Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỒN LƯU DIOXIN
TẠI KHU VỰC SÂN BAY BIÊN HÒA
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
Đại

PGS.TS. Hoàng Thái


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của
phòng Phân tích Dioxin và Độc chất, trung tâm Quan trắc môi trường. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng
Thái Đại (Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) và TS. Vũ Đức Nam (Phòng Thí
nghiệm Dioxin, Tổng cục Môi trường) quan tâm và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là các thầy cô khoa Môi Trường lòng tri ân sâu sắc vì những kiến thức,
kĩ năng trau dồi mà các thầy cô truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị và các bạn đồng nghiệp phòng thí nghiệm
Dioxin. Trung tâm Quan trắc Môi trường, Tổng cục Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở
bên động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Phương

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................................II
MỤC LỤC........................................................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................................VII
TRÍCH YẾU LUÂN VĂN...........................................................................................................................VIII
THESIS ABSTRACT.....................................................................................................................................XI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1
2

2
2
2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................3
2.1. TỔNG QUAN VỀ DIOXIN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN TỚI SỨC KHỎE CON
NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
3
2.1.1. Các tính chất lý – hóa của dioxin...............................................................................................3
2.1.2. Đặc tính sinh học của dioxin......................................................................................................6
2.1.3. Sự hình thành của dioxin trong môi trường................................................................................7
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN DẪN TỚI Ô NHIỄM DIOXIN TẠI VIỆT NAM
8
2.3. DIOXIN VÀ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ SINH THÁI
11
2.3.1. Dioxin và tác động tới con người.............................................................................................12
2.3.2. Dioxin và tác động tới môi trường sinh thái.............................................................................14
2.4. HIỆN TRẠNG TỒN LƯU DIOXIN TẠI VIỆT NAM
15
2.4.1. Sự tồn lưu dioxin tại các vùng bị phun rải trong chiến tranh...................................................15
2.4.2. Sự tồn lưu của dioxin tại các điểm nóng..................................................................................17
2.5. GIẢI PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM DIOXIN
20
2.5.1. Công nghệ giải hấp nhiệt..........................................................................................................21
2.5.2. Công nghệ hóa cơ.....................................................................................................................24
2.5.3. Xử lý phân hủy hóa học bằng xúc tác kiềm..............................................................................28
2.5.4. Xử lý bằng công nghệ sinh học.................................................................................................29
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................29
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
30

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................30
3.2. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
30
- DỰA TRÊN CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC TIỄN. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH HỢP
30
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
30

iii


3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.....................................................................................30
3.3.2. Phương pháp điều tra...............................................................................................................30
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu...............................................................................................................30
3.3.3. Phương pháp phân tích.............................................................................................................38
3.3.4. Phương pháp đánh giá số liệu..................................................................................................41
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................................42
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAN TRUYỀN Ô
NHIỄM DIOXIN TẠI SÂN BAY BIÊN HÒA VÀ VÙNG LÂN CẬN.
42
4.1.1. Đặc kiện về địa hình, địa mạo..................................................................................................42
4.1.2. Đặc điểm địa chất thủy văn......................................................................................................43
4.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng.....................................................................................................44
4.1.4. Một số chỉ tiêu thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu.................................................................46
4.1.5. Đặc điểm kinh tế- xã hội...........................................................................................................47
4.1.6. Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................................................48
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG XUNG QUANH SÂN BAY
BIÊN HÒA
49

4.3. HÀM LƯỢNG DIOXIN TRONG ĐẤT VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
53
4.3.1. Các nghiên cứu trước đây tại sân bay Biên Hòa......................................................................53
4.3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI KHU PACER IVY VÀ LÂN CẬN
53
4.3.3. Kết quả nghiên cứu tại khu phía Đông đường băng và lân cận...............................................59
60
61
4.3.4. KHU PHÍA BẮC SÂN BAY
62
63
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ DIOXIN TRONG ĐẤT
64
4.4.1. Quan đểm xử lý ô nhiễm tồn lưu dioxin....................................................................................64
4.4.2. Các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm....................................................................................64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................68
5.1. KẾT LUẬN
5.2. KIẾN NGHỊ

68
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................69
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................................72

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

ADN
ARNT
AhR
BQP
CDC
DTBS
DRE
HRGC
HRMS
Hsp90
ISTD
IPTD
MCD
MNVN
NAS
OCDD
PCBs
PCDD
PCDF
ppm
ppt
SBBH
TCDD
TEF
TEQ
TPBH
TPHCM
TCVN
TTNĐ Việt- Nga
UNDP

UNEP
USDOD
USEPA
VPBCĐ 33
WHO

Nghĩa tiếng Việt
Axit Deoxyribo Nucleic
Thể vận chuyển AhR trong nhân
Aryl hydrocarbon Receptor
Bộ Quốc Phòng
Chất diệt cỏ
Dị tật bẩm sinh
Yếu tố đáp ứng dioxin (Dioxin Responsive Element)
High Resolution Gas Chromatography
High Resolution Mass Spectrometry
Protein sock nhiệt 90 kDa
Giải hấp nhiệt tại chỗ (In-Situ Thermal Desorption)
Giải hấp nhiệt trong mố (In-Pile Thermal Desorption)
Công nghệ hóa cơ (MechanoChemical Destruction)
Miền nam Việt Nam
Viện khoa học quốc gia Mỹ
Octachlorodibenzo-p-dioxin
Polychlorinated biphenyl
Polychlorinated dibenzo-p-dioxin
Polychlorinated dibenzofuran
1 phần triệu của gam
1 phần tỷ của gam
Sân bay Biên Hòa
Tetrachlorodibenzo-p-dioxin

