BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
HÀ VĂN CÁT
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
HÀ VĂN CÁT
SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số
: 60340403
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
TP Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do cá nhân tôi khảo sát, tham khảo
tài liệu và thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn
nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn
đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu các dữ liệu, tài liệu
nhiều cơ quan, đơn vị và khảo sát thực tế của tác giả./.
.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ
HÀ VĂN CÁT
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu: ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................4
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................4
1.4.1. Đối tƣợng: .........................................................................................................4
1.4.2. Phạm vi: ............................................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin: .....................................................5
1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................5
1.5.2. Nguồn thông tin dự kiến: ..................................................................................7
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................8
2.1. Tình hình thiên tai và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: ...........................................8
2.2. Tình hình thiên tai và BĐKH ở tỉnh Bình Định: ................................................12
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: ............................................12
2.2.1.1. Vị trí địa lý: ..................................................................................................13
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình: .......................................................................................13
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu: ........................................................................................14
2.2.1.4. Đặc điểm sông ngòi:.....................................................................................15
2.2.1.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội: ..........................................................................17
2.2.2. Các loại hình thiên tai và phạm vi ảnh hƣởng: ...............................................20
2.2.2.1. Đặc điểm và phạm vi ảnh hƣởng của các loại hình thiên tai: ......................20
2.2.2.2. Tác động của thiên tai đến các mặt của đời sống xã hội: .............................22
2.2.2.3. Tác động của BĐKH tại tỉnh Bình Định: .....................................................25
2.2.3. Tình hình quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam: ...25
2.2.3.1. Thực tiễn quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới:.........................26
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của ngƣời dân (dựa vào cộng đồng)
tại Viêt Nam: .............................................................................................................28
2.2.3.3. Công tác PCTT và đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của ngƣời dân tại
tỉnh Bình Định: ..........................................................................................................29
2.2.3.4. Khái quát tình trạng dễ bị tổn thƣơng ở tỉnh Bình Định: .............................32
2.2.3.5. Nhận định về nguy cơ những loại hình thiên tai (lụt bão) có thể xảy ra trong
thời gian tới: ..............................................................................................................32
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................34
3.1. Lý thuyết về sự tham gia của ngƣời dân: ...........................................................34
3.1.1. Một số quan niệm: ...........................................................................................34
3.1.2. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của ngƣời dân: ...............................................35
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về sự tham gia của ngƣời dân: ......................42
3.3. Khái niệm thiên tai, BĐKH và tình trạng dễ bị tổn thƣơng: ..............................44
3.3.1. Thiên tai: .........................................................................................................44
3.3.2. Rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai: .......................................................44
3.3.3. Hiểm họa: ........................................................................................................45
3.3.4. Biến đổi khí hậu: .............................................................................................45
3.3.5. Thích ứng với BĐKH: ..................................................................................46
3.3.6. Năng lực phòng, chống thiên tai (ứng phó): ...................................................46
3.3.7. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng: ...........................................................................46
3.3.8. Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong thiên tai: ................................................47
3.3.9. Đánh giá rủi ro có sự tham gia: .......................................................................47
3.4. Phƣơng pháp nghiên cƣú:...................................................................................48
3.4.1. Địa bàn nghiên cứu: ........................................................................................48
3.4.2. Cách tiếp cận của phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................48
CHƢƠNG 4: .............................................................................................................51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN ....................51
4.1. Đặc điểm tình hình các xã, phƣờng nghiên cứu:................................................51
4.1.1. Phƣờng Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn: ....................................................51
4.1.2. Xã Cát Chánh, huyện Phù Cát: .......................................................................52
4.1.3. Xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân: .................................................................52
4.1.4. Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh: ...............................................................53
4.2. Thực trạng tham gia của ngƣời dân trong QLRRTT: ........................................54
4.2.1. Thông tin về thiên tai, BĐKH: ........................................................................54
4.2.2. Ứng phó của ngƣời dân trong PCTT:..............................................................59
