Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ TRƯỚC NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM CHO TRẺ từ 6 8 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.32 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG ỨNG PHÓ TRƯỚC NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
CHO TRẺ TỪ 6-8 TUỔI
A.MỞ ĐẦU
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại.
Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể
chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý
hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .
Nếu trẻ có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao
gồm rất nhiều kỹ năng ) và chưa biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo
trẻ có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với
mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những
yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Một số nghiên cứu về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng
biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự
cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì
vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi vô cùng cần thiết.
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử , kỹ năng vệ
sinh , kỹ năng thích nghi với môi trường sống , kỹ năng hợp tác chia sẻ…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm
giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận
dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho
phù hợp.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng
trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức
của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc , nuông chiều,
làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong
cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ kỹ năng ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
chp trẻ từ 6-8 tuổi”
B.NỘI DUNG
I.MỤC TIÊU:


1.Mục tiêu về kiến thức:
- Học sinh nhận biết được những tình huống nguy hiểm để tìm cách ứng phó
- Trình bày được các cách ứng phó khi gặp nguy hiểm


- Liệt kê được những người, nơi đáng tin cậy để có thể tìm kiếm hỗ trợ khi gặp nguy
hiểm
2.Mục tiêu về kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề
- kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
3.Mục tiêu về thái độ:
- Lịch sự khi giao tiếp với người lớn
- Tự tin tìm kiếm sự hỗ trợ
- kiềm chế được cảm xúc khi gặp nguy hiểm
II. NỘI DUNG:
Với những trẻ ở lứa tuổi từ 6-8 tuổi, kinh nghiệm sống của trẻ không nhiều nên kĩ
năng phòng chống những tình huống nguy hiểm còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được
các mối nguy hiểm xung quanh trẻ và chưa biết cách phòng tránh hay xử lý cho phù hợp
vì vậy kĩ năng ứng phó trước những tình huống khó khăn giúp trẻ biết cách suy nghĩ,nhận
thức được tình huống nguy hiểm mình đang gặp phải để tìm kiếm sự hỗ trợ và tìm cách
giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này là tư duy trực quan hình tượng,
những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối với trẻ. Chính vì vậy tôi
đã lựa chọn phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ cùng nhau tìm cách giải
quyết vấn đề thông qua những tình huống
III. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ:
Chủ đề trên được thiết kế cho nhóm trẻ trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 8 tuổi
IV. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ DẠY HỌC:

- Giấy A4
- Bút viết


- Tình huống Nguy hiểm để thảo luận
- Phòng học
V. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “ Cáo và thỏ ”
a. Mục tiêu:
Khởi động giới thiệu vào bài học
b. Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ
và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng
tròn.G iáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc
bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo,
các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị váo bắt phải ra ngoài 1
lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi thử
- Giáo viên tổ chức trò chơi
- Giáo viên hỏi học sinh: các con chơi trò chơi có vui không? ; các con học được gì từ trò
chơi này?


- Học sinh trả lời, giáo viên khen ngợi và rút ra kết luận
c. Kết luận:
- Để chơi tốt trò này các con cần phải chú ý và thật nhanh nhẹn
- Trò chơi này nhắc nhở chúng ta phải biết cách bảo vệ bản thân khi gặp những tình
huống nguy hiểm cho bản thân mình
- Giáo viên giới thiệu vào kĩ năng ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
2. Hoạt động 2: Nhận diện vấn đề, các tình huống nguy hiểm
a. Mục tiêu:
Nhận diện được các tình huống nguy hiểm để tìm kiếm sự hỗ trợ, và tìm cách giải quyết
vấn đề
b. Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những tình huống nguy hiểm mà học sinh đã từng
trải qua và suy nghĩ tìm ra những tình huống mà học sinh cho là nguy hiểm
- Học sinh suy nghĩ
-Giáo viên mời đại diện một vài học sinh chia sẻ về những tình huống học sinh cho là
nguy hiểm. Sau đó giáo viên hỏi thêm về những gì học sinh đã và sẽ làm khi gặp tình
huống đó
c. Kết luận:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đôi khi gặp phải không ít tình huống nguy hiểm.
Và để nhận biết cũng như cách giải quyết những tình huống ấy chúng ta sẽ cần phải suy
nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất, an toàn
nhất cho bản thân
3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm giải quyết các tình huống:
a. Mục tiêu:

- Hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Xử lý được các tình huống nguy hiểm


- Thông qua hoạt động cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgíc, biết cách diễn đạt suy nghĩ của
mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
- Mỗi nhóm sẽ thảo luận 1 tình huống khác nhau trong vòng 10 phút
- Giáo viên phát các tình huống đã chuẩn bị sẵn trong giấy a4 cho học sinh:
+ Tình huống 1: Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì?
Với tình huống này giáo viên quan sát quá trình trao đổi của học sinh và đưa ra
một số câu hỏi: theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, giáo viên giúp trẻ
rút ra phương án tối ưu nhất :
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ
chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ, cô bán
hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố
mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể
đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé.
+ Tình huống 2: Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế nào ?
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được cho quà
và sẽ không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, giáo viên đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ
xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Giáo viên phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có
phương án giải quyết đó là:
Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm
thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này bé nên nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận
quà của người lạ”.
+ Tình huống 3: Nếu con đang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì?

