Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hội THẢO TỔNG hợp các bài VIẾT về PHƯƠNG PHÁP học tập các môn CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác tư TƯỞNG, CHÍNH TRỊ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.87 KB, 73 trang )

HỘI THẢO TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG, CHÍNH TRỊ HỌC

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI
THÔNG QUA NHỮNG BUỔI THẢO LUẬN
Công tác tuyên truyền miệng hay phát biểu miệng gắn liền với việc
trình bày lời nói trước công chúng như một bài diễn thuyết, một bài giảng
nghị quyết, một bài giảng chuyên đề lý luận, hoặc một bài nói đơn thuần có
tính chất thông tin. Trong khuôn khổ hội thảo phương pháp học tập các môn
chuyên ngành, tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình về kỹ năng phát
biểu trong các buổi thảo luận, hay trong việc đóng góp ý kiến xây dựng bài tại
lớp học.
Trước hết, chúng ta phải hiểu được yêu cầu của một bài nói có tính
thuyết phục, có nghĩa là nó phải chinh phục người nghe bằng lý lẽ sắc bén, lý
luận lôgíc chặt chẽ và trình bày phải có sức truyền cảm và phải đạt được
những yêu cầu về giáo dục tư tưởng, yêu cầu về thông tin cũng như yêu cầu
về khơi gợi sự suy nghĩ sáng tạo và yêu cầu cổ động.
Trong học tập các môn học, chúng ta phải phát biểu ý kiến dù đó là ý kiến
ngắn hay dài thì những yêu cầu trên là vô cùng cần thiết để bài nói (ý kiến)
của chúng ta mang tính thuyết phục cao và đạt hiệu quả.
Trong học chuyên ngành thì việc phát biểu miệng và rèn luyện kỹ năng
này là vô cùng quan trọng; nhưng để nói tốt, chúng ta phải khổ công rèn
luyện. Nếu chỉ cần biết qua loa để "nói đại" thì không phải rèn luyện gì. Điều
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tuyên truyền. Do đó mỗi
sinh viên ngay từ đầu phải chú ý ngay trong việc rèn luyện các yếu tố để giúp
chúng ta hoàn thiện kỹ năng nói của mình. Trước hết, ngay trong những buổi

1



thảo luận, đây chính là cơ hội thuận lợi để cho chúng ta tập dượt vì chúng ta
sẽ trực tiếp đứng trước đám đông để giao tiếp và thực hiện bài nói của mình.
Vậy để rèn luyện kỹ năng nói qua những buổi thảo luận, chúng ta cần
phải làm gì?
Thứ nhất, mở đầu bài nói: Một là, ta đi thẳng vào vấn đề, giới thiệu
ngay những điều muốn nói; hai là, dẫn dắt người nghe đi dần vào vấn đề. Hai
cách mở đầu bài nói đều có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng của nó.
Đặc biệt, ta nên tránh tình trạng dông dài, vòng vo khiến người nghe khó chịu
và khó hiểu, nhưng cũng không nên mở đầu hấp dẫn nhưng đến thân bài thì
coi nhẹ, nội dung nghèo nàn.
Thứ hai, phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất của bài nói vì nó
quyết định lượng thông tin, ý tưởng mà chúng ta truyền đạt. Sinh thời, Bác
Hồ đã nói: "Nói phải gọn gàng, có đầu, có đuôi, có nội dung... nói ít nhưng
nói cho thấm thía, chắc chắn". Do đó, chúng ta muốn nói hay thì không thể
không chuẩn bị, tùy theo khả năng mà chuẩn bị nội dung bài phát biểu khác
nhau nhưng đại thể có ba cách.
- Chuẩn bị đề cương khái quát
- Chuẩn bị đề cương chi tiết
- Bài viết sẵn hoàn chỉnh.
+ Nếu chúng ta nắm chắc bài, nội dung thảo luận, chúng ta chỉ cần ghi trên
một trang giấy, liệt kê những vấn đề chính mình định nói theo một trật tự lôgíc.
+ Nếu chưa thực sự nắm chắc hay chưa quen thì ta dùng đề cương chi tiết:
Phải ghi rõ những ý lớn, những câu trích cần nhấn mạnh, các ví dụ cụ thể...
+ Còn bài viết sẵn hoàn chỉnh dựa trên đề cương chi tiết nhưng phải đủ
ý và đặc biệt là phải chặt chẽ về văn phong, lập luận.

2


Nói chung, chúng ta chuẩn bị theo cách này hay cách khác cũng đều

nhằm giúp ta nói được dễ dàng, lập luận chặt chẽ, có thứ tự, không bỏ sót,
tránh được sự ngẫu hứng tùy tiện trong khi phát biểu.
Đó là những sự chuẩn bị bắt buộc của một bài nói, hay phát biểu trong
một buổi thảo luận. Nhưng để bài nói đạt hiệu quả cao nhất thì yếu tố chủ
quan người trình bày sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì có người cho rằng:
"Sự hùng biện là sự bùng cháy của tư tưởng". Nếu ta chỉ đơn thuần đọc đều
đều những ý tưởng mà ta cần trình bày từ giấy ra thì mới chỉ đạt được yêu cầu
của người nói chứ chưa đạt đến mức nói hay được. Đặc biệt trong một buổi
hoặc một giờ thảo luận thì yếu tố thời gian cũng rất quan trọng, do đó dù thời
gian ít ta vẫn có thể nói gọn, nói đủ ý và biết kết thúc đúng lúc.
Nói là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó có vai trò to lớn trong đời
sống. Với những sinh viên chuyên ngành công tác tư tưởng như chúng ta thì
việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói ngay từ trong những giờ học, giờ thảo
luận là vô cùng quan trọng. Trong các buổi thảo luận, ngoài việc chuẩn bị sẵn
đề cương phát biểu và phát biểu theo đề cương, ta nên lắng nghe ý kiến phát
biểu của các thành viên khác để chủ động có ý kiến tranh luận. Làm như vậy
sẽ giúp chúng ta rèn luyện khả năng phát hiện vấn đề, khả năng khái quát và
lập luận vấn đề một cách lôgíc, thuyết phục để có thể vững vàng, chủ động
trong những tình huống đối thoại mà chúng ta có thể gặp trong CTTT sau này.
Trong những lần phát biểu ý kiến không có thời gian chuẩn bị trước thì cũng
nên dành ít phút suy nghĩ những điều mình định nói, ghi vài ý chính ra giấy
để khi phát biểu ta có thể liếc qua để đảm bảo nói đủ ý, hợp lôgíc.
Để có thể nói tốt, trước hết ta phải không ngừng trau dồi, tìm tòi nâng
cao kiến thức chuyên ngành cũng như trên nhiều lĩnh vực khác, vì chỉ có trí
tuệ và kiến thức mới giúp chúng ta có cơ sở để truyền đạt cho người nghe đạt
hiệu quả cao nhất.