4.2.3. Ngƣời dân tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch PCTT: ............................61
4.2.4. Ngƣời dân trực tiếp tham gia QLRRTT: .........................................................66
4.2.5. Ngƣời dân tham gia kiểm tra, giám sát: ..........................................................71
4.3. Một số khó khăn khi ngƣời dân tham gia QLRRTT: .........................................73
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................75
5.1. Kết luận: .............................................................................................................75
5.2. Khuyến nghị: ......................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ luc 2
Phụ lục 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHPCTT
BĐKH
BĐRC
CBDRM
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai
Biến đổi khí hậu
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
DRR
Giảm thiểu rủi ro thảm họa
DMC
HVCA
GRC
GIZ
Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực
phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (Còn gọi là Đánh giá rủi ro thiên
tai)
Hội Chữ thập đỏ Đức
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
IPCC
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
IFRC
Liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lƣỡi liềm đỏ
RRTT
Rủi ro thiên tai
NNPTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCD
Phƣơng pháp phát triển cộng đồng
PCLB
Phòng chống lụt bão
PCTT
Phòng chống thiên tai
PR
Nghiên cứu sự tham gia (Participatory Research)
PAR
TKCN
TNTM
UNDP
UBND
VCA
Nghiên cứu hành động tham gia (Participatory Action Research)
Tìm kiếm cứu nạn
Tài nguyên và Môi trƣờng
Chƣơng trình Phát triển Liên hợp Quốc
(United Nations Development Programme)
Ủy ban nhân dân
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực
VNRC
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
WB
Ngân hàng Thế giới (World bank)
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích. .................................................................................................. 6
Sơ đồ 1.2: Trình tự các bƣớc nghiên cứu. .............................................................................. 7
Sơ đồ 3.1: Các cấp độ tham gia của ngƣời dân. ................................................................... 38
Sơ đồ 3.2. Bậc thang của sự tham gia. ................................................................................. 38
Sơ đồ 3.3. Bậc thang của sự tham gia từ cao xuống thấp. ................................................... 40
Bảng:
Bảng 2.1: Số lƣợng và cơ cấu lao động phân theo ngành. ................................................... 18
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2005 - 2015. ..................................... 19
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về tăng trƣởng kinh tế theo GDP (%). ....................................... 19
Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1: Thông tin nhận biết về thiên tai của ngƣời dân. .............................................. 56
Biểu đồ 4.2: Công tác chuẩn bị của ngƣời dân khi nắm bắt thông tin về thiên tai. ............. 57
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ngƣời dân biết về BĐKH. ...................................................................... 58
Biểu đồ 4.4: Nhận thức của ngƣời dân về tác động của BĐKH .......................................... 59
Biểu đồ 4.5: Nhận thức của ngƣời dân về quản lý, ứng phó với RRTT. ............................. 61
Biều đồ 4.6: Tỷ lệ ngƣời dân biết kế hoạch PCTT ở địa phƣơng. ....................................... 62
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngƣời dân biết về mục đích của kế hoạch PCTT. .................................. 62
Biểu đồ 4.8: Ý kiến ngƣời dân là quyết định trong lập kế hoạch PCTT.............................. 63
Biểu đồ 4.9: Nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng của Bản đồ QLRRTT. .............. 64
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hoạt động PCTT tại địa phƣơng. ................... 66
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ ngƣời dân biết phƣơng châm “4 tại chỗ”. ............................................ 67
Biểu đồ 4.12: Ngƣời dân quyết định về mức đóng góp các công trình. .............................. 68
Biểu đồ 4.13: Hình thức đóng góp của ngƣời dân. .............................................................. 69
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ ngƣời dân tham gia kiểm tra, giám sát. ................................................ 72
Hình:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định. ..................................................................... 12
Hình 4.2: Bản đồ PCTT phƣờng Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn ................................... 65
TÓM TẮT
Hiện nay, trong điều kiện thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan do tác động
của biến đổi khí hậu, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội và sự phát triển
của đất nƣớc. Trong đó ngƣời dân là đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất.
Mục tiêu của luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản là: phân tích
sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý rủi ro thiên tai, các yếu tố ảnh hƣởng, khó
khăn, thuận lợi… và đƣa ra một số khuyến nghị để làm tốt hơn công tác quản lý rủi
ro thiên tai tại cộng đồng.
Luận văn sử dụng Lý thuyết “Bậc thang của sự tham gia” của David
Arnstein’s, và cách tiếp cận “Nghiên cứu sự tham gia” (PR), “Nghiên cứu cộng
đồng tham gia” (PAR), cùng với việc phân tích thống kê, tham vấn, thực chứng để
đƣa ra các giải pháp tối ƣu nhất. Tác giả luận văn đã đi nghiên cứu, khảo sát 120 hộ
dân với phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất tại 4 xã, phƣờng trọng điểm về thiên tai
(bão lũ) và mang tính đại diện cho các vùng, địa phƣơng của tỉnh, gồm: Phƣờng
Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn; xã Cát Chánh, huyện Phù Cát; xã Ân Hảo Đông,
huyện Hoài Ân và xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh. Thời gian thực hiện khảo sát
là 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy: Sự tham gia của ngƣời dân trong
công tác quản lý rủi ro thiên tai là cần thiết, ngƣời dân là “trung tâm” của quá trình
ra quyết định các hoạt động, quản lý rủi ro thiên tai làm giảm nhẹ tình trạng dễ bị
tổn thƣơng, tăng cƣờng khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng với tác động
của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; hành vi của ngƣời dân đã thay đổi từ
“ỷ lại” và “trông chờ” hỗ trợ từ bên ngoài sang chủ động, ứng phó, bảo vệ tính
mạng bản thân, gia đình và xây dựng cộng đồng mà họ đang sinh sống an toàn hơn.
Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phƣơng có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ
ngƣời dân trong công tác này.
