Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trên quan điểm của người ủng hộ, hãy trình bày những lợi ích của cây trồng biến đổi di truyền đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.6 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIỂU LUẬN
AN TOÀN SINH HỌC
Chuyên đề 1 – Trên quan điểm của người ủng
hộ, hãy trình bày những lợi ích của cây trồng
biến đổi di truyền đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường

GV hướng dẫn:
Lớp
:
Nhóm
:

Hà Nội, 3/2014

I. MỞ ĐẦU.
1. Thách thức đặt ra đối với nền nông nghiệp hiện nay.


Dân số gia tăng, trái đất nóng lên, giảm đa dạng sinh học đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường. Dân số là sức ép lớn nhất đối với vấn đề môi
trường toàn cầu. Đến năm 2020, dân số trên hành tinh sẽ lên tới 8 tỷ người, điều
này có nghĩa là trong 20 năm tới, dân số sẽ tăng thêm 2 tỷ người. Nuôi sống số
người này đồng nghĩa với những thay đổi hàng loạt trong sản xuất, phân phối và


bình ổn lương thực.
Điều không may là dân số và đất canh tác lại phân bố không đồng đều.
Bước vào thế kỷ XXI, dân số thế giới đã tăng nhanh một cách đáng kể trong khi
diện tích nông nghiệp ngày một giảm đi vì đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Chẳng hạn, Trung Quốc chỉ có 7% đất sản xuất nhưng lại chiếm tới 20-25% dân
số thế giới. Tình trạng này lại càng thêm nghiêm trọng hơn vì số lượng nông
dân ngày càng giảm, sự thiếu hụt đất canh tác do xối mòn, thiếu hụt các nguồn
lợi tái sử dụng và nước.
Sự phá huỷ rừng và môi trường tự nhiên do sử dụng các loại nhiên liệu hoá
thạch làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Người ta dư đoán đến năm 2100,
nhiệt độ Trái đất sẽ tăng khoảng 2-3 oC cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết. Sự
biến đổi của khí hậu có thể dẫn đến sự thay đổi các hoạt động nông nghiệp.
Đứng trước thách thức về môi trường, kinh tế , xã hội to lớn trên đòi hỏi
nhiều giải pháp toàn diện, và những người ủng hộ công nghệ chuyển đổi gen,
xem đây là một thành tựu lớn của sinh học, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề
quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Với việc tăng/giảm như vậy, thế giới cần phải sản xuất một lượng lương
thực nhiều gấp đôi để nuôi 8 tỷ người vào năm 2025, nhiều gấp ba để nuôi 10 tỷ
người vào năm 2050.
người cần những cây trồng tương lai giúp cân bằng thử thách:
Tăng sản lượng nông nghiệp
Cây trồng thân thiện với môi trường
Sử dụng nguồn nước hiện hữu: tiết kiệm tài nguyên môi trường
Cải thiện chất lượng sản phẩm
Nhiên liệu sinh học
Để giải quyết vấn đề trên , cây trồng chuyển gen ngày càng được chú trọng
và là giải pháp hữu hiệu để tiến đến một nền nông nghiệp mới.
2. Một số khái niệm.
2.1. Cây trồng chuyển gen là gì?
Cây trồng biến đổi gen (GMC: Genetic Modification Crops ) được tạo ra

bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại. Quá trình tạo
cây trồng CNSH liên quan đến việc chuyển một hoặc một số gen ngoại bào vào
trong hệ gên của cây nhằm tạo ra một tính trạng mới mà trước đó cây trồng
không có.
Theo Cộng đồng Châu Âu (the European Union), khái niệm sinh vật biến
đổi gen (GMO: Genetically Modified Organism) được định nghĩa như sau:
“Một sinh vật được gọi là biến đổi gen nếu vật liệu di truyền của nó được thay


đổi theo cách nào đó mà điều này không xảy ra trong điều kiện tự nhiên do quá
trình lai truyền thống và kết hợp tự nhiên”.
Các kỹ thuật của công nghệ sinh học hay còn gọi là kỹ thuật di truyền hay
kỹ thuật gene, công nghệ gene hay công nghệ ADN tái tổ hợp là các kỹ thuật
sinh học phân tử có liên quan đến việc tạo những thay đổi trên vật chất di truyền
(axit nucleic) nhằm nghiên cứu cấu trúc của gene, điều chỉnh và biến đổi gene ,
phân lập, tổng hợp và chuyển các gene mong muốn vào các tế bào sinh vật chủ
tạo ra các cơ thể mới, các sinh vật mới mang các đặc tính mong muốn.
2.2. Thực phẩm biến đổi gen.
Thực phẩm chuyển gen hay Thực phẩm biến đổi gen (GMF-genetically
modified food) là thực phẩm mà bản thân chúng hoặc chế biến từ các cơ thể
động, thực vật mang các gen tái tổ hợp được chuyển vào một cách nhân tạo
nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế.
3. Hiện trạng của cây trồng chuyển gen hiện nay.
3.1. Hiện trạng cây trồng chuyển gen trên thế giới.
Kể từ khi Crick & Watson lập được bản đồ ADN (1953), ngành công nghệ
sinh học (CNSH) đã gặt hái nhiều tiến bộ vượt bậc trong đó di truyền tạo giống
đã có những bước đi ngoạn mục. Kỹ thuật biến đổi gen đã cho thấy có khả năng
tạo một bước nhảy vọt, hơn hẳn kỹ thuật tạo giống cổ điển Mendel trong cuộc
“cách mạng xanh” của thập niên 60 của thế kỷ trước, mà nay đã kịch trần,
không còn có khả năng tăng năng suất cao như trước (75%), chỉ còn khoảng