Hệ số độc (Toxic Equivalency Factor)
Độ độc tương đương (Toxic Equivalency Quantity)
Thành phố Biên Hòa
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung tân nhiệt đới Việt - Nga
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Chương trình môi trường Liên hợp quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ
Cục bảo vệ môi trường Mỹ
Văn phòng Ban chỉ đạo 33
Tổ chức Y tế thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhóm đồng loại PCDD và PCDF...............................................................................4
Bảng 2.2. Giá trị hệ số độc của các PCDD. PCDF tiêu biểu.............................................................4
Bảng 2.3. Khối lượng các CDC được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam theo các tác giả khác
nhau..................................................................................................................................................9
Bảng 2.4. Hàm lượng TCDD trong 2,4,5 T.....................................................................................10
Bảng 2.5. Nồng độ của Dioxin tại một số khu vực bị phun rải........................................................16
Bảng 3.1. Điều kiện tách và phân tích các chất Dioxin...................................................................39
Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích đối với các nền mẫu khác nhau..............39
Bảng 4.1. Bảng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 và 2020.....................................................48
Bảng 4.1. Kết quả phân tích các mẫu trầm tích các ao hồ phía Tây và phía Nam............................56
Bảng 4.2. Kết quả phân tích các mẫu đất bề mặt và đất theo độ sâu khu Pacer Ivy và lân cận.......56
Bảng 4.3. Kết quả phân tích các mẫu đất. trầm tích khu phía Đông................................................59
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu đất, trầm tích khu phía Bắc.........................................................62

Danh mục các vị trí lấy mẫu khu vực phía Đông đường băng.........................................................73
Danh mục các vị trí lấy mẫu khu vực phía Bắc sân bay..................................................................73

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của các chất dioxin và các hợp chất tiêu biểu về độ độc..................................3
Hình 2.2. Sơ đồ cơ chế tác động sinh học của dioxin.................................................................................7
Hình 2.3. Cơ chế hình thành dioxin trong sản xuất chất diệt cỏ..................................................................8
Hình 2.4. Sơ đồ tiến trình xử lý bằng công nghệ giải hấp nhiệt................................................................22
Hình 2.5. Sơ đồ cơ sở hệ thống IPTD.......................................................................................................23
Hình 2.6. Sơ đồ đơn giản máy nghiền bi..................................................................................................26
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình công nghệ MCD..............................................................................................26
.................................................................................................................................................................31
Hình 3.1. Các khu vực lấy mẫu đất. trầm tích tại sân bay Biên Hòa.........................................................31
.................................................................................................................................................................33
Hình 3.2. Sơ đồ các tiểu khu lấy mẫu đánh giá hướng lan tỏa khu Pacer Ivy và lân cận...........................33
.................................................................................................................................................................35
Hình 3.3. Vị trí các tiểu khu lấy mẫu đất. trầm tích phía Đông sân bay Biên Hòa....................................35
.................................................................................................................................................................37
Hình 3.4. Vị trí các tiểu khu lấy mẫu khu phía Bắc sân bay Biên Hòa......................................................37
Hình 4.1. Vị trí các phường tiến hành điều tra..........................................................................................51
Hình 4.2. Kiến thức về sự tồn tại của Dioxin trong môi trường................................................................51
Hình 4.3. Kiến thức về biện pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm......................................52
Hình 4.3. Bản đồ ô nhiễm Dioxin khu phía Tây sân bay Biên Hòa...........................................................58
Hình 4.4. Bản đồ ô nhiễm dioxin khu vực phía Đông sân bay Biên Hòa..................................................61
Hình 4.5. bản đồ ô nhiễm dioxin khu vực phía Bắc sân bay Biên Hòa.....................................................63


vii


TRÍCH YẾU LUÂN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà Phương
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng tồn lưu Dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu về mức độ hiện trạng tồn lưu Dioxin tại sân bay Biên

Hòa nhằm đạt được những mục tiêu cụ thế sau:
- Tiến hành phân tích và xác định hàm lượng dioxin trong các mẫu đất thu thập
tại các khu vực thuộc sân bay Biên Hòa;
- Đánh gía mức độ nhận thức của người dân về Dioxin;
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp.
2.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát nhận thức của người dân về sự tồn tại của

dioxin trong môi trường.
- Phương pháp lấy mẫu điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm được thực hiện trên cơ
sở tuân thủ theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng đất TCVN

5297:1995.
- Phương pháp phân tích dựa trên phương pháp tiêu chuẩn của Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ (US EPA 1613/1613B) cho mẫu đất và trầm tích.
- Phương pháp đánh giá sô liệu theo TCVN 8183:2009, trong đó ngưỡng giới
hạn của dioxin cần phải xử lý trong đất là 1000 ng/kg (ppt), trầm tích là 150 ng/kg (ppt).
3.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

3.1. Kết quả nghiên cứu chính
Sân bay Biên Hòa nằm ở Phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai, tại tọa độ10°58’37” Bắc, 106°49’6” Đông, diện tích khoảng 1.000 ha, Nguồn ô
nhiễm dioxin chủ yếu do rò rỉ, rửa các thiết bị và máy bay sau khi phun chất diệt cỏ
trong chiến tranh. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, cuối những năm 1969, đầu
1970, một số tai nạn đã xảy ra. dẫn đến rò rỉ khoảng 28.000 lít chất độc da cam và
10.000 lít chất độc trắng tại khu vực này.
viii


