Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn xã thái hòa huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc và đề xuất biện pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ LOAN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THÁI HÒA, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa Học Môi Trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ LOAN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THÁI HÒA, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa Học Môi Trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2012 – 2016

Giáo viên hƣớng dẫn:

TS.Nguyễn Thanh Hải


Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Hải, em tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn xã
Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp xử lý”.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban
Chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng cùng các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của em.
Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, em đã rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi
ngồi trên ghế nhà trƣờng em chƣa đƣợc biết đến. Em xin chân thành cảm ơn
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện giúp đỡ,
chỉ bảo cho em suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kinh
nghiệm thực tế nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản báo cáo khoá luận
tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Loan



ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

CN-TCN

Công nghiệp – Thủ công nghiệp

HGĐ

Hộ gia đình

NĐ - CP

Nghị định chính phủ

KLN

Kim loại nặng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết đinh

QH

Quốc hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tƣ


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Lấy mẫu trên địa bàn xã Thái Hòa ................................................. 28
Bảng 3.2. Phƣơng pháp bảo quản mẫu ........................................................... 29
Bảng 3.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu ........................................................ 30
Bảng 4.1. Các yếu tố khí hậu, thời tiết ............................................................ 32
Bảng 4.2. Hình thức thu gom rác .................................................................... 39
Bảng 4.3. Hình thức thu gom nƣớc thải .......................................................... 41
Bảng 4.4. Kiểu nhà vệ sinh ............................................................................. 42
Bảng 4.5. Nguồn nƣớc cấp .............................................................................. 43
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu NM16......................................................... 44
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu NN14 ........................................................... 48
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu NT11 .......................................................... 49



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vòng tuần hoàn nƣớc do Cục địa chất Hoa Kỳ vẽ ................ 10
Hình 4.1. Hình thức thu gom rác..................................................................... 40
Hình 4.2. Hình thức thu gom nƣớc thải sinh hoạt........................................... 41
Hình 4.3: Kiểu nhà vệ sinh trên địa bàn xã Thái Hòa ..................................... 42
Hình 4.4. Nguồn nƣớc cấp .............................................................................. 43
Hình 4.5. Chỉ tiêu lý học trong nƣớc mặt ....................................................... 45
Hình 4.6. Chỉ tiêu oxy trong nƣớc mặt ........................................................... 46
Hình 4.7. Chỉ tiêu kim loại nặng trong nƣớc mặt ........................................... 45
Hình 4.8. Chỉ tiêu Coliform trong nƣớc mặt ................................................... 47
Hình 4.9. Chỉ tiêu lý học trong nƣớc ngầm..................................................... 48
Hình 4.10. Chỉ tiêu kim loại nặng trong nƣớc ngầm ...................................... 49
Hình 4.11. Chỉ tiêu lý học trong nƣớc thải sinh hoạt ...................................... 50
Hình 4.12. Chỉ tiêu hóa học trong nƣớc thải sinh hoạt ................................... 51
Hình 4.13. Chỉ tiêu Coliform trong nƣớc thải sinh hoạt ................................. 52
Hình 4.14. Mô hình bình lọc nƣớc ............................................................... 54
Hình 4.15. Mô hình bể lọc nƣớc hộ gia đình .................................................. 56
Hình 4.16. Mô hình biogas .............................................................................. 57
Hình 4.17. Mô hình bể phốt 3 ngăn ................................................................ 58


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................15
2.2. Khái quát về chất lƣợng nƣớc ............................................................................16
2.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại tỉnh Vĩnh Phúc .....................................21
2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại huyện Lập Thạch .................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........26
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................26
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................26
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thái Hòa ............................................26
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................26
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo về môi trƣờng nƣớc .........................................26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................27
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................27
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn.....................................................................27


