Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn luật dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phần chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.12 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT


MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2

Đề tài

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
PHẦN CHUNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC


A. BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ
TT

Mã số
sinh viên

1

33161020139

Đinh Thị Phương Chi


Tổng hợp chung - Thuyết trình phần
Quy định chung

2

33151025783

Thân Thị Mỹ Hạnh

Nội dung so sánh - Thuyết trình phần
Xác định thiệt hại

3

33141025447

Nguyễn Đăng Khoa

Nội dung so sánh

4

33161020312

Nguyễn Văn Minh

Nội dung phần Xác định thiệt hại

5


33141026084

Lê Thị Minh Nguyệt

Tình huống 1 - Thuyết trình Bài tập
tình huống

6

33161020069

Hồ Thị Nguyên Thiện

Tình huống 2

7

33161020105

Lê Thị Thu Thủy

Nội dung phần Quy định chung

8

33161020326

Nguyễn Anh Tuấn

Power point


Họ và tên

Nhiệm vụ

Đánh giá


1. B. NỘI DUNG CHÍNH
2. Khái niệm và ý nghĩa của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2.1
Khái niệm

3.

Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm

nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài sản,
sức khoẻ, tính mạng, danh dự,…

4.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý bắt buộc người

thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (bù đắp, đền
bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại) do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra, cho dù hành vi đó là vô ý hay cố ý.

5.


Như vậy, có thể hiểu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi

thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại mà không phụ thuộc vào hợp đồng
mà phát sinh dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật.
5.1
So sánh trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng và bồi thường trách nhiệm
ngoài hợp đồng

6.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. So với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt
như sau:

7.

Tiêu chí

8.

Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

9.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

12. - Được xây dựng nên bởi các quy phạm 14. điều chỉnh chế định hợp đồng.


10. Căn cứ
11. phát sinh

13. - Chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, trách
nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi
phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy
định trong hợp đồng.

Là một loại trách nhiệm pháp lý do
pháp luật quy định đối với người có
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.

15. - Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản
mà còn là điều kiện bắt buộc của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.

17. - Áp dụng đối với các bên tham gia hợp 18. - Áp dụng đối với người có hành vi trái
16. Chủ thể
chịu
trách
nhiệm

đồng mà không thể áp dụng đối với
người thứ ba.

20. 19. Yếu tố lỗi


Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của
người không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.

pháp luật thì còn áp dụng đối với người
khác như cha mẹ của người chưa thành
niên, người giám hộ đối với người
được giám hộ (Người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức).

21. - Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng
có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì
người có hành vi vi phạm có thể chịu
trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi
trong trường hợp pháp luật có quy định.

4


23. - Cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các 25. 22. Điều kiện
phát sinh
trách
nhiệm

bên bên thoả thuận trước về những
trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp

đồng và cách thức chịu trách nhiệm như
bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm
hợp đồng.

Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái
phát luật, có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra, có lỗi.

24. - Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm
dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi
bên kia bị vi phạm hợp đồng.

26. Hành vi
27. vi phạm

28. -

29. - Là

31. -

33. - Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn

32. -

bộ và kịp thời, cả thiệt hại trực tiếp và
thiệt hại gián tiếp, điều quan trọng là
các bên trong quan hệ trách nhiệm dân
sự có thể không biết nhau và không biết

trước việc sẽ xảy ra để làm phát sinh
quan hệ trách nhiệm dân sự, do đó
không thể thỏa thuận trước bất cứ một
việc gì.

Là hành vi vi phạm những cam kết cụ
thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng
buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi
này chưa chắc đã vi phạm các quy định
pháp luật chung mà chỉ vi phạm “pháp
luật” thiết lập giữa những người tham gia
giao kết hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận mức bồi
thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao
kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa
thuận của hợp đồng).