Đề tài đã đƣa ra 7 khuyến nghị cơ bản nhất với mục đích góp phần cùng với
địa phƣơng và ngƣời dân làm tốt công tác quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
1
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh nghiên cứu:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một trong những ổ
bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng thƣờng xuyên phải đối mặt với nhiều
loại hình thiên tai khốc liệt, nhất là thiên tai bão lụt. Trong 10 năm trở lại đây, trung
bình hàng năm có 750 ngƣời chết và mất tích, thiệt hại về ngƣời và tài sản ƣớc tính
tƣơng đƣơng khoảng 1 - 1,5% GDP. Thêm vào đó, BĐKH toàn cầu đã và đang làm
thiên tai ở nƣớc ta có chiều hƣớng ngày càng gia tăng và phức tạp, kèm theo những
đột biến khó lƣờng (DMC - BNNPTNT, 2011). Minh chứng cụ thể nhất là Cơn bão số
6 (Xangsane) năm 2006 đã gây thiệt hại 1,2 tỉ đô la Mỹ tại 15 tỉnh miền Trung.
Hoàn lƣu cơn bão số 3 ở các tỉnh phía Bắc và lũ lụt ở các tỉnh Bắc miềm Trung
2016 đã làm hàng chục ngƣời chết và mất tích, thiệt hại cho các tỉnh này lên đến
hàng trăm tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng và dân cƣ ngày càng tập trung tại các vùng có
mức độ tổn thƣơng cao nhƣ vùng đồng bằng hay bị lũ lụt và vùng ven biển. Qua đó
thấy rằng thiệt hại sẽ ngày càng lớn trong tƣơng lai, khoảng 70% dân số Việt Nam
dễ bị rủi ro thiên tai - nhất là tại các vùng nông thôn, nơi sinh kế bị đe dọa nhiều
nhất (WB). Trong bối cảnh đó, những năm qua, công tác phòng chống thiên tai
đƣợc Đảng, nhà nƣớc và nhân dân ta xác định là một trong những nhiệm vụ ƣu tiên
và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đầu tƣ kinh phí
và sức lực liên tục trong nhiều năm để xây dựng hệ thống các công trình, cơ sở vật
chất phòng chống thiên tai, nhà nƣớc đã quan tâm hoàn thiện thể chế, chiến lƣợc,
chính sách, tăng cƣờng năng lực và nhận thức của ngƣời dân. Chiến lƣợc quốc gia
phòng chống thiên tai đến năm 2020 và gần đây là Luật Phòng, chống thiên tai đƣợc
ban hành, các đề án, dự án đã và đang đƣợc tổ chức thực hiện đã chứng minh cho
nỗ lực đó của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và
QLRRTT dựa vào cộng đồng” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thông qua (Quyết
định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009) với mục tiêu tăng cƣờng nhận thức, kỹ năng
cho ngƣời dân các xã - vùng thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bởi thiên tai, qua đó
2
ngƣời dân chủ động tham gia đánh giá hiểm họa, xác định nguồn lực, xây dựng kế
hoạch PCTT với trọng tâm là xây dựng phƣơng châm “4 tại chỗ”.
Bình Định là một tỉnh trong khu vực Duyên hải miền Trung, chịu nhiều tác
động mạnh của thiên tai nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… Trong các loại
hình thiên tai, thì bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề trên nhiều
lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trƣờng... cho các địa phƣơng. Hàng năm, UBND tỉnh
và các cấp chính quyền địa phƣơng đều xây dựng các kế hoạch, phƣơng án phòng
chống thiên tai, nhƣng những thiệt hại do thiên tai, nhất là thiên tai bão, lũ lụt gây ra
cho Bình Định không những giảm mà còn có xu hƣớng tăng lên với cƣờng độ mạnh
hơn, đời sống của ngƣời dân luôn bị de dọa, sản xuất nông - lâm - thủy sản bấp
bênh, tổn hại do bão, lũ lụt những năm gần đây đã gây ra rất nhiều thiệt hại lớn cho
tỉnh. Từ 1990 đến nay, ở tỉnh Bình Định, năm nào cũng xảy ra bão, lũ lụt; bình quân
mỗi năm xảy ra 3,5 đợt lũ lụt, chịu ảnh hƣởng của 0,5 cơn bão; trong giai đoạn 1999
- 2015, tỉnh Bình Định chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 10 cơn bão, làm 368 ngƣời
chết, 279 ngƣời bị thƣơng, 6.972 hộ bị sập nhà, 56.533 hộ bị hƣ hỏng, 500 tàu bị
chìm và hƣ hỏng nặng, tổng thiệt thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Điển hình năm
2009, hai cơn bão số 9 và số 11 kết hợp lũ lụt đã làm 29 ngƣời chết, 72 ngƣời bị
thƣơng, thiệt hại kinh tế khoảng 972 tỷ đồng. Năm 2013, do ảnh hƣởng của hoàn
lƣu bão số 15 kết hợp với không khí lạnh tăng cƣờng và nhiễu động gió Đông trên
cao, khu vực tỉnh Bình Định có mƣa rất to, mƣa lũ từ ngày 13 - 18/11/2013 đến đã
làm 19 ngƣời chết, 14 ngƣời bị thƣơng, 101.470 nhà bị ngập nƣớc, 510.000 ngƣời bị
ảnh hƣởng, thiệt hại ƣớc tính 2.125 tỷ đồng (UBND - KHPCTT, 2015). Từ đầu
tháng 11 đến tháng 12/2016, tại tỉnh Bình Định đã xảy ra năm đợt mƣa lũ lớn, lƣợng
mƣa bình quân 416 mm. Nƣớc các sông trong tỉnh ở mức báo động 3 và trên báo
động 3. Đỉnh lũ trên sông Kôn tại Bình Nghi là 17,1 m, dƣới báo động 3 0,4 m.