1,5%/năm.
Kỹ thuật biến đổi gen không những tăng năng suất và chất lượng cây trồng
(nhờ chống sâu bệnh hại, chịu khí hậu nóng lạnh, cỏ dại, kéo dài thời gian bảo
quản…) mà còn cải thiện được môi trường (giảm lượng sử dụng phân bón và
thuốc BVTV), bảo vệ sức khoẻ của nông dân (ít tiếp cận với hoá chất và thuốc
BVTV) và người tiêu dùng (thức ăn không có dư lượng hoá chất).
Sau khi các công ty sinh học Calgene và Monsanto(Hoa Kỳ) nghiên cứu
thành công và đưa ra thị trường hàng loạt giống cây biến đổi gen có nhiều ưu
điểm như khả năng kháng sâu bệnh và chịu được thuốc trừ cỏ dại thì việc sử
dụng cây biến đổi gen bùng nổ, trở thành một nhóm cây được phát triển đại trà
nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp thế giới.
Trong 18 năm(1996 – 2013) phát triển, cây trồng công nghệ sinh học đã
có những bước phát triển vượt bậc.
Báo cáolần thứ 46 của tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ
sinh học (ISAAA) của tác giả Clive James đã cho biết tình hình phát triển của
cây trông công nghệ sinh học trong năm 2013. Một số đặc điểm nổi bật có thể
thấy như sau :
- Năm 2013 đánh đấu 12 năm diện tích cây trồng công nghệ sinh học tăng
trưởng hai con sốvới tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm khoảng 11%.
Năm 2013 là năm thứ 18 các loại cây trồng công nghệ sinh học (CNSH)
được đưa ra thương mại hóa thành công. Cây trồng CNSH đầu tiên được đưa ra
canh tác đại trà vào năm 1996. Diện tích các loại cây trồng CNSH tăng hàng


năm từ năm 1996 đến năm 2013, với 12 năm có tốc độ tăng trưởng hai con số,
phản ánh sự tự tin và sự tin tưởng của hàng triệu nông dân phản đối rủi ro trên
toàn thế giới, cả ở các nước đang phát triển và công nghiệp. Đáng chú ý, kể từ
khi đưa vào canh tác lần đầu vào năm 1996, tổng diện tích canh tác lũy kế đến
nay đã đạt con số chưa từng có là 1,5 tỷ ha, cao hơn 50% so với tổng diện tích
của Trung Quốc hay Hoa Kỳ .

- Diện tích cây trồng CNSH tăng hơn 100 lần từ 1,7 triệu ha vào năm 1996
lên trên 175 triệu ha vào năm 2013.
Đưa cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được ứng
dụng nhanh nhất trong thời gian gần đây – lý do – chúng đem lại nhiều lợi ích.
Trong năm 2013, diện tích cây trồng CNSH đã tăng 5 triệu ha với tốc độ tăng
hàng năm là 3% . Điều quan trọng cần lưu ý là mức tăng diện tích hàng năm khiêm
tốn hơn và tiếp tục đi ngang (không đổi) được dự đoán trong vài năm tới do tỷ lệ ứng
dụng đối với các loại cây trồng CNSH chính đạt tối đa (từ 90% đến 100%), dẫn đến
diện tích canh tác ít có cơ hội hoặc không có cơ hội mở rộng.

Hình1: Diện tích cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới 1996 – 2013.
- Các loại cây được canh tác nhiều nhất.
+ Cho đến nay có 4 loại cây trồng CNSH chính được canh tác phổ biến trên
toàn cầu là đậu tương, bông vải, ngô, và cây cải dầu. Trong đó, trong năm 2013,
diện tích cây đậu tương đạt 84,5 triệu ha và được trồng tại 11 nước trên thế giới.
Sản lượng của cây đậu tương CNSH chiếm 79% tổng sản lượng đậu tương toàn
cầu.
+ Trong khi đó, diện tích cây bông vải CNSH đạt 23,9 triệu ha và được trồng ở
15 nước, đóng góp 70% sản lượng toàn cầu. Ngô CNSH được trồng ở 17 nước
với tổng diện tích là 57,4 triệu ha, chiếm 32% sản lượng ngô toàn cầu. Còn cây


cải dầu chỉ được trồng ở 4 nước với diện tích 8,2 triệu ha, nhưng đã đóng góp
24% sản lượng toàn cầu.
- Số nước canh tác cây trồng công nghệ sinh học và các đặc tính tổng hợp.
Trong số 27 nước trồng cây trồng công nghệ sinh học vào năm 2013, có 19
nước đang phát triển và 8 nước công nghiệp. Tính trạng tổng hợp (xếp chồng)
được canh tác trên diện tích 47,1 triệu ha, chiếm 27%.

Hình 2: 27nước trồng cây trồng CNSH năm 2013.


Hình 3: diện tích cây trồng CNSH của các nước trên thế giới 2013.
Hoa Kỳ tiếp tục là nước có diện tích canh tác cây trồng CNSH dẫn đầu với
70,2 triệu ha, với tỷ lệ canh tác các loại cây trồng CNSH/tổng diện tích canh tác
là 90% .
Brazil đứng thứ hai – là năm thứ 5 liên tiếp, diện tích canh tác tăng cao hơn bất
kỳ quốc gia nào khác - một mức tăng kỷ lục ấn tượng là 3,7 triệu ha hay 10% từ
năm 2012 đạt 40, 3 triệu ha. Argentina giữ vị trí thứ ba với 24,4 triệu ha. Ấn
Độ, thay thế Canada ở vị trí thứ tư, với kỷ lục 11 triệu ha bông CNSH với tỷ lệ


áp dụng 95%. Canada đứng thứ năm với 10,8 triệu ha, diện tích trồng cải dầu
giảm nhưng vẫn duy trì tỷ lệ áp dụng cao là 96%.