vi


3.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh.......................................................27
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu ..............................................................28
3.4.5. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích .................................................................28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thái Hòa ..................................................31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................31
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................34
4.1.3. Các nguồn tài nguyên xã Thái Hòa .................................................................36
4.1.4.Những thuận lợi và khó khăn của xã Thái Hòa. ..............................................37
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................39
4.2.1. Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trƣờng ảnh hƣởng tới môi trƣờng nƣớc .......39
4.2.2. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt .......................................................44
4.2.3. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm ....................................................47
4.2.4. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải .......................................................49
4.3. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc ......................................52
4.3.1. Biện pháp chung ............................................................................................52
4.3.2. Biện pháp cụ thể ............................................................................................53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60
Về phía nhà nƣớc ......................................................................................................60
Về phía ngƣời dân .....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cũng nhƣ không khí và ánh sáng, nƣớc không thể thiếu đƣợc trong đời
sống con ngƣời. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất, nƣớc và môi
trƣờng nƣớc đóng vai trò rất quan trọng. Nƣớc tham gia vào vai trò tái sinh
thế giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi chất nƣớc đóng vai trò trung tâm.
Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nƣớc. Nƣớc
là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn dƣờng cho muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cƣ, nƣớc phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho cộng đồng dân cƣ. Trong sản xuất công nghiệp. Nƣớc đóng
vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu con ngƣời. Đối với cây trồng, nƣớc là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có
vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong
đất…. Vậy nƣớc là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nƣớc.
Vĩnh Phúc là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh với nhiều khu công
nghiệp, tốc độ tăng trƣởng trong tốp đầu của cả nƣớc. Thái Hòa là một xã
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, chịu nhiều áp lực từ tăng trƣởng kinh tế. Vậy nên bên
cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội thì môi trƣờng của xã cũng bộc lộ nhiều bất
cập đặc biệt là môi trƣờng nƣớc.
Hiện nay, công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nói chung và môi
trƣờng nƣớc nói riêng trên địa bàn xã chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. Ô
nhiễm nguồn nƣớc sẽ làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe
ngƣời dân. Do đó cần có biện pháp xử lý để bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài
nguyên nƣớc.


2

Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá chất lượng nước trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp xử lý”.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc lấy mẫu phân tích và phiếu điều tra ngƣời dân để đƣa ra
kết luận về chất lƣợng nƣớc, nguyên nhân chính làm ảnh hƣởng tới chất
lƣợng nƣớc tại xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất
các biện pháp cải thiện ô nhiễm và bảo vệ nguồn nƣớc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nƣớc ngầm, nƣớc mặt, nƣớc thải sinh hoạt và đƣa ra kết luận
về chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc thải sinh hoạt.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ nguồn nƣớc.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Tạo cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, cách thức tiếp cận và thực hiện
một đề tài.
- Là nguồn tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của bản thân về môi trƣờng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xác định đƣợc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và các tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nƣớc của xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnhVĩnh Phúc.


3

- Cung cấp số liệu cho công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn xã và từ đó
đƣa ra những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng một cách
phù hợp.
- Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trƣờng vào thực tế.

- Là cơ hội để tìm tòi và học hỏi trong thực tế.
- Củng cố các kiến thức và lý luận thực tiễn về đánh giá, phân tích các chỉ
tiêu trong môi trƣờng nƣớc, phục vụ cho công tác sau này.
- Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc
của địa phƣơng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, tiêu chuẩn môi trường.
- Khái niệm môi trƣờng:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [8].
- Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [8].
- Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý
- hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” [3].
Theo hiến chƣơng châu Âu về nƣớc đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn

nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [5].
* Nước Mặt: Theo khoản 3 điều 2 Luật Tài nguyên nƣớc đƣợc Quốc
hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 21/6/2012, “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải
đảo”[7].


5

* Nước ngầm: “ Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong
các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt,
hang caxto dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của
con người”[7].
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nƣớc ngầm thành nƣớc ngầm tầng mặt
và nƣớc ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nƣớc ngầm là khả năng di
chuyền nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
Nƣớc ngầm tầng mặt thƣờng không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do
vậy, thành phần và mực nƣớc biển đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của
nƣớc mặt. Theo không gian phân bố, một lớp nƣớc ngầm tầng sâu thƣờng có
ba vùng chức năng :
- Vùng thu nhận nƣớc.
- Vùng chuyển tải nƣớc.
- Vùng khai thác nƣớc có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nƣớc thƣờng khá xa,
từ vài chục đến vài trăm km. các lỗ khoan nƣớc ở vùng khai thác thƣờng có
áp lực. Đây là loại nƣớc ngầm có chất lƣợng tốt và lƣu lƣợng ổn định. Trong
các khu vực phát triển đá cacbonat thƣờng tồn tại loại nƣớc ngầm caxto di
chuyển theo các khe nứt caxto. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thƣờng
có các thấu kính nƣớc ngọt nằm trên mực nƣớc biển. [8].

