ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ TỐ HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI THỊ TRẤN LẬP THẠCH, HUYỆN LẬP
THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K44 – KHMT – N01
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2012 – 2016
Thái Nguyên, 2016
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ TỐ HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI THỊ TRẤN LẬP THẠCH, HUYỆN LẬP
THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K44 – KHMT – N01
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2012 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên , 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng với phƣơng châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên sau khi ra trƣờng cần phải chuẩn bị cho mình
lƣợng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng.
Do đó, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó là cơ
hội để sinh viên củng cố, trau dồi kiến thức đã học tập đƣợc ở trƣờng. Đồng thời giúp
cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế. Qua đó, sinh viên sau
khi ra trƣờng sẽ đƣợc hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phƣơng pháp làm việc
cũng nhƣ năng lực công tác
Đƣợc sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên và dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, em
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp
bảo vệ môi trường tại thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Để hoàn thành bài khoá luận này, trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban giám hiệu Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng, cùng các thầy cô đã
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện
Lập Thạch, cán bộ UBND thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh
Hải đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để giúp em hoàn thành khóa
luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian và năng lực bản thân còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc những
đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn để bài khoá luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……., tháng……..năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Tố Hà
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng .......... 13
Bảng 3.1. Lấy mẫu trên địa bàn thị trấn Lập Thạch ....................................... 27
Bảng 3.2. Các phƣơng pháp phân tích chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng đất ........ 29
Bảng 3.3. Các phƣơng pháp phân tích chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc ..... 28
Bảng 3.4. Các phƣơng pháp phân tích thông số không khí ............................ 30
Bảng 4.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn Lập Thạch ....... 34
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng các loại nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa
bàn thị trấn Lập Thạch .................................................................................... 39
Bảng 4.3. Kết quả điều tra, khảo sát các kiểu chuồng trại chăn nuôi của các hộ
gia đình trên địa bàn thị trấn Lập Thạch ......................................................... 39
Bảng 4.4. Kết quả điều tra các loại phân bón đƣợc các hộ gia đình trên địa bàn
thị trấn sử dụng ................................................................................................ 40
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng đất của thị trấn Lập Thạch................................ 42
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu đất Đ7 tại thị trấn Lập Thạch .................... 43
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt NM10 tại thị trấn Lập Thạch .... 44
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm NN10 tại thị trấn Lập Thạch .... 46
Bảng 4.9. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ................................. 47
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nƣớc thải trên địa bàn thị trấn Lập Thạch ....... 49
Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt của hộ
dân trên địa bàn thị trấn Lập Thạch ................................................................ 51
Bảng 4.12. Kết quả phân tích môi trƣờng không khí thị trấn Lập Thạch ....... 52
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn hàm lƣợng Cu, Pb, Zn tổng số trong môi trƣờng đất.... 44
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn hàm lƣợng các kim loại nặng trong ..................... 45
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ gia đình sử dụng hệ thống cống thải............ 48
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn hàm lƣợng coliform trong môi trƣờng nƣớc thải .. 50
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt của hộ dân
trên địa bàn thị trấn ......................................................................................... 51
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn hàm lƣợng bụi tổng số trong môi trƣờng không khí.... 53
Hình 4.7. Hệ thống lọc tổng sinh hoạt DN02 ................................................. 58
Hình 4.8. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ...................................................... 59
Hình 4.9. Mô hình trồng nấm từ rơm rạ .......................................................... 60
Hình 4.10. Chế biến rơm rạ thành phân hữu cơ .............................................. 60
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BNN
Bộ Nông nghiệp
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trƣờng
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
BVTV
Bảo vệ thực vật
BXD
Bộ Xây dựng
BYT
Bộ Y tế
CP
Chính phủ
CTR
Chất thải rắn
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐT
Đƣờng tỉnh
GDTX
Giáo dục thƣờng xuyên
NĐ
Nghị định
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
Quyết định
TCBYT
Tiêu chuẩn Bộ Y tế
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TDP
Tổ dân phố
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Ủy ban nhân dân
UNICEF
Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
VSMT
Vệ sinh môi trƣờng
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trƣờng trên thế giới. . 8
