Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI gặp hỏa HOẠN DÀNH CHO học SINH TRUNG học cơ sở ( 11 – 14 TUỔI )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.68 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP HỎA HOẠN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( 11 – 14 TUỔI )

Học phần: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
GVHD: Lê Thị Duyên
SVTH: Hồ Thị Mỹ Phương
Lớp: 14CTXH

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
MỤC TIÊU
Mục tiêu về kiến thức
Mục tiêu về kỹ năng
Mục tiêu về thái độ
ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ
PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG – Trò chơi ‘ Đường về nhà ’
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ ‘ Bạn thấy và biết gì’
Hoạt động 3: Hỏa hoạn - từ đâu?


Hoạt động 4: Vẽ tranh ‘ Mối nguy hiểm’
Hoạt động 5: Bạn tài giỏi, tôi cũng thế
Hoạt động 6: Nạp năng lượng
Hoạt động 7: Trải nghiệm
Hoạt động 8: Tổng kết
KẾT LUẬN
Kết luận
Lập kế hoạch rèn luyện

A.
B.
I.
1.
2.
3.
I.
II.
III.
IV.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
C.
1.
2.


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU


Học sinh là những búp măng non nhỏ bé, mỏng manh luôn cần được người lớn chở
che và bảo vệ. Tâm lý tuổi các em vốn thích tò mò, khám phá tất cả mọi thứ. Chính
vì vậy nguy cơ gặp phải những mối nguy hiểm là rất cao. Một trong những mối
nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của các em đó là các vụ
cháy, nổ từ trong chính gia đình, trường học, chung cư… Tuy nhiên các em còn
thiếu hiểu biết, dễ bị tổn thương và thiếu các kỹ năng ứng phó trong trường hợp
gặp phải hỏa hoạn. Để trang bị các kỹ năng thoát hiểm khỏi hỏa hoạn thì Gia đình,
Nhà trường chính là nơi chỉ dạy tốt nhất cho các em, đó không chỉ là trách nhiệm
và còn cả nghĩa vụ. Bởi các em có quyền được giáo dục – chăm sóc – bảo vệ và an
toàn.
Đó chính là lí do mà em chọn đề tài này để thiết kế hoạt động. Với mong muốn
trang bị cho các em học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân
các em. Bởi lẽ các em chính là những ngôi sao sáng nhất cần được nâng niu và chở
che.
Đây là hoạt động thiết kế đầu tiên của em nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chính vì vậy em mong cô nhận xét và góp ý để bài làm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn cô.

I.
1.

MỤC TIÊU
Mục tiêu về kiến thức

- Biết được các nguy hiểm có thể xảy ra từ hỏa hoạn.
- Nhận biết được biểu hiện của hỏa hoạn, cháy nổ.


- Nhận ra được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc có kỹ năng thoát hiểm khi gặp
hoặc thấy hỏa hoạn.
- Biết các kỹ năng thoát hiểm khi gặp/thấy hỏa hoạn
- Biết cách ứng phó, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
2. Mục tiêu về kỹ năng
- Bước đầu nhận biết được dấu hiệu của hỏa hoạn
- Có khả năng thoát hiểm khi gặp phải hỏa hoạn
- Biết cách ứng phó khi nhìn thấy hỏa hoạn
- Bước đầu hình thành được kỹ năng bảo vệ bản thân
3. Mục tiêu về thái độ
- Nâng cao ý thức của bản thân về phòng chống hỏa hoạn, cháy nổ
- Giáo dục cho các em biết thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
- Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, cẩn thận khi gặp và thoát khỏi hỏa hoạn.

II. NỘI DUNG
1.

Đối tượng giáo dục của chủ đề
Đối tượng giáo dục là học sinh ttrung học cơ sở ( 11 – 14 tuổi ).

II.

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ


Hoạt động ‘Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn’ dành cho các em học sinh

trung học cơ sở với mong muốn có thể trang bị cho các em những kiến thức, thái
độc và đặc biệt là kỹ năng thoát hiểm khi các em gặp hoặc nhìn thấy hỏa hoạn.
Với thông điệp đó là: ‘CƠ THỂ CON LÀ DUY NHẤT – HÃY BIẾT CÁCH
BẢO VỆ NÓ’
Khi các em biết cách bảo vệ lấy sự an toàn của mình có nghĩa là các em yêu bản
thân các em. Bản thân các em là duy nhất, cơ thể các em chỉ có một. Không ai có
thể yêu bản thân, cơ thể các em bằng các em cả.
III: PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
-

Slide
Máy tính
Máy chiếu
Âm thanh, loa
Video
Giấy, bút
Bảng hỏi
Tranh, ảnh
Tài liệu trao tay
Màu

IV: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thời gian dự kiến: ( 90 phút )
1.

