BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THU HẰNG
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THU HẰNG
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM BẢO DƯƠNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở,
nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – PGS.TS.
Phạm Bảo Dương đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá
trình thực tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ Phòng Nông
nghiệp và PTNT, Công ty KTCTTL Hải Hậu, UBND xã Hải Lộc, UBND xã
Hải Quang, xã Hải Tân và nhân dân 3 xã đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý thư viện khoa KT và PTNT,
quản lý thư viện trường Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa KT và PTNT,
các thầy cô trong bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, các thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,
cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
đề tài thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ix
Danh mục hình, hộp ý kiến x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 4
2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong thủy lợi nội đồng 4
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4
2.1.2 Sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng 6
2.1.3 Đặc điểm của quản lý thủy lợi nội đồng có sự tham gia của người dân 7
2.1.4 Vai trò của người dân tham gia trong quản lý thủy lợi nội đồng 8
2.1.5 Hình thức tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng 11
2.1.6 Mức độ tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng 12
2.1.7 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý thủy
lợi nội đồng 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý
thủy lợi nội đồng 17
2.2 Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng 18
2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thủy lợi 18
2.2.2 Kinh nghiệm sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi ở một số
nước trên thế giới 21
2.2.3 Kinh nghiệm sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi ở một số
địa phương trong cả nước 22
2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 27
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 27
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 29
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 33
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 35
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 36
3.2.5 Phương xử lý và phân tích số liệu 38
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Thực trạng quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 40
4.1.1 Quản lý hoạt động thủy lợi của huyện Hải Hậu 40
4.1.2 Thực trạng trong quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 42
4.2 Sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định 56
4.2.1 Sự tham gia của người dân trong quy hoạch công trình thủy lợi nội đồng 56
4.2.2 Sự tham gia của người dân trong xây dựng công trình thủy lợi nội đồng 58
4.2.3 Sự tham gia của người dân trong quản lý nước tưới trên đồng ruộng 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
4.2.4 Sự tham gia của người dân trong khai thác, sử dụng các công trình
thủy lợi nội đồng 73
4.3 Đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 74
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong thủy lợi nội
đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 76
4.4.1 Hệ thống chính sách thủy lợi 77
4.4.2 Quản lý của chính quyền địa phương 78
4.4.3 Nguồn lực của hộ 80
4.4.4 Hiểu biết của người dân 81
4.4.5 Hợp tác giữa cơ quan lãnh đạo và người dân 82
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân
trong quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 84
4.5.1 Quan điểm 84
4.5.2 Định hướng 84
4.5.3 Giải pháp 85
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 88
5.2 Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 102
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCN Cây công nghiệp
C/S Chính sách
DVTNNĐ Dịch vụ thủy nông nội đồng
HTX Hợp tác xã
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
LID
Land Improvement District
(Khai hóa, thổ nhưỡng)
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PIM
Participatory Irrigation Management
QL Quản lý
TLNĐ Thủy lợi nội đồng
TLP Thủy lợi phí
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
WUA
Water Users Association
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii
DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Hải Hậu từ năm 2011 – 2013 32