Trong năm đợt mƣa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh với 42 ngƣời chết, 10 ngƣời bị thƣơng, 908 nhà sập hoàn toàn, 409
nhà tốc mái hƣ hỏng nặng, 110.697 lƣợt nhà ngập nƣớc; 114/159 xã, phƣờng ngập
trong nƣớc, trên 70.000 hộ dân phải di dời. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê điều,
3
thiệt hại về sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp… là rất lớn; thiệt hại về tài sản ƣớc
tính 2.214 tỷ đồng (UBND, 2016). Theo các cụ lớn tuổi định cƣ lâu năm tại địa
phƣơng, thì từ năm 1953 đến nay, tỉnh Bình Định hứng chịu 7 đợt mƣa lũ lớn gây
thiệt hại nhiều về ngƣời và tài sản (Các cơn mƣa lũ lớn diễn ra vào các năm: 1953,
1964, 1972, 1984, 2009, 2013 và 2016). Diễn biến mƣa lũ năm 2016 có thể xem đây
là đợt mƣa lũ lịch sử, thiệt hại nhất của tỉnh Bình Định từ trƣớc tơi nay.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, cần giúp ngƣời dân nhận thức một cách
đầy đủ và rõ ràng về tác hại của nó; nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chính
họ trong các giải pháp ứng phó với thiên tai và thích ứng với điều kiện BĐKH hậu
hiện nay. Sự tham gia của ngƣời dân, cộng đồng trong QLRRTT,nhất là QLRRTT
lụt bão là một quá trình mà trong đó ngƣời dân đang đối mặt với RRTT, tham gia
tích cực vào việc xác định, phân tích các rủi ro; trên cơ sở đó lập kế hoạch thực
hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ các tình trạng dễ
bị tổn thƣơng và tăng cƣờng khả năng thích nghi, ứng phó của ngƣời dân trƣớc
thiên tai và BĐKH. Điều này cũng có nghĩa là ngƣời dân trở thành trung tâm của
quá trình ra quyết định và triển khai các hoạt động QLRRTT. Chính quyền và các tổ
chức xã hội ở địa phƣơng có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ ngƣời dân trong suốt
quá trình đó.
Tại một số xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có triển khai một
số dự án về giảm thiểu rủi ro thảm họa (lụt bão) dựa vào cộng đồng, do Hội Chữ
thập đỏ Na Uy, Đức, Mỹ, Hà Lan, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ
tài trợ (Các cơ quan thực hiện nhƣ: Hội Chữ thập đỏ, Sở NNPTNT, Sở TNMT…)
đã huy động đông đảo ngƣời dân đƣợc tham gia vào các hoạt động của dự án, bƣớc
đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và có nhiều quyết định đúng đắn trong
QLRRTT, giảm thiểu thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai gây ra. Tuy nhiên,
phạm vi thực hiện còn hẹp, sự tham gia của ngƣời dân chƣa nhiều.
Đề tài “Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa
bàn tỉnh Bình Định” là cần thiết, góp phần giải quyết những thực trạng nêu trên
trong giai đoạn hiện nay.
4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá sự tham gia của ngƣời dân trong QLRRTT trên địa bàn tỉnh Bình
Định, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò, sự tham gia của
ngƣời dân trong hoạt động QLRRTT trong điều kiện BĐKH hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Luận văn làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích và đánh giá sự tham gia, các yếu tố ảnh hƣởng, thuận lợi, khó
khăn… của ngƣời dân trong QLRRTT trong điều kiện với BĐKH.
- Đƣa ra một số khuyến nghị để nâng cao sự tham gia của ngƣời dân trong
QLRRTT.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Tại sao cần phải có sự tham gia của ngƣời dân trong công tác
phòng, chống và QLRRTT?
