Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển thị trường vốn xanh kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÙY ANH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN XANH KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN THÙY ANH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN XANH –
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06 (đối với chuyên ngành KTQT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên

Nguyễn Thùy Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Tiến sĩ Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng viên trực tiếp hướng dẫn đãđịnh hướng khoa
học, hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học này.
Ông Vũ Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước và các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đã luôn hỗ trợ, động viên, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu và
ý kiến tham khảo quý báu.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ở bên cạnh động viên giúp đỡtôi
trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu!

Học viên

Nguyễn Thùy Anh


TÓM TẮT
Phát triển thị trường vốn xanh là một trong những giải pháp quan trọng
của ngành tài chính nhằm huy động được nguồn vốn xã hội phục vụ việc triển
khai các chính sách hướng đến tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu.
Nội dung của phát triển thị trường vốn xanh gồm các biện pháp: phát triển các
sản phẩm tài chính xanh (trái phiếu xanh, chỉ số xanh...) và xây dựng các quy
định (liên quan đến công bố thông tin về phát triển bền vững của tổ chức phát
hành) cho thị trường chứng khoán. Cơ sở lý luận về tính cần thiết của thị
trường vốn xanh bắt nguồn từ sự thất bại thị trường khi không bao gồm được
giá của nguồn vốn tự nhiên vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.Trên thực tế, trên thị trường tài chính thế giới đã xuất hiện một
số sản phẩm tài chính xanh, điển hình là trái phiếu xanh và các quy định,
hướng dẫn về công bố thông tin môi trường, các tiêu chí đánh giá tính “xanh”
của các dự án cần huy động vốn. Tại Việt Nam, thị trường vốn xanh cũng
đang manh nha hình thành với những thuận lợi và khó khăn nhất định.Trên cơ
sở nghiên cứu các lý thuyết và thông lệ tốt của quốc tế về phát triển thị trường
vốn xanh, nội dung Luận văn hướng đến mục đích cuối cùng là đưa ra các
khuyến nghị chính sách về phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam.
Từ khóa: thị trường vốn xanh, trái phiếu xanh, chỉ số xanh, công bố
thông tin, phát triển bền vững, ESG (Quản trị -Môi trường – Xã hội)...


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt:


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NHNN

2

SGDCK

3

TTCK

Thị trường chứng khoán

4

UBCK

Ủy ban Chứng khoán

5

UBCKNN


Ngân hàng Nhà nước
Sở Giao dịch Chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tiếng Anh:

STT

Ký hiệu

1

GBP

Nguyên nghĩa
Green Bond Principles

Dịch tiếng Việt
Bộ Nguyên tắc về Trái
phiếu xanh

2

GRI

Global Report Innitiative

Sáng kiến Báo cáo Toàn

cầu

3
4
5

ESG
UNEP
UNEPFI

Environment – Social –

Quản trị - Môi trường –

Governance

Xã hội

United

Nations

Chương

trình

Môi

Environment Program


trường Liên hợp quốc

United

Sáng kiến Tài chính

Environment

Nations
Program

Financial Innitiative

Chương

trình

Môi

trường Liên hợp quốc


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Bảng 3.1

Một số hình thức thẩm định, đánh giá đối
với trái phiếu xanh

37

2

Bảng 3.2

Tổng hợp về một số tiêu chí khi xây dựng
chỉ số xanh

40

3

Bảng 3.3

Tóm tắt nội dung phiên bản báo cáo G4

41

4


Bảng 3.4

Triển khai phát triển thị trường vốn xanh ở
một số SGDCK trên thế giới

45

5

Bảng 3.5

Một số đợt phát hành trái phiếu xanh trên
SGDCK Euronext Paris

54

6

Bảng 4.1

Top 8 nhà đầu tư lớn nhất trên TTCK Việt Nam

76

DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung


Trang

1

Hình 2.1 Phương pháp nghiên cứu của Luận văn

26

2

Hình 2.2 Khung phân tích của Luận văn

32

3

Hình 3.1 Phát hành trái phiếu xanh trên thế giới 2012 2015

33

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

Nội dung

1


Biểu đồ 3.1 Giá trị trái phiếu xanh đang lưu hành theo quốc gia

2

Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát nhận thức công chúng về thị
trường vốn xanh

Trang
51
75


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... i
Danh mục bảng..................................................................................................ii
Danh mục hình ..................................................................................................ii
Danh mục biểu đồ .............................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN................................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường vốn xanh ........................................ 9
1.2.1. Khái niệm về phát triển thị trường vốn xanh .......................................... 9
1.2.2. Sự cần thiết phát triển thị trường vốn xanh........................................... 11
1.2.3. Các nội dung của phát triển thị trường vốn xanh .................................. 13
1.2.4. Các nhân tố tác động tiến trình triển khai và kết quả của việc phát triển
thị trường vốn xanh ......................................................................................... 23
1.2.5. Công tác triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường vốn xanh ............... 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 27
2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................ 27

