Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

kĩ thuật sáng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.91 KB, 11 trang )

KỸ THUẬT SÁNG TÁC NHẠC
(PHẦN 1)
Lê-Văn-Thành
Lời mở đầu:

Trong những loạt bài trước chúng ta đã biết qua về cấu trúc cân phương. Chúng tôi xin mời quý vị
đọc loạt bài đó trước khi sang phần này (nếu chưa có dịp đọc).
A) PHÂN LOẠI VỀ CẤU TRÚC (STRUCTURES)
1)CLOSED FORM:
Dạng này theo đúng mô thức mẫu đã có sẵn (pre-established prototype):
A-B-A hoặc A-B
• One part song form, 2- part song form, 3- part song form.
• Expanded 2- part song forms, enlarged 3- part song forms, 5- part song forms.
2) OPEN FORM:
Dạng này không theo đúng mô thức đã có sẵn từ trước.
• Free or group forms & Irregular parts: From 3 to 6-part song form.
B) PHÂN LOẠI VỀ CÂU (PHRASES)
1)LA PHRASE CARRÉE:
Nhóm câu 4 trường canh và bội số của 4: câu chẳn (even phrase)
Ví dụ: 8: 4 = 2, 16: 4 = 4, 32: 4 = 8
2) LA CARRURE:
Nhóm câu 2 trường canh và bội số của 2: Câu chẳn (even) hoặc lẽ (uneven).
Ví dụ: 12: 2 = 6 (chẳn), 6: 2 = 3 (lẽ).
Loạt bài bắt đầu kỳ này sang đến phần "kỹ thuật sáng tác một bài nhạc có lời ca" (phần 1):
• Chúng tôi chỉ đề cập đến những kỹ-thuật sáng tác thường gặp nhất trong hầu hết các tác
phẩm mà hầu như ai cũng biết đến.
• Phần cấu trúc, chúng tôi nhắm vào những cấu trúc KHÁC hơn là cấu trúc cân phương.
• Để tránh vấn đề quá rườm rà và mất thì giờ, chúng tôi xin tạm giữ nguyên một số danh từ
ANH & PHÁP thông dụng trong những loạt bài này. Khi đúc kết cuối cùng hy vọng sẽ có
thể bổ túc tất cả các từ xử dụng trong âm nhạc bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh và Pháp, với sự
giúp sức của quý vị.


Mong rằng những đóng góp khiêm tốn này sẽ giúp cho quý vị nào thích sáng tác nhạc, có thêm
nhiều chọn lựa.
SÁNG TÁC NHẠC
A) 3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG BÀI NHẠC:
1. Nhịp (rythm): Quan trọng như trái tim ta (heart). Không có tim, không có sự sống.
2. Melody : Quan trọng như cái đầu ta (head). Không có đầu, không nhận diện được.
3. Harmony : Quan trọng như thân thể ta (body). Không có sự hòa hài: dị hình, dị dạng,
**Ngoài ra còn một yếu tố khác cần thiết giúp cho bản nhạc nghe được hay nhưng không thuộc
phần sáng tác. Đó là phần "Orchestration": có thể coi như áo quần ta mặc, do đó có người này
hòa âm hay hơn người kia...
B) 3 YẾU TỐ CHÍNH TRONG KỸ THUẬT SÁNG TÁC:
1. Gamme (Scalar, Conjunct melodic motion). Nốt nhạc đi liền nhau, nốt này cách nốt kế tiếp một
quảng 2.
2. Arpège (Arpergio, Disjunct melodic motion - leap). Nốt nhạc không đi liền nhau, mà cách nhau
hơn một quảng 2 (Leap) (có thể là quảng 3, quảng 4 hoặc 5... v. v...)
3. Kết hợp vừa Gamme vừa Arpège.

C) YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ TẠO MỘT MELODY DỄ NHỚ (MEMORABLE).
1. MOTIVE (Motive + Motive = Semi-phrase):
Motive: là sự tạo thành bởi những nốt nhạc (tối thiểu là 2 nốt) được sắp xếp theo một thứ tự như:
Gamme, arpège, hoặc vừa gamme & arpège, với những QUẢNG và NHỊP cá biệt (characteristic
interval and rythm) và được lặp đi lặp lại (repetition).
Ví dụ: Bài Hòn Vọng Phu (Lê-Thương):
Motive 1: Lệnh vua / hành quân. (rề la / rề la) cách nhau 1 quảng 5.
Motive 2: Quan với quân lên đường / Đòan ngựa xe cuối cùng / Vừa đuổi theo lối sông... v. v...
(motive được lặp đi lặp lại)
***Đặc tính của Motive là nếu ta tách rời những nốt nhạc ra khỏi sự sắp xếp đặc biệt đã nêu trên,
ý nhạc:
• sẽ thay đổi. Ví dụ: Lênh vua / hành quân . Nếu thay vì ca mạnh và đều, ca sĩ ngân nga, thay
đổi cách ngắt câu Motive sẽ bị GÃY (broken), mất đi vẽ hùng tráng.

