nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường từng cấp. Hàng năm, kinh
phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho cấp huyện 300 triệu đồng/năm. Kinh phí sự
nghiệp môi trường được sử dụng để thực hiện các kế hoạch môi trường: thanh tra, kiểm
tra ô nhiễm môi trường; chương trình quan trắc, kiểm soát môi trường; hoạt động nâng
cao nhận thức về môi trường; điều tra thống kê các nguồn thải, chất thải; lập báo cáo hiện
trạng môi trường hàng năm; mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và
quan trắc môi trường. Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cơ bản được sử dụng đúng
mục đích, có tác dụng thúc đẩy các hoạt động sự nghiệp môi trường. Tuy nhiên, tại một
số phường, xã kinh phí sự nghiệp môi trường chưa sử dụng đúng mục đích, chủ yếu cho
hoạt động thu gom xử lý rác thải.
Công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục với tần suất 1 lần/năm. Tuy nhiên,

đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì tần suất kiểm tra có thể là 2-3lần/năm

24


5.2. Những tồn tại và thách thức
Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp, tuy
nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng còn yếu nên chưa đáp ứng được
khối lượng công việc cần phải giải quyết. Chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về
môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chưa thực hiện; còn tình trạng chồng
chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý; sự phối hợp giải quyết các vấn đề
môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế
Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường
chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường còn hạn chế. Cụ thể như: Chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn
phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương cho
các cấp ngân sách ở địa phương; Chưa ban hành được quy định bảo vệ môi trường của
huyện; Quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện; Các văn bản liên quan đến công tác thủ
tục hành chính về bảo vệ môi trường. Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phương
chưa tính đến bảo vệ môi trường; Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và
tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.
Thực tế phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện không theo
đúng quy định, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo ý chủ quan của lãnh
đạo huyện. Với nguồn kinh phí được cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết được
khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trường còn các hạng mục khác không có
kinh phí để hoạt động chưa kể đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ quan trắc và giám sát
môi trường và sửa chữa trang thiết bị đã bị hỏng hóc, không đáp ứng được yêu cầu của
công tác giám sát môi trường.
5.3. Chính sách bảo vệ môi trường
5.3.1. Các chính sách tổng thể

* Nhóm chính sách liên quan đến động lực
- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường từ cấp xã đến cấp huyện.
- Từng bước hoàn thành cơ chế, chính sách cho công tác BVMT của huyện.
- Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện.
- Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về BVMT.
* Nhóm chính sách liên quan đến các ngành, các lĩnh vực
- Kiểm soát việc di dân tự do, di dân từ nông thôn vào đô thị, giảm tỷ lệ sinh con
thứ ba.
25


×