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG – Trò chơi ‘ Đường về nhà ‘
 Thời gian : 5 phút
 Mục tiêu:
 ổn định trật tự lớp
 Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái

 Dẫn dắt đi vào nội dung chính
 Phương tiện: Âm nhạc



-

Phương pháp: Tổ chức trò chơi
Bước 1: Tập hợp các học sinh thành một vòng tròn, chia lớp ra thành các

nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 3 người ).
- Bước 2: SV giới thiệu trò chơi: Cách thức và tỷ lệ chơi trò chơi
SV sẽ quy định mỗi nhóm sẽ là một gia đình, gồm có bố, mẹ và con. Bố mẹ là
người sẽ nắm tay nhau đi xung quanh vòng tròn. Còn người con có nhiệm vụ
là đi chợ, đi ở trong vòng tròn và nhảy theo điệu nhạc: Mẹ đi vắng.
Khi nghe hiệu lệnh về nhà 3! 2! 1. Trong vòng 3 giây người con nhanh chóng

2.

tìm bố mẹ ở mình. Nếu quá thời gian sẽ bị phạt.
- Bước 3: Học sinh chơi trò chơi
- Bước 4: Kết thúc trò chơi
+ Tổ chức hình phạt: Hát theo yêu cầu
+ SV sẽ hỏi học sinh về cảm nhận sau khi chơi trò chơi
Câu 1: Các em thấy trò chơi có vui không nào?
Câu 2: Bạn nào có thể cho cô biết cảm nhận của mình sau khi chơi trò chơi?
Cấu 3: Ai có thể cho cô biết ý nghĩa của trò chơi này không nào?
- Bước 5: Kết luận
SV cho học sinh ổn định trật tự và giới thiệu mục đích của buổi học.
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ ‘ Bạn thấy và biết gì’

 Thời gian: 10 phút
 Mục tiêu:
 Học sinh thấy được thực trạng và hậu quả của các vụ cháy nổ, họa
hoạn.
 Phương tiện: video, máy tính
 Phương pháp: Trình chiếu video
- Bước 1: Chiếu video về một số vụ hỏa hoạn và thực trạng của nó.
- Bước 2: Cho học sinh xem video
- Bước 3: GV đặt câu hỏi cho học sinh
Câu 1: Sau khi xem đoạn video vừa rôi các em thấy gì và có suy nghĩ như thế
nào?
Câu 2: Cho học sinh trình bày những hậu quả của các vụ hỏa hoạn.
- Bước 4: Kết luận :
+ SV giải thích rõ video và trình bày những hậu quả của việc cháy, nổ hỏa
hoạn và giải đáp thắc mắc của học sinh


 Nôi dung video: Đó là vụ cháy lớn tại Hà Nội làm sập nhà lầu 5 tầng
Trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước có nhiều
diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây
ra.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ
Công an), số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm trên 1% tổng số vụ cháy trong toàn
quốc, nhưng thiệt hại do những vụ cháy này gây ra là đặc biệt nghiêm trọng,
chiếm trên 80% tổng số thiệt hại do cháy gây ra về vật chất, thậm chí có năm
chiếm tới trên 90%.
Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2015, trên cả nước đã xảy ra 2.240 vụ cháy, làm
chết 50 người, bị thương 202 người, gây thiệt hại về tài sản trên 1.300 tỉ đồng,
trong đó, cháy lớn xảy ra 25 vụ (chiếm 1,2%) làm chết 1 người, gây thiệt hại về

tài sản trên 1.100 tỉ đồng (chiếm 84,6%). Tuy nhiên, đó mới chỉ là thiệt hại trực
tiếp, thiệt hại gián tiếp còn lớn hơn gấp nhiều lần và ảnh hưởng lớn đến an sinh
xã hội, môi trường xung quanh.

-

Hoạt động 3: Hỏa hoạn - Từ đâu?
 Thời gian: 10 phút
 Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ.
 Phương tiện: Slide, giấy, bút
 Phương pháp: Trình bày, làm việc cặp đôi
Bước 1: SV yêu cầu:
+ Hãy ghi trên giấy của mình về nguyên nhân dân đến hỏa hoạn mà em biết?
Bước 2: Học sinh tự trả lời
Bước 3: SV yêu cầu học sinh hãy đổi đáp án của mình cho người bên cạnh và

-

bổ sung, góp ý cho nhau
Bước 4: Mời một số học sinh trình bày về đáp án của bạn và trả lời

3.