* Tiêu chuẩn môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là mước giới hạn
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các
cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường.” [8].
Là các giá trị đƣợc ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định
nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nƣớc uống, không khí;


6

hoặc giới hạn chịu đựng của con ngƣời và sinh vật với các yếu tố môi trƣờng
xung quanh.
2.1.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nƣớc thải:
“Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo
ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá
trình đó” (QCVN 08:2008/BTNMT).
- Khái niệm nguồn nƣớc thải:
Thông thƣờng nƣớc thải đƣợc phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:
+ Nƣớc thải sinh hoạt: là nƣớc thải từ các khu dân cƣ, khu vực hoạt động
thƣơng mại, khu vực công sở, trƣờng học và các cơ sở tƣơng tự khác.
+ Nƣớc thải công nghiệp (nƣớc thải sản xuất): là nƣớc thải từ các nhà
máy đang hoạt động hoặc trong đó nƣớc thải công nghiệp là chủ yếu.
+ Nƣớc thấm qua: là lƣợng nƣớc thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
+ Nƣớc thải tự nhiên: nƣớc mƣa đƣợc xem nhƣ nƣớc thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng đƣợc thu gom theo hệ thống riêng
+ Nƣớc thải đô thị: nƣớc thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các

loại nƣớc thải trên.
2.1.1.3. Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap (1994)[12], chất lƣợng nƣớc đƣợc đánh giá bởi các thông số,
các chỉ tiêu đó là:
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nƣớc tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lƣợng nƣớc, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.


7

+ PH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nƣớc, là yếu tố môi trƣờng
ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nƣớc. Trong lĩnh vực cấp nƣớc, PH là yếu tố phải xem xét trong quá trình
đọng tụ hóa học, sát trùng làm mềm nƣớc, kiểm soát sự ăn mòn.
+ TSS: Tổng chất rắn lơ lửng trong nƣớc. Chất lơ lửng là các hạt rắn vô
cơ lơ lửng trong nƣớc nhƣ khoảng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo,... sự có
mặt của chất lơ lửng trong nƣớc mặt do hoạt động xói mòn, nƣớc chảy tràn
làm mặt nƣớc bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ
lửng ít xuất hiện trong nƣớc ngầm vì nƣớc đƣợc lọc và các chất rắn đƣợc giữ
lại trong quá trình nƣớc thẩm thấu qua các tầng đất.
+ Độ cứng: Độ cứng của nƣớc do sự có mặt của các muối Ca và Mg
trong nƣớc. Độ cứng của nƣớc đƣợc gọi là tạm thời khi nó do các muối
cacbonat hoặc bicacbonat Ca và Mg gây ra. Lọai nƣớc này khi đun sẽ tạo ra
kết quả CaCO3 và MgCO3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nƣớc gây
nên do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg. Độ cứng vĩnh cửu thƣờng rất khó
loại trừ. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm.
Nó ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng nƣớc sinh hoạt và sản xuất. Độ cứng của
nƣớc đƣợc tính bằng Mg/l CaCO3.

Đối với nƣớc tinh khiết thì PH = 7, khi trong nƣớc chứa nhiều ion H +
hơn ion OH- thì nƣớc có tính axit (PH < 7), khi nƣớc chứa nhiều ion OH- thì
nƣớc có tính kiềm (PH > 7).
- Các thông số hóa học:
+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lƣợng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nƣớc thành CO2, nƣớc, tế bào mới và các sản phẩm
trung gian.
+ Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD)