3



VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA CÁN BỘ TƯ TƯỞNG VỚI YÊU CẦU HỌC TẬP
VÀ RÈN LUYỆN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Xuất phát từ vị trí công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng và từ
vai trò của đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác tư tưởng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ này đủ về
số lượng, cao về chất lượng. Nhờ vậy cán bộ tuyên giáo đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Công tác tư tưởng có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người cán bộ làm
công tác tư tưởng có yêu cầu khá cao về tiêu chuẩn, về năng lực nhất là năng
lực nói và viết, năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng, năng
lực nắm bắt định hướng giải quyết các vấn đề đột xuất nổi cộm, phát sinh
trong đời sống xã hội. Sau đây là một số suy nghĩ của tôi về hoạt động nghề
nghiệp của cán bộ công tác tư tưởng và yêu cầu học tập và rèn luyện hiện nay.
1. Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tư tưởng
Thứ nhất, hoạt động công tác tư tưởng luôn gắn với nhiệm vụ chính trị
cho nên hoạt động này mang tính đảng, tính khoa học. Tính đảng là một trong
những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền khi đi tuyên truyền về các
sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đòi hỏi người làm công tác tư tưởng
phải phân tích, lý giải, đánh giá theo lập trường giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Vận dụng nguyên tắc tính đảng trong thực tiễn có nghĩa là trong công
tác tư tưởng phải góp phần xây dựng thế giới quan mác xít, nhân sinh quan cộng
sản cho toàn thể nhân dân lao động, giúp họ củng cố lòng tin, kiên định, vững
vàng trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, nhất trí, và có quyết
tâm cao thực hiện đúng đắn quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước.

4



Trong hoạt động đòi hỏi người làm công tác tư tưởng phải có tính chiến
đấu trong cuộc đấu tranh với khuynh hướng quan điểm chính trị sai lầm, đấu
tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực nhất là tập trung vào cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, vi phạm dân chủ.
Tính khoa học đòi hỏi công tác tuyên truyền không chỉ cung cấp thông
tin về sự kiện, hiện tượng riêng lẻ mà còn phân tích đúng đắn những mối quan
hệ, liên hệ nhân quả, giải thích đúng bản chất các sự vật, hiện tượng. Chúng ta
cần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, hoạt động công tác tư tưởng phải gắn với tính chân thực. Tính
chân thực đòi hỏi thông tin một cách khách quan. Phân tích đúng bản chất của
từng sự kiện nhất là khi thông tin về những thành tựu, yếu kém hay khuyết điểm.
Không được tô hồng hay bôi đen, không được né tránh hay cường điệu mức độ.
Tính chân thực của công tác tuyên truyền cũng không có nghĩa là mọi cái đều
phải nói, mà vấn đề nói đến đâu, lúc nào nói và nói cho đối tượng nào cần nói.
Thứ ba, hoạt động của người làm công tác tư tưởng có đạt được hiệu quả
hay không phụ thuộc vào tính nhạy bén, tính thời sự và tính hệ thống. Tình hình
thế giới và trong nước đang diễn ra rất nhanh và với nhiều sự kiện đòi hỏi phải
thông tin, giải thích nhanh chóng kịp thời cho cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Trong điều kiện hiện nay tính nhạy bén càng phải được đề cao vì trong
điều kiện bùng nổ thông tin. Nhất là các thế lực thù địch đang lợi dụng các
phương tiện hiện đại để chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Công tác tuyên
truyền phải thông tin kịp thời, chính xác để tác động đến tư tưởng tình cảm
của nhân dân.
Tính hệ thống đòi hỏi người làm công tác tư tưởng khi thông tin cắt
nghĩa một sự kiện phải đảm bảo tính hệ thống của diễn biến sự kiện.
Thứ tư, quần chúng có hào hứng đón nhận thông tin trên các lĩnh vực
có một phần tùy thuộc vào bài nói có rõ ràng, gợi cảm và dễ hiểu hay không?


5


Nó yêu cầu người làm công tác tư tưởng trình bày một cách rõ ràng mạch lạc
có lôgíc. Do vậy bài nói chuyện trước quần chúng phải tránh dập khuôn máy
móc, sách vở và cần phải chú ý đến đặc điểm về tư duy, lứa tuổi, giới tính,
dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp của các tầng lớp nhân dân để có phương pháp
thích hợp đưa ra hiệu quả cao.
2. Một số yêu cầu học tập và rèn luyện phương pháp công tác của
người cán bộ tư tưởng trong nhà trường
Công tác tư tưởng lúc nào cũng có vai trò quan trọng trước tình hình
mới, hiện nay lại càng quan trọng. Để làm tốt nhiệm vụ của người cán bộ
công tác tư tưởng, đòi hỏi người cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm cao,
thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc, sáng tạo trong quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
* Yêu cầu về đạo đức
Người làm công tác tư tưởng khi còn trong nhà trường phải học tập và
rèn luyện tốt về phẩm chất đạo đức. Vì đây là điều kiện trước tiên và hết sức
quan trọng. Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn: "Người có tài mà không có
đức là người vô dụng". Thấm nhuần câu nói ấy mỗi cán bộ hoạt động trên mặt
trận công tác tư tưởng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi phải
có trình độ giác ngộ chính trị cao, nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất là trong phát
ngôn; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong mọi công việc; khiêm tốn,
giản dị, hòa đồng với mọi người; bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng làm
nhiệm vụ trong mọi tình huống khó khăn trước tình hình mới, không dao
động lung lay ý chí trước những cám dỗ, sự tấn công của các thế lực thù địch;
tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống các tệ nạn xã hội xây dựng
cho mình lối sống lành mạnh trong sáng.
* Yêu cầu về học tập và tích lũy tri thức


