Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn tại hộ gia đình đến chất lượng nước mặt và nước ngầm tại xã an tiến huyện mỹ đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHẠM THỊ KIỀU TRINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TẠI HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT VÀ NƢỚC NGẦM
TẠI XÃ AN TIẾN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHẠM THỊ KIỀU TRINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TẠI HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT VÀ NƢỚC NGẦM
TẠI XÃ AN TIẾN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn:

: Chính quy
: Khoa học Môi trƣờng
: K44 – KHMT
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016
TS. Nguyễn Chí Hiểu

Thái Nguyên, năm 2016


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài:“Đánh giá ảnh hưởng của
nước thải chăn nuôi lợn tại hộ gia đình đến chất lượng nước mặt và nước ngầm
tại xã An Tiến, Huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội”tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô giáo Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu,
người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thưc hiện đề
tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô giáo Khoa
Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã An Tiến, các hộ chăn nuôi lợn của xã,
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiệnvà hoàn thành khóa luận
này.
Trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn của tôi không thể
tránh khỏi những sai xót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn
để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Kiều Trinh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong một ngày đêm ..10

Bảng 2.2: Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm ..............................................10
Bảng 2.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn .............11
Bảng 2.4: Thành phần hóa học trong nước tiểu của lợn (70 – 100kg)......................11
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải cho 1000kg trọng lượng của lợn .......13
Bảng 2.6: Đặc điểm các khí sinh ra từ quá trình phân hủy phân heo (Ohio State
University, U.S.A) ...................................................................................14
Bảng 2.7 Phân bố số lượng đàn lợn trên các châu lục ..............................................15
Bảng 2.8 Các nước có số đầu lợn nhiều nhất trên thế giới .......................................16
Bảng 2.9. Số lượng đầu lợn và sản lượng thịt lợn hơi qua các năm .........................17
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất của xã An Tiến ...................................................28
Bảng 4.2: Tình hình lao động của xã ........................................................................29
Bảng 4.3: Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm .............................................32
Bảng 4.4: Quy mô chăn nuôi lợn ở một số thôn khảo sát .........................................33
Bảng 4.5: Thế hiện thời gian chăn nuôi của một số hộ gia đình chăn nuôi ..............34
Bảng 4.6: Khoảng cách từ vị trí chuồng nuôi tới nhà ở ............................................34
Bảng 4.7: khoảng cách từ vị trí chuồng nuôi tới nhà hàng xóm gần nhất ................35
Bảng 4.8: Khoảng cách từ chuồng nuôi và hố chứa chất thải tới các nguồn nước ..36
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của cấu tạo bể chứa đến lượng Nitơ bị hao hụt trong phân ..38
Bảng 4.10: Cấu tạo bể chứa chất thải ........................................................................38
Bảng 4.11: Kết quả điều tra nguồn tiếp nhận chủ yếu của nước thải .......................39
Bảng 4.12: Chất lượng nước thải chăn nuôi lợn (rửa chuồng + phân) .....................40
Bảng 4.13: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thôn Hòa Lạc ......................41
Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại thôn Hòa Lạc ...................43


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt


Từ, cụm từ viết tắt
BOD5

Nhu cầu ôxy sinh học sử dụng trong 5 ngày

CH4

Metan

CO2

Cacbon đioxit

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

DO

Hàm lượng ôxy hòa tan

H2 S

Hyđro Sunfit

K

Kali

N


Nitơ

NO2

Nitơ đioxit

NTổng

Tổng lượng Nitơ

O2

Ôxy

P

Photpho

pH

Độ pH

PTổng

Tổng lượng Photpho

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài..........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2

1.2.3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4
2.1.1. Cở sở lý luận...............................................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................6
2.2. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi .........................................................8
2.2.1. Vai trò của ngành chăn nuôi .......................................................................8
2.2.2. Đặc điểm của ngành chăn nuôi ..................................................................9
2.2.3. Thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi gia súc nông hộ............9
2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra ........................................13
2.3.1. Ô nhiễm môi trường nước ........................................................................13
2.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí ................................................................13
2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trong và ngoài nước ................................15
2.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới .......................................15
2.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam .......................................16


v

2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và phương pháp xử lý chất thải
chăn nuôi lợn..........................................................................................................18
2.5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi lợn ..................18
2.5.2. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam 19
PHẦN 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................23
3.1.1. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu ...............................................................23
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................23

3.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................23
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã An Tiến, Huyện Mỹ Đức, Tp. Hà
Nội ......................................................................................................................23
3.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã An Tiến ....................................23
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường nước trên
địa bàn xã An Tiến .............................................................................................23
3.2.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tích cực của chất thải chăn nuôi
lợn trên địa bàn ...................................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................23
3.3.2. Phương pháp điều tra ,phỏng vấn người dân............................................24
3.3.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm................................................24
3.3.4.Phương pháp xác định các thông số kiểm soát môi trường QCVN
40:2011/BTNMT ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Phương pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia...................................25
3.3.5. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ....................................................25
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Tiến, Huyện Mỹ Đức, TP. Hà
Nội .........................................................................................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................26
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................27


vi

4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn địa bàn xã An Tiến ................................32
4.2.1. Hoạt động chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại ......................................33
4.2.2. Hiện trạng hệ thống trại chăn nuôi ...........................................................34
4.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải trong chuồng nuôi .......................................37
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn tới môi trường nước trên địa

bàn xã An Tiến .......................................................................................................40
4.3.1. Chất lượng nước thải ................................................................................40
4.3.2. Phân tích khả năng lan truyền các chất ô nhiễm do nước thải chăn nuôi
lợn đến nguồn nước mặt .....................................................................................41
4.3.3. Phân tích khả năng lan truyền các chất ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
đến nguồn nước ngầm ........................................................................................42
4.4. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã An Tiến ......44
4.4.1. Xử lý bằng EM .........................................................................................44
4.4.2. Xử lý bằng Biogas ....................................................................................45
4.4.3. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.........................................................45
4.4.4. Giải pháp quản lý .....................................................................................46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................47
5.1. Kết luận ...........................................................................................................47
5.2.Kiến nghị..........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN I.MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp cao, chiếm
hơn 70% trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP)[20].Nó đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từ trồng trọt sang
chăn nuôi, đồng thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của nông dân. Tuy nhiên,
việc phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan, ồ
ạt trong điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình
trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn
nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã

gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.nguồn nước thải chăn nuôi là
nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vius, vi trùng, trứng giun
sán…Nguồn nước này có nguy cơ gây ô nhiễm các tầng nước mặt, nước ngầm và
trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời nó
có thể lây lan một số bệnh cho con người và ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh. việc gây ô nhiễm môi trường đã làm biến đổi nguồn nước gây nên dịch ung
thư ở một số làng nhỏ, ô nhiễm vùng biển khiến số lượng cá giảm đáng kể gây thiệt
hại cho ngư dân miền biển... Và trong số đó, mới nhất được phát hiện chính là vi
sinh vật bị biến thể cấu trúc gen trong một con kênh bị ô nhiễm. Ban đầu chỉ ở quy
mô gia đình nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm động vật, sức kéo cho hộ hay nhóm
gia đình nhỏ. Nhưng hiện nay, ngành chăn nuôi đã phát triển ở mức độ sản xuất
hàng hóa với quy mô ngày càng lớn nhằm cung cấp một số lượng lớn thực phẩm
động vật cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Các tiến bộ khoa học
liên tục được áp dụng nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, từ
quá trình chăn nuôi tập trung cao độ này đã nảy sinh vấn đề thu hút sự quan tâm của
xã hội đó là ô nhiễm môi trường. Khó khăn trong việc thu gom, tồn trữ và xử lý các
chất thải chăn nuôi là những vấn đề đầu tiên gắn liền với chăn nuôi tập trung.
Ở Việt Nam, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi mới chỉ được quan
tâm trong một vài năm trở lại đây khi ngành chăn nuôi hàng hóa đang ngày càng gia


2

tăng. Một số nghiên cứu về sử dụng phân gia súc vào các mục đích kinh tế khác
nhau như phân bón, biogas... đã được thực hiên. Tuy nhiên chưa có những nghiên
cứu đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhằm xây dựng
các chính sách quản lý, các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng
hợp lý chất thải gia súc. Do vậy, đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất
hiện nay tại nước ta.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu

nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường – Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn tại hộ gia đình
đến chất lượng nước mặt và nước ngầm tại xã An Tiến, Huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Điều tra thực trạng tình hình chăn nuôi tại xã An Tiến – Mỹ Đức – Tp.Hà Nôi
- Đánh giá thực trạng môi trường nước thải tại một số hộ gia đình chăn nuôi
lợn trước và sau khi xử lý trên địa bàn xã An Tiên – Mỹ Đức – Tp. Hà Nội
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến chất lượng nước mặt và nước ngầm.
- Những ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến sức khỏe người dân và môi
trường xung quanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân
trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi lợn nói riêng.
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tới môi trường nước mặt
và nước ngầm.
- Các mẫu nước thải phải được lấy trong hộ gia đình chăn nuôi lợn và số liệu
phân tích đúng.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng
hợp, phân tích số liệu.
- Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế,
đồng thời nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử lý

thông tin.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt
hơn phục vụ công tác sau khi ra trường.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tới môi trường
nước mặt và nước ngầm của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ để biết
được điểm mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong quá trình chăn nuôi
và bảo vệ môi trường. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện của các hộ gia
đình, giúp các hộ gia đình có công tác bảo về sức khỏe và môi trường tốt hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cở sở lý luận
* Môi trường: Trong Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06
năm 2014 định nghĩa như sau: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.[6]
* Thành phần môi trường: Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2014: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác [6]
* Ô nhiễm môi trường:là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật.[6]
* Ô nhiễm môi trường nước:Là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước,
không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
và có ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới

nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở sông suối, nước tồn tại ở thể hơi
trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác,
mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống sinh vật trong tự nhiên.
Nước bị ô nhiễm khó khắc phục mà phải phòng tránh ngay từ đầu.[6]
* Suy thoái nguồn nước: Là sự giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc
trong thời kỳ trước đó.[6]
* Cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn
nước là cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và
duy trì hệ sinh thái thủy sinh.[6]


5

* Chất gây ô nhiễm:là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.[6]
* Chất thải:là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác.[6]
* Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước: Là khả năng của nguồn
nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn
nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép áp dụng.[12]
* Sức chịu tải của môi trường:là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với
các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.[6]
* Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên ở trong
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.[15]
* Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động trong
đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.[15]
* Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ khu dân cư, khu hoạt động thương mại,

khu vực công sở, trường học và các cơ sở trường học khác.[15]
* Nước thải chăn nuôi: Là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây
ô nhiễm môi trường cao dốc chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng như
N, P và vi sinh vật gây bệnh.[15]
* Nước thải chăn nuôi lợn: Bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, chất thải
rắn bao gồm phân, gia súc chết, nhau thai,... chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, chất
nhầy, nước rửa chuồng và rửa dụng cụ trong chăn nuôi.
* Tiêu chuẩn môi trường: Trong Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23 tháng 06 năm 2014 định nghĩa như sau: là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.[6]


6

* Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.[6]
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước thải chăn nuôi thuộc loại giàu SS, BOD, N, P... vì vậy, để xử lý nước
thải chăn nuôi, kỹ thuật yếm khí luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Ở các nước châu Âu
và Mỹ, nước và chất thải chăn nuôi được coi là nguyên liệu để sản xuất Biogas thu
hồi năng lượng.
Tuy nhiên, do nước thải chăn nuôi lợn là nguồn ô nhiễm trầm trọng với môi
trường, loại nước thải rất khó xử lý bởi hàm lượng hữu cơ cũng như hàm lượng
Nitơ trong nước thải rất cao. Vì vậy, phát triển công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
lợn có hiệu quả cao và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học

trên thế giới và Việt Nam. Đối với loại nước thải này, nếu chỉ xử lý bằng quá trình
sinh học yếm khí thông thường không triệt để, vẫn còn một lượng lớn chất hữu cơ
và thành phần dinh dưỡng.[4]
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại đã có bước
phát triển đáng kể, tuy nhiên việc chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình vẫn còn rất
phổ biến và số lượng chăn nuôi ngày càng nhiều. Đi cùng với nó, tác động của chăn
nuôi đến môi trường ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng thực tế, vấn đề môi
trường chưa được các hộ gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết chất thải và nước
được đổ trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quang và ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân.
Đánh giá ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến chất lượng nước mặt và nước
ngầm sẽ giúp người chăn nuôi biết được việc chăn nuôi gây ảnh hưởng tới môi
trường nước như thế nào. Từ đó tác động đến người chăn nuôi để họ có biện pháp
xử lý chất thải nhằm phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc
sống. Nghiên cứu ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới chất lượng nước mặt và nước


7

ngầm còn giúp cơ quan chức năng có cơ sở để đưa ra những giải pháp, những quyết
định xử phạt hợp lý nhằm hạn chế, ngăn chặn những tác động đến môi trường.
Như vậy, đánh giá ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn tới chất lượng nước
mặt và nước ngầm là quan trọng và hết sực cần thiết.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2013.
Luật có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2013.
- Nghị đinh 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi

phạm luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần xử lý.
- Thông tư số 04/2010/TT-BTNMT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/05/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi
lợn an toàn.
- Các văn bản pháp lý có liên quan do các cấp thẩm quyền ban hành.
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép các
thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- QCVN 01:2011/BNNPTNT về cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm – Quy trình
kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y. Do cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo thông tư số 71/2011/TTBNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


8

- Hệ thống Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn ký thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

+ TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
+ TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992), Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
+ TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu
oxy hóa học (COD).
+ TCVN 6638:2000 (ISO 10048:1991), Chất lượng nước – Xác định Nitơ, vô
cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda.
+ TCVN 6001-1: 2008 (ISO 5815-1: 2003), Chất lượng nước – Xác định nhu
cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn)
+ TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004), Chất lượng nước – Xác định photpho,
phương pháp đo phổ amoni moliphat.
+ TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008), Chất lượng nước – Xác định pH
2.2. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi
2.2.1.Vai trò của ngành chăn nuôi
Vật nuôi vốn là động vật hoang dã được con người thuần dưỡng, chọn giống,
lai tạo, làm cho chúng thích nghi cuộc sống gần người.Chăn nuôi là ngành cổ xưa
nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm dinh dưỡng có giá trị cao,
nguồn đạm động vật như thịt, sữa, trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là
nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da) cho


9

công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi
còn cho sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt,tận dụng phụ phẩm của ngành
trồng trọt. Trồng trọt kết hớp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
2.2.2. Đặc điểm của ngành chăn nuôi
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở
nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài nguồn thức ăn ở các đồng

cỏ tự nhiên ra thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt
cung cấp.
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu
khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các
giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia
súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình
thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến
chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, trứng...).
2.2.3. Thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi gia súc nông hộ
2.2.3.1.Chất thải rắn – Phân
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp thụ
được và thải ra ngoài. Phân gồm những thành phần:
- Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh: Men
tiêu hóa, chất xơ, protein thừa, acid amin. Các khoáng chất dư thừa như: P 2O5, K2O,
CaO, MgO... cũng xuất hiện trong phân.
- Chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin...), các mô tróc ra từ niêm mạc
của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
- Các vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
a. Lượng phân
Lượng phân thải ra ngoài trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 – 8% trọng


10

lượng vật nuôi. Lượng phân thải trung bình của lợn trong một ngày đêm được thể
hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Khối lƣợng phân và nƣớc tiểu của gia súc thải ra
trong một ngày đêm

Loại gia súc

Lƣợng phân (kg/ngày)

Nƣớc tiểu (lít/ngày)

Trâu bò lớn

20 – 25

10 – 15

Lợn (<10kg)

0,5 – 1

0,3 – 0,7

Lợn (15 – 45kg)

1–3

0,7 – 2,0

Lợn (45 – 100kg)

3–5

2,0 – 4,0
(Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)[7]


b. Thành phần trong phân lợn
Thành phần trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống.
- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau).
- Tình hình sức khỏe của vật nuôivà nhu cầu cơ thể: Nếu nhu cầu cơ thể cao
thì sử dụng dưỡng chất nhiều, lượng phân thải ra ít và ngược lại.
Bảng 2.2: Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm
Phân loại

Nƣớc

Nitơ

P2O5

K2O

CaO

MgO

Trâu , bò

82,0

0,60

0,41


0,26

0,09

0,10

Lợn

83,14

0,29

0,17

1,00

0,35

0,13

Gia cầm

56,0

1,63

0,54

0,85


2,40

0,74

(Lê Văn Cát, 2008)[4]
Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh
trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với giống điển
hình như: Escherichia, Salmonella, Proteus, Klebsiella. Trong 1kg phân có chứa
2000 – 5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris, Oesophagostomun,
Trichocephalus. (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)[6]


11

Bảng 2.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu

Thành phần

Số lƣợng

Coliform

MPN/100G

4.106 – 108

E.coli

MPN/100G


105 – 107

Streptococcus

MPN/100G

3.102 – 104

Salmonella

Vk/25ml

10 – 104

Cl.Perfringens

Vk/25ml

10 – 102

Đơn bào

MPN/10G

0 – 103
(Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005) [7]

2.2.3.2. Nước tiểu
Nước tiểu chăn nuôi có thành phần chủ yếu là nước tiểu (90% lượng nước cho

vào cơ thể), ngoài ra còn có hàm lượng đạm và urê khá cao dùng để bổ sung chất
đạm cho đất và cây trồng.
Bảng 2.4: Thành phần hóa học trong nƣớc tiểu của lợn (70 – 100kg)
Đặc tính

Đơn vị tính

Giá trị

Vật chất khô

Gram/kg

30,9 – 35,9

NH3 – N

Gram/kg

0,13 – 4,0

NTS

Gram/kg

4,90 – 6,63

Tro

Gram/kg


8,5 – 16,3

Ure

Mol/l

123 – 196

Cacbonate

Gram/kg

0,11 – 0,19

pH

-

6,77 – 8,19
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 2001)[2]

2.2.3.3. Nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng, có khả năng gây ô
nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và vi sinh vật
gây bệnh. Nó cần phải được xử lý khi cho ra ngoài môi trường. Lựa chọn phương
pháp xử lý cho một cơ sở chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào thành phần tính chất
của nước thải. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn



12

nuôi (2006) [17] tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội,
Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của
nước thải chăn nuôi bao gồm:
a. Các chất hữu cơ và vô cơ:
Những chất hữu cơ chưa được gia súc đồng hóa, hấp thụ sẽ được bài tiết ra
ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất khác. Thức ăn dư thừa
cũng là một nguồn gây ô nhiễm hữu cơ. Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ
chiếm 70 – 80% bao gồm protit, acid amin, chất béo, xenllulozo, hidrat carbon và
các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, giàu N, P. Các chất
vô cơ chiếm 20 – 30% gồm đất, cát, muối, urê, ammonium, muối clorua...
Các hợp chất trong phân và nước tiểu bị phân hủy dễ dàng, tùy thuộc vào điều
kiện hiếu khí hay yếm khí mà quá trình phân hủy tạo thành các sản phẩm khác nhau
như acid amin, acid béo, anđehit, CO2, H2O, NH3, H2S...
b. N và P:
Khả năng hấp thụ N và P của gia súc, gia cầm rất kém nên khi ăn thức ăn có
chứa N và P chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn
nuôi lợn thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N Tổng từ 571 –
1026mg/l, PTổng từ 39 – 94mg/l. Đối với lợn trưởng thành khi ăn vào 100g Nitơ thì
30g được giữ lại trong cơ thể, 50g được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu dưới dạng
Urê và 20g ở dạng phân Nitơ vi sinh khó phân hủy và an toàn cho môi trường.
Khi nước tiểu và phân bài tiết ra bên ngoài, vi sinh vật sẽ tiết ra enzim ureara
chuyển hóa Ure thành NH3, NH3 sẽ phát tán vào không khí gây mùi hôi hoặc
khuếch tán vào nước gây ô nhiễm nước (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)[7]
c. Vi sinh vật:
Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ấu trùng giun sán
gây bệnh. Do đó, loại nước thải này có nguy cơ trở thành nguyên nhân trực tiếp
phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đồng thời lây lan một số bệnh cho
người nếu không được xử lý.

Hệ vi sinh vật trong nước thải chăn nuôi rất phức tạp, trong đó chủ yếu là vi
sinh vật gây thối có 3 – 16 triệu tế bào/ml, vi khuẩn phân hủy đường mỡ, E.coli


13

10.104 – 10.107 tế bào/ml, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn Nitrat hóa. Hệ vi khuẩn này
có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất và khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
(Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)[7]
2.3. Ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi gây ra
2.3.1. Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải chăn nuôi không được xử lý hay xử lý không triệt để và được thải
vào các ao hồ, kênh, rạch… sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Bởi vì chất thải chăn
nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải vào môi trường nước, các vi sinh vật hiếu khí
phải sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất này, làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước, dẫn đến suy giảm chất lượng nước. Mặt khác, chất thải chăn nuôi chứa
nhiều chất dinh dưỡng nên chúng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa gây ảnh hưởng
đến đời sống của thủy sinh vật trong môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước là
môi trường thích hợp cho các loại vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân phát triển.
Không những thế, chất thải trong phân sẽ thấm xuống đất, đi vào nước ngầm làm ô
nhiễm môi trường nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng gia súc hay
hố chứa chất thải mà không có hệ thống thoát nước an toàn.
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải cho 1000kg trọng lƣợng của lợn
Chỉ tiêu
Tổng lượng phân
Tổng lượng nước tiểu
TS
BOD5
NH4-N
SS


Khối lƣợng (kg)
84
39
11
3,1
0,29
0,027
(Trương Thanh Cảnh, 2001)[2]

2.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn nuôi
luôn có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô nhiễm rất khó chịu nếu không
có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ quá trình phân hủy
yếm khí chất thải chăn nuôi như NH3, H2S, các hợp chất của Mecartan… trong
thành phần khí thải ra từ chăn nuôi tạo nên một mùi đặc trưng hôi thối rất khó chịu,


14

ở nồng độ cao chúng có thể gây ngạt thở, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây
choáng váng, nhức đầu…
Bảng 2.6: Đặc điểm các khí sinh ra từ quá trình phân hủy phân heo
(Ohio State University, U.S.A)
Khí

Mùi

Đặc điểm


Giới
hạn tiếp xúc

Nhẹ hơn không

Kích thích mắt và

khí, sinh ra từ
NH3

Hăng,

hoạt động của vi

sốc

sinh vật kỵ khí

đường hô hấp trên,
20ppm

vong

trong nước

CO2

mùi

Nặng hơn không


Gây uể oải, nhức

khí, tan tốt trong

đầu, có thể gây

nước, sinh ra từ

1000ppm

Trứng
thối

ngạt, dẫn đến tử

hoạt động kỵ khí

vong ở nồng độ

và thiếu khí

cao

Nặng hơn không

H2 S

gây ngạt ở nồng độ
cao, dẫn đến tử


và thiếu khí, tan

Không

Tác hại

Là khí độc, gây

khí, ngưỡng
nhận biết mùi

10ppm

thấp, tan trong

nhức đầu, buồn
nôn, chóng mặt,
bất tỉnh, tử vong

nước
Nhẹ hơn không
khí rất nhiều,
CH4

Không

không tan trong

mùi


nước, sản phẩm
của hoạt động

Gây nhức đầu,
1000ppm

ngạt. Có thể gây nổ
ở nồng độ 5-15%
trong không khí

phân huỷ kỵ khí
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và cộng sự, 1998)[3]


15

Các chất khí này thường là sản phẩm của quá trình phân hủy kị khí phân rã
qua phân hủy bởi vi sinh vật không sử dụng oxy, chúng ảnh hưởng rất mạnh đến
khứu giác của con người. Những người dân sống xung quanh có khả năng mắc các
chứng bệnh về đường hô hấp rất cao.
2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trong và ngoài nƣớc
2.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2009), tổng số đàn lợn năm 1987 là 821,2 triệu con;
năm 1991 là 857,8 triệu con; năm 1997 là 831,5 triệu con; năm 2005 là 960 triệu
con, năm 2009 là 887,5 triệu con. Trong đó, đàn lợn phân bố không đồng đều giữa
các châu lục: Châu Á có số lượng đầu lợn lớn nhất với 534,239 triệu con, châu Âu
là 183,050 triệu con, châu Phi là 5,858 triệu con, châu Mỹ là 151,705 triệu con và ít
nhất là châu Úc với 2,624 triệu con.
Sự phát triển chăn nuôi lợn phân bố không đồng đều giữa các châu lục, chủ

yếu tập trung vào các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển mạnh như Trung Quốc,
Việt Nam, Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Anh, Đức và Nhật Bản.
Bảng 2.7 Phân bố số lƣợng đàn lợn trên các châu lục
Đơn vị tính

Gia súc (lợn)

Thế giới

Con

887.569.546

Châu Á

Con

534.239.449

Châu Âu

Con

183.050.883

Châu Phi

Con

5.858.898


Châu Mỹ

Con

151.705.81

Châu Úc

Con

2.624.502

(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2009)[16]
Ngành chăn nuôi lợn phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nước có
số lượng đầu lợn nhiều nhất trên thế giới thể hiện ở dưới bảng 2.6
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy nước dẫn đầu về số đầu lợn trên thế giới là Trung Quốc
với tổng hơn 451 triệu con, tiếp đến là Mỹ với hơn 67 triệu con, đứng thứ 3 là Brazil


16

với 37 triệu con. Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới về số đầu lợn với hơn 27
triệu con, điều này cho thấy ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam rất phát triển.
Bảng 2.8 Các nƣớc có số đầu lợn nhiều nhất trên thế giới
STT

Tên nƣớc

Đơn vị


Số lƣợng

1

Trung Quốc

Con

451.177.581

2

Mỹ

Con

67.148.000

3

Brazil

Con

37.000.000

4

Việt Nam


Con

27.627.700

5

Đức

Con

26.886.500

6

Tây Ban Nha

Con

26.689.600

7

Liên Bang Nga

Con

16.161.600

8


Mexico

Con

16.100.000

9

Pháp

Con

14.810.000

10

Ba Lan

Con

14.278.647

(Nguồn: Theo thống kê FAO 2009)[16]
2.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền nông nghiệp nghèo với hai
ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, ngành chăn nuôi đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc gia, là một trong những nước nuôi nhiều lợn
trên thế giới.
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/04/2010, cả nước có 27,3 triệu con,

tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu lợn lớn nhất là vùng
đồng bằng Sông Hồng có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng số đàn lợn cả nước; vùng
Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; vùng đồng bằng Sông Cửu Long 3,6 triệu
con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; Đông Nam Bộ 2,5
triệu con, chiếm 9,3%; Duyên Hải Nam Trung Bộ 2,4 triệu con, chiếm 9,0%. (Lê
Công Nhất Phương, 2007)[8].


17

Đến hết năm 2010 tổng số đàn lợn cả nước là 27,4 triệu con, giảm 9% so với
năm 2009. Tuy nhiên, tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt 49,3 triệu con, tăng 7,4% so
với năm 2009.
Bảng 2.9.Số lƣợng đầu lợn và sản lƣợng thịt lợn hơi qua các năm
(đơn vị: triệu con)
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

Số đầu lợn

24,6

25,1

26,13

27,5

26,6

26,03

26,0

27,6

27,4

Lượng thịt

1,7

1,8


2,0

2,4

2,5

2,6

2,8

2,9

3,03

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010, 2011)
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010 là 3,03 triệu tấn tăng 3,3% so
với năm 2009 và tăng 11,4% so với năm 2002.
Các tỉnh có số đầu lợn lớn hơn 1 triệu con tại thời điểm 01/04/2010 là Hà Nội,
Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang. Tổng số đàn lợn nái thời điểm
01/04/2010 là 4,18 triệu con (chiếm 15,3% tổng đàn), tăng 2,4% so với cùng kỳ
năm 2009.
Các vùng có số lợn nái nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Hồng có khoảng 1,8
triệu con, chiếm 28,4% tổng số lợn nái trong cả nước; Đông Bắc Bộ khoảng 643
ngàn con, chiếm 15,4%; Bắc Trung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; Đồng
Bằng Sông Cửu Long khoảng 513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%.
Sản lượng thịt lợn hơi theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước
sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 – 300 ngàn tấn thịt lợn hơi. Dự báo tổng sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn,
tăng khoàng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó các vùng sản xuất lợn thịt có

tỉ trọng lớn nhất lần lượt là: Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 29%; Đồng Bằng Sông
Cửu Long khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%.


×