Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÕ THỊ SON
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
NÔNG THÔN TẠI XÃ BÖNG LAO - HUYỆN MƢỜNG ẢNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÕ THỊ SON
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
NÔNG THÔN TẠI XÃ BÖNG LAO - HUYỆN MƢỜNG ẢNG


TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K44 - KHMT
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Đây là thời gian giúp sinh viên củng cố, trau dồi kiến thức đã học tập được ở
trường. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi và rút ra những kinh
nghiệm từ thực tế để trở thành một cán bộ tốt, có chuyên môn giỏi đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Lời đầu tiên, en xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo

PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa Môi Trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong nhà trường,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho
em đầy đủ những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, các chú, các
anh, chị làm việc tại UBND xã Búng Lao và toàn thể bà con trong xã Búng Lao
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
em thực tập tại xã để em có được kết quả thực tập như hôm nay.
Do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận của em không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lò Thị Son


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng .......... 13
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước .......... 23
Bảng 4.1: Tình hình dân số của xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh
Điện Biên ............................................................................................... 30
Bảng 4.2: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước ao hồ trên địa
bàn xã ..................................................................................................... 37
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Búng Lao .... 38

Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước sinh hoạt sử dụng
hàng ngày của một số hộ dân trên địa bàn xã ........................................ 39
Bảng 4.5: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình
xã Búng Lao ........................................................................................... 40
Bảng 4.6: Tỷ lệ % số hộ gia đình có các nguồn thải ....................................... 41
Bảng 4.7: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt của một
số hộ dân trên địa bàn xã ....................................................................... 42
Bảng 4.8: Diện tích đất chia theo mục đích sử dụng của xã Búng Lao .......... 43
Bảng 4.9: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường không
khí xã Búng Lao..................................................................................... 45
Bảng 4.10: Lượng rác thải được tạo ra trung bình một ngày trên địa bàn xã . 46
Bảng 4.11: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác .................................... 46
Bảng 4.12: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải
sinh hoạt ................................................................................................. 47
Bảng 4.13: Các kiểu nhà vệ sinh được các hộ gia đình sử dụng
trên địa bàn xã ........................................................................................ 48
Bảng 4.14: Kiểu nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình .... 49
Bảng 4.15: Loại bệnh thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã ........................... 51
Bảng 4.16: Ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường .................................................................................. 51
Bảng 4.17: Ý kiến của người dân về việc cải thiện môi trường ..................... 53


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã Búng Lao ..................................................... 24
Hình 4.2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 2015 ............................................. 29
Hình 4.3: Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường xã Búng Lao .................. 35
Hình 4.4: Cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng năm 2015.................... 43

Hình 4.5: Mô hình bể lọc nước cấp cho sinh hoạt .......................................... 55
Hình 4.6: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt ................................................ 56
Hình 4.7: Sơ đồ xử lý rác thải sinh hoạt ......................................................... 57
Hình 4.8: Mô hình Biogas xử lý chất thải chăn nuôi ...................................... 57
Hình 4.9: Mô hình Vườn - Ao - Chuồng ........................................................ 58


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

BNN

: Bộ Nông nghiệp

BTNMT

: Bộ Tài nguyên- Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vât


CTR

: Chất thải rắn

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đông bằng sông Hồng

DHMT

: Duyên hải miền Trung

NTM

: Nông thôn mới

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS


: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCN, DV : Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
UBND

: Ủy ban nhân dân

UNICEF

: Qũy nhi đồng liên hiệp Quốc tế (United Nations
Children's Fund)

VAC

: Vườn- Ao- Chuồng

VSMT

: Vệ sinh môi trường


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế
giới và trong nước ............................................................................................. 9
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên
thế giới ............................................................................................................... 9
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam ..................................... 11
2.3. Hịên trạng môi trường tỉnh Điện Biên ..................................................... 16
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước .................................................................. 16
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................... 17
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 18
2.3.4. Đa dạng sinh học ................................................................................... 18
2.3.5. Tình hình xả thải ................................................................................... 19


vi

2.3.6. Những vấn đề môi trường nổi cộm của tỉnh Điện Biên ........................ 19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Búng Lao .................................. 20
3.3.2. Công tác quản lý môi trường tại xã Búng Lao ...................................... 20
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Búng Lao ................ 20
3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương ... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 21
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ............................................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Búng Lao .......................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 24
4.1.1.2. Địa hình địa mạo ................................................................................ 25
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 25
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội......................................................... 28
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 28
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm ........................... 29
4.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ...................................................................... 31
4.1.2.4. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội32
4.2. Công tác quản lý môi trường tại xã Búng Lao ......................................... 35
4.2.1. Bộ máy quản lý môi trường của xã ....................................................... 35