Giáo viên cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với
trẻ giáo viên gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ
của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết với
bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó giáo viên giúp trẻ rút ra
phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:


Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện,
nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì
hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.
+ Tình huống 4: Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?
Qua tình huống này giáo viên dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé
phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có
thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận nhóm và đưa ra một số gợi ý cho từng tình huống
- Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày cách xử lý của nhóm mình
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và kết luận lại cách giải quyết trong các tình huống
trên
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo
luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết
vấn đề. Thông qua đó giáo viên giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là
kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ.
c. Kết luận:
- Mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau trong những tình huống như vậy.
Việc giải quyết tình huống như thế nào phụ huộc vào sự hiểu biết, nhận thức cũng như
kinh nghiệm sống của mỗi người
- Khi gặp các tình huống như vậy các em cần bình tĩnh, suy nghĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và
tìm kiếm cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp và an toàn
4.Hoạt động 4: Thực hành
a. Mục tiêu:

- Học sinh được tham gia thực hành xử lý các tính huống nguy hiểm
b. Cách tiến hành:
Đối với trẻ ở lứa tuổi này, hoạt động sắm vai đem lại hiệu quả rất cao trong việc
giúp trẻ tiếp thu bài học. Thông qua hoạt động này, trẻ được đóng các vai khác nhau
trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả


những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động
sắm vai.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đóng vai theo các tình huống trên để thực hành cách xử
lý đúng:
+ Sắm vai tình huống 1
Giáo viên cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống: “Con bị lạc bố
mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai
người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón.
Một trẻ khác đóng vai một người đi đường và rủ bé: Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ.
Các trẻ trong nhóm sẽ nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.
Tương tự như vậy giáo viên cho trẻ sắm vai các tình huống còn lại:
+ Sắm vai tình huống 2
+ Sắm vai tình huống 3
Ở góc “Gia đình”, khi giáo viên đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một
mình, thì trẻ sẽ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa , phải đợi bố mẹ về đã”.
+ Sắm vai tình huống 4
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi học sinh
5.Hoạt động 5: Phối hợp với phụ huynh
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, giáo viên cũng phải chú trọng đến việc trao đổi
với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh
hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm
về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững
vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng

từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản
thân.
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng con
mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được
sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc
nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu.
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, bắt cóc, xâm phạm bởi chính những
người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết… Chính vì vậy, người lớn phải
khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé và giúp con
biết cần xử lý như thế nào. Giáo viên phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ
gìn và bảo vệ mình. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm


thái quá, những người lạ cho trẻ quà…Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản
thân.
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có
thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải
quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ.
Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia’’ thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể
thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm
như thế nào?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ
năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải
quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà
trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình
trong cuộc sống sau này.
Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng
cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát
từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần
có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và

áp dụng.
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương
pháp giáo dục trẻ:
- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình.
- Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để
trẻ tự tìm tòi.
- Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể
đưa ra kết luận của mình.
c. Kết luận:
VI.Tổng kết:
- Giáo viên tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề:
+ Cách nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Cách bình tĩnh đối phó khi gặp tình huống nguy hiểm
+ Một số cách giải quyết tình huống
- Kỹ năng sống được hình thành thông qua chủ đề:
+ Kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân


+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
C.KẾT LUẬN
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với
những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Dạy kỹ năng sống cho trẻ là ta nhằm giúp trẻ
có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Đối với trẻ ở độ tuổi từ 6-8 tuổi, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng xử
hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo
nhóm , rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ,kỹ năng ứng phó trước

những tình huống nguy hiểm, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá ….
Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng ứng phó trước những tình huống nguy hiểm vô
cùng cần thiết . Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến khi gặp các tình
huống khó khăn. Đó chính là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng bất
trắc xảy ra.
Với trẻ còn nhỏ tuổi , kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ năng phòng chống tai nạn ở trẻ
còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ và cách
nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp.
Chính vì vậy, với nội dung này, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu đưa ra những nguy cơ cụ thể
có thể xảy ra mất an toàn với trẻ để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó
khăn, và biết cách suy nghĩ và giải quyết . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự
tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm
trong cuộc sống.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.
NXB Đại học Sư phạm.
2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa Tâm lý –
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
3. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sư
phạm.
4. />5. />6. />


×