2.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 28
2.3. Các phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 31
2.4. Xây dựng khung phân tích ....................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................................. 34
3.1. Các ý tưởng và thông lệ tốt trên thế giới về thị trường vốn xanh ............ 34
3.1.1. Các ý tưởng và thông lệ tốt về trái phiếu xanh ..................................... 34
3.1.2. Các ý tưởng và thông lệ tốt về chỉ số xanh ........................................... 40
3.1.3. Các quy định áp dụng cho thị trường vốn xanh .................................... 41
3.1.4. Nhận xét ................................................................................................ 47


3.2. Kinh nghiệm về phát triển thị trường vốn xanh ở một số quốc gia ......... 47
3.2.1. Cơ sở lựa chọn quốc gia nghiên cứu ..................................................... 47
3.2.2. Kinh nghiệm về phát triển thị trường vốn xanh tại Pháp ...................... 49
3.2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường vốn xanh tại Braxin........................ 56
3.2.4. Kinh nghiệm về phát triển thị trường vốn xanh tại Nam Phi................ 60
3.2.5. Nhận xét ................................................................................................ 63
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN
XANH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ............................. 65
4.1. Thực trạng phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam ......................... 65
4.1.1. Khung pháp lý hỗ trợ triển khai thị trường vốn xanh tại Việt Nam ..... 65
4.1.2. Thực trạng về phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam ................... 68
4.1.3. Nhận xét ................................................................................................ 71
4.2. Thuận lợi và khó khăn khi triển khai phát triển thị trường vốn xanh ở Việt
Nam ................................................................................................................. 72
4.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 72
4.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 73
4.3. Hàm ý chính sách về phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam ........... 78
4.3.1.Về sản phẩm triển khai........................................................................... 79
4.3.2. Về các quy định ..................................................................................... 81

4.3.3. Về các giải pháp hỗ trợ ......................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tăng trưởng xanh và đối phó với biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm
và biện pháp hàng đầu của các tổ chức quốc tế và các quốc gia nhằm đạt được
mục tiêu phát triển bền vững. Từ cuối năm 2008, Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu
tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi
đôi với xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh
tế thế giới hậu khủng hoảng. Ở bình diện quốc gia, nhiều nước trên thế giới đã
xác định kinh tế xanh/tăng trưởng xanh làtrọng tâm trong chính sách phát triển
kinh tế nhằm hướng tới phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý có các quốc
gia như: Pháp, Đức, Nam Phi, Braxin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.... đã
đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, trước tiên, cần huy động
nguồn tài chính khổng lồ phục vụ các chương trình, chiến lược tăng trưởng
xanh và chống biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc phát triển thị trường
vốn xanh được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút nguồn
vốn ngoài ngân sách phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh.
Trên bình diện thế giới, hiện nay, đã ghi nhận một số thành công bước
đầu về phát triển thị trường vốn xanh, xoay quanh các giải pháp chính là phát
triển sản phẩm trái phiếu xanh và chỉ số xanh.
Về trái phiếu xanh, tính đến tháng 7/2016, tổng dư nợ trái phiếu khí hậu
trên thế giới là 694 tỷ USD, trong đó bao gồm trái phiếu xanh (chiếm 17%,
tương đương 118 tỷ USD) và trái phiếu khí hậu chưa được gán nhãn xanh
(chiếm 83%, tương đương 576 tỷ USD). Mặc dù, trái phiếu xanh hiện chỉ là
một phần khiêm tốn của thị trường trái phiếu khí hậu, tuy nhiên lại là cấu

1


phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Kể từ khi bắt đầu hình thành vào năm
2007, thị trường trái phiếu xanh có tốc độ tăng trưởng hàng năm lên đến hơn
50%. Theo dự báo của Ngân hàng Thụy Điển SEB, trái phiếu xanh sẽ chiếm
khoảng 10-15% tổng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2020.
Bên cạnh trái phiếu xanh, nhiều chỉ số xanh cũng đã được nghiên cứu
xây dựng bởi các SGDCK lớn trên thế giới, chẳng hạn Chỉ số bền vững Dow
Jones (DJSI), Chỉ số FTSE xã hội thế giới (FTSE Good World SocialIndex),
Chỉ số MSCI ESG (kinh tế, xã hội và quản trị công ty), Chỉ sốNASDAQ năng
lượng xanh và sạch, Chỉ số Standard and Poor’s nănglượng sạch toàn cầu (the
Standard and Poor’s Global Clean Energy Index). Trong số các chỉ số này,
Chỉ số bền vững Dow Jones (the DowJonesSustainability Index, DJSI) là chỉ
số bền vững đầu tiên trên thế giới và cóảnh hưởng lớn đối với thị trường quốc
tế.
Tại Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012
đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền
vững đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững.Theo Phạm Hoàng
Mai (2015),nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu đến
năm 2020 của Việt Nam được ước tínhlên tới 30 tỉ USD. Mặc dù những hình
thức tiếp cận tài chính cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu
hiện cũng đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng và đa dạng
nhưng chủ yếu là từ đầu tư công của chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và các tổ chức, các quỹ quốc tế mà chưa có sự tham gia
mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Ước tính có đến 70% giá trị nguồn tài chính
cần cócủa Việt Nam phải huy động từ khu vực tư nhân, chủ yếu qua hệ thống
ngân hàng và thị trường tài chính.