vii

4.2.2. Công tác thu gom chất thải ................................................................... 35

4.2.3. Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường ........................ 36
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Búng Lao .................................... 36
4.3.1. Đánh giá hiện trạng nước mặt của xã (ao, hồ, suối) ............................. 36
4.3.2. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt ............................................................. 37
4.3.3. Vấn đề nước thải sinh hoạt .................................................................... 40
4.3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất ...................................................... 43
4.3.5. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí. .......................................... 44
4.3.6. Vấn đề rác thải ...................................................................................... 45
4.3.7. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Búng Lao ..................... 48
4.3.8. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường ................................... 50
4.3.9. Sức khoẻ và môi trường ........................................................................ 50
4.3.10. Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề vệ sinh môi trường . 51
4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp ....................................................... 53
4.4.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 53
4.4.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 54
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
5.1. Kết luận .................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 70% dân số đang sống ở khu
vực nông thôn và miền núi (2014). Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mô
hình nông thôn truyền thống cũng theo đó thay đổi: kinh tế nông thôn phát

triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc
làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Bên cạnh những mặt tích cực, sự
thay đổi này đã tạo áp lực đối với môi trường như: gia tăng nhu cầu sử dụng
nước sạch, gia tăng lượng chất thải do gia tăng nhu cầu tiêu dùng... Và có
những vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động,
do chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, các làng nghề; thuốc bảo vệ
thực vật… làm cho nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm [1].
Tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng
như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đang trở thành vấn đề đáng
báo động ở một số tỉnh thành. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn, chất thải rắn làng nghề và chất thải trồng trọt, chăn nuôi cũng đang
đặt ra nhiều thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất ở
các vùng nông thôn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu
quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế cùng với
nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa thực sự được phát huy.
Trong những năm gần đây, các cụm công nghiệp có xu hướng chuyển dần về
khu vực nông thôn. Thực chất đây chỉ là xu hướng dịch chuyển ô nhiễm từ
vùng này sang vùng khác. Các yếu tố này đã tạo sức ép lên môi trường và là
nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở một số vùng nông thôn.


2

Ô nhiễm môi trường ở nông thôn cũng đã gây ra những thiệt hại về kinh
tế - xã hội và tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nông thôn, ảnh hưởng
đến cảnh quan và gây ra một số xung đột về môi trường. Nổi cộm nhất là các
vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và chất thải sinh hoạt nông thôn.
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền bắc Việt Nam, quá
trình đô thị hóa đang phát triển khá nhanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh,
thương mại, giao thông phát triển mở rộng; các khu dân cư, chợ, bệnh viện

kéo theo sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ở khu vực nông thôn,
các loại hóa chất độc hại như: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
diệt cỏ… đang trở thành nguồn nguy hại lớn cho con người và sinh vật sống
trong nước. Cùng với đó, việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ bừa bãi
làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến vai trò giữ nước của rừng
cũng như tác động xấu đến môi trường đất và không khí.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
PGS.TS. Đỗ Thị Lan, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Búng Lao, huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý về môi trường và đánh giá chất lượng môi
trường trên toàn xã.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực tại xã
Búng Lao, huyện Mường Ảng, Điện Biên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xây dựng phiếu điều tra: dễ hiểu, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cần
thiết cho việc đánh giá.


3

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã
Búng Lao, Huyện Mường Ảng, Điện Biên.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi, bộ câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ
các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường.

- Chỉ ra hiện trạng môi trường, nguyên nhân và các tác động của môi
trường đến sức khỏe, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái khu vực xung quanh xã.
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và
có tính khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
+ Kết quả của đề tài là nguồn thông tin, số liệu bổ sung, tham khảo
trong công tác đánh giá hiện trạng và các biện pháp bảo vệ môi trường tại địa
bàn xã Búng Lao.
 Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Búng Lao, huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộc
tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
*Khái niệm về môi trường:

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 chương 1, điều
3 xác định: [5]
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
* Chức năng của môi trường: [5]
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.


5

* Khái niệm về ô nhiễm môi trường: [5]
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự thay đổi thành phần, tính
chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ

không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất.
+ Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi
các tính chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ
ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
+ Ô nhiễm môi trường không khí: Là hiện tượng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi
trường xung quanh.
+ Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong
muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của
con người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.
+ Suy thoái môi trường:
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
+ Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:” Quản lý môi trường là
một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động của
con người dưa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin,


6

đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan
điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
+ Quy chuẩn kĩ thuật môi trường:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu

cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
+ Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
* Các khái niệm chất thải rắn:
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lưu
trữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ
sở xử lý.


