Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực từ Cầu Diễn tới Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.9 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực từ Cầu Diễn tới Cầu Giấy
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
1.1 Điều kiện tự nhiên.
Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được lập Nghị Quyết 74 CP ngày
21/11/1996 của Chính Phủ Việt Nam năm 1996
- Diện tích: 12,01 km2
- Dân số: 238668 người (tính đến hết năm 2010)
- Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa

Hình 1.1 Bản đồ Quận Cầu Giấy
[Type text]

Page 1


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy

A, Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây của thủ đô Hà nội, đây là một cửa ngõ quan trọng của
Hà Nội, Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội - Sơn Tây, đường Vành đai 3 từ Hà Nội
đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, là một trong những
khu phát triển đợt đầu của Thành phố.
+ Phía Bắc giáp:

Quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.

+ Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ.
+ Phía Tây giáp:



Huyện Từ Liêm.

+ Phía Nam giáp:

Quận Thanh Xuân.

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 2


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Hình 1.2 Toàn cảnh Quận Cầu Giấy

B, Tài nguyên khí hậu
Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc chưng của vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng.
+ Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Quận vào khoảng 23,9 oC.. Độ ẩm trung
bình hằng năm 84,5%,
+ Về lượng mưa: lượng mưa trung bính hàng năm của Quận là 1577,3 mm.
C, Tài nguyên đất
Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận
Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diện tích của quận. Đây là một
thuận lợi cho việc phát triển theo quy hoạch mà quận đề ra
D, Tài nguyên khác:
 Nước
Đặc điểm sông ngòi: Rìa phía Đông khu vực là sông Tô Lịch chảy dài suốt chiều dài địa
giới phía Đông quận.
Kết quả thăm dò thu vực Cầu Giấy - Từ Liêm có nguồn nước ngầm lớn, trữ lượng được

phê chuẩn 106,663m3/ngày (cấp A) và 56,845m3/ngày (cấp B)

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 3


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Hình 1.3 Sông Tô Lịch - đoạn chảy qua quận Cầu

 Khoáng sản
Trong quận chỉ có tài nguyên khoáng sản nguyên liệu bao gồm gạch, gốm, sét ....
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
A, Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công
nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ
(2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Về thương mại, dịch vụ,
Quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong Quận.

Biểu đồ 01 : Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2012
B, Điều kiện kinh tế xã hội
 Về dân cư và nguồn lao động
a) Dân số
Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị. Từ năm 2000 đến nay có sự biến đổi
như : Năm 2011 dân số của toàn Quận là 208080 người so với năm 2005 thì tăng 37390
ngườitính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5341 người. Qua bảng chúng ta thấy được
dân số của Cầu Giấy quá lớn.. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục thống kê mật độ
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 4



Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
dân số của Thành phố Hà Nội chỉ là 1962 người/km 2 (theo biểu dân số và mật độ dân số
2011 - Tổng cục thống kê), tức là mật độ dân số của Quận đã cao hơn 9,46 lần so với
bình quân chung.
Bảng 01: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
giai đoạn 2000 – 2011

Năm

Đơn
vị

2000

2005

2006

2009

2010

2011

Chỉ tiêu
Quan Hoa

Người


21.136

29.573

31.303

32.919

34.628

36.051

Nghĩa Tân

Người

19972

27.945

29.579

31.106

32.721

34.066

Nghĩa Đô


Người

18.394

25.737

27.242

28.649

30.135

31.374

Yên Hòa

Người

14.600

20428

21.623

22.739

23.920

24.903


Trung Hòa

Người

13.521

18.918

20.025

21.059

22152

23.063

Mai Dịch

Người

17.979

25.156

26.627

28.002

29456


30.667

Dịch Vọng

Người

12.198

12.912

13.578

14.283

14.870

10.734

11.362

11.949

12.569

13.086

190.002

199.863


208.080

Dịch
Vọng Hậu
Tổng

Người
Người

16.390

121.992 170.690 180.672

 Về văn hoá, giáo dục, y tế
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của
quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu.
Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa
bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao.
 Về cơ sở hạ tầng.
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 5


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường
phố của Quận Cầu Giấy là 38,8 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440 m 2. Các trục
đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường
Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc.

Vấn đề hạ tầng đô thị
Quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295 m 2 sử dụng. Bình quân 6,5 m2/người dân cư
trú thường xuyên ở quận, 3m2/sinh viên tạm trú.