Trong khu vực sân bay Biên Hòa. phía Nam và phía Tây sân bay có nhiều ao hồ
nhỏ (hồ số 1, hồ số 2....) là khu vực chưa nước dồn từ sân bay khi có mưa lớn. Nước từ
khu ô nhiễm (khu vực chứa CDC, rửa phương tiện sau khi phun rải và khu vực xảy ra
sự cố rò rỉ CDC) và một phần sân bay chảy qua vùng đệm vào Hồ số 1, theo rãnh sang
Hồ số 2. Từ hồ số 2, nước chảy theo cống ra Hồ cổng 2 ở sát tường bao phía ngoài sân
bay và tiếp tục chảy vào Hồ Biên Hùng (Phường Trung Dũng) sau đó theo hệ thống
thoát nước của thành phố chảy ra sông Đồng Nai. Phía Tây sân bay (khu vực nghi bị
nhiễm CDC) nước mưa chảy tràn đầu đường băng qua vùng đệm và các ao hồ nhỏ rồi
đổ ra sông Đồng Nai trên địa phận phường Bửu Long.
Các mẫu đất thu thập tại khu Pacer Ivy cho thấy nồng độ TEQ trong mẫu đất thu
thập lên tới 962.000 pg TEQ/g, trung bình đạt 18.260 pg TEQ/g. Trong đó TCDD chiếm

ưu thế tuyệt đối về TEQ (trung bình khoảng 98% TEQ), nồng độ này đã gặp ở góc Tây
nam, nằm gần đường băng. Nồng độ trung bình và điểm cao nhất ở đây đều cao hơn
hàng trăm lần so với khu vực sân bay A Lưới và điểm nóng Đà Nẵng
Bản đồ khoanh vùng các tiểu khu phía Đông cho thây nồng độ dioxin cao trong
các mẫu thu thập ở các ao hồ. Nồng độ trung bình các mẫu thu thập ở ao hồ. đặc biệt là
tiểu khu EP1, EP2 và EP4 tương ứng là 648 ppt TEQ; 254 ppt TEQ và 186 ppt TEQ.
Ngược lại các mẫu trầm tích lấy ở tiểu khu EL1 cho thấy nồng độ trung bình không cao
(15,2 ppt TEQ). Như vậy, nồng độ dioxin còn tồn tại trong các trầm tích tại các ao hồ
phía Đông. Đất đai khu vực phía Đông không có dấu hiệu bị nhiễm dioxin với nồng độ
cao trên ngưỡng 40 ppt đối với đất trồng cây hàng năm.
Khu vực phía Bắc đường băng, nồng độ dioxin trung bình trong các mẫu thu
thập ở các ao tiểu khu NP1 và NP2 tương ứng là 305 ppt TEQ và 344 ppt TEQ, cho
thấy có sự tồn lưu dioxin tại các ao hồ này. Hai tiểu khu này có địa hình trũng hơn so
với tiểu khu phía Đông Bắc nên có khả năng các chất ô nhiễm tích tụ tại đây. Hơn nữa.
tỷ lệ TCDD đóng góp vào TEQ của các mẫu thu thập là rất cao (trên 60%). Ở tiểu khu
NP6 phát hiện có mẫu TEQ lên tới 7.346 ppt TEQ cao hơn nhiều so với ngưỡng 150
ppt TEQ.
Như vậy, nhìn chung, sân bay Biên Hòa có nhiều điểm ô nhiễm có hàm lượng
chất độc dioxin tồn lưu cao. Kết quả phân tích và đối chứng có độ tương đồng tương đối
cao, các mẫu phân tích có tỉ lệ đồng phân 2,3,7,8 TCDD chiếm >90% chứng tỏ nguồn
gốc ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa là từ chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh tại Việt Nam
Kết quả của điều tra cho thấy mặc dù sống trên vùng ô nhiễm dioxin nặng nhưng
rất ít người dân có nhận thức đúng và đầy đủ về sự tồn tại của dioxin trong môi trường,
về đường xâm nhập của dioxin từ môi trường vào cơ thể và các thực phẩm nguy cơ cao

ix


cũng như những hậu quả sức khỏe của dioxin. Ngoài ra, quân nhân và gia đình sống bên

trong sân bay Biên Hòa cần được tư vấn đầy đủ về khả năng phơi nhiễm dioxin trong
môi trường và thực phẩm. Đồng thời người dân cần lưu ý sử dụng bảo hộ cá nhân khi
tiếp xúc với bùn đất bên trong và khu tiếp giáp sân bay, các ngày gió to nên đóng cửa,
nếu ra ngoài thì cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi đất ô nhiễm
3.2. Kết luận
Sân bay Biên Hòa nằm tại phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai, có diện tích khoảng 1.000 ha. Khu nhiễm chất độc hóa học nằm trong phạm vi sân
bay và phía cuối của sân bay do Pháp xây dựng. Khu vực này có địa hình tương đối
thấp và dốc dần về phía sông Đồng Nai.
Sân bay Biên Hòa là cơ sở quan trọng của các chiến dịch Ranch Hand và Pacer
Ivy trong chiến tranh, do đó cũng là nơi môi trường đất và trầm tích bị ô nhiễm dioxin
nặng nhất, phạm vi ô nhiễm lớn nhất và phức tạp nhất. Nồng độ dioxin trung bình trong
các mẫu đất tại vùng ô nhiễm trong khu vực sân bay cao tới mức 215.000 ppt (gấp hàng
trăm lần so với nồng độ Dioxin cho phép trong đất Việt Nam). Nồng độ dioxin trong các
mẫu trầm tích tương đối lớn, từ 4,51 đến > 2.000 ppt, vượt hàng chục lần so với nồng
độ cho phép trong trầm tích theo TCVN.
Thành phố Biên Hòa đã có một số hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về
tác hại của dioxin và các biện pháp phòng chống nhiễm độc; chăm sóc sức khỏe, phục
hồi chức năng cho nạn nhân; trợ cấp hàng tháng và giúp đỡ cải thiện đời sống...Tuy
nhiên vì lý do kỹ thuật và kinh phí nên các hoạt động này còn ở quy mô nhỏ, hiệu quả
đạt được chưa cao.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ha Phuong
Thesis title: Assessment of the status of dioxin persistence in Bien Hoa airbase
Major: Environmental science


Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
- Thesis research on the current state of persistent levels of dioxin in Bien Hoa
airbase to achieve the following specific objectives:
- Analysis and the determination of dioxin in soil samples collected in the region
of Bien Hoa airbase
- Evaluating the level of awareness of people about Dioxin
- Proposed solution
2. Materials and Methods
- Research Methodology secondary data collection
- The method of investigation, survey people's awareness of the existence of
dioxin in the environment.
- Methods of sampling survey and assessment of pollution level is done on the
basis of compliance with the National Standards for sampling and soil quality
evaluation TCVN 5297: 1995.
- Methods of analysis based on standard methods of environmental protection
Agency (US EPA 1613 / 1613B) for soil and sediment samples.
- Methods of evaluating the data according to ISO 8183: 2009, in which the
threshold of dioxin in the soil need to handle is 1000 ng / kg (ppt), deposits of 150 ng /
kg (ppt).
3. Main findings and conclusions
3.1. Main findings
Bien Hoa airport is located in Tan Phong Ward, Bien Hoa City, Dong Nai
Province, now is do10 ° 58'37 "N, 106 ° 49'6" east, an area of about 1,000 hectares,
sources mainly due to dioxin contamination leaks, wash the equipment and aircraft after
spraying herbicides during the war. According to data from the US Department of
Defense, late 1969, early 1970, a number of accidents have occurred. leading to leakage
around 28,000 liters of Agent Orange and Agent White 10,000 liters in the area.

xi


In the area of Bien Hoa airport. south and west of the airport, there are many
small lakes (Lake No. 1, pool 2 ....) is not a country area cornered from the airport when
there are heavy rains. Water from polluted areas (areas CDC, washing vehicles after
spraying and the area of the incident leaked CDC) and part of the airport runs through
the buffer zone at Lake No. 1, according to Lake No. 2 slot. from Lake No. 2, the water
flowing in the drain of Lake port 2 on the outer wall close to the airport and continue to
flow into Lake Bien Hung (Trung Dung Ward) then follow the drainage system of the
city flows into Dong Nai river. The West airport (suspected contaminated areas CDC)
first stormwater runoff through the buffer zone runway and small ponds and pouring
into Dong Nai river on the territory of Buu Long ward.
The soil samples collected at the Pacer Ivy showed TEQ concentrations in soil
samples collected up to 962 000 pg TEQ / g, average 18 260 pg TEQ / g. In that TCDD
absolute dominant TEQ (averaging around 98% TEQ) concentrations were observed in
southwest corner, near the runway. The average concentration and the highest points
here are hundreds of times higher than regional airports and hotspots Luoi Danang.
Map delimiting the eastern sub-region showed that high levels of dioxin in
samples collected in a pond. The average concentration of samples collected in ponds.
especially subregional EP1, EP2 and EP4 648 ppt TEQ, respectively; 254 ppt TEQ and
186 ppt TEQ. Conversely sediment samples taken at the subregional EL1 showed the
average concentration is not high (15.2 ppt TEQ). Thus, the concentration of dioxins
exist in the sediments in the eastern lakes. Land East no signs of dioxin contaminated
with high concentrations above 40 ppt for annual crops.
Northern Region runway, the average dioxin concentrations in samples collected
in ponds and subregional NP1 NP2 ppt TEQ respectively 305 and 344 ppt TEQ, showed
a dioxin at this pond. Two subregional this terrain than subregional valley northeast
should be able to accumulate pollutants here. More. rate contribution to TEQ TCDD of
collected samples is very high (over 60%). At the subregional NP6 detected up to 7346

ppt TEQ form TEQ higher than 150 ppt TEQ threshold.
Thus, in general, the Bien Hoa airport has many pollutants have dioxin levels
higher residual. The results of analysis and control with a relatively high degree of
compatibility, the sample rate 2,3,7,8 TCDD isomer accounted for> 90% of proven
pollution originating at Bien Hoa airport is from nature Agent orange used by the US
during the war in Vietnam.
The results of the survey show that although life on the heavy dioxin
contamination but few people are aware of the correct and complete information about
the presence of dioxins in the environment, in line penetration of dioxins from the

xii


environment into the body and high-risk foods, as well as the health consequences of
dioxin. In addition, military personnel and their families living in Bien Hoa airport
should be full consultation about the possibility of exposure to dioxins in the
environment and food. Also noteworthy people use personal protection when exposed to
dirt inside the airport and adjacent areas, the day winds up close, if outside should wear
a mask to avoid inhaling the dust pollution.
3.2. Conclusions
Bien Hoa airport is located in Tan Phong Ward, Bien Hoa City, Dong Nai
Province, an area of about 1,000 hectares. Zone infected with toxic chemicals within the
airport and the end of the French-built airport. The area has a relatively low topography
and slope toward the Dong Nai River.
Bien Hoa airport is an important base of Operation Ranch Hand, and Pacer Ivy
during the war, so also the environment where soil and sediment contamination was
heaviest, largest scope of pollution and most complex. The average dioxin levels in soil
samples at the pollution in the airport area as high as 215,000 ppt (hundred times more
than the concentration of dioxin in the soil allows Vietnam). Dioxin concentrations in
the sediments are relatively large, from 4.51 to> 2,000 ppt, exceeding tens of times the