8

Nhu cầu oxy hóa hóa học là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nƣớc thành CO2 và nƣớc.
Nhƣ vậy COD là lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất
hữu cơ trong nƣớc, còn BOD chỉ là lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa các chất
dễ phân hủy sinh học.
+ Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc (DO).
Là lƣợng oxy tự do tan trong nƣớc cần thiết cho sự hô hấp của các sinh
vật nƣớc thƣờng đƣợc tạo ra do sự hòa tan oxy từ khí quyển hoặc do quang
hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do tan trong nƣớc khoảng 8 – 10mg/l, và dao
động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của
tảo. Do vậy DO là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của thủy
vực, nhất là ô nhiễm hữu cơ.
Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp thì là chất dinh dƣỡng cho tảo và
các sinh vật dƣới nƣớc. Tuy nhiên khi nồng độ các chất này tăng lên cao sẽ
gây ra sự phú dƣỡng nƣớc hoặc là nguyên nhân gây nên các biến đổi sinh hóa
trong cơ thể ngƣời và sinh vật mà sử dụng nguồn nƣớc này.
+ NO3-: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ

trong nƣớc thải.
+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của
chúng lớn hơn 5 nhƣ Asen, Cacdimi, Fe, Mn v.v... ở hàm lƣợng nhỏ nhất định
chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trƣởng của động vật, thực vật nhƣng
khi hàm lƣợng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con
ngƣời thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
Các kim loại nặng này có mặt trong nƣớc do nhiều nguồn nhƣ nƣớc thải
công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nƣớc mỏ có tính axit làm
tăng quá trình hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật.
- Các thông số sinh học:


9

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nƣớc gây tác hại cho nguồn
nƣớc phục vụ cho sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây bệnh cho
ngƣời và động vật. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian
khá dài trong nƣớc và là nguy cơ gây lan truyền nhiều loại dịch bệnh tiềm tàng.
+ Coliform: Nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trƣờng, xác
định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nƣớc.
2.1.1.4. Khái quát về chất lượng nước
 Vòng tuần hoàn nước
Nƣớc là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trƣờng
sống. Nƣớc là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá, là động lực chủ yếu chi
phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con ngƣời. Nƣớc đƣợc sử dụng rộng
rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ
sản v.v...
Nƣớc là loại tài nguyên có thể tái tạo đƣợc và cần phải sử dụng một cách
hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó.
Trên hành tinh chúng ta nƣớc tồn tại dƣới những dạng khác nhau: Nƣớc

trên trái đất, ngoài đại dƣơng, ở các sông suối, hồ ao, các hồ chứa nhân tạo,
nƣớc ngầm, trong không khí, băng tuyết và các dạng liên kết khác.
Tổng lƣợng nƣớc trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3 trong đó nƣớc
trong đại dƣơng (nƣớc mặn) vào khoảng 1.338 triệu km3 chiếm 96,5%. Nƣớc
ngọt trên trái đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vào khoảng 2,5%. Và trong tổng
lƣợng nƣớc ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nƣớc
ngầm; nguồn nƣớc mặt nhƣ nƣớc trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100
km3, bằng 1/150 của 1% của tổng lƣợng nƣớc trên trái đất.
Nƣớc trên trái đất tồn tại trong một khoảng không gian gọi là thuỷ
quyển. Nƣớc vận động trong thuỷ quyển qua những con đƣờng vô cùng phức
tạp cấu tạo thành vòng tuần hoàn nƣớc còn gọi là chu trình thuỷ văn. Vòng


10

tuần hoàn nƣớc không có điểm bắt đầu nhƣng chúng ta có thể bắt đầu từ các
đại dƣơng. Nƣớc bốc hơi từ các đại dƣơng và lục địa trở thành một bộ phận
của khí quyển. Hơi nƣớc đƣợc vận chuyển vào bầu không khí, bốc lên cao
cho đến khi chúng ngƣng tụ và rơi trở lại mặt đất hoặc mặt biển.
Lƣợng nƣớc rơi xuống mặt đất một phần bị giữ lại bởi cây cối, chảy tràn
trên mặt đất, thấm xuống đất, chảy trong đất và chảy vào các dòng sông. Phần
lớn lƣợng nƣớc bị giữ lại bởi thảm phủ thực vật và dòng chảy mặt sẽ quay trở
lại bầu khí quyển qua con đƣờng bốc hơi. Lƣợng nƣớc ngấm trong đất có thể
thấm sâu hơn xuống những lớp đất bên dƣới để cấp nƣớc cho các tầng nƣớc
ngầm và sau đó thành các dòng suối hoặc chảy dần vào sông ngòi thành dòng
chảy mặt và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển.