6


Để hoạt động công tác tư tưởng có hiệu quả cao người cán bộ phải có
vốn kiến thức nhất định, đặc biệt trong tình hình mới. Ngày nay, người cán bộ
phải trau dồi, tích lũy tri thức, nâng cao sự hiểu biết nắm vững nội dung
nguyên tắc, phương pháp công tác tư tưởng. Sinh thời, Bác Hồ thường căn
dặn: "làm việc gì học việc ấy", "cán bộ ở môn nào thì phải học thành thạo
công việc ở môn ấy", "ai lãnh đạo ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên
môn ngành học ấy". Chính vì vậy để công tác sau này đạt kết quả cao nhất
thiết phải thường xuyên tiếp thu, trang bị những kiến thức, tri thức, chuyên
môn.
- Học tập lý luận và thực hành nghề nghiệp:
Để công việc tích lũy trang bị cho nghề nghiệp được tốt, mỗi học viên
nhất thiết phải vừa học tập vừa thực hành, như Hồ Chí Minh từng dạy: "Học
đi đôi với hành". Có vậy kiến thức trong học tập mới được củng cố và nâng
cao. Thông qua các bưổi xêmina, nói chuyện thời sự, viết tiểu luận và hội thảo
chuyên đề... đều giúp học viên tập cho mình những kỹ năng nghề nghiệp như
nói, viết, tổng hợp đánh giá, phân tích tình hình.
- Yêu cầu kết hợp giữa học tập trong nhà trường với học tập tích lũy
kiến thức thực tiễn:
Bám sát thực tiễn là một yêu cầu không thể thiếu của người làm công
tác tư tưởng bởi lý luận xa rời thực tiễn luôn mang tính chất giáo điều, máy
móc. Thông qua thực tiễn, người cán bộ được tăng thêm vốn sống, kiểm
nghiệm được tri thức nâng cao kết quả học tập qua các buổi ngoại khóa, hoạt
động bổ trợ, kiến tập, thực tập.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nên tình
hình thời sự diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi học viên phải nắm bắt kịp thời
mọi vấn đề của thời đại, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của quần chúng
nhân dân lao động, từng bước bổ sung những tri thức cần thiết cho hoạt động

nghề nghiệp.

7


Bên cạnh đó đã là cán bộ tư tưởng cần thường xuyên theo dõi tình hình
trong nước và thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; quán triệt chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các nghị quyết của Đảng
về công tác tư tưởng. Việc học tập trong nhà trường phải đi song song với
thực tiễn, gắn liền với thực tiễn.
Công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay là hết sức khó khăn đòi hỏi
mỗi người làm công tác tư tưởng phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, có
lòng say mê nghề nghiệp, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. Từ đó tạo
cho học viên một động lực học tập rèn luyện, nghiên cứu sáng tạo chuẩn bị
hành trang cho nghề nghiệp công tác tư tưởng trong tương lai.

8


MỘT VÀI SUY NGHĨ
VỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI

Xuất phát từ tình hình bức xúc trên mặt trận công tác tư tưởng hiện nay,
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX xác định: Công tác tư tưởng là một trong
năm vấn đề quan trọng bức xúc hiện nay, đây quả là cuộc chiến gay go, quyết
liệt, lâu dài trên mặt trận tư tưởng; cuộc chiến quyết liệt giữa hệ tư tưởng vô
sản và hệ tư tưởng tư sản còn dai dẳng lâu dài. Để đảm bảo sự ổn định trên
mặt trận công tác tư tưởng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng phải
có những năng lực, phẩm chất như thế nào? Đây quả là vấn đề đòi hỏi những
người làm công tác tuyên truyền phải nắm chắc đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước; có những khả năng nắm bắt tình hình tư tưởng, khả năng
viết, nói tốt. Trong tất cả những khả năng đó thì nói là một trong những điều
kiện rất quan trọng đối với những người làm công tác tuyên truyền. Một bài
phát biểu (thuyết trình) gây được sự chú ý của quần chúng hay không là hoàn
toàn phụ thuộc vào khả năng của người thuyết trình. Như vậy, nói là một vấn
đề rất khó và nói cũng là nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì khó, phức tạp cũng
như người thợ muốn có tay nghề tốt thì phải học, phải rèn cho thành thạo. Nói
cũng thế cũng phải học, phải rèn.
Ngày nay, trong hoạt động giao tiếp xã hội ai cũng phải tiếp xúc với
nhiều mối quan hệ như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp... Bất cứ ai trong đời
cũng có một vài lần nói trước công chúng chứ không riêng gì những người
làm công tác tuyên truyền như khi cảm ơn, chúc mừng... Để việc đó được
thuận lợi, trôi chảy thì mỗi người phải học tập cách nói, nói sao cho lưu loát,
đơn giản nhưng rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt là những người làm công tác tuyên
truyền, thì kỹ năng nói là hết sức cần thiết. Phải truyền đạt thông tin đến
người nghe một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất nhưng vẫn giữ được tính
trong sáng, bao quát đầy đủ nội dung truyền đạt. Phải khẳng định rằng, đây là

9


một nghề, đã là nghề thì phải rèn cho thành thạo, phải bào, phải giũa, phải gọt
cho nhuần nhuyễn. Như vậy, trong quan hệ xã hội ngày nay thì nghệ thuật nói
là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi người, đặc biệt đối với những người
làm công tác trên mặt trận tuyên truyền.
*
*

*


Để có bài phát biểu thành công, người phát biểu cần phải nắm vững
một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chuẩn bị đề cương.
Văn nói và văn viết là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn phải phát biểu
trước công chúng mà bạn quá cầu kỳ vào câu chữ, việc làm đó chưa chắc đã
đạt kết quả cao. Văn viết cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải
đảm bảo được nội dung truyền đạt. Văn nói cần đạt được tính biểu cảm, đòi
hỏi người nói cần có vốn kiến thức rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực dù kiến thức
của bạn có phong phú đến mấy bạn cũng phải xây dựng bài phát biểu thành đề
cương. Bởi vì, đề cương có nhiệm vụ khái quát những kiến thức mà người nói
chuẩn bị tiến hành cho buổi nói chuyện, xác định rõ bài phát biểu thành từng
phần, từng mục giúp người phát biểu đảm bảo được tính lôgíc, tính khoa học
trong khi phát biểu, giúp người thuyết trình dễ dàng thay đổi những ý, những
luận chứng, luận cứ cho phù hợp với từng đối tượng tiếp cận, giúp chúng ta
co giãn điều chỉnh bài phát biểu dễ dàng. Đề cương cũng phải chia làm ba
phần rõ ràng: Mở đầu, triển khai, kết thúc, người soạn đề cương phải nắm
chắc chức năng vị trí của từng phần như mở đầu phải trình bầy những gì, triển
khai phải trình bày những gì và kết thúc phải trình bày thế nào, nhằm mục
đích tạo cho bài phát biểu tăng thêm phần thuyết phục. Xây dựng đề cương
giúp chúng ta nói đúng trọng tâm những vấn đề cần nói, giúp chúng ta căn
được lượng thời gian, chuẩn bị đề cương là một trong những khâu quan trọng.