Chương 2: Sức ép đối với môi trường từ các hoạt động kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá
trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 6


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi của môi trường. Chính vì thế mà sự phát triển của nền kinh tế ngày nay hay nói cụ thể
là các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,giao thông vận tải,... đang tạo ra những
sức ép không hề nhỏ lên môi trường không khí của chúng ta gây ra sự ô nhiễm không khí
cũng các hiện tượng tự nhiên bất thường.
2.1 Sức ép từ sự gia tăng các phương tiện giao thông vận tải

Hình 2.1 Khói thải từ các phương tiện giao thông
Theo đánh giá của các cơ quan môi trường, ô nhiễm giao thông là 1 trong 6 nguồn gây
ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt mức độ ô nhiễm do các
phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến
những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe con người. Phương tiện giao thông vận tải, nhất
là ôtô, xe máy đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội nhưng nó cũng
gây ra những tác động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho sức khỏe của con người và
làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm

không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Xét các nguồn thải gây
ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy, hoạt động giao thông
chiếm tới gần 85% lượng khí cacbon monoxit có khả năng gây nhiễm độc cấp và nhiều
chất độc hại khác.
Hàng ngày có khoảng 12000 lượt người tham gia giao thông trên tuyến đường Cầu
Diễn – Cầu Giấy trong đó: tỷ lệ người tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp và đi
bộ chiếm khoảng 10%( khoảng hơn 1000 lượt mỗi ngày); số lượt tham gia của phương
tiện mô tô 2 bánh và 3 bánh chiếm khoảng 40%( khoảng 5000 lượt mỗi ngày); tỉ lệ của
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 7


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
xe ô tô con tham gia giao thông chiếm khoảng 15%( xấp xỉ 2000 lượt mỗi ngày) và 35%
còn lại(khoảng hơn 4000 lượt mỗi ngày) là các phương tiện như xe tải, xe buýt, và xe
khách, xe lu, máy húc…
Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra do khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu
động cơ bao gồm CO, NOx, SO2, hơi xăng dầu (C nHm, VOCs), PM10... và bụi do đất cát
cuốn bay lên từ mặt đường phố trong quá trình di chuyển (TSP). Trong đó, khí thải do đốt
nhiên liệu động cơ có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Sự phát thải của các
phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại và chất lượng phương
tiện, nhiên liệu, đường xá... Nhìn chung, xe có tải trọng càng lớn thì hệ số phát thải ô
nhiễm càng cao, sử dụng nhiên liệu càng sạch thì hệ số phát thải ô nhiễm càng thấp. Trên
thị trường hiện nay các nhiên liệu được sử dụng giúp đốt cháy động cơ bao gồm: xăng
thông thường, dầu diezen, xăng sinh học,..Trong số đó xăng thông thường là nhiên liệu
chủ yếu được sử dụng vì giá thành tương đối rẻ và phù hợp với nhiều loại phương tiện.
Thành phần của xăng bao gồm bụi chì nên khi các phương tiện hoạt động đốt cháy nhiên
liệu thì đồng thời bụi chì cũng theo khói thải thoát ra ngoài phân tán vào môi trường
không khí. Hàng ngày, chỉ cần một nửa số phương tiện trên hoạt động cũng đã xả ra môi

trường một lượng lớn các khí độc hại, trong đó có nhiều thành phần gây nên hiệu ứng nhà
kính; gây ra các loại bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, hen suyễn,
viêm phế quản mãn tính, viêm mũi...
Về ô nhiễm không khí do bụi, khi các phương tiện lưu thông sẽ cuốn một lượng lớn
bụi đường vào không khí; ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi.
Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm
mạc mắt, miệng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc di chuyển chủ yếu bằng các loại
xe không có mui kín. Vì vậy, trong quá trình di chuyển con người bị tiếp xúc trực tiếp với
khí thải độc từ động cơ xe chưa được pha loãng nên nồng độ tác động thực tế còn lớn hơn
nhiều so với số liệu đo đạc được.
Kết quả quan trắc mới đây về chất lượng không khí giao thông công bố cho thấy thành
phố Hà Nội vẫn còn 80% mẫu kiểm tra không khí tại sáu trạm quan trắc không đạt tiêu
chuẩn cho phép và ở mức nguy hại.
Ô nhiễm không khí ở mức độ cao tập trung chủ yếu ở các khu vực: Xung quanh khu
vực cầu Giấy, cầu Diễn ...Nồng độ chì đo được từ đầu năm 2011 đến nay thường dao
động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³. Nồng độ NO 2 đo được cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Mức độ ô nhiễm nhất là bụi và tiếng ồn tăng dần lên. Điển hình tháng 1/2009, tại khu vực
cầu Giấy, nồng độ bụi cao hơn từ 1,04-1,25 lần so với tiêu chuẩn cho phép thì trong
tháng 2.2009 nồng độ bụi nơi đây cao hơn gần 2,4 lần.Tại khu vực cầu Diễn mức độ ô
nhiễm do bụi ở đây có lúc lên tới 1,44mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,8 lần.Trong khi
đó, tiếng ồn trong các năm từ 2009 đến cuối năm 2011 vẫn chưa được cải thiện. Các chỉ
số ở trạm quan trắc tại đây cho thấy 100% số liệu quan trắc về ô nhiễm tiếng ồn ở đây
đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 8