Hình 2.1. Sơ đồ vòng tuần hoàn nước do Cục địa chất Hoa Kỳ vẽ
Sự phân bố lƣợng nƣớc theo không gian và thời gian không đồng đều.
Trên trái đất có vùng lƣợng mƣa khá phong phú, nhƣng lại có những vùng rất

khô hạn. Có những mùa rất nóng và có những mùa rất lạnh. Trữ lƣợng nƣớc
hàng năm không phải là vô tận, sự biến đổi của nó nằm trong giới hạn nào đó
và không phụ thuộc vào mong muốn của con ngƣời.
Nhƣ vậy, tuy nguồn nƣớc trên thế giới là rất lớn, nhƣng nƣớc ngọt nƣớc cần cho hoạt động dân sinh kinh tế của con ngƣời lại có trữ lƣợng nhỏ.


11

Khi sự phát triển dân sinh kinh tế còn ở mức thấp, nƣớc chỉ mới đƣợc coi là
môi trƣờng cần thiết cho sự sống của con ngƣời. Trong quá trình phát triển,
càng ngày càng có sự mất cân đối giữa nhu cầu dùng nƣớc và nguồn nƣớc.
Dƣới tác động của các hoạt động kinh tế xã hội, nguồn nƣớc ngày càng có
nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt trong khi đó nƣớc là một loại tài nguyên quý
cần đƣợc bảo vệ và quản lý. Các luật nƣớc ra đời và cùng với nó ở mỗi quốc
gia đều có một tổ chức để quản lý nghiêm ngặt loại tài nguyên này [4].
Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất ngập
nƣớc. Nƣớc mặt đƣợc bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lƣợng giáng thủy này đƣợc thu hồi bởi các lƣu vực, tổng lƣợng nƣớc
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này nhƣ khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nƣớc và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dƣới các thể chứa nƣớc này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lƣu vực, thời lƣợng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phƣơng. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến tỷ lệ mất nƣớc.
Các hoạt động của con ngƣời có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các
yếu tố này. Con ngƣời thƣờng tăng khả năng trữ nƣớc bằng cách xây dựng
các bể chứa và giảm trữ nƣớc bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nƣớc.
Con ngƣời cũng làm tăng lƣu lƣợng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu
vực lát đƣờng và dẫn nƣớc bằng các kênh.
Tổng lƣợng nƣớc tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối

tƣợng sử dụng nƣớc có nhu cầu nƣớc theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất
nhiều nƣớc để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhƣng trong mùa mƣa
thì không cần nƣớc, vì vậy để cung cấp nƣớc tốt cho mùa hè thì cần một hệ
thống trữ nƣớc trong suốt năm và xả nƣớc trong một khoảng thời gian ngắn.
Các đối tƣợng sử dụng nƣớc khác có nhu cầu dùng nƣớc thƣờng xuyên


12

nhƣ nhà máy điện cần nguồn nƣớc để làm lạnh. Để cung cấp nƣớc cho các
nhà máy điện, hệ thống nƣớc mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy
trung bình nhỏ hơn nhu cầu nƣớc của nhà máy.
Nƣớc mặt tự nhiên có thể đƣợc tăng cƣờng thông qua việc cung cấp từ
các nguồn nƣớc mặt khác bởi các kênh hoặc đƣờng ống dẫn nƣớc. Cũng có
thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác đƣợc liệt kê ở đây, tuy nhiên, số lƣợng
không đáng kể. Con ngƣời có thể làm cho nguồn nƣớc cạn kiệt (với nghĩa
không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.
Brasil đƣợc đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nƣớc ngọt lớn nhất
thế giới, sau đó là Nga và Canada [15].
 Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển
kinh tế - xã hội
Nƣớc là mội dạng tài nguyên đặc biệt, là một trong các nhân tố quyết
định sự sống trên trái đất. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Emepdocles(490 - 430
TCN) cho rằng có bốn yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời,
nƣớc, lửa và đất. Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng đều nảy nở trên
các dòng sông lớn - Văn minh Lƣỡng Hà ở Tây Á, văn minh Ai Cập ở hạ lƣu
sông Nil, văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc,
văn minh sông Hồng ở Việt Nam vv…
Nƣớc là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài ngƣời và sinh vật
trên trái đất. Con ngƣời mỗi ngày cần 250 lít nƣớc cho sinh hoạt, 1.500 lít

nƣớc cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nƣớc chiếm 99% trọng lƣợng sinh vật sống trong môi trƣờng nƣớc và khoảng
70% trọng lƣợng cơ thể con ngƣời. Lƣợng nƣớc con ngƣời sử dụng trong một
năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và
63% cho hoạt động nông nghiệp [14].