10


Hai là, giọng nói.
Để trở thành báo cáo viên giỏi thì những người làm công tác tuyên
truyền phải cố gắng nhiều lắm! Ngoài vấn đề nắm chắc lý luận, người làm
công tác tuyên truyền cần phải rèn, phải học rất nhiều như giọng nói, cử chỉ
điệu bộ... Để trở thành người tuyên truyền giỏi, có sức thuyết phục, ngoài vấn

đề nắm bắt những tri thức như tin tức thời sự, nghị quyết... rồi chuẩn bị đề
cương còn phải rèn giọng nói, nói sao cho rõ ràng, mạch lạc, "có hồn" nhằm
gây được sự chú ý tới thính giả. Bởi vì mọi câu văn thường thể hiện tư tưởng
khác nhau trong từng đoạn văn, nên khi nói (phát biểu) cần phải biết điều
chỉnh tiếng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng tư tưởng, lúc cao, lúc
trầm, lúc chậm, lúc nhanh... phải biết dùng cử chỉ điệu bộ để diễn đạt những
tư tưởng buồn, vui, phải biết nhấn mạnh, hay vừa phải, nhẹ nhàng, làm cho
người nghe cảm thấy hứng thú khi nghe. Người diễn thuyết phải biết sử dụng
ngữ điệu, thay đổi trạng thái tùy theo yêu cầu tư tưởng; làm cho mỗi lời nói
thốt ra có sức thuyết phục người nghe. Phải khẳng định rằng đây là vấn đề rất
cần thiết của những người làm công tác trên mặt trận tư tưởng.
Ba là, Tốc độ nói
Trong quá trình diễn thuyết sự điều chỉnh tốc độ nói của người tuyên
truyền khi tác động đến người nghe (thính giả) cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng; thành công hay thất bại gây được sự chú ý của thính giả hay không
cũng phụ thuộc khả năng nói của người thuyết trình. Do vậy, điều chỉnh tốc
độ nói cho phù hợp với tư tưởng là một trong những kỹ năng quan trọng mà
người làm công tác tuyên truyền phải tập, phải rèn. Có lúc phải nói tốc độ
nhanh cũng có lúc phải nói thư thả nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, tạo
ý tưởng thêm phong phú và diễn đạt ý tưởng được rõ ràng hơn. Nếu nói chậm,
rời rạc quá người nghe sẽ không muốn nghe hoặc nói nhanh quá sẽ làm người
nghe không nghe kịp. Vậy, để đảm bảo cho bài nói được tốt thì người thuyết
trình cần phải rèn kỹ năng nói sao cho hài hòa, cần phải nói chậm, thư thả.

11


Bốn là, Cử chỉ và diện mạo trong khi nói
Cử chỉ trong khi nói cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Để đảm
bảo cho bài diễn thuyết gây được tính thuyết phục hơn, thì người làm công tác

tuyên truyền cần học cách sử dụng thành thạo các yếu tố phi ngôn ngữ (cử
chỉ, điệu bộ, thái độ…) nhưng phải đảm bảo được tính tự nhiên, thoải mái,
tránh gò bó. Bởi vì, cử chỉ thể hiện tư tưởng rõ nét hơn, thể hiện tình cảm sâu
sắc hơn, sinh động hơn, giúp những ý của người thuyết trình (tuyên truyền)
được trình bày đầy đủ hơn. Biểu hiện cử chỉ là biểu hiện thông qua sắc mặt,
những động tác cử động. Đôi khi, biết sử dụng ánh mắt nhằm gây sự chú ý từ
thính giả thu phục thính giả bằng ánh mắt, bằng điệu bộ. Khi sử dụng cử chỉ
người thuyết trình phải đảm bảo được tính phù hợp giữa cử chỉ và tư tưởng
truyền đạt; phải biết trong trường hợp nào thì dùng ánh mắt thu phục thính
giả, phải biết trong điều kiện nào thì dùng bàn tay hoặc cử động bằng đôi
chân trên bục giảng cho hợp lý...
Diện mạo của cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng rất quan trọng và
cần thiết, ăn mặc giản dị nhưng luôn thể hiện lịch sự, nhẹ nhàng, tránh dùng
quần áo lòe loẹt, kệch cỡm khi thuyết trình, sẽ tạo cho thính giả cảm giác khó
chịu hoặc buồn cười. Giản dị nhưng luôn giữ được phong cách sang trọng,
chứ không phải giản dị theo kiểu bỗ bã, suồng sã, tùy tiện. Như vậy cử chỉ và
diện mạo trong khi nói (tuyên truyền) tạo tư tưởng sinh động hơn, phong phú
hơn, sâu sắc hơn, nhưng cũng có thể trở thành trò hài nếu không biết kết hợp
hài hòa giữa cử chỉ và tư tưởng truyền đạt.
Năm là, Ngôn ngữ trong tuyên truyền
Trong hoạt động tuyên truyền, ngôn ngữ là yếu tố đặc biệt quan trọng,
bởi tuyên truyền thực chất là dùng ngôn ngữ nói và các phương tiện trợ giúp
khác để truyền tải những thông tin theo một mục đích cụ thể, làm cho đối
tượng hiểu biết, tin theo và từ đó đối tượng có nhận thức, thái độ và hành
động đúng. Những người làm công tác tuyên truyền rất quan trọng, họ không

12


chỉ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn phải có

nhiệm vụ giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa truyền thống,về ngôn
ngữ đó là sự trong sáng, giản dị của ngôn ngữ...
Những người làm công tác tuyên truyền không nên sử dụng quá mức
ngôn ngữ nước ngoài, ngôn ngữ sách vở, làm như mình cao siêu lắm mà nên
tăng cường sử dụng ngôn ngữ thuần Việt khi tuyên truyền, sử dụng ngôn ngữ
ngắn gọn nhưng qua thông tin, hàm sắc, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, biết vận
dụng ca dao, tục ngữ tạo cho lời phát biểu tăng phần hấp dẫn hơn, thuyết phục
hơn, bởi vì "đi đến tận cùng của cái đẹp bao giờ cũng là sự giản dị". Bác từng
nói "tuyên truyền cũng thế, huấn luyện cũng thế. Phải làm sao dễ hiểu, nói sao
cho người ta hiểu được, hiểu để làm" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, Nxb
CTQG). Việc sử dụng các thuật ngữ, cụm từ nước ngoài đôi khi cũng cần thiết
trong xu hướng quốc tế hóa hiện nay, nhưng đòi hỏi phải chính xác và phải
giải thích bằng tiếng Việt trong lần đề cập đầu tiên.
Tuyên truyền là nói cái khó thành cái dễ, nói cái khó hiểu trừu tượng
thành cái cụ thể dễ hiểu dễ đi vào lòng người, làm sao cho dân hiểu, dân tin
như vậy dân mới theo. Nhưng khi nói "với đối tượng trí thức thì người tuyên
truyền cũng phải biết vận dụng linh hoạt ngôn ngữ khoa học cho phù hợp với
hoàn cảnh, phù hợp với đối tượng tuyên truyền. Như vậy, trong tuyên truyền
ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt quan trọng, người tuyên truyền không chỉ biết sử
dụng nó mà còn phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phát
triển ngôn ngữ tiếng Việt phong phú hơn nữa, đẹp hơn nữa.
Tuyên truyền là một công việc hết sức khó khăn, vất vả, đòi hỏi người
làm công tác tuyên truyền "phải biết chịu kham khổ". Phải đi nhiều để nắm
bắt những thông tin cập nhật, phải bám sát đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước để tuyên truyền. Người tuyên truyền còn cần có phẩm chất đạo đức
tốt, có tinh thần cách mạng cao là người biết học hỏi, thường xuyên nhằm trau
dồi kiến thức nghiệp vụ của mình. Cán bộ tuyên truyền phải là những người

