Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài giảng cách khám trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.88 KB, 18 trang )

CÁCH KHÁM TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Như Tân*.

MỤC TIÊU
1. Nêu và thực hiện được những chú ý khi khám sơ sinh.
2. Thực hiện được việc hỏi nhanh, khám và tìm dấu hiệu cấp cứu
3. Thực hiện được đánh giá, phân loại theo nhóm cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, vàng da, tiêu hoá, da niêm.
4. Thực hiện đánh giá, phân loại trẻ non tháng, cân nặng <2500g
5. Thực hiện đánh giá, phân loại những vấn đề khác
NỘI DUNG
A. HƯỚNG TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 Hỏi nhanh, khám tìm dấu hiệu cấp cứu
 Đánh giá, phân loại theo nhóm cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, vàng da, tiêu hoá, da niêm.
 Đánh giá, phân loại trẻ non tháng, cân nặng <2500g
 Đánh giá, phân loại những vấn đề khác
 Chú ý khi khám sơ sinh:
- Cần đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa nhiễm trùng trong khi thăm khám và điều trị cho trẻ, đặc biệt khi trẻ có tiêu chảy hoặc nhiễm trùng
da mắt hoặc rốn. Rửa tay trước và sau thăm khám trẻ sơ sinh.
- Bảo đảm trẻ được giữ ấm trong suốt quá trình khám.
- Nơi khám yên tĩnh, đủ ánh sáng.
- Thời gian tối đa phải khám: cấp cứu phải khám ngay, còn lại là ưu tiên.
- Thời gian khám: Khám trong một khoảng thời gian không quá dài.

* ThS.BS. Nguyễn Như Tân. Giảng viên chính Bộ môn Nhi. Khoa Y – ĐHQG. TPHCM


B. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KHÁM SƠ SINH:
 Kiểm tra và xử trí ngay các dấu hiệu cấp cứu:
Hỏi – Tìm dấu hiệu cấp cứu
Lý do mang trẻ đến khám
Ngưng thở, ngưng tim hoặc


Trẻ bao nhiêu ngày tuổi?
Thở hước hoặc
Trẻ có vấn đề gì, khi nào?
Thở chậm < 20 lần/phút, tím
tái
Trẻ đang co giật

Xử trí ngay lập tức
Nhập viện cấp cứu
Hồi sức ngưng tim, ngưng
thở
Cung cấp Oxy
Nhập viện cấp cứu
Thông đường thở, Oxy
Thử đường huyết nhanh
Phenobarbital
 Nếu trẻ không có dấu hiệu cấp cứu: Tiến hành hỏi bệnh sử và khám các cơ quan. Chú ý tìm các dấu hiệu nặng:
 Tím
 Co giật
 Thở bất thường : nhịp thở > 60 l/ph, thở rút lõm ngực, cơn ngưng thở dài, thở rên
 Sốt / hạ thân nhiệt
 Bỏ bú hay bú kém
 Da nổi bông
 Bứt rứt, li bì, hôn mê
 Thóp phồng, giảm trương lực cơ
 Vàng da quá rốn ở trẻ đủ tháng, hay kèm bệnh lý khác / sanh non
 Ói máu, tiêu máu
 Nôn thường xuyên sau bú (> ½ lượng một bữa, > ½ số lần bú/ngày)
 Ọc dịch xanh










Bụng chướng
Chậm tiêu phân xu > 48 giờ
Nhiễm trùng rốn có quầng đỏ rốn > 2 cm
Mụn mủ da nhiều, lan rộng
Không đi tiểu sau 24 giờ
Trẻ vừa sanh rớt tại nhà ( ngày đầu)
Lưu ý: người nhà có khả năng tái khám không?
 Nếu trẻ không có dấu hiệu nặng: một trẻ sơ sinh bình thường và có thể về nhà an toàn khi:
1. Thở êm, hồng hào
2. Thân nhiệt bình thường, ổn định
3. Bú tốt, tiêu, tiểu bình thường
4. Nhân nhân biết và tự tin khi chăm sóc bé
I. Hỏi bệnh sử:
Chú ý hỏi: Trẻ có bú kém hoặc bỏ bú:
 Trẻ bú kém là những trẻ chỉ bú một lượng sữa mẹ hoặc sữa bột ít hơn một nửa lượng sữa bình thường.
 Bà mẹ có thể ước tính sự thay đổi về lượng sữa bằng số lần và độ dài của mỗi bữa bú.
II. Tiền căn:
Tiền căn mẹ: sốt lúc anh, chuyển dạ kéo dài, tiểu đường (tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa), Thiểu ối khi < 500ml (bệnh lý thận, rỉ ối), đa ối khi
2L (thoát vị hoành, tắc ruột cao), nhiễm trùng thời gian mang thai.
Tiền căn sản khoa: sanh khó, mổ chủ động, ngôi mông, hồi sức phòng sanh, vỡ ối sớm, vỡ ối non. Tuổi thai (tuần).
Tiền căn gia đình (bệnh ông bà, cha, chú bác cô dì, anh chị…), đồng huyết
III. KHÁM, ĐÁNH GIÁ:

a. LẤY SINH HIỆU
Mạch bình thường: 120 - <160 lần/phút, rõ đều tứ chi.
Nhịp thở: 40 - <60 lần/phút.
Nhiệt độ: 36,5 – 37,40C
b. Đo vòng đầu, vòng ngực, chiều cao, cân nặng
Bình thường 2500–3500g, nhẹ cân < 2500g, rất nhẹ cân: 1000–<1500g, cực nhẹ cân: <1000g, lớn cân > 3500g
c. Khám trình tự cơ quan:


1. Hô hấp:
Đếm nhịp thở trong 1 phút:
 Bạn phải đếm nhịp thở trong 1 phút để xác định xem trẻ có thở nhanh hay không. Dùng 1 đồng hồ có kim giây hoặc đồng hồ có số, đặt
đồng hồ vào nơi bạn có thể nhìn thấy đồng thời cả đồng hồ và lồng ngực trẻ. Trẻ phải nằm yên, không bú, không khóc. Chọn nơi đủ ánh
sáng, nhẹ nhàng bộc lộ vùng ngực và/hoặc bụng trẻ để rõ quan sát đếm nhịp thở. Nhưng tránh để trẻ lạnh khi đếm nhịp thở.
 Nếu lần đầu trong 1 phút đếm được 60 lần hoặc < 30 lần, hãy đếm lại. Đó là điều rất quan trọng vì nhịp thở trẻ sơ sinh thường không đều,
thỉnh thoảng trẻ ngừng thở vài giây và sau đó là một giai đoạn thở nhanh hơn để bù trừ.
 Nếu lần sau cũng đếm được ( 60 lần trong 1 phút, có nghĩa là trẻ thở nhanh. Nếu lần sau cũng đếm được < 30 lần trong 1 phút, nghĩa là
trẻ thở chậm.
Tìm dấu hiệu rút lõm ngực nặng:
 Quan sát cách thở của trẻ ở thì hít vào, nhìn vào phần dưới lồng ngực, trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nặng nếu phần dưới lồng ngực
lõm VÀO khi trẻ hít vào, dấu hiệu này có thường xuyên, rất rõ ràng và dễ nhìn thấy.
 Đây là dấu hiệu của viêm phổi và bệnh nặng ở trẻ nhỏ.

Hình A

Hình B
Lồng ngực trẻ thì thở vào: Bình thường (A) và rút lõm ngực nặng (B).
Tìm dấu hiệu phập phồng cánh mũi: sự mở rộng của lỗ mũi khi trẻ thở vào.