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Bên cạnh ô nhiễm về khí thải do các phương tiện giao thông gây ra thì tiếng ồn cũng là

dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các
phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80% bởi các nguyên nhân sau
do tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe,
phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường... Với số liệu hơn 4000 lượt giao
thông của các loại xe như xe tải, xe khách, xe buýt,xe lu, máy húc…và hàng ngàn lượt
tham gia giao thông của các phương tiện khác thì tiếng ồn ở khu vực Cầu Diễn - Cầu
Giấy cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ
thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên
bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt
mỏi.
Cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số, và một nền kinh tế
đang phát triển thì nhu cầu về phương tiện giao thông ngày càng lớn kéo theo số lượng
các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Đặc biệt, khu vực Cầu Diễn –Cầu
Giấy là khu vực tập trung rát nhiều trường cao đẳng, đại học với số lượng sinh viên cực
kỳ đông và tăng lên hàng năm thì trên tuyến giao thông ở khu vực thường xuất hiện vấn
đề ô nhiễm không khí do bụi và khí thải của xe có động cơ gây ra trong giờ cao điểm.
Đặc điểm của loại khí thải này là nguồn thải thấp, di động và không đều. Ở các tuyến có
mật độ lưu thông cao khí thải hợp lại thành nguồn phát thải theo tuyến làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường hai bên đường. Những chất ô nhiễm đặc trưng của khí thải
giao thông là bụi, CO, CyHx, SOx, chì, CO2 và Nox , Benzen.
Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí TSP, NO x, CO, SO2,… tăng lên hàng năm
cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông đường bộ. Với tốc độ
tăng trưởng hàng năm các loại xe ô tô đạt 12%, trong đó xe ô tô con có tốc độ tăng cao
nhất là 17%/năm, xe tải khoảng 13%, xe máy tăng khoảng 15% kèm theo việc sử dụng
nhiên liệu (chủ yếu là xăng, dầu diezen), cùng với chất lượng phương tiện còn hạn chế
(xe cũ, không được bảo dưỡng thường xuyên) làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô
nhiễm trong không khí. Bên cạnh đó, các tuyến đường chật hẹp, xuống cấp, thiếu quy
hoạch đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại cùng với ý thức tham gia giao thông của
người dân chưa cao gây ùn tắc giao thông cũng là yếu tố đáng kể làm nghiêm trọng thêm
vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn


2.2 Sức ép từ hoạt động xây dựng

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 9


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Trên địa bàn Cầu Diễn – Cầu Giấy hiện nay đang tiến hành xây dựng hệ thống đường
giao thông trên cao. Đây có thể là một trong những giải pháp giúp cải thiên tình trạng ùn
tắc gaio thông vào giờ cao điểm và hạn chế sự tiếp xúc khói bụi phương tiện giao thông
của con người trong tương lai. Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành xây dựng thì đây là
một trong những vấn đề gây tác động góp phần làm tăng sự ô nhiễm môi trường không
khí không hề nhỏ. Kèm thêm đó là hoạt động xây dựng các căn hộ chung cư trên địa bàn
ngày một tăng thêm.
Trong quá trình xây dựng chung cư hay xây dựng hệ thống đường giao thông thì cũng
đều gây ra các tác động lớn tới môi trườn không khí.
Đầu tiên là, hàng ngày trên địa bàn sẽ có thêm một số lượng tham gia giao thông không
hề nhỏ của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu cho các công trình,
các loại phương tiện nay đa số đều là các loại phương tiện có phân khối và tải trọng lớn.
Thế nên chúng sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng đồng thời cũng thải ra môi trường một
lượng lớn các khí thải độc hại, kém theo đó là do khối lượng tải trọng của nó lớn nên khi
tham gia giao thông sẽ gây hư hỏng đường xá, tạo ra bụi, và sẽ có thêm sự rơi vãi của các
nguyên vật liệu trên xe gây bụi vào không khí.
Thứ hai là, trong quá trình xây dựng các hoạt động như đào lấp đất, đập phá công trình
cũ, san lấp mặt bằng gây ra một lượng bụi rất lớn từ các loại nguyên liệu như gạch, đá,
cát, xi măng,...vào môi trường không khí xung quanh gây ra ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi
trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 20 lần.
Thứ ba là, vì các hoạt động xây dựng này có quy mô công suất tương đối lớn nên lượng

công nhân của các công trình cũng rất lớn. Kéo theo đố chính là khí thải từ các phương
tiện giao thông của các công nhân này.
Cuối cùng, các hoạt động xây dựng không chỉ gây ra ô nhiễm bụi trong không khí mà
nó còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ các hoạt động xây dựng như san lấp, đập phá
công trình cũ; và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện có
trọng tải lớn tham gia vận chuyển nguyên vật liệu.