7

- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ

thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
* Khái niệm nông thôn: “Nông thôn” là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là UBND xã. Đây là vùng sinh sống của cộng đồng dân cư, trong đó
cộng đồng này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường nông thôn. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, phát triển nông
thôn là một quá trình tất yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất
lượng sống của dân cư nông thôn. Sự phát triển này mang đến nhiều lợi ích to
lớn nhưng cũng đem lại không ít những hệ lụy đến môi trường [1].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm
2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Luật số 17/2012/QH 13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định 149/ 2004/NĐ - CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực
hiện luật BVMT.


8

- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Căn cứ nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 31/12/2009 xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính

phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 179/2013/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ: Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 19/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT - BTNMT về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 423/QĐ - BNN - TCTL về việc phê duyệt kế hoạch
hành động năm 2011, dự án “cấp nước và môi trường nông thôn” do UNICEF
hỗ trợ.
- Chị thỉ số 1270/CT - BNN - TL về việc tăng cường công tác chỉ đảo
và các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Chỉ thị số 81/2007/CT - BNN về việc triển khai thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- QCVN 08:2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.


9

- QCVN 01:2009/ BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/ BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước sinh hoạt.
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trƣờng trên
thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên
thế giới
Môi trường toàn cầu hiện nay đang có những thay đổi bất lợi cho con
người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như: đất, nước, không khí,
hệ thực vật, hệ động vật. Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng
xấu đi đang diễn ra trên toàn cầu nói chung, cũng như trong phạm vi của mỗi
quốc gia nói riêng, ở nhiều cấp độ và yếu tố khác nhau [17].
Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình môi trường
trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhân tố về chất lượng môi
trường và tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm sau (Theo Lê Thạc Cán,
năm 1995) [3].
- Tăng trưởng dân số nhanh: dân số thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người
và sẽ tiếp tục tăng 8,5 tỷ người trong 3 thập kỷ tới. Sau năm 2025, tốc độ tăng
dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050.
- Suy giảm tài nguyên đất: hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia
tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất.
- Đô thị hóa mạnh mẽ: dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là
3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 - 5% cho khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Dự báo đến 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực dân số
sống ở các đô thị sẽ là 50% và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%.


10

- Hình thành các siêu đô thị: xu thế đô thị hóa này sẽ dẫn đến sự hình
thành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người. Sự hình thành các siêu đô
thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó khăn và phức tạp về chất lượng

môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp, giao thông vận tải, vấn đề rác thải.
- Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn: sự mất cân đối này diễn ra
qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Với xu thế
này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng, đô thị thì
ngày càng căng thẳng về chất lượng môi trường; nông thôn do thiếu lực lượng
lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều: sự không đồng
đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữa các quốc gia ngày càng
tăng. Do sự phân bố không đồng đều đó đã tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối
với tài nguyên thiên nhiên.
- Nhu cầu về lương thực tăng nhanh.
- Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm.
- Gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu: Nhìn chung trên
toàn thế giới, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào
nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân.
- Gia tăng sa mạc hóa.
- Mất rừng.
- Suy giảm sản lượng thủy sản.
- Tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ dầu khí.
- Gỗ củi tiếp tục bị cạn kiệt nhanh chóng.
- Chất lượng khí quyển tiếp tục bị suy thoái.
Hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô
nhiễm môi trường gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của con người
chưa cao trong vấn đề bảo vệ môi trường. Cùng với đó là sự gia tăng dân số


11

dẫn đến nhiều chất thải sinh hoạt thải ra môi trường sống. Quá trình đô thị hóa
cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm
nghìn tấn rác, chất thải, khí thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,
khu chế xuất….
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn”, Ngân hàng
thế giới (WB) nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị
đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi
phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là
ở châu Phi [11].
Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở thành thị, mà còn xảy ra ở
nông thôn. Ở mỗi nơi, mỗi địa phương có những nguyên nhân khác nhau,
nhưng chung quy lại đều do sự chủ quan, thiếu ý thức của mọi người.
Nếu như ở thành thị ô nhiễm môi trường xuất phát từ các chất thải của
các khu công nghiệp, khu chế xuất, thì ở nông thôn lại xuất phát từ ý thức của
người dân chưa cao: phóng uế, vứt rác, xác động vật bừa bãi… Phần lớn ô
nhiễm môi trường tại các thành thị đều do chưa có hệ thống xử lý chất thải
hợp lý. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế
giới như sau: Băng Cố c là 1,6kg/người/ngày; Singapo là 2kg/người/ngày;
Hồ ng Kông là 2,2kg/người/ngày; Newyork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày. Nếu
tính bình quân một người thải ra ngoài môi trường 0,5 kg rác/người/ngày thì
trên thế giới 7 tỷ người sẽ thải ra mỗi ngày khoảng 3,5 triệu tấn rác và mỗi
năm sẽ có khoảng 1,27 tỷ tấn rác [16].
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân
ngày một được cải thiện thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải ngày một nhiều.
Thoạt đầu, rác thải sinh hoạt được người dân mang ra đổ ở mương máng, ao