-


SV nói: Em nhận xét gì như thế nào về câu trả lời của bạn? Em khác bạn ở
-

điểm nào, tại sao?

Bước 5: Kết luận
SV nhận xét, đánh giá và trình bày những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn
 Nội dung:
+ Tự ý lắp đặt thêm các thiết bị, đồ dùng điện có công suất tiêu thụ lớn như
máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện, siêu điện…mà quên rằng
các thiết bị này trước đây khi lắp đặt mạng điện chưa được tính toán đến do đó
tăng công suất tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, chập mạch.
+ Đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật điện.
+ Sử dụng điện không an toàn:
+ Lắp đặt đèn chiếu sángsát trần, sát vách
+ Các thiết bị không được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên như quạt điện

dẫn đến bị cản chiều quay, điện năng không biến thành cơ năng được mà biến
thành nhiệt năng trong khi bụi thấm dầu nhớt bên trong và lớp vỏ nhựa bọc bên
ngoài là vật dễ cháy ở nhiệt độ cao.
+ Cháy do nhiệt độ cao
+ Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó
khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
+ Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch
chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng
cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mach.
+ Cháy do sét đánh, tia lửa sét.


+ Cháy do áp suất thay đổi đột ngột Cháy nổ. Trong công nghiệp hay dùng
các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy, các bể
chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ.
+ Thiếu hiểu biết về kiến thức PCCC
+ Không có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC


-

Hoạt động 4: Vẽ tranh ‘ Mối nguy hiểm’
 Thời gian: 10 phút
 Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các thiết bị, đồ vật có thể gây nổ.
 Phương tiện: giấy A0, bút, màu
 Phương pháp: Vẽ trình, thuyết trình
Bước 1: SV phát giấy và bút
Bước 2: Yêu cầu học sinh: Hãy vẽ các đồ dùng, vật dụng, thiết bị cháy nổ mà

-

em nghĩ có thể nguy cơ dẫn đến cháy nổ.
Bước 3: Học sinh vẽ tranh
Bước 4: Tập hợp các bức tranh chọn một vài bức tranh mời chủ nhân bức tranh

4.

giải thích về bức tranh mình vẽ
Bước 5: Kết luận
 SV nhận xét về các bức tranh
 Trình bày những đồ dùng, đồ vật, phương tiện có nguy cơ dẫn đến cháy

-

nổ.
+ Bình gass
+ Bật lửa
+ Pin, sạc dự phòng
+ Tủ lạnh

+ Đường điện, các thiết bị điện
+ Biển quảng cáo…

5.

Hoạt động 5: BẠN TÀI GIỎI, TÔI CŨNG THẾ!
 Thời gian: 15 phút
 Mục tiêu:




Học sinh thấy thấy được tầm quan trọng của cảnh sát phòng cháy chữa



cháy
Vai trò của bình chữa cháy, các bảng thông báo về quy định chống chảy

-

nổ ở các nơi công cộng
 Phương tiện: Hình ảnh, máy tinh, giấyA0, bút
 Phương pháp: Thảo luận nhóm, trình bày
Bước 1: SV chia lớp thành 4 nhóm.
Bước 2: SV phát tranh ( hình ảnh cảnh sát PCCC, SĐT 114, bình cứu hỏa, các

-

bảng quy định về chống cháy nổ ), mỗi nhóm 1 tranh khác nhau.

Bước 3: SV đặt câu hỏi:

Câu 1: Tại sao khi gặp hỏa hoạn người ta không gọi cảng sát giao thông, hình sự
đến mà gọi cảnh sát Phòng cháy chữa cháy? Tại sao lại phân chia cảnh sát theo
nhiều tên gọi như vây?
Câu 2: Vì sao bình cứu hỏa có màu đỏ mà không phải màu nào khác?
Câu 3. 114 là số điện thoại của ai? Vai trò là gì?
Câu 4: Tại sao người ta thường treo các quy định về cấm: hút thuốc gần quầy
xăng, ổ điện, phòng kín, trên xe…?
Câu 5: SV yêu cầu học sinh thảo luận và viết câu trả lời lên giấy trong vòng 10
phút
Bước 4: Học sinh thảo luận
Bước 5: Các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng và trình bày câu trả lời
Bước 6: SV nhận xét, đánh giá và trình bày ý nghĩa của 5 bức tranh.
Bước 7: Kết luận

-

+ SV lần lượt nêu ý nghĩa và giải thích 4 bức tranh
+ Trình bày vai trò của cảnh sát PCCC, âm thanh xe cứu hỏa, bình chữa cháy, Các
bảng quy định chống cháy nổ.
6.