concentration allowed in sediments under TCVN.
Bien Hoa City has a number of activities to raise public awareness about the
harmful effects of dioxin and other measures to prevent contamination; health care,
rehabilitation for victims; monthly benefits and help improve their lives ... But because
of technical reasons and funding to these activities are small-scale, low efficiency gain.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dioxin là một nhóm các hợp chất hóa học được đưa vào danh sách các
chất ô nhiễm môi trường khó phân hủy trong quy ước Stockholm – một công ước
quốc tế về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ do các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra. Những hợp chất này là các sản phẩm phụ
phát thải không chủ định từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. đặc biệt là các
quá trình đốt cháy. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu
về tác hại của Dioxin và kết quả cho thấy các hợp chất Dioxin. đặc biệt là hợp
chất 2.3.7.8-tetraclorodizenzo-p-Dioxin (TCDD) gây ra một số ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Do vậy, vấn để ô nhiễm
Dioxin trong môi trường và phơi nhiễm Dioxin đối với con người là những vấn
đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã
phun rải hơn 74 triệu lít chất diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam. Các vùng bị phun
rải bị nhiễm độc Dioxin nặng và được gọi là các “điểm nóng” về nhiễm độc Dioxin.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng người dân sinh sống tại những vùng
bị phun rải chất độc trong chiến tranh vẫn phải chịu những hậu quả nặng nề do
Dioxin gây ra. Do vậy, vấn đề phơi nhiễm Dioxin đối với người dân sống tại những
“điểm nóng” về Dioxin và vùng lân cận đã trở thành một vấn đề sức khỏe môi
trường cấp bách được chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm trong suốt nhiều năm.

Tình hình ô nhiễm CDC/dioxin ở sân bay Biên Hòa còn khá phức tạp cả
về quy mô lẫn mức độ ô nhiễm. Về cơ bản trong sân bay Biên Hòa có 5 khu vực
ô nhiễm nặng bao gồm: Khu Z1 nơi trước kia lưu trữ CDC/Dioxin, khu vực các
ao hồ ở hạ lưu nơi tiếp nhạn lan tỏa đất ô nhiễm bị rửa trôi, khu vực phía Tây
Nam (nơi một lượng nhỏ CDC/Dioxin được tập kết trog chiến dịch Ranch Hand)
và khu vực Pacer Ivy (nơi thu hồi và lưu trữ các thùng hóa chất diệt cỏ). Đến nay.
Việt Nam đã cung cấp kinh phí để cách ly ô nhiễm tại 2 khu vực Z1 và khu Tây
Nam bằng phương pháp chôn lấp an toàn. Theo ước tính lượng đất được cô lập
mới chỉ 30-40% so với lượng đất bùn ô nhiễm tại sân bay. Cần có thêm các
nghiên cứu để đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm Dioxin tại đây để khoanh
vùng chính xác khu vực ô nhiễm và đây sẽ là cơ sở cần thiết để tính toán cho việc
xử lý Dioxin trong tương lai.
1


Vì vậy. với đề tài “Đánh giá hiện trạng tồn lưu Dioxin tại khu vực sân bay
Biên Hòa – Đồng Nai”, tôi hi vọng các kết quả đạt được sẽ đóng góp một phần nhỏ
vào lĩnh vực nghiên cứu và xử lý ô nhiễm Dioxin tại Việt Nam hiện nay.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Giả thuyết 1: Sự phân bố dioxin trong đất và điều kiện môi trường tác
động tới sự phân hủy và chuyển hóa dioxin trong đất.
- Giả thuyết 2: Hàm lượng mức độ ô nhiễm dioxin tại khu vực nghiên cứu

đồng thời chỉ rõ được nguy cơ phơi nhiễm dioxin đối với người dân.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tiến hành phân tích xác định tổng hàm lượng dioxin trong các mẫu thu
thập được từ các khu vực thuộc sân bay Biên Hòa, so sánh với QCVN và đưa ra
giải pháp cảnh báo.
- Đánh giá hiểu biết của người dân về Dioxin.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-

Chỉ rõ được hàm lượng mức độ ô nhiễm dioxin tại khu vực nghiên cứu;
Chỉ rõ được nguy cơ dẫn tới phơi nhiễm dioxin đối với người dân;
Đề xuất một số giải pháp khả thi cho khu vực ô nhiễm.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin về sự phân bố dioxin
trong đất và điều kiện môi trường tác động tới sự phân hủy và chuyển hóa dioxin
trong đất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin về hàm lượng mức độ ô
nhiễm dioxin tại khu vực nghiên cứu đồng thời chỉ rõ được nguy cơ phơi nhiễm
dioxin đối với người dân.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ để đề xuất một số giải pháp khả
thi cho khu vực ô nhiễm

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ DIOXIN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN TỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Các tính chất lý – hóa của dioxin
Dioxin được biết đến như là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hóa
học có cấu tạo chung gồm các nhóm hydrocacbon mạch vòng liên kết với clo tồn
tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh
vật khác. Dioxin bao gồm 75 chất đồng loại PCDD (Polyclorodibenzo-p-dioxin)
và 135 chất đồng loại PCDF (Polychlorodibenzofuran) (Fiedler H, 2003).

Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của các chất dioxin

và các hợp chất tiêu biểu về độ độc
Tùy thuộc vào số nhóm thế clo trong phân tử mà người ta chia các hợp chất
PCDD/PCDF thành 8 nhóm chất như sau:

3


Bảng 2.1. Các nhóm đồng loại PCDD và PCDF
Các đồng loại

Số nguyên tử
Clo

Số đồng phân

Kí hiệu

Số đồng phân

Kí hiệu

MonocloDicloTricloTetracloPentacloHexacloHeptacloOctaclo-

2
10
14
22
14
10
2

1

MCDD
DCDD
TrCDD
TCDD
PeCDD
HxCDD
HpCDD
OCDD

4
16
28
38
28
16
4
1

MCDF
DCDF
TrCDF
TCDF
PeCDF
HxCDF
HpCDF
OCDF

Tổng số


75

135
Nguồn: Fiedler H (2003)

Các chất dioxin là những hợp chất có tính bền vững cao và được tìm thấy
trong không khí, đất, nước, trầm tích, động vật và thức ăn. Độc tính của chúng rất
khác nhau tùy vào cấu trúc của mỗi phân tử, các phân tử có độ độc cao là các
phân tử chứa nguyên tử clo ở các vị trí thế 2,3,7,8, trong đó bao gồm 7 chất
PCDD và 10 chất PCDF.
Bảng 2.2. Giá trị hệ số độc của các PCDD. PCDF tiêu biểu
Dioxin
2,3,7,8-TeCDD
1,2,3,7,8-PeCDD
1,2,3,4,7,8-HxCDD
1,2,3,6,7,8-HxCDD
1,2,3,7,8,9-HxCDD
1,2,3,4,6,7,8-HpCDD
OCDD

