Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng phòng chống tai nạn về điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.99 KB, 21 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, chúng ta đang nói rất nhiều đến kỹ năng sống ( KNS ) và giáo dục
kỹ năng sống. Dư luận xã hội và các cơ quan quản lý, giáo dục trong thời gian qua
rất quan tâm về một số biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề
xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó
có nhiều đối tượng là học sinh, sinh viên. Hiện nay học sinh, sinh viên đang trở thành
nạn nhân của bạo lực học đường, tai nạn điện, tai nạn bỏng, xâm hại tình dục,..... và
một số vấn đề khác nữa. Vậy câu hỏi đặt ra là “đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này?”. Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năng sống và hòa nhập xã hội.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn đối diện với những vật dụng bằng
điện và sử dụng các nguồn điện vào mục đích sinh hoạt của mình. Điện được xem là
nguồn năng lượng không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nguồn
điện luôn tìm ẩn những nguy hiểm khó lường nếu chúng ta không cẩn thận. Đã có rất
nhiều vụ tai nạn điện giật vì chính những người thân của mình không có kỹ năng xử lý
bị giật điện. Đặc biệt đối với những em học sinh việc các kiến thức về tai nạn điện còn
rất ít. Chính vì vậy việc trang bị các kiến thức về tai nạn giật điện và các kỹ năng xử
lý cũng như phòng tránh tai nạn bị giật điện là vô cùng cần thiết.
PHẦN NỘI DUNG
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC
1.1 Đối tượng:
Chuyên đề giáo dục kỹ năng phòng tránh bị điện giật được xây dựng cho học
sinh Trung học cơ sở có độ tuổi từ 12 – 13 tuổi.
1.2 Đặc điểm của đối tượng:
- Ở tuổi này, những hành vi của học sinh thường được cho là bồng bột. Nên các
em chưa biết cách xử lý đúng đắn khi gặp phải tình huống khó khăn.
- Sự phát triển trí tuệ của các em đã đạt tới một chất lượng mới, tuy nhiên các
em vẫn còn thiếu kiến thức về xã hội.
- Ở tuổi này, học sinh chưa có kỹ năng xử lý các tình huống do bị điện giật một
cách đúng đắn. Và cũng chưa hình thành được cho bản thân những kỹ năng xã hội.



 Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh kỹ năng phòng tránh bị điện giật là
vô cùng cần thiết, đồng thời có thể giáo dục và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng xã hội
như biết lắng nghe, tôn trọng người khác, biết quan tâm đến bạn bè và mọi người xung
quanh.
II. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề “Giáo dục kỹ năng phòng tránh bị điện giật” thì
học sinh sẽ nắm được một số kiến thức, kỹ năng và cũng như là thái độ của bản thân
đối với vấn đề này.
2.1 Về kiến thức:
- Học sinh sẽ trình bày được thế nào là bị điện giật và tác hại khi bị điện giật
đối với cơ thể của mình.
- Học sinh có thể nêu được các biểu hiện khi bị giật điện.
- Học sinh có thể nhận biết và liệt kê được các vật cũng như là các tình huống
có nguy cơ bị điện giật.
- Học sinh sẽ nêu được các cách phòng tránh khi có nguy cơ bị điện giật.
- Học sinh sẽ nêu được các cách xử lý khi bị điện giật, phân tích được lý do vì
sao trẻ lại xử lý như vậy.
2.2 Về kỹ năng:
- Học sinh sẽ hình thành được các kỹ năng xử lý khi bị điện giật hoặc các
trường hợp có nguy cơ bị điện giật.
- Học sinh sẽ có kỹ năng tự ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Học sinh sẽ hình thành được cho mình kỹ năng phòng tránh bị điện giật.
2.3 Về thái độ:
- Học sinh hình thành được thái độ yêu quý, giữ gìn, bảo vệ bản thân của mình
và người khác
- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong việc phòng tránh bị điện giật.
- Học sinh có thái độ quan tâm, chia sẽ đối với những người bị điện giật.