2.3 Sức ép từ các hoạt động dân sinh
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 10


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy

Hình 2.2 Khói bụi từ bếp than tổ ong và bếp củi
Người dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ
nhỏ đun nấu bằng than, gas. Tuy nhiên nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than
tổ ong, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra
một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi
trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong
những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun
bằng than hay dầu hoả.Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu
bằng than, dầu. Tuy nhiên,do giá gas giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều
gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn,
bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ
nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.
Thêm một vấn đề nữa trong cuộc sống hàng ngày của người dân đó chính là lượng rác
thải sinh hoạt hàng ngày. Khu vực Cầu Diễn – Cầu Giấy tập trung khá đông dân cư và
một lượng rất lớn học sinh sinh viên, vì thế nên rác thải hàng ngày của hơn 230 ngàn

người là một con số rất đáng kể. Các rác thải rất đa dạng và không được phân loại, khi
tâp trung và để qua một vài giờ sẽ gây ra mùi bốc vào không khí.
Và cuối cùng, người dân ở khu vực này còn có một bộ phận người dân chăn nuôi, trồng
hoa và rau màu. Việc chăn nuôi gia súc sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí từ các
chất thải sinh hoạt của gia súc và gia cầm không được xử lí triệt để. Trong trồng trọt việc
sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật việc đốt bỏ các loại rau màu
hay hoa cuối vụ là điều không thể tránh khỏi. Đó cũng chính là một trong những nguyên
nhân gây nên ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 11


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy

Chương 3: Hiện trạng môi trường không khí tại đoạn Cầu Diễn đến Cầu Giấy
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến
môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của SởTài
nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận
khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO 2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công
nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định
như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất
lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO 2, NO2 và bụi
lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường
giao thông liên tỉnh, đường cao tốc.Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công
nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các
tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần. Những khu vực đang thi công các công trình xây dựng, giao
thông, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 - 10 lần so với TCCP. Nồng

độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các
trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với TCCP. Thành phố Hà Nội đang
đứng trước những thách thức lớn về ô nhiễm môi trường không khí như:
+ Nội dung, thể chế, quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường vẫn đang trên
đà hoàn thiện nên không thể tránh được những thiếu sót. Do đó cũng có những kẽ hở để
có những hành vi nhằm lợi dụng và làm trái với những quy định pháp luật ban hành.
+ Quá trình đô thị hoá diễn ra vẫn rất nhanh, mạnh và không theo quy hoạch ởtầm vĩ mô
là nguyên nhân làm cho ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói
riêng và chưa có dấu hiệu giảm. Nếu phát triển kinh tế không gắn liền với bảo vệ môi
trường hay nói cách khác là phát triển kinh tế không bền vững thì môi trường ở các khu
đô thị nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ càng ô nhiễm hơn.
+ Quá trình đô thị hoá đã kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan như: dân số, công ăn việc
làm, nhu cầu người dân, hoạt động xây dựng cơ sở vật chất… có xu hướng tăng.
+ Nhận thức của người dân về môi trường và sự phát triển còn yếu.
+ Ô nhiễm không khí xảy ra cục bộ: tại các khu dân cư có cơ sở sản xuất hoạt động, các
cụm dân cư do sinh hoạt cá nhân và khu vực gần các trục giao thông.
+ Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm (CO, CO 2, SO2, NOx…) vẫn tăng chưa có dấu hiệu
giảm. Đặc biệt là bụi tại các nút giao thông vẫn còn cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu chuẩn
cho phép. Mặc dù tại nhiều nút đã được xây dựng cầu vượt nhưng do trong quá trình thực
hiện không đồng bộ nên ô nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu giảm vẫn còn rất cao.
+ Nhiều bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí như các bệnh liên quan về
đường hô hấp, bệnh ngoài da... đặc biệt, tại các khu dân cư nằm trong vùng công nghiệp
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 12


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
hay tuyến giao thông ngày một gia tăng.
Đặc biệt Cầu Diễn – Cầu Giấy là một trong những tuyến đường giao thông chính ở của