• đôi khi vô nghĩa. Ví dụ: Điệu CHA-CHA-CHA Ta có thể ca nhanh hay chậm (Tempo thay đổi
nhưng Motive vẫn vậy). Nhưng nếu ta tách rời C-H-A hoặc CH- A (cà lăm), thì vô nghĩa !
2. VARIATION: Sự lặp lại rất quan trọng trong âm-nhạc, tuy nhiên nếu không có thay đổi, dễ
đưa đến sự nhàm chán (monotony). Có nhiều cách thay đổi (variation):
*** Lặp lại nguyên văn: (textual exact sequence)
Ví dụ: Lệnh vua / hành quân (rề la / rề la)
*** Lặp lại nhưng ở một quảng khác (different interval, different pitch): Transpositions.
Ví dụ: Đêm Đông (Nhạc: Nguyễn-Văn-Thương - Lời: Kim-Minh)
câu 1: Đêm đông (la la) xa trông cố hương...
câu 2: Đêm đông (sol sol) bên song ngẩn ngơ...
câu 3: Đêm đông (rê rê) thi nhân lắng nghe...
câu 4: Đêm đông (đô đô) ca nhi đối gương...
*** Lặp lại nhưng đi ngược dòng nhạc từ phải qua trái: Retrogrades.
Ví dụ: Riêng một góc trời (Ngô-Thụy-Miên)
Tình yêu như nắng / nắng đưa em về...
mì la si đố / đố si la mì.
Nếu đọc ngược nốt nhạc từ phải sang trái thì Motive của Antecedent và Consequent là một.
*** Lặp lại nhưng quảng (interval) được đão ngược (inversion).
Ví dụ: Fa-La / Fa-rề
(Fa-La: quảng 3 ĐI LÊN / Fa-Rề: quảng 3 ĐI XUÔNG), hoặc ngược lại. . .
*** Lặp lại bằng các nốt có thời trị (time-values) ngắn hơn như móc đơn, móc kép (Diminution);
hoặc có thời trị dài hơn như note đen, nốt trắng (Augmentation). Sẽ bàn đến trong bài mẫu.
(móc đơn [  ], móc kép [  ], note đen [  ], nốt trắng [ ])
*** Lặp lại chỉ một phần đầu hay phần cuối của Antecedent (Partial sequence).
Ví dụ: Đêm Đông đoạn B.
*** Lặp lại với nhịp thay đổi (modified rythm sequence)
*** Lặp lại nhưng khác hẳn với Antecedent, có thêm điều mới mẻ (new material): Free
sequence.
(xem Graphic 2, Sequence)
KỸ THUẬT SÁNG TÁC ÁP DỤNG

Để cho dể trình bày, chúng tôi xin dùng thí dụ bằng một bài tiêu biểu nổi tiếng là hay mà ai cũng
biết:
ĐÊM ĐÔNG
(Nhạc: Nguyễn-Văn-Thương - Lời: Kim-Minh).
I) CẤU TRÚC (structure): Dạng AB khai triển (expanded 2 part song form).
***PART I:
Đoạn A (8TC):
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuông... ...Cùng mây xám về ngang lưng trời.
Đoạn A' (8TC):
Thời gian như ngừng trong tê tái... ...Sương thiết tha bay ôi đìu hiu !
***PART II:
Đoạn B (12 TC):
Đêm đông xa trông cố hương... ...Đêm đông ca nhi đối gương ôm sầu riêng
bóng.
Đoạn B' (12 TC):
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung... ...Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà.
***Nhận xét: Đặc điểm về cấu trúc bài Đêm đông:
1)Trong phần II (part II): Đoạn C được thêm vào (addition) như một nhịp cầu (bridge) để nối liền 2
đoạn B và B '. Kỹ thuật này rất thường thấy trong nhạc cổ điển tây phương và rất tác động. Sự
hiện diện của nó giúp cho đoạn B được lặp lại một cách khéo léo, không nhàm chán.
2)Nhìn một cách tổng quát là một bài nhạc không cân phương (asymmetric) vì chiều dài mỗi đoạn
khác nhau A= 8 TC, B =12 TC. Nhưng tiềm ẩn một sư cân bằng khéo léo:
• A (8TC) cân bằng với A ' (8TC): Part I: Cân phương (symmetric).
• B (12 TC) cân bằng với B ' (12 TC) và đối xứng với nhau qua đoạn C (bridge). (6TC).
Part II: Không cân phương nhưng cân bằng (Asymmetric but balanced). (Graphic 3)
Đoạn
C (6
TC):
Gió
nghiê

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×