Hoạt động 6: NẠP NĂNG LƯỢNG


Thời gian: 20 phút
Mục tiêu:
Trang bị cho học sinh các kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi gặp hỏa hoạn
Rèn luyện tinh thần, tâm lý khi gặp hỏa hoản

 Phương tiện: video, bảng hỏi
 Phương pháp: Trình chiếu video, khảo sát, trình bày
Bước 1: SV phát bảng hỏi cho học sinh có nội dung liên quan đến các cách ứng



-

-

phó khi gặp hỏa hoạn, cách thoát hiểm khỏi hỏa hoạn, các vật dụng bảo vệ an
-

toàn khi găp hỏa hoạn…( phụ lục )
Bước 2: yêu cầu học sinh đánh dấu vào các câu trả lời mà mình cho là đúng
( chỉ chọn 1 đáp án )
Bước 3: Học sinh trả lời
Bước 4: Tập hợp các phiếu và trao đổi với học sinh từng đáp án đúng
Bước 5: Cho học sinh xem video về kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Bước 6: Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa
Một số kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn”


Hết sức giữ bình tĩnh và phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (ngửi thấy
mùi cháy, khét, thấy khói, chuông báo cháy kêu)... Lấy một chiếc chăn trùm
người bạn lại (loại không quá mỏng hay quá dày để bạn có thể dễ dàng di
chuyển) và ra khỏi nhà ngay.




Nếu không may lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay
lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.
Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ
bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.



La lớn và kêu gọi mọi người cùng thoát nạn. Nếu điện thoại còn sử dụng
được, nhanh chóng gọi 114 (cứu hỏa) và 115 (cấp cứu) để cho họ biết bạn
đang ở đâu nếu không ra ngoài. Di chuyển qua phòng khác hoặc ra ban
công, dùng quần áo sáng màu để vẫy, ra hiệu người biết đến cứu.




Nếu cháy chưa lan đến hành lang, hãy tìm cửa thoát hiểm gần nhất và thoát
ra ngoài.

Nếu đám cháy đang lan đến phòng:


Hãy đóng cửa lại để bảo vệ ngọn lửa không bén vào phòng. Ở trường hợp
này, bạn hãy:



Cảm nhận sức nóng của cánh cửa bằng mu bàn tan. Bởi mu bàn tay có nhiều
dây thần kinh hơn nên sẽ giúp bạn xác định chính xác độ nóng của bề mặt
cửa.




Nếu thấy cửa chưa nóng, hãy mở cửa từ từ và quan sát xung quanh. Khói sẽ
bay ở phía trên nên bạn hãy nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Càng nằm sát
đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bởi khói phía trên không chỉ
là khói mà còn là không khí bị hun nóng cùng nhiều khí độc khác.



Cố gắng không hít khói. Sử dụng áo, miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể
làm ướt nó và đặt nó trên mũi và miệng khi trườn qua đám lửa.



Nếu thấy cửa nóng, điều đó có nghĩa lửa đang tiến lại rất gần. Đừng mở cửa,
hãy tìm lối thoát khác như cửa sổ, cửa thoát hiểm...

Trong trường hợp bạn bị kẹt:


Hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe
hoặc thấy bạn



Tuyệt đối không mở cửa sổ





Chỉ trèo ra ngoài cửa sổ và nhảy xuống nếu an toàn hoặc có người trợ giúp.
Nếu bắt buộc phải nhảy từ cửa sổ, hãy tìm một cái gờ để bám vào, bạn có
thể đi trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ luôn đối mặt với bờ tường khi
chui ra từ cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó, bạn có thể dùng hết sức mình để bám
vào tường và đáp đất một cách an toàn hơn.




Không nên đi thang máy
Giữ"bình tĩnh, nằm sát đất, trườn bò, che mặt lại và không hít khói". Đừng
hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm thiểu mức độ
thương vong tối đa cho bản thân và gia đình.
Bước 6: Kết luận
GV trình bày các kỹ năng thoát hiểm và giải đáp thắc mắc

7.