Bảng 1: Diện tích và loại cây trồng CNSH của các nước trên toàn thế giới năm
2013
- Năm 2013, năm thứ hai liên tiếp, diện tích canh tác cây trồng CNSH tại các
nước đang phát triển lớn hơn tại các nước công nghiệp.
Tỷ trọng diện tích canh tác cây trồng CNSH của nông dân Mỹ La tinh, châu
Á và châu Phi lên tới 54% trong tổng diện tích canh tác cây trồng CNSH toàn
cầu (tăng 2% so với năm 2012) đạt 94 triệu ha, trong khi diện tích trồng của các
nước công nghiệp là 46% (81 triệu ha), do đó làm gia tăng chênh lệch về diện
tích canh tác giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển từ khoảng
7 triệu năm 2012 lên đến 14 triệu ha vào năm 2013. Tính chung Nam Mỹ đã
trồng 70 triệu ha hoặc chiếm 41%; Châu Á trồng 20 triệu ha, chiếm 11%; và
châu Phi trồng hơn 3 triệu ha, chiếm 2% diện tích canh tác cây trồng CNSH
toàn .Hợp tác công/tư thành công đã được tạo lập tại một số quốc gia bao gồm
Brazil, Bangladesh và Indonesia. Ví dụ, Brazil hợp tác với BASF, đã phát triển
và đã được phê duyệt đậu tương chịu thuốc diệt cỏ đã sẵn sàng cho thương mại
hoá (canh tác đại trà), sau khi hoàn thành các bước cần thiết để phát triển và

triển khai sản phẩm. Quan hệ đối tác này đã tiếp thêm niềm tự hào, tạo ra sự tự
tin và động lực cần thiết để thành công.


Hình 4: Top 5 quốc gia đang phát triển cây công nghệ sinh học dẫn đầu trên 3
châu lục phía nam.
-

Số lượng nông dân trồng cây công nghệ sinh học.
Năm 2013 đã xác lập mức kỷ lục với 18 triệu nông dân trồng cây công nghệ
sinh học, tăng 0,7 triệu người so với năm 2012
Hiện trạng cây trồng CNSH ở châu Phi.
Châu Phi tiếp tục đạt được tiến bộ với Nam Phi đang được hưởng lợi từ
cây trồng CNSH trong hơn một thập kỷ. Cả Burkina Faso và Sudan đều tăng
diện tích trồng bông Bt với con số ấn tượng lần lượt là 50% và 300% trong năm
2013. Bảy quốc gia (Cameroon, Ai Cập, Ghana, Kenya, Malawi, Nigeria và
Uganda) đã tiến hành trồng thử nghiệm thực địa, bước cuối cùng trước khi cho
phép đưa ra thương mại hóa. Quan trọng hơn, dự án WEMA được lên kế hoạch
để cung cấp ngô công nghệ sinh học chịu hạn đầu tiên cho châu Phi vào năm
2017. Việc thiếu các hệ thống quản lý thích hợp, dựa trên cơ sở khoa học và tiết
kiệm chi phí/ thời gian tiếp tục là trở ngại chính cho việc cho việc đưa cây
CNHS vào áp dụng. Cần có hệ thống quản lý có trách nhiệm, chặt chẽ nhưng
không gây phiền hà cho các nước đang phát triển nhỏ và nghèo.
- Hiện trạng của cây trồng sinh học tại EU.
Năm nước EU trồng một diện tích kỷ lục 148.013 ha ngô Bt CNSH, tăng
15% so với năm 2012. Tây ban Nha dẫn đầu EU với diện tích trồng ngô đạt
136.962 ha, tăng 18% so với năm 2012. Bồ Đào Nha, Séc và Slovakia trồng ít
ngô CNSH hơn năm 2012, theo báo cáo là do trở ngại về thủ tục của EU đối với
người trồng.
- Những đặc tính được phê duyệt của cây trồng công nghệ sinh học trong

năm 2013 bao gồm:
+Mỹ đưa ngô chịu hạn vào canh tác đại trà.


+ Bangladesh đã phê duyệt cây trồng CNSH đầu tiên, cà tím công nghệ sinh học
(Brinjal), được phát triển thông qua quan hệ đối tác công-tư với một công ty Ấn
Độ, Mahyco. Bangladesh coi đây là một mô hình mẫu cho các nước nhỏ và
nghèo khác - đã phá vỡ bế tắc của quá trình phê duyệt để thương mại hóa cà tím
CNSH ở cả Ấn
Độ và Philippines. Bangladesh cũng đang theo đuổi việc phê chuẩn gạo vàng và
khoai tây CNSH.
+ Indonesia đã phê duyệt mía chịu hạn dùng làm thực phẩm với các kế hoạch
đưa vào canh tác năm 2014.
+ Panama đã cho phép trồng ngô CNSH.
+ Tại Châu Phi, diện tích bông CNSH của Burkina Faso và Sudan tăng mạnh,
tương ứng là 50% và 300%. Ngoài ra, bảy quốc gia khác đang tiến hành thử
nghiệm thực địa cây trồng CNSH bước cuối cùng trước khi cho phép đưa ra
canh tác đại trà. Những quốc gia này bao gồm: Cameroon, Ai Cập , Ghana,
Kenya , Malawi, Nigeria và
Uganda.
+ Philippines sắp hoàn thành thử nghiệm với gạo vàng.
- Thế giới ngày càng cởi mở hơn với cây trồng công nghệ sinh học.
Tính đến ngày 30 Tháng 11 2013 , có tổng cộng 36 quốc gia (35 + EU- 27)
đã phê chuẩn cho các loại cây trồng công nghệ sinh học thực phẩm hoặc sử
dụng thức ăn và cho ra môi trường hoặc trồng từ năm 1994. Trong 36 quốc gia
này , tổng cộng 2,833 phê chuẩn pháp liên quan đến 27 loại cây trồng GM và
336 sự kiện GM đã được cấp có thẩm quyền , trong đó 1.321 là dùng cho thực
phẩm ( sử dụng hoặc xử lý trực tiếp ) , 918 sử dụng thức ăn ( sử dụng hoặc xử lý
trực tiếp ) và 599 cho ra môi trường hoặc trồng . Nhật Bản có số lượng nhất của
sự kiện đã được phê duyệt (198 ) , tiếp theo là Hoa Kỳ (165) , Canada (146) ,

