Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.12 KB, 11 trang )

Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
MỤC LỤC

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 1


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
MỞ ĐẦU
Dạy về an toàn giao thông (ATGT) trong trường tiểu học đã được Ủy ban
ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD& ĐT) triển khai hơn
10 năm nay. Tại Đà Nẵng, chương trình giáo dục về ATGT cho học sinh tiểu học
được tổ chức vào các hoạt động ngoài giờ với hình thức “Học mà chơi - Chơi
mà học” nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, giúp các em hình thành được những
kỹ năng cơ bản về ATGT; đồng thời, nâng cao ý thức tuân thủ Luật Giao thông
ngay từ những năm đầu cắp sách tới trường.
Theo quy định, chương trình giáo dục về ATGT ở cấp tiểu học gồm 5 bài học
được phân bổ đều trong năm học. Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện nội dung về
ATGT trong trường tiểu học, ngành Giáo dục cũng thường xuyên phối hợp với
các đơn vị, các ngành liên quan tổ chức hội thảo, các ngày hội giao lưu cho giáo
viên và học sinh để tuyên truyền về ATGT. Mới đây nhất, tại ngày hội giao lưu
tìm hiểu kỹ năng tham gia giao thông an toàn dành cho học sinh tiểu học do Bộ
GD & ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và Quỹ Toyota Việt Nam của
Công ty ô tô Toyota Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng là một hình thức tuyên truyền
về ATGT hiệu quả cho nhiều giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên là phần
thực hành một bài dạy về giáo dục ATGT. Còn với học sinh, ngoài việc được tìm
hiểu kiến thức ATGT và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, các em còn được
tham gia vẽ tranh tập thể theo đề tài ATGT và sáng tác thơ, ca, hò, vè về chủ đề
ATGT cùng với phần thể hiện năng khiếu của mình. Từ sân chơi bổ ích này đã
giúp cho các em học sinh tiểu học có những kiến thức cơ bản về ATGT.


Nội dung giáo dục ATGT được các trường tiểu học thực hiện linh hoạt như
lồng ghép vào các tiết học đạo đức hoặc trong giờ sinh hoạt lớp. Tùy theo từng
bài học như an toàn khi đi ô tô, xe máy, đi bộ qua đường an toàn, biển báo hiệu
giao thông đường bộ… mà mỗi thầy cô giáo sẽ sử dụng đồ dùng dạy học do
trường tự làm hoặc bộ dụng cụ của thư viện như các bảng dấu đi đường để
minh họa cho bài giảng. Và từ những thông tin trên tôi đã quyết định tìm hiểu và
thiết kế hoạt động: “kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh
trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – T.P Đà Nẵng” nhằm củng cố và rèn luyện
ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 2


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
NỘI DUNG
I.

Mục Tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức

- Biết được các hành vi vi phạm an toàn khi tham gia giao thông.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
- Vận dụng được những hiểu biết vào trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông.
2. Mục tiêu về kỹ năng

- Có kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát.

- Xử lý được các tình huống để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Hình thành được kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
3. Mục tiêu về thái độ

- Nâng cao ý thức của HS về sự chủ động trong việc đảm bảo an toàn khi tham
gia giao thông.

- Nâng cao tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ở
chính HS.

- Có thái độ trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho chính HS khi tham gia
giao thông.
II.

Đối Tượng Giáo Dục Của Chủ Đề
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi HS tiểu học. Cụ thể là HS
trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, T.P Đà Nẵng.

III.

Thông Điệp Của Chủ Đề
Hàng ngày HS đều phải tham gia giao thông để đến trường, việc trang bị cho
các em các kỹ năng tham gia giao thông an toàn sẽ giúp các em bảo vệ được
chính mình trước các mối nguy hiểm từ các phương tiện giao thông trên đường.
Để các có thể an toàn đến với những con chữ những tri thức của thầy cô truyền
dạy.

IV.

Phương Tiện Hỗ Trợ


- Tình huống thảo luận
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Hội trường
- Sân trường

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 3


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
V.

Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Đèn giao thông”

a. Mục tiêu:
- Giúp HS khởi động và giới thiệu vào chủ đề.
- Đánh giá sự hiểu biết luật giao thông của HS qua trò chơi.
b. Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:
+ HS làm hành động theo lời nói của giáo viên như sau: HS dùng hai tay quay
đều khi GV hô đèn đỏ thì các em ngừng quay tay, đèn vàng thì quay chậm, đền
xanh thì quay nhanh, HS làm theo lời hô của GV không làm theo hành động của
GV. HS nào làm sai sẽ bị phạt.
+ HS chơi trò chơi (thời gian 5-7 phút)
+ Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng cho HS không vi phạm trò chơi và phạt
các em vi phạm trò chơi thông qua những hình phạt vui nhộn.


- GV thảo luận lớp:
+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa?
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
+ Qua trò chơi các em nhận ra được điều gì?

c. GV nhận xét trò chơi, giới thiệu vào nội dung chủ đề: Kỹ năng tham gia giao
thông an toàn.
d. Kết luận:

- Qua trò chơi các em đã được ôn lại kiến thức khi tham gia giao thông. Để đàm
bảo an toàn khi tham gia giao thông thì các em cần nắm rõ và tuân thủ đúng luật
lệ khi tham gia giao thông.
2. Hoạt động 2: “Em làm Cảnh sát Giao thông”

a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra được các hành vi vi phạm an toàn giao thông để từ đó bản thân
các em nhận thức đúng và không lặp lại các hành vi vi phạm này.

b. Cách tiến hành:
- GV cho HS xem các hình ảnh khi tham gia giao thông trên máy chiếu, mỗi hình
ảnh GV cho HS xem và hỏi học sinh: trong bức hình trên ai đã vi phạm luật lệ
giao thông, các em hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của việc vi phạm này.
(Hình ảnh đính kèm phụ lục)
+ HS tiến hành xem tranh và giơ tay phát biểu cho mỗi câu hỏi GV yêu cầu.

- Kết thúc xem tranh, GV hỏi cảm xúc và suy nghĩ của HS khi được xem các tranh
ảnh vi phạm giao thông.

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH


Trang 4


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống

c. Kết luận:
Các em đã nhận biết được những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông tuy
nhiên vẫn còn một số bạn chưa nhận ra được.
3. Hoạt động 3: “Khi em tham giao thông”

a. Mục tiêu:
- Vận dụng được sự hiểu biết, tìm hiểu của HS để lý các tình huống thực tế khi
tham gia giao thông một cách an toàn.

- HS được hình thành kỹ năng giải quyết tình huống khi tham gia giao thông.
b. Cách tiến hành:
- GV cho các em di chuyển ra mô hình ngã tư giao thông ở sân trường.
- GV tiếp chia nhóm theo các nhóm ngành qua trò chơi kết nhóm:
+ Quản trò hô: “Kết nhóm, kết nhóm”, HS hô “nhóm mấy, nhóm mấy”

• Các bạn tóc ngắn 1 nhóm, tóc dài 1 nhóm


Đeo kính 1 nhóm, không đeo kính 1 nhóm



Các bạn xinh đẹp 1 nhóm, không xinh 1 nhóm




Các bạn tổ 1, 2, 3, 4 mỗi tổ một nhóm.

+ GV phát mỗi nhóm 1 tình huống chuẩn bị sẵn. (Tình huống đính kèm ở phụ
lục)
+ Các nhóm lần lượt thảo luận tình huống được giao trong vòng 15 phút.
+ Các nhóm diễn và xử lý tình huống trong vòng 7-10 phút.
+ Sau khi các nhóm diễn xong, GV cho hỏi học sinh về cảm xúc, suy nghĩ của
các em sau khi sắm vai và xử lý tình huống, cho HS biểu quyết nhóm nào diễn
hay tốt.

c. Kết luận:
- Thông qua hoạt động sắm vai và làm việc nhóm đã giúp các em tự tin, mạnh dạn
xử lý được các tình huống có thể xảy ra khi các em tham gia giao thông để bảo
vệ an toàn cho chính mình và mọi người.
4. Hoạt động 4: “Bài tập về nhà”

a. Mục tiêu:
- HS rèn luyện được các kỹ năng tham gia giao thông một cách an toàn.
- Tuyên truyền tuân thủ luật gia thông cho gia đình, bạn bè.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS trở lại hội trường và dạy cho các em bài hát về tuân thủ luật lệ khi
tham gia giao thông.