13

Đối với sự sống của con ngƣời và thiên nhiên, nƣớc tham gia thƣờng
xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản
ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là
nƣớc. Nhờ có tính chất này mà nƣớc đã trở thành tác nhân mang sự sống đến
cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nƣớc là một hiểm họa, thiếu ăn con
ngƣời có thể sống đƣợc vài tuần, còn thiếu nƣớc thì con ngƣời không thể sống
nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con ngƣời 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít
nƣớc vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cƣờng độ lao động và tính chất
của môi trƣờng xung quanh.
Nƣớc cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Ðể sản xuất 1 tấn giấy
cần 250 tấn nƣớc, 1 tấn đạm cần 600 tấn nƣớc và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn
nƣớc. Nƣớc dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi
làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp,
mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lƣợng nƣớc, loại nƣớc
khác nhau. Nƣớc góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu
không có nƣớc thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
Trong sản xuất nông nghiệp, dân gian ta có câu: “Nhất nƣớc, nhì phân,
tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy đƣợc tầm quan trọng hàng đầu
của nƣớc trong nông nghiệp. Theo FAO, tƣới nƣớc và phân bón là hai yếu tố
quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các

chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dƣỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong
đất, làm cho tốc độ tăng sản lƣợng lƣơng thực vƣợt qua tốc độ tăng dân số thế
giới [13].
Hoạt động du lịch, giao thông vận tải... cũng gắn liền với nguồn nƣớc.
Nƣớc không những đƣợc dùng để cung cấp cho sinh hoạt, ăn, uống, tắm,
giặt… mà còn là môi trƣờng tốt để phát triển các loại hình du lịch. Giao thông


14

đƣờng thủy có vị trí đặc biệt quan trọng trong vận tải hàng hóa. Từ xa xƣa,
hoạt động thƣơng mại phát triển đều gắn với sự sầm uất, tấp nập của các
thƣơng cảng.
Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất, nƣớc còn
mang nhiều chức năng khác nhƣ: là môi trƣờng sống của các loài sinh vật
thủy sinh - đó là nguồn tài nguyên khổng lồ của con ngƣời, là chất mang vật
liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất
trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất
độc hại.v.v... Có thể nói sự sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên trái đất
phụ thuộc vào nƣớc [14].
 Ô nhiễm nước và ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và sản xuất
Trong hệ sinh thái các thủy vực nƣớc ngọt luôn tồn tại các mối quan hệ
qua lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trƣờng, tạo nên trạng thái cân
bằng động, giữ cho trạng thái ít bị biến đổi đột ngột. Con ngƣời trong quá
trình phát triển đã tác động tác động nhiều đến trạng thái cân bằng theo hƣớng
bất lợi. con ngƣời đã xây dựng các đô thị lớn, các vùng dân cƣ, các trung tâm
công nghiệp... bên những sông, hồ. Các chất thải ở các lĩnh vực khác nhau đi
vào nƣớc, ảnh hƣởng xấu đến giá trị sử dụng mọi mặt của nƣớc. Cân bằng
sinh thái bị phá vỡ và nƣớc bị ô nhiễm.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nƣớc là tỉ lệ ngƣời mắc các bệnh

cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nƣớc nhƣ viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thƣ… ngày càng tăng. Ngƣời dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nƣớc bẩn trong mọi sinh hoạt.
Ngoài ra ô nhiễm nguồn nƣớc còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nƣớc nhiễm asen
để ăn uống, con ngƣời có thể mắc bệnh ung thƣ trong đó thƣờng gặp là ung


15

thƣ da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải
nguồn nƣớc có hàm lƣợng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nƣớc nhiễm
asen trƣớc khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Ngƣời nhiễm chì lâu ngày có
thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh
da, thiếu máu, có thể gây ung thƣ. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ
gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thƣ rất cao. Nhiễm
Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lƣu huỳnh gây bệnh về
đƣờng tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lƣng. Hợp chất
hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trƣởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thƣ nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đƣờng hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi
khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đƣờng tiêu hóa,
nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ
ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xƣơng, thiếu máu.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Tài nguyên nƣớc ngày 21/06/ 2012
- Luật bảo vệ môi trƣờng ngày 23/06/2014.