TEF(*)
1
1
0,1
0,1
0,1
0,01
0,0003


Furan
2,3,7,8-TeCDF
1,2,3,7,8-PeCDF
2,3,4,7,8-PeCDF
2,3,7,8-PeCDF
1,2,3,4,7,8-HxCDF
1,2,3,6,7,8-HxCDF
2,3,4,6,7,8-HxCDF
1,2,3,4,6,7,8-HpCDF
1,2,3,4,7,8,9-HpCDF
OCDF

TEF(*)
0,1
0,03
0,3
0,1
0,1
0,1
0,1
0,01
0,01
0,0003

Nguồn: The International Programme on Chemical Safely (2006)
(*)

giá trị TEF được qui định bởi WHO (2005)

Khái niệm về hệ số độc (Toxicity Equivalency Factor-TEF) của các chất

dioxin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, hệ số độc được xác định dựa
4


trên dựa trên những nghiên cứu về tác dụng của chất dioxin với cơ thể sống và
những biểu hiện xấu do nó gây ra. Chất 2,3,7,8-TCDD là chất được cho là có độc
tính cao nhất được biết đến và được quy ra hệ số độc cao nhất là 1, tính độc của
các dioxin và các hợp chất liên quan khác được biểu thị dưới dạng một phân số
của độc tính qui cho TCDD.
Các chất dioxin là các chất không màu, không mùi, có nhiệt độ sôi tương
đối cao. Các đồng loại này tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện bình thường. Một
số tính chất chính của các chất dioxin như sau: áp suất hơi thấp (từ 4,0×10-8 mm
Hg đối với 2,3,7,8-TCDD đến 8,2×10 -13 mm Hg đối với OCDD); độ tan trong
nước rất thấp (19,3 ng/L đối với 2,3,7,8-TCDD); độ tan trong dung môi/ chất béo
(log Kow có giá trị từ 5,6 đối với TCDF và 6,1/7,1 đối với TCDD đến 8,2 đối với
OCDD); liên kết ưu tiên với các thành phần hữu cơ trong đất và trầm tích (giá trị
log Koc của 2,3,7,8-TCDD trong khoảng 6,4 - 7,6) (Fiedler H, 2003).
Đặc tính ưa mỡ (lipophilic) và kỵ nước (hydrophobic) của dioxin liên quan
chặt chẽ đến độ bền vững của chúng trong cơ thể sống cũng như trong tự nhiên
và sự phân bố của chúng trong các cơ quan của cơ thể. Đặc tính ưa mỡ của
dioxin làm cho nó có khả năng tích lũy trong các mô mỡ của cơ thể với thời gian
bán hủy từ 7-12 năm. Chúng cũng đồng thời được tích lũy sinh học trong các cơ
thể động vật là nguồn thực phẩm cho con người. Trong môi trường, thời gian bán
hủy của các hợp chất dioxin trong các lớp đất bề mặt và sâu hơn dưới bề mặt
khoảng 9 - 12 và 25 - 100 năm và trong trầm tích thời gian bán hủy lên tới hàng
trăm năm (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
Dioxin rất bền vững, không bị phân huỷ bởi các axít mạnh, kiềm mạnh, các
chất oxy hoá mạnh khi không có chất xúc tác ngay ở cả nhiệt độ cao. Dioxin
không bị thuỷ phân trong nước ở điều kiện bình thường. Dioxin có nhiệt độ nóng
chảy khá cao, nhiệt độ sôi của 2,3,7,8-TCDD lên tới 412 oC, các quá trình cháy

tạo dioxin cũng xảy ra ở khoảng nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ 750 - 900 oC vẫn là
khoảng nhiệt độ tạo thành 2,3,7,8-TCDD; ngay cả ở nhiệt độ 1200 oC, quá trình
phân huỷ dioxin vẫn là quá trình thuận nghịch. Dioxin chỉ bị phân huỷ hoàn toàn
ở khoảng nhiệt độ 1.200 – 1.400oC và cao hơn (Fiedler H, 2003).
Dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường hô hấp, tiêu
hóa và qua da. Trong đó, các kết quả nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho
thấy dioxin xâm nhập qua đường tiêu hóa tốt hơn qua da. Khả năng xâm nhập
của dioxin qua đường hô hấp có thể ngang với qua đường tiêu hóa. Khả năng
xâm nhập của dioxin vào cơ thể phụ thuộc vào cấu trúc của chúng, trong đó chất
5