Thủ Đô Hà nội, lưu lượng, mật độ xe lưu thông hằng ngày qua tuyến đường này là rất
lớn. Do tập trung nhiều trường Đại Học và Cao Đẳng nên số lượt xe cộ qua lại ở khu vực
này rất lớn, đặc biệt vào giờ các khoảng thời gian cao điểm như giờ đi học đi làm, hay
tan tầm rất nhiều xe cộ đi tuyến đường này thường xảy ra tình trạng gây nên ùn tắn giao
thông. Trong các khoảng thời gian này, các phương tiện giao xả một lượng khói bụi, khí
thải rất lớn ra môi trường xung quanh.Bên cạnh đó là việc xây cầu vượt cũng để lại
không ít ảnh hưởng tiêu cực.Việc công trường không được che chắn kỹ càng, phát sinh ra
một lượng lớn khói, bụi của công trình thi công vào môi trường nơi đây.Tiếp diễn quá
trình xây dựng cầu vượt là quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Xe chở
nguyên vật liệu không được che chắn kỹ tạo nên một lượng bụi rất lớn, xe chở nguyên
vật liệu đã cũ phát thải ra không khí không đạt chuẩn yêu cầu cũng là một trong số nhiều
nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm không khí nơi đây.
Chính vì những lý do đã nêu, kết hợp với điều kiện cho phép chúng tôi đề xuất các
điểm lấy mẫu sau đây:
Bảng 3.1 Các vị trí lấy mẫu
ST
T
1

Kí hiệu mẫu
Điểm 1

2
Điểm 2
3
Điểm 3
4
Điểm 4
5
Điểm 5


Nhóm 14_ĐH1KM

Mô tả vị trí
Vòng xuyến giao nhau gần trường Giao Thông Vận Tải ( Lưu
lượng người qua lại ở đây là lớn nhất, bên cạnh đó cũng là nơi
đang thi công)
Cổng trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội (Lưu lượng xe của sinh
viên qua lại một ngày rất lớn)
Chân cầu vượt đoạn giao giữa Phạm Văn Đồng với Xuân Thủy
(một trong những tuyến đường ra vào Hà Nội nên lưu lượng xe
một ngày là rất đông. Có hệ thống đèn đổ 4 ngã, nên xe dừng lại ở
đây một lượng thời gian lớn trong ngày)
Cổng trường Cao Đẳng múa ( Trường Cao Đẳng nên có lượng
học sinh sinh viên qua lại rất đông, cách đó không xa la công trình
đang thi công)
Đầu đường K1 (Đường bé nhưng là lối ra vào của sinh viên 2
trường Đại Học – Cao Đẳng nên rất hay ùn tắc, lưu lượng qua lại
rất lớn)

Page 13


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy

Hình 3.1 Vị trí các điểm lấy mẫu trên bản đồ
Số liệu quan trắc các thông số như sau
Bảng 3.2 Thông số quan trắc đo vào giờ cao điểm (8h-9h)
Đơn vị: μg/m3
QCVN

05:2013/
BTNMT

Thông
số ô
nhiễm

Điểm 1

1

CO

32500

313700

34650

30600

31010

30000

2

O3

176


153

186

165

169

200

3

NO2

214

197

220

188

204

200

4

SO2


384

337

362

370

331

350

TT

Nhóm 14_ĐH1KM

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5

Trung
bình 1h

Page 14



Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy

Bảng 3.3 Thông số quan trắc đo vào giờ bình thường (14h-15h)
Đơn vị: μg/m3
QCVN
05:2013/
BTNMT

Thông
số ô
nhiễm

Điểm 1

1

CO

25000

23000

27000

22000

29000

30000


2

O3

155

133

172

141

129

200

3

NO2

132

146

178

156

147


200

4

SO2

341

302

327

338

316

350

TT

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5

Trung

bình 1h

Bảng 3.4 Thông số quan trắc đo 24h của một số thành phần không khí khác
Đơn vị: μg/m3
QCVN

TT

1
2

Thông
số ô
nhiễm
Bụi
PM10
Pb

Điểm 1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 5

Trung
bình 1h
170


165

183

173

162

150

3

3.7

4.2

3.1

4.6

1.5

Từ bảng trên ta thấy :
Nhóm 14_ĐH1KM

Điểm 4

05:2013/
BTNMT


Page 15


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
-

CO: Vào giờ bình thường lượng CO ở trong mức cho phép
Vào giờ cao điểm lượng CO vượt mức nhưng không quá nhiều

-

O3: Hàm lượng O3 nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
NO2: Vào giờ bình thường hàm lượng NO2 nằm trong giới hạn cho phép
Vào giờ cao điểm hàm lượng NO 2 vượt quá giới hạn cho phép (cao nhất là
220 so với 200)

-

SO2: Vào giờ bình thường hàm lượng SO2 ở trong giới hạn cho phép

Vào giờ cao điểm hàm lượng SO 2 đã vượt quá quy chuẩn cho phép ( cao
nhất là 384 so với 350)
PM10: Tất cả các điểm đều vượt quá quy chuẩn cho phép (cao nhất là 183 so với
150)
- Pb: Cả 5 điểm đều vượt mức rất nhiều.
Nhìn vào kết quả trên ta có kết luận sau:
-

Chất lượng môi trường không khí đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt là bụi và Pb
luôn vượt mức độ cho phép.