-

-

-

-

Hoạt động 7: TRẢI NGHIỆM
 Thời gian: 20 phút
 Mục tiêu:
Học sinh được tương tác, làm việc cùng nhau

Vận dụng các kỹ năng đã học vào xử lý các tình huống
 Phương tiện: tình huống, đạo cụ cần thiết, sổ tay kỹ năng thoát hiểm khi
gặp hỏa hoạn
 Phương pháp: thảo luận nhóm, sắm vai
Bước 1: Chia lớp ra thành 3 nhóm
Bước 2: Phát tình huống cho 3 nhóm và yêu cầu học sinh hãy thảo luận và sắm

vai giải quyết cac tình huống sau đây ( tình huống ở phụ lục ).
Bước 3: Học sinh thảo luận và sắm vai ( 20 phút )
Bước 4: Kết luận SV nhận xét và trao đổi với các em về các tình huống
Bước 5: SV phát sổ tay kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn cho các em.
8. Hoạt động 8: TỔNG KẾT
 Thời gian: 7 phút
 Mục tiêu:
Khái quát lại các chủ đề đã thực hiện
Nhấn mạnh lại các kỹ năng thoát hiểm
Biết được sự hiểu biết và nhu cầu của học sinh


Phương tiện: Slide, giấy
Phương pháp: Trình bày, viết bài thu hoạch
Bước 1: GV trình bày 1 cách tổng quan nhất các nội dung đã thực hành:



-

+ Thực trạng cháy nổ, hỏa hoạn hiện nay
+ Nguyên nhân dẫn đến các vụ hỏa hoạn
+ Hậu quả mà hỏa hoạn gây ra

+ Cac đồ vật tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
+ Vai trò của cảnh sát PCCC, Bình cứu hỏa…
+ Các kỹ năng cần thiết thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
-

Bước 2: Cho học sinh viết bài thu hoạch:
Thông qua buổi học ngày hôm nay, em đã em học được gì những gì ( kiến
thức, kỹ năng, thái độ ) và nguyện vọng của mình sau khi buổi học này.

III.
1.

KẾT LUẬN
Kết luận

Học tập vs lĩnh hội các kiến thức là không có giới hạn. Trong cuộc sống hiện đại
ngày hôm nay, để có thể sống tốt và sống khỏe mạnh thì buộc mỗi người tự xây
dựng hình ảnh của mình thông qua quá trình học không ngừng nghĩ. Và để có thể
thành công và sống thật khỏe mạnh thì việc có được những kỹ năng mềm là hết sức
cần thiết. Đặc biệt là các em học sinh, các em là đối tượng dễ gặp nguy hiểm. Hỏa
hoạn là một trong những mối nguy hiểm mà các em có thể gặp phải. Gia đình và
nhà trường tuy là những nơi bảo vệ an toàn tôt nhất cho trẻ, thế những điều đó là
chưa đủ. Việc các em có các kỹ năng nói chung và kỹ năng thoát hiểm nói riêng là
vô cùng cần thiết và hữu ích. Nó không chỉ rèn luyện cho các em biết cách phòng


chống hỏa hoạn mà nó còn cứu các em an toàn khi không may gặp hỏa hoạn bằng
những kiến thức trên.
Bởi khi các em an toàn và khỏe mạnh thì các em mới thực hiện ước mơ, dự định
của mình.

2.

Kế hoạch rèn luyện

Thông qua các kiến thức đã học SV có kế hoạch rèn luyện cho học sinh.
-

Thời gian: 1 tháng.
Địa điểm: Sau khi học sinh tự thực hiện ở nhà và cũng nhóm, SV sẽ chủ động
liên lạc và địa điểm tại Trường các em, có thể linh động.

Hoạt động 1: Cho học sinh tự trả lời các câu hỏi có liên quan đến các kỹ năng
thoát hiểm khi có hỏa hoạn thông qua bảng hỏi.
Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi về kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
-

Hình thức: Vẽ tranh hoặc Viết bài ( trên dạng world) yêu cầu: Có tình huống và

-

cách giải quyết
Tỷ lệ: ít nhất 1 người/ bản.
Yêu cầu: Cấm sao chép, copy dưới mọi hình thức
Thời gian: Từ tháng 1 – 2/2017

Hoạt động 3: SV cho học sinh các tình huống hoặc hình ảnh về các cách xử lý tình
huống trong trường hợp gặp hỏa hoạn. Yêu cầu học sinh cho biết kỹ năng đó đúng
hay sai, nếu đúng thì giải thích, nếu sai thì nếu em là nạn nhân trong TH đó, em sẽ
xử lý như thế nào.
+ Tình huống 1: Bố mẹ H đi làm chưa về, trong khi đang ngồi xem phim, H ngửi

thấy mùi ga ở tỏa ra từ nhà bếp. H thấy khó ngửi quá nên đóng cửa nhà bếp cho đỡ
mùi gass. H xử lý như vậy đúng hay chưa? Vì sao? Nếu là H. em sẽ làm gì.