30. Nguyên

Việc bồi thường thiệt hại không giải
phóng người có nghĩa vụ khỏi trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực
tế.

tắc bồi
thường

hành vi vi phạm những quy định
của pháp luật nói chung, những quy
định do nhà nước ban hành dẫn đến

thiệt hại. Vì vậy đó có thể là hành vi vi
phạm những quy định của pháp luật
chuyên ngành khác như hình sự, hành
chính, kinh tế…

34. - Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi
thường, hình thức bồi thường bằng tiền,
bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần
hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.

35. - Thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa
vụ.

36. Thời
điểm phát
sinh trách
nhiệm

37. - Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực 38. - Kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt
và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

hại.

40. - Các bên có thoả thoả thuận ngay trong 41. 39. Mức bồi
thường

43. Về tính
liên đới

trong
chịu
trách
nhiệm

hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp
hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và
khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do
các bên thoả thuận.

Người gây thiệt hại phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại xảy ra.

42. - Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong
một trường hợp đặc biệt đó là người
gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy
ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước
mắt và lâu dài của họ.

44. - Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt 45. hại thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu
khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận
trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên
đới.

Trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách
nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể
của pháp luật dân sự.


5


45.1

46.

Ý nghĩa
Là một loại trách nhiệm pháp lý, được áp dụng khi thỏa mãn những điều kiện

do pháp luật qui định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa pháp lý
và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện sau đây:

47.

- Là chế định góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

trong các quan hệ xã hội khác nhau.

48.

- Là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên tắc chung của

pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi đó mang lại.
Bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
của mình gây ra cho người bị thiệt hại, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã góp
phần bảo đảm công bằng xã hội.

49.


- Là chế định góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm

pháp luật nói chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Ngoài người vi phạm, những
người khác cũng sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng sẽ chịu sự xử lý
của pháp luật. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn có ý nghĩa trong việc tuyên
truyền, giáo dục pháp luật thông qua những biện pháp chế tài nghiêm khắc. Do vậy, ý thức
pháp luật của người dân cũng ngày một được nâng cao hơn.
50. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
50.1
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

51.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh

trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

52.

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

53.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong

trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.


54.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản

phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
tại khoản 2 Điều này.”

55.

Như vậy, bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái

pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm
dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật
chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả

6


giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có lỗi của người gây thiệt hại (trừ trường hợp
bên gây thiệt hại phải bồi thường kể cả khi không có lỗi).
55.1
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

56.

Trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi


thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội,
khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng
nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

57.

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể

thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.

58.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi

thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình.

59.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc

bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay
đổi mức bồi thường.

60.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi


thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

61.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra

do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.”
61.1
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Đ586 BLDS)

62.

Theo quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự

bồi thường”, tuy nhiên trên thực tế, khi xét xử đối với người gây thiệt hại từ đủ 18 tuổi trở
lên, chưa có việc làm, không có thu nhập, không có tài sản đáng kể và đang sống chung với
cha mẹ, thì Tòa án vẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với họ và trong quá trình
giải quyết vẫn thừa nhận sự tự nguyện của cha mẹ người gây thiệt hại bồi thường thay cho
con, nhưng về mặt luật pháp thì không thể buộc họ bồi thường. Thực tế xảy ra cho thấy có
người đủ 18 tuổi gây thiệt hại nhưng đang học ở một trường nào đó, chưa có tài sản, không có
thu nhập đang phải sống nhờ vào cha, mẹ chu cấp tiền ăn học thì khi thụ lý cơ quan Tòa án
nên hòa giải, động viên cha mẹ người gây thiệt hại bồi thường.

63.

“Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải

bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ

trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

7


64.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải

bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”

65.

Khi xét đến trường hợp của người dưới mười lăm tuổi không có tài sản và sự tự

lập về kinh tế, tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp những người này đã có tài sản riêng
do được hưởng thừa kế, được tặng cho tài sản. Nhưng về mặt pháp lý thì khi những người này
gây thiệt hại thì cha, mẹ vẫn là những người phải bồi thường thay, chỉ trừ khi việc bồi thường
còn thiếu thì mới lấy tài sản riêng của con bồi thường cho đủ.

