Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã phúc sơn huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0-----------

NGUYỄN VĂN QUỲNH

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRUỜNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI
XÃ PHÚC SƠN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Hê ̣đào ta ̣o
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0-----------

NGUYỄN VĂN QUỲNH


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRUỜNG NUỚC SINH HOẠT TẠI
XÃ PHÚC SƠN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Hê ̣đào ta ̣o
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K44.KHMT.N02
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên huớng dẫn: Th.S Hà Đình Nghiêm

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của các sinh viên tại các Đại Học nói chung và trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng. đây là giai đoạn giúp sinh viên củng cố lại kiến thức
đã được học trên giảng đường và tập vận dụng, ứng dụng vào thực tế. Qua đó
giúp sinh viên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác
sau khi ra trường. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông

Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường và thầy giáo hướng dẫn Th.S Hà Đình
Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường
nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ”.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban chủ
nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy
giáo Th.S Hà Đình Nghiêm các thầy cô trong Khoa và gia đình người thân,
bạn bè đã giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để
đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Văn Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê tình hình sử dụng nước của người dân xã Phúc Sơn ...... 34
Bảng 4.2: Các địa điểm lấy mẫu ..................................................................... 35
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại thôn Mai Hoàng, xã Phúc Sơn,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................ 35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại thôn Cảm, xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 36
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại thôn Lữ Vân, xã Phúc Sơn,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................ 37
Bảng 4.6: Tổng hợp, kết quả phân tích nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 38

Bảng 4.7: Đánh giá của người dân về chất lượng nước giếng tại xã Phúc Sơn
................................................................................................................ 39
Bảng 4.8: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước ................................. 40
Bảng 4.9: Khoảng cách khu chăn nuôi của người dân.................................... 41
Bảng 4.10: Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã
Phúc Sơn ................................................................................................ 43
Bảng 4.11: Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã
Phúc Sơn ................................................................................................ 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê hệ thống sử dụng nước của người dân xã Phúc sơn
............................................................................................................ 34
Hình 4.2. Biểu đồ thống kê ý kiến đánh giá của người dân xã Phúc Sơn về
chất lượng nước giếng ........................................................................ 40
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước ..................... 41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Kí hiệu
BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường


BVMT

Bảo Vệ Môi Trường

BYT

Bộ Y Tế

NĐ-CP

Nghị Định-Chính Phủ

QCCP

Quy chuẩn cho phép



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

UBND


Ủy Ban Nhân Dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường .................................... 4
2.1.1.2. Nước và một số khái niệm có liên quan............................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người ..................................................... 5
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất ......................................... 6
2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.2. Các loại ô nhiễm nước ............................................................................... 9
2.2.1. Phân loại ô nhiễm nước ........................................................................... 9

2.2.1.1. Ô nhiễm sinh học ................................................................................. 9


vi

2.2.1.2. Ô nhiễm hóa học .................................................................................. 9
2.2.1.3. Ô nhiễm vật lý ...................................................................................... 9
2.2.1.4. Ô nhiễm do các chất tổng hợp (CxHy) .............................................. 10
2.2.1.5. Ô nhiễm dựa vào nguồn gốc .............................................................. 10
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước .............................................................. 10
2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên ............................................................................... 11
2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo .............................................................................. 11
2.3.2.1. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp ................................................... 11
2.3.2.2. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ................................................... 12
2.3.2.3. Ô nhiễm do sinh hoạt ......................................................................... 13
2.4. Vài nét về tài nguyên nước ...................................................................... 13
2.4.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .................................................... 13
2.4.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .................................................... 15
2.4.2.1. Tình hình sử dụng nước ..................................................................... 15
2.4.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam ........................................... 18
Phần 3. NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ................................. 21
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 22
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 22
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 23

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ....................................................... 24


vii

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 24
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn .............................................. 24
4.1.1.3. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 25
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế ........................................................................... 27
4.1.2.2. Điều kiện về văn hóa - xã hội ............................................................ 29
4.1.2.3. Thực trạng phát triển nông thôn và khu dân cư ................................. 31
4.1.3. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế qua các năm .................................. 33
4.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 33
4.2.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn .............................. 33
4.2.1.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã ............................................... 33
4.2.1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn ........................... 34
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 35
4.2.2.1. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại thôn Mai Hoàng .............. 35
4.2.2.2. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại thôn Cảm ......................... 36
4.2.2.3. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại thôn Lữ Vân .................... 37
4.3. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Phúc Sơn . 39
4.3.1. Ý kiến về chất lượng nước giếng của người dân .................................. 39
4.3.2. Các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 42

