Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Rèn luyện kỹ năng làm nhóm cho học sinh lớp 9 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.43 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

Chủ đề: : Rèn luyện kỹ năng làm nhóm cho học sinh lớp 9 trung
học phổ thông.

Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
Lớp: 14 ctxh
Môn học : giáo dục kỹ năng sống
Giáo viên phụ trách: Lê Thị Duyên


Thiết kế một chuyên đề
Chủ đề : rèn luyện kỹ năng làm nhóm cho học sinh lớp 9 trung học phổ
thông.
I. Mục tiêu
 Kiến thức:
- Hiểu khái niệm nhóm là gì?.
- Kỹ năng làm nhóm là gì?.
- Hiểu ý nghĩa của kỹ năng làm việc nhóm?.
- Quy trình làm việc nhóm.
- Những yếu tố giúp làm việc nhóm hiệu quả.
 Kỹ năng

Hình thành cho học sinh các kỹ năng:
- Có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong nhóm.
- Có kỹ năng tổng hợp ý kiến.
- Có kỹ năng ra quyết định.
- Có kỹ năng lắng nghe.
- Có kỹ năng giao nhiệm vụ cho các nhóm viên trong nhóm cho phù hợp.


- Có kỹ năng ứng xử trong nhóm với nhau.
 Thái độ.
- Luôn luôn vui vẻ, thân thiệt với các thành viên trong nhóm.
- Thái độ tôn trongjcacs thành viên trong nhóm.
- Thái độ tích cực xây dựng ý kiến đạt được mục tiêu của nhóm.
II. Đối tượng giáo dục chủ đề.
- Học sinh lớp 9 trung học phổ thông.
III. Dự kiến phương pháp và phương tiện hỗ trợ.
- Máy chiếu, máy tính, các vận dụng để đóng vai, bảng phấn,bong bóng, kẹo, giấy màu, keo

dán.
IV. Hướng dẫn tổ chức hoạt động.
Bước 1: khám phá.
1. Hoạt động 1: Giao lưu, làm quen và giới thiệu chủ đề.
a) Mục tiêu:
- Tạo bầu không khí vui vẻ, hòa nhã khi bước vào buổi sinh hoạt.
- Giới thiệu về đề tài: rèn luyện kỹ năng làm nhóm cho học sinh trung học phổ thông.
b) Cách tiến hành.
- Giới thiệu về bản thân, nêu lý do sự có mắt của ngày hôm nay.
- Giao lưu trước khi vào chủ đề các bạn sẽ chơi cùng nhau trò chơi:
Nhà máy sản xuất bóng bay
Mục đích: tạo tinh thần sẵn sang hợp tác, rút ngắn khoảng cách thành viên.
Người tham gia: 7-10 người/đội


Dụng cụ: Bóng bay loại nhỏ + phấn
Cách chơi: Các đội thổi bóng bay và chuyển đến đích. Mỗi lần chỉ có 1 đôi nam nữ
chuyển bóng lên mà không được dùng tay và cả 2 người đều phải tiếp xúc với bóng. Đội
nào có nhiều bóng hợp lệ nhất sẽ thắng
Bài học: Phân công nhiệm vụ hợp lý, hết mình vì tập thể.

- Nhân viên xã hội hỏi tất cả học sinh cảm nhân sau khi chơi trò chơi và tổng kết và giới