Mexico (131) , Hàn Quốc (103) , Australia (93) , New Zealand ( 83 ) , Liên
minh châu Âu ( 71 bao gồm các chứng nhận đã hết hạn hoặc trong quá trình đổi
mới ) , Philippines ( 68), Đài Loan (65) , Colombia (59), Trung Quốc (55) và
Nam Phi (52) . Ngô có số lượng nhất của sự kiện đã được phê duyệt ( 130 sự
kiện tại 27 quốc gia ) , tiếp theo là bông (49 sự kiện tại 22 quốc gia ) , khoai tây
(31 sự kiện tại 10 quốc gia ) , cải dầu ( 30 sự kiện tại 12 quốc gia ) và đậu tương
( 27 sự kiện trong 26 quốc gia ).Trường hợp đã nhận được số lượng nhất của
chấp thuận là thuốc diệt cỏ sự kiện đậu tương chịu GTS -40 -3-2 (51 phê duyệt
tại 24 quốc gia + EU-27), tiếp theo là ngô kháng sâu MON810 (49 chấp thuận ở
23 quốc gia + EU27) và ngô kháng thuốc diệt cỏ NK603 sự kiện (49 phê duyệt
tại 22 quốc gia +EU- 27), sự kiện ngô kháng sâu BT11 (45 phê duyệt tại 21
quốc gia + EU- 27),sự kiện ngô kháng sâu bệnh TC1507 (45 phê duyệt tại 20
quốc gia + EU- 27),ngô kháng thuốc diệt cỏ GA21 (41 phê duyệt tại 19 quốc gia
+ EU- 27), đậutương kháng thuốc diệt cỏ A2704 -12 (37 phê duyệt tại 19 quốc
gia + EU- 27),ngô kháng sâu MON89034 (36 phê duyệt tại 19 quốc gia + EU27), bông kháng sâu MON531 (36 phê duyệt tại 17 quốc gia + EU- 27), thuốc
diệt cỏ và kháng kháng côn trùng MON88017 sự kiện ngô (35 phê duyệt tại 19


quốc gia + EU- 27), và bông kháng côn trùng MON144(34 chấp thuận ở 15
quốc gia + EU- 27 27).
3.2 Hiện trạng cây trồng công nghệ sinh học ở Việt Nam.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam xác định việc phát triển và
ứng dụng cây trồng biến đổi gene là nhiệm vụ quan trọng của chương trình công
nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia. Từ năm 2006, sau khi “Chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ở
nước ta, cây trồng biến đổi gene bắt đầu được đầu tư nghiên cứu và khảo
nghiệm.
Vào năm 2011, việc đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất thương mại tại
Việt Nam được dự kiến triển khai vào năm 2012 sau hai đợt khảo nghiệm trên

diện rộng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều nhà khoa học trong nước cho
rằng, việc triển khai cây trồng biến đổi gen cần phải nghiên cứu kỹ và có những
bước đi thận trọng nên dự kiến bất thành.
Đến 2013, Bộ NN và PTNT đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống
ngô biến đổi gen để trình Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp phép an toàn sinh
học. Theo dự kiến, phải tới năm 2015, ngô biến đổi gene mới được đưa vào
trồng đại trà. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, Bộ NN&PTNN cũng chỉ mới triển
khai một số mô hình trình diễn trồng bắp biến đổi gen tại 6 tỉnh thành với quy
mô 1,5-2ha/giống/mô hình.Tuy nhiên, hiện vẫn còn có những ý kiến tỏ ra nghi
ngại về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gene với sức khỏe và môi trường một
khi được triển khai đại trà... Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn khi đưa cây
trồng biến đổi gene vào sản xuất. Cụ thể là cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên
cứu, đánh giá rủi ro cây trồng biến đổi gene chưa đáp ứng đủ các điều kiện.
Công tác nghiên cứu, giám định cây trồng, sản phẩm biến đổi gene và đánh giá
an toàn sinh học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Do điều kiện canh tác
chưa đáp ứng được nên hầu hết nông dân ngại tiếp nhận cây trồng biến đổi gene
và sử dụng các sản phẩm từ loại cây trồng này.
Điều đáng nói là, dù nghi ngại - băn khoăn nhưng hàng năm nước ta vẫn
nhập khẩu hang triệu tấn ngô từ Brazil, Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan những nước có diện tích trồng cây biến đổi gen lớn nhất thế giới về sử dụng.
Cụ thể, theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, trong 8 tháng năm 2013,
nước ta nhập khẩu 1,34 triệu tấn ngô và 897.000 tấn đậu dùng làm nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi. Và chỉ trong tháng 1.2014, cả nước nhập khẩu 580 nghìn tấn
ngô, tăng gấp hơn 5 lần so với tháng 1.2013…
"Diện tích cây trồng biến đổi gen đang tăng lên nhanh chóng, trong khi
chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh, sản phẩm cây trồng biến
đổi gen có ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng ta đi nhập ngô, đậu tương sinh học
về sử dụng thì tại sao không tự trồng ngay trong nước?”, GS. TS Nguyễn Lân
Dũng nói trên tờ An Ninh Thủ Đô.
Được biết, để đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, cho đến nay Bộ
NN và PTNT đã ban hành nhiều nghị định, thông tư như: Nghị định số 69/2010