13



biết nói, nói tốt, phải biết nói cho đúng đối tượng,như nói cho người già thì
phải dùng giọng điệu như thế nào, khi nói cho người trẻ tuổi thì phải nói như
thế nào?... Phải biết dùng lời nói đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn giữ được tính
trong sáng, vốn đảm bảo nội dung kiến thức truyền tải đến người nghe.
Tóm lại, do đặc điểm nghề nghiệp nên phương pháp rèn kỹ năng nói là
công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi ngay từ khi còn trên giảng đường đại
học, các bạn sinh viên theo ngành công tác tư tưởng nên trang bị cho mình
những kiến thức cần thiết ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho tương lai, góp phần
vào công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

14


PHƯƠNG PHÁP NGHE, GHI BÀI TRÊN LỚP ĐỐI VỚI
CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Bất kỳ ai dù ở bậc học nào cũng cần có được sự truyền đạt của người
thầy và có sự lắng nghe, ghi chép đầy đủ để hiểu và lưu giữ kiến thức. Đối với
sinh viên, phải xác định rõ mục đích học tập: "Học tri thức khoa học, học
nghề, học cách chung sống hợp tác với mọi người và học để trở thành một
người có ích cho xã hội". Phương pháp nghe, ghi bài trên lớp có một vị trí và
vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả học tập của mỗi sinh viên. Nếu
chỉ nghe mà không ghi thì có thể quên, nếu chỉ thuần túy chép lại bài thì có
thể không hiểu nhưng nếu vừa nghe vừa ghi thì khi cần đọc lại là nhớ và hiểu
ngay vấn đề. Nghe và ghi giúp ta hiểu bài ngay tại lớp, thuận lợi trong quá
trình ôn tập và thi cử không mất quá nhiều công sức và thời gian và nhất là
nguồn tích lũy kiến thức, tư liệu quí giá cho mỗi người trong hoạt động thực
tiễn nghề nghiệp sau này.
Xuất phát từ đặc điểm các môn khoa học chuyên ngành CTTT là những

môn học có tính đảng, tính khoa học, tính nghệ thuật, tính lý luận và thực tiễn
đòi hỏi sinh viên chuyên ngành CTTT phải biết cách nghe – ghi cho phù hợp.
Nghe và ghi có quan hệ chặt chẽ, biện chứng: nghe tốt thì ghi sẽ chuẩn
xác, đầy đủ, ngược lại ghi nhanh sẽ tạo điều kiện về thời gian để kịp nghe giảng.
Nghe và ghi chép là hai quá trình riêng rẽ nhưng cùng diễn ra trong cùng
một chủ thể là người học; thể hiện quan hệ giữa tư duy (nghe) và hành động
(ghi) đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng, chú ý cao độ để hai quá trình
đó không bị đứt đoạn. Nhờ đó, chúng ta sẽ lĩnh hội được nội dung bài giảng
một cách sâu sắc, có hệ thống, bền lâu...
Ngoài ra cần kiên nhẫn để nghe và ghi cho hết tiết, hết bài, hết chương
trình dù trong điều kiện nào hoặc dù giáo viên giảng thế nào.

15


Phần nghe giảng là bước quan trọng nhất của mỗi sinh viên trong việc
tiếp thu bài giảng. Ngôn ngữ nói trong bài giảng thường ngắn gọn, súc tích và
có những ví dụ liên hệ mang tính cụ thể sinh động.
Ghi và trình bày bài như thế nào cho dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ là một yêu
cầu cho mỗi sinh viên. Ghi chép bài cần có sự lựa chọn các ý bởi vì quá trình
ghi chép diễn ra phức tạp. Lời giảng của giáo viên diễn ra vừa nhanh vừa sinh
động so với sự hiểu biết và so với tốc độ ghi. Do vậy, nhiều khi sinh viên
không ghi kịp lời giảng, dẫn đến tình trạng ghi không trọn ý, trọn câu hoặc bỏ
sót... Trở ngại này làm cho sinh viên bị ức chế dẫn đến chán nản, ghi được
chăng hay chớ, hoặc chẳng ghi được gì cả hoặc cố gắng ghi thật nhiều chi tiết,
tràn lan để sau đó đọc lại mà chẳng hiểu gì.
Từ những đặc điểm đó, tôi xin trình bày phương pháp nghe và ghi bài
trên lớp:
1. Công tác chuẩn bị cho việc nghe và ghi
- Chuẩn bị đầy đủ, đúng vở ghi, bút, mực theo đúng môn học

- Vở ghi nên kẻ hoặc gấp lề sẵn (nên chừa lề rộng để bổ sung khi cần)
- Tìm hiểu trước giáo trình hoặc xem trước những tài liệu có liên quan
- Chủ động tạo tâm thế tốt để chuẩn bị bước vào giờ học
Bước chuẩn bị này là gián tiếp nhưng rất cần thiết. Nếu thiếu sự chuẩn
bị chu đáo thì chắc chắn sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghe ghi trên lớp
2. Về cách nghe
Để học tốt các môn học chuyên ngành trước hết người học phải nắm
chắc các môn học nền tảng và các kiến thức bổ trợ. Hơn nữa phải có hứng
thú, quan tâm các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra hàng ngày;
nên đọc nhiều, nghe nhiều, luyện nói, luyện viết…
- Thời gian nghe giảng ngắn trong khi đó khối lượng tri thức nhiều, do
vậy mỗi sinh viên phải tập trung cao độ, không để tư tưởng bị phân tán. Nghe
16