2.2.2. Các vấn đề môi trƣờng nông thôn ở nƣớc ta ......................................... 12
2.3. Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc .................................................... 18
2.3.1. Hiện trạng môi trƣờng đất ..................................................................... 18
2.3.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc .................................................................. 19
2.3.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí.......................................................... 20
2.3.4. Hiện trạng môi trƣờng huyện Lập Thạch .............................................. 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
vii
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành ............................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Lập Thạch, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................... 24
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng thị trấn Lập Thạch ............................. 24
3.2.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý môi trƣờng tại thị trấn Lập Thạch 25
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 25
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ....................................... 25
3.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 26
3.3.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 26
3.3.5. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 30
3.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Lập Thạch, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................... 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 33
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng thị trấn Lập Thạch ................................ 38
4.2.1. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trƣờng của thị trấn Lập Thạch .......... 38
4.2.1.3. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ........................ 40
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất của thị trấn Lập Thạch ................. 42
4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc của thị trấn Lập Thạch.............. 44
4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí của thị trấn Lập Thạch ..... 52
viii
4.2.5. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Lập Thạch.... 53
4.2.6. Nhận thức của ngƣời dân về bảo về môi trƣờng ................................... 55
4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trƣờng của thị trấn Lập Thạch,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................................... 56
4.3.1. Những giải pháp trong hoạt động quản lý nhà nƣớc............................. 56
4.3.2. Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật ........................................................ 57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nƣớc ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển thể hiện về mọi mặt công nghiệp, nông
nghiệp, y tế, dịch vụ, văn hóa - xã hội..., quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng
đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lƣợng lẫn chất
lƣợng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vƣợt bậc đó
vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà bất kỳ một nƣớc phát
triển nào cũng đều phải đối mặt, đó là tình trạng môi trƣờng ngày càng bị ô
nhiễm nhƣ là: Ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí, thoái hóa đất, suy giảm đa
dạng sinh học, biến đổi khí hậu cũng nhƣ hàng loạt các vấn đề môi trƣờng
khác cần đƣợc giải quyết, khống chế không chỉ đối với các thành phố trọng
điểm mà vấn đề này cũng trở nên trầm trọng ở các thị trấn, đòi hỏi cần đƣợc
quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để.
Nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch vốn đƣợc
biết đến với thế mạnh trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong những
năm gần đây, nhờ tận dụng tối đa những lợi thế về địa hình, cùng với sự nỗ
lực của chính quyền nhân dân địa phƣơng, nền kinh tế của huyện đã ngày
càng phát triển, trong đó, thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Khu vực thị trấn Lập Thạch là một trong những khu vực có những bƣớc
phát triển trông thấy trên địa bàn của huyện. Nằm ở trung tâm huyện lỵ Lập
Thạch, thị trấn có vị trí, điều kiện giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nền kinh tế của thị trấn không ngừng tăng trƣởng và phát triển, tốc độ
tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 16,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh
theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, bộ
2
mặt thị trấn cũng không ngừng thay da đổi thịt. Tuy nhiên, đằng sau những
bƣớc phát triển tích cực đã kéo theo sự tồn tại những dấu hiệu thiếu bền vững
của quá trình phát triển nhƣ môi trƣờng bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên của thị
trấn chƣa đƣợc khai thác hiệu quả, bền vững, nhu cầu sử dụng đất đai ngày
càng tăng. Vậy phải làm thế nào để hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội với phát
triển bền vững về môi trƣờng và cần phải có những biện pháp gì để ngăn
ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.
Xuất phát từ vấn đề đó, đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trƣờng,
Ban chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dƣới
sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi
trường tại thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và công tác bảo vệ môi trƣờng tại thị
trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó làm cơ sở khoa
học và thực tiễn hƣớng dẫn cộng đồng dân cƣ có ý thức, thói quen bảo vệ môi
trƣờng, đồng thời đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao
chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân trên địa bàn
toàn thị trấn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, chất
thải rắn trên địa bàn thị trấn.
- Đánh giá sự hiểu biết của ngƣời dân về môi trƣờng.
- Đánh giá tình hình công tác bảo vệ môi trƣờng của thị trấn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trƣờng khu vực
thị trấn.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác sau này.