66.

Mặt khác, theo Bộ luật Lao động quy định người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có

thể được tham gia vào quan hệ lao động để có thu nhập và có tài sản riêng, có thể tự mình
quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha, mẹ quản lý và cha, mẹ hoàn toàn có quyền định đoạt tài
sản đó vì lợi ích của con. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi này chưa đầy đủ về năng lực hành
vi dân sự nên phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch
dân sự; vì vậy, cha, mẹ của người từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi vẫn phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do con mình gây ra.

67.

“Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ
đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ
không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

68.

Trường hợp này tương tư đối với người từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì người

giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường hoặc nếu
người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám
hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu người giám hộ chứng minh được
mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Vậy
trong trường hợp này sẽ lấy tài sản ở đâu để bồi thường, ai là người phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Theo chúng tôi cần có quy định cụ thể trong trường hợp này, chẳng hạn coi
đó là rủi ro và người bị thiệt hại phải gánh chịu thiệt hại.
68.1
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

69.

Căn cứ quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bồi thường thiệt hại do


nhiều người cùng gây ra được quy định như sau: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi
người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng
nhau.”

8


70.

Ở đây, bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là bồi thường thiệt hại

liên đới. Điều này có nghĩa rằng đây là trách nhiệm của nhiều người mà theo đó thì mỗi
người trong số những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại
và mỗi người trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộ cho mình. Việc liên đới bồi thường khác hoàn toàn với việc bồi thường
riêng rẽ. Đối với trách nhiệm liên đới thì khi một bên thực hiện xong phần nghĩa vụ của
mình trách nhiệm vẫn chưa chấm dứt mà họ còn phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt
hại. Trái lại, đối với trách nhiệm riêng rẽ thì khi một người thực hiện xong phần nghĩa vụ
của mình hoặc khi một người có quyền yêu cầu đã yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ đối với mình thì quan hệ nghĩa vụ của họ với người khác sẽ chấm dứt.
70.1
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường

71.

Căn cứ quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu

cầu bồi thường như sau: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ

ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.”
72. Xác định thiệt hại

73.

Theo quy định của Bộ luật Dân sử 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng khi xảy ra thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

74.
75.
76.
77.
77.1

78.
79.
80.
81.
81.1

82.
83.

- Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
- Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Đ589 BLDS)

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Điều 590 Bộ luật Dân sự quy định:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức

năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người
thiệt hại đi cấp cứu, tiền vé tàu xe thậm chí cả vé máy bay (nếu cần thiết) đi lại cứu chữa tại
các cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế phục vụ cho việc cấp cứu, chi phí
chiếu chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…
theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tiền viện phí, tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng,
tiền chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp

9


chân tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống, khắc phục thẩm mỹ, chi phí cho việc
cấy ghép bộ phận cơ thể bị mất, chi phí giải phẫu về mặt thẩm mỹ do bị bỏng biến dạng cơ
thể… để hỗ trợ thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người
bị thiệt hại (nếu có).

84.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước

khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm
phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì
họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.


85.

a) Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định

từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền
công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để
xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

86.

b) Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và

hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức
thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước
khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế
của người bị thiệt hại.

87.

c) Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,

nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của
lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người
bị thiệt hại.

88.

d) Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và


chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
590.

89.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị

thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý hàng tháng cho việc
nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc
người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được
tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi
người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm
sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

90.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Việc xác

định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ,
giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.

10


91.

+ Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 đồng (áp dụng mước lương theo quy


định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ).

92.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.210.000 đồng x 50 lần = 60.500.000 đồng
93. + Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 là 1.300.000 đồng (áp dụng mước
lương theo quy định tại Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ).

94.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.300.000 đồng x 50 lần = 65.000.000 đồng.
94.1

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

95.