3.2 Tình hình dân số - lao động của huyện Hải Hậu năm 2011 – 2013 33
3.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37
3.4 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 38
4.1 Chức năng nhiêm vụ của các đơn vị tham gia quản lý 41
4.2 Phân vùng tưới hệ thống thủy nông Hải Hậu 44
4.3 Phân vùng tiêu hệ thống thủy nông Hải Hậu 44
4.4 Các cụm thủy nông của huyện Hải Hậu 49
4.5 Diện tích tưới tiêu các cụm thủy nông của huyện năm 2013 50
4.6 Kết quả tưới tiêu huyện Hải Hậu năm 2013 52
4.7 Lịch dẫn nước phục vụ tưới tiêu của huyện Hải Hậu năm 2013 53
4.8 Kết quả tu bổ, nạo vét kênh mương huyện Hải Hậu năm 2013 54
4.9 Sự tham gia của người dân trong xây dựng công trình thủy lợi nội đồng 59
4.10 Tỷ lệ người dân tham gia xây dựng kế hoạch tưới – tiêu 61
4.11 Đối tượng tham gia xây dựng và quyết định kế hoạch tưới - tiêu 61
4.12 Sự tham gia của người dân sử dụng phương tiện bơm tát nước 65
4.13 Sự tham gia đánh giá của người dân về công tác tưới – tiêu năm 2013 66
4.14 Đánh giá của người dân trong quản lý chất lượng nước tưới ở kênh
mương, đồng ruộng 67
4.16 Mức phí dịch vụ thủy nông nội đồng 71
4.17 Đánh giá của các hộ dân về mức phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng 72
4.18 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố hệ thống chính sách thủy lợi 77
4.19 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố quản lý của chính quyền địa
phương 78
4.20 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố nguồn lực của hộ 80
4.21 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố hiểu biết của người dân 81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix
4.22 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố sự hợp tác giữa cơ quan lãnh đạo
và người dân 82
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang
2.1 Khái quát đặc điểm công tác thủy lợi 4
3.1 Khung phân tích của đề tài 34
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý
thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu 83
BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang
4.1 Sự tham gia của người dân để quản lý chất lượng nước tưới tránh bị ô nhiễm 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x
DANH MỤC HÌNH, HỘP Ý KIẾN
HÌNH
Số hình Tên hình Trang
3.1 Bản đồ huyện Hải Hậu 29
4.1 Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình thủy nông Hải Hậu 43
HỘP
Số hộp Tên hộp ý kiến Trang
4.1 Ý kiến người dân về lý do đánh giá quy hoạch thủy lợi nội đồng ở địa phương 56
4.2 Ý kiến sự tham gia của người dân trong quy hoạch thủy lợi ở địa phương mình 57
4.3 Ý kiến sự tham gia của người dân trong thiết kế xây dựng công trình 58
4.4 Ý kiến về công trình thủy lợi nội đồng ở địa phương 73
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô cùng quý giá đối với sự sống và phát
triển. Nước tưới nói chung và nước tưới trên đồng ruộng nói riêng là một loại hàng
hóa công cộng – không có sự cạnh tranh và loại trừ trong sử dụng, do đó việc quản lý
rất khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần có biện pháp quản lý loại hàng hóa này cho hợp
lý. Một trong các biện pháp đã được đưa ra và biết đến là mô hình người dân tham
gia thủy nông (PIM – Participatory Irrigation Management) được áp dụng như một
điều kiện tiên quyết để phát triển thủy lợi hiệu quả và bền vững. Cơ sở thành công
của PIM là dựa trên việc khai thác hiệu quả nguồn lực to lớn từ người dân – những
người được hưởng lợi chính.
Ở Việt Nam, để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thủy lợi, từ đầu năm 1990
Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện xã hội hóa
theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đến năm 1997, thì mô hình PIM
mới được phổ biến ở nước ta (Hội thảo quốc gia về PIM từ ngày 7 – 10/4/1997 tại
Nghệ An). Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động của tổ chức quản lý theo hướng PIM
còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nên các mô hình PIM chưa được mở rộng và phát
triển. Nhiều mô hình PIM không còn hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả sau khi
các dự án hỗ trợ kết thúc.
Hiện nay, ở nhiều nơi nông dân không tham gia vào quản lý thủy lợi nói chung
và thủy lợi nội đồng nói riêng, hoặc chăng là bị tác động theo kiểu huy động, áp đặt từ
trên xuống. Vẫn còn nặng tư tưởng: Công trình thủy lợi là của nhà nước nên việc quản
lý và sửa chữa do trách nhiệm của nhà nước. Tình trạng người dân sử dụng sai, lãng
phí nước, nợ đọng thủy lợi phí,… Đó chính là hệ quả của việc không biết phát huy tính
cộng đồng trong quản lý thủy lợi.