Câu hỏi 2: Sự tham gia của ngƣời dân Bình Định trong các hoạt động
QLRRTT, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để tăng cƣờng hơn nữa tính chủ động, tham gia tích
cực của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh trong QLRRTT, thích ứng trong điều kiện
BĐKH?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tƣợng:
Sự tham gia của ngƣời dân trong QLRRTT trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1.4.2. Phạm vi:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu mức độ tham gia của ngƣời dân
tại 4 xã, phƣờng trọng điểm về thiên tai (lụt bão) của tỉnh Bình Định, gồm: Phƣờng
Nhơn Bình - Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 1, phía Nam tỉnh), xã Ân Hảo Đông
- Huyện Hoài Ân (xã trung du, huyện trung du, phía Bắc tỉnh), xã Cát ChánhHuyện Phù Cát (xã ven biển, huyện đồng bằng của tỉnh) và xã Vĩnh Thịnh - Huyện
Vĩnh Thạnh (xã miền núi, huyện miền Núi của tỉnh).
5
- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin, số liệu trong tỉnh và tại các xã,
phƣờng nghiên cứu từ năm 2005 đến 2015.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin:
1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận của đề tài: Từ ngƣời dân tại địa bàn các xã, phƣờng trọng
điểm thiên tai lụt, bão của của 4 huyện, thành phố trong tỉnh.
- Số liệu nghiên cứu:
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu đƣợc cập nhật từ nguồn tài liệu của IFRC;
BNNPTNT; BTNMT; VNRC; Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai Quốc gia; các cục, viện, trƣờng đại học… Văn phòng Ban chỉ huy PCTT
và TKCN các cấp của tỉnh, cùng với số liệu các cơ quan liên quan nhƣ: Sở
NNPTNT, Sở TNMT, Văn phòng Điều phối BĐKH tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh,
Cục Thống kê tỉnh; UBND và Hội Chữ thập đỏ các xã, phƣờng nghiên cứu...
+ Số liệu sơ cấp: Khảo sát 120 ngƣời dân tại 4 xã, phƣờng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Phƣơng pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu
số liệu thực chứng từ ngƣời dân; cùng với phân tích, so sánh, thống kê mô tả để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên.
- Các công cụ sử dụng trong đề tài: Thang đo của David Arnstein’s, cách
tiếp cận “Nghiên cứu sự tham gia” (PR), “Nghiên cứu cộng đồng tham gia” (PAR)
và các nghiên cứu khác về sự tham gia của ngƣời dân để đánh giá, phân tích.
6
- Khung phân tích sự tham gia của ngƣời dân trong QLRRTT trên địa bàn
tỉnh Bình Định:
Mục tiêu:
Phân tích và đánh giá sự tham
gia, những yếu tố ảnh hƣởng,
thuận lợi, khó khăn của ngƣời
dân trong QLRRTT; đƣa ra
các khuyến nghị.
Phƣơng pháp nghiên
cứu PA, PAR, phân
tích mô tả…
Hộ dân
Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về
PCTT và RRTT
Tham khảo kinh
nghiệm và thực
chứng với ngƣời dân
tại cộng đồng
Chính quyền, hội đoàn
thể ở địa phƣơng hỗ
trợ trong công tác
QLRRTT
Thu thập và phân
tích số liệu thứ cấp,
sơ cấp
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
7
Nghiên cứu cơ sở lý luận, chuẩn
bị bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn…
Thu thập thông tin dữ liệu
thứ cấp
Điều tra qua
bảng hỏi ngƣời
dân
Góp ý của
chuyên gia
Thu thập thông
tin thứ cấp khác
Tổng hợp, phân tích thông
tin, dữ liệu (Phân tích thống
kê, PR, PAR…)
Viết và trình bày luận văn
Sơ đồ 1.2: Trình tự các bước nghiên cứu.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.5.2. Nguồn thông tin dự kiến:
Các số liệu đƣợc cập nhật từ nguồn tài liệu của IFRC; BNNPTNT; BTNMT;
VNRC; Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai Quốc gia; các
cục, viện, trƣờng đại học… Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp của
tỉnh, cùng với số liệu các cơ quan liên quan nhƣ: Sở NNPTNT, Sở TNMT, Văn
phòng Điều phối BĐKH tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Cục Thống kê tỉnh; UBND và
Hội Chữ thập đỏ các xã, phƣờng nghiên cứu...
8
CHƢƠNG 2:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình thiên tai và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai
khác nhau, đặc biệt là lũ lụt, bão. Trong 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có
tới 750 ngƣời chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ƣớc tính tƣơng đƣơng khoảng 1 1,5% GDP đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi
trƣờng. Trong bối cảnh BĐKH hiện nay ngày càng biểu hiện rõ ở Việt Nam, thiên
tai đƣợc dự báo là sẽ ngày càng khốc liệt, khó lƣờng, gia tăng cả về cƣờng độ và tần
suất khiến ngƣời dân, chính quyền và các thành phần xã hội khác phải gánh chịu
những rủi ro thiên tai lớn hơn bao giờ hết.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo PCTTTW: Từ năm 1996 đến năm 2011, số
ngƣời chết do lụt bão có xu hƣớng gia tăng (năm 2003 là 180 ngƣời, đến năm 2008
là 474 ngƣời), đồng thời thiệt hại về kinh tế cũng có xu hƣớng tăng mạnh, từ 1.589
tỷ năm 2003 đến hơn 18.565 tỷ năm 2006.