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 5



Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống

- HS tập hát và học thuộc bài hát. (Bài hát đính kèm ở phụ lục)
- GV yêu cầu các HS hát bài hát này khi vui chơi với bạn bè, hát cho bố mẹ,
người thân nghe bài hát, luôn nhắc nhở mọi người tuân thủ luật lệ khi tham gia
giao thông.

c. Kết luận:
- Bảo vệ bản thâm khi tham gia an toàn không chỉ cho chính bản thân các em mà
còn phải tuyên truyền cho tất cả ọi người xung quanh, trong đó có bố mẹ, bạn bè
của các em.
VI.

Tổng Kết

- GV yêu cầu HS nêu lên:
+ Những thu hoạch, kinh nghiệm mà các em rút ra qua các hoạt động đã tham
gia.
+ Những kỹ năng sống đã được sử dụng trong chủ đề.

- GV tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề:
+ Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
+ HS cần phải ý thức chủ động, sẵn sàng trong đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông cho chính bản thân.
+Những kỹ năng sống đã thực hành và vận dụng.

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 6



Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
KẾT LUẬN
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống
mang tính cá nhân là gợi cho HS cách hiểu hơn về bản thân mình, vai trò của
mình trong gia đình, trong tập thể để từ đó hướng cho các em phát huy được thế
mạnh của mình, khẳng định được mình trong cuộc sống. Kỹ năng sống mang
tính xã hội là hướng cho HS hiểu được mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, lịch
sử vùng miền, phong tục, tập quán đòi hỏi mỗi cá nhân phải có được kỹ năng
sống thích hợp.
Nói tóm lại, Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức "cái
chúng ta biết và thái độ, giá trị "cái chúng ta nghĩ, tin tưởng" thành hàng động
thực tế "làm gì và làm cách nào" là tích cực nhất và mang tính xây dựng."
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sống. Nó là một
trong những hoạt động thiết thực hàng đầu để con người có một cuộc sống an
toàn và khỏe mạnh. Sự hiểu biết về cuộc sống sẽ là hành trang giúp con người
hòa nhập được với cộng đồng xã hội một cách mật thiết, gần gũi. Trong nhà
trường, việc phối hợp giáo dục, rèn kỹ năng sống cho HS là vấn đề quan trọng,
cấp thiết là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Một trong số những kỹ năng được nhà trường áp dụng rèn luyện cho HS đó
chính là kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HS. Trong năm học, nhà
trường luôn thường xuyên tổ chức các cuộc thi có liên quan đến ATGT để củng
cố các bài đã học, đồng thời, bổ sung thêm hiểu biết khi các em tham gia giao
thông trên đường. Vào những tiết chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt Đội và các
buổi phát thanh măng non của trường cũng dành một thời lượng thích hợp để
tuyên truyền, nhắc nhở học sinh về ATGT. “Những nội dung giáo dục ATGT cho
học sinh tiểu học phải luôn thực tế và gần gũi với các em để giúp các em dễ hiểu
và vận dụng trong cuộc sống hằng ngày như: đi bộ an toàn, đi xe đạp an toàn,
sang đường đúng vạch… Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tuyên
truyền để phụ huynh cùng phối hợp như đưa đón con phải đậu xe đúng nơi quy

định, tổ chức cho phụ huynh ký cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi tham
gia giao thông… phụ huynh sẽ ý thức được việc làm gương cho con em mình
noi theo. Từ đó, phụ huynh yên tâm phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh
tham gia giao thông an toàn”
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong
trường tiểu học nói riêng là việc làm hết sức cần thiết, nhằm cung cấp cho học
sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc ứng xử thường gặp khi
tham gia giao thông hàng ngày để hình thành thái độ, hành vi tự giác chấp hành
Luật ATGT, góp phần hình thành văn hóa giao thông cho học sinh.