2


Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày 06/8/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã có Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch
hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh với hai nội dung chính gồm tín dụng xanh và ngân hàng xanh.
Tuy nhiên, NHNN hiện chưa có quy định mang tính chất pháp lý hoặc các
hướng dẫn mang tính chất bắt buộc nào về vấn đề này. Nhìn chung, mức độ
tham gia, sự hiểu biết của các tổ chức tín dụng Việt Nam về tín dụng xanh,
ngân hàng xanh vẫn còn hạn chế.
Với ngành tài chính, ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký
Quyết định số 2183/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động của ngành tài
chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Các
hành động cụ thể được nêu ra bao gồm: rà soát chính sách thuế như thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp…; ban hành quy chế mua sắm công
xanh; sửa đổi, bổ sung các quy định về chi ngân sách cho các chương trình
quốc gia về bảo vệ môi trường; phát triển thị trường vốn xanh, các sản phẩm
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường…
Như vậy, có thể thấy,phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam là một
biện pháp quan trọng của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh.Xét trên phạm vi thế giới, đây còn là một chủ đề còn rất mới
mẻ đối với nhiều quốc gia. Hiện nay, mỗi một nước, một thị trường lại có
cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào thể chế, nhu cầu về lượng vốn xanh
cũng như cơ sở nhà đầu tư. Chính vì vậy, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát
triển thị trường vốn xanh, việc học hỏi các kinh nghiệm của thế giới là vô
cùng cần thiết.
Trên cơ sở thực đó, Luận văn chọn chủ đề nghiên cứu về kinh nghiệm
quốc tế trong phát triển thị trường vốn xanh.


3


2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho
việc phát triển thị trường vốn xanh, đồng thời, thông qua việc phân tích các
kinh nghiệm của quốc tế, Luận văn đưa ra những khuyến nghị và đề xuất
chính sách đối với việc phát triển thị trường vốn xanh ở Việt Nam.
Nội dung của Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi:
- Tại sao cần phải phát triển thị trường vốn xanh?
- Thế giới đã có các ý tưởng và kinh nghiệm như thế nào về phát triển
thị trường vốn xanh?
- Việt Nam có thể học hỏi và vận dụng các ý tưởng, kinh nghiệm đó
để phát triển thị trường vốn xanh như thế nào?
3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các kinh nghiệm quốc tế về phát
triển thị trường vốn xanh, bao gồm các khía cạnh:
- Thông lệ quốc tế về các sản phẩm và quy định đối với thị trường vốn
xanh
- Kinh nghiệm phát triển thị trường vốn xanh của một số quốc gia
Trên cơ sở đó, Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Về thời gian: giới hạn thời gian tính đếncuối năm 2015.
- Về không gian: luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước
điển hình như Pháp, Braxin, Nam Phi…
- Về nội dung: giới hạn trong các thông lệ thị trường và giải pháp chính
sách nhằm phát triển thị trường vốn xanh của chính phủ các nước.
4. Đóng góp của Luận văn
Với nội dung nghiên cứu về “Phát triển thị trường vốn xanh- Kinh
nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, dự kiến những đóng góp khoa học
của Luận văn như sau:

4


Về mặt lý luận: xây dựng và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển thị trường vốn xanh của Việt Nam, bao gồm: sự cần thiết của thị
trường vốn xanh, các nội dung của việc phát triển thị trường vốn xanh, các
nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường vốn xanh
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, Luận văn đưa ra các
khuyến nghị và hàm ý chính sách cho Việt Nam.
5. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của Luận văn gồm 4 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương
này tổng thuật các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứutrên cơ sở đó, bổ
sung, hoàn thiện thêm để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến phát
triển thị trường vốn xanh.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày về phương pháp thu
thập và xử lý các dữ liệu đầu vào phục vụ quá trình nghiên cứu.
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế. Chương này trình bày tóm tắt về các ý
tưởng và kinh nghiệm của quốc tế trong việc phát triển thị trường vốn xanh.
Chương 5: Thực trạng phát triển thị trường vốn xanh và hàm ý chính
sách cho Việt Nam. Chương này trình bày các khuyến nghị cho quá trình phát
triển một thị trường vốn xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện có rất nhiều tài liệu với định hướng nghiên cứu “xanh” trên phạm
vi thế giới, bao gồm các tài liệu nghiên cứu về vấn đề rộng (như kinh tế xanh,
các ngành/lĩnh vực của nền kinh tế xanh, xây dựng nền kinh tế xanh của mỗi
quốc gia) hoặc nghiên cứu về vấn đề hẹp và nặng tính kỹ thuật (như giải pháp
kỹ thuật cho một ngành, lĩnh vực, hoạt động, dự án xanh nào đó).Nền tảng
của các nghiên cứu này là ý tưởng về mối liên hệ giữa nền kinh tế xanh và sự
phát triển bền vững. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp về tăng trưởng xanh
cho tổng thể nền kinh tế nói chung hoặc cho những ngành, lĩnh vực cụ thể.
Phần lớn nội dung các tài liệu này hướng đến các ngành kỹ thuật, công
nghiệp, năng lượng, hóa học, nước sạch….vốn có sự liên hệ trực tiếp tới tình
trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần huy động nguồn vốn khổng lồ nhằm
triển khai các giải pháp phục vụ tăng trưởng xanh/nền kinh tế xanh, nhiều tổ
chức quốc tế và quốc gia đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài
chínhhay còn gọi là “tài chính xanh”.
Mặc dù vậy, theo Lindenberg (2014), hiện chưa có một cách hiểu chính
xác và được chấp nhận chung về tài chính xanh. Điều này là do 02 nguyên
nhân (i) các ấn phẩm đều không cố gắng để định nghĩa về tài chính xanh, (ii)
các định nghĩa về tài chính xanh hiện có bao gồm những nội dung rất khác
nhau. Trên thực tế, khái niệm tài chính xanh bắt đầu trở nên phổ biến vào đầu
những năm 1990 khi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEPFI) đề
xuất một chiến lược quản lý về mặt môi trường cho ngành tài chính, cho rằng
“cách thức kinh doanh của ngành có thể gây tác động lớn đối với môi trường”
6


(UNEPFI, 2010). Theo Ngân hàng thế giới, tài chính xanh được định nghĩa là
việc thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ nhằm mục đích tài trợ cho các
hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu, ngăn ngừa việc thải các
chất độc ra môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững, phát triển

kinh tế - xã hội mà không phải trả giá bởi môi trường ô nhiễm.
Thị trường vốn xanh là một trong những giải pháp tài chính xanh. Đây
là một hướng tiếp cận mới được đưa ra ở một số nước APEC bao gồm cả Việt
Nam, xuất phát từ mục tiêu của Chính phủ muốn thu hút nguồn đầu tư tư nhân
cho các chương trình, dự án xanh qua thị trường vốn. Trên thực tế trong khu
vực APEC cũng như trên phạm vi thế giới, vấn đề này không được tiếp cận
một cách riêng rẽ mà nằm trong tổng thể các giải pháp thực hiện tài chính
xanh. Vì lẽ đó, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt và toàn
diện nào về vấn đề này.
Hiện các tài liệu có liên quan đến thị trường vốn xanh thường tiếp cận
theo 3 hướng: (i) các công cụ tài chính để thu hút vốn cho các chương trình,
dự án xanh; (ii) vai trò của thị trường tài chính - ngân hàng thu hút vốn cho
các chương trình, dự án xanh; (iii) nghiên cứu về sự phát triển bền vững cho
thị trường vốn.
Với hướng nghiên cứu thứ nhất, Nannette Lindenberg (4/2014), các
công cụ đầu tư xanh được chia thành 3 nhóm riêng biệt: (i) nhóm công cụ huy
động vốn trực tiếp cho các chương trình, dự án xanh như các khoản vay, trợ
cấp, cổ phiếu xanh …,(ii) các công cụ không huy động vốn trực tiếp nhưng
giúp giảm thiểu rủi ro như bảo hiểm, tài trợ kỹ thuật cho các chương trình, dự
án xanh…và (iii) nhóm công cụ huy động vốn cho các quỹ tư nhân có mục
đích đầu tư xanh, điển hình là các công cụ trái phiếu xanh, các quỹ đầu tư
xanh… Ngoài ra, một số tài liệu khác cũng nghiên cứu chuyên biệt từng loại sản
phẩm tài chính xanh cho thị trường vốn như: trái phiếu xanh trong các nghiên
7


cứu của Patrick T.I.Lam và Kack S.Yu (2013), Christoffer Falsen và Patrik
Jsohansson (2014), Sean Kidney, Beate Sonerud, Padraig Oliver (2015)… và chỉ
số xanh trong nghiên cứu của Marion Allet và Pamiga (2014)…
Với hướng nghiên cứu thứ hai, điển hình là chuỗi tài liệucủa UNEP