có chọn lọc, phân tích đúng sai và liên hệ thực tiễn cuộc sống thì sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu hơn.
- Không nên kết hợp giữa vừa nghe vừa xem giáo trình trong khi giáo
viên đang giảng bài. Chỉ nên xem giáo trình và sách giáo khoa... ngoài giờ
giảng để bổ sung kiến thức.
- Có thái độ học tập tốt: Nhìn thẳng vào giáo viên một cách nghiêm túc,
tập trung cao để nghe giảng. Thể hiện sư đồng tình bằng ánh mắt, cái gật đầu
để động viên tinh thần hăng say giảng bài của giáo viên.
3. Về cách ghi bài
Việc ghi bài trên lớp càng ngắn gọn, khoa học và có hệ thống thì càng tốt.
Muốn vậy, cần phải ghi nhanh những ý chính theo cách hiểu của mình, dùng những
kí hiệu để ghi kịp và đầy đủ. Mỗi sinh viên có thể chọn cho mình những cách ghi
phù hợp và cảm thấy có hiệu quả nhất. Nhưng thường có mấy cách ghi như sau:
a) Cách thứ nhất:
Ghi theo dàn ý mà giáo viên đã ghi trên bảng như các tiêu đề, tiểu mục.

Đây là cách ghi dễ nhất và hay được áp dụng. Khi ôn bài ta kết hợp với
sách giáo khoa, giáo trình sẽ được một bài tương đối hoàn chỉnh.
b) Cách thứ hai:
Ghi bài sử dụng các ký hiệu riêng của mình, vừa nhanh vừa bớt bỏ sót ý.
Ghi theo cách hiểu mà không ghi theo nguyên văn lời giảng của giáo viên.
Cách ghi này đòi hỏi người ghi phải hiểu thực chất của từng câu từng
đoạn để lấy được ý chính. Phải tự tạo cho mình một trình độ khái quát cao,
đồng thời phải đọc trước những tài liệu liên quan đến bài giảng.
Nhưng dù có ghi theo cách nào chăng nữa thì cần đảm bảo:
+ Ghi thật chính xác, đầy đủ các định nghĩa, khái niệm...
+ Ghi theo trình tự lôgíc dễ hiểu, dễ nhớ.
+ Đọc giáo trình để bổ sung những kiến thức ghi không kịp

17


Cần chú ý phối hợp hài hòa giữa ghi và nghe, tránh việc quá tập trung
vào ghi mà bỏ qua những giảng giải, dẫn chứng của giáo viên, thậm chí dẫn
đến việc tiếp nhận sai thông tin hoặc lộn xộn. Đặc biệt là đối với các môn học
chuyên ngành công tác tư tưởng, việc nghe và ghi bài sao cho đầy đủ, không
bỏ sót ý càng đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ. Mà đặc điểm của các
môn học chuyên ngành có tính lý luận khái quát, trừu tượng cao, cho nên sinh
viên ngoài việc nghe giảng lý thuyết trên lớp ra cần biết vận dụng lý luận và
thực tiễn cuộc sống và cập nhật thông tin.
Nói tóm lại, khi nghe giảng và ghi chép bài trên lớp đòi hỏi sinh viên
thật tập trung, đào sâu suy nghĩ, hiểu bài ngay tại lớp.
Một nhà sư phạm người Nga cho rằng: "Chú ý chính là cánh cửa mà qua
đó tất cả những cái gì của thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn của con người". Có
chú ý thì ta có thể ghi chép rõ ràng từng mục cụ thể, trình bày một cách tương
đối hoàn chỉnh nội dung của bài.

Nhưng dù có đề ra phương pháp học tập như thế nào thì bản thân mỗi
sinh viên phải có ý thức học tập nghiêm túc.
Học tập vốn dĩ là một hoạt động cơ bản của mỗi con người trong bất kỳ
xã hội nào, quốc gia nào trên thế giới. Nhờ có học tập mà thanh niên mới trở
thành người có ích cho xã hội.
Có động cơ học tập đúng, chọn được phương pháp tốt như là chọn được
mái chèo, con đò để mỗi người "bơi" trong biển cả cuộc đời.
Đối với chuyên ngành công tác tư tưởng, một chuyên ngành khó và
phức tạp càng đòi hỏi sinh viên sớm xác định đúng động cơ, phương pháp học
tập để sau này ra trường đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

18


PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI KIỂM TRA

Để đạt kết quả học tập tốt, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một
trong những yếu tố đó là phương pháp ôn tập và làm bài kiểm tra. Đây là
khâu cuối cùng quyết định đến kết quả học tập. Để làm tốt điều đó, theo bản
thân tôi có mấy ý kiến sau đây:
1. Về phương pháp ôn tập
Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về
khách quan, đó là môi trường xung quanh diễn ra việc ôn tập. Về mặt chủ
quan, đó là việc ghi chép có bảo đảm cho việc ghi nhớ nhanh hay không, việc
thâu tóm vấn đề trong từng nội dung, bài giảng. Từ đó mà rút ra những vấn
đề, những ý chính cần phải nắm được. Trong quá trình ôn tập cần phải nắm
tổng thể các bài trong từng môn học. Sự liên quan các bài trong cùng một
môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Sự kết nối giữa lý luận và thực
tiễn cũng như biểu hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với môn học chuyên ngành thường là mang tính chất tổng hợp của

nhiều môn học khác. Tính chất cụ thể, tổng hợp đó chính là những minh
chứng, dẫn chứng cho môn học chuyên ngành mà các luận điểm, quan điểm
đã nêu ra.
Khi ôn tập cần làm đề cương theo từng bài giảng đồng thời bao quát
toàn bộ nội dung của môn học. Nếu giảng viên cho câu hỏi ôn tập thì đây là
vấn đề hết sức thuận lợi. Chúng ta nên tiến hành làm đề cương chi tiết cho
từng câu hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô để bổ sung cho hoàn
chỉnh. Sau khi ôn tập được một hai lần sẽ tiến hành làm đề cương rút gọn để
ghi nhớ những vấn đề chính của từng câu hỏi. Mỗi câu hỏi cần rút ra những
vấn đề cần thiết ở đây là gì, từ đó định hướng cho bản thân.
2. Về phương pháp làm bài kiểm tra, thi