- Giúp nắm đƣợc thực trạng về môi trƣờng tại đơn vị thực tập, qua đó
liên hệ với phần lý luận ở trƣờng nhằm đƣa ra giải pháp công tác quản lý, bảo
vệ, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng ở địa phƣơng
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của ngƣời dân
về việc bảo vệ môi trƣờng.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng trên địa bàn thị trấn Lập Thạch,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đƣa ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng cho khu vực thị trấn Lập
Thạch nói riêng và các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2014 chƣơng 1, điều 1 xác
định: “Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”.
* Chức năng của môi trƣờng
- Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật.
- Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con ngƣời.
- Môi trƣờng là nơi chứa đựng phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trƣờng là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con
ngƣời và sinh vật trên Trái Đất.
- Môi trƣờng là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
* Ô nhiễm môi trƣờng
Theo khoản 8, điều 3, chƣơng 1 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2014:
“Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng
xấu đến con ngƣời và sinh vật”. [8]
- Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với
những phƣơng thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất
cặn bã đặc vào lòng đất. (Lƣơng Văn Hinh, 2014) [6]
5
- Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa
học - sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nƣớc. [6]
- Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa. [6]
- Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm
ảnh hƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm đất đai,
công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. [6]
* Suy thoái môi trƣờng
Suy thoái môi trƣờng là sự suy giảm về chất lƣợng và số lƣợng của
thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật. (Luật
bảo vệ môi trƣờng, 2014) [8]
* Quản lý môi trƣờng
Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong quản lý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các
kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến con
ngƣời, xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên. (Nguyễn Thanh Hải, 2015) [5]
* Tiêu chuẩn môi trƣờng
Theo khoản 6, điều 3, chƣơng 1 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2014:
“Tiêu chuẩn môi trƣờng là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng môi
trƣờng xung quanh, hàm lƣợng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
6
yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức công bố
dƣới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trƣờng”. [8]
* Chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt
động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng. [6]
2.1.1.2. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Theo khoản 3, điều 3, chƣơng 1 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2014:
“Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trƣờng, ứng phó sự cố môi trƣờng, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành”. [8]
“Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng là mục đích chủ yếu của công tác
BVMT. Chất lƣợng môi trƣờng phản ánh mức độ phù hợp của môi trƣờng đối
với sự tồn tại, phồn vinh cũng nhƣ sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại ở
những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lƣợng môi trƣờng cũng ngày
càng đƣợc quan tâm. Ngƣời ta dần dần định mức độ tốt xấu của môi trƣờng,
để biểu thị mức độ môi trƣờng bị ô nhiễm” (Lê Văn Khoa và cs, 2003) [3].
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Theo khoản 4, điều 3, chƣơng 1 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2014:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trƣờng”. [8]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật sau:
- Luật bảo vệ môi trƣờng ngày 23/06/2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quyết
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trƣờng.
7
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về việc áp dụng TCVN về môi trƣờng.
- Căn cứ chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng
hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- TCVN 5502:2003: Nƣớc cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lƣợng.
- TCVN 5945:2005: Nƣớc thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
sinh hoạt.
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
công nghiệp.
- TCVN 5937:2005 Chất lƣợng không khí – Tiêu chuẩn chất lƣợng không
khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
8
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
không khí xung quanh.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về quản
lí chất thải và phế liệu.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây
Dựng định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trƣờng - công tác thu gom
vận chuyển, xử lí rác.
- Căn cứ quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trƣởng
Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại
nhà tiêu.
- Căn cứ quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới.
Sau hơn 30 năm kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trƣờng của thế giới
(Stockholm 1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đƣa vấn
đề môi trƣờng vào các chƣơng trình nghị sự cấp quốc tế và quốc gia. Tuy vậy,
hiện trạng môi trƣờng toàn cầu đƣợc cải thiện không đáng kể.
Trong “tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững” năm 2000 [22]
của Liên hợp quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại sẽ phải
đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: “Môi trƣờng toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ,
suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lƣợng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc
hóa cƣớp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và ngày càng khốc
liệt. Các nƣớc đang phát triển trở nên dễ bị tổn hại hơn. Ô nhiễm không khí,
nƣớc và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu ngƣời”.
