Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.94 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HÀ ĐỖ HỒNG QUANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
QUY TRÌNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HÀ ĐỖ HỒNG QUANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
QUY TRÌNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC

Tp. HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài
chính – Nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở Việt Nam”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai
Các kết quả trong nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017

Hà Đỗ Hồng Quang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN..................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chấp nhận khách hàng trong kiểm toán
báo cáo tài chính ........................................................................................................ 5
1.1.1 Các bài báo và nghiên cứu khoa học nước ngoài ...................................... 5
1.1.2 Các bài báo và nghiên cứu khoa học trong nước ...................................... 8
1.2 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu............................................... 9
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUI TRÌNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ............................. 12
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm có liên quan.................................................. 12
2.1.1 Chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC ..................................... 12
2.1.2 Các quan điểm tiếp cận việc chấp nhận khách hàng
trong kiểm toán BCTC ..................................................................................... 13
2.1.2.1 Quan điểm tiếp cận khách hàng đơn lẻ .......................................... 13


2.1.2.2 Quan điểm tiếp cận theo danh mục đầu tư .................................... 14
2.1.2.3 Quan điểm kết hợp .......................................................................... 16
2.1.3 Các khái niệm liên quan ........................................................................... 17
2.1.3.1 Các khái niệm liên quan kiểm toán độc lập ................................... 17
2.1.3.2 Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ...................... 18
2.2 Tổng quan về DNKT nhỏ và vừa ở Việt Nam và rủi ro của việc không tuân
thủ quy trình chấp nhận khách hàng ..................................................................... 20
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam ......................... 20
2.2.2 Rủi ro và đặc thù của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Việt Nam . 20

2.2.3 Tổng quan về rủi ro của việc không tuân thủ quy trình chấp nhận
khách hàng ........................................................................................................ 21
2.3 Chấp nhận khách hàng theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế........ 23
2.3.1 Chấp nhận khách hàng theo quy định của ISQC1 ................................. 23
2.3.2 Chấp nhận khách hàng theo quy định của chuẩn mực đạo đức quốc tế
(IESBA Code) .................................................................................................... 25
2.3.3 Hướng dẫn thực hành tốt công tác chấp nhận khách hàng của uỷ ban
kiểm toán xuyên quốc gia ................................................................................. 26
2.4 Các quy định và hướng dẫn hiện hành về chấp nhận khách hàng kiểm toán
ở Việt Nam ............................................................................................................... 29
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 30
Tóm Tắt chương 2 ................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 36
3.2 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi .................................................... 37
3.2.1 Thiết kế thang đo ...................................................................................... 37
3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi ............................................................................. 42
3.3 Nghiên cứu chính thức....................................................................................... 44
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 44
3.3.2 Xác định kích cỡ mẫu ............................................................................... 44


3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................ 45
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 49
4.1 Thực trạng về chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
các công ty kiểm toán có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay ...................... 49
4.2 Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách
hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó .................................................................. 52
4.3 Phân tích và đánh giá thang đo ......................................................................... 59

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................. 59
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 60
4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................... 65
4.4.1 Phân tích tương quan ............................................................................... 65
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................................. 67
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................... 72
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 72
5.2 Kiến nghị giải pháp............................................................................................ 74
5.2.1 Quan điểm về xác lập giải pháp ............................................................... 74
5.2.2 Giải pháp cụ thể........................................................................................ 77
5.2.2.1 Tác động vào nhân tố tìm hiểu và xác định tính chính trực của
khách hàng .................................................................................................. 75
5.2.2.2 Tác động vào nhân tố đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và
các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận
khách hàng .................................................................................................. 76
5.2.2.3 Tác động vào nhân tố thành viên nhóm kiểm toán tham gia xem
xét quyết định chấp nhận khách hàng ....................................................... 77
5.2.2.4 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng của quy trình
chấp nhận khách hàng và tổng thể cuộc kiểm toán ................................... 78
5.3 Các kiến nghị cho cơ quan có liên quan ........................................................... 80


5.3.1 Về phía nhà nước...................................................................................... 80
5.3.2 Về phía hội KTV hành nghề (VACPA) ................................................... 81
5.4 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................. 82
Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ gốc

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

KTV

Kiểm toán viên

3

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

4

VACPA


Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

5

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

6

VN

Việt Nam

7

ISQC1

Chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm
toán

8

KTĐL

Kiểm toán độc lập

9


BGĐ

Ban giám đốc


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tiêu chí đánh giá quy mô các công ty nhỏ và vừa theo
NĐ 56/2009

20

Bảng 2.2

Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

32

Bảng 2.3

Giả thuyết nghiên cứu 1

34


Bảng 3.1

Thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách

38

hàng
Bảng 3.2

Thang đo về tìm hiểu và xác định tính chính trực của

39

khách hàng
Bảng 3.3

Thang đo đánh giá nguồn lực của công ty kiểm toán

40

trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán
Bảng 3.4

Thang đo đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và

41

các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan
trong việc chấp nhận khách hàng

Bảng 3.5

Thang đo thành viên nhóm kiểm toán tham gia xem

42

xét quyết định chấp nhận khách hàng
Bảng 3.6

Hiệu chỉnh thang đo

42

Bảng 3.7

Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát

43

Bảng 4.1

Vị trí công tác của KTV tham gia khảo sát

49

Bảng 4.2

Số lượng nhân viên và doanh thu trung bình/năm

50


Bảng 4.3

Tổ chức soát xét tại đơn vị

50

Bảng 4.4

Áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA

51

trong công tác chấp nhận khách hàng
Bảng 4.5

Mẫu biểu áp dụng trong quy trình chấp nhận khách

51

hàng
Bảng 4.6

Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của quy trình
chấp nhận khách hàng

52


Bảng 4.7

Bảng 4.8

Thống kê tần số thang đo tìm hiểu và xác định tính
chính trực của khách hàng
Thống kê tần số thang đo đánh giá nguồn lực của công

53
55

ty kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán
Bảng 4.9

57

Bảng 4.11

Thống kê tần số thang đo đánh giá khả năng tuân thủ
chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có
liên quan khi chấp nhận khách hàng
Thống kê tần số thang đo thành viên tham gia xem xét
chấp nhận khách hàng
Kiểm định KMO và Bartlett

Bảng 4.12

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained)

62

Bảng 4.13


Ma trận nhân tố sau khi xoay

63

Bảng 4.14

Kiểm định KMO và Bartlett

63

Bảng 4.15

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained)

64

Bảng 4.16

Ma trận nhân tố trước khi xoay

64

Bảng 4.17

Hệ số tương quan Pearson

66

Bảng 4.18


Giả thuyết nghiên cứu 1

68

Bảng 4.19

Model Summaryb

68

Bảng 4.20

ANOVAb

69

Bảng 4.21

Coefficientsa

69

Bảng 4.10

58
61


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình số

Tên bảng

Trang

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu 1

33

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

36

Hình 4.1

Mô hình nghiên cứu 1

67

Hình 5.1

Mô hình nghiên cứu 2

73



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những vụ bê bối trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và sự sụp đổ của các
công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới trong những năm gần đây đã làm cho sự
tin tưởng của công chúng vào chất lượng báo cáo tài chính và nghề nghiệp kiểm
toán trở nên xấu đi. Enron, WorldCom, và Xerox là ví dụ về các vụ bê bối ở Hoa
Kỳ liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán ở những công ty đại
chúng. Ở Việt Nam, cũng xuất hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực kế toán – kiểm
toán ở các công ty niêm yết như Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông, Tập đoàn Đại
Dương và một số ngân hàng “0 đồng” đã làm những người sử dụng báo cáo tài
chính hoang mang về độ tin cậy của các báo cáo kiểm toán.
KTĐL là một ngành nghề khá đặc biệt, không chỉ đơn thuần phục vụ cho một
đối tượng khách hàng hoặc doanh nghiệp cụ thể như những ngành nghề khác, công
ty kiểm toán và KTV còn có trách nhiệm hướng đến lợi ích công chúng. Để làm
được điều này, đòi hỏi các công ty kiểm toán và KTV phải nâng cao chất lượng
kiểm toán thông qua việc xây dựng, thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục
kiểm toán một cách hiệu quả ngay từ những khâu đầu tiên của cuộc kiểm toán, đặc
biệt là trong khâu chấp nhận khách hàng.
“Quy trình chấp nhận khách hàng” là một trong những thủ tục kiểm toán được
chuẩn mực kiểm toán xác định là rất quan trọng và cần thiết trong một cuộc kiểm
toán hiện nay. Quy trình này giúp công ty kiểm toán và KTV đạt được sự đảm bảo
hợp lý cho cuộc kiểm toán và có một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối khách hàng, cùng với
đó là phương hướng tiếp cận cuộc kiểm toán hợp lý nhất, giúp tiết kiệm chi phí,
tăng cường sự đảm bảo…nếu chấp nhận khách hàng.
Việc xây dựng và thực hiện quy trình chấp nhận khách hàng một cách hiệu
quả sẽ giúp công ty kiểm toán có kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán tốt hơn, từ đó



2

giảm thiểu rủi ro kiểm toán và nâng cao tính hiệu quả trong cuộc kiểm toán. Đây là
một phần rất quan trọng mang tính sống còn cho mỗi cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, ở thị trường kiểm toán Việt Nam, sự cạnh tranh về khách hàng, giá
phí và áp lực doanh thu giữa các công ty kiểm toán đang diễn ra rất gay gắt. Trong
áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt ấy, các công ty kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là
các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ và vừa thường bỏ qua hoặc thực hiện không
đầy đủ những thủ tục cần thiết trong quy trình chấp nhận khách hàng. Việc không
nhận thức được ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của quy trình chấp nhận khách
hàng sẽ gia tăng rủi ro, chi phí cho cuộc kiểm toán và làm giảm chất lượng kiểm
toán.
Với các lý do nêu trên, “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy
trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên cứu
tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở Việt Nam” là một vấn đề nghiên
cứu cần thiết, nhằm góp phần phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ
kiểm toán trong tiến trình hội nhập của đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung của bài viết là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC. Từ đó, đề xuất các
phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính hữu hiệu của quy trình chấp
nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC.
Nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, bài viết cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình
chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao tính
hữu hiệu của trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy trình chấp nhận khách hàng (ở đây, nghiên cứu
chỉ hướng đến quy trình chấp nhận khách hàng mới, không đề cập đến việc tiếp tục


3

hợp đồng kiểm toán với khách hàng hiện hành) và các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng. Đề tài không nghiên cứu việc xây
dựng và thực hiện quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại bất kỳ loại hình kiểm toán khác như kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ
cũng như không nghiên cứu quy trình này ở các công ty KTĐL có quy mô lớn.
Phạm vi nghiên cứu của bài viết là chỉ thực hiện khảo sát trong phạm vi
TP.HCM tập trung vào hoạt động kiểm toán kiểm toán Báo cáo tài chính ở các công
ty KTĐL nhỏ và vừa, không nghiên cứu các loại hình kiểm toán khác như kiểm
toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề xây dựng và thực hiện
quy trình chấp nhận khách hàng (chỉ áp dụng cho khách hàng mới, không đề cập
đến việc tiếp tục hợp đồng kiểm toán với khách hàng hiện hành) trong kiểm toán
báo cáo tài chính của các công ty KTĐL nhỏ và vừa tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết là phương pháp hỗn hợp
kết hợp định tính với định lượng. Trong đó, tác giả tổng hợp các nghiên cứu, tài liệu
và bài viết có liên quan để từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của quy trình chấp nhận khách hàng, sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu
hỏi được gửi trực tiếp qua email hoặc khảo sát trực tuyến qua công cụ Google Docs
đến các đối tượng khảo sát. Sau đó, tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm:
thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội và phân tích tương quan.

5. Đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn đóng góp một phần nhất định về lý luận và thực tiễn cho kiểm
toán báo cáo tài chính như sau:
Hệ thống hóa các văn bản pháp lý liên quan đến quy trình chấp nhận khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty KTĐL có quy mô nhỏ
và vừa ở Việt Nam


4

Đánh giá thực trạng về các thủ tục của quy trình chấp nhận khách hàng trong
kiểm toán BCTC tại các công ty KTĐL có quy mô nhỏ và vừa
Xác định và đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy
trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy trình chấp nhận khách
hàng trong kiểm toán BCTC nhằm nâng cao tính hữu hiệu của quy trình nói
riêng và chất lượng cuộc kiểm toán nói chung
Nêu ra một số kiến nghị với cơ quan chính phủ và ban ngành liên quan trong
thực hiện các chính sách để thực hiện các giải pháp trên hiệu quả hơn
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn có độ dài 85 trang và có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài
chính
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chấp nhận khách hàng trong kiểm toán
báo cáo tài chính
Chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những
chủ đề đang được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể
có thể kể ra các nghiên cứu sau.
1.1.1 Các bài báo và nghiên cứu khoa học nước ngoài
[1] Siregar, S.V., Wondabio, L.S., Harahap, S.N. and Wardhani, R., 2013.
Evaluation of Risk Factors in Client Acceptance Decisions: Evidence from Public
Accountants in Indonesia.
Theo đó, nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp
nhận khách hàng của các công ty kiểm toán như quy mô của công ty kiểm toán,
kinh nghiệm của KTV, cấp bậc của nhân viên kiểm toán thực hiện quy trình, đánh
giá mức độ rủi ro (bao gồm rủi ro khách hàng, rủi ro kiểm toán và rủi ro KTV), phí
và ý kiến chuyên gia. Bài nghiên cứu cũng nêu lên những mức độ tác động khác
nhau của những yếu tố trên đến quyết định chấp nhận khách hàng của công ty kiểm
toán. Trong đó, mức độ rủi ro có tác động trái chiều đến quyết định chấp nhận
khách hàng của công ty kiểm toán nhằm ngăn chặn các khách hàng có rủi ro cao.
Rủi ro khách hàng là yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định chấp nhận khách
hàng của công ty kiểm toán.
[2] Prendergast, K., 2007. Client Acceptances Procedures: Best Practices
among Accounting Firms. CPA Prac. Mgmt. F., 3, p.5.
Bài nghiên cứu khoa học này đã chỉ ra hai mục tiêu chính của quy trình chấp
nhận khách hàng là tìm hiểu tính chính trực của khách hàng và nhận diện những vấn
đề có thể gây nên vi phạm trong hoạt động hành nghề chuyên nghiệp của công ty
kiểm toán và KTV. Đồng thời bài nghiên cứu cũng đưa ra những dấu hiệu nhận
dạng rủi ro trong qúa trình chấp nhận khách hàng mà KTV và công ty kiểm toán cần
chú ý tìm hiểu như: thường xuyên thay đổi công ty kiểm toán không rõ lý do, tình



6

hình tài chính tồi tệ, từ chối cung cấp thông tin liên quan…Bên cạnh đó bài viết
cũng đề xuất về những thủ tục kiểm tra cần thiết tương ứng với từng cấp độ thực
hiện trong việc thực hành công tác chấp nhận khách hàng.
[3] Drira, M., 2013. Toward a general theory of client acceptance and continuance decisions. Journal of Comparative International Management, 16(1).
Bài nghiên cứu này hệ thống lại các quan điểm lý thuyết được sử dụng trong
các tài liệu kiểm toán về sự chấp nhận khách hàng và quyết định việc tiếp tục hợp
đồng kiểm toán. Phần thứ nhất của nghiên cứu, trình bày các khái niệm và lý thuyết
liên quan đến quyết định chấp nhận khách hàng, tiếp tục hợp đồng kiểm toán và từ
chối khách hàng. Thứ hai, nhận diện và thảo luận về phương pháp tiếp cận khách
hàng đơn lẻ và giới thiệu "vòng đời mối quan hệ giữa KTV và khách hàng" như một
nền tảng cho quan điểm thường được sử dụng trong nghiên cứu. Thứ ba, giới thiệu
và kiểm tra quan điểm tiếp cận việc chấp nhận khách hàng như một danh mục đầu
tư. Cuối cùng, các phương pháp tiếp cận khách hàng, danh mục khách hàng được
thảo luận và đưa đến một lý thuyết chung cho quyết định chấp nhận khách hàng và
việc tiếp tục hợp đồng kiểm toán được phát triển.
[4] Mironiuc, M., Chersan, I.C. and Robu, I.B., 2013. The Influence of the
Client's Background on the Auditor's Decision in Acceptance the Audit Engagement. Communications of the IBIMA, 2013, p.1.
Bài nghiên cứu nhận diện và phân tích những tác động của yếu tố hoàn cảnh
đến quyết định chấp nhận khách hàng của công ty kiểm toán. Nghiên cứu đã sử
dụng mẫu là 100 công ty đa quốc gia trong xếp hạng 500 của Fortune năm 2011,
được kiểm toán bởi các công ty Big4. Bài viết phát triển 3 giả thuyết về sự ảnh
hưởng của những yếu tố tài chính và phi tài chính đến quyết định chấp nhận khách
hàng mới của công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định chấp nhận
khách hàng của KTV chịu ảnh hưởng bởi uy tín của khách hàng, phản ánh qua vị trí
của khách hàng trong danh sách 500 Fortune, chuyên môn của KTV trong lĩnh vực
hoạt động cụ thể, tình hình tài chính của khách hàng và khả năng hoạt động liên tục
có thể tiên đoán được thời gian.



7

[5] Johnstone, K.M., 2000. Client-acceptance decisions: Simultaneous effects
of client business risk, audit risk, auditor business risk, and risk adaptation.Auditing: A Journal of Practice & Theory, 19(1), pp.1-25.
Trong bài nghiên cứu này, một mô hình đã được phát triển và kiểm định các
đặc điểm của việc chấp nhận khách hàng như một quá trình của việc đánh giá các
rủi ro và thích ứng với các rủi ro đó. Mô hình này cho rằng KTV sẽ đánh giá các rủi
ro của khách hàng (ví dụ như tình hình tài chính, hệ thống kiếm soát nội bộ…) và
dùng những đánh giá đó để nhận định liệu công ty kiểm toán sẽ gánh chịu một sự
thua lỗ nếu chấp nhận khách hàng thông qua việc thiếu lợi nhuận trong cam kết
kiểm toán với khách hàng hoặc các vụ kiện tụng trong tương lai. Mô hình đề xuất
rằng KTV sẽ tìm cách để thích nghi với rủi ro của khách hàng bằng cách sử dụng 3
chiến lược sau: (1) tìm hiểu những đặc điểm liên quan đến rủi ro của khách hàng;
(2) tìm hiểu khách hàng căn cứ trên rủi ro thua lỗ của công ty kiểm toán trong cam
kết thực hiện kiểm toán; (3) chủ động sử dụng các chiến lược để thích nghi với rủi
ro như điều chỉnh giá phí kiểm toán, lên kế hoạch cho những bằng chứng cần thiết,
lên kế hoạch nhân sự thực hiện cuộc kiểm toán hoặc điều chỉnh khối lượng dữ liệu
cần thiết cần thu thập trong suốt quá trình chấp nhận khách hàng. Để kiểm định mô
hình này, người viết thực hiện khảo sát trên 137 quan sát về các KTV giàu kinh
nghiệm (cấp độ giám đốc kiểm toán/chủ phần hùn). Kết quả cho thấy KTV cân nhắc
mối quan hệ giữa rủi ro khách hàng và dùng đánh giá của họ về những rủi ro này để
nhận định liệu công ty kiểm toán sẽ gánh chịu một sự thua lỗ nếu cam kết thực hiện
kiểm toán cho khách hàng. Trong bước thích nghi với rủi ro, KTV căn nhắc dựa
trên đặc điểm rủi ro của khách hàng và rủi ro thua lỗ của công ty kiểm toán. Nhưng
trái ngược với dự đoán ban đầu, KTV không sử dụng chiến lược (3) chủ động thích
nghi với rủi ro (như tăng giá phí, lên kế hoạch cho những bằng chứng cần thiết…)
để làm tăng tính “có thể chấp nhận” của khách hàng. Điều này cho thấy các KTV có
khuynh hướng tránh rủi ro hơn là chủ động thích nghi với nó, đó cũng là khuynh

hướng trong quyết định chấp nhận khách hàng của các chủ phần hùn/giám đốc kiểm
toán hiện nay.


8

1.1.2 Các bài báo và nghiên cứu khoa học trong nước
[1] Nguyễn Huy Tâm, 2013. Rủi ro từ việc không tuân thủ quy trình chấp
nhận khách hàng của các công ty kiểm toán. Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 29(3).
Bài viết đã đề cập một số quy định ở Việt Nam và trên thế giới về quy trình
chấp nhận khách hàng kiểm toán. Bên cạnh đó bài viết cũng nêu lên những rủi ro
mà DNKT sẽ gặp phải khi không tuân thủ quy trình chấp nhận khách hàng như khó
đánh giá và xác định rủi ro của khách hàng, thủ tục kiểm toán được thiết kế không
phù hợp, bất đồng quan điểm với khách hàng trong xử lý vấn đề phát sinh,…Đồng
thời, bài viết cũng xem xét thực tế áp dụng các quy định này tại Việt Nam hiện nay,
đặc biệt là ở các công ty kiểm toán có quy mô vừa và nhỏ. Sau cùng, bài viết đưa ra
các kiến nghị như: các công ty kiểm toán cần xây dựng các thủ tục và biểu mẫu liên
quan đến quá trình chấp nhận khách hàng dựa theo chuẩn mực kiểm toán, chú trọng
và nâng cao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, nâng cao năng lực và trình độ
của kiểm toán viên,… nhằm thực hiện tốt hơn công tác đánh giá rủi ro khi chấp
nhận khách hàng kiểm toán, hạn chế rủi ro cho KTV và công ty kiểm toán.
[2] Né Hiếu Tuấn (2014), “Hoàn thiện quy trình đánh giá và đối phó rủi ro
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty KTĐL vừa và nhỏ ở Việt Nam”,
Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Trong luận văn này, tác giả đã nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến việc
đánh giá và đối phó rủi ro trong giai đoạn tiếp nhận khách hàng, tìm hiểu môi
trường hoạt động và rủi ro kiểm soát như thu thập thông tin khách hàng, văn bản
hướng dẫn công việc, cấp bậc của KTV thực hiện, ảnh hưởng của giá phí. Theo
nghiên cứu của tác giả, đây là giai đoạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng
của quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro trong kiểm toán BCTC ở các công ty

KTĐL. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên những rủi ro khi không tuân thủ quy
trình chấp nhận khách hàng như kiện tụng, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh (đối với
DNKT) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề (đối với KTV). Từ đó đưa ra kết
luận “các công ty kiểm toán cần phải cẩn trọng trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm


9

toán, nghĩa là phải thực sự sử dụng kết quả của việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp
đồng để quyết định có nên thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó hay không, chứ
không chỉ đơn thuần để xác định mức phí kiểm toán”.
[3] Trần Hải Bắc (2015), “Sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đánh giá rủi ro
trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty kiểm toán độc
lập lớn ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên quy trình chấp nhận khách hàng
là một trong những quy trình rất được chú trọng ở các công ty kiểm toán lớn ở Việt
Nam. Các công ty này đều có văn bản hướng dẫn và quy định các thủ tục đánh giá
rủi ro trước khi chấp nhận khách hàng. Việc thiết kế này giúp công ty kiểm toán đạt
được sự đảm bảo hợp lý rằng công ty kiểm toán chỉ chấp nhận kiểm toán cho các
đơn vị khi (a) Công ty kiểm toán có đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện cuộc
kiểm toán; (b) Công ty kiểm toán đảm bảo sự tuân thủ về đạo đức nghề nghiệp; (c)
Công ty kiểm toán đã xem xét và đánh giá tính chính trực của khách hàng và không
có thông tin nào về việc khách hàng thiếu tính chính trực. Bên cạnh đó, đề tài cũng
đưa ra những tồn tại trong công tác chấp nhận khách hàng ở những công ty kiểm
toán lớn như: việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán còn mang nặng
tính xét đoán, trong một số trường hợp quy mô khách hàng là quá nhỏ và hạn chế về
thòi gian quy trình này có thể bị bỏ qua. Sau cùng bài nghiên cứu đưa các kiến nghị
như xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng, bổ sung nhân sự để khắc phục những
tồn tại trong quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính ở
các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

1.2 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu một cách tương đối về các nghiên cứu liên quan ở nước ngoài
và trong nước về chủ đề chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính,
tác giả nhận định được một số tồn tại và khe hổng nghiên cứu như sau:
Trên thế giới hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều bài báo và bài nghiên cứu khoa
học về chủ đề này, nhưng chưa có nghiên cứu nào có bằng chứng thực nghiệm ở
Việt Nam.


10

Đối với các nghiên cứu trong nước về chủ đề này còn khá khiêm tốn và hạn
chế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC, xem xét mức
độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng
và kiểm định sự phù hợp của mô hình tại VN còn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm
đúng mức. Đây là khe hổng nghiên cứu quan trọng dẫn đến lý do lựa chọn đề tài
của luận văn này.
Như vậy, trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu liên quan, đồng thời dựa vào
những tồn tại và khe hổng nghiên cứu đã xác định ở trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên cứu tại các công ty kiểm toán
độc lập nhỏ và vừa ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần hoàn thiện quy trình chấp
nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC và nâng cao chất lượng kiểm toán ở các
công ty KTĐL có quy mô nhỏ và vừa.


11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày một số nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu được
công bố ở nước ngoài và trong nước. Từ đó, tác giả nhận diện và xác định các khe
hở nghiên cứu để làm cơ sở chứng minh tính cần thiết khi lựa chọn đề tài nghiên
cứu.
Đề tài nghiên cứu được lựa chọn với mục tiêu góp phần hoàn thiện quy trình
chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC, qua đó nâng cao chất lượng hoạt
động KTĐL ở các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam. Đây là
nghiên cứu đầu tiên ở VN tập trung nghiên cứu nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng bằng phương pháp nghiên cứu định
tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu hướng
đến xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình chấp nhận khách hàng
và kiểm định sự phù hợp của mô hình tại VN.


12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUI TRÌNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm có liên quan
2.1.1 Chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC
Theo từ điển tiếng việt, “Chấp nhận” là từ dùng để chỉ sự đồng ý tiếp nhận
điều yêu cầu của người khác hoặc chấp nhận các điều kiện của bên đặt hàng. Còn
“khách hàng” là từ dùng để chỉ người đến mua hàng. Như vậy, chấp nhận khách
hàng là việc bên bán hàng đồng ý bán hoặc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo
yêu cầu của bên mua hàng.
Theo kết quả nghiên cứu của Asare và các đồng sự (1994) và nghiên cứu của
Johnstone and Bedard (2004) trích trong nghiên cứu của Mohamed Drira (2013),
quyết định chấp nhận khách hàng trong kiểm toán BCTC bao gồm việc DNKT thu
hút khách hàng mong muốn hoặc tiềm năng và quyết định xem có nên nộp thầu để
cạnh tranh việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho những khách hàng có thể

quan tâm đến dịch vụ của DNKT. Nếu DNKT thực hiện nộp thầu cạnh tranh hợp
đồng kiểm toán và khách hàng tiềm năng đồng ý, một khách hàng được chấp nhận
mới được thêm vào danh mục khách hàng của công ty (Simunic and Stein, 1990;
Johnstone and Bedard, 2004; dẫn theo Mohamed Drira, 2013). Các khách hàng mới
cũng có thể tiếp cận DNKT để cho thấy sự quan tâm của mình trong việc trở thành
khách hàng của DNKT. Trong trường hợp này, DNKT thực hiện đánh giá khách
hàng tiềm năng và đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối khách hàng mới này.
Trong thực tế, quá trình này có thể phức tạp hơn và lặp đi lặp lại vì nó thường đòi
hỏi nhiều cuộc thảo luận và các vòng đàm phán (Mohamed Drira, 2013).
Quyết định tiếp tục hợp đồng kiểm toán chỉ áp dụng cho khách hàng kiểm toán
hiện hành và không áp dụng cho khách hàng mới. Quá trình này bao gồm đánh giá
khách hàng hiện hành và quyết định có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho
họ. Tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng hiện hành, công ty kiểm toán sẽ đưa
ra quyết định tiếp tục hợp đồng kiểm toán hay từ chối tiếp tục cung cấp hợp đồng


13

kiểm toán. Theo đó, quyết định tiếp tục hợp đồng kiểm toán nghĩa là công ty kiểm
toán đồng ý thực hiện kiểm toán cho khách hàng vào niên độ tiếp theo. Quyết định
từ chối tiếp tục hợp đồng kiểm toán nhằm loại bỏ những khách hàng không mong
muốn, bao gồm cả những khách hàng được đánh giá là quá rủi ro hoặc không còn
phù hợp với chiến lược của công ty (Johnstone and Bedard, 2004; Shu, 2000; dẫn
theo Mohamed Drira, 2013).
2.1.2 Các quan điểm tiếp cận việc chấp nhận khách hàng trong kiểm toán
BCTC
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các quan điểm về phương pháp tiếp
cận mà công ty kiểm toán và KTV sử dụng trong quá trình chấp nhận khách hàng
mới và tiếp tục hợp đồng kiểm toán với khách hàng hiện tại: phương pháp tiếp cận
khách hàng đơn lẻ (the single client approach), phương pháp tiếp cận khách hàng

theo danh mục đầu tư (the client portfolio approach) và phương pháp kết hợp.
2.1.2.1 Quan điểm tiếp cận khách hàng đơn lẻ
Trong đó, phương pháp tiếp cận khách hàng đơn lẻ cho rằng KTV và công ty
kiểm toán chỉ tìm hiểu đặc điểm và đánh giá rủi ro cho một khách hàng riêng biệt.
Phương pháp này đã mô hình hóa các quyết định chấp nhận khách hàng như là một
quá trình đánh giá rủi ro và thích ứng với rủi ro (Jonhstone, 2000).
Trong giai đoạn đánh giá rủi ro, các yếu tố liên quan đến rủi ro kiểm toán, rủi
ro kinh doanh của khách hàng và rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán được
khám phá, đánh giá và so sánh với lợi nhuận kỳ vọng và yêu cầu của công ty kiểm
toán. Trong đó, theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200 (2009), rủi ro kiểm toán
là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã
được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Theo nghiên cứu của Huss và
Jacobs (1991), trích trong nghiên cứu của Johnstone, K.M. và Bedard, J.C. (2000),
rủi ro kinh doanh của khách hàng là rủi ro khách hàng sẽ phá sản hoặc hoạt động
kinh doanh của khách hàng sẽ không có lợi nhuận). Rủi ro kinh doanh của công ty
kiểm toán là nguy cơ mất mát vì công ty kiểm toán đồng ý thực hiện kiểm toán cho
khách hàng ngay cả khi công ty kiểm toán và KTV đã thực hiện đầy đủ thủ tục phù


14

hợp với chuẩn mực kiểm toán chuyên nghiệp hiện tại (ví dụ, kiện tụng, lợi nhuận
không đầy đủ, hoặc thiệt hại danh tiếng) (Asare et al., 1994; dẫn theo Johnstone,
K.M. và Bedard, J.C., 2000). Theo đó, khả năng hiện diện của các yếu tố liên quan
đến các rủi ro trên càng cao sẽ càng làm giảm khả năng chấp nhận khách hàng
(Johnstone, K.M. và Bedard, J.C., 2000).
Tiếp đó là giai đoạn thích ứng với rủi ro, KTV phản ứng với các rủi ro có sai
sót và gian lận trong cuộc kiểm toán bằng cách áp dụng các chiến lược như gia tăng
sự tham gia của chủ phần hùn/giám đốc kiểm toán và các chuyên gia trong ngành
vào cuộc kiểm toán, thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán hơn và thực hiện thêm nhiều

bước soát xét liên quan đến rủi ro của khách hàng. Kết quả của việc này là sự gia
tăng chi phí kiểm toán, Jonstone & Bedard (2001). Điều này có nghĩa là, KTV
không phải chỉ chấp nhận khách hàng với rủi ro bằng không, họ đánh giá rủi ro và
chấp chận khách hàng có rủi ro kinh doanh nằm trong phạm vi chấp nhận của
DNKT (Johnstone, K.M. và Bedard, J.C., 2000).
Theo nghiên cứu của Mohamed Drira (2013), phương pháp tiếp cận khách
riêng lẻ có hạn chế là chỉ đánh giá rủi ro khách hàng trên cơ sở 1 tổ chức/cá nhân
riêng biệt mà không nêu lên những ảnh hưởng tiềm tàng của việc chấp nhận khách
hàng trên cở sở tổng thể rủi ro của danh mục khách hàng kiểm toán.
2.1.2.2 Quan điểm tiếp cận theo danh mục đầu tư
Quan điểm tiếp cận theo danh mục đầu tư cho rằng công ty kiểm toán xem xét
các hợp đồng kiểm toán giữa công ty kiểm toán và khách hàng như là một danh mục
đầu tư mà công ty kiểm toán đang quản lý. Cách tiếp cận này được giới thiệu hơn
hai mươi năm trước đây bởi hai học giả kiểm toán là Simunic và Stein (1990) và
được tiếp tục sau đó bởi các nghiên cứu khác. Theo Simunic và Stein (1990), trích
trong nghiên cứu của Mohamed Drira (2013), rủi ro của một cuộc kiểm toán được
định nghĩa và đo lường trong một bối cảnh danh mục đầu tư bởi vì kết quả của mỗi
sự chấp nhận của khách hàng hoặc quyết định việc tiếp tục hợp đồng kiểm toán có
ảnh hưởng đến rủi ro tổng thể của danh mục khách hàng của công ty kiểm toán
(Huss và Jacobs, 1991; dẫn theo Mohamed Drira, 2013). Tương tự như tối ưu hóa


×