Năm 2015, theo ƣớc tính thiên tai đã làm 154 ngƣời chết, hơn 445.000 ha
diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, hàng triệu m³ đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt
lở, bồi đắp. Ƣớc tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ đồng. Tác động của BĐKH tại nƣớc
ta là nghiêm trọng, diễn biến của BĐKH thực tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với các
dự báo (Lê Minh Nhật - BTNMT, 2015).
Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất quan tâm đến giảm thiểu rủi ro thiên tai
và ứng phó với BĐKH. Chính phủ đã thể hiện một cam kết mạnh mẽ trong việc
giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH thông qua việc Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 và Quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 về Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH, và sau
đó cụ thể hóa bằng Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 về Phê duyệt Đề
án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng,
Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu
9
quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015. Đặc biệt, Luật Phòng chống
thiên tai đã đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013. Hiện nay, mọi nỗ lực đang đƣợc tiến hành
để triển khai rộng các chính sách nói trên tại các địa phƣơng trên toàn quốc.
Mục tiêu chung của Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai là huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về
ngƣời và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và di sản
văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bềnh vững của đất nƣớc, đảm bảo
quốc phòng, an ninh. Để thực hiện thành công Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai thì nhận thức và sự tham gia của ngƣời dân và chính quyền địa
phƣơng là rất quan trọng. Chính vì vậy, ngoài các chƣơng trình nâng cấp cơ sở hạ
tầng, Chính phủ còn ban hành Đề án 1002 về Nâng cao nhận thức cộng đồng và
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trƣớc mắt thực hiện cho 6.000 xã có
nguy cơ rủi ro thiên tai cao trong toàn quốc. Bên cạnh đó, mục tiêu chiến lƣợc của
Chƣơng trình quốc gia ứng phó với BĐKH là đánh giá đƣợc mức độ tác động của
BĐKH với các lĩnh vực, ngành và địa phƣơng trong từng giai đoạn và xây dựng
đƣợc kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó với BĐKH cho từng giai đoạn
ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc, tận dụng
các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hƣớng cacbon thấp và tham gia cùng cộng
đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động cấp khu vực và toàn cầu về BĐKH.
Đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phƣơng đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH. Kịch bản ứng phó với BĐKH đã đƣợc Bộ TNMT xây dựng năm 2009,
đƣợc bổ sung, cập nhật cho các vùng năm 2012 là cơ sở quan trọng để các bộ,
ngành, địa phƣơng xây dựng chƣơng trình hành động ứng phó phù hợp. Việt Nam
cũng đã triển khai một số chƣơng trình nghiên cứu về ứng phó BĐKH, phòng tránh,
giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, từ nguồn tài trợ của
các tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ… qua đó, đã
10
tăng cƣờng tính chủ động và tích cực của cộng đồng để ứng phó với những ảnh
hƣởng của thiên tai và BĐKH thông qua giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thƣơng,
tăng cƣờng năng lực cho cộng đồng bám sát phƣơng châm “4 tại chỗ” là vấn đề
quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc và hành động của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Tại Hội nghị lần thứ 21 về BĐKH (COP21) - Thủ đô Paris (Pháp), 12/2015,
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu cam kết thực hiện các giải pháp về
BĐKH tại Việt Nam là: “Một là, giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong điều kiện
khó khăn về nguồn lực nhƣng chúng tôi tiếp tục tích cực triển khai Chiến lƣợc,
Chƣơng trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các
biện pháp thiết thực. Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ƣớc khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thƣ Kyoto. Việt Nam sẽ đóng góp
1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020. Hai là, đối với giai đoạn
sau năm 2020, mặc dù là một nƣớc đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác
động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lƣợng phát thải
khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận đƣợc hỗ trợ hiệu quả
từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều
kiện thực tế” (Nguyễn Tấn Dũng, 2015).
“Biến đổi khí hậu mà trƣớc hết là nóng lên toàn cầu và nƣớc biển dâng là
một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu
phải đƣợc đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ
hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng phát triển bền vững. Phải
tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu,
chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm” (NQ 24 BCHTW Đảng, Khóa XI,
2013). Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng chƣa
từng có ở nhiều nơi trên thế giới, đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống con ngƣời
trên phạm vi toàn cầu: theo dự báo đến năm 2080, sản lƣợng ngũ cốc có thể giảm 2
11
- 4 %, khi đó giá sẽ tăng 13 - 45%, số ngƣời thiếu lƣơng thực sẽ là 36 - 50%. Nƣớc
biển dâng cao là nguyên nhân chính gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh
hƣởng mạnh đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đến công nghiệp và các hoạt động kinh
tế khác cũng nhƣ đời sống ngƣời dân. Các công trình hạ tầng đƣợc thiết kế theo tiêu
chuẩn hiện tại khó lòng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ trong tƣơng lai. Tại Việt Nam,
trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7oC, mực nƣớc biển dâng cao
khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đã tác động đến nƣớc
ta ngày càng khốc liệt. Theo dự báo, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam
sẽ tăng lên 3oC và mực nƣớc biển dâng cao 1m (UBND, Kịch bản ứng phó BĐKH
Bình Định, 2011).