Chương 4: Tác động của môi trường đến các hoạt động kinh tế, xã hội
Môi trường và các hoạt động linh tế xã hội luôn có tác động qua lại với nhau. Vì thế khi
môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái, sức
khỏe con người, kinh tế xã hội.
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 16


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
4.1 Tác động đến hệ sinh thái
+ Đoạn ngã tư cầu giấy đến cầu diễn hiện đang là đại công trường lớn, các hoạt động xây
dựng, cải tạo, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyển chở
vật liệu xây dựng, đất đá, cát, xi măng ngày càng gia tăng. Thời gian thi công mỗi dự án,
công trình thường kéo dài, hơn nữa ý thức của nhà đầu tư trong việc giữ gìn bảo vệ môi
trường chưa cao.
+ Trên các tuyến đường như Cầu Giấy, Xuân Thủy , Hồ Tùng Mậu... các phương tiện
vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng quy định,
các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rớt
ra đường. Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình trạng ô nhiễm không khí như hiện
nay.
+ Hàm lượng bụi lơ lửng cao dẫn đến việc bám bụi vào các cây xanh hai bên đường giao
thông khiến cây cối k khó phát triển được..Đây là 1 trong những yếu tố rất nan giải.
+ Hệ sinh thái đồng ruộng trong khu vực Cầu Diễn cũng bị ảnh hưởng một cách trầm
trọng, các khí thải NOx tác động đến thảm thực vật trên đồng và gây chết hoa màu.
+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí.
+ SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm
hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

+ Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá
vàng và rụng sớm.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002
mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như và giết chết
các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và
làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm
độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn
+ Ô nhiễm không khí làm phú dưỡng nguồn đất và nước
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 17


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Các chất oxít Nitơ (NO, NO2, N2O5… viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển qua quá
trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển hóa thành
nitrat rồi theo nước mưa xuống đất. Nitrat nằm trên mặt đất theo nước mưa xuống đất và
theo nước mưa chảy tràn hay vào cống thóat nước để vào môi trường nước. Các chất tẩy
rửa dùng trong sinh hoạt là nguồn cung cấp phospho chính cho nước thải.Hai chất nitơ và
phospho thường là nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm bùng
nổ sự phát triển thực vật.
Phốtpho là 1 trong những nguồn dinh dưỡng cung cấp cho các thực vật dưới nước, gây ô
nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ làm rong tảo phát
triển.Nước giàu chất dinh dưỡng là cho thực vật quang hợp và phát triển mạnh, sinh ra 1
lượng sinh khối lớn. Khi chúng chết đi thì tích tụ lại ở đáy hồ, phân hủy từng phần tiếp
tục giải phóng các chất dinh dưỡng như CO2, phospho, nitơ, calci. Nếu hồ không sâu
lắm, loài thực vật có rễ ở đáy bắt đầu phát triển làm tăng quá trình tích tụ các chất rắn,
sau cùng đầm lầy được hình thành và phát triển thành rừng.

Do ở khu vực Cầu Diễn – Cầu Giấy không có một hệ sinh thái àn đặc biết và được quan
tâm nên chưa có số liệu cụ thể về sự ảnh hưởng này.

4.2 Tác động đến con người và sức khỏe con người
Tất cả các chất làm ô nhiễm không khí khí quyển ở mức độ nhiều hoặc ít đều ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe con người. Những chất này đi vào cơ thể con người chủ yếu qua
hệ thống hít thở. Các cơ quan hít thở chịu ảnh hưởng ô nhiễm trực tiếp, vì gần 50 % các
hạt tạp chất với bán kính 0,01-0,1 μm xâm nhập vào phổi sẽ lắng đọng tại đó.
Khi xâm nhập vào cơ thể, các hạt gây nên hiệu ứng độc, vì chúng: độc theo bản chất
hóa học hoặc lý học của mình hoặc tạo thành nhiễu đối với một hoặc một số cơ chế bảo
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 18