Hải Hậu là một huyện thuộc tỉnh Nam Định, có truyền thống làm nông
nghiệp từ bao đời nay. Do đó, công tác thủy lợi chiếm vị trí vô cùng quan trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
trong sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhìn chung, các công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện đang được quan tâm và đầu tư. Nhưng ở một số địa
phương còn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của thủy lợi, đăc biệt
là coi nhẹ sự tham gia của người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào nhà
nước, từ đó không phát huy được hiệu quả trong sử dụng các công trình thủy lợi,
làm giảm năng suất sản xuất,…
Mặt khác, tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có một ai nghiên cứu về sự
tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu. Do đó,
để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi đặc biệt là thủy lợi
trên đồng ruộng tại địa bàn huyện Hải Hậu, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi nội đồng, sự tham gia của
người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng và các yếu tố ảnh hưởng mà đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội
đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong quản lý thủy lợi nội đồng.
- Phản ánh thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của
người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong
quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trên chủ thể là các hộ nông dân sản xuất trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
đồng ruộng và cán bộ các cấp tham gia quản lý thủy nông trên địa bàn huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
* Phạm vi thời gian
Số liệu được thu thập trong vòng từ năm 2010 – 2015; tiến hành khảo sát từ
năm 2014; các giải pháp đề tài đến năm 2020; đề tài được thực hiện từ tháng 6/2014
– tháng 5/2015.
* Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu quản lý thủy lợi nội đồng và sự tham gia của người dân trong
quản lý thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thủy lợi, quản lý thủy lợi, quản lý thủy lợi nội đồng là gì? Vai trò của người
dân trong quản lý thủy lợi nội đồng?
- Thực trạng sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong những năm gần đây như thế nào?
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý
thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý
thủy lợi nội đồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG
2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong thủy lợi nội đồng
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Thủy lợi
Thủy lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật rộng lớn gồm nhiều hoạt động đấu tranh
với tự nhiên để khai thác mặt có lợi của nguồn nước trên và dưới mặt đất phục vụ
sản xuất và đời sống, đồng thời hạn chế những tác hại của nguồn nước gây ra đối
với sản xuất và đời sống.
* Công tác thủy lợi
Công tác thủy lợi hình thành và phát triển như là một hoạt động không thể thiếu
nhằm điều hòa giữa lượng nước đến của tự nhiên với yêu cầu về nguồn nước của
con người.
Công tác thủy lợi bao gồm tổng hợp các biện pháp như chiến lược, quy
hoạch, xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi; thực hiện
tưới tiêu một cách khoa học nhằm chủ động cho nguồn nước cho trồng trọt, chăn
nuôi và tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất, đa dạng hóa cơ cấu
cây trồng, vật nuôi và hạn chế các thiệt hại do nước gây ra như hạn hán, lũ lụt,…
Bên cạnh đó công tác thủy lợi trong nông nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến đời
sống xã hội nông thôn như cung cấp nguồn nước trong sinh hoạt và các ngành nghề
nông thôn, tạo cảnh quan môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn thuận lợi…
(Tổng cục thủy lợi, 2012).
Đầu vào Đầu ra
- Nguồn nước tự
nhiên
(nước ngầm, nước mưa, nước mặt)
- Nguồn lực
(lao động, vật tư, kỹ thuật )
- Nguồn nước theo nhu cầu sử
dụng (sản xuất nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp, năng lượng, đời
sống sinh hoạt,…)
Sơ đồ 2.1 Khái quát đặc điểm công tác thủy lợi
Công tác
thủy lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
* Công trình thủy lợi
Công trình thuỷ lợi được coi là công cụ cơ bản để con người thực hiện việc
điều tiết nguồn nước theo nhu cầu của mình. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi nêu rõ: Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm
khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường
và cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường
ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ ao các loại (Ủy ban thường vụ Quốc
Hội, 2001).
* Quản lý thủy lợi và quản lý thủy lợi nội đồng
Quản lý thủy lợi là thực hiện các biện pháp: Quy hoạch, xây dựng hệ thống
công trình thủy lợi, quản lý nước tưới, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi
nhằm đảm bảo chống thất thoát nước, cung cấp nước cho cây trồng đúng theo yêu
cầu của cây, tiết kiệm nước và giúp tăng năng suất.