9
a. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán đioxit cacbon (CO2) hàng
năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lƣợng CO 2 đã đạt đến
mức cao nhất trong những năm gần đây. Các nhà khoa học cho biết, trong
vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,5oC và trong thế kỷ
này sẽ tăng từ 1,5 - 4,5oC so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có
thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nƣớc biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm do sự tan băng và
sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng sản xuất
nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai nhƣ gió, bão, động
đất, núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến sự sống của
loài ngƣời một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra
nhiều vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng khác. (Liên Hợp Quốc, 2000) [7]
b. Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Ôzôn
là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lƣu khí quyển gần bề
mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc
vào vĩ độ. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh
hƣởng trực tiếp tới đời sống của con ngƣời và các loài sinh vật trên trái đất.
Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trƣờng bị ô
nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con ngƣời.
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn bao gồm: Cloruafloruacacbon (CFC),
mêtan (CH4), các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có khả năng hoá hợp với O3
và biến đổi nó thành ôxy. Các chất làm suy giảm tầng Ôzôn trong tầng bình
lƣu đạt ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định
10
thƣ Montreal và các văn bản sửa đổi của Nghị định thƣ dự đoán rằng, tầng
Ôzôn sẽ đƣợc phục hồi so với trƣớc những năm 1980 vào năm 2050. [7]
c. Tài nguyên bị suy thoái
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái, triệt phá mạnh
mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sahara có diện tích rộng 8 triệu
km2, mỗi năm bành trƣớng thêm từ 5 -7km2. Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu cũng
là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Theo Tổ
chức Lƣơng thực Thực phẩm Thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm tới, hơn
140 triệu ha đất sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Theo tài liệu thống
kê của Liên Hợp Quốc, diện tích đất canh tác bình quân đầu ngƣời trên thế giới
đến năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/ngƣời và còn tiếp tục giảm trong tƣơng lai. [7]
Theo báo cáo Living Planet, ƣớc tính nhu cầu toàn cầu đối với tài nguyên
thiên nhiên đã tăng gấp đôi kể từ năm 1996 và hiện nay nó mất 1,5 năm để tái
tạo các nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng trong một năm của con ngƣời. [25]
Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, đặc biệt ở những
nƣớc đang phát triển, trên thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song
cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm
khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3.
d. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất
thải vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trƣờng với quy mô ngày
càng rộng, đặc biệt là ở các khu đô thị. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải
nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nƣớc đang biến những khu vực này thành các
điểm nóng về môi trƣờng.
Sự tăng nhanh dân số Thế giới có phần đóng góp gây ô nhiễm do sự phát
triển đô thị. Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là 3% hàng năm cho
11
toàn thế giới và 3 - 5% cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Dự báo đến
năm 2020, tại các nƣớc đang phát triển trong khu vực 50% dân số sống ở các
đô thị và các nƣớc phát triển tỷ lệ này là 75%. (Lê Thạc Cán và cs, 1995) [2].
Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứu môi trƣờng quốc tế có trụ sở
tại NewYork (Mỹ), công bố danh sách 10 thành phố trực thuộc 8 nƣớc đƣợc
coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006.
10 thành phố này gồm:
1. Thành phố Lâm Phần, trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc.
2. Thành phố Dzerhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hóa học
lớn trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
3. Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại.
4. Thành phố Haina ở Cộng hòa Domica, nơi tái chế và nấu chảy pin.
5. Thành phố Ranipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu ngƣời bị ảnh hƣởng
bởi chất thải từ các xƣởng thuộc da.
6. Thành phố Chernobyl ở Ukraine, một khu vực nổi tiếng bởi thảm
họa phóng xạ 20 năm trƣớc.