12

hồ quanh làng. Do khi đó, rác vẫn còn chưa nhiều và chủ yếu là rác hữu cơ

nên qua nhiều năm vẫn chưa nhìn thấy sự ô nhiễm đáng kể nào.
Thế nhưng, chỉ khoảng trên, dưới chục năm gần đây rác thải trở nên
quá tải vì ao, hồ, mương máng không thể còn chỗ mà chứa nổi nữa. Người ta
mang rác đổ lung tung, thậm chí là cả ven các bờ vùng bờ thửa, ven các khu
ruộng đất canh tác… Nếu như trước đây, rác đổ công khai, thì nay nhiều hộ
phải mang rác đi đổ trộm ngoài đồng vì quá bí chỗ đổ.
Quả thực là, về bất cứ một làng quê nào, cũng có thể gặp ngổn ngang
những bãi rác tự phát. Rác tràn xuống ruộng, rác lấp ao, hồ và rác “bao vây”
cả các khu dân cư. Mùi xú uế của rác thải khiến cho môi trường sống của
chính người nông dân ít nhiều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có những bãi rác
chỉ cách phòng ngủ, quán hàng ăn, khu vui chơi giải trí của trẻ em chưa đầy
20 mét. Dường như người dân cũng đã quá quen với hình ảnh của các bãi rác
hôi thối, ruồi nhặng xúm đen nên họ vẫn thản nhiên ăn, thản nhiên sống, sinh
hoạt… bên cạnh. Rác thải ở nông thôn bây giờ có quá nhiều rác vô cơ là túi
nilon, các loại bao bì công nghiệp khó phân huỷ nên gây độc hại tới môi
trường là không nhỏ.
+ Theo thống kê, các vùng có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn do
dân cư tập trung đông là vùng ĐBSH (23%), Bắc Trung Bộ và DHMT (25%),
ĐBSCL (22%) và Đông Nam Bộ (15%) [1].
+ Khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình trung bình mỗi ngày có
khoảng 758 tấn CTR sinh hoạt phát sinh tại. Trong đó, bình quân mỗi xã
lượng CTR khoảng từ 5-10 tấn mỗi ngày. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Thái
Bình có khoảng 380 bãi rác không đảm bảo VSMT [1].
+ Khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội tổng lượng CTR thải ra
môi trường là 2.500 tấn/ngày.
+ Vùng nông thôn tỉnh Điện Biên CTR phát sinh khoảng 147 tấn/ngày [1].


13


Ngoài rác thải ra thì môi trường sống ở nông thôn cũng đang bị “tấn
công” bởi nguồn nước ô nhiễm trầm trọng, tồn dư hóa chất BVTV, ô nhiễm
không khí,... Nếu như nước bề mặt quanh làng, xóm đen ngòm vì chính lượng
nước thải sinh hoạt của người dân hàng ngày trực tiếp đổ ra, thì nước ngầm
cũng đã và đang có dấu hiệu “bẩn” rất nhanh. Từ rác thải, từ nước thải trên bề
mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều hiển nhiên, vì qua nhiều
năm tháng, sự ô nhiễm cứ ngấm xuống để rồi người dân vẫn phải hút nước
ngầm lên sử dụng và sẽ khó lòng tránh được bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng
về sức khoẻ khác…
Về vấn đề sử dụng nước sinh hoạt của người dân, tính đến năm 2010,
tổng số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người, tăng
8.630.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 80% thấp hơn kế hoạch 5%, trung bình tăng
3,6%/năm. Trong đó tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt
QCVN 02/BYT trở lên là 40%, thấp hơn kế hoạch 10% [2].
Bảng 2.1: Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
STT

Vùng

Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn
đƣợc cấp nƣớc sạch (%)

1

Vùng núi phía Bắc

15

2


Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên

18

3

Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung

4

Đông Nam Bộ

21

5

Đồng bằng sông Hồng

33

6

Đồng bằng sông Cửu Long

39

35 - 36

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004)[4].