+ Tình huống 2: Khi nhìn thấy ổ điện gần tủ lạnh nhà mình phát sáng, nổi khói đen
B. liền nói với bố về điều này. Theo em, B. đã làm như vậy đúng chưa? Nếu là em
em sẽ làm gì?
+ Tình huống 3: Phòng khách nhà M. không may bị cháy, M hoảng sợ và đứng
khóc thật to để chờ người đến giúp.
M. hành động như vậy đúng hay chưa? Vì sao? Nếu là M em sẽ làm như thế nào?

PHỤ LỤC
1. Video liên quan đến thực trạng cháy nổ : />
v=PXfoRYvGFPQ


Hình ảnh cảnh sát PCCC

xe cảnh sát PCCC


Hình ảnh Số điện thoại 114 : gọi khi gặp hỏa hoạn

Bảng quy định về chống cháy nổ
2.

Video về các kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
/> /> />

3. Bảng hỏi: Hãy cho câu trả lời, em cho là đúng

Câu 1. Số điện thoại cứu hỏa là gì:
a. 113
b. 114
c. 115
d. 1080
Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các em sẽ làm gì?
a. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
b. Kêu cứu.
c. Khóc lóc ầm ĩ.
d. Chạy ra ngoài.
Câu 3: Khi nge âm thanh loa báo động cháy nổ ở trường em sẽ làm gì?
b. Khóa cửa phòng lại cho chắc
c. La hét
d. Gọi 114
e. Chạy ra khỏi khu vực trường

Câu 4: Nhìn thấy đám cháy trước mặt ở phòng, em sẽ làm gì?


a. Khóc thật to
b. Không làm gì cả, thở bình thường
c. Nằm xuống gầm bàn
d. Lấy tấm khắn, vải che miệng, mũi và nhanh chóng chạy ra ngoài

Câu 5: Khi nhìn thấy ổ điện ở phòng phát sáng, bôc khói em sẽ làm gì?
a. Gọi 114
b. Báo cho bố mẹ
c. Lấy khen, vải buộc ở điện lại
d. Không làm gì cả


Câu 6: Khi thấy đám cháy nhà hàng xóm, em sẽ làm gì?
a. Báo cho nhà hàng xóm
b. Qua dập đám cháy
c. Không làm gì cả
d. Gọi 114.

Câu 7: Khi thấy đám cháy trong nhà, em sẽ làm gì?
a. La thật to
b. Chui vào tủ lạnh


c. Lấy hết tiền ra khỏi nhà
d. Chạy nhanh ra khỏi nhà
3.

Tình huống sắm vai
Tình huống 1: Trong một lần đi học về, Lan đi vào nhà và nhì thấy tủ lạnh
nhà mình bốc khói, cháy. Em hoảng sợ và đứng khóc to gọi điện thoại cho mẹ.
Những gọi bao nhiêu cuộc vẫn không có ai nge máy. Hóa ra khi đó mẹ Lan
ngủ trên phòng mà không hề hay biết. Nếu là Lan trong trường hợp này, em sẽ
xử lý như thế nào?
Tình huống 2: Trong khi Tuấn đáng ngồi học bài trên phòng, còn bố mẹ đi
vắng, chỉ có Tuấn và em gái ở nhà. Em gái Tuấn đang ngồi xem phim gần nhà
bếp. Khi đi xuống phòng uống nước, Tuấn nhìn thấy đường dây ti vi phát sáng
và cháy. Tuấn không biết phải làm gì?
Tình huống 3: Khi đến chơi nhà dì, Bình nghịch máy lửa và không may nó
cháy tấm vải ở giữa bàn. Em sợ quá và chạy lên phòng gọi dì, khi 2 dì cháu
xuống thì thấy cả bộ bàn ghế bốc cháy, khói lan tỏa không nhìn thấy cửa ra
vào. Hai dì cháu lo sợ và không biết nên làm gì đề thoát ra ngoài?


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ] />[ 2 ] />

[ 3 ] />


×