(Inquiry: Design of a sustainable financial system), cho rằng hệ thống tài
chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển bền vững. Các nội dung
phát triển thị trường vốn xanh được đề ra xoay quanh một số vấn đề: chào bán
chứng khoán ra công chúng nhằm huy động vốn cho các công ty, chương
trình, dự án xanh, phát triển chỉ số xanh, trái phiếu xanh, các quy định về
công bố thông tin liên quan đến môi trường… Báo cáo tại Hội nghị APEC
(2010) nêu rõ thị trường vốn “sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với
tăng trưởng xanh”, đồng thời định hướng chính sách phát triển thị trường vốn
xanh bao gồm: nâng cao các yêu cầu về báo cáo và công bố thông tin về môi
trường, xây dựng hệ thống đánh giá tính “xanh” của các dự án, xây dựng chỉ
số TTCK xanh…
Điển hình của hướng tiếp cận thứ ba là Sáng kiến các SGDCK bền
vững (SSE) được khởi xướng năm 2009 với khái niệm phát triển bền vững
cho thị trường vốn. Ở đây, khái niệm “bền vững” được hiểu ở phạm vi rộng
hơn so với khái niệm “xanh”, không chỉ đề cập đến các yếu tố về môi trường
mà nó còn mở rộng thêm các yếu tố về quản trị và xã hội (ESG). Nhiều báo
cáo nghiên cứu trong khuôn khổ sáng kiến tập trung vào các nguyên tắc
hướng dẫn và các thông lệ tốt về chế độ và nội dung công bố thông tin, các
nguyên tắc đầu tư có cân nhắc đến các yếu tố ESG, các thông lệ tốt về quản
trị công ty.
Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu khác với cách tiếp cận tổng
quan hơn về sự phát triển bền vững của thị trường vốn.Cụ thể, AVIVA (2014)
cho rằng thất bại chính của thị trường vốn liên quan đến phát triển bền vững
8


là sự phân bổ sai nguồn vốn.Điều nàylà kết quả của sự thất bại của các
chính phủ trên toàn cầu trong việc chuyển các chi phí xã hội và môi
trường vào kết quả kinh doanh của công ty.Sáng kiến các SGDCK bền
vững (SSE) (2014) giải thích lý do cần xây dựng một khung khổ riêng cho

thị trường vốn xanh là do các trở ngại cho đầu tư vào phát triển bền vững
như: tín hiệu giá (chưa tính đến các chi phí môi trường vào giá của các
khoản vốn), sự thiếu vắng các quy định và chính sách hỗ trợ, thất bại thị
trường, thông tin bất cân xứng…
Bên cạnh các tài liệu quốc tế, ở trong nước, trong khả năng tìm hiểu và
tiếp cận của tác giả chưa được tiếp cận công trình nghiên cứu nào đã công bố
về nội dung thị trường vốn xanh nói chung và áp dụng cho điều kiện của Việt
Nam nói riêng.
Phần tổng thuật trên đãcho thấy khoảng trống nghiên cứu cho Luận văn
về thị trường vốn xanh, vốn là một khái niệm và cách thực hiện mới không
chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Nội dung của Luận văn nghiên
cứu tổng thể về thị trường vốn xanh trên các vấn đề: lý thuyết, thực tiễn chính
sách và khuyến nghị cho Việt Nam là một vấn đề mới và mang tính ứng dụng
cao trong bối cảnh nước ta hiện nay.Chính vì vậy, việc Luận văn nghiên cứu
về thị trường vốn xanh vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thực tế, vừa
đảm bảo tính mới, tính khoa học cần có của bài nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng vốn xanh
1.2.1. Khái niệm về phát triển thị trường vốn xanh
1.2.1.1. Khái niệm thị trường vốn xanh
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, tài chính xanh “là việc thành
lập, phân phối và sử dụng các quỹ nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động
bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu, ngăn ngừa việc thải các chất độc ra
môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã
9


hội mà không phải trả giá bởi môi trường ô nhiễm”.
Theo đó, nội dung tài chính xanh bao gồm:
(i) Đầu tư tài chính công và tư nhân (bao gồm cả chi phí dự phòng và
chi phí vốn) trong những lĩnh vực sau:

- Các sản phẩm và dịch vụ môi trường (như quản lý nước, bảo vệ đa
dạng sinh học và cảnh quan);
- Phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục những thiệt hại cho môi trường
và khí hậu (như năng lượng hiệu quả).
(ii) Các nguồn tài chính cho các chính sách công (bao gồm chi phí
hoạt động) nhằm khuyến khích việc thực hiện các dự án và sáng kiến giảm
nhẹ hoặc thích ứng môi trường và thiệt hại môi trường (như giảm thuế cho
năng lượng tái tạo);
(iii) Các thành phần của hệ thống tài chính liên quan cụ thể tới đầu tư
xanh như Quỹ khí hậu xanh, ngân hàng xanh, các công cụ tài chính cho đầu tư
xanh (ví dụ trái phiếu xanh, chứng chỉ quỹ xanh) và thị trường giao dịch của
nó, bao gồm khung điều kiện cụ thể về pháp lý, kinh tế và bộ máy.
Từ khái niệm trên, có thể thấy thị trường vốn xanh là một bộ phận của
tài chính xanh. Trên thực tế, đây là một trong những cách hiểu thông thường
và cơ bản nhất về thị trường vốn xanh.
Đối với định nghĩa thị trường vốn xanh được sử dụng trong Luận văn
này, tác giả có sự kế thừa cách tiếp cận trên và cụ thể hóa hơn một số nội
dung về thị trường vốn xanh, từ đó, đưa ra định nghĩa như sau:
Thị trường vốn xanh là một trong những hạ tầng cơ sở phục vụ đầu tư
xanh, định hướng phát triển các sản phẩm tài chính và các quy chế hoạt động
cho thị trường vốn nhằm (i) phục vụ việc huy động vốn cho các chương trình,
dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, các biện
pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) phục vụ nhu cầu
chính sách trong định hướng dòng chảy và cách sử dụng các nguồn vốn
10


hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh/phát triển bền vững và (iii) góp phần
nâng cao nhận thức và tạo thông lệ tốt cho nhà đầu tư, tổ chức phát hành,
trung gian thị trường về trách nhiệm và thực thi hoạt động kinh doanh theo

hướng tăng trưởng xanh.
1.2.1.2. Khái niệm phát triển thị trường vốn xanh
Trên cơ sở định nghĩa về thị trường vốn xanh, khái niệm phát triển thị
trường vốn xanh hàm ý chỉ việc nâng cấp/điều chỉnh/bổ sung về mặt kỹ thuật
các sản phẩm, công cụ và quy định hiện có các nội dung gắn vớiyếu tố môi
trường nhằm huy động vốn cho mục tiêu tăng trưởng xanh/phát triển bền
vững.
Chẳng hạn, trên cơ sở công cụ trái phiếu, việc phát triển trái phiếu xanh
có thể hiểu là gắn nhãn xanh cho trái phiếu huy động vốn cho các tổ chức, dự
án, chương trình có hoạt động thân thiện với môi trường (đầu tư xanh). Với
chỉ số xanh, việc xây dựng chỉ số vẫn dựa trên các quy trình và cách tính toán
như cũ, vấn đề chỉ khác ở cách chọn ra rổ cổ phiếu gồm cổ phiếu của các
công ty đáp ứng được các yêu cầu/chỉ tiêu cho trước liên quan đến tăng
trưởng xanh/phát triển bền vững…
1.2.2. Sự cần thiết phát triển thị trường vốn xanh
Phát triển thị trường vốn xanh có thể giúp giải quyết thất bại thị trường
xảy ra khi thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực. Lý thuyết
tăng trưởng xanh bắt đầu từ sự quan sát đơn giản rằng môi trường tự nhiên
cũng là một nhân tố sản xuất, một trong những điều mà nhiều lý thuyết tăng
trưởng cổ điển, và các mô hình tăng trưởng kinh tế thực tiễn trong lịch sử đều
bỏ qua (Nordhaus 1974, Solow 1974, Smulders 1999, Brock và Taylor 2005).
Môi trường hoạt động như một dạng thức vốn theo ba cách: cung cấp nguồn
lực cho sản xuất, đồng hóa các chất thải, và thực hiện nhiều dịch vụ môi
trường để duy trì cuộc sống, trong đó bao gồm các quy định về khí hậu và sức
11


khỏe của hệ sinh thái. Tuy nhiên, nguồn vốn tự nhiên này đã được đánh giá
thấp cả về lý thuyết kinh tế và thực tế vì phần lớn trong đó là không thể đánh
giá được, nó xuất hiện như là một món quà miễn phí rõ ràng của thiên nhiên.

Nhiều chức năng của môi trường tồn tại như một loại hàng hóa thông thường
hoặc tập thể và không được gắn quyền sở hữu như các nhân tố sản xuất
khác.Hệ quả là các nhân tố môi trường đã không được khu vực tư nhân đánh
giá đúng về mặt kinh tế (Jacobs 1991).
Thị trường “thất bại” vì không tính được đầy đủ giá trị của các hoạt
động diễn ra trong đó, dẫn đến các quyết định sản xuất và tiêu dùng của các
thành phần kinh tế tham bị bóp méo. Tài nguyên thiên nhiên có xu hướng
khai thác quá mức: đất bị xói mòn, thủy sản cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước...
Các hệ sinh thái trong đó cung cấp các dịch vụ có giá trị, chẳng hạn như vùng
đất ngập nước và rừng bị suy thoái hoặc bị phá hủy.Tài nguyên như năng
lượng và nguyên vật liệu được sử dụng không hiệu quả, với quá nhiều chất
thải gây ô nhiễm.Ngoài ra, các tiện nghi, sức khỏe và giá trị văn hóa của môi
trường tự nhiên cũng không được đề cao.
Vì lẽ đó, lý thuyết tăng trưởng xanh đã cho rằng mô hình kinh tế hiện
thời không phải là mô hình tối ưu và còn nhiều khiếm khuyết chưa giải quyết
được.Mô hình này gây ra sự phân bổ không tối ưu nguồn lực giữa các yếu tố
sản xuất khác nhau.Họ ít đầu tư vào vốn tự nhiên, nhưng lại đầu tư nhiều vào
hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác hại đến môi trường.Nếu như những
thất bại thị trường mang tính hệ thống này được sửa chữa, tăng trưởng có thể
cao hơn. Tuy nhiên, tình hình thực tế còn có thể tồi tệ hơn vì tại một số quốc
gia, không những không tính đến các chi phí môi trường của việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, các chính phủ còn trợ cấp cho một số ngành kinh tế có
thể gây hại đến môi trường, chẳng hạn trợ cấp cho việc thăm dò và khai thác
các nhiên liệu hóa thạch, cùng các hình thức khai thác tài nguyên và nông
12