Những căn cứ để quản lý thủy lợi: Đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng, địa
phương như thế nào: Về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ…; đặc điểm của hệ thống tưới có
thuận lợi cho việc lấy nước của các khu đồng, có hay bị thất thoát nước; đặc điểm của
cây trồng về loại cây trồng, diện tích, yêu cầu về nước…
Quản lý thủy lợi nội đồng hay nói cách khác là quản lý hoạt động của hệ
thống thủy lợi trên đồng ruộng. Có thể khát quát một cách tương đối về khái niệm
của quản lý thủy lợi nội đồng như sau: Quản lý thủy lợi nội đồng là tập hợp các biện
pháp như quy hoạch, xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, quản lý nước tưới trên
đồng ruộng và khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi một cách khoa học và hợp
lý nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng.
Mục đích của quản lý thủy lợi nội đồng là tăng năng suất cây trồng rên đồng
ruộng; tạo điều kiện thay giống cũ bằng giống mới; điều hòa nước mưa để phải tưới ít
nhất; giảm được sự mất mát nước trên đồng ruộng; hạn chế được kênh đầu nguồn chứa
quá nhiều nước, kênh cuối hồ thì hạn; tăng diện tích tưới; tăng tuổi thọ công trình thủy
lợi; giảm thiểu các khoản dân phải đóng góp,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
2.1.2 Sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia của người dân trong
quản lý thủy lợi nội đồng, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu sự tham gia của người dân
trong quy hoạch, xây dựng công trình thủy lợi, quản lý nước tưới và khai thác, sử
dụng các công trình thủy lợi nội đồng. Sau đây là một số lý luận về sự tham gia của
người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng:
Theo cách hiểu chung thì tham gia (Participation) là góp phần hoạt động của
mình vào một hoạt động, một tổ chức nào đó.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia là một triết lý
đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng. Theo Oakley (1989) cho
rằng tham gia là một quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm của quần chúng và nâng
cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sáng kiến mới ở địa phương. Quá
trình này hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng cường kiểm soát các nguồn
lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. Tham gia bao
gồm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát
triển của người dân (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Trên quan điểm quản lý bởi cộng đồng (Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Danh
Tính, 2006) cho rằng: Tài nguyên nước sẽ được quản lý tốt hơn nếu có sự tham gia
của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Trong đó, riêng đối với vấn đề về quản
lý thuỷ lợi, có thể thực hiện dựa trên 3 mô hình có sự tham gia của người dân:
(1) Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý;
(2) Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên
quan đến nhà nước;
(3) Mô hình tổ chức cộng đồng tự quản lý.
Quản lý thủy lợi nội đồng có sự tham gia của người dân không hàm ý người
dân phải có trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà họ đang
sử dụng. Họ có thể tham gia vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận hành,
kỹ thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước. Mức độ tham gia của người dân là rất
đa dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông tin về lập kế hoạch tưới nước, cho đến thảo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia như hình thức “nhân công giá rẻ”
hoặc là “chia sẻ chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận
đến chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa phương. Sự tham
gia của người dân vừa là phương tiên vừa là mục tiêu để hướng tới dự phát triển của
công tác quản lý nước tưới hiệu quả và bền vững nhất
Như vậy, sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng bao gồm
trong quy hoạch, xây dựng, quản lý nước tưới và khai thác, sử dụng các công trình
thủy lợi nội đồng ở đây chỉ là một khía cạnh phát triển thủy lợi trong tổng thể sự
phát triển chung của cộng đồng, người dân. Sự tham gia của người dân trong quản
lý thủy lợi nội đồng cũng mang đầy đủ những nội dung, tính chất của sự tham gia
trong bất kỳ sự phát triển nào.