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 7


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
PHỤ LỤC

 Hình ảnh:

Hình 1: Vượt đèn đỏ

Hình 2: Không đội mũ bảo hiểm

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 8


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống


Hình 3: Đi ngược chiều

Hình 4: Qua đường sai quy định

 Tình huống sắm vai:
- Tình huống 1: Nam hàng ngày đi học được xe buýt của trường đưa đón cùng
các bạn trong trường đi đọc. Hôm nay trong giờ tan học vì lớp Nam ra trễ nên
khi ra tới cổng trường thì xe buýt đã bắt đầu lăn bánh đi, mấy bạn Nam thấy thế
liền chạy vội vã ra đường gọi bác tài dừng lại nhưng vẫn không được, mọi người
bàn tính chạy theo xe vì đèn đõ ở ngã tư cuối đường thì bác tài sao cũng dừng
lại. trong trường hợp này nếu là Nam bạn sẽ giải quyết như thế nào?

- Tình huống 2: Vì bố mẹ sợ đưa Vi đi học trễ nên đã vôi vã chở Vi đi học mà
không cần đội mũ bảo hiểm vì cho rằng trường gần chỉ cách nhà có 2 km. Chở
Vi đến ngã tư bố Vi định vượt đàn đỏ, trong trường hợp này nếu là Vi bạn sẽ giải
quyết như thế nào?

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 9


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống

- Tình huống 3: Hoa và các bạn đi qua ngã tư để đến công viên chơi, ngay lúc
này đèn đỏ còn vài giây nữa thì chuyển sang xanh. Nên mấy bạn rủ nhau qua
luôn cho rồi vì đường rất ít xe qua lại, nếu bạn là Hoa bạn sẽ giải quyết như thế
nào?


- Tình huống 4: Trường Nguyễn Văn Trỗi nằm rất gần ngã ba đèn xanh đèn đỏ
nên rất nhiều bậc phụ huynh đi ngược chiều đón con. Bố mẹ Dương cũng hay đi
ngược chiều để đón Dương, Dương biết điều này là vi phạm an toàn giao thông
nếu bạn là Dương bạn sẽ xử lý tình huống này ra sao?

 Lời bài hát: Cô giáo dạy an toàn giao thông
Giờ tan học em tung tăng ra về
Cô giáo dạy em nhìn trước nhìn sau
Nhìn đèn xanh em phải bước qua nhanh
Đèn đỏ rồi thì phải đứng lại thôi!
Khi đi đường đi trên lề bên phải
Nhìn trước, nhìn sau, thì em mới bước qua
Coi chừng xe chạy, xe chạy thẳng, chạy cong
Em đã biết rồi, bài an toàn giao thông.
(Các bạn ơi! Hãy nghe cô giáo dạy
Đi trên đường chớ có nô đùa
An toàn giao thông là niềm vui của mọi người
An toàn giao thông là niềm vui của mọi nhà!) (2 lần).

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

Trang 10


Tiểu luận kết thúc học phần: Giáo dục kỹ năng sống
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.
NXB Đại học Sư phạm.


2. Giáo trình giáo dục kỹ năng sống - PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình – NXB Đại học
Sư phạm.

3. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa Tâm lý –
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

4. Giáo trình tâm lý học phát triển - chương 2 trẻ em – bài 8 sự phát triển tâm lý
của nhi đồng (6 -12 tuổi) - PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà - NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.

5. Đề cương bài giảng thực hành công tác Đoàn – hội trong phát triển cộng đồng,
Th.s Dương Thị Thu Thủy, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSPĐN.
---------------------------Điểm kết luận của bài
thi
Bằng số

Bằng chữ

Chữ kí xác nhận của CB chấm
thi
CB chấm 1

SVTH: Lê Thị Hồng Thao - 14CTXH

CB chấm 2

Chữ kí xác nhận
của
CB nhận bài thi


Trang 11



×