thiệu chủ đề hôm nay.
c) Tổng kết.
Qua trò chơi nhà máy sản xuất bóng bay, các đội đã cùng nhau hợp tác cùng với nhau,
đặc biệt từng hai bạn giữ quả bóng sao không để chúng rơi, đưa về tới đích, và đội nào
nhiều bóng đội đó sẽ dành thắng cuộc. do vậy,trong công việc, hay học tập nếu chúng ta
biết cách hợp tác thì có hiệu quả cao. Đặt được hiệu cao đó công sức không phải là một
cá nhân riêng biệt nào mà chính cả nhóm cùng nhau hợp tác.
Bước 2: Kết nối.
2. Hoạt động 2: tìm hiểu chủ đề.
a. Mục đích:
- Hiểu như thế nào làm việc nhóm.
- Ý nghĩa kỹ năng làm việc nhóm.
b. Cách tiến hành.
Bước 1: Thăm dò ý kiến.
- Nhân viên xã hội sẽ hỏi học sinh qua trò chơi vừa rồi, em hiểu như thế nào là làm việc
nhóm.
- Số lượng bao nhiêu người được xem là nhóm?.
- Khi nào chúng ta có thể tổ chức làm việc nhóm?.
Từ những câu trả lời của học sinh, khai thác sự hiểu biết của chúng và nhân viên xã hội
tổng kết, đưa ra khái niệm hoàn chỉnh.
Bước 2: xem video.
- Nhân viên xã hội sẽ mở cho học sinh xem một đoạn video “ ý nghĩa về sức mạnh”
- Sau khi xem xong có thể mời một bạn nói lại nội dung của đoạn video.
- Đặt câu hỏi cho học sinh “ em suy nghĩ gì và rút ra bài học gì cho bản thân sau khi xem

đoạn video này”.
- Nhân viên xã hội tóm tắt lại ý kiến và tổng kết.
- Đưa ra ý nghĩa của làm việc nhóm.

c.Kết luận.
Ý nghĩa của kỹ năng làm việc nhóm.


- Giúp cho người học biết chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống

và kinh nghiệm xã hội.
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riệng. Sự hợp tác trong công việc giúp
mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần, và thể chất, đem
lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- Kỹ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hào, tránh xung đột quan hệ với người khác.
- Thái độ cảm xúc hành vi của cá nhân có thể thay đổi theo chiều hướng tốt trong bối cảnh
nhóm do yêu cầu công việc của thành viên, sau khi tham gia hoạt động nhóm, mỗi thành
viên tự lớn lên về nhiều mặt: kinh nghiệm, kiến thức hay kỹ năng.
- Môi trường nhóm thích hợp là yếu tố quan trọng tạo sự hưng phấn trong công việc và suy
nghĩ cho mọi thành viên.
3. Hoạt động 3: vai trò nhóm trưởng và các yếu tố làm việc nhóm hiệu quả.
a. Mục tiêu:
- Rèn luyện cho các em hiểu cách xây dựng nhóm.
- Vai trò của người lãnh đao.
- Một số yếu tố giúp làm việc nhóm đặt được hiệu quả cao.
- Rèn luyện kỹ năng sáng tạo, tư duy, tự tin, lắng nghe, đưa ý kiến.
b. Cách tiến hành.
Bước 1:
- Nhân viên xã hội sẽ yêu cầu lớp trưởng của lớp, phu trách chia lớp thành 6 nhóm theo
cách đếm số từ 1 đến 6 ( thực hiện trong 5 phút).
- Sau khi chia nhóm xong, nhân viên xã hội sẽ hỏi lớp trưởng: “ trong quá trình chia nhóm

em gặp khó khăn gì?. Và em đã giải quyết như thế nào?.” Hỏi các bạn khác nếu là bạn
lớp trưởng em sẽ làm như thế nào?. Trong khi làm việc nhóm đã sử dụng những kỹ năng

nào?.
- Nhân viên xã hội sẽ nhận xét và tổng kết.
- Nêu vai trò của người trưởng nhóm.
+ Biết cách điều phối công việc.
+ Giúp nhóm đi theo mục đích của nhóm.
+ Phát huy hết khả năng của các thành viên trong nhóm.
+ Luôn tạo bầu không khí vui vẻ.
+ Biết cách giải quyết những mâu thuẫn.
…..
Bước 2:


- Sau khi chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu của các nhóm nhỏ bầu ra một nhóm trưởng và cả

nhóm sẽ thảo luận về cách giới thiệu nhóm mình trong 3 phút, một cách độc đáo, gây ấn
tượng cho các nhóm khác.( thảo luận trong 5 phút).
- Sau khi tất cả các nhóm trình bài, đặt câu hỏi cho tất cả các nhóm “ qua yêu cầu vừa rồi
em rút ra bài học gì? ”. “Trong khi làm việc nhóm đã sử dụng những kỹ năng nào?”.
- Nhân viên xã hội tổng kết. Nếu lên một số yếu tố giúp làm việc nhóm hiệu quả.
c.Kết luận.
Yếu tố giúp làm việc nhóm hiệu quả:
- Vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, cảm
thông, biết lắng nghe, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định….
4. Hoạt động 4: Hợp tác hiệu quả.
a. Mục đích:
- Quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
- Rèn luyện cho các học sinh biết cách hợp tác với nhau.
- Rèn luyện kỹ năng ra quyết định, đoàn kết, hiểu nhau hơn.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, sáng tạo.
b. Cách tiến hành.

Bước 1: tổ chức trò chơi.
- Nhân viên xã hội phổ biến cách chơi, sau đó các đôi thi đua với nhau:
Trò chơi: Ăn kẹo
Mục đích: Giúp các thành viên ý thức được tầm quan trọng của mục tiêu cá nhân và mục
tiêu tập thể
Thời gian: 10 phút
Dụng cụ: số lượng kẹo bằng số người
Cách chơi: Tay cầm kẹo luôn thẳng, tay còn lại không được sử dụng
Đội nào ăn hết kẹo trước là đội chiến thắng.
Bài học:
- Mục tiêu tập thể chỉ có thể hoàn thành tốt khi mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhất mục
tiêu của chính mình.
- Một tập thể mạnh khi các cá nhân đặt mục tiêu tập thể lên trên mục tiêu của cá nhân
mình.
- Quan tâm và hỗ trợ đồng đội để cùng nhau hoàn thành mục tiêu tập thể.
Bước 2:
- Nhân viên xã hội yêu cầu làm việc nhóm, yêu cầu các nhóm cắt dán tranh với chủ đề phố
xuân.( trong thời gian 15 phút). Sau đó mỗi nhóm đại diện nhóm giới thiệu về sản phẩm.
- Các nhóm tiến hành thực hiện.

+ chuẩn bị giấy màu, tranh dán.
+ Thảo luận, đưa ra ý kiến của nhóm viên.
+ Thống nhất ý kiến.
+ Phân công nhiệm vụ cho các nhóm viên.


+ thực hiện nhiệm vụ.
+ Hoàn thành yêu cầu.
- Tiêu chuẩn chấm điểm:
+ Đúng chủ đề theo yêu cầu.

+ Có tính sáng tạo.
+ các chi tiết, hoa văn rõ.
+ Người thuyết trình về sản phẩm nói hay, nêu rõ ý đồ của nhóm.
- Nhân viên xã hội sẽ cho các nhóm đánh giá chéo với nhau và chấm điểm.
- Nhân viên xã hội có thể mời một bạn nhóm trưởng đứng lên chia sẻ cả quá trình thực hành
như thế nào?.
- Nhân viên xã hội tổng kết và chỉ quy trình làm việc nhóm.
c.Kết luận.
5. Hoạt động 5. Thực hành làm việc nhóm.
a. Mục đích:
- Giúp học sinh thực hành tư duy, sáng tạo..với kỹ năng làm việc nhóm.
b. Cách tiến hành.
- Nhân viên xã hội phát cho hai nhóm một tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận cách
giải quyết vấn đề trong tình huống đó.
+ Tình huống 1:
Hải học lớp 9, trong thời gian gần đây, chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ, bài vở nhiều, lo lắng
cho đợt thi cuối cấp. Mà ba mẹ thì ngày nào cũng bảo “ phải thi cho được điểm cao,
phải đứng nhất lớp” do vây, học sinh đó rời vào tình trạng lo lắng, ảnh hưởng đến việc
học. Trong thời gian này,còn bị thầy giáo phê bình và nói với ba mẹ trong giờ học thiếu
tập trung. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?.
+ Tình huống 2:
Bạn Lan năm nay học lớp 9 là học sinh giỏi của trường, bố bạn mất sớm khi Lan 13
tuổi, L có một em trai học lớp 3, một mình mẹ nuôi hai chị em học nên vất vả, gia đình
rất nghèo. Năm học này là thi chuyển cấp nên Lan cũng rất lo lắng, băn khoan tiếp tục đi
học hay là nghỉ học phụ mẹ làm thêm nuôi em trai học. Bây giờ Lan băn khoan không
biết phải làm sao đây?. Nếu là bạn của Lan em sẽ giúp bạn áy như thế nào?.
+ Tình huống 3:
Bạn Nam học sinh lớp 9B, thường xuyên vi phạm nội quy lớp học, chểnh mảng việc học,
bị phê bình trong các buổi sinh hoạt cuối tuần. Cậu chán nản hay thường xuyên đi chơi
và bỏ học. Nam cần phải làm gì khắc phục tình trạng hiện nay để lo lắng cho lần thi

chuẩn cấp lần này. là giáo viên chủ nhiệm của Nam, cần làm gì để giúp Nam.


- Nhân viên xã hội yêu cầu các nhóm thảo luận( 15 phút) và trả lời câu hỏi sau:

+ Có những cách giải quyết nào trong trường hợp trên?.
+ Chỉ ra những hoạt động cụ thể trong các cách giải quyết.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhân viên xã hội cho các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi “ nếu là em, em sẽ có cách giải
quyết nào?”.
- Nhân viên xã hội tổng kết và đánh giá thái độ của các nhóm.
c.Kết luận.
6. Hoạt động 6: vận dụng
a. Mục đích.
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dung kỹ năng làm nhóm vào tình huống.
- Qua hoạt động sắm vai các em sẽ sử dụng làm việc nhóm để phát triển các kỹ năng khác.
- Phát huy khả năng của các thành viên không chỉ nhóm trưởng mà còn phát huy năng lực
của từng người.
- Học sinh được vận dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, giải trí, hay trong lao
động…
b. Cách tiến hành.
Bước 1:
- Nhân viên yêu cầu các nhóm sắm vai theo các tình huống mà nhóm đã giải quyết và phân
công các vai, lời thoại rõ ràng theo cách giải quyết của nhóm.
- Các nhóm thảo luận, làm việc nhóm( 5 phút)
+ Dựa vào kết quả của hoạt động 5, các em xây dựng kịch bản, viết lời thoại.
+ Phân vai cho các bạn trong nhóm.
+ Diễn thử trước khi trình bày.
+ Các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.( điều bạn thích ở nhóm bạn là gì, em muốn thay đổi gì? Là em em sẽ

làm như thế nào?).
- Nhân viên xã hội tổng kết( có lời khen, và khuyết khích các bạn tinh thần làm nhóm, tạo
hứng thú trong học tập).
Bước 2:
- Nhân viên xã hội khuyết khích các em trong học tập, từ 3 đến 5 bạn tạo cho mình một
nhóm học tập, để trao đổi kiến thức với nhau, làm những bài tập ở lớp. hay là cùng nhau
học tiếng anh.
- Vào ngày cuối tuần, từ 8 đến 10 bạn có cùng sở thích hay thú vui tạo thành một nhóm phát
huy sở thích đó như đá banh, múa hát, vẽ….
c.Kết luận.
V.
-

Tổng kết.
Nhân viên xã hội tổng kết lại những vấn đề cần ghi nhớ:
Ý nghĩa của kỹ năng làm việc nhóm.
Quy trình làm việc nhóm.
Vai trò của trưởng nhóm.
Những kỹ năng đã vận dụng và hình thành qua chủ đề:
+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng lãnh đạo.


+ Kỹ năng lắng nghe.
+ Kỹ năng hợp tác.
+ Kỹ năng tư duy, sáng tao.
……..




×