Qua bảng trên, ta thấy rõ ràng tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác
động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh như: tiêu chảy,
tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt,


14

thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong, nhất là trẻ em. Có thể thấy, tình
trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân
cơ bản sau:
- Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm
soát. Tập tục sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác. Ở Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tươi được dùng làm thức ăn cho cá, đây
chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
- Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do
chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước
có khoảng 2.700 làng nghề, phân bố trên 63 tỉnh thành và đông đúc nhất ở
đồng bằng Sông Hồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà
Nội), Thái Bình, Bắc Ninh…
Các làng nghề miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt
là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng, phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày gồm
các chất thải chủ yếu là bụi kim loại, phôi, rỉ sắt. Riêng ở tỉnh Bắc Ninh, làng
nghề đúc đồng Đại Bái mỗi năm thải ra 1.150 tấn chất thải rắn, trong đó chất
thải rắn nguy hại chiếm 45%; làng nghề tái chế giấy Dương Ổ thải ra 4,5 tấn
chất thải rắn/ngày; làng tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc thải
1.123/tấn/năm. Các nhóm làng nghề khác như làng nghề may gia công, da giày
cũng thải ra 2-5 tấn/ngày, chủ yếu là các loại chất thải rắn khó phân hủy [1].
Nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất,

nước, không khí, sức khỏe của người dân.
Ô nhiễm không khí: Mặc dù đất nước ta có nền công nghiệp chưa phát
triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra đặc biệt ở các nhà máy hóa chất, dân
cư sống ở các vùng này thường mắc các bệnh về đường hô hấp, da và mắt.


15

Ô nhiễm môi trường đất: Tập trung chủ yếu tại các làng nghề tái chế
kim loại. Bên cạnh đó là do bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có
cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân hủy tự nhiên
và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông
thôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp
giữa các Bộ, Ngành chưa tốt.
Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc [2]:
Khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu (chiếm 77%),
trong đó 8.905.988 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ so
với khi bắt đầu thực hiện chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm,
nâng tỷ lệ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối năm 2005
lên 55% năm 2010, thấp hơn kế hoạch 15%.
Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công
trình vệ sinh đạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có công trình vệ
sinh và nước sạch tăng 4.000 trường so với khi bắt đầu thực hiện chương trình
giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm. Khoảng 8.675 trạm y tế xã có nước sạch
và công trình vệ sinh, tăng 24% so với cuối năm 2005, trung bình mỗi năm
tăng 4,6% đạt 80%, thấp hơn kế hoạch 20%. Số công trình nước sạch tại và vệ
sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình tăng từ 17% cuối năm 2005 lên
48%, thấp hơn kế hoạch 52%.
Trong số 9.728 trụ sở UBND xã đã có 7.003 trụ sở có nước sạch và

công trình vệ sinh, đạt 72%; trong đó 1.459 công trình được xây mới trong
chương trình giai đoạn 2010- 2020.
Số chuồng trại chăn nuôi được xây dựng và cải tạo mới đáp ứng việc quản
lý chất thải đã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại
chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 chăn nuôi; khoảng


16

18.000.trang trại chăn nuôi tập trung hầu hết chất thải đã được thu gom và xử lý.
Số chuồng trại đã có công trình Biogas là 1.000.000 chuồng trại chiếm gần 17%.
Việc thu gom, xử lý rác thải cũng bắt đầu được quan tâm, khoảng 3.310 xã
và thị trấn có tổ thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9728 xã trên cả nước.
Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, phân bố không đều giữa các vùng,
miền: miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Một số làng
nghề đã được quy hoạch, chất thải cũng đã được thu gom và xử lý, bước đầu
đã hạn chế ô nhiễm môi trường.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm,
thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng,… Các loại này có đặc điểm là rất độc đối
với mọi sinh vật, tồn dư lâu trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm. Có
tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có
hại và có lợi trong môi trường.
Ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 - 40% sản
lượng nên việc đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính
vì vậy lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều
này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. (Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [4].
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi
trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải
nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc
có độ độc cao đã bị cấm sử dụng (Đào Đức Thắng, 2009) [7].

Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lưu tại hàng
chục kho bãi, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang
được lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất
lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp [4].
2.3. Hịên trạng môi trƣờng tỉnh Điện Biên
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước
Điện Biên nằm ở thượng nguồn của 3 hệ thống lưu vực sông, gồm:


×