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật

96.

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các

này.
vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các
khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

97.

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp

dưỡng.


98.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại

có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được
bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại
đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính
mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu
nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi
thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

99. b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
100. + Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

101. + Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng;

102. + Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

103. + Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi
ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

104. + Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;


11


105. + Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên
không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn
cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con
được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng;

106. + Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em
đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng;

107. + Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông
bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng;

108. + Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để
tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung
với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

109. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
110. a) Đối tượng hưởng:
111. + Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp
này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm:
vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

112. + Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4

mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

113. b) Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người
bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những
người thân thích của người bị thiệt hại... Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một
người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định.

114. + Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 đồng.
115.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.210.000 đồng x 100 lần = 121.000.000 đồng.
116. + Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 là 1.300.000 đồng.
117.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.300.000 đồng x 100 lần = 130.000.000 đồng.
117.1

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

118. - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết
cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị
thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy

12


tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương
nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên
các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư
trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế,
khắc phục thiệt hại (nếu có).


119. - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu trước khi danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế,
khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được
bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

120. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng
lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông
tin xúc phạm… Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

121. + Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 đồng.
122.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.210.000 đồng x 10 lần = 12.100.000 đồng.
123. + Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 là 1.300.000 đồng.
124.  Khoản tiền bù đắp tối đa là: 1.300.000 đồng x 10 lần = 13.000.000 đồng.
124.1

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

125. - Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị
thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi
chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

126. - Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa
vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị
xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

127. a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và
còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ

trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và
có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

128. b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp
dưỡng cho đến khi chết.

129. - Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời
điểm người này sinh ra và còn sống.
130. So sánh giữa Bộ luật Dân sư 2005 và Bộ luật Dân sư 2015 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng

13


131.

132.

134.

Căn cứ
phát
sinh
trách nhiệm
bồi thường
thiệt hại

- Quy định về các đối tượng bị
xâm phạm trong căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại

theo hướng liệt kê tại Khoản 1
Điều 604. Đối với pháp nhân,
BLDS 2005 chỉ liệt kê ba đối
tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy
tín, tài sản”.

137.

- Mở rộng phạm vi áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại tại Khoản 1
Điều 584. Đối tượng bị xâm phạm làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác”.

139.

- Không có

140.

142.

- Không có

143.

145.


- Không có

146.

148.

- Chỉ ra 3 nguyên tắc bồi thường
cơ bản.

151.

+ Không có.

- Thêm điều khoản loại trừ trong
trường gây thiệt hại phải bồi thường tại
Khoản 1 Điều 584.
- Quy định lại trường hợp không phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại
Khoản 2 Điều 584.
- Bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là “tài sản gây
thiệt hại” và chủ sở hữu, chiếm hữu tài sản
đó có trách nhiệm bồi thường tại Khoản 3
Điều 584.

149.

- Chỉ ra 5 nguyên tắc bồi thường.

152.

153.

+ Bổ sung thêm 2 nguyên tắc:

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong
việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây
ra.

147.

Nguyên
tắc
bồi
thường thiệt
hại

154.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm
không được bồi thường nếu thiệt hại xảy
ra do không áp dụng các biện pháp cần
thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại cho chính mình.”

156.

+ Chỉ quy định “lỗi vô ý”.

157.


- Không có quy định chủ thể
người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.

155.

+ Thêm trường hợp được giảm mức
bồi thường tại Khoản 2 Điều 585: “Người
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có
thể được giảm mức bồi thường nếu không
có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế của mình.”

158.

159.

160.

161.

162.

163.

Năng lực
chịu
trách
nhiệm

bồi
thường thiệt
hại của cá
nhân
Bồi
thường thiệt
hại do nhiều

Bộ luật Dân sự 2015

I. QUY ĐỊNH CHUNG

136.

135.

133.