nghiệp khác (Dobbs et al. 2011). Các trợ cấp này góp thêm vào sự bóp méo
các quyết định sản xuất và tiêu thụ, khiến chúng dịch chuyển ra xa hơn điểm
tối ưu.

Phát triển thị trường vốn xanh có thể được coi là một trong những biện
pháp nhằm hạn chế các khiếm khuyết này của thị trường. Thật vậy, UNEP
(2015), việc phát triển thị trường vốn xanh tạo điều kiện phân phối lại các chi
phí vốn theo hướng giúp giảm bớt chi phí vốn cho các hoạt động đầu tư xanh
và tăng chi phí vốn đối với các ngành có nguy cơ gây hại đến môi trường
thông qua cơ chế:
- Giúp gia tăng lợi nhuận cho các dự án xanh nhờ việc hạ thấp các chi
phí tài chính và gia tăng sự sẵn có của các quỹ (chẳng hạn thực hiện
chiết khấu lãi suất, trái phiếu xanh, niêm yết xanh, chỉ số xanh, các
quy định về công bố thông tin…)
- Giảm lợi nhuận đầu tư vào các dự án gây ô nhiễm thông qua việc
làm gia tăng chi phí và nghĩa vụ cần tuân thủ (chẳng hạn bảo hiểm
xanh, trách nhiệm môi trường của các ngân hàng, tiêu chuẩn đánh
giá xếp hạng xanh, nghĩa vụ công bố thông tin…)
- Gia tăng nhận thức và trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp và
công chúng về tăng trưởng xanh và tài chính xanh (chẳng hạn với
yêu cầu công bố thông tin bắt buộc của các thể chế tài chính và
doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhóm nhà đầu tư xanh, giúp triển
khai hiệu quả hơn các chương trình giáo dục về tiêu dùng xanh…)
1.2.3. Các nội dung của phát triển thị trường vốn xanh
1.2.3.1. Phát triển các sản phẩm tài chính xanh
a/ Trái phiếu xanh
i) Định nghĩa:
UBCKNN (2015), trái phiếu xanh là các công cụ nợ tiêu chuẩn mang
13


lại thu nhập cố định cho người nắm giữ, nguồn thu từ việc chào bán các công
cụ nợ này có mục đích sử dụng ghi rõ là cấp vốn cho các dự án “xanh” hoặc
dự án liên quan đến bảo vệ môi trường. Thế nhưng trên thực tế, trái phiếu

xanh có muôn hình vạn trạng, bởi nhà đầu tư khó có thể định nghĩa chính xác
thế nào là dự án xanh, cũng như mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái
phiếu có đúng tiêu chuẩn “xanh” hay không.
Theo Bộ nguyên tắc về trái phiếu xanh (GBP, 2015) định nghĩa: “Trái
phiếu xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát
hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc
toàn bộ dự án xanh mới hoặc dự án xanh đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn
và tuân thủ 4 nguyên tắc của bộ nguyên tắc GBP”.Các dự án xanh được định
nghĩa là các dự án và hoạt động thúc đẩy các hoạt động bền vững liên quan
đến môi trường phù hợp với quy trình đánh giá và lựa chọn dự án của tổ chức
phát hành.
Như vậy, trái phiếu xanh là chứng khoán nợ giống như các loại trái
phiếu khác, có kỳ hạn, lãi suất; trái phiếu xanh cũng được xếp hạng tín nhiệm
bởi các tổ chức định mức tín nhiệm (CRA- Credit Rating Agency) chuyên
nghiệp. Việc gán nhãn và xếp loại “xanh” cho các trái phiếu cần có một tổ
chức trung gian xếp hạng tính “xanh”.Các tổ chức này cần phải đảm báo
nguồn nhân lực có chuyên môn, trách nhiệm và uy tín trên thị trường.Ngoài
ra, các tổ chức này cũng cần được cấp phép hoạt động và quản lý theo quy
định của pháp luật.
ii) Phân loại trái phiếu xanh:
Theo bộ nguyên tắc GBP 2015,hiện có 4 loại trái phiếu xanh (có thể có
thêm các loại khác khi thị trường phát triển và những loại này sẽ được cập
nhật hàng năm trong bộ nguyên tắc về trái phiếu xanh).
Trái phiếu xanh có truy đòi: trái phiếu loại này có truy đòi tổ chức
14