ngày 21.6.2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene; Thông tư
72/2009 ngày 17.11.2009 ban hành danh mục loại cây trồng biến đổi gene được
phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường... Các
văn bản pháp luật này góp phần mở đường cho việc phát triển và ứng dụng cây
trồng biến đổi gene ở nước ta trong nay mai.
Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT cũng đã có văn bản trình Chính phủ về
việc xây dựng các mô hình trình diễn một số giống ngô biến đổi gene. Cụ thể là
triển khai một số mô hình trồng các giống ngô này trong quý I và II năm 2014
tại 6 tỉnh: Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng
Tháp, với quy mô 1,5 – 2 ha giống.

Hình 5: Ngô biến đổi gen cho năng suất cao.

Chương trình CNSH nông nghiệp quốc gia tầm nhìn đến năm 2020 đặt ra
mục tiêu:
Việt Nam đạt trình độ CNSH của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN
và đạt trình độ tiên tiến của thế giới ở một số lĩnh vực
Diện tích trồng các giống cây trồng mới tạo ra bằng CNSH chiếm trên 70%,
trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 -50%
>70% nhu cầu về giống sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống
>80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật.
Tại Việt Nam, theo Viện Di truyền Nông nghiệp, mỗi năm nước ta mất khoảng
50.000-70.000 ha đất canh tác nên đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có các biện pháp
cung cấp thêm 1 triệu tấn lương thực để nuôi dân số đang tăng. Trong tình hình này,
công nghệ biến đổi gene đóng vai trò hết sức quan trọng để đạt mục tiêu này. Đã có ý
kiến đề xuất bản lộ trình 2011-2015 để đưa một số giống cây trồng biến đổi gene vào
sản xuất thương mại, để đến năm 2020 tỉ lệ diện tích cây trồng biến đổi gene của

bông, bắp, đậu nành (đậu tương) đạt 30-50%.
Theo dự kiến, phải tới năm 2015, ngô biến đổi gen mới được đưa vào trồng đại trà.
Trong khi đó, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra nghi ngại về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi
gen với sức khỏe và môi trường một khi được triển khai đại trà tại Việt Nam.


II. LỢI ÍCH CỦA CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1. Đối với kinh tế - xã hội.
Cây trồng công nghệ sinh học giúp xóa đói giảm nghèo cho trên 16,5 triệu nông
dân nhỏ và gia đình của họ với tổng số trên 65 triệu người, đây là những người nghèo
nhất trên thế giới.
Năm 2013, có 7,5 triệu nông dân nhỏ ở Trung Quốc và 7,3 triệu khác ở Ấn Độ, đã
quyết định trồng khoảng 15 triệu ha bông Bt vì những lợi ích đáng kể mà nó đem lại.
Trong năm 2013, gần 400.000 nông dân nhỏ tại Philippine được hưởng lợi từ ngô
CNSH. Trung Quốc, với dân số 1,3 tỷ người, là nước đông dân nhất trên thế giới. Từ
năm 1996 đến năm 2012, cây bông CNSH ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế
trên 15 tỷ USD, riêng năm qua đã đạt 2,2 tỷ USD.
Trong thập kỉ thứ 2 của sự thương mại hóa, từ năm 2006 – 2015, các cây trồng
CNSH mang lại tiềm năng lớn cho sự đóng góp vào mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
là giảm 50% tỷ lệ đói nghèo năm 2015.Việc tập trung phát triển các giống lúa công
nghệ sinh học có thể mang lại lơi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông dân nghèo
canh tác lúa ở châu Á
Theo báo cáo Tiến sỹ Clive James,trong số các nước canh tác cây trồng CNSH có
8 nước công nghiệp và 19 nước đang phát triển. Đây là năm thứ hai diện tích canh tác
cây trồng CNSH của các nước đang phát triển nhiều hơn so với các nước công nghiệp,
cho thấy sự tự tin và sự tin tưởng của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới về việc
thoát nghèo nhờ cây trồng công nghệ sinh học, những người có xu hướng không thích
rủi ro trong đầu tư, đã hưởng lợi từ cây trồng này. Báo cáo cho biết gần 100% nông
dân thử trồng cây CNSH tiếp tục trồng chúng hàng năm.