Bộ luật Dân sự 2005

- Quy định trong phần bồi
thường thiệt hại trong một số

- Bổ sung quy dịnh về chủ thể mà
người giám hộ chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại: Người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.

- Quy định tại Điều 587 phần chung
của Bộ luật Dân sư 2015.


14


người cùng
gây ra

164.

Thời
hiệu
khởi
kiện yêu cầu
bồi thường
thiệt hại

trường hợp cụ thể.

165.

- Hai năm (02 năm), kể từ ngày
quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị
xâm phạm.

167.
168.

Thiệt hại
do tài sản bị

xâm phạm

177.

Thiệt hại
do tính mạng
bị xâm phạm

183.

Thiệt hại
do danh dự,
nhân phẩm,
uy tín bị xâm
phạm

189.

Thời hạn
hưởng
bồi
thường thiệt
hại do tính
mạng,
sức
khỏe bị xâm
phạm

- Tăng 01 năm (03 năm), kể từ ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải

biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm.

II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

169.

- Không có.

170.

172.

- Không có.

173.

171.

Thiệt hại
do sức khỏe
bị xâm phạm

166.

175.

- Mức bồi thường tối đa do các
bên thoả thuận không quá 30 lần
mức lương tối thiểu.


178.

- Quy định thêm “Thiệt hại khác do
luật quy định”.
- Quy định thêm “Thiệt hại khác do
luật quy định”.

176.

- Mức bồi thường tối đa do các bên
thoả thuận không quá 50 lần mức lương
cơ sở.

- Phân thành 3 loại thiệt hại.

179.

- Mức bồi thường tổn thất tinh
thần do các bên thoả thuận không
quá 60 lần mức lương tối thiểu.

182.

181.
184.

- Không có.

187.


- Mức bồi thường bù đắp tổn
thất tinh thần do các bên thoả thuận
không quá 10 tháng lương tối
thiểu.

190.

- Không có.

193.

- Không có.

- Phân thành 4 loại thiệt hại.

- Mức bồi thường tổn thất tinh thần
do các bên thoả thuận không quá 100 lần
mức lương cơ sở.

185.

- Quy định thêm “Thiệt hại khác do
luật quy định”.

188.

- Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh
thần do các bên thoả thuận không quá 10
lần mức lương cơ sở.


191.

- Có điều khoản loại trừ trong trường
hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả
năng lao động.

194.

- Thêm quy định đối với con đã thành
thai.

195. Bài tập tình huống
195.1
Tình huống 1

196. N 13 tuổi, cách đây khoảng 2 tuần em có điều khiển xe máy 110cc và va chạm
với một đứa trẻ 4 tuổi. Theo lời kể lại của các nhân chứng thì N đi với vận tốc rất chậm và
đứa bé kia từ nhà chạy ra và va vào xe của N ngã xuống. Do nhà bé đấy đang xây nhà nên
vật liệu ngổn ngang, đầu đứa bé đập vào viên gạch ở đó rồi bị rạn nứt sọ. Hiện nay thì bé đã
chuyển về phòng chăm sóc thường và không ảnh hưởng đến não bộ. Hai bên gia đình đã
gặp và nói chuyện nhưng nhà đứa bé kia quy hết trách nhiệm về phía gia đình N và yêu cầu
đưa ra pháp luật để giải quyết.

15


197. Vậy nếu phải đưa ra pháp luật thì N và gia đình của N sẽ phải chịu mức trách
nhiệm pháp lý như thế nào và có phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phía gia đình kia không ?
Áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết tình huống này.


198. Giải quyết tình huống: Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại để phân tích tình huống như sau:
- Có thiệt hại xảy ra: Trường hợp của N, có thiệt hại xảy ra đó là đứa bé kia bị
ngã đầu đập vào gạch dẫn đến rạn nứt sọ và phải nằm viện điều trị.
199.

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi điều khiểm xe máy
khi chưa đủ tuổi của N (13 tuổi) là hành vi trái pháp luật, vi phạm Luật Giao thông đường
bộ.
200.