III. XÂY DỰNG NỘI DUNG

3.1 Thế nào là bị giật điện?
Điện giật là dòng điện có điện năng nhất định đi qua cơ thể dẫn tới tổn thương
cơ thể hoặc cản trở các chức năng của cơ thể. Thời gian điện giật càng dài, điện áp
càng cao thì tổn thương do điện giật đối với cơ thể càng nghiêm trọng.
3.2 Những biểu hiện khi bị giật điện và tác hại của nó.
Biểu hiện:
- Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc
trực tiếp với nguồn điện.
- Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm
người bắn ra xa. Điều này cực kì nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên
cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
- Rất nguy hiểm nếu bạn bị điện giật, dòng điện sẽ chạy trong cơ thể có thể gây
bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn
đến tử vong.
Tác hại:
+ Nếu dòng điện tác động thẳng tới lồng ngực làm co cứng các cơ hô hấp, hoặc
kích thích thần kinh điều khiển chức năng hô hấp ở một vị trí nào đó, áp lực không khí
trong phổi tăng lên đột ngột, các phế nang bị vỡ, tổ chức kẽ nhu mô phổi bị phù nề và
xung huyết, nạn nhân có thể tử vong do ngạt thở.
+ Nếu dòng điện tác động vào cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hệ tuần hoàn,
gây ra tình trạng rung thất, ngừng tim thì tâm trương, nạn nhân có thể tử vong đột
ngột mà chưa có biểu hiện tổn thương ở các tạng khác. Đường đi của dòng điện theo
kiểu tay trái – chân phải, sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện trực tiếp đi qua tim.
+ Điện giật có thể gây ra tình trạng bỏng hết sức nguy hiểm cho nạn nhân. Khi
dòng điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau.
Xương có điện trở cao, khoảng 50Ω nên mức độ bỏng ở xương rất nặng, khó chẩn
đoán và khó tiên lượng. Dòng điện cao thế thường gây bỏng sâu và rộng, kèm theo
bỏng do phóng tia lửa điện. Dòng điện hạ thế gây bỏng sâu và hẹp, mức độ nhẹ hơn
bỏng điện cao thế.



+ Bỏng điện có thể gây hoại tử và chảy máu thứ phát, bởi vì khi dòng điện đi
qua tế bào sẽ gây ra hiện tượng đục lỗ màng tế bào, đồng thời làm rối loạn chuyển hoá
các chất trong và ngoài màng tế bào. Chảy máu và hoại tử có thể gây nên hội chứng
chèn ép khoang, cần phải phẫu thuật cấp cứu giải phóng chèn ép để tránh hoại tử chi.
3.3 Cách nhận biết các vật dễ dẫn điện và các tình huống có nguy cơ bị giật
điện
- Các vật dẫn điện: Bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, thủy ngân, than chì, các dung
dịch axit, kiềm, nước bình thường.
- Các vật cách điện: gỗ khô, nhựa, chất dẻo, thủy tinh, sứ, nước nguyên chất.
3.4 Cách phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị giật điện.
1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu
chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây
điện trần…để không bị điện giật chết người.
2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ
bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn
dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà
3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu
mỡi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có
chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.
4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang
găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng
điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.
6. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy
nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò
điện ra vỏ.
7. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép,
đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật .
8. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm

phát hỏa trong nhà.


9. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư
hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn
điện gây điện giật chết người.
10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất
lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ
gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
3.5 Cách xử lý khi bị điện giật và các tình huống có nguy cơ bị điện giật.
- Tai nạn điện giật có đặc thù riêng của nó, không giống với tai nạn khác ở chỗ,
nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp
theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh táo để ngắt nguồn điện
bằng cách đóng cầu dao.
- Tiếp đó, hãy nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện…
bằng cách sử dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra
khỏi cơ thể nạn nhân.
- Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có
thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.
- Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với
tần suất 60-80 lần/phút.
- Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp
nạn nhân có thể hô hấp trở lại.
- Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở ý tế nơi gần nhất để được
các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Một số chú ý khi xử lý tình huống bị giật điện:
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng
tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.

- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo
sơ cứu an toàn cho nạn nhân
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG


- Phương pháp:
+ Xem video
+ Xem tranh ảnh
+ Làm phiếu phân loại
+ Sắm vai xử lý tình huống.
- Phương tiện sử dụng:
+ Đoạn video
+ Slide thuyết trình
+ Tranh ảnh
+ Giấy, bút,
+ Các tình huống
+ Phiếu
+ Các vật dẫn điện và cách điện
V. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
5.1 Khám phá:
Hoạt động 1: Trò chơi “Đếm sao”
Thời gian dự kiến: 7 phút
a. Mục tiêu:
- Tạo sự khởi động cho các em HS, phá vỡ bầu không khí trầm lắng, đem lại sự
thích thú cho HS.
b. Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi, GV sẽ hát bài hát “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
tôi đố cái em này đếm một hơi cho hết từ 1 ông sao sáng đến 5 ông sáng sao” và sẽ chỉ
định bất kỳ một em HS nào trong lớp. Em đó sẽ phải đếm một hơi 1 ông sao sáng, 2
ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, 5 ông sao sáng” bằng 1 hơi chứ không

được ngắt khoảng. Nếu em nào ngắt khoảng thì sẽ thua và bị phạt.
- GV cho HS chơi thử.