Hình 5: Bông Bt đem lại lợi nhuận cho nông dân Trung Quốc và Ấn Độ
1.2 Tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế.
- Giá trị hạt giống tăng.
Giá trị toàn cầu của hạt giống công nghệ sinh học ~ 15,6 tỷ USD vào năm 2013.
Một nghiên cứu năm 2011 ước tính rằng chi phí phát triển và ủy quyền của một cây
trồng công nghệ sinh học đặc tính mới là ~ 135 triệu USD. Trong năm 2013 , giá trị


thị trường toàn cầu của cây trồng công nghệ sinh học , theo ước tính của Cropnosis , là
15,6 tỷ USD, (tăng từ 14,6 tỷ USD trong năm 2012 ).
- Sản lượng cây trồng tăng và thu nhập
Lợi ích kinh tế cấp trang trại của cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu đạt
khoảng116,9 tỷ USD trong thời gian 17 năm, từ năm 1996 – 2012, trong đó 58% là do
giảm chi phí sản xuất (giảm tác động cơ học, chi phí lao động và thuốc bảo vệ thực
vật) và 42% do tăng sản lượng đáng kể của 377 triệu tấn. Các con số tương ứng cho
năm 2012 là 83% (18,7 tỷ USD) tăng là do tăng sản lượng (tương đương 47 triệu tấn),
và 17% do chi phí giảm chi phí sane xuất. (Brookes và Barfoot, 2014).
1.3. Đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới.
GMC có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực
trên thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí
sản xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp, giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu
VD: Hội nghị các nước châu Phi về tình hinh lương thực 10/2010 cho rằng trong
khoảng một thế hệ nữa, châu Phi có thể tự nuôi sống mình và trở thành nhà xuất khẩu
nông phẩm chủ yếu nhờ vào việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ khí hoá và dùng cây trồng
chuyền gen.
Việc Mỹ đưa cây ngô chịu hạn vào sản xuất và hỗ trợ dự án trồng ngô chịu hạn ở
Nam Phi đã góp phần giảm thiểu tác hại của thời tiết và biến đổi khí hậu đến vấn đề
lương thực
2. Sinh vật biến đổi gen và nông nghiệp.

Kĩ thuật AND tái tổ hợp tạo ra các sinh vật biến đổi gen có ứng dụng rất lớn trong
nông nghiệp, những cố gắng của loài người ứng dụng kĩ thuật mới này mục đích cuối
cùng là làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất thực phẩm.
Trên thế giới hiện có khoảng 29 loại nông sản thông dụng (loại ngũ cốc, loại nông sản
rễloại đậu, loại hạt dầu, chuối, dừa…) bổ sung thêm 15 loại rau chính và 15 loại hoa
quả chính chiếm 93% thức ăn của người. Và hầu hết các loại này đã được ứng dụng kĩ
thuật AND tái tổ hợp nhằm thực hiện các mục đích trong quá trình sản xuất như: phát
hiện và điều khiển các yếu tố gây bệnh, bổ sung thêm các tính trạng mới, sản xuất ra
các loại protein mới…
Nâng cao giá trị dinh dưỡng dự trữ trong hạt:
+ Hạt đậu và ngũ cốc chiếm 70% yêu cầu protein trong bữa ăn của con người. Tuy
nhiên protein từ các nguồn này không đủ cung cấp yêu cầu dinh dưỡng của một bữa
ăn vì chúng thiếu các axit amin cần thiết khác. Thực nghiệm đầu tiên được tiến hành ở
Mỹ với cây Ngô chứa gen mã hóa cho protein dự trữ, gen này cung cấp đủ lượng axit
amin cần thiết cho bữa ăn.
+ Một nghiên cứu khác là việc tạo giống lúa vàng “golden rice”.Viện khoa học Thuỵ
Sỹ đã tạo ra giống lúa vàng “golden rice” chứa hàm lượng vitamin A rất cao nhờ
chuyển gen tổng hợp β – caroten cao gấp 20 lần so với các giống trước đó. Giống gạo
vàng này được tạo ra bằng cách biến đổi hệ gen của lúa bao gồm chuyển một gen tổng
hợp enzym phyotene sylthase từ vi khuẩn Narcissus pseudomonarcissus và một gen
tổng hợp phyotene desaturase từ vi khuẩn Erwinia uredovora.. Việc chuyển gen này
tăng tĩch luỹ β – caroten trong nội nhũ của hạt gạo và từ đó cung cấp cho sự tổng hợp
vitamin A trong gan người.


Hình 6: Giống lúa vàng “golden rice”.
+ Ngoài ra còn hình thức biến đổi gen khác ở lúa là tạo ra giống lúa tăng hấp thu sắt
chống lại sự thiếu sắt của gần 30% dân số thế giới. Giống lúa này được tạo ra bằng
cách chuyển vào hệ gen của lúa gen ferritin từ một loài họ đậu Paseolus vulgaris để
tổng hợp một loại protein giàu cystein có khả năng liên kết chặt chẽ với Fe, và một