- Có lỗi của người gây thiệt hại: Lỗi của N là lỗi vô ý gây thiệt hại. Việc N
chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông không thấy trước được hành vi của mình
gây thiệt hại cho mọi người mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn chặn được.
201.

- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Hành vi lái
xe khi chưa đủ tuổi của N là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho em bé kia, có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả.
202.

Qua những phân tích trên, hành vi của N thoả mãn các điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Nếu N có cha mẹ thì ad thì cha mẹ N là chủ thể
phải bồi thường theo quy định tại Khoản 2, Điều 586 BLDS 2015. Nếu em bé bị thương tích
do cha mẹ em không trông nom để đứa trẻ chạy ra đường thì áp dụng theo quy định tại
Khoản 4, Điều 585 BLDS 2015.
203.


203.1

Tình huống 2

204. Anh X là lái xe. Vào ngày 25/5/2016, do không làm chủ được tay lái đã đâm
vào anh Y dẫn đến hậu quả là anh Y chết tại chỗ. Anh X đã bồi thường các chi phí cho việc
mai táng cho anh Y và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân nhân người thiệt
mạng. Vì trước khi tai nạn dẫn đến cái chết thì anh Y đang chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho
2 đứa con chưa thành niên của mình (đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi) nên anh X có thoả
thuận với vợ anh Y sẽ cấp dưỡng theo định kỳ mỗi năm 10 triệu đồng. Nhưng một năm sau,
anh X bị bệnh chết.

205. - Yêu cầu :Xác định nghĩa vụ của anh X trong trường hợp này và khi anh X
chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của anh X đối với 2 đứa con chưa thành niên của anh Y có
chấm dứt hay không?

206. Giải quyết tình huống

16


207. Vì anh X đã gây ra tai nạn làm chết người nên căn cứ Khoản 1 Điều 584 Bộ
luật Dân sự 2015, anh X phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Để xác
định thiệt hại mà anh X phải bồi thường, căn cứ Khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dânsự 2015 quy
định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

208. “a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ
luật này;


209. b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
210. c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;

211. d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
212. Trong trường hợp này, anh X đã bồi thường các chi phí cho việc mai táng. Bên
cạnh đó, anh X cũng đã bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân
nhân của anh Y và chi trả tiền cấp dưỡng cho 2 con chưa thành niên của anh Y. Vậy anh X
đã tuân thủ theo đúng luật quy định (Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015).

213. Việc bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi
xâm phạm tính mạng. Khi anh X bị bệnh chết thì quyền lợi các con của anh Y có được bảo
đảm hay không phụ thuộc vào anh X có di sản thừa kế hay không.

214. - Nếu anh X có di sản thừa kế thì tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán theo
Khoản 2 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, vợ anh Y có quyền yêu cầu những người
được hưởng thừa kế của anh X thanh toán nghĩa vụ này trong giới hạn khối di sản thừa kế
hoặc yêu cầu Toà án để giải quyết nếu những người thừa kế không thanh toán. Và khoản
tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi 2 con chưa thành niên của anh Y đủ mười tám tuổi,
trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động
và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 593 Bộ luật Dân sự
2015.

215. - Nếu anh X không có di sản thừa kế hoặc di sản không đủ thanh toán cho việc
mai táng của anh X thì nghĩa vụ cấp dưỡng của anh X đối với các con chưa thành niên của
anh Y cũng chấm dứt. Tức là không được chuyển giao nghĩa vụ này cho những người thừa
kế hay bất kỳ ai khác (căn cứ Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “Nghĩa
vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người
khác”), vì đây là nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân, mặc dù làm như vậy thì quyền và
lợi các con chưa thành niên của anh Y không được đảm bảo./.

216.
217.

17


218. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
219.

1.
2.
3.
4.

Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự 2005
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối

với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
5. Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
6. />7. />8. />9. />10. Tiểu luận Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
/>11. />12. />13. />220.

221.

18




×