Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại lào (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.09 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
__________
SATTAKOUN VANNASINH

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC
NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
KHỞI NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI LÀO

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62340501

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGÔ QUANG HUÂN
2. TS. NGÔ THỊ ÁNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


1

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: - TS. Ngô Quang Huân
- TS. Ngô Thị Ánh

Phản biện 1: .................................................................................
Phản biện 2: .................................................................................


Phản biện 3: .................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại ..........................................................................................

Vào hồi

giờ

ngày tháng

năm.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ..........................................


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Khởi nghiệp kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới
là động lực cho phát triển kinh tế, các nghiên cứu trên thế giới của
Radas và Bozic (2009), Zain và Kassim (2012) chỉ ra rằng có mối
quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi nghiệp kinh doanh với tăng trưởng
kinh tế vùng và địa phương. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả
tại Lào đã chỉ ra sự thất bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất
phát từ việc khó tiếp cận nguồn vốn, khó khăn về nguồn lực tài chính
để có thể dự trữ bảo hiểm vật tư nguyên liệu nhằm hạn chế rủi ro tài
chính hay tỷ giá hối đoái, việc thiếu các chính sách hỗ trợ thiết thực
từ Chính phủ và nhiều nguyên nhân khác tương tự như thế. Tuy
nhiên, một số trong những nguyên nhân chính là việc thiếu các điều

kiện hỗ trợ cho việc phát triển bền vững của các doanh nghiệp và từ
bản thân doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa xuất phát từ các yếu tố
thuộc về môi trường khởi nghiệp và từ bản thân năng lực của nhà
doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm đầu sau khi doanh nghiệp
vừa hình thành. Chính vì lý do trên đề tài: “Ảnh hưởng của năng
lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào” được chọn để nghiên
cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định các yếu tố thuộc năng lực nhà khởi nghiệp và các
yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp.
2. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc năng lực
nhà khởi nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực của nhà
khởi nghiệp, cải thiện môi trường khởi nghiệp từ đó gia tăng kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Các yếu tố nào thuộc năng lực nhà khởi nghiệp và các yếu
tố thuộc môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp?


2
2. Các yếu tố thuộc năng lực nhà khởi nghiệp và các yếu tố
thuộc môi trường khởi nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp?
3. Hàm ý quản trị giúp nâng cao năng lực của nhà khởi
nghiệp, cải thiện môi trường khởi nghiệp từ đó gia tăng kết quả hoạt

động của các doanh nghiệp khởi nghiệp là gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: là môi trường khởi nghiệp, năng lực
của nhà khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đối tượng khảo sát: là những nhà khởi nghiệp tại Lào. Các
phần tử của đám đông là nhà khởi nghiệp được chọn từ một số khu
vực địa lý như: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savanhnakhet và tỉnh
Champasack.
Phạm vi nghiên cứu: khảo sát những nhà khởi nghiệp từ
doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1 năm đến 5 năm trong thời
gian từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2015.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành theo phương pháp định
lượng và là một nghiên cứu giải thích nhằm kiểm định các giả thuyết
đã nêu trong chương 2 (mô hình và các giả thuyết nghiên cứu).
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập
trung để thực hiện việc điều chỉnh và kiểm định độ tin cậy và giá trị
của thang đo. Dữ liệu thu được sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh sơ bộ
tại hiện trường và chính thức sau khi kết thúc khảo sát. Sử dụng phần
mềm SPSS 18.0 để nhập và phân tích dữ liệu. Sau khi tiến hành
nghiên cứu với các tiếp cận định lượng, tác giả tiến hành thực hiện
phỏng vấn sau nghiên cứu (follow- up study) để giải thích các kết quả
nghiên cứu cũng như những phát hiện đi chệch với những phát hiện
đã đi tìm ra trước đây hoặc đi chệch khỏi những kết quả đã được phát
hiện từ các nghiên cứu ở các nước khác.
1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các
thành phần trong mô hình được nghiên cứu kỹ lưỡng, giúp cho nhà
quản trị doanh nghiệp có thêm tài liệu tham khảo, để nâng cao kỹ
năng quản lý và ứng phó với sự thay đổi của môi trường.