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 179/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
- Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng.


16

- Quyết định 1788/QĐ - TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng đến năm 2020.
- Thông tƣ số 12/2015/TT - BTNMT ngày 31/03/2015 Ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng
- Thông tƣ số 08/2015/TT - BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng
quy định kỹ thuật bơm nƣớc thí nghiệm trong điều tra đánh giá tài nguyên
nƣớc dƣới đất.
- QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
- QCVN 09:2008/ BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc dƣới đất.
- QCVN 14:2008/ BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc thải sinh hoạt.
- TCVN 6663- 3:2008 (ISO 5667 – 6:2005) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy
mẫu. Hƣớng dẫn kỹ thuật lấy mẫu ở sông và suối.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667 – 4:1987) – Chất lƣợng nƣớc – Lấy mẫu.
Hƣớng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.

- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu.
Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-11:2011(ISO 5667 – 11:2009) Chất lƣợng nƣớc – Lấy
mẫu – Phần 11: Hƣớng dẫn lấy mẫu nƣớc ngầm.
2.2. Khái quát về chất lƣợng nƣớc
Tài nguyên nƣớc của Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có
lƣợng mƣa bình quân hàng năm lớn (1800 - 2000 mm) và có một hệ thống
sông ngòi chằng chịt, tạo nên nguồn nƣớc rất phong phú. Nếu tính các sông
có độ dài trên 10 km thì chúng ta có tới 2500 con sông, với tổng chiều dài lên


17

tới 52000 km. Trong đó hai hệ thống sông lớn nhất của cả nƣớc là sông Hồng
và sông Cửu Long đã tạo nên hai vùng đất trù phú nhất cho phát triển nông
nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền Trung cũng rất
phong phú, tạo nên các đồng bằng ven biển, tuy nhỏ hẹp nhƣng rất quan trọng
trong phát triển nông nghiệp khu vực miền Trung. Hệ thống sông ngòi này
không những cung cấp nƣớc cho mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất
nƣớc mà còn là nguồn lợi thủy sản khá phong phú và hệ thống giao thông
đƣờng thủy quan trọng của cả nƣớc.
Tuy nhiên, do lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm
tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mƣa, từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, trừ
vùng duyên hải miền Trung, mùa mƣa đến muộn và kết thúc muộn 2-3 tháng
nên thƣờng gây ra úng lụt trong mùa mƣa và khô hạn trong mùa khô đặc biệt
ở các tỉnh miền Trung, nơi có địa hình dốc và hệ thống sông ngòi ngắn. Theo
Nguyễn Viết Phổ (1893), lƣợng nƣớc mƣa hàng năm của cả nƣớc vào khoảng
640 km3, tạo nên dòng chảy ở các sông ngòi là 313 km3. Song nếu tính cả
lƣợng nƣớc chảy vào nƣớc ta qua sông Hồng (50 km3/năm) và sông Cửu
Long (550 km3/năm) thì tổng lƣợng nƣớc chảy sẽ gấp đôi. Tuy nhiên, lƣợng

nƣớc chảy này lại tập trung tới trên 80% vào mùa mƣa nên thƣờng gây ra úng lụt
ở các tỉnh đồng bằng và khu vực miền Trung. Ngƣợc lại, trong mùa khô, các
dòng sông thƣờng ít nƣớc gây nên tình trạng thiếu nƣớc tƣới trong nông nghiệp.
Về nguồn nƣớc ngầm, mặc dù đã đƣợc khai thác và sử dụng từ lâu song
cho đến nay, việc điều tra, thăm dò cũng nhƣ quy hoạch sử dụng vẫn còn
nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do tình trạng nƣớc mặt bị ô nhiễm nhiều (đặc biệt
là khu vực công nghiệp và đô thị) nên nguồn nƣớc ngầm chắc chắn sẽ đƣợc sử
dụng nhiều hơn.


×