Hệ thống hoá từ các quan điểm khác nhau, qua nghiên cứu cho thấy: Sự tham
gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng là một quá trình quy hoạch, xây
dựng, quản lý nước tưới và khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi nội đồng có
sự tham gia của người dân, trong đó người dân chính là trung tâm của hệ thống, là
đối tượng được hưởng lợi chính từ các công trình thủy lợi. Sự tham gia của người
dân rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật
pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Sự
tham gia của người dân vừa là phương tiên vừa là mục tiêu để hướng tới sự phát
triển thủy lợi nội đồng một cách hiệu quả và bền vững nhất.
2.1.3 Đặc điểm của quản lý thủy lợi nội đồng có sự tham gia của người dân
Để nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
một cách khoa học cần thiết phải nắm rõ những đặc điểm cơ bản của quản lý thủy
lợi nội đồng. Cụ thể là 3 đặc điểm sau:
Quản lý thủy lợi dựa vào nhu cầu: Thủy lợi có sự tham gia phản ánh rõ việc
tiêu thụ nước dựa theo nhu cầu, nhất là khi nước được chấp nhận như một hàng hoá
và người sử dụng nước phải trả phí sử dụng nước. Người điều hành thuỷ lợi dẫn và
cấp nước vào ruộng theo mức độ phù hợp yêu cầu mùa vụ của người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
Quản lý thủy lợi cần chú trọng đến tự chủ về tài chính: Các công trình cấp
nước và thủy lợi quy mô nhỏ, có sự tham gia của người dân thường được xây dựng
bằng kinh phí từ ba nguồn: tài trợ của nhà nước, tài trợ từ bên ngoài (thường là từ
dự án do các tổ chức phi chính phủ thực hiện) và đóng góp của người dân. Khi đi
vào hoạt động, chi phí vận hành và duy tu sẽ được thanh toán bằng ngân sách thu
được từ phí sử dụng nước. Mức thu tiền nước này thường do người dân thỏa thuận
quy định tại các cuộc họp dân và được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.
Tính bền vững trong quản lý thủy lợi: Tính bền vững của quản lý thủy lợi có
sự tham gia của người dân là tập hợp tất cả các khía cạnh xã hội, tài chính, thể chế,
kỹ thuật và môi trường. Đây cũng là cơ sở để đánh giá một phương thức được xem là
thành công nhất, và trên thực tế việc đánh giá này là một thách thức lớn. Trong bối
cảnh hiện nay, một vài khía cạnh có thể xem xét về mức độ “thực hiện tốt” của các
phương thức. Chẳng hạn như áp dụng cách tiếp cận định hướng người sử dụng nước
hay đáp ứng nhu cầu thường có tác động tích cực đối với sự bền vững của các hệ
thống quản lý và sử dụng nguồn nước. Hoặc sự đồng thuận của người dân là một kết
quả tốt về khía cạnh xã hội của một phương thức thành công (Nguyễn Việt Dũng và
Nguyễn Danh Tĩnh, 2006).
2.1.4 Vai trò của người dân tham gia trong quản lý thủy lợi nội đồng
* Nội dung vai trò của người dân khi tham gia vào quản lý thủy lợi nội đồng
Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch, quá trình khảo
sát thiết kế các công trình thủy lợi nội đồng. Mặt khác, người dân có điều kiện
tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình;
Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục
đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng,
trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
Dân bàn: Tham gia thảo luận để đưa ra những ý kiến tốt nhất trong quy
hoạch, xây dựng, quản lý công tác tưới- tiêu và khai thác, sử dụng các công trình
thủy lợi nội đồng một các hợp lý nhất. Thảo luận về đầu tư xây dựng công trình,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công
trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức
quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư sử dụng công trình thủy lợi nội
đồng địa phương.
Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động của thủy lợi nội đồng. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể
trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và
duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc
làm, trừ đi tiền kinh phí phải đóng, tăng thu nhập cho người dân. ngoài ra dân còn
góp của góp công. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại
chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
Dân kiểm tra: Dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra, là biểu hiện
cao nhất của tinh thần "Dân chủ". Từ các vấn đề đầu tư xây dựng công trình, các
giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình,
các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý
tài chính… đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến
chốn.
Dân hưởng lợi: Dân được hưởng những gì mà dân làm, dân đóng góp trong
thủy lợi nội đồng.
* Phân theo khía cạnh về quyền lực, vai trò của người dân tham gia vào quản lý
thủy lợi nội đồng thể hiện qua:
+ Người trực tiếp sử dụng nước tưới
Nước cung cấp về đồng ruộng là để đáp ứng nhu cầu tưới nước cho cây trồng
của người dân. Người dân là người trực tiếp sử dụng nguồn nước tưới để phục vụ
cho việc sản xuất nông nghiệp của mình. Sự tham gia quyết định tính chủ động của
nguồn nước cho sản xuất, là yếu tố trực tiếp làm tăng năng suât cây trồng do đáp
ứng yêu cầu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển tự nhiên và yếu tố gián tiếp tạo cơ
sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
+ Người quản lý và bảo vệ nguồn nước tưới
Sự tham gia của người dân đảm bảo thu được những kết quả trong việc quản
lý và bảo vệ môi trường tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những
khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động quản lý. Sự
tham gia tạo nên phong trào sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đây là động lực
quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp cả chiều rộng lẫn chiều sâu giúp cải
thiện đời sống người dân.Trong công tác quản lý nước tưới, người dân là đối tượng
hưởng lợi nên họ sẽ tham gia vào các khâu trong quá trình quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước vì đó cũng chính là cách bảo vệ quyền lợi của họ.
* Phân theo các khâu của quá trình quản lý nước tưới trên đồng ruộng
+ Vai trò của người dân tham gia trong lập kế hoạch tưới
Sự tham gia của người dân đảm bảo thu được những kết quả tưới từ kế hoạch
tưới tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là đặc điểm địa bàn như thế nào và kinh
nghiệm sản xuất trên địa bàn địa phương đã nhiều năm để hiểu được diễn biến
thường xuyên xảy ra trong mùa vụ, những khả năng của họ và có thể dùng các
nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng nói chung và lập kế hoạch cho
quản lý nước tưới nói riêng
Sự tham gia của người dân trong công tác lập kế hoạch tưới là chức năng cao
nhất, có vai trò thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của kế hoạch
như: Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho kế hoạch sẽ đạt
được các mục tiêu phù hợp với nhu cầu nước tưới của người dân; Tăng tính hiệu
quả của kế hoạch tưới thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng
lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch. Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động
dành hết tâm trí vào việc lập kế hoạch và hào hứng với công tác quản lý nước tưới.
+ Vai trò của người dân tham gia trong điều hành nước tưới
Người dân dẫn nước từ kênh mương vào đồng ruộng và giữ nước trong các
khoảng ruộng tránh thất thoát nước đảm bảo nước tưới được sử dụng hợp lý, không
bị lãng phí; Người nông dân có vai trò thăm đồng, kiểm tra tình hình nước tưới trên
đồng ruộng và thông báo tình hình cho cán bộ thủy nông khi cần nước tưới để có kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
hoạch bơm nước kịp thời; Dân đóng góp một khoản kinh phí cho tổ thủy nông có
thể duy trì hoạt động của mình; Người còn có vai trò lớn trong công tác duy tu bảo
dưỡng, nạo vét kênh mương, bờ vùng…bằng cách góp ngày công hoặc góp tiền.
+ Vai trò của người dân tham gia trong giám sát, kiểm tra
Người dân có vai trò việc đánh giá công tác lập kế hoạch tưới và bơm nước
về đồng ruộng đã phù hợp với hoạt động sản xuất chưa. Vai trò lớn trong việc quản
lý chất lượng nước tưới: tham gia việc giữ vệ sinh kênh mương, đảm bảo nước tưới
không bị ô nhiễm.
2.1.5 Hình thức tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
Hình thức là biểu hiện của nội dung, song sự tham gia là một quá trình do đó
đánh giá hình thức tham gia chỉ mang tính tương đối, ta có thể khái quát theo các
hình thức như sau:
- Hình thức bị động: Người dân được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên
ngoài vào.
- Hình thức cung cấp thông tin: Người dân cung cấp thông tin của mình cho
các đối tượng bên ngoài thông qua việc trả lợi câu hỏi, đóng góp ý kiến,…
- Hình thức tham khảo ý kiến (tư vấn): Phạm vi và đối tượng của hình thức này
hẹp, đòi hỏi các chủ thể tư vấn phải có kiến thức và sự tổng hợp, phân tích và suy luận
nhất định. Hình thức này giúp các quyết định có được sự ủng hộ của người dân.
- Hình thức vì lợi ích: Sự tham gia xuất phát từ lợi ích của người dân. Đây
là hình thức rất quan trọng để có thể thu hút tốt nhất sự tham gia của người dân
cũng như mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động phát triển.
- Hình thức vì nhiệm vụ: Sự tham gia tạo nên quyền lực của người dân, một
dạng đặc biết của lợi ích. Trong thực tế nó thể hiện sự phân cấp, trao quyền cho
người dân. Ví dụ như lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện các
kế hoạch, giảm sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động.
- Hình thức tương hỗ: Là tổng hợp của các loại hình tham gia. Nó tác động
tương hỗ, đảm bảo phát huy và kết hợp các nguồn lực người dân theo hình thái sức
mạnh tập thể. Nó có ảnh hưởng chi phối tới tất cả quá trình phát triển chung trên cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
sở tác động tới tổ chức, cộng đồng bên ngoài hay các lực lượng xã hội khác
(Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
* Hình thức tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
Sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng phổ biến dưới
những hình thức tham gia như sau: được mời tham gia các buổi “họp tư vấn”, đóng
góp ý kiến khi bắt đầu triển khai mô hình; đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch và thực
hiện xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ trên đồng ruộng của địa phương; chỉ
định và bầu ra đại diện cho cộng đồng cho Ban quản lý hoặc đội quản lý - người có
trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến cấp nước tưới trên đồng ruộng cho địa
phương; đóng góp công lao động và các đóng góp tài chính để xây dựng, hoạt động,
duy tu và bảo vệ các công trình thủy lợi nội đồng ở địa phương; thanh toán chi phí
nước theo mức tiêu thụ thực tế hoặc thỏa thuận của hộ gia đình,… (Nguyễn Thị Thúy
Tươi, 2013).
2.1.6 Mức độ tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi nội đồng
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về mức độ của sự tham gia. Theo
Sherry Arnstenin (1969) mô tả quá trình tham gia của người dân như là một chiếc
thang với tám bước: (1) Sự vận động; (2) Liệu pháp: Chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có
mục đích đào tạo người tham gia, phải giành được sự ủng hộ của cộng đồng thông
qua quan hệ công chúng; (3) Cung cấp thông tin – đây là bước quan trọng đầu tiên
nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thông tin thường chỉ mang tính một chiều mà
không có phản hồi; (4) Tham vấn: Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân
cư và tham khảo ý kiến cộng đồng; (5) Động viên: Bầu ra những thành viên xứng
đáng vào ủy ban; (6) Hợp tác: Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và
nhà cầm quyền, cả hai đều phải có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và ra quyết
định; (7) Ủy quyền: Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có
quyền quyết định; (8) Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm (Ben Fleming and
Phil Bartle, 2006).
Theo Call M., sự tham gia có ba mức độ: (1) Tham gia là một phương tiện
để tạo ra các điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện các can thiệp từ bên ngoài vào;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
(2) Tham gia là một phương tiện để dung hòa trong quá trình ra quyết định vào tạo
lập chính sách cho các can thiệp từ bên ngoài vào; (3) Tham gia là một mục đích
tự thân để các cộng đồng có quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ra quyết
định. Tham gia tự nó là mục đích chứ không phải là phương tiện. Cộng đồng tự
xác định và thay đổi các giải pháp cho các nhu cầu phát triển của mình (Nguyễn
Ngọc Hợi, 2003).
Theo Jules Pretty, sự tham gia có bảy mức độ: (1) Tham gia bị động: Người
dân tham gia được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên ngoài vào cho biết là sự
kiện gì sẽ xảy ra. Phản ứng của cộng đồng không tác động tới sự kiện đó; (2) Tham
gia bằng cách cung cấp thông tin: Người dân trả lời những câu hỏi do cá nhân, tổ
chức nghiên cứu phát triển hay các lực lượng xã hội khác đặt ra. Theo cách này
người dân không có cơ hội được chia sẻ thông tin trong kết quả nghiên cứu; (3)
Tham gia bằng cách tư vấn: Người dân xác định vấn đề, trình bày quan điểm, góp ý,
tư vấn về giải pháp thực hiện. tuy nhiên, sự tham gia này không đảm bảo cho người
dân bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định; (4) Tham gia bằng khuyến khích
vật chất: Người dân tham gia bằng cách cung cấp các nguồn lực như vật chất hay
sức lao động; (5) Tham gia mang tính chất chức năng: Người dân xây dựng các
nhóm nhằm thỏa mãn mục tiêu phát triển. Sự tham gia này thường xuất hiện sau khi
quyết định quan trọng đã được đưa ra và có xu hướng phụ thuộc vào những người
khởi xướng, hướng dẫn từ bên ngoài; (6) Tham gia có tác động qua lại: Người dân
tham gia phân tích chung để xây dựng kế hoạch hành động và thiết lập hay củng cố
một tổ chức địa phương có khả năng kiểm soát những hoạt động phát triển cụ thể;
(7) Tự vận động: Người dân tự khởi xướng để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành
hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực kỹ thuật cần thiết song
vẫn duy trì sự kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng và thực thi kế hoạch. Sự vận
động có thể hướng tới mục tiêu cải thiện sự phân phối phúc lợi và quyền lực hiện tại
(Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
2.1.7 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý thủy lợi
nội đồng
* Sự tham gia của người dân trong quy hoạch thủy lợi nội đồng
Mục tiêu của quy hoạch thủy lợi nói chung và thủy lợi nội đồng nói riêng là
phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và nguồn tài nguyên
nước, đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế
khác. Giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán, ngập úng, ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt
là ảnh hưởng của nước biển dâng và xâm nhập mặn. Để đạt được mục tiêu của quy
hoạch thủy lợi nội đồng thì rất cần thiết huy động đến sự tham gia của người dân.
Trong phạm vi nghiên cứu của để tài, tiến hành tìm hiểu cách thức tham gia
của người dân trong quy hoạch thủy lợi nói chung và thủy lợi nội đồng nói riêng
như thế nào, mức độ tham gia của họ ra sao; chính quyền địa phương có huy động
đến sự tham gia của người dân vào hoạt động quy hoạch thủy lợi nội đồng không;
qua đó, đánh giá sự tham gia của họ trong quy hoạch thủy lợi nội đồng của địa
phương.
* Sự tham gia của người dân trong xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng
Việc tìm hiểu xem sự tham gia của người dân trong hoạt động giao đất để
xây dựng công trình thủy lợi nội đồng; các hình thức tham gia của người dân vào
thực thi xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng như thế nào, mức độ tham gia
của họ ra sao, qua đó đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng các công
trình thủy lợi nội đồng ở địa phương.
* Sự tham gia của người dân trong quản lý nước tưới trên đồng ruộng
Tìm hiểu sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch tưới – tiêu: Một
kế hoạch tưới được lập ra đáp ứng được nhu cầu nước tưới của người dân là cần
thiết. Vì vậy một bản kế hoạch tưới được lập ra bởi những người không liên quan gì
đến sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng có thể sẽ không khả thi và không phù
hợp với mong muốn của người dân. Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết
định vì kết quả của các quyết định lập kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp
nước cho sản xuất của họ. Người dân được đưa ra ý kiến và quyết định về nội dung