Bình thường


Mở rộng


Tìm và nghe tiếng thở rên:
 Tiếng thở rên là một âm thanh nhẹ ngắn do nắp thanh môn đóng một phần vào đầu thì thở RA . Hãy áp tai bạn gần vùng hầu họng trẻ,
mắt nhìn lồng ngực để xác định thì thở ra. Nếu trẻ có thở rên, bạn sẽ nghe tiếng rên thô ráp thì thở RA.
Tím tái: Quan sát trẻ thấy môi tím
Mất cân xứng gặp trong tràn khí màng phổi, thoát vị cơ hoành, u. Kích thước vú.
2. Tuần hoàn:
Tìm dấu thời gian phục hồi màu da:
 Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vùng trán, trước xương ức trong 5 giây. Bình thường, màu da sẽ phục hồi sau 1 đến 2 giây. Khi thời gian này
kéo dài chứng tỏ giảm cung lượng tim: nếu trên 3 đến 4 giây là dấu hiệu giảm mức trung bình, nếu trên 5 đến 6 giây là dấu hiệu giảm
nặng.
 Lưu ý: Không nên ấn lòng bàn tay, bàn chân vì trẻ sơ sinh tăng kiểm soát vận mạch ngoại biên và tưới máu đến chi có thể giảm nếu bị
lạnh, hạ đường huyếT.
Xác định tim bên phải hoặc trái. Nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút gặp trong suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, sốc.
Tìm còn ống động mạch (PDA): Nghe âm thổi khi kháng lực mạch máu phổi giảm (ngày 2 – 3 sau sanh), mạch nảy mạnh,
Sờ mạch bẹn, cánh tay có rõ đều tứ chi không.
3. Khám thần kinh:
Đầu tiên phải quan sát các cử động bất thường, co giật hoặc tăng kích thích.
 Xem trẻ có mềm nhão hoặc gồng cứng không ?
 Trẻ mềm nhão: tay chân trẻ rơi xuống dễ dàng khi nhấc lên và thả ra.
 Tăng trương lực rõ khi tay, chân duỗi.
Co giật:
Loại
Biểu hiện
- Những cử động co giật của chi hoặc mặt lập đi lập lại.
Co giật toàn thân - Tay và chân duỗi hoặc gập liên tục, hoặc đồng bộ hoặc không đồng bộ.
- Cơn ngưng thở > 20”.



Co giật kín đáo

Co gồng cơ

- Trẻ có thể không tỉnh hoặc tỉnh nhưng không đáp ứng với kích thích
- Cử động mắt bất thường lập đi lập lại: chớp mắt, mắt nhìn một bên hoặc
nhìn trừng trừng.
- Cử động lưỡi hoặc miệng bất thường.
- Cử động chi bất thường như đạp xe hoặc bơi.
- Cơn ngưng thở.
- Trẻ có thể tỉnh táo.
- Co cơ không tự ý kéo dài vài giây đến vài phút.
- Bàn tay nắm chặt (Hình 1A).
- Cứng hàm, miệng không thể mở rộng, môi chu ra như miệng cá.
- Tư thế ưỡn cong, đầu và chân ngã ra sau, thân cong ra trước (Hình 1B).
- Tăng co giật khi bị va chạm, kích thích bằng âm thanh hoặc ánh sáng.
- Trẻ có thể tỉnh, thường khóc thét vì đau.

Trẻ co giật mặt và chi (A), và co gồng (B).
Cần phân biệt co giật với run chi.
 Điểm giống nhau:
- Run chi giống co giật ở điểm: là những cử động nhanh, lập đi lập lại.
- Run chi giống co gồng ở điểm: tăng lên bởi va chạm hoặc tiếng ồn.
 Điểm khác nhau: Run chi


- Là những cử động cùng biên độ và cùng hướng.
- Chấm dứt cơn run chi bằng cách gập chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng hoặc cho trẻ ăn.

Quan sát: Xem trẻ có ngủ li bì hay khó đánh thức không?
- Trẻ nhỏ thường ngủ cả ngày, và đó không phải là dấu hiệu của bệnh.
- Một trẻ nhỏ ngủ li bì là trẻ không thể đánh thức và không thức những khi lẽ ra trẻ phải thức. Trẻ có thể ngái ngủ và không tỉnh táo sau khi bị
đánh thức. Nếu trẻ không thức dậy trong suốt thời gian đánh giá, hãy đề nghị người mẹ đánh thức trẻ. Quan sát xem trẻ có thức dậy khi
người mẹ hỏi chuyện hoặc lay nhẹ hoặc khi bạn vỗ tay.
- Một trẻ khó đánh thức thì không thể đánh thức được bất cứ lúc nào. Trẻ không đáp ứng khi được nói chuyện hoặc chạm vào người.
Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng:
 Giữ trẻ ở vị trí thẳng đứng. Khám thóp phồng khi trẻ không khóc. Sau đó nhìn và sờ thóp.
 Nếu thấy thóp phồng hơn một mặt phẳng, có thể là trẻ bị viêm màng não.
Khám khám cường cơ và phản xạ nguyên phát.
. Cường cơ
- Cường cơ thụ động:
Tư thế: 28 – 30: tứ chi duỗi, 30 – 34: tứ chi co, 34 – 37: chi dưới co tốt, chi trên duỗi ( tư thế con ếch), > 37: tứ chi co tốt. Người khám đứng
phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ.
Trẻ nằm ngửa, người khám áp 2 tay trẻ vào nhau và kéo thẳng góc với giường, sau đó buông ra, khi tay trẻ chạm giường, 2 tay sẽ co duỗi đôi lần
rồi dừng lại ở tư thế cân bằng nhất.
Chân làm tương tự như tay.
Vị trí đầu: 28 – 30: cằm tiếp xúc mỏm cùng vai của xương bả vai. 30 – 34: cằm nằm trước mỏm cùng vai và di chuyển về giữa xương đòn. > 34
– 37: cằm ở giữa xương đòn di chuyển về xương ức. > 37: Cằm tiếp xúc xương ức. Người khám đứng phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ.
Dùng tay giữ đầu trẻ theo trục thân mình, mặt hướng lên trần nhà, sau đó buông tay giữ đầu ra, đầu trẻ sẽ trở về tư thế vốn có (Lưu ý: đầu trẻ
phải tròn, không để gối chèn quanh đầu trẻ).
Nghiệm pháp co tay: < 34: (-) tay xuôi theo thân. 34 – 37: co chậm > 2 giây. > 37: tay co trong 1 – 2 giây. Người khám đứng phía chân trẻ. Mặt
người khám nhìn trẻ. Trẻ nằm ngửa, tay xuôi theo thân mình. Người khám áp sát cẳng tay và cánh tay vào thân trẻ. Sau đó, dùng ngón trỏ đặt ở
bờ trong bàn tay, phía ngón cái trẻ, từ từ kéo cho cánh tay trẻ duỗi thẳng, rồi buông tay → tay trẻ sẽ co lại. Đánh giá: nghiệm pháp (+) khi tay trẻ
co lại tư thế ban đầu ≤ 2 giây.