gen từ nấm Aspergillus fumigatus để tổng hợp một loại enzym có khả năng phân giải
phytate (là hợp chất ức chế sự hấp thụ sắt).
Tăng khả năng chịu đựng thời tiết và môi trường khắc nghiệt:
Từ thuở khai sinh, con người đã sàng lọc và biến đổi các sinh vật khác để tạo nên
những cây và con có những đặc tính mong muốn và có khả năng chống chọi với môi
trường cao hơn. Nhưng phương pháp chọn lọc và lai tạo cổ điển có nhiều hạn chế.
Công nghệ gen cho phép vượt qua những giới hạn đó với những ưu điểm so với sàng
lọc tự nhiên như: Có thể chuyển gen giữa loài rất xa lạ ( gen người chuyển vào vi
khuẩn, gen vi khuẩn chuyển vào cây ...), tính trạng di truyền được thay đổi một cách
chính xác và có định hướng, thời gian cần thiết để tạo ra một sinh vật mới được thu
ngắn rất nhiều.
+ Ví dụ: việc đưa gen chống lạnh của cá nước lạnh vào cây thuốc lá và khoai tây tạo
ra giống thuốc lá, khoai tây chịu được nhiệt độ thấp trong khi những mầm cây thông
thường sẽ chết ở nhiệt độ thấp.
Tăng khả năng kháng các chất hóa học gây bệnh của nông sản:
Các loại thuốc diệt cỏ là các chất hóa học ngoài tác dụng tiêu diệt cỏ dại chúng còn
làm hạn chế sự phát triển của thực vật. Việc này được khắc phục khi người ta đã
chuyển được gen kháng thuốc diệt cỏ atrazin từ ngô vào đậu tương và đem lại sức
sống mới cho loài này trong lúc phun thuốc.
+ Cây kháng thuốc diệt cỏ (HRC) đã được nghiên cứu từ những năm 1980. Những
cây trồng này có khả năng kiểm soát các hoá chất của cỏ dại. HRC có thể sống trên
cánh đồng có thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên những cây trồng này làm tăng chứ không phải
là làm giảm sự hấp phụ của chất hoá học vào trong đất, do đó chúng vẫn còn gây tranh
cãi về sự ảnh hưởng của chúng đối với môi trường.
+ Hiện nay việc sử dụng thuốc trừ sâu trên diện rộng đã phá huỷ rất nhiều vùng trồng
cây nông nghiệp, hiện nay con người đang sử dụng nguồn gen của vi khuẩn Baccillus


thurigiensis để sản xuất ra thuốc trừ sâu tự nhiên gọi là chất độc Bt. Trung Quốc và
Ấn Độ là hai quốc gia thu được lợi nhuận nhờ việc trồng bông BT.

3. Đối với môi trường.
3.1 .Giảm dư lượng trong nông nghiệp.
- Nông nghiệp truyền thống đã tác động đáng kể đến môi trường, và công nghệ
sinh học có thể được sử dụng để giảm tác động của việc canh tác nông nghiệp đến
môi trường.
Khả năng tác động bao gồm: giảm một lượng lớn thuốc trừ sâu; Giảm lượng xăng
dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp; giảm lượng khí CO 2 thải ra môi
trường do không cần làm đất; bảo tồn đất và độ ẩm đất nhờ việc canh tác không làm
đất hoặc làm đất tối thiểu, giúp cây trồng hấp thu được một lượng lớn CO2 từ không
khí.
+ Trong giai đoạn 1996 – 2012: lượng thuốc trừ sâu sử dụng giảm 497 triệu kg, tương
ứng với giảm 8, 7% lượng thuốc trừ sâu sử dụng, và giảm 18, 5% tác động của nó đến
môi trường, tính theo chỉ số tác hại môi trường EIQ. Riêng năm 2012, lượng thuốc trừ
sâu sử dụng giảm 36 triệu kg ( giảm 8% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng) .
(Brookes và Barfoot, 2014).
- Ngoài ra cây trồng công nghệ sinh học còn góp phần sử dụng nguồn nước hiệu
quả.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nước sẽ có tác động lớn về bảo tồn và nguồn nước trên
toàn cầu. 70% nước ngọt hiện đang được sử dụng bởi nông nghiệp trên toàn cầu, và
điều này rõ ràng là không bền vững trong tương lai nếu như tăng dân số them 30%
đến hơn 9 tỷ vào năm 2050.
+ Giống ngô lai đầu tiên với có khả năng chịu hạn đã được thương mại hóa vào năm
2013 tại Hoa Kỳ, chương trình phát triển giống ngô chịu hạn dự kiến tiến hành vào ~
2017 ở vùng cận Sahara châu Phi.Chương trình này có tác động to lớn đến việc tạo hệ
thống cây trồng phát triển bền vững trên thế giới,đặc biệt là ở các nước đang phát
triển, nơi hạn hán phổ biến và nghiêm trọng .
3.2. Giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và giảm hiệu ứng nhà kính.
- Mối qua tâm quan trông và bức bách nhất hiện nay là cây trồng công nghệ sinh
học tác động đến môi trường, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và làm giảm mức biến
đổi của khí hậu.

Tác động này thể hiện trên 2 phương diện:
+ Đầu tiên là giảm lượng carbon dioxide (CO2) thông qua việc giảm sử dụng nghiên
liệu hóa thạch. Kết hợp với việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Năm
2012, theo ước tính lượng CO2 sinh ra giảm khoảng 2,1 tỷ kg.
+ Thứ 2, phương pháp canh táckhông làm đất hoặc làm đất tối thiểu nhờ việc sử dụng
cây trồng công nghệ sinh học chống chịu thuốc trừ cỏ làm giảm phát thải
24610000000 kg CO2 trong năm 2012 tương dương với việc giảm 10,9 triệu xe lưu
thong .Như vậy, riêng năm 2012 đã giảm lượng khí thải CO2 26,7 tỷ kg, tương đương
với ~ 11,8 triệu xe ô tô trên đường trong một năm. (Brookes và Barfoot, 2014).
- Hạn hán, lũ lụt, và thay đổi nhiệt độ sẽ trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn khi
chúng ta phải đối mặt với những thách thức mới liên quan đến biến đổi khí hậu, và do
đó, cần có các chương trình cải tiến cây trồng nhanh hơn để phát triển các giống lai
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.Một số công cụ và kỹ thuật tạo ra cây
trồng công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy mô, chẩn đoán, gen, lựa chọn trợ giúp của