Theo Tổng quan Báo cáo phát triển con người: Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên
3 - 4oC có thể khiến cho 330 triệu ngƣời phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt,
trong đó khoảng 22 triệu ngƣời Việt Nam có thể chịu ảnh hƣởng bởi sự nóng lên
toàn cầu và nƣớc biển dâng. Theo kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam
năm 2012, nếu mực nƣớc biển dâng lên 1 mét, sẽ có khoảng 39% diện tích ở đồng
bằng sông Cửu long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần
9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí
Minh sẽ bị ảnh hƣởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đƣờng sắt, trên 9% hệ thống quốc
lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng (UNDP - 2007 –
2008).
Việt Nam là một quốc gia nằm ở trong 5 ổ bão của thế giới, trƣớc diễn biến
bất thƣờng của BĐKH, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và mức độ
rủi ro thiệt hại đã và sẽ ngày càng tăng trong các năm tới, đòi hỏi chúng ta phải có
những hành động ứng phó với lâu dài và kịp thời.
12
2.2. Tình hình thiên tai và BĐKH ở tỉnh Bình Định:
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định.
(Nguồn: Kế hoạch PCTT tỉnh Bình Định năm 2015)
13
2.2.1.1. Vị trí địa lý:
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài
110 km theo hƣớng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km² với 11 đơn vị hành
chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện, diện tích vùng lãnh
hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ:
14042’10” Bắc, 108055’4” Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có
tọa độ: 13039’10” Bắc, 108054’00” Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây
có tọa độ: 14027’ Bắc, 108027’ Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài
134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy
Nhơn, có tọa độ: 13036’33” Bắc, 109021’ Đông. Bình Định đƣợc đánh giá là có vị
trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, đƣợc xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh
Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình:
Địa hình của tỉnh tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ
chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000 m). Các dạng địa hình phổ biến là:
Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung
bình 500 - 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các
dãy núi chạy theo hƣớng Bắc - Nam, có sƣờn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát
biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dƣới chân là các
dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các
dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.
Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện
tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dƣới 100 m, độ dốc tƣơng đối lớn từ 100 - 150.
Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², đƣợc tạo thành do các yếu tố
địa hình và khí hậu, thƣờng nằm trên lƣu vực của các con sông hoặc ven biển và
đƣợc ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi.
Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy
dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33
14
đảo lớn nhỏ đƣợc chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu
là đảo lớn nhất (364 ha) cách thành phố Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân.
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Bình Định thuộc khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu
đông Trƣờng Sơn. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mƣa từ
tháng 9 đến hết tháng 12, trong mùa mƣa thƣờng chịu ảnh hƣởng các cơn bão với
tần suất trung bình từ 1 - 2 cơn/năm.
Căn cứ vào các chỉ tiêu phân vùng, khí hậu Bình Định đƣợc phân thành ba
vùng chính: Vùng 1 - vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão, Vĩnh
Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây huyện Hoài
Nhơn, có tổng lƣợng mƣa năm từ 2.200 mm trở lên, nhiệt độ trung bình năm dƣới
260C; Vùng 2 - vùng núi phía Nam tỉnh bao gồm huyện Tây Sơn, Vân Canh và các
xã phía Tây huyện Phù Cát, có tổng lƣợng mƣa năm từ 1.800 - 2.100 mm, nhiệt độ
trung bình năm dƣới 260C; Vùng 3 - vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, có tổng
lƣợng mƣa năm dƣới 1.700 - 2.200mm, nhiệt độ trung bình năm trên 260C.
Chế độ nhiệt: Tổng lƣợng bức xạ hàng năm khá cao: Từ 140 đến 150
cal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,10C. Trung bình cao nhất là 34,60C
trung bình thấp nhất là 19,90C. Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 80C.
Số giờ nắng: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng khá cao;
trung bình hàng năm có số giờ nắng 2.268 - 2.412 giờ. Thời kỳ nhiều nắng là từ
tháng 3 đến tháng 9 và các tháng ít nắng là tháng 11 và tháng 12.
Bốc hơi: Lƣợng bốc hơi tiềm năng trong năm và tăng dần từ Bắc vào Nam
tỉnh. Tại Hoài Nhơn là 1.029 mm và tăng dần đến Quy Nhơn là 1.131 mm. Bốc hơi
tập trung trong các tháng mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8 và các tháng có lƣợng bốc
hơi ít là từ tháng 10 đến tháng 11.
Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng
79%. Các tháng 10 đến tháng 12 hàng năm tƣơng đối ẩm và từ tháng 1 đến tháng 9
là thời kỳ khô.