Dấu khăn quàng: < 34: (+) cùi chỏ qua đường giữa. 34 – 37: cùi chỏ ngay đường giữa. > 37: (-) cùi chỏ không qua đường giữa. Người khám
đứng phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ.
Dùng ngón cái và trỏ nắm bàn tay trẻ kéo về bên đối diện sao cho bàn tay trẻ úp sát vai đối diện.Đánh giá: Nghiệm pháp (-): cùi chỏ không qua

đường giữa. Nghiệm pháp (+): cùi chỏ qua đường giữa.
Góc nhượng chân< 34: > 120 độ. 34 – 37: 90 – 120 độ. > 37: 90 độ. Người khám đứng phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ. Giữ hai chân trẻ
trong tư thế gối-ngực. Người khám sử dụng hai ngón cái hất cẳng chân trẻ lên bằng một lực vừa phải. Góc tạo bởi cẳng chân và đùi là góc
nhượng chân.
Góc bàn chân< 34: > 30 độ. 34 – 37: 10 – 30 độ. > 37: 0 – 10 độ. Khám: Người khám đứng phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ. Ngón cái
dọc theo lòng bàn chân trẻ, 4 ngón còn lại dọc theo mặt sau cẳng chân, sau đó bóp tay lại sao cho mặt lưng bàn chân áp vào mặt trước cẳng chân
hướng bằng một lực vừa phải. Góc tạo bởi mặt lưng bàn chân và mặt trước cẳng chân là góc bàn chân.
Nghiệm pháp gót tai< 34: 120 – 180 độ. 34 – 37: > 90 – 120 độ. > 37: 90 độ. Khám
Người khám đứng phía chân trẻ. Mặt người khám nhìn trẻ. Giữ cho khung chậu trẻ nằm trên mặt bàn, kéo chân cho thẳng gối, cầm bàn chân trẻ
và xoay chân quanh khớp háng theo hướng từ dưới lên trên để gót tiếp xúc với tai của trẻ cùng bên.
Khi trẻ khóc là giới hạn cuối cùng của nghiệm pháp gót tai.
- Cường cơ chủ động
Dựng cổ: < 37: nghiệm pháp (-).> 37: nghiệm pháp (+).Khám: Trẻ nằm ngửa. Người khám đứng về phía chân trẻ. Dùng hai bàn tay nắm chwatj
hai vai, dựng trẻ ngồi dậy (2 ngón cái ở trước xương ức, 8 ngón còn lại ở mặt lưng). Lưng trẻ cong, dùng 8 ngón tay phía sau đẩy thẳng lưng trẻ
lên, cổ trẻ sẽ giữ đầu thẳng 1–2 giây: nghiệm pháp (+).
Dựng thân: < 37: nghiệm pháp (-). > 37: nghiệm pháp (+).
Khám: Cách 1: nâng trẻ nằm sấp trên bàn tay không thuận. Ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay còn lại vuốt dọc hai bên cột sống trẻ : trẻ duỗi
người trong vòng 1 – 2 giây: nghiệm pháp (+).
Cách 2: Ôm trẻ vào lòng, lưng trẻ dựa vào bụng người khám trong trư thế đứng. Dùng ngón trỏ tay còn lại kích thích lòng bàn chân trẻ cùng bên
→ trẻ duỗi người trong vòng 1-2 giây: nghiệm pháp (+).
Dựng chân: < 37: nghiệm pháp (-).≥ 37: nghiệm pháp (+).Khám: Xốc nách cho trẻ đứng trên giường, hai bàn chân trẻ tiếp xúc với mặt giường.
Mặt người khám nhìn vào lưng trẻ. Ấn nhẹ vai cho trẻ ngồi xuống.
Trẻ đủ tháng kháng lại 1-2 giây, mới khuỵu xuống; người khám thả lỏng tay, trẻ đạp chân đứng dậy nhưng lưng vẫn cong cong.
Trẻ non tháng không thực hiện được dộng tác này.
. Phản xạ nguyên phát:


- Bú nuốt: 28 – 30: phản xạ yếu, 30 – <34: mạnh hơn, 34 : đồng bộ, > 37: hoàn chỉnh.
- Bốn điểm ( tìm kiếm): 28 – 30: yếu. 30 - < 34: mạnh hơn, 34: 3 điểm, chưa có điểm giữa dưới, 36: 4 điểm, > 37: hoàn chỉnh (có điểm thứ 5 khi
trẻ lao đầu ra trước).


- Moro: 28 – 30: yếu, 30 - 32: mạnh hơn nhưng chỉ có 1 thì, 32 - 34: thì 1 rõ, thì 2 yếu, 36: thì 1 và thì 2 rõ, > 37: hoàn chỉnh. Thì (1): dang vai,
duỗi tay, xòe ngón, khóc. Thì (2): áp vai, co và khép 2 cánh tay lại trong tiếng khóc.
Cách khám: Đặt trẻ nằm ngữa, nắm hai bàn tay trẻ và nhấc trẻ lên khỏi mặt giường, sao cho đầu trẻ còn chạm vào mặt giường. Đột ngột buông
tay trẻ ra, hai tay trẻ sẽ dang ra, sau đó khép lại và trẻ khóc.

- Nắm: 28: ngón tay nắm, 30: cổ tay gập, 32 - 34: cánh tay co, 36: nhấc vai lên được, > 37: hoàn chỉnh.
Cách khám: ngón tay cái vào lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân trẻ

Duỗi chéo: 28 – 30: yếu, > 30 - 32: thì 1 bắt đầu xuất hiện, 34: thì 1 rõ, thì 2 bắt đầu xuất hiện, 36: thì 1,2 rõ, thì 3 bắt đầu xuất hiện, > 37: hoàn
chỉnh.
Cách khám: Trẻ nằm ngữa, vịn một chân trẻ thẳng, kích thích lòng bàn chân này thì trẻ sẽ gập, duỗi chéo chân đối diện.


Tự động bước: Non tháng: Bước trên ngón chân. Đủ tháng: Bước trên cả bàn chân

4. Tiêu hóa:
Tìm dấu bụng chướng: Quan trọng là nhìn bụng trước khi sờ. Bụng chướng vì dịch (dịch, máu), hơi (thủng ruột, dò khí thực quản), tạng (gan,
lách to, u), tắc ruột (viêm ruột hoại tử, hirsschrung). Gan to nếu trên 2 cm dưới bờ sườn phải.
Tìm dấu bụng xẹp Bụng xẹp lỏm lòng thuyền gặp trong thoát vị hoành bẩm sinh.
Tìm dấu hiệu đỏ thành bụng gặp trong viêm phúc mạc.
Khám gan, lách, thận, u bụng.
Nghe Nhu động ruột:
 Bình thường: 10 – 30 tiếng ruột/phút
 Giảm: Liệt ruột, viêm ruột hoại tử
5. Da:
Kiểm tra dấu hiệu vàng da dưới ánh sáng mặt trời.
 Bạn nhìn từ mặt, cổ, ngực, bụng, chân, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay xem có vàng không.
 Nếu không rõ, bạn có thể dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào vùng da trong 3 giây, sau đó thả ra, quan sát nhanh xem vùng da vừa ấn có
máu trắng hay bị nhuộm vàng.