19


Vấn đề này đóng vai trò quyết định. Trước hết phải đọc kỹ câu hỏi rút
ra những vấn đề cần phải trả lời. Bớt ra thời gian từ 5 đến 10 phút để làm đề
cương cho câu hỏi. Đối với những câu theo đúng như câu hỏi ôn thì thuận lợi.
Nhưng thông thường các câu hỏi kiểm tra, thi thường là câu hỏi mang tính
tổng hợp. Do vậy, cần phải suy nghĩ kỹ những vấn đề, nội dung phải trình
bày. Sau khi làm song dàn ý sẽ tiến hành viết bài kiểm tra. Căn cứ vào nội
dung, thời gian thi để phân phối kiến thức cho phù hợp với từng vấn đề mà
câu hỏi yêu cầu.
Phần mở đầu cần nêu ngắn gọn, nhưng phải toát lên vấn đề mình cần
phải trình bày.
Phần giải quyết vấn đề cần phải tuân theo phương pháp diễn dịch hoặc
quy nạp, hay tổng hợp của cả hai phương pháp trên. Những dẫn chứng phải
xác thực. Khi nào cho vào ngoặc kép, phải chính xác về từ ngữ, tránh lặp đi
lặp lại nhiều lần. Sau mỗi một nội dung nhỏ, cần có sự chuyển ý để cho người
đọc phân biệt rõ từng ý, từng nội dung và thấy được bao nhiêu vấn đề mà

người viết muốn trình bày.
Phần kết luận phải thâu tóm toàn bộ vấn đề cần trình bày, có sự khái
quát cao: rút ra ý nghĩa thực tiễn hoặc đề xuất những giải pháp, biện pháp cần
khắc phục.
Trên đây là một số vấn đề mà bản thân tôi đã làm. Rất mong sự đóng
góp ý kiến của các bạn, các thầy cô. Từ đó, bản thân sẽ tiếp thu và rút ra kinh
nghiệm riêng của mình để nâng cao kết quả học tập tốt hơn nữa.

20


PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NÂNG CAO KỸ NĂNG
PHÁT BIỂU MIỆNG TRONG LỚP HỌC

Thông thường, để việc học tập trên lớp đạt được hiệu quả cao thì không
những chúng ta cần có những cán bộ giảng dạy có trình độ cao và có khả năng
truyền đạt tốt, mà về phía học sinh, sinh viên cũng cần có nhiều ý kiến phát
biểu, đóng góp, nhằm đưa phong trào học tập của lớp trở nên sôi nổi, đạt hiệu
quả cao hơn.
Để nâng cao kỹ năng phát biểu miệng trong quá trình học tập tại
trường, chúng ta cần phải có những phương pháp rèn luyện hữu hiệu nhất.
Khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp là một khâu khá quan trọng, góp
phần cơ bản vào quá trình rèn luyện những kỹ năng phát biểu miệng trong quá
trình học tập tại trường, tại lớp.
Trước hết, để có thể thực hiện việc phát biểu miệng tại lớp thì chúng ta
cần phải có sự chuẩn bị bài học thật kỹ lưỡng, trước khi đến lớp. Vì vậy,
ngoài việc cố gắng nắm vững bài và làm bài tập của ngày hôm trước, chúng ta
cần đọc kĩ bài học của ngày hôm sau, suy nghĩ về những vấn đề quan trọng và
tự trả lời các câu hỏi ở phần cuối mục của bài. Đồng thời, chúng ta cần đặt ra
các câu hỏi có liên quan đến bài học và tự trả lời các câu hỏi đó. Trong khi

đọc bài và tự trả lời các câu hỏi ấy chúng ta cũng cần liên hệ thực tế để cụ thể
hóa bài học hơn. Có nắm vững bài như vậy thì chúng ta mới có thể hiểu
nhanh và hiểu tốt bài học của buổi hôm sau.
Khâu thứ hai là khâu thể hiện hay nói đúng hơn là tỏ rõ sự hiểu biết của bản
thân về bài học. Vậy ở khâu thứ hai này, chúng ta phải thực hiện những bước sau:
Ở trên lớp mặc dù đã có sự chuẩn bị bài ở nhà trước nhưng chúng ta
vẫn phải chăm chú nghe giảng, trong quá trình nghe phải luôn có sự tư duy và
liên tưởng với thực tế.

21


Từ đó, khi giáo viên đưa ra một vấn đề cần bàn đến thì chúng ta phải có
sự tư duy, liên tưởng thật nhanh, phân tích nhanh trong đầu mình những khía
cạnh của câu hỏi. Chúng ta phải biết câu hỏi đó được đặt ra nhằm mục đích
gì? câu hỏi đó hỏi về vấn đề gì? Từ đó, chúng ta sẽ đặt ra những ý kiến để trả
lời ứng với từng khía cạnh của câu hỏi đã được đặt ra.
Sau đó, những câu trả lời phải được diễn giải qua một thái độ bình tĩnh,
một cách nói rõ ràng mạch lạc. Không nên nói xa đề hoặc nói không đúng
mục đích của câu hỏi.
Làm được những điều trên, nghĩa là chúng ta đã rèn luyện tốt kỹ năng
phát biểu miệng tại trường, lớp.
Một điều quan trọng hơn là chúng ta tạo cho bản thân một kiến thức
vững chắc, một phong cách bình tĩnh và tự tin cũng như khả năng trình bày
vấn đề có sức thuyết phục.
Khâu thứ ba sẽ giúp người đưa ra ý kiến tìm thấy câu trả lời đúng đắn
nhất. Đó là khi đóng góp ý kiến, xây dựng bài với lớp thì chúng ta cần lắng
nghe, cảm nhận một cách khách quan các ý kiến khác. Đồng thời phân tích so
sánh các ý kiến đó với ý kiến của mình, xem ý kiến của mình còn thiếu những
gì để bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời.

Phát biểu miệng là một việc đòi hỏi phản xạ, ứng phó nhanh của sinh viên
và nó góp phần thúc đẩy quá trình học tập của lớp, không khí sôi nổi, bổ ích,
hứng khởi, dẹp bỏ được không khí trầm lặng, nhàm chán, thụ động của lớp học.
Vì vậy, mỗi chúng ta luôn luôn cần rèn luyện cho mình một kĩ năng
phát biểu miệng thật tốt để góp phần tạo không khí tốt cho buổi học và tạo
cho giáo viên có hứng thú, nhiệt tình giảng dạy, cũng như học sinh, sinh viên
sẽ sôi nổi học tập, nâng cao phát triển sự chú ý, tập trung và khả năng tư duy
sáng tạo của mỗi người.
Trên đây, chỉ là những ý kiến cá nhân, tôi hy vọng sẽ góp phần cùng
với những ý kiến khác để hình thành một phương pháp rèn luyện đạt hiệu quả
cao nhất cho việc phát biểu trong quá trình học tập ở trường.
22


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
Công tác tư tưởng được coi như một nghề trong xã hội nước ta. Nhận
thức được công tác tư tưởng là một nghề vừa phù hợp với thực tiễn lịch sử,
vừa tạo tư duy đúng đắn cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
tuyển chọn, sử dụng và đánh giá cán bộ. Trong công tác này, chính vì có được
sự nhận thức "cán bộ phải học nghề mới được hành nghề" (Hồ Chí Minh) nên
đã tạo động lực thúc đẩy cán bộ đi học nghề, góp phần nâng cao trình độ khoa
học, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cán bộ tuyên giáo trong thời kỳ mới.
Cán bộ tuyên giáo không chỉ cần hội tụ đủ những tiêu chuẩn về phẩm
chất chính trị và đạo đức mà quan trọng hơn cần phải có đủ tiêu chuẩn về
chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, trong quá trình giảng dạy cũng như học tập
nghiên cứu, giảng viên và sinh viên cần phải tìm ra được phương pháp học
tập các môn khoa học chuyên ngành công tác tư tưởng để có thể đào tạo được
những cán bộ tuyên giáo với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu
đòi hỏi của nghề nghiệp đặt ra.