15
Chế độ mưa: Lƣợng mƣa bình quân hàng năm ở Bình Định dao động từ
1.800 - 3.300 mm. Lƣợng mƣa giảm dần từ Bắc đến Nam, cao nhất là tại vùng núi
huyện An Lão với 3.300 mm, thấp nhất tại các xã phía Đông huyện Tuy Phƣớc với
lƣợng mƣa dƣới 1.700 mm.
Mùa mƣa ngắn, chỉ tập trung vào 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), chiếm
70% đến 80% tổng lƣợng mƣa năm. Do mùa mƣa ngắn, cƣờng độ mƣa lớn nên
thƣờng gây ngập, úng làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8), chiếm khoảng 20 đến 30%
tổng lƣợng mƣa năm. Đây là mùa ít mƣa nên thƣờng xảy ra tình trạng khô hạn.
Gió, bão: Hƣớng gió thịnh hành trong các tháng: mùa Đông thịnh hành là
hƣớng Tây Bắc, sau đó đổi sang hƣớng Bắc và Đông Bắc. Hƣớng gió thịnh hành
mùa Hạ là hƣớng Tây hoặc Tây Nam. Thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa có gió
Đông, Đông Bắc, Đông Nam. Bão thƣờng tập trung chủ yếu vào 3 tháng: tháng 9,
tháng 10 và tháng 11. Nhiều nhất là tháng 10 chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ và
ảnh hƣởng đến Bình Định hàng năm.
2.2.1.4. Đặc điểm sông ngòi:
Các sông ngòi trên khu vực tỉnh Bình Định không lớn, độ dốc cao, ngắn,
hàm lƣợng phù sa thấp, tổng trữ lƣợng nƣớc khoảng 5,2 tỷ m³. Có 4 lƣu vực sông
chính là sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Đặc điểm các
sông nhƣ sau:
+ Sông Lại Giang:
Sông Lại Giang gồm hai nhánh sông: sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi
phía bắc An Lão giáp tỉnh Quảng Ngãi chảy qua huyện An Lão theo hƣớng bắc nam; sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi rừng huyện Hoài Ân chảy theo hƣớng
tây nam - đông bắc. Sông An Lão và sông Kim Sơn nhập lƣu tại ngã ba cách cầu
Bồng Sơn khoảng 2 km về phía tây rồi đổ ra biển qua cửa An Dũ. Diện tích lƣu vực
tính đến ngã ba nhập lƣu của sông An Lão và sông Kim Sơn là 1.272 km2 Trong đó
sông An Lão là 697 km2 sông Kim Sơn là 575 km2, tổng diện tích lƣu vực là 1.40
km2, chiều dài sông chính là 85 km.
16
+ Sông La Tinh:
Sông La Tinh là sông nhỏ nhất trong bốn con sông chính của tỉnh, sông bắt
nguồn từ vùng rừng núi cao 400 - 700 m phía tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo
hƣớng tây bắc - đông nam đến đập Cây Gai chuyển sang hƣớng tây - đông, sau đó
đến đập Cây Ké chuyển hƣớng đông bắcvà đổ vào đầm Nƣớc Ngọt rồi thông qua
biển qua cửa Đề Gi; diện tích lƣu vực là 780 km2, chiều dài sông chính là 52 km.
+ Sông Kôn:
Sông Kôn là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh có tổng diện tích lƣu
vực là 3.067 km2 chiều dài sông chính 178 km. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi
của dãy Trƣờng Sơn với độ cao từ 700 - 1.000 m. Sông chảy theo hƣớng tây bắc đông nam đến Thanh Quan - Vĩnh Phúc sông chảy theo hƣớng bắc - nam về đến
Bình Tƣờng sông chảy theo hƣớng tây - đông và đến Bình Thạnh sông chia thành
hai nhánh chính: nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại; nhánh
Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lƣu khoảng 2 km, sau khi
chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại
cửa Tân Giảng. Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào đầm Thị
Nại đƣợc thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.
+ Sông Hà Thanh:
Sông Hà Thanh bắt nguồn từ những đỉnh núi cao 1.100 m phía tây nam
huyện Vân Canh chảy theo hƣớng tây nam - đông bắc. Khi chảy về đến Diêu Trì
sông chia thành hai nhánh: nhánh Hà Thanh và Trƣờng Úc đổ vào đầm Thị Nại qua
hai cửa Hƣng Thạnh và Trƣờng Úc rồi thông ra biển qua cửa Quy Nhơn. Diện tích
lƣu vực toàn bộ là 539 km2, chiều dài sông chính là 58 km.
+ Các lưu vực sông nhỏ ven biển tỉnh Bình Định:
. Lƣu vực sông Quy Thuận là sông nhỏ của tỉnh Bình Định, sông bắt nguồn
từ vùng núi cao 700 m phía tây xã Hoài Sơn của huyện Hoài Nhơn chảy theo hƣớng
tây bắc - đông nam sau đó chuyển sang hƣớng tây - đông và đổ qua cửa biển Tam
Quan ra biển Đông. Diện tích hứng nƣớc 82,38 km2.