- GV bắt đầu cho lớp cùng chơi trò chơi, GV đã chỉ rất nhiều HS và cũng có
không ít các em bị phạt.
- Sau khi trò chơi kết thúc thì có 10 em HS bị phạt. Hình thức phạt như sau:
Cho các em đừng thành hàng và sẽ tạo dáng đi của một người mẫu, ai có dáng đi đẹp
và tự tin sẽ được cho về chỗ.
c. Kết luận:
- Thông qua trò chơi “Đếm sao” sẽ giúp cho các em rèn luyện trí nhớ, sự phản
xạ nhanh và sự khéo léo. Đồng thời để chơi tốt trò chơi này cần phải có sự tập trung
và khả năng xử lý nguồn hơi của mình thất tốt.
- Trò chơi đã làm cho không khí lớp trở nên sôi nổi, các em HS đã có sự tập
trung. GV có thể dẫn dắt vào chủ đề.
5.2 Kết nối:
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là bị giật điện.
Thời gian dự kiến: 10 phút
a. Mục tiêu:
- Giúp cho các em học sinh hiểu được như thế nào là bị điện giật.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng lắng nghe tích cực
b. Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu một số tranh ảnh cho học sinh xem.( Hình ảnh đính kèm ở phụ
lục)
+ Sau khi xem xong, GV hỏi HS những hình ảnh đó nói lên được điều gì. GV
mời một số em HS trả lời câu hỏi.
+ Sau khi HS trả lời thì GV sẽ đưa ra khái niệm để HS nắm rõ hơn thế nào là bị
điện giật.
c. Kết luận:
GV sẽ đưa ra một khái niệm dễ hiểu nhất về giật điện để kết lại cho các em:

“Điện giật là dòng điện có điện năng nhất định đi qua cơ thể dẫn tới tổn thương cơ thể
hoặc cản trở các chức năng của cơ thể”. Từ đó HS sẽ ghi nhớ được khái niệm bị giât
điện.


Hoạt động 3: Nhận biết biểu hiện và các tác hại khi bị điện giật
Thời gian dự kiến: 30 phút
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được các biểu hiện của điện giật.
- Giúp HS nắm vững kiến thức về tác hại của điện giật.
- Rèn luyện cho các em khả năng thuyết trình trước đám đông
b. Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV sẽ phát một tờ phiếu cho mỗi HS và hướng dẫn các em đánh dấu X vào
những ô nào có biểu hiện của giật điện.(Phiếu đính kèm ở phụ lục)
+ GV tiến hành phát phiếu
+ GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu
+ Sau khi hoàn thành xong, GV sẽ mời đại diện 2 HS đọc đáp án của mình lên.
+ GV nhận xét và đánh giá về những câu trả lời của 2 HS.
+ GV mời HS chia sẻ là học được điều gì từ nội dung này.
+ GV đưa ra bảng trả lời và kết luận lại cho học sinh.
- Bước 2:
+ GV sẽ chia lớp thành 2 nhóm, dựa vào những hiểu biết của bản thân, các em
hãy liệt kê những tác hại khi bị giật điện.
+ GV phát giấy và bút, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 15 phút.
+ GV mời 2 nhóm lên dán kết quả trên bảng và thuyết trình về những kết quả
của nhóm mình trong vòng 5 phút
+ Sau đó GV sẽ ghi nhận những kết quả của cả 2 nhóm và nhận xét về cách
thuyết trình của cả 2 nhóm.
- Bước 3:

+ GV chốt lại những tác hại khi bị giật điện một lần nữa cho các em HS nhớ.
c. Kết luận:
- Những biểu hiện khi bị giật điện:


+ Cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
+ Cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa.
+ Cơ thể có thể bị bỏng ở vùng tiếp xúc với nguồn điện, nặng hơn có thể gây
bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
- Những tác hại khi bị điện giật
+ Nếu dòng điện tác động thẳng tới lồng ngực làm co cứng các cơ hô hấp, hoặc
kích thích thần kinh điều khiển chức năng hô hấp ở một vị trí nào đó, áp lực không khí
trong phổi tăng lên đột ngột, các phế nang bị vỡ, tổ chức kẽ nhu mô phổi bị phù nề và
xung huyết, nạn nhân có thể tử vong do ngạt thở.
+ Nếu dòng điện tác động vào cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hệ tuần hoàn,
gây ra tình trạng rung thất, ngừng tim thì tâm trương, nạn nhân có thể tử vong đột
ngột mà chưa có biểu hiện tổn thương ở các tạng khác.
+ Điện giật có thể gây ra tình trạng bỏng hết sức nguy hiểm cho nạn nhân.
+ Bỏng điện có thể gây hoại tử và chảy máu thứ phát. Chảy máu và hoại tử có
thể gây nên hội chứng chèn ép khoang, cần phải phẫu thuật cấp cứu giải phóng chèn
ép để tránh hoại tử chi.
Hoạt động 4: Nhận biết những vật dẫn điện và cách điện
Thời gian dự kiến: 15 phút.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt được đâu là vật dẫn điện và đau là vật cách điện.
b. Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV giới thiệu sơ qua các vật dụng mà GV đã chuẩn bị.
+ GV phân loại vật dẫn điện và vật cách điện qua một lần.
- Bước 2:

+ Sau khi GV giới thiệu xong, GV yêu cầu 6 em đại diện cho 2 nhóm, mỗi
nhóm 3 em lên bảng và chơi một trò chơi.
+ GV phổ biến luật chơi như sau: 6 em sẽ đứng thành hai hàng dọc và đặt tên là
đội A và đội B, trên bảng sẽ có những tờ giấy ghi tên các vật liệu dẫn điện và cách


điện như gỗ, sắt, đồng, được dán lộn xộn.... Nhiệm vụ của đội A là phải tìm và dán
các vật liệu dẫn điện vào bên ô bên phải, còn đội B sẽ tìm và dán những vật liệu cách
điện bên ô bên trái. Các đội sẽ có thời gian là 5 phút để hoàn thành, đội nào dán được
nhiều hơn sẽ thắng.
+ GV bắt đầu đếm giờ và cho HS chơi.
+ Thời gian của trò chơi kết thúc và đội A đã dành chiến thắng.
+ GV mời một bạn của đội A chia sẻ bài học rút ra từ trò chơi này: “Thông qua
trò chơi có thể phân biết và nhận biết được những vật nào dẫn điện và cách điện,
ngoài ra còn tạo không khí sôi nổi cho lớp học”
- Bước 3:
+ GV khen ngợi 2 đội và đưa ra kết luận cho nội dung này.
c. Kết luận:
Thông qua trò chơi sẽ giúp cho HS có thể nhận biết các vật liệu dẫn điện và
cách điện:
- Vật dẫn điện: Bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, thủy ngân, than chì, các dung dịch
axit, kiềm, nước bình thường.
- Các vật cách điện: gỗ khô, nhựa, chất dẻo, thủy tinh, sứ, nước nguyên chất.
Hoạt động 5: Cách phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị giật điện
Thời gian dự kiến: 15 phút.
a. Mục tiêu:
- Giúp cho HS nắm được những kiến thức về các cách phòng tránh những tình
huống co nguy cơ bị giật điện.
- Rèn luyện cho HS có trí nhớ nhanh.
b. Cách tiến hành:

- Bước 1:
+ GV cho HS xem một đoạn video. Và yêu cầu sau khi xem xong sẽ mời bất kỳ
HS nào nói về các cách phòng tránh trên video nên các HS cần phải tập trung xem.
(Link video đính kèm ở phần phụ lục)
Bước 2:


+ Sau khi xem xong video GV sẽ hỏi:
Có bao nhiêu cách phòng tránh bị giật điện trong đoạn video?
Hãy kể tên các cách phòng tránh mà em nhớ được?
+ GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- Bước 3:
+ GV đưa ra kết luận cho các cách phòng tránh bị điện giật.
c. Kết luận:
- Thông qua hoạt động này, HS sẽ nhận thức và có nhiều kiến thức hơn về các
cách phòng tránh bị điện giật. Có 10 cách phòng tránh bị điện giật cơ bản:
1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu
chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây
điện trần…để không bị điện giật chết người.
2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ
bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn
dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà
3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu
mỡi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có
chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.
4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang
găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng
điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.
6. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy

nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò
điện ra vỏ.
7. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép,
đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật .
8. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm
phát hỏa trong nhà.


9. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư
hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn
điện gây điện giật chết người.
10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất
lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ
Hoạt động 6: Cách xử lý khi bị điện giật
Thời gian dự kiến: 35 phút.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em có kiến thức xử lý các trường hợp bị điện giật.
- Có kỹ năng ra quyết định.
b. Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV sẽ cho HS xem một đoạn video.
- Bước 2
+ Từ đoạn video GV sẽ mời một em HS lên thực hành cách xử lý bị điện giật
như trong video. (Link video đính kèm ở phần phụ lục)
+ Các HS bên dưới sẽ quan sát cách làm của GV
+ GV sẽ mời các em HS lên thực hành lại theo sự hướng dẫn của GV trong thời
gian 20 phút.
+ GV sẽ nhận xét quá trình thực hành của HS, chỉ ra những lỗi sai để các em
HS rút kinh nghiệm.
- Bước 3:

+ GV rút ra các cách xử lý khi bị điện giật cho HS nắm lại một lần nữa.
c. Kết luận:
- Thông qua hoạt động Học sinh sẽ nắm được các cách xử lý khi có tình huống
bị điện giật. Có các cách xử lý như sau:
+ Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện… bằng cách sử
dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra khỏi cơ thể
nạn nhân.


+ Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có
thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.
+ Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
+ Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với
tần suất 60-80 lần/phút.
+ Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp
nạn nhân có thể hô hấp trở lại.
+ Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở ý tế nơi gần nhất để được
các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
5.3 Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 7: Thực hành các tình huống bị điện giật
Thời gian dự kiến: 40 phút.
a. Mục tiêu:
- Các em HS có thể xử lý được các tình huống khác nhau khi có người bị điện
giật.
- Rèn luyện được kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiên định.
b. Cách tiến hành:
- Bước 1:
+ GV chiếu lên slide 2 tình huống và yêu cầu các em HS sẽ sắm vai xử lý 2
tình huống trên.(Tình huống đính kèm phần phụ lục)
- Bước 2:

+ GV sẽ chia 2 lớp thành 2 nhóm, sau 20 phút thảo luận và phân vai thì 2 nhóm
sẽ lên diễn lại.
+ GV nhận xét và nêu những điểm các em đã làm được và chưa làm được.
- Bước 3:
+ GV đưa ra các cách xử lý cho từng tình huống để các em rút kinh nghiệm.
c. Kết luận:
- Dựa vào các tình huống thực tế, các em đã hình thành được cho mình các
cách xử lý trong trường hợp có người bị giật điện.


5.4 Vận dụng:
Hoạt dộng 8: Lập kế hoạch rèn luyện
Thời gian dự kiến: 10 phút
a. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng những điều đã học vào trong thực tế
- Giúp HS rèn luyện các kỹ năng một cách thuần thục để khi bắt gặp các tình
huống xảy ra giật điện HS có thể xử lý được ngay.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập mà GV cho bao gồm các tình huống. HS
phải xử lý các tình huống đó. Thời gian là Thứ 2 tuần sau sẽ nộp lại bài tập cho GV
(Tình huống đính kèm phần phụ lục)
- GV yêu cầu HS phỉa ghi nhớ những kiến thức đã được học.
- GV yêu cầu HS truyền đạt lại những kiến thức mình đã học để mọi người
xung quanh đều biết cách phòng tránh và xử lý.
c. Kết luận:
- Những bài tập cũng như là yêu cầu của GV sẽ giúp cho HS được rèn luyện kỹ
năng và ghi nhớ kiến thức mỗi ngày để đưa những kiến thức và kỹ năng ấy trở thành
những cẩm nang cuộc sống cho mỗi HS.
VI. TỔNG KẾT
- Thông qua buổi giáo dục chuyên đề Kỹ năng phòng tránh và xử lý tình huống

bi điện giật. GV sẽ yêu cầu các em HS viết một bài thu hoạch để đánh giá được khả
năng tiếp thu kiến thức của các em đến đâu.
- Bài thu hoạch sẽ dựa trên các nội dung sau:
+ Em đã học được những gì thông qua các hoạt động trong buổi chuyên đề này.
+ Những kỹ năng em cho là mình đã rèn luyện được thông qua các hoạt động.
- Giáo viên sẽ tổng kết lại những kiến thức mà các em cần nắm vững:
+ Các biểu hiện của người bị điện giật.
+ Nhận biết được những vật dẫn điện và cách điện.