phát hành. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này
sẽ được ghi Có vào một tiểu khoản, sau đó chuyển sang một danh mục đầu tư
hoặc được tổ chức phát hành theo dõi theo một quy trình nội bộ, quy trình này

theo dõi tổng hợp khoản vay từ phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành và
các hoạt động đầu tư để cấp vốn các dự án đủ điều kiện. Nếu chưa thực hiện
đầu tư hoặc giải ngân, tổ chức phát hành cần thông báo cho nhà đầu tư về các
loại hình đầu tư dự kiến thích hợp khác để cân đối số tiền thu được từ đợt phát
hành nhưng chưa được phân bổ.
Trái phiếu xanh miễn truy đòi: là loại trái phiếu miễn truy đòi tổ
chức phát hành, thay vào đó, nghĩa vụ nợ gắn với phát hành trái phiếu sẽ được
truy đòi dựa trên các luồng tiền đến từ các khoản thu cố định như thuế, phí…
và nguồn thu từ đợt phát hành trái phiếu có thể được sử dụng cấp vốn cho các
dự án xanh liên quan hoặc không liên quan đến mục đích phát hành. Toàn bộ
số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi Có vào
một tiểu khoản, sau đó chuyển sang một danh mục đầu tư, hoặc được tổ chức
phát hành theo dõi theo quy trình nội bộ. Quy trình này theo dõi tổng hợp
khoản vay từ phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành và các hoạt động đầu
tư để cấp vốn cho các dự án đủ điều kiện. Nếu chưa thực hiện đầu tư hoặc giải
ngân, tổ chức phát hành cần thông báo cho nhà đầu tư về các loại hình đầu tư
dự kiến thích hợp khác để cân đối số tiền thu được từ đợt phát hành nhưng
chưa được phân bổ.
Trái phiếu dựán xanh: trái phiếu dự án xanh là trái phiếu dự án của
một hay nhiều dự án xanh mà nhà đầu tư nhận thức trực tiếp rủi ro của (các)
dự án và có thể hoặc không thể truy đòi tổ chức phát hành.
Trái phiếu xanh bảo đảm bằng tài sản xanh: là một loại trái phiếu
được phát hành dựa trên các tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ một
hay nhiều dự án xanh, bao gồm trái phiếu bảo đảm (covered bond), chứng
15


khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS - asset-backed securities) và các
chứng khoán cơ cấu khác. Loại trái phiếu này gồm các chứng khoán được
đảm bảo bằng tài sản đảm như mái nhà năng lượng mặt trời PV và/hoặc các

tài sản hiệu quả năng lượng.
iii) Các nguyên tắc trái phiếu xanh:
Sáng kiến về trái phiếu xanh (GBP) đưa ra một số nguyên tắc cơ bản
liên quan đến quy trình phát hành và sử dụng vốn của trái phiếu:
- Tất cả các tổ chức phát hành đều phải công bố những tiêu chí hợp lệ
để được coi là xanh;
- Tổ chức phát hành phải đưa ra quy trình ra quyết định để lựa chọn các
dự án xanh. Những quy trình này có thể công khai hoặc được một bên thứ 3
xem xét, đánh giá;
- Số tiền ròng thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh phải được hạch
toán ghi có vào một tài khoản, chuyển vào một tiểu danh mục cụ thể hoặc
được nhà phát hành theo dõi dưới hình thức khác;
- Khuyến khích có một công ty kiểm toán hoặc một bên thứ 3 khác
kiểm tra lại phương pháp theo dõi, giám sát nội bộ;
- Tổ chức phát hành cần phải báo cáo cho nhà đầu tư ít nhất là hàng năm.
b/ Chỉ số xanh
i) Định nghĩa
Theo UBCKNN (2015)thì chỉ số xanh có thể hiểu là một loại chỉ số đo
lường diễn biến về giá hoặc tổng thu nhập của các công ty (hoặc trái phiếu)
đáp ứng các tiêu chí “xanh” (tiêu chí về môi trường như lượng phát thải khí
nhà kính, các biện pháp bảo vệ môi trường…) được chọn vào rổ chỉ số hoặc là
chỉ báo đo lường hiệu quả hoạt động chung hoặc việc sử dụng vốn hiệu quả
của một dự án cụ thể. Các chỉ số xanhthường được xây dựng với các mục
tiêu:
16


×