2,3,7,8-TCDD là có khả năng xâm nhập cao hơn so với các đồng loại khác (Văn
phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
2.1.2. Đặc tính sinh học của dioxin
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về cơ chế gây độc của các chất
dioxin. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến nhất trí rằng thụ thể hydrocarbon thơm (aryl
hydrocarbon receptor-AhR) đóng một vai trò trung gian trong cơ chế tác động
của dioxin đối với cơ thể sống. AhR là một protein đóng vai trò nhân tố phiên mã
(transcription factor) tham gia vào quá trình điều hoà các đáp ứng sinh học đối
với hydrocarbon thơm. Thụ thể AhR khi được hoạt hoá bởi hydrocarbon thơm sẽ
kích hoạt quá trình biểu hiện gen và sinh tổng hợp các enzym nhóm cytochrom
P450, đây là các enzym tham gia trong quá trình chuyển hoá chất ngoại lai như
hydrocarbon thơm (Michael S. D. and Scott R. N, 2003).
AhR có khả năng liên kết với các phối tử ngoại lai như các hợp chất tự
nhiên nhóm flavonoid, polyphenolic và indol, cũng như các hydrocarbon thơm
tổng hợp và các chất tương tự dioxin. Bình thường AhR không liên kết với phối
tử được giữ trong tế bào chất dưới dạng một phức hợp protein ở trạng thái không
hoạt động, gắn với một vài chaperon bao gồm cặp protein sock nhiệt 90 kDa
(Hsp90) và protein XAP2. Hsp90 có tác dụng giữ thụ thể trong một cấu dạng cho

phép liên kết với phối tử. Ngoài ra nó ổn định thụ thể khi có shock nhiệt, bảo vệ
thụ thể khỏi sự thuỷ phân và đặc biệt là ngăn sự liên kết sớm với ARNT, XAP2
đóng vai trò ngăn chặn sự vận chuyển AhR chưa liên kết phối tử vào trong nhân
bằng cách che chắn chuỗi amino axit định vị nhân trên AhR.
Sau khi liên kết với phối tử như dioxin, chaperon XAP2 tách ra khỏi
phức hợp dẫn đến việc AhR dịch chuyển qua, màng nhân. Khi đã ở trong
nhân, cặp Hsp90 được giải phóng, cho phép AhR dimer hoá với thể vận
chuyển AhR trong nhân (ARNT). Phức hợp AhR/ARNT đã được hoạt hoá
bởi phối tử dioxin sau đó có khả năng tương tác với ADN bằng sự liên kết
với chuỗi DRE (yếu tố đáp ứng Dioxin) trong vùng khởi động (promoter)
của các gen đáp ứng AhR, dẫn đến sự biểu hiện (phiên mã và dịch mã) của
các gen này (Michael S. D. and Scott R. N, 2003)
Khi có mặt dioxin, Dioxin sẽ liên kết trực tiếp với các AhR tạo thành phức
hợp khởi động quá trình liên tiếp phosphoryl hóa/khử phosph từ đó dẫn tới việc
hoạt hóa các yếu tố sao chép gen, điều biến quá trình biến đổi tín hiệu và biểu
hiện gen. Các đáp ứng sinh học bất thường dẫn đến các tác động kích thích hoặc
kìm hãm sự sao chép của hàng loạt các gen khác nhau và gây ra những tổn
6


thương về bệnh lý như hoại tử tế bào, chết tế bào, tăng sản, giảm sản hoặc loạn
sản ở tế bào. Các dioxin còn làm biến đổi sao chép và giải mã của các gen bao
gồm: gen gây ung thư, gen mã hóa và các yếu tố tăng trưởng, các hocmon, các
enzyme chuyển hóa thuốc như CYP1A1,CYP1A2, CYP1B1 là những đáp ứng
nhạy nhất thấy được ở động vật và cả người bị phơi nhiễm dioxin (Michael S. D.
and Scott R. N, 2003).

Hình 2.2. Sơ đồ cơ chế tác động sinh học của dioxin
2.1.3. Sự hình thành của dioxin trong môi trường
Trong tự nhiên, dioxin có thể được sinh ra do quá trình đốt cháy các vật

chất hữu cơ không hoàn toàn như cháy rừng hay núi lửa phun. Tuy nhiên, nguồn
sinh ra dioxin chủ yếu là sản phẩm không chủ định trong các hoạt động của con
người tạo ra và giải phóng vào môi trường trong các quá trình đốt cháy (thiêu
hủy rác thải, chất thải, đốt chấy gỗ, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch…), trong các
hoạt động công nghiệp, sản xuất, sử dụng, hủy bỏ một số hóa chất nhất định (sản
xuất và sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu…), trong các quá trình tẩy trắng bột
giấy và trong quá trình sản xuất, tái sử dụng một số kim loại (Văn phòng Ban chỉ
đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
Ở Việt Nam, nguồn dioxin được quan tâm và chú ý lớn là do hậu quả của
cuộc chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ thực hiện trong những năm 1961-1971.
7


Trong giai đoạn này quân đội Mỹ đã tiến hành phun rải hàng trăm triệu lít chất diệt
cỏ mà trong đó chứa hàng trăm kg chất độc dioxin xuống miền Nam Việt Nam.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN DẪN TỚI Ô NHIỄM DIOXIN TẠI
VIỆT NAM
Chất độc da cam là tên gọi tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ và làm rụng
lá cây được quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.
một phần của chiến tranh hóa học của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam từ
năm 1961 tới 1971.
Dioxin trong chất độc da cam được tạo thành do quá trình sản xuất chất
2,4,5-trichlorophenoxyacetic (chất 2,4,5-T) trong chất diệt cỏ theo sơ đồ sau:

Hình 2.3. Cơ chế hình thành dioxin trong sản xuất chất diệt cỏ
Do cơ chế hình thành dioxin theo sơ đồ trên nên tỷ lệ 2,3,7,8-TCDD đối với
nguồn dioxin từ chất độc da cam là rất lớn, nó chiếm khoảng 80-98%, đây là một
thông số có thể sử dụng để phân biệt dioxin từ chất da cam với các nguồn khác.
Tùy thuộc vào thời gian và công nghệ sản xuất của từng nước, từng nhà
máy mà hàm lượng dioxin trong chất da cam rất khác nhau. Theo số liệu nghiên

cứu của một số tác giả thì dioxin trong chất diệt cỏ sản xuất trong những năm 60
là rất lớn: 30-40ppm, 70ppm thậm chí đến 100ppm. Vì vậy việc đánh giá lượng
dioxin ở miền Nam Việt Nam do chiến tranh hóa học để lại rất phức tạp và rất
khác nhau (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2007).
Từ năm 1961 – 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hoá học
lớn nhất. tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, xét cả về tính độc,
khối lượng, chủng loại hoá chất độc. Trên 100 nghìn tấn chất độc hóa học. phun
rải trên diện tích 1,7 triệu ha của miền nam Việt Nam. Các chất da cam. chất
8


trắng. chất xanh... là các chất diệt cỏ làm rụng lá cây đã được sử dụng với liều
lượng cao gấp nhiều lần liều sử dụng trong nông nghiệp nên chúng trở thành các
chất độc ảnh hưởng lớn tới môi trường và các hệ sinh thái (Văn phòng Ban chỉ
đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
Qui mô cuộc chiến tranh chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam
Chiến dịch Ranch Hand
Từ ngày 10 tháng 8 năm 1961 đến tháng 7 năm 1971, Quân đội Mỹ đã
tiến hành chiến dịch Ranch Hand tại miền Nam Việt Nam với mục đích sử dụng
CDC để phát quang, phát hiện nơi trú ẩn và phá hoại mùa màng của đối phương.
Khối lượng CDC được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam có sự khác nhau theo
ước tính của một số nhà khoa học.
Bảng 2.3. Khối lượng các CDC được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
theo các tác giả khác nhau
Tác giả
Westing
(1976)
Stellman
(2003)
Young

( 2007)

Chất da cam

Chất trắng

Chất xanh

Các chất: Tím.
hồng. xanh lá
mạ

Tổng cộng

44.373.000

19.835.000

8.182.000

-

72.390.000

49.268.937

20.556.525

4.741.381


2.387.963

76.954.806

48.609.600

21.819.200

6.136.000

2.927.600

79.492.400

Nguồn: Baker R. S.. Smith G. J. Braatz H (2009)

Theo Westing (1976), khối lượng CDC có mặt ở miền Nam Việt Nam
(MNVN) là 72.390.000 lít chưa bao gồm các chất tím, hồng, xanh mạ là những
chất có hàm lượng Dioxin rất cao ( 45- 65,5 ppm/lít), Westing ước tính có
khoảng 170 kg Dioxin đã được rải xuống MNVN. Theo Young (2007), trong
chiến dịch Ranch Hand quân đội Mỹ đã vận chuyển vào Việt Nam 79.492.400 lít
CDC. Trong đó có 74.250.800 lít đã được sử dụng và vận chuyển ra khỏi Việt
Nam 5.241.600 lít trong chiến dịch Pacer Ivy.
Theo các nhà khoa học Việt Nam, số liệu của Stellman (2003) là hợp lý
nhất. Số liệu này trùng với số liệu công bố của USDOD năm 2007. Với
76.954.806 lít tương đương với 95.112.688 kg, trong đó có 67% các chất chứa
Dioxin, mà chủ yếu là chất da cam với khối lượng 49.268.937 lít tương đương
63.064.240 kg, chiếm 95% khối lượng CDC trong chiến dịch Trail Dust
Trong số các CDc được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, chất da
cam, tím, hồng và xanh lá mạ là những chất có Dioxin. Lượng Dioxin được tính

9


dựa trên hàm lượng dioxin có trong các CDC ( có chứa 2,4,5 T công nghiệp)
được sản xuất vào khoảng thời gian chúng được sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam 1961-1971. Theo tính toán của các tác giả, hàm lượng TCDD trong các chất
2,4,5 T công nghiệp được sản xuất vào khoảng thời gian nói trên rất khác nhau
Bảng 2.4. Hàm lượng TCDD trong 2,4,5 T
Chất

Chất da cam

Hàm lượng
TCDD. ppm

Thời gian

Young (1971)

11

1958-1969

NAS (1974)

3

-

Phederov (1993)


30-40

Những năm 60

Masatoshi (2001)

10

Những năm 60

USEPA (2003)

10

Những năm 60

Stellman (2003)

13

-

Netcen (2006)

10

Những năm 60

Tác giả


Chất tím
Chất hồng

45
Lindsey

65.5

Chất xanh mạ

65.5
Nguồn: Baker R. S.. Smith G. J. Braatz H (2009)

Lượng Dioxin sử dụng trong chiến tranh Việt Nam lớn hơn rất nhiều so
với lượng Dioxin phát thải từ các hoạt động công nghiệp và đốt rác. Các nhà
khoa học Mỹ và thế giới ước tính lượng dioxin sinh ra từ các lò đốt rác và các
nguồn công nghiệp của nước Mỹ năm 2000 là 1.529 kg; ở khối các nước thuộc
Liên minh Châu Âu, tổng lượng dioxin phát thải năm 2000 là 0,89 kg. Như vậy
theo số liệu của Stellman, lượng dioxin quân đội Mỹ phun rải ở Việt Nam bằng
lượng phát thải của Mỹ trong 240 năm và bằng lượng phát thải của Mỹ và các
nước thuộc liên minh Châu Âu cộng lại trong 150 năm.
Trong chiến dịch Ranch Hand đã có 19.905 phi vụ rải CDC với
76.954.806 lít (95.112.688 kg) lên diện tích là 2,63 triệu ha chiếm 15,2% diện
tích toàn MNVN. Mật độ phun rải trung bình của các chất là 36,3 kg/ha. Nếu chỉ
tính riêng các chất có thành phần 2,4,5 T với khối lượng khoảng 49.256.937 lít
phun rải trên diện tích là 1,68 triệu ha, chiếm 9,7% diện tích toàn MNVN
( Stellman và cs, 2003) thì mật độ phun rải trung bình là 29,33 lít/ha tương đương
với 37,54 kg/ha, gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp. Theo Viện Khoa học
10



×