+ Các tác hại khi bị giật điện
+ Các cách phòng tránh trong tình huống có nguy cơ bị giật điện
+ Các cách xử lý trong tình huống có người bị điện giật
- Và cũng hình thành được cho các em HS những kỹ năng:
+ Kỹ năng xử lý tình huống, ra quyết định
+ Kỹ năng lắng nghe, thuyết trình
+ Kỹ năng hợp tác với các bạn trong lớp.
PHẦN KẾT LUẬN
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng xử lý các tình huống, kỹ
năng ra quyết định nói riêng cho học sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm
giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống có nhiều biến đổi như hiện nay.
Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng phòng tránh và xử lý các tình huống có nguy cơ
bị giật điện” sẽ giúp cho học sinh tiếp thu được một lượng kiến thức để giúp các em
có thể tự phòng tránh cũng như biết các xử lý các tình huống bị giật điện xảy ra.
Không những thế các em còn có thể truyền đạt những kiến thức ấy cho những người
thân của mình để cùng có kiến thức. Nếu như tất cả mọi người nói chung và các em
học sinh, sinh viên nói riêng đều có những kiến thức cũng như kỹ năng xử lý các tình
huống thì xã hội sẽ không có các vấn đề về bạo lực học đường, tai nạn điện giật, tai
nạn bỏng, tai nạn giao thông, xâm hại tình dục,... Nhờ đó xã hội sẽ trở nên an toàn và
phát triển ngày càng tốt hơn, văn mình hơn.



PHỤ LỤC
 Các hình ảnh trong hoạt động 2:




 Link video trong hoạt động 5 và hoạt động 6

- Các cách phòng tránh trong các tình huống có nguy cơ bị giật điện
/>- Các cách xử lý trong tình huống bị điện giật
/> Phiếu đánh dấu các biểu hiện của người bị điện giật ở hoạt động 3

NỘI DUNG
1. Cảm giác bị tê ở vùng tiếp xúc với điện
2. Cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng
3. Cơ thể bị co giật
4. Cơ thể bị dình vào nguồn điện
5. Cơ thể bị đen xì
6. Tóc bị dựng đứng
7. Bị bất tỉnh
8. Bị bỏng tại các bùng tiếp xúc với điện
9. Cơ thể cảm thấy vui
10. Thần kinh không bình thường, nhảy múa một mình

ĐÁNH DẤU

 Các tình huống:


- Tình huống trong hoạt động 7 luyện tập thực hành
+ Tình huống 1: Một bác nông dân đang đi gặt lúa thì nhìn thấy một sợi dây
điện bị rớt xuống khỏi đường dây. Theo phản xạ bác ấy lấy cái liềm đang cầm trên tay
gạt sợi dây điện ra một bên thì trong sợi dây bị hở điện truyền qua cái liềm khiến bác
nông dân bị giật điện. Nếu em có mặt trong trường hợp ấy, em sẽ xử lý như thế nào?
+ Tình huống 2: Tiến năm nay 11 tuổi. Trong lúc giúp mẹ làm việc thì Tiến đã
cắm máy quạt vào ổ điện để quạt gió tách lúa lép. Tuy nhiên ổ điện bị hở khiến cho
Tiến bị giật điện. Nếu là mẹ Tiến em sẽ xử lý như thế nào?
- Tình huống trong hoạt động 8 lập kế hoạch rèn luyện
+ Tình huống 3: Hai bạn Nam và Mạnh đang chơi thả diều ngoài bãi đất.
Không may diều của Nam bị mắc vào sợi dây điện trên không. Nam cố dựt mà con
diều vẫn không rớt xuống. Nam định trèo lên trụ điện để lấy diều. Trong lúc đó Mạnh
thấy sợi dây điện đã bị mòn và lộ lõi thép ra ngoài. Vì vậy Mạnh đã khuyên Nam là


đừng đụng vào sợi dây điện nhưng Nam không nghe. Nếu là Mạnh, thì em sẽ làm gi
lúc đó.
+ Tình huống 4: Bé Phương 6 tuổi đang chơi cũng mẹ tại phòng khách. Trong
lúc chơi đùa bé Phương kêu nóng và bảo mẹ bật quạt. Sau đó mẹ Phương để bé chơi
một mình rồi xuống bếp lấy cơm cho bé ăn. Ngồi một chỗ không biết làm gì Phương
chạy lại chỗ máy quạt đứng cho mát và vô tình thấy sợi dây điện bị dứt ở giữa và lõ
lõi thép trắng trắng ra ngoài. Phương tò mò nên đã đụng tay vào lõi thép và bị giật
điện. Phương hét lên thì lúc đó mẹ em mới chạy lên và thấy Phương đang nằm khóc.
Nếu là mẹ Phương em sẽ làm gì.




×