4.3.2.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình ........................... 42
4.3.2.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ......................................................... 44
4.3.2.3. Ô nhiễm do rác thải từ chợ, trạm y tế xã Phúc Sơn ........................... 44


viii

4.3.2.4. Ô nhiễm do ý thức của người dân ...................................................... 45
4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý môi trường nước sạch sinh hoạt tại xã
Phúc Sơn.......................................................................................................... 45
4.4.1. Biện pháp giáo dục tuyên truyền........................................................... 45
4.4.2. Biện pháp kinh tế .................................................................................. 45
4.4.3. Biện pháp về công tác quản lý .............................................................. 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới
quan tâm. Môi trường Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng, có nơi bị hủy
hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp của
nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống và phát triển
bền vững của đất nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển,
nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp. Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương,
biển vịnh sông suối, ao hồ, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí
quyển. Trong trái đất có khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. nước
ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng chất lỏng trong tự nhiên dưới
dạng mặt, nước ngầm, băng tuyết… Nước dưới lòng đất hay nước ngầm là
nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt hằng ngày của con người và
cây trồng. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội con người sử dụng
nước ngày càng nhiều và lãng phí đã đưa nhiều quốc gia vào tình trạng thiếu
nước. Vì vậy để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho các hoạt động của con
người và bảo vệ nguồn nước khỏi bị suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý,
khai thác sử dụng có hiệu quả thì các địa phương, khu vực và các ngành
không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, qua đó, mỗi tổ chức cũng như
người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống.
Phúc Sơn là một xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nền kinh tế
còn chậm phát triển, chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi, đời sống nhân dân


2

còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây với sự phát triển kinh tế, xã
hội thì vấn đề môi trường trên địa bàn xã đang bộc lộ nhiều bất cập. Môi
trường đất, môi trường không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm đang có nguy
cơ bị ô nhiễm. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe
của người dân trong xã và các khu vực lân cận. Nguồn nước dùng cho sinh
hoạt tại xã Phúc Sơn chủ yếu là nước giếng khoan.
Hệ thống các hồ chứa ở xã có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và
đời sống nhân dân trong xã, là nguồn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp,

giúp cải tạo đất, cải tạo môi trường tự nhiên.... Bên cạnh đó là một xã thuần
nông chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi, do lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, cùng với chất thải trong chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt hằng
ngày chưa được thu gom triệt để, xử lý,… đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực trạng chung của
việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các vùng nông thôn, để đánh
giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa phương, tìm ra nguyên nhân gây ô
nhiễm và qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt tại địa
phương. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S. Hà Đình Nghiêm Giảng viên khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh
hoạt tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt ở xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


3

- Nắm được tình hình sử dụng nước trên địa bàn xã Phúc Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại
xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.

- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo khoa học và đại diện
cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích về thông số về chất lượng nước chính xác.
- Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế của cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào trong thực tế
- Tích lũy được những kinh nhiệm cho sau này ra trường đi làm.
- Bổ sung kiến thức tư liệu cho học tập.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế của xã.
- Đánh giá được thực tế hiện trạng môi trường nước tại xã và đưa ra
những đề xuất biện pháp xử lý phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
sạch của xã.
- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nước sinh hoạt.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 Điểu 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 được định nghĩa
như sau. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người ảnh hưởng tới đời sống sản xuất
sự tồn tại phát triển của con người, sinh vật và thiên nhiên” [4].
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn của môi trường, thay đổi trực tiếp giám tiếp các thành phần
và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ,…
ở bất kỳ các thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường đã vượt
quá mức cho phép đã được xác định và gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật[4].
2.1.1.2. Nước và một số khái niệm có liên quan
- trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, khí nước đóng băng ở
00C, nước có khối lượng riêng lớn nhất ở 3 dạng trên.
- Nước tham gia rất nhiều vào trong phản ứng hóa học, ở nhiệt độ bình
thường nước không màu, không mùi, không vị.
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên.
- Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai
thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.


5

- Chắc năng của nguồn nước là những mục đích sử dụng nước nhất
- Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người.

- Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp nhằm trống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước, bản đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài
nguyên nước [5].
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người
Nước vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận; là
dung môi hòa tan các chất; duy trì nhiệt độ trung bình; tham gia quá trình hấp
thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động
của cơ thể; thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da; bảo
vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; là thành phần chính của
chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức trong mọi vận
động; làm ẩm không khí giúp sự hô hấp nhịp nhàng; phòng chống sự hình
thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến
mạch máu não và nhồi máu cơ tim; cần thiết cho quá trình sản xuất các chất
dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản
ứng sinh hóa của cơ thể [15].
Một người có thể nhịn ăn trong vài tuần mà vẫn sống nhưng nếu nhịn
uống trong 3 hoặc 4 ngày thì sẽ bị tử vong. Vì trong cơ thể con người, nước
chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể, phân bố ở mọi cơ quan như não, máu,


6

tim, gan, phổi, thận, xương khớp, cơ bắp... và có vai trò rất quan trọng trong
thành phần cấu tạo nên các cơ quan như: trong não nước chiếm 85%, máu
92%, dịch dạ dày 95%,cơ bắp 75%, xương 22%, răng 10%... Nếu các bộ phận
này thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khóc có ít
nước mắt; đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa, vì các tế bào da thiếu nước bị bong
tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn
thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít

nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường
tiểu; sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng;
tăng nguy cơ viêm nhiễm miệng, họng, đường hô hấp do không khí qua mũi
không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi,
các hóa chất, viêm mũi dị ứng... Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến
hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm
mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng...[14]
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt.
Thiếu nước các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh
đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ,
cải tạo đất…[12]
Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công
nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu
công nghiệp như than, thép, giấy… đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày
càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ
và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet.


7

Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý
nghĩa rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa,
chính trị, xã hội của một quốc gia[14].
Tóm lại: Nước đối với con người rất quan trọng không thể thiếu trong
cuộc sống hằng ngày. Việc bảo vệ nguồn nước là rất quan trọng đối với cuộc
sống của mọi người.

2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 11/07/2007 quy định về các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức
phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy
định sử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2013.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy
định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có 10 chương 57 điều. Đây là
sự thể hiện pháp chế đường lối, chủ trương và quan điểm của nhà nước về tài
nguyên nước.


8

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 2 /6/2012.
- Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014 của Bộ Tài nguyên
Môi trường: quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt.
- thô tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 quy định việc khai
thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài
nguyên nước.
- Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT ngày 18/7/2013 Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường thông tư về quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước
dưới đất.
- Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
- Thông tư số 13/2015/TT-BTNMT, ngày 31/3/2015 của Bộ tài nguyên
và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quốc gia môi trường.
- Quyết định số 18/2014?QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: sửa đổi,
bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg ngày 16/4/2004 về tín
dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch…
- TCVN 6000:1995: Tiêu chuẩn lấy mẫu nước ngầm.


9

- TCVN 6096:2004: Tiêu chuẩn nước uống đóng chai.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ăn uống ban hành ngày 17/06/2009 (thay thế Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống
ban hành kèm theo Quyết định 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/04/2002) [1].
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt [2].
2.2. Các loại ô nhiễm nƣớc
2.2.1. Phân loại ô nhiễm nước
2.2.1.1. Ô nhiễm sinh học
Ô nhiễm nước về mặt sinh học của nước chủ yếu là do sự thải các chất
hữu cơ có thể lên men được: sự thải nước sinh hoạt hoặc kỹ nghệ các chất thải
sinh hoạt, phân, nước rửa các nhà máy đường, nhà máy giấy, lò sát sinh,...
Sự ôi nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng,
đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu là nước đang phát triển.
Các bệnh như là cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở
nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả[8], [13].
2.2.1.2. Ô nhiễm hóa học
Do thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg,
Cr, Niken là những chất độc cho thủy sinh vật [8].
2.2.1.3. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn nước làm tăng lượng
chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô


10

cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi
sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải
công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị
sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ[13].

2.2.1.4. Ô nhiễm do các chất tổng hợp (CxHy)
Hydrocarbons là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydrogen vài
CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylene) ở nhiệt độ
trong dạng khí áp suất bình thường
Chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các
chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt:
anionic cationic và non-ionic[13].
2.2.1.5. Ô nhiễm dựa vào nguồn gốc
Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: nước trên đất phèn
thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều
sắt và mangan, nước vùng núi đá chứa nhiều canxi.
Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối ở trong lòng
đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm Clo,
Natri. Nồng độ muối khoảng 8g/lít thì hầu hết các thực vật đều bị chết[8].
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường.
Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa


11

thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp,
hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát
triển bền vững của đất nước[13]
2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên

Là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nước
cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào
của núi nửa làm bụi khói bay lên cao theo nước mưa bay xuống đất hoặc do
triều cường nước biển dâng cao và sâu gây ôi nhiễm các dòng sông, hoặc sự
hòa tan các chất muối khoáng có nồng độ quá cao trong đó các chất gây ung
thư như Arsen, Pluor và các chất kim loại nặng…
Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước ôi nhiễm do tự
nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên
với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân sô
tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, khống giữ vệ sinh
môi trường thì sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có[8].
2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo
2.3.2.1. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người dân thường sử dụng các
loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, quá trình sản xuất nông nghiệp kéo dài
và đi vào đất gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Bên cạnh đó chăn nuôi, hệ
thống các trang trại bò, dê, cừu… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả
tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ôi nhiễm nguồn nước từ các hóa
chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ chất thải trang trại chăn nuôi
đều rất cao.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn
sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor.


12

Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị
bảo hộ lao động.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về

chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa
số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại
được gom để bán phế liệu[8]
2.3.2.2. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh với sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các nhà máy xí nghiệp xả khói
bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất
ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như, ở các ngành
công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường
có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu
ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700 mg/1 và 2.500 mg/1, hàm lượng chất
rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng
nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.
Đã có những khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn
m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu
vực. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải
do các cơ sở công nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP). Mặt khác, còn
rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong


13

thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nguồn nước. Các hoạt động dịch vụ thương mại cũng xả một lượng lớn

chất thải ra môi trường[8]
2.3.2.3. Ô nhiễm do sinh hoạt
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nước dùng trong sinh hoạt của
dân cư ngày càng tăng nhanh, do tăng dân số về các đô thị. Từ nước thải sinh
hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư
là đặc trưng của sự ô nhiễm. Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi
trường, chưa qua xử lý dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình
làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí
nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức giếng khoan,
giếng khơi, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm
cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, tại các vùng nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh ta, các loại
rác thải chưa được thu gom và người dân tự do vứt các loại rác thải (túi ni
nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra môi
trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho
môi trường sống thêm ô nhiễm nặng
2.4. Vài nét về tài nguyên nƣớc
2.4.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Theo giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trang thiếu
nước gia tăng hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước quan trọng
hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng
chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước.
Hiện nay nhu cầu về nước ngọt của nhân loại tăng lên gấp sáu lần so
với thế kỷ XIX. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là
Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800 lít nước. Để so sánh, nhu cầu này tại


14

các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150 lít/ ngày.

Nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp,
nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình
quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy
nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi
quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công
nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở
Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho nông nghiệp,
6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí[8].
Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm
khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước không hoàn lại và lượng nước còn lại sau
khi đã sử dụng được quay về sông, hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những
chất gây ô nhiễm.
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn
nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước
sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta
ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu
được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500
tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 t ấn bông vải cần đến 10.000
tấn nước. Sở dĩ cần số lượng nước lớn như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của
quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi của lớp nước mặt trên đồng
ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại
trong các sản phẩm nông nghiệp[3].


15

Nhu cầu về nước sinh hoạt và gi ải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân

sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5 - 10 lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự
phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và
gi ải trí cũng dần tăng theo nhất là ở các thị trấn và các đô thị lớn, nước sinh hoạt
tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần và còn nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì
đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng lên gần 20 lần so với
năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới.
Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước là rất quan
trọng đối với tất cả các quốc gia, kể cả với những nước nghèo. Sự phồn vinh
trong tương lai của các nước đang phát triển một phần phụ thuộc vào mức độ
đầu tư mà họ dành cho ngành nước. Phát triển tài nguyên nước là nội dung
chính yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Đầu tư vào ngành nước có thể được lợi theo nhiều cách. Mỗi một đô la
đầu tư vào nước sạch và vệ sinh ước tính sẽ thu lợi được từ 3 đến 34 đô la.
Thực tế cho thấy, nơi nào đầu tư kém thì tổng sản lượng quốc nội có thể bị
mất tới 10%. Tại lục địa châu Phi, tổn thất kinh tế do thiếu nước uống sạch và
điều kiện vệ sinh cơ bản ước tính vào khoảng 28.4 tỷ đô la mỗi năm - khoảng
5% GDP.
Nước là vấn đề cốt yếu nhất đối với các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, cho đến nay, tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cho
ngành nước từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA là không thỏa
đáng. Hỗ trợ phát triển quốc tế cho toàn ngành nước đang ngày càng giảm sút
và vẫn chỉ duy trì ở mức 5% tổng nguồn tài trợ[3].
2.4.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam
2.4.2.1. Tình hình sử dụng nước
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn
trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập


×