marker phân tử (MAS) có thể được sử dụng chung để thúc dẩy chăn nuôi và giúp
giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
3.3. Sử dụng Nito hiệu quả.
- Khoảng 100 triệu tấn phân bón N được sử dụng trên cây trồng chiếm kinh phí
khoảng 50 tỷ USD. Chỉ một nửa trong số đó được cây trồng sử dụng,còn lại là ngấm
vào đất gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
+ Hiện nay các nghiên cứu chuyển hóa và sử dụng N hiệu quả đang được tiến hành,
gopd phần làm giảm lượng N tồn dư, tránh tình trạng ô nhiễm và tiết kiệm chi phícho
phân bón.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học
Cây trồng công nghệ sinh học tăng cao năng suất do đó làm giàm diện tích đất
canh tác cần sử dụng, và do đó có thể giúp ngăn ngừa việc phá rừng và bảo vệ đa dạng
sinh học trong các khu rừng và khu bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh học – đây là một
chiến lược tăng cường bền vững. Khoảng 13 triệu ha rừng nhiệt đới bị xóa sổ hằng

năm ở các nước đang phát triển, điều này làm giảm đa dạng sinh hcọ một cách đáng
kể. Nếu không có 377 triệu tấn lương thực bổ sung, thức ăn chăn nuôi và chất xơ được
sản xuất bởi cây trồng công nghệ sinh học trong giai đoạn 1996-2012,thì đã có thêm
123 triệu ha rừng bị mất đi để làm diện tích đất canh tác (Brookes và Barfoot, 2014).
5. Tác động của cây trồng biến đổi gen đến nững ngành khác.

Lĩnh vực y tế
GMO đã nổi lên như một trong những vấn đề cốt lõi, trụ cột của công tác nghiên
cứu sinh học từ những năm 1980. Với bệnh di truyền ở người buộc các nhà khoa học
phải nghiên cứu phát hiện những phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả đồng thời
thử nghiệm các yếu tố mạo hiểm trong chữa bệnh để giảm bớt hậu quả của bệnh tật.
Vi sinh vật, thực vật hay động vật biến đổi gen đã làm nên cuộc cách mạng trong sản
xuất dược phẩm bằng cách tạo điều kiện để sản xuất vacxin và các liệu pháp chữa
bệnh an toàn hơn và rẻ tiền hơn. Ví dụ, vacxin viêm gan B được sản xuất từ nấm men
bánh mì biến đổi gen, insulin cho người bệnh tiểu đường được sản xuất từ vi khuẩn
Escherichia coli chuyển gen, nhân tố VIII cho người bệnh máu khó đông và tPA cho
người bệnh tim mạch được sản xuất từ tế bào động vật biến đổi gen nuôi cấy trong
phòng thí nghiệm.
Hơn nữa, thực vật biến đổi gen còn tạo ra vacxin sử dụng được. Những thực vật
này nhận kháng nguyên từ vi sinh vật hay loài kí sinh và nhiễm vào cơ quan tiêu hoá
của người, và một ngày nào đó, con người có thể đưa ra những cách chữa bệnh, an
toàn, rẻ tiền, không gây đau đớn và cung cấp vacxin trên toàn thế giới. Vacxin DNA
lạ có thể hữu ích trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh bao gồm AIDS, bệnh lao, ung
thư…

Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học
- Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế
hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô
hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ
dại…), nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi

chất của cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những
enzym đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh
học.


- Khả năng kinh tế nhiên liệu sinh học "có thể được cải thiện nhờ thấp hơn chi phí sản
xuất nguyên liệu thô.
- Sản xuất nhiên liệu sinh học (Biofuels) như ethanol và biodiesel.
- Do cây trồng GMO có năng suất cao nên có thể dùng để lên men sản xuất cồn,
biodiesel pha thêm vào xăng.
Ví dụ:+ Năm 2006, toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm
nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít, dự kiến năm 2012 là khoảng 80 tỷ lít;
+ Năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học (B100), năm 2010 tăng lên
khoảng trên 20 triệu tấn.

VD:

Nguyên liệu sản xuất công nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm

Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện công nghệ Massachussets (MIT) đã kết
hợp các loại gien của một số loại vi khuẩn nhất định cho cây dừa cạn, khiến loại cây
này có khả năng sản sinh hóa chất và hợp chất sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra
nhiều loại thuốc tổng hợp.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Tự nhiên (Nature), các tế bào từ cây
dừa cạn sau khi được biến đổi gien sẽ sản sinh ra những gien nhất định mã hóa các
enzyme có chức năng gắn clo hoặc brôm với các tiền chất vinblastine được sử dụng để
điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư hạch.
Trong công nghiệp dược phẩm, alkaloids chiết xuất từ cây dừa cạn thường
được thêm vào các hợp chất có tính dược để cải thiện hiệu quả về mặt y học của
chúng cũng như hỗ trợ chúng tồn tại lâu hơn trong cơ thể.

III.KẾT LUẬN.
Cây trồng biến đổi gen đang minh chứng giá trị toàn cầu như một công cụ cho
những nông dân nghèo, những người phải đối mặt với nguồn cung cấp nước giảm và
áp lực gia tăng về cỏ dại, sâu bệnh cùng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển và đi lên từ nông nghiệp nên cần tích cực
hơn trong việc đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác góp phần nâng cao
năng suất , thu nhập và giảm tỷ lệ đói nghèo. Tuy nhiên, cần có những chính sách hợp
lý giải quyết vần đề đầu ra và hệ thống quản lý hiệu quả.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Cây trồng công nghệ sinh học, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thùy Linh,
2011.
2, />3, />4,
/>5, />


×