Qui luật Kramer’s:
Vùng 1: 6 mg/dl
Vùng 2: 9 mg/dl
Vùng 3: 13 mg/dl
Vùng 4: 15 mg/dl
Vùng 5: >15 mg/dl


Phân loại vàng da
Dấu hiệu
Vàng da mặt ở trẻ < 1 ngày tuổi.
Vàng da đến tay và chân ở trẻ 2 ngày tuổi

Phân loại
Vàng da nặng

Vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân ở trẻ > = 3 ngày tuổi
Vàng da
Vàng da sau 48 giờ và không vàng da bàn tay bàn chân
Quan sát rốn: máu sắc, kích thước, đủ 2 động mạch, một tĩnh mạch rốn hay không. Xem có đỏ và chảy mủ không? Nhẹ nhàng tách da và chân
rốn xem có mủ không? Có những quầng đỏ lan rộng trên da không? Có thể có đỏ ở chân rốn hoặc rốn có thể chảy mủ. Độ lan rộng của những
quầng đỏ quanh rốn xác định tính chất trầm trọng của nhiễm khuẩn. Nếu quầng đỏ lan rộng trên 1 cm da bụng, đó là nhiễm khuẩn nặng. Xem có
thoát vị cuống rốn, hở thành bụng bẩm sinh, nhiễm trùng rốn, chồi rốn, tồn tại ống niệu-rốn, tồn tại ống ruột-rốn.
Tìm các mụn mủ ở da:
 Khám da của toàn bộ cơ thể. Mụn mủ ở da là những chấm đỏ hoặc mụn nước chứa đầy mủ. Nếu bạn nhìn thấy mụn mủ, thì có nhiều hay
ít?. Mụn mủ nhiễm khuẩn nặng nghĩa là một mụn lớn hoặc có quầng đỏ lan ra ở xung quanh.
 Trên 10 mụn mủ hoặc mụn mủ nhiễm khuẩn nặng là dấu hiệu của có khả năng bệnh nặng.
Da đỏ: Đa hồng cầu? Tăng Oxy? Tăng thân nhiệt?
Da tái: Thiếu máu? Ngạt? Sốc? PDA?
Da tím:

 Trung ương (Tím da, môi): Tim bẩm sinh, bệnh phổi
 Ngoại biên (Tím da, môi hồng): Met Hb
 Đầu chi (Tím bàn tay, bàn chân): Hạ thân nhiệt, sốc giảm thể tích
 Tím nhiều ở chân hơn tay phải trong cao áp phổi tồn tại.
 Tím đầu chi và quanh môi có thể gặp ở sơ sinh bình thường trong 24 giờ đầu
Tìm tử ban điểm:
 Ở vị trí ngôi sanh: Bình thường
 Toàn thân: giảm tiểu cầu
Bầm máu chổ chích: Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
Da nổi bông: Hạ thân nhiệt? Giảm thể tích? Nhiễm trùng huyết?
Hạt kê, ban đỏ nhiễm độc, mụn sơ sinh, nốt ruồi, bướu máu.
6. Đầu:


Thóp là một vùng mềm ở trên đỉnh đầu của trẻ, nơi xương sọ chưa hoàn toàn hình thành. Thóp trước hình thoi, đường kính 2-4 cm, đóng kín
trong vòng 12-18 tháng. Xem thóp phẳng, phồng hay lõm. Thóp phồng căng là gợi ý tăng áp nội sọ do viêm màng não mủ, xuất huyết não-màng
não.
Thóp sau hình tam giác, đường kính 1 cm, đóng sau 1 tháng.
Khe khớp: Bình thường có thể chồng 2-3 ngày sau sinh ngả dưới. Gợi ý tăng áp lực nội sọ khi khe khớp kéo dài và kèm thóp phồng căng.
Bướu huyết thanh, tụ máu dưới màng xương, tụ máu giữa cân và màng xương
7. Mặt:
Chú ý đến hình dạng chung của mũi, miệng, cằm, sự đối xứng. Phát hiện sự cách xa quá mức của hai bộ phận, hai cơ quan. Tổn thương thần
kinh mặt: Các nhánh bên của thần kinh mặt (VII) thường dễ bị tổn thương, thường sau sinh bằng kềm.
8. Mắt: có thể phù nề mí mắt trong vài ngày đầu. Lé hay rung giật nhãn cầu, xuất huyết kết mạc, kết mạc mắt đỏ, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.
Phản xạ đồng tử với ánh sáng: có ở trẻ ≥ 32 tuần.
9. Mũi: Hẹp mũi sau, biến dạng mũi.
10. Miệng: Hạt Epstein, răng sơ sinh, lưỡi to, thắng lưỡi, chẻ vòm, sứt môi, tụt lưỡi.
11. Tai: Thịt dư, lỗ khuyết, dị dạng vành tai, tai đóng thấp.
12. Cổ: Tuyến giáp phì đại, u cơ ức đòn chũm, Cổ ngắn, có nếp da dọc cạnh cổ sau bên gặp trong hội chứng Turner, da quá nhiều ở chân cổ phía
sau trong HC Down