7. Thành phố Mayluu- Suu ở Kyrgyzstan.
8. Thành phố La Oroya ở Peru.
9. Thành phố Norilsk ở Nga.
10. Thành phố Rudnaya ở Nga.
Theo báo cáo của Viện này, những nƣớc có các thành phố bị ô nhiễm
môi trƣờng phần lớn là những nƣớc đang phát triển và thiếu các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm.
e. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH) trên trái đất
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên trái đất hàng trăm
triệu năm đã và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi
12
trƣờng sống trên trái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nƣớc, hạn chế
xói mòn, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật
liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dƣợc phẩm, du lịch, là nguồn thực
phẩm lâu dài của con ngƣời và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài
mới. Đa dạng sinh học đƣợc chia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền, đa dạng loài
và đa dạng sinh thái.
Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm do nhiều
nguyên nhân:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nƣớc và không khí.
- Việc du nhập của nhiều loài ngoại lai.
Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa
sống trong rừng. Các nơi cƣ trú nƣớc ngọt và nƣớc biển, đặc biển là các dải
san hô là những môi trƣờng sống rất dễ bị thƣơng tổn. [7]
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở nước ta
Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004) nƣớc ta là một nƣớc nông
nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng
20% số hộ ở mức đói nghèo. Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trƣờng có
tính chất đan xen lẫn nhau, ở nhiều nơi, nhiều chỗ và đang trở nên bức xúc. [4]
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trƣờng (VSMT) nông thôn do
bộ y tế và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thực hiện đƣợc công bố
ngày 26/03/2013 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18%
tổng số hộ gia đình; 11,7% trƣờng học; 36,6 trạm y tế xã; 21% UBND xã và
2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định
13
08/2005/QĐ-BYT), tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn rất
thấp, kiến thức của ngƣời dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế.
* Vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mỗi
năm có hơn 20 ngàn ngƣời Việt Nam chết do dùng nƣớc bị ô nhiễm và mất vệ
sinh, mà phần lớn là nƣớc ở các vùng nông thôn do ngƣời dân dùng nƣớc từ
nguồn nƣớc mặt, nƣớc giếng đào nông,... bị ô nhiễm.
Mặc dù đã có 62% dân số nông thôn đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sinh
hoạt hợp vệ sinh, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 - 30% đƣợc tiếp cận với nguồn
nƣớc sạch (nếu tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế). Và vẫn còn 38% dân số
nông thôn chƣa đƣợc tiếp cận với nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh. Cụ thể:
Bảng 2.1. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
STT
Vùng
Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn
đƣợc cấp nƣớc sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc bộ và Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
36
4
Đông Nam Bộ
21
5
Đồng bằng sông Hồng
33
6
Đồng bằng sông Cửu Long
39
(Nguồn: Chuyên đề nông thôn Việt Nam, trường ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội)
Qua bảng trên, có thể thấy rõ những ngƣời dân ở nông thôn Việt Nam
đang phải sinh hoạt với những nguồn nƣớc nhƣ thế nào. Ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ có 39% dân số đƣợc sử dụng
nƣớc sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số đƣợc
cấp nƣớc sạch.
14
* Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tác động trực tiếp đến sức khoẻ là
nguyên nhân gây các bệnh nhƣ tiêu chảy, tả, thƣơng hàn, giun sán… Có thể
thấy, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và nguồn nƣớc ở nông thôn do các nguyên
nhân cơ bản sau:
- Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp
nhƣ phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách tràn lan và không
có kiểm soát.
- Còn tồn tại tập tục sử dụng phân Bắc, phân chuồng tƣơi vào canh tác.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tƣơi đƣợc coi là thức ăn cho cá,
gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và ảnh hƣởng sức khoẻ con ngƣời.
- Thuốc BVTV gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột,
thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vật, tồn dƣ lâu
dài trong môi trƣờng đất, nƣớc gây ô nhiễm.
- Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản: Nuôi tôm trên cát theo
quy trình kỹ thuật bán thâm canh là hoạt động đang diễn ra phổ biến tại một số
vùng nông thôn ven biển miền Trung Việt Nam. Điển hình nhƣ tại tỉnh Bình
Định năm 2012, với 165 hộ nuôi và 6 cơ sở nuôi tôm trên cát tập trung chủ yếu
tại 3 huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn làm chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc
ngầm các khu vực này bị ô nhiễm với các chỉ tiêu Coliform, TSS, NH4+ vƣợt
nhiều lần QCVN. (Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia, 2014) [1]
* Ô nhiễm môi trƣờng không khí
Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó lƣợng bụi
và các lƣợng khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong
làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ ở
Hà Tây, vôi ở Hƣng Yên hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi
15
nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi nhƣ CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại thải
khác gây nguy hại tới sức khoẻ của ngƣời dân trong khu vực và làm ảnh hƣởng
hoa màu, sản lƣợng cây trồng của nhiều vùng lân cận.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm bụi do khai thác khoáng sản cũng đang xảy
ra cục bộ tại một số điểm, tập trung chủ yếu tại vùng trung du miền núi phía
Bắc với nhiều loại khoáng sản khác nhau nhƣ than, sắt, đồng, apatit... Do công
nghệ còn lạc hậu, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng còn hạn chế
nên bụi phát sinh tại hầu hết các công đoạn sản xuất và có sự ảnh hƣởng lớn
đến môi trƣờng không khí các khu vực dân cƣ nông thôn xung quanh.
Trong những năm gần đây, các cụm công nghiệp có xu hƣớng chuyển
dần về khu vực nông thôn, nơi có môi trƣờng nền còn khá tốt. Thực chất, nó
đã và đang ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng không khí xung quanh. Tại
một số khu vực nông thôn xung quanh các nhà máy nhiệt điện, sản xuất thép,
xi măng (Hải Dƣơng, Hải Phòng, Thái Nguyên), môi trƣờng không khí đã bị
ô nhiễm bụi, SO2, CO… Khối lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động sản xuất
xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng lớn hơn hẳn các ngành khác. [1]
* Ô nhiễm môi trƣờng đất
Việc sử dụng bất hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất và xả thải trực
tiếp ra môi trƣờng không qua xử lý là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ô
nhiễm đất ở nông thôn. Đáng báo động hiện nay là tình trạng lạm dụng các
loại phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm do chất độc
hóa học tồn lƣu.
Số liệu quan trắc mẫu đất ở một số địa phƣơng, ví dụ nhƣ ở Đồng
Tháp, một tỉnh trồng lúa điển hình của khu vực ĐBSCL cho thấy trong số 15
mẫu đất phân tích có 60% số mẫu có kết quả chỉ tiêu Asen vƣợt ngƣỡng
QCVN 03:2008/ BTNMT đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp và
16
có sự dao động lớn so với kết quả phân tích năm 2012 do hậu quả sử dụng
phân bón vô cơ, thuốc BVTV với liều lƣợng lớn. [1]
Tại các làng nghề tái chế kim loại, kết quả nghiên cứu của đề tài
KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm - Hƣng Yên cho thấy hàm lƣợng Cu2+ đạt từ 43,68- 69,68 pp.
Hàm lƣợng các kim loại nặng cũng rất cao, vƣợt nhiều lần so với tiêu chuẩn
cho phép. [4]
* Ô nhiễm từ các làng nghề
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, làng nghề tập
trung chủ yếu ở miền Bắc, trong đó tập trung nhiều nhất ở ĐBSH (Bắc Ninh,
Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hƣng Yên...), tiếp đến là khu vực Nam Bộ và
Trung Bộ. Đặc thù các làng nghề ở nƣớc ta chủ yếu ở quy mô hộ gia đình,
nằm xen kẽ trong khu dân cƣ. Do đó, ô nhiễm môi trƣờng khu vực làng nghề
mang tính cục bộ và gây ảnh hƣởng trực tiếp đến các hộ sản xuất cũng nhƣ
các hộ dân xung quanh. [1]
Theo khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng (Đại học
Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nƣớc
thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Đối
với nhóm làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, điển hình tại tỉnh Bình
Định, nƣớc thải từ làng nghề nấu rƣợu Bầu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc,
huyện An Nhơn) chất rắn lơ lửng vƣợt 2 lần, COD vƣợt 12,6 lần, NH 4+ vƣợt
9,2 lần. Tƣơng tự, tại hồ nƣớc phía Đông cách làng nghề chế biến cá cơm (xã
Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) khoảng 100 m cũng cho kết quả một
vài thông số vƣợt quy chuẩn cho phép, đặc biệt hàm lƣợng Clorua vƣợt
QCVN 08:2008, cột B1 đến 19 lần.