3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC NHÀ KHỞI NGHIỆP
2.1.1. Nhà khởi nghiệp
Khái niệm khởi nghiệp có thể được hiểu như là một quá trình
sáng tạo kinh doanh (Kuratko, 2005), hay việc mở một doanh nghiệp
mới (Krueger và Brazeal, 1994; Lowell, 2003) hoặc tinh thần doanh
nhân và tự làm chủ, tự kinh doanh (Laviolette và Lefbrve, 2012).
Khái niệm nhà khởi nghiệp, doanh nhân và chủ doanh nghiệp
có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng theo tác giả các khái
niệm này có nhiều điểm tương đồng. Theo Anderson và Bushman
(2002), doanh nhân là người thực hiện quá trình tạo nên những nhóm
doanh nghiệp mới và thực hiện những nhiệm vụ này.
2.1.2. Năng lực (Competencies)
Năng lực là một khái niệm được xem xét với nhiều góc độ và
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và có liên quan mật thiết với sự
thành công của doanh nghiệp (Spencer, 1993). Theo trường phái
nghiên cứu của Hoa Kỳ, năng lực được định nghĩa như là một tập
hợp những đặc trưng cơ bản, kỹ năng, kiến thức và động lực của một
con người và những điều này giúp cho họ có những hành động có
hiệu quả hay có kết quả thực hiện vượt trội trong công việc
(Boyatzis, 1982). Trường phái nghiên cứu của người Anh lại nhấn
mạnh năng lực là một bản mô tả tất cả những điều trong lĩnh vực
nghề nghiệp mà một con người cần phải thực hiện.
2.1.3. Năng lực nhà khởi nghiệp
Trong cái nhìn tổng quan về năng lực của nhà khởi nghiệp,
Mitton (1989) cho rằng có hai chủ đề lớn trong năng lực quản lý,

năng lực chức năng như: marketing, tài chính và năng lực tổ chức
như các kỹ năng liên quan đến tổ chức và động cơ thúc đẩy, kỹ năng
cá nhân và lãnh đạo. Shane và Venkataraman, 2000 đề nghị 16 lĩnh
vực chuyên môn bao gồm cả quản lý tổng hợp, lập kế hoạch chiến
lược và tiếp thị.


4
Baun (1994) (dựa trên nghiên cứu của Chandler và Jansen,
1992; Herron và Robinson, 1993) đã lập một danh sách 9 năng lực
nhà khởi nghiệp; đó là: kiến thức, khả năng nhận thức, tự quản lý,
hành chính, nguồn nhân lực, kỹ năng ra quyết định, lãnh đạo, công
nhận cơ hội và phát triển cơ hội. Họ cũng đóng góp một thể loại
khác, trong đó bao gồm kỹ năng tổ chức các mối quan hệ con người
và thực hành quản lý.
2.2. LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MÔI
TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP
2.2.1. Môi trường kinh doanh
Theo Dollar và cộng sự (2005) cho rằng, môi trường kinh
doanh là thể chế, chính sách và các quy định liên quan đến hoạt động
của công ty từ khi công ty mới bắt đầu thành lập cho đến khi kết thúc
quá trình kinh doanh. Dollar và cộng sự (2005) nhấn mạnh nếu chính
quyền địa phương quan liêu, tham nhũng, hoặc địa phương cung cấp
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tài chính không hiệu quả thì các doanh
nghiệp khó có được sự tin cậy vào những quy định và dịch vụ mà địa
phương cung cấp.
2.2.2. Lý thuyết các yếu tố quyết định đầu tư ở khu vực tư nhân
Có một vài yếu tố khác cũng tác động đến hành vi đầu tư tư
nhân như tiền lương và chi phí nguyên liệu, tuy nhiên các yếu tố này
có thể được dự báo và nằm trong sự kiểm soát của các nhà đầu tư

(Duncan và các cộng sự, 1999; Greene và Villanueva, 1991). Ở các
nước đang phát triển, đầu tư tư nhân được xác định chủ yếu bởi mức
sản lượng trong nước, lãi suất thực, công khai trong các dự án đầu tư,
nguồn vốn tín dụng cho đầu tư, nợ nước ngoài, tốc độ trao đổi và sự
ổn định nền kinh tế vĩ mô.
2.2.3. Môi trường khởi nghiệp
Môi trường là nơi tập hợp các nguồn lực và mức độ dồi dào
của chúng sẽ tác động đến quy trình khởi nghiệp. Có nhiều cách tiếp
cận về môi trường như xem xét tác động của môi trường kinh doanh
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Covin & Slevin, 1997;
Naman & Slevin, 1993). Các quyết định và hành động của người chủ