Do đặc thù của hoạt động nghề nghiệp cán bộ tuyên giáo có những yêu
cầu riêng và khá cao về tiêu chuẩn, về năng lực, nhất là năng lực nói và viết,
năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng, năng lực nắm bắt
dự báo, định hướng giải quyết các vấn đề tư tưởng đột xuất nổi cộm phát sinh
trong đời sống xã hội v.v... Đặc trưng của nổi bật của công tác tư tưởng là gắn
liền lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải
đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và mở rộng sử dụng hình thức đối
thoại trong hoạt động tuyên truyền giáo dục mà cần phải có phương pháp dạy
và học lý luận phù hợp. Như vậy vấn đề đặt ra để chúng ta nghiên cứu thảo
luận trong đề tài này chính là việc tìm hiểu đặc điểm của các môn khoa học
chuyên ngành tư tưởng, từ đó làm nổi bật được đặc trưng của phương pháp
học tập, nghiên cứu chúng.

23


Mỗi một môn học đều có một phương pháp nghiên cứu riêng, và mỗi cá
nhân học viên, sinh viên cũng đều có thể đặt ra cho mình một phương pháp
học tập riêng biệt, sao cho chính bản thân học viên thấy nó phù hợp với mình
và giúp cá nhân học viên đó đạt hiệu quả cao trong việc nghiên cứu các môn
khoa học cần cho nhu cầu nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên trong bài viết
này, bản thân tôi không thể nêu lên một phương pháp học tập riêng biệt nào.
Bởi thiết nghĩ, không phải ai cũng giống ai về hoàn cảnh, điều kiện tiếp thu
kiến thức mà có thể đem cách thức học của người này áp dụng vào người
khác rồi hy vọng đều đạt được kết quả như nhau.
Có lẽ vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là cần phải tìm được phương pháp
chung nhất có thể áp dụng được với đa số học viên. Và yêu cầu trong mỗi
phương pháp đó là phải giúp được học viên, sinh viên, phương thức tiếp thu
kiến thức một cách tốt nhất.
Phần nội dung này chỉ xin nêu ra một số phương pháp học tập các môn

khoa học chuyên ngành công tác tư tưởng. Và một số cách thức học tập
nghiên cứu của các anh chị đã trải qua, kết hợp kinh nghiệm bản thân. Do
trong quy trình học tập nghiên cứu không hề thuần nhất, nó không đơn giản
chỉ là học... học... và học... mà từ bản thân nó có rất nhiều giai đoạn, hình
thức, quá trình tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ
kiến thức sơ cấp thường thức, đến những vấn đề khoa học đòi hỏi phải tư duy
một cách biện chứng mang tính lý luận cao... Do vậy, mà có thể lập nên một
hệ thống những vấn đề nghiên cứu về đề tài được đưa ra để chúng ta có thể
hội thảo đánh giá cùng nhau.
Trước hết, nằm trong hệ thống phương pháp đó chúng ta có thể thảo
luận về một số hình thức nghiên cứu giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức một
cách toàn diện đầy đủ năng động, sáng tạo hơn. Có thể đơn cử một vài hình
thức sau:
Thứ nhất: Cần khuyến khích mọi người tham gia nghiên cứu khoa học,
bởi đây là một phương pháp nâng cao trình độ, năng lực, nghiên cứu khoa học

24


của người cán bộ tuyên giáo trong tương lai. Khoa học luôn phát triển và chứa
đựng trong đó bao điều mà loài người chưa biết đến và có những điều mà
chưa thể lý giải được nhất là khoa học xã hội vì khi xã hội càng phát triển thì
càng nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa. Từ những vấn đề đó mà
chúng ta có thể tìm ra các đề tài nghiên cứu, đi chuyên sâu vào trong đó. Rồi
sau đó có thể tổng hợp trình bày lại với sự đánh giá thẩm định của một hội
đồng khoa học có kinh nghiệm hơn. Thực tế những cuộc hội thảo khoa học ở
khoa ta luôn được phần đông sinh viên tham gia, ủng hộ và những ý kiến mà
sinh viên đóng góp vào rất thiết thực và hữu dụng.
Thứ hai: Sinh viên cần nắm vững quan điểm đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tư tưởng. Đây là một điều kiện để

hình thành năng lực chỉ đạo, kiểm tra trong công tác tư tưởng. Nếu như một
cán bộ tuyên giáo hoạt động trong lĩnh vực của mình mà lại không nắm bắt rõ
những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì làm sao có
thể hoạt động, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân được, làm sao để cho
dân hiểu được. Vậy đây cũng là một luận điểm quan trọng đối với sinh viên
học chuyên ngành công tác tư tưởng. Mỗi sinh viên cần phải tìm hiểu rõ về
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba: Sinh viên cần phải tiếp xúc, tìm hiểu nhiều với báo chí, tạp chí,
chuyên ngành, điều này sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức
hơn nữa và nhất là những vấn đề có liên quan đến chuyên ngành của mình để
có thể áp dụng vào công việc của mình sau này.
Thứ tư: Tạo điều kiện cho mỗi sinh viên tham gia, tìm hiểu về thực tiễn
công tác tư tưởng tại Phân viện, tại địa phương sở tại. Điều này rất thiết thực với
sinh viên bởi nó giúp cho mỗi cá nhân có thể liên hệ lý luận với thực tiễn. Bên
cạnh đó mỗi cá nhân có thể tăng cường việc thâm nhập thực tế tại địa phương.
Thứ năm: Cần tăng cường những hoạt động ngoại khóa để có thể giúp
cho sinh viên có điều kiện học hỏi, giao tiếp với thực tế cuộc sống đang diễn
ra có liên quan đến nội dung học tập để có thể rút ra kinh nghiệm, trau dồi
thêm kiến thức, tri thức về công việc của mình sẽ làm sau này.
25


×