13. Xương đòn: dấu hiệu Gãy xương đòn
14. Cơ quan sinh dục ngoài: Bất thường về hình dạng, màu sắc, vị trí lổ tiểu, số lượng tinh hoàn, kích thước tinh hoàn.
15. Hậu môn trực tràng: Xem có lổ hậu môn hoặc lổ hậu môn có màng che. Thông thường phân su phải có trong vòng 48 giờ sau sinh.
16. Tứ chi: Số ngón tay chân, nếp gấp lòng bàn tay, tật dính ngón, tật thừa ngón, chân khoèo, liệt đám rối thần kinh cánh tay, gãy xương đòn,
gãy tay, gãy xương đùi, gãy xương sườn, gãy nhiều xương.
17. Khớp háng: tìm dấu hiệu trật khớp háng. Thủ thuật Ortolani (giảm trật khớp) & Barlow (làm trật khớp) để đánh giá tình trạng trật khớp
háng bẩm sinh.
18. Cột sống: vẹo, cong, thoát vị tủy màng tủy, lông.
19. Kiểm tra vế vấn đề khác:
Hỏi và kiểm tra hổ sơ về:
 Bà mẹ có huyết thanh chẩn đoán giang mai dương tính.
 Biết bà mẹ có HIV (+). HbsAg (+).


 Bà mẹ bắt đầu điều trị lao trong vòng 2 tuần qua
Vấn đề khác:
Bà mẹ có huyết thanh chẩn đoán
Nếu trẻ chưa được tiêm ngừa VGSV B tại phòng sanh:
VGSV B (+)
- Tiêm Hepatitis B Vaccine 5mcg (TB) ngay sau sanh.
Bà mẹ chưa được tư vấn về nuôi
Trẻ có nguy cơ - Tiêm Hepatitis B Immune Globulin (HBIG) 0,5ml (TB) trong
dưỡng trẻ
vòng 12 giờ sau sanh, ở vị trí khác.
bị VGSV B
Bà mẹ chọn nuôi con bằng sữa mẹ
- Xem bài sữa mẹ
Có nguy cơ bị
Tiêm cho trẻ một liều benzathine penicillin
Bà mẹ có huyết thanh chẩn đoán

giang mai
Bảo đảm điều trị cho cả bà mẹ và người chồng
giang mai dương tính.
Theo dõi trong 2 tuần
Biết bà mẹ có HIV (+)
Bà mẹ chưa được tư vấn về nuôi
dưỡng trẻ
Bà mẹ chọn nuôi con bằng sữa mẹ

Có nguy cơ lây
truyền HIV

Xem bài sữa mẹ

Cho trẻ uống phòng issoniazid trong 6 tháng
Chỉ tiêm phòng lao BCG khi đã hoàn thành xong đợt điều trị
Theo dõi trong 2 tuần
IV. ĐÁNH GIÁ TUỔI THAI VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
a. Theo tuần tuổi thai:
Đủ tháng 37 – 42 tuần
Non tháng < 37 tuần
Sơ sinh sanh non muộn (từ 34 đến <37 tuần)
Sơ sinh rất non (<32 tuần)
Sơ sinh cực non (≤ 25 tuần)
Sơ sinh già tháng >42 tuần
b. Theo thời gian + trọng lượng trẻ lúc sinh
Nhỏ cân so với tuổi thai < bách phân vị 10
Cân nặng phù hợp so với tuổi thai từ bách phân vị 10-90
Bà mẹ bắt đầu điều trị lao trong
vòng 2 tuần qua


Có nguy cơ
mắc lao


Lớn cân so với tuổi thai > bách phân vị 90
c. Theo sự trưởng thành về thần kinh cơ và thực thể theo cách tính điểm của Ballard mới (New Ballard score)
MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH THẦN KINH CƠ (New Balard Score)
Dấu hiệu trưởng
thành của thần
-1
0
1
2
3
4
kinh cơ
TƯ THẾ