5
doanh nghiệp sẽ được đưa ra dựa trên sự cảm nhận của họ về môi
trường kinh doanh (Begley, 2001).
Những nghiên cứu trước đây (Meuleman và De Maeseneir,
2012; Radas và Bozic, 2009; Grimaldi và Grandi, 2005), các yếu tố
thuộc về môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp vừa khởi sự kinh doanh bao gồm: Việc tiếp
cận các nguồn lực tài chính; các chính sách hỗ trợ của chính phủ;
việc tiếp cận các tổ chức hỗ trợ và đào tạo về khởi nghiệp, việc tiếp
cận thị trường và các chuẩn mực về văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi
nghiệp.
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.3.1. Định nghĩa kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Khoảng thời gian một vài năm đầu tiên là thời điểm khó khăn
nhất của doanh nghiệp: phải đối mặt với khoản lãi vay lớn khi vay
vốn đầu tư, chi phí cố định còn cao, thị phần còn nhiều hạn chế do đó
các chỉ tiêu đo lường hiệu quả về mặt tài chính còn thấp và rất khó để

kết luận rằng doanh nghiệp mới hình thành này đã thất bại. Các nhà
nghiên cứu khác đã bổ sung các yếu tố phi tài chính đo lường kết quả
như cảm nhận về sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp,
triển vọng phát triển trong tương lai và sự thỏa mãn các mục tiêu ban
đầu của nhà khởi nghiệp (Rejionen và Komppula, 2007; Shane và
Venkataraman, 2000).
2.3.2. Đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Đối với khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh, nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng có thể đánh giá dưới góc độ chủ quan và
khách quan. Đánh giá chủ quan bao gồm việc tự đánh giá của lãnh
đạo doanh nghiệp về kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo thang
đo Likert, còn đánh giá khách quan dựa vào các chỉ số tài chính, thị
phần, doanh thu... Một số nhà nghiên cứu dùng cả hai (Robinson và
Pearce, 1988; Dawes, 1999) và nhận thấy hai cách đánh giá này có
mối tương quan chặt chẽ với nhau. Uncles (2000) đã tổng kết và cho
thấy nhiều nhà nghiên cứu sử dụng cách đánh giá chủ quan.


6
2.3.3. Mối quan hệ giữa năng lực nhà khởi nghiệp và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp
Một trong những động lực chính cho nghiên cứu liên quan
đến năng lực nhà khởi nghiệp vì nó gắn liền với kết quả hoạt động và
sự tăng trưởng của doanh nghiệp (Lerner và Almor, 2002; Bird,
1995). Bên cạnh đó Chandler và Jansen, (1992) cũng đã chứng minh
rằng việc phát triển năng lực nhà khởi nghiệp sẽ làm tăng kết quả
hoạt động và sự tăng trưởng của doanh nghiệp, Chandler và Jansen
(1992) cũng đã nghiên cứu 3 vai trò cơ bản: kỹ năng kinh doanh
truyền thống; vai trò quản lý và vai trò kỹ thuật chức năng. Kết quả
của họ tiết lộ rằng tự báo cáo năng lực của các thành viên sáng lập có

tương quan với hiệu suất kinh doanh.
2.3.4. Mối quan hệ giữa môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp
Theo những nghiên cứu trước đây (Meuleman và De
Maeseneir, 2012; Radas và Bozic, 2009; Grimaldi và Grandi, 2005),
các yếu tố thuộc về môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp vừa khởi sự kinh doanh bao gồm:
Việc tiếp cận các nguồn lực tài chính; các chính sách hỗ trợ của chính
phủ; việc tiếp cận các tổ chức hỗ trợ và đào tạo về khởi nghiệp, việc
tiếp cận thị trường và các chuẩn mực về văn hóa thúc đẩy hoạt động
khởi nghiệp.
2.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN
QUAN
2.4.1. Nghiên cứu về năng lực nhà khởi nghiệp
Qua tóm lược các nghiên cứu của các tác giả như: Hood và
Young (1993); Lerner và Almor (2002); Bird (1988); Man và cộng sự
(2002); Baum (1994), Mitton (1989), bốn loại năng lực nhà khởi
nghiệp được đề xuất để sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (1)
năng lực khởi nghiệp, (2) năng lực quản trị và kinh doanh, (3) năng
lực nhân sự và (4) năng lực nhận thức và quan hệ.


7

2.4.2. Nghiên cứu về môi trường khởi nghiệp
Qua tóm lược các nghiên cứu của các tác giả như: Meuleman
và De Maeseneir (2012); Radas và Bozic (2009); Grimaldi và Grandi
(2005); Garner (1995); Zain và Kassin (2012); Bull và Winter
(1991), có 5 khía cạnh trong môi trường khởi nghiệp được sử dụng
trong nghiên cứu này: (1) sự tiếp cận các nguồn lực tài chính, (2) các

chính sách hỗ trợ của Chính phủ, (3) tiếp cận các tổ chức đào tạo và
hỗ