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
đảm làm sạch đường hô hấp; c) làm vật mang chất độc do cơ thể hấp thụ.
Phân tích thống kê đã cho phép xác lập một cách khá tin cậy sự phụ thuộc giữa mức ô
nhiễm không khí và những bệnh như tổn thương các tuyến hô hấp trên, trụy tim, viêm
phế quản, hen, viêm phổi, emphysema phổi và các bệnh về mắt, hay các bệnh liên quan
đến hệ thần kinh như đau đầu, rối loạn tiền đình, . Sự tăng mạnh nồng độ tạp chất duy
trì trong vòng một số ngày sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong những người đứng tuổi do các bệnh
đường hô hấp và tim mạch.
+ Đoạn đường từ Cầu Giấy đến Cầu Diễn có lưu lượng xe đi lại khá đông. Sự gia tăng về
số lượng xe ô tô và xe máy là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí,
gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông càng trở nên trầm trọng
+ Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân khối nhỏ
có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là loại xe đã lưu hành trên
5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vừa qua việc kiểm soát tiêu chuẩn khí
thải được thực hiện đối với xe máy vì là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, khí CO và

Hydrocacbon
+ Do nồng độ bụi và các chất thải cao nên nó đã ảnh hưởng đến người dân sống xung
quanh, sinh viên, học sinh và người dân đi làm trên đoạn đường này.. Cụ thể nó ảnh
hưởng đến hệ thần kinh và các hệ cơ quan như: mắt, mũi, tai, họng…
Sulfur Điôxít (SO2): là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các
nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO 2 là chất khí gây kích
thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO 2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co
thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO 2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc
đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO 2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi,
gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những
người mắc bệnh hen,..
Cacbon mônôxít (CO): được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu
cơ như than, xăng, dầu, gỗ và một số chất hữu cơ khác. Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh
chóng qua phế nang, mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với
Cácbonxy-Hemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào
máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng
ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô
hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng
đến sự phát triển của thai nhi,.. Gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ăn không
ngon, khó thở, rối loạn cảm giác,..
Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ
cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các
nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO 2sẽ làm tổn
thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức
năng phổi, mắt, mũi, họng,..
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 19



Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Bụi: dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi toàn phần (TSP) có đường
kính khí động học dưới 50 µm và bụi PM10 có đường kính khí động học dưới 10 µm là
loại bụi nhỏ có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang, thâm nhập vào đường hô hấp của con
người. Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm xâm nhập và lắng đọng ở đường
hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể
xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng
của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây
các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư,..
Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi
hăng mạnh. O3 sinh ra từ phản ứng quang hóa giữa NOx và các hợp chất hữu cơ bay hơi
dưới tác động của ánh sáng mặt hoặc tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím (một
số thiết bị điện có thể sản sinh ra O 3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi, máy
photocopy,..). Thông thường, O3được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng,.. tuy
nhiên, ở nồng độ lớn, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế
bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs): gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng
nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều
cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học,
gây tổn thương gan – thận, gây kích thích da. VOCs cũng có thể là tác nhân gây suy tủy
và ung thư máu.
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm
lượng chì nhất định. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua
da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau
khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và
ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai
và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ
số thông minh).
Tiếng ồn: sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,..
Thông số tếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể. Khi thông số

tiếng ồn vượt quá TCCP sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề
nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt
màu sắc, gây viên dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
Theo kết quả của số liệu từ phiếu điều tra thì trong số 50 người có đến 30/50 có câu trả
lời là có nhiều người xung quanh họ mắc các bệnh về hệ hô hấp, chỉ có 2/50 phiếu trả lời
là không có một ai mắc bệnh và số phiếu còn lại thuộc về câu trả lời có một số ít người bị
mắc bệnh hô háp. Qua đó ta thấy được rằng bệnh về hệ hô hấp ngày càng phổ biến. Bên
cạnh đó đối với câu hỏi có bao giờ bị mắc các bệnh về hệ thần kinh hay không thì 20/50
phiếu trả lời rằng thời gian gần đây có bị mắc pahir các triệu chứng bệnh đau đầu hay
chóng mặt; 20/50 trả lời rằng vẫn có ccacs triệu chứng đấy lúc mệt hoặc đã từng mắc
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 20


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
trong quá khứ. Đấy là những số liệu cho ta thấy bệnh có dấu hiệu tăng lên trong thời gian
gần đây. Chứng tỏ rằng hoạt động xây dựng và giảo thông đang tăng lên gây ra mức ồn
lớn tác động trực tiếp tới sức khỏe của cong người.

4.3 Tác động đến kinh tế xã hội

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 21


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
+ Đoạn đường từ Cầu Giấy đến Cầu Diễn có rất nhiều trường ĐH, THPT nên lưu lượng
người qua lại là rất lớn..Việc môi trường không khí ô nhiễm có tác động mạnh đến việc

phát triển tri thức. Một môi trường trong sạch sẽ có điều kiện để phát triển hơn so với
môi trường ô nhiễm.
+ Ô nhiễm môi trường tác động đến kinh tế vì con người phải bỏ tiền ra để giải quyết
những hậu quả do ô nhiễm gây nên trong nhiều lĩnh vực
+ Các cơ quan môi trường của Hà Nội cho biết khoản chi chữa trị những chứng bệnh về
đường hô hấp do hít phải những thứ độc hại trong không khí bị ô nhiễm là chừng 14 đô la
mỗi năm tính theo đầu người
+ Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một trong
những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch của Hà Nội, mặt khác làm gia tăng các
chi phí cải thiện môi trường. Đặc biệt là làm phát sinh xung đột về lợi ích các nhóm xã
hội trong khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường
+ Ô nhiễm môi trường không khí cũng ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp của
người dân sống chung quanh khu vực Hà Nội..Ảnh hưởng của các khí thải làm giảm sản
lượng hoa màu và lương thực.
+ Ô nhiễm khí thải tác động đến tài sản của con người rất nhiều:
-

Làm gỉ kim loại.

-

Ăn mòn bêtông.

-

Mài mòn, phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản phẩm.

-

Làm mất màu, hư hại tranh.


-

Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.

-

Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da

Theo kết quả từ số liệu điều tra thì có 40/50 câu trả lời cho rằng hàng năm họ phải bỏ ra
một số tiến khá lớn so với mức thu nhập để điều trị các bệnh về đường hô hấp( như lao,
phổi,…) và các bệnh về hệ thần kinh( như đau đầu, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu bên
trái,…). Qua đó ta thấy được con người đã pahir trả một mức chi phí khá lớn trong việc
chữa trị các bệnh hô hấp và hệ thần kình mà nguyên nhân có theerlaf do ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh.
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 22


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
Chương 5: Tình hình thực hiện chính sách pháp luật và các giải pháp
Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, Nhà nước ta thời gian qua đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi
trường. Bên cạnh những tiền đề rất thuận lợi cho việc phát triển các quy định về bảo vệ
môi trường, thực tế thi hành các quy định này ở Việt Nam đã cho thấy một số hạn chế
nhất định.Bởi vậy, việc rà soát các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, xem xét các
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường đã thực sự là một yêu cầu
cấp bách đối với các nhà quản lý và các chuyên gia pháp luật.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường

xuyên, liên tục với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp, trọng tâm là triển khai, phổ
biến những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường; đưa văn bản hướng dẫn thi hành đến
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới kịp
thời các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh
được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
quy định bảo đảm phù hợp với pháp luật, tình hình thực tế công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong chiến lược phát triển
bền vững của tỉnh.
Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đã gắn kết với vấn đề bảo vệ môi
trường, Nhà nước ta đã ban hành đạo luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn liền
với yếu tố môi trường. Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh
toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi
trương Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao.
Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định
mà Chính phủ Việt Nam đã ký trước các quy định trong công ước quốc tế định của Pháp
luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức đáng quan tâm
như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư
phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập
trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nền nếp;
thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất
thải đang ngày càng tăng lên; thách thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho
bảo vệ môi trường với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh
nghiệp và người dân cho công tác bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp…
Trong những thách thức nêu trên, đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 23



Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
làm. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan
điểm phát triển bền vững của Đảng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời
gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ
sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi
trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành
vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ
thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi
trường
cụ
thể
để
đánh
giá.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát
triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục
suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình
trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo
tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân
bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”,
“tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự
giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Thứ ba: Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng
trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải
môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển. Đã đến lúc
“nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời
với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền
vững hơn.
Thứ tư: Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung
sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược
phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Hiện đại hóa công nghệ
dự báo khí tượng thủy văn; Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn; Tiếp tục phối hợp với
Nhóm 14_ĐH1KM

Page 24


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đoạn Cầu Diễn – Cầu Giấy
các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó
với biến đổi khí hậu toàn cầu; lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu với Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
(2011-2015), xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn
lực cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó
với
biến
đổi
khí
hậu.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; Quy hoạch sử dụng đất cả

nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015. Xác lập cơ chế cung cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước
đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã hội
hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia
bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản
biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn
mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản theo
hướng giảm cơ chế “xin - cho”, tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò
khoáng sản, đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và lựa chọn được tổ chức,
cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản; nâng cao tính thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý; tăng cường phân
cấp cho các địa phương quản lý khoáng sản; chú trọng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật...Đồng thời, tiếp tục giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm bảo vệ
và nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành công
nghiệp khai khoáng ổn định, bền vững. Phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.
Thứ bảy: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng
phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn
bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại
và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu
khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ
thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhóm 14_ĐH1KM

Page 25



×