GÓC CỔ TAY

CO TAY

GÓC NHƯỢNG
CHÂN

DẦU KHĂN
QUÀNG

GÓT TAY


5

Ghi
điểm


Điểm đánh giá tổng cộng mức độ trưởng thành thần kinh cơ


MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH THỰC THỂ (Thang điểm Ballard mới)
Dấu hiệu
trưởng
thành thực
thể

Điểm
Ghi điểm
0

1

2

3

4

5


Da

Trong suốt,
ẩm ướt.

Trong suốt,
đỏ, nhầy.

Hồng mịn,
thấy mạch
máu.

Da dễ bong,
± hồng ban,
thấy ít mạch
máu.

Da xanh
xao, nứt da,
hiếm thấy
mạch máu.

Bong da
dày, không
thấy mạch
máu.

Da dày,
bong da ở
nếp gấp.


Lông tơ

Không có.

Thưa.

Nhiều.

Mỏng, mịn.

Có những
vùng hói.

Hói hầu hết.

Gót-ngón
(mm)

> 50 mm

40-50 (-1)

không có
nếp nhăn.

Nếp nhăn
đỏ, mờ nhạt.

Nếp nhăn

nằm ngang
và ở phần
trên.

Nếp nhăn ở
2/3 trên.

Nếp nhăn
chiếm toàn
bộ lòng bàn
chân.

Quầng vú từ
1-2 mm, có
chồi vú

Quầng vú 34 mm, có
chồi vú

Quầng vú từ
5-10mm, có
chồi vú

Lòng bàn
chân

(-1)

<40 (-2)




Không nhận
thấy.

Khó nhận
thấy.

Quầng vú
dẹt, không
chồi vú.

Mắt/tai

Mí mắt khép
hờ (-1) khép
chặt (-2).

Mở mắt,
vành tai dẹt
và dễ biến
dạng.

Vành tai
Vành tai
Đã định
mềm, độ đàn mềm, độ đàn dạng, chắc,
hồi kém.
hồi tốt.
đàn hồi rõ.


Sụn vành tai
dày, tai
cứng.


Cơ quan
sinh dục
nam

Bìu dái
phẳng,
không có
nếp nhăn.

Bìu dái
rỗng, nếp
nhăn mờ
nhạt.

Tinh hoàn ở
ống bẹn
trên, nếp
nhăn rất ít.

Tinh hoàn
xuống, vài
nếp nhăn.

Tinh hoàn

Tinh hoàn
xuống hẳn,
xuống, nhiều nếp nhăn
nếp nhăn.
nhiều và
sâu.

Cơ quan
sinh dục nữ

Lộ âm vật &
2 môi mỏng.

Lộ âm vật &
môi bé nhỏ.

Lộ âm vật &
môi bé lớn.

Môi bé &
môi lớn
bằng nhau.

Môi lớn lớn
hơn môi bé.

Môi lớn che
kín môi bé
& âm vật


Điểm đánh giá tổng cộng mức độ trưởng thành thực thể

Điểm đánh giá tuổi trưởng thành của trẻ (thần kinh cơ + thực thể) và tuần tuổi:
ĐIỂM

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50


TUẦN

20

22

24

26

28

30

32

34

36

38

40

42

44





Tài liệu tham khảo:

1.1 Bài giảng nhi khoa tập I, 2005. Trường ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học.
1.2 Bài giảng nhi khoa tập 2, 2005. Trường ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học.
1.3 Nhi khoa sau đai học tập 1, 2004. Trường ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học.
1.4 Phác đồ điều trị nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2013. Nhà xuất bản Y học.
1.5 Phác đồ điều trị nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 2, 2008. Nhà xuất bản Y học.
1.6 Bài giảng “ Khám. Đánh giá, phân loại trẻ sơ sinh”, 2012. BS Võ Đức Trí.
1.7 Manual of Neonatal care, 2012. John P. Cloberty. MD. Lippincott Wiliams & Winkins
1.8 Manual of Neonatal care, 2003. AnnR, Stark. MD and John P. Cloherty. Lippincott Wiliams & Winkins
1.9 Avery”s diseases of the newborn, 2003. 17th. Edition. H WilliamTaeusch. MD and Reberta A. Ballard. MD.



×