Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN ANH

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khoá học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TUẤN ANH

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: K44 - KHMT


Khoá học

: 2012 - 2016

Giáo viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tạo trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Môi Trường và các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện 4 năm qua tại Trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên Khoa Môi Trường - ĐH.
Nông Lâm, người đã định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
suốt quá trình thực tập và thực hiên đề tài “Đánh giá chất lượng nước sinh
hoạt tại địa bàn thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”. Cũng như gửi
lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị đang công tác làm việc tại Phòng Tài
Nguyên Môi Trường - Tp. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên (nơi em tham gia
thực tập) đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo và hướng dẫn để em hoàn thành được
khóa luận một cách tốt nhất.
Mặc dù bản thân em đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực tập,
nhưng do thời gian còn hạn hẹp cũng như năng lực của bản thân còn có nhiều
hạn chế, vì thế trong Khóa Luận không thể tránh khỏi các lỗi và thiếu sót. Em

kính mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo để Khóa Luận của em được hoành thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2016
Sinh Viên

Nguyễn Tuấn Anh


ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Chú giải

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BYT/QĐ

: Bộ y tế - Quyết định

CCB


: Cựu chiến binh

CT-BTNMT

: Chỉ thị - Bộ tài nguyên môi trường

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cửu long

HGĐ

: Hộ gia đình

HTX

: Hợp tác xã

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

ONMT

: Ô nhiễm môi trường

QĐ-BTNMT

: Quyết định - Bộ Tài nguyên môi trường


QĐ-UBND

: Quyết định - Ủy ban nhân dân

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TT-BTNMT

: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường

TT-BYT

: Thông tư - Bộ Y Tế

UBND


: Ủy ban nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

VPCP-NĐ

: Văn phòng chính phủ - Nghị định

VSMT

: Vệ sinh môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiệp


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên .............................. 25
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các
hộ gia đình .......................................................................................... 39



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt .................... 11
Bảng 2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất của các nước
trên thế giới ....................................................................................... 13
Bảng 2.3. Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt ................................................. 15
Bảng 2.4. Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không
hợp vệ sinh ở Việt Nam .................................................................... 17
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước .......................... 23
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất theo đơn vị hành chính của Thành Phố
Thái Nguyên ..................................................................................... 28
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng nước của thành phố Thái Nguyên .................... 29
Bảng 4.3. Tình hình khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước ............ 30
Bảng 4.4. Tỷ trọng các ngành trong giá trị sản xuất Nông Nghiệp ................. 34
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của các hộ gia đình
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................ 37
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình .................. 38
Bảng 4.7. Chất lượng nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt phường Quang
Trung - Thành phố Thái Nguyên ...................................................... 40
Bảng 4.8. Chất lượng nước sinh hoạt phường Thịnh Đán - Thành phố
Thái Nguyên ..................................................................................... 41
Bảng 4.9. Chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt phường Trung
Thành - thành phố Thái Nguyên ....................................................... 42
Bảng 4.10. Chất lượng nước sinh hoạt xã Tân Cương - Thành phố Thái
Nguyên .............................................................................................. 43
Bảng 4.11. Chất lượng nước máy xã Quyết Thắng - Thành phố Thái
Nguyên .............................................................................................. 44



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................... 3
1.2.1. Mục đích của đề tài ........................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 5
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam ..................................................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 6
2.2.1. Các tác nhân và thông số hóa học gây ô nhiễm môi trường nước.... 6
2.2.2. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước .................................... 7
2.3. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 8
2.3.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................. 8
2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến chất
lượng nước sinh hoạt .................................................................................. 9
2.3.3. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên Thế Giới và Việt Nam . 12
2.3.4. Thực trạng tài nguyên nước của Tỉnh Thái Nguyên ....................... 14

2.3.5. Một số bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt .......................... 16


vi
2.3.6. Thực trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam .................................. 19
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 21
3.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện...................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2.1. Điều kiện Tự Nhiên - Kinh Tế - Xã Hội tại thành phố Thái Nguyên
- tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 21
3.2.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại thành thố
Thái Nguyên ............................................................................................. 21
3.2.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên ... 21
3.2.4. Đề xuất giải pháp giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân
thành phố Thái Nguyên............................................................................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin ............................ 21
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................... 22
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp xử lý số liệu ..................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên - tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................. 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 25
4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội ............................................................. 31
4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên ............................................... 36
4.2.1. Hiện trạng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn khu vực

thành phố Thái Nguyên............................................................................. 36
4.2.2. Mục đích sử dụng các nguồn nước của các hộ gia đình ................. 38


vii
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên. ........ 40
4.3.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại phường Quang Trung - Thành
phố Thái Nguyên....................................................................................... 40
4.3.2. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại phường Thịnh Đán - Thành
phố Thái Nguyên....................................................................................... 41
4.3.3. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại phường Trung Thành - Thành
phố Thái Nguyên....................................................................................... 42
4.3.4. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại Xã Tân Cương - Thành phố
Thái Nguyên.............................................................................................. 43
4.3.5. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã Quyết Thắng - Thành phố
Thái Nguyên.............................................................................................. 44
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên ......................................................................... 44
4.4.1. Giải pháp về thể chế và chính sách ................................................. 44
4.4.2. Giải pháp về công tác quản lý......................................................... 45
4.4.3. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................... 46
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ..................................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
5.1. Kết luận ................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


1


Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một yếu tố sinh thái, là một tài nguyên vô cùng qúy giá mà thiên
nhiên ban tặng, nước không thể thiếu đối với sự sống của con người và sinh
vật. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và tạo cảnh quan môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều
cần nước ngọt.
Hơn 70% diện tích của trái đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước có
trên Trái Đất vào khoảng 1,38 tỷ km3. Trong đó 97,4% là nước mặn có trong
các Đại Dương trên thế giới, còn lại 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới
dạng băng tuyết ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn
thế giới (hay 3,6 triệu km3) là có thể sử dụng làm nước uống. Trung bình mỗi
người cần dùng tới 3-10 lít nước mỗi ngày để phục vụ cho nhu cầu ăn uống và
sinh hoạt. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước
và chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người.
Nước là tài nguyên có thể tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự
trữ và tái tạo, để tồn tạo và phát triển sự sống lâu bền. Con người, Động Vật,
Thực Vật sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước.
Nước là một trong những chỉ số quan trọng của bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới. Việc đưa nước sạch giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt,
bảo vệ sức khỏe người dân và từng bước thúc đẩy phát triển Kinh Tế - Xã
Hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Tuy nhiên với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia
tăng dân số hiện nay đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước
trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.



2

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về
Kinh Tế, tốc độ phát triển Kinh Tế cao vì thế nhu cầu khai thác sử dụng
nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cũng ngày càng tang. Tuy nhiên,
việc khai thác, sử dụng không đi kèm với công tác bảo vệ, phát triển bền vững
thì trong tương lai tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là hậu quả không
thể tránh khỏi. Để phát triển Kinh Tế - Xã Hội một cách bền vững thì công tác
bảo vệ môi trường, bảo về tài nguyên nước cần được chú trọng.
Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố
Thái Nguyên cũng là một địa bàn có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Nơi đây tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như nhà máy Gang Thép Thái
Nguyên, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy điện Cao Ngạn và một số
khu công nghiệp hoạt động với công nghệ cũ và hạn chế về việc xử lý chất
thải và làm cho môi trường sông, suối, hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các
chất độc hại. Có thể nói môi trường nước ở thành phố Thái Nguyên đã và
đang bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại từ các nguồn thải công nghiệp, nông
nghiệp và phế thải đô thị… Xu hướng ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia
tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lý triệt để. Để bảo
vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý đồng thời có các biện
pháp xử lý các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trước khi sử dụng là điều hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng việc sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân,
để đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước đang sử dụng tại thành phố
Thái Nguyên, đồng thời để xác định được nhu cầu tiếp cận nước sạch của
người dân, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Th.S Nguyễn
Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sinh
hoạt tại địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”.



3

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Xác định được nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân
tại thành phố Thái Nguyên.
- Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường và nhu cầu sử
dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân tại địa bàn.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu thập được chính xác, trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường Việt Nam.
- Đề ra được một số biện pháp khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế
của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng trong hoạt động thực tế, thực tập.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào nghiên cứu
đánh giá.
- Bổ sung tư liệu cho công việc học tập.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Giúp bản thân có cơ hội tiếp cận với cách thực hiện một đề tài nghiên cứu
khoa học, giúp vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng
tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước sinh hoạt và nhu cầu sử dụng

nước sạch của người dân tại địa bàn.


4

- Xác định được các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt của địa phương.
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho nguồn nước.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tang về ô nhiễm suy
thoái môi trường nước.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho người dân địa phương, các tổ chức, cá nhân.
- Kết quả của việc đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa thành phố
Thái Nguyên sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý môi trường có được phương
pháp khả thi và đạt hiệu quả cao hơn.


5

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam
- Luật bảo vệ môi trường 2014, chương VI: Bảo vệ môi trường nước, đất
và không khí.
- Luật tài nguyên nước 2012, chương III: Bảo vệ tài nguyên nước,
chương IV: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị, văn bản của Chính Phủ, cơ
quan Trung Ương, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài

nguyên nước:
+ Thông tư số 01/2015/TT/BTNMT ngày 09/01/2015 Ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc và dự báo tài nguyên nước.
+ Thông báo số 1088/VPCP-NN V/v soạn thảo chỉ thị của thủ tướng
chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
+ Thông tư 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/07/2014 quy định về việc
hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư 13/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 quy định kỹ thuật
điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
+ Thông tư 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 quy định kỹ thuật
điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt.
+ Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP 06/08/2014 của chính phủ về thoát nước
và xử lý nước thải.


6

+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước.
+ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước
dưới đất.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
+ Tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp sinh hoạt ( TCVN 5502:2003).
+ Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Y Tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/04/2002).
+ Tiêu chuẩn nước sạch (Ban hành theo quyết định số 09/2005/QĐ-BYT

ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y Tế).
+ QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ Tiêu chuẩn nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT do Cục Y Tế dự
phòng và Môi Trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành theo
thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT
do Cục Y Tế dự phòng và Môi Trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y Tế
ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009).
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Các tác nhân và thông số hóa học gây ô nhiễm môi trường nước
Các tác nhân và thông số hóa học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm
các tác nhân sau:
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng như Hg, Cd, Pb, As, Cu, Zn, Mn... có
trong nước với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng
thường tích lũy dưới cơ thể sinh vật do vậy rất độc hại với cơ thể sinh vật. Kim


7

loại nặng có mặt trong nước từ các nguồn khác nhau như nước thải công nghiệp,
y tế, khai thác khoáng sản, sinh hoạt, nông nghiệp, từ đường giao thông.
- Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-: Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ
thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Khi ở nồng
độ cao các chất này gây ra sự phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ
thể sinh vật và con người.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV là những chất độc hại có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ các sinh vật có
hại cho cây trồng và nông sản. Thuốc BVTV được dùng trong sản xuất nông
nghiệp, chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp để diệt côn trùng và bệnh

hại, còn lại sẽ đi vào nước, đất, tích lũy trong môi trường hay cơ thể sinh vật.
2.2.2. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác,
nước thải. Coliform là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước
thường không gây bệnh cho người và sinh vật.
Nước bị ô nhiễm gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống con người và
các sinh vật.
Ở Việt Nam có gần 80% loại bệnh có liên quan đến chất lượng nước và
vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do chất lượng nước, nhất là các bệnh đường
ruột, bệnh tá, bệnh thương hàn… Các bệnh đặc biệt là ỉa chảy, lị ngày càng có
xu hướng gia tăng. Không chỉ vậy, hiện nay nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người
nhiễm giun sán, giũn đũa, giun móc… được xếp vào loại cao nhất thế giới.
Những khảo sát gần đây cho thấy 100% trẻ em từ 4 – 14 tuổi ở nông thôn
miền Bắc nhiễm giun đũa, từ 50 – 80% nhiễm giun móc. Các bệnh sán lá gan,
lá lợn vẫn hoành hành… Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu nước bị nhiễm kim loại


8

nặng là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư ở người (Lê Quốc Tuấn,
2013)[1].
2.3. Cơ sở lý luận
2.3.1. Một số khái niệm liên quan
- “Tài nguyên nước” bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước
mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường (Luật tài nguyên nước, 2012)[2].
- “Nước sạch” theo quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 03
năm 2005 của Bộ trưởng Y Tế là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá
nhân và hộ gia đình, không sử dụng làm nước uống trực tiếp (Dư Ngọc

Thành, 2008)[3].
- “Nước sinh hoạt” là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người (Luật tài nguyên nước, 2012)[2].
Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh
nước ăn uống ban hành kèm theo quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày
18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
- Nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học (Độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…).
+ Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…).
+ Lượng Oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
Oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
- “Tiêu chuẩn môi trường” là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất


9

thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.
-“Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật bảo vệ Môi Trường, 2014)[4].
- “Ô nhiễm nước” là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp,nuôi cá, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã

(Luật Tài nguyên nước, 2012)[2].
2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến chất
lượng nước sinh hoạt
Nước chiếm 70,9% diện tích bề mặt của Trái Đất và có vai trò quan
trọng trong tất cả các hoạt động sống. Có đến 96,5% nước trên hành tinh
được tìm thấy trong Đại Dương; 1,7% trong nước ngầm; 1,7% trong các sông
băng và các tảng băng ở Nam Cực và Greenland và 0,001% trong không khí
như hơi nước, những đám mây hình thành của các hạt nước rắn và lỏng lơ
lửng trong không khí và lượng mưa. Chỉ có 2,5% nước của Trái Đất là nước
ngọt và 98,8% của nước đó là nước đá và nước ngầm. Ít hơn 0.3% của tất cả
các nước ngọt ở các sông, hồ và bầu khí quyển và một số lượng nhỏ hơn nước
ngọt của Trái Đất (0,003%) được chứa trong cơ thể sinh học và các sản phẩm
sản xuất (Lê Quốc Tuấn, 2013)[1].
Việc sử dụng quan trọng nhất của nước trong Nông nghiệp là dành cho
Thủy lợi, mà là một thành phần quan trọng để sản xuất đủ lương thực. Khi so
sánh cần thiết để uống. Sản xuất lương thực cho 6,5 tỷ người sống trong hành
tinh ngày hôm nay đòi hỏi các nước đó sẽ điều vào một kênh sâu 10m, rộng
100m và dài 7,1 triệu km – đó là đủ để vòng tròn nơi trên thế giới 180 lần.


10

Khoảng 2,4 tỷ người sống trong lưu vực thoát nước của các con sông
thuộc Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Nepal và Myanmar
có thể gặp lũ lụt hạn hán trong những thập kỷ tới. Hạn hán ở Ấn Độ ảnh
hưởng đến sông Hằng là quan tâm đặc biệt, như nó cung cấp nước uống và
tưới tiêu nông nghiệp cho hơn 500 triệu người. Bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ,
được nhiều nước từ dòng sông băng ở dãy núi như dãy núi Rocky và Sierra
Nevada cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tổng hợp nước chảy qua lănh thổ Việt Nam đổ ra biển là 880m3/năm.

Khoảng 2/3 lượng nước của Việt Nam là từ nguồn ngoài lãnh thổ chảy vào, chủ
yếu qua các hệ thống sông lớn: sông Hồng – sông Thái Bình 230km3/năm, sông
Cửu Long 560km3/năm, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho dòng
chảy của các con sông. Lượng dòng chảy trên bề mặt lãnh thổ Việt Nam đạt trên
325km3.Ngoài hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Cửu Long thì còn
các hệ thống sông khác như: hệ thống sông Đồng Nai trên 30km3, sông Cả
25km3, sông Thu Bồn 20km3, sông Mã và sông Chu 18km3, sông Bằng Kỳ
9km3, tổng các sông nhỏ còn lại là trên 80km3.
Tại Việt Nam, nguồn nước mặt vẫn là nguồn nước chính cho hầu hết
sinh hoạt gia cư và kỹ nghệ. Nước ngầm chỉ chiếm 30% mức tiêu thụ mà thôi.
Tuy nhiên ở nhiều nước mức tiêu thụ nước ngầm lên đến 100% như ở thủ đô
Hà Nội.
Việt Nam có trên 630 thành phố, trong đó trung bình tỷ lệ người dân
được cung cấp nước khoảng 60% vẫn còn tương đối thấp. Khả năng cung cấp
nước của 190 nhà máy nước trên toàn quốc là 2,6 triệu m3/ngày trong năm
1998, trong lúc đó nhu cầu dự trù cho năm 2010 được ước tính là 8,8 triệu
m3/ngày cho nước sinh hoạt và kỹ nghệ.


11

Đối với nông thôn và miền núi, từ năm 1982, Liên Hiệp Quốc qua quỹ
Nhi Đồng thế giới (UNICEF) đã tài trợ cho việc đào giếng ở Việt Nam và tính
đến hôm nay đã thực hiện trên 400.000 giếng cho toàn quốc, không kể một số
lượng không nhỏ do tư nhân tự làm lấy đặc biệt ở vùng ĐBSCL.
Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt
Thông số
Nhiệt độ
Chất rắn lơ lửng


Chất khoáng hòa tan

Hàm lượng Fe2+, Mn 2+

Nƣớc ngầm
Tương đối ổn định

Nƣớc mặt
Thay đổi theo mùa

Rất thấp, hầu như Thường cao và thay đổi
không có

theo mùa

Ít thay đổi, cao hơn Thay đổi tùy thuộc chất
so với nước mặt

lượng đất, lượng mưa

Thường xuyên có Rất thấp, chỉ có khi nước ở
trong nước

sát dưới đáy hồ

Khí CO2 hòa tan

Có nồng độ cao

Rất thấp hoặc bằng không


Khí O2 hòa tan

Thường không tồn tại Gần như bão hòa

Khí NH3
Khí H2S
SiO2

Thường có

Có khi nguồn nước bị
nhiễm bẩn

Thường có

Không có

Thường có ở nồng Có ở nồng độ trung bình
độ cao
Có ở nồng độ cao, Thường rất thấp

NO3-

do bị nhiễm bởi
phân bón hóa học


12


Vi sinh vật

Chủ yếu là các vi Nhiều loại vi trùng, virut
trùng do sắt gây ra

gây bệnh và tảo

(Nguồn: Quốc Minh, 2016)
+ Nước mặt: là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung 1 cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào Đại Dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
+ Nước ngầm: là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt Trái Đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người[5].
2.3.3. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên Thế Giới và Việt Nam
+ Tình hình khai thác và sử dụng nước trên Thế Giới
Tính đến đầu những năm 1990 trên toàn thế giới đã khai thác được 760
tỷ m3 nước ngầm chiếm 21% so với tổng lượng nước đã khai thác sử dụng
(bao gồm các nguồn nước dưới đất, nước mặt, nước mưa…).
Khu vực Trung Đông nơi nguồn nước mặt khan hiếm, người ta đã khai
thác tối đa nguồn nước dưới đất để phục vụ cho các nhu cầu, nên ở khu vực
này tỷ lệ sử dụng nước dưới đất cao như: Kuwait tỷ lệ nước dưới đất được
khai thác chiếm tới 88% lượng nước mặt được khai thác, Ả Rập Xeut chiếm
85,3%, Tiểu Vương Quốc Ả Rập chiếm 79%, Israel chiếm 70%, nhiều nước
Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao về khai thác nước dưới đất so với nước mặt như:
Bangladesh chiếm trên 70%, Pakistan chiếm 36,5%, Ấn Độ chiếm 34,5%.


13


Đối với các nước phát triển thì nhu cầu sử dụng nước càng lớn. Hiện nay
một số quốc gia đã khai thác vượt quá khả năng tái tạo của nước rất nhiều lần,
điển hình là Pakistan, Ả Rập Xeut. Khai thác quá mức sẽ làm suy giảm chất
lượng nước cũng như làm hạ thấp mực nước ngầm và nó cũng thể hiện tình
trạng thiếu nước của quốc gia đó.
Bảng 2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nƣớc dƣới đất của các nƣớc
trên thế giới

TT

Tên
Quốc
Gia

Ấn Độ
Mỹ
Pakistan
Trung
4
Quốc
5 Iran
6 Mexico
Ả Rập
7
xeut
8 Italia
9 Nhật
10 LB Nga
1
2

3

418,5
660

413
2371

1990
1995
1991

Lƣợng NDĐ khai thác sử dụng hàng
năm
% so
Sử dụng cho
với
Bình các lĩnh vực
số khả quân
năng ngƣời
(tỷ
SH NN CN
3
tái
m3/ng
m)
tạo
190
45,5 187,4 9
2 89

109,8 16,2 384,5 24 10 66
55
100 351,5 9 11 80

828,4

649

1990

52,9

6,4

41,4

42
139

620
1406

1980
1995

29
25,1

69
18,1


428,3
253,8

2,2

102

1990

14,5

660,2

43
185
788

750
1460
5360

1992
1995
1990

13,9
13,6
12,6


46,3
7,3
1,5

lƣợng Bình
NDĐ sản quân Năm
sinh/năm ngƣời
3
(tỷ m3) m /ng

46

54

13

23

64

672,2

10

5

85

242,6
107,1

85,4

39
29

4
41

58
30

(Nguồn: Nguyễn Tiến Đạt, 2007)
+ Tình hình khai thác và sử dụng nƣớc ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước dưới đất khá lớn, đứng thứ 34
so với 155 quốc gia và vùng lãnh thổ theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế: WRI,
UNDP, UNEP, WB đăng trên sách World Resource xuất bản năm 2001


14

nhưng việc khai thác sử dụng nước dưới đất ở Việt Nam còn ở mức thấp so
với nước mặt (<2%).
Tính đến năm 2008, Việt Nam có trên 708 đô thị bao gồm 5 thành phố
trực thuộc Trung Ương, có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công
suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước
mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng
nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Một số
địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất
như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bạc Liêu…
Theo TS. Đặng Đình Phúc, nguyên trưởng phòng quản lý – Cục quản lý

Tài nguyên nước và Môi Trường thì tổng lượng nước dưới đất mà Việt Nam
khai thác đến nay khoảng 1,85 tỷ m3, trong đó:
- Cấp nước cho các đô thị, các khu công nghiệp: 650 triệu m3
- Cấp nước sinh hoạt nông thôn: 650 triệu m3
- Nước tưới: 550 triệu m3 (riêng tưới cho cà phê Đắc Lắc: 350 triệu m3)
Nhiều người dân than thở rằng, nếu trước kia chỉ cần đào sâu xuống lòng
đất vài chục mét là chạm tới nguồn nước ngầm để sinh hoạt, tưới cà phê thì
nay, họ phải dùng những mũi khoan lớn, có khi sâu hàng trăm mét mới có thể
tìm ra mạch nước ngầm để sử dụng. Điều đó cho thấy, nguồn nước ngầm ở
nhiều nơi đã sụt giảm nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô khi mà trữ lượng
nước bề mặt cũng bị giảm sút.
Với tình trạng khai thác nước dưới đất ngày càng tăng như hiện nay trong
khi nhận thức về vai trò của nước cũng như ý thức trách nhiệm của mọi người
trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước chưa được đầy đủ thì thế giới sẽ
phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm các nguồn nước dưới đất.
2.3.4. Thực trạng tài nguyên nước của Tỉnh Thái Nguyên


15

Thái Nguyên có 2 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Công, sông
Cầu có lưu vực khoảng 3.480km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng
110km, lượng nước bình quân 2,28 tỷ m3/năm, sông Công có lưu vực
951km2, dòng sông đã được ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25km2, chứa
khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy, tưới cho 12.000ha lúa 2 vụ,
cây vụ, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ tưới
tiêu, nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
Bảng 2.3. Phân loại ô nhiễm nguồn nƣớc mặt
Loại
nguồn

nƣớc

Chỉ số WQI

Đánh giá chất
lƣợng

Mục đích sử dụng nƣớc
Sử dụng cho tất cả các mục

1

90
đích sử dụng nước mà
không cần xử lý
Nuôi trồng thủy hải sản,

2

70< WQI≤90

Ô nhiễm rất nhẹ

nông nghiệp, mục đích giải
trí, giao thông thủy
Giải trí ngoại trừ các môn

3


50< WQI≤70

Ô nhiễm nhẹ

thể thao tiếp xúc trực tiếp,
phù hợp với một số loại cá

4

30< WQI≤50

Ô nhiễm trung
bình

5

10< WQI≤30

Ô nhiễm nặng

6

WQI≤10

Ô nhiễm rất nặng

Chỉ phù hợp với sự giải trí
tiếp xúc gián tiếp với nước,
giao thông thủy
Dùng cho giải trí không

tiếp xúc và giao thông thủy
Chỉ sử dụng với giao thông
thủy

(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2014)


16

Theo báo cáo kết quả tổng hợp tài nguyên nước Tỉnh Thái Nguyên, trữ
lượng của vùng đã được đánh giá gồm trữ lượng cấp A+B là 11.283m3/ngày,
trữ lượng cấp C1 là 99.617 m3/ngày. Chất lượng nước dưới đất được đánh giá
chi tiết với kết quả là có chất lượng tốt, một số nơi bị ô nhiễm vi sinh và NO3do các hoạt động của con người gây ra[6].
Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên chưa bền vững với nhiều hình thức khác nhau có ảnh
hưởng rất lớn đến nguồn nước dưới đất. Quan điểm của nhiều người hiện tại
đối với tài nguyên nước, về cơ bản vẫn coi nước là thứ “của trời cho”, là
nguồn tài nguyên vô hạn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng khai
thác quá mức, sử dụng lãng phí, sử dụng không đi kèm với bảo vệ nguồn tài
nguyên nước.
2.3.5. Một số bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt
Ở Việt Nam chỉ thống kê từ năm 1997 đến năm 2000 đã có 1364 vụ ngộ
độc thực phẩm với 24.514 người mắc và 207 người chết, chỉ tính tiêng 5 bệnh
(Tả, Thương Hàn, Lỵ, Trực Trùng, Lỵ Amib và Tiêu Chảy) đã có 3.540.719
người mắc và 205 người chết.
Những bệnh thường mắc phải do nguồn nước trong 3 trường hợp trực
tiếp và gián tiếp sau đây:
+ Tiếp xúc trực tiếp với nước: Khi tắm rửa, do các hóa chất và vi sinh
vật trong nước.
+ Trong nước uống và thức ăn: Do vi sinh vật và hóa chất trong nước.

+ Ăn những thức ăn bị nước làm ô nhiễm: Nhiễm bẩn khi rửa thức ăn
hoặc thực phẩm bị ô nhiễm qua hệ sinh thái do các hóa chất hay các chất phân
hủy chúng.
Theo thống kê của Bộ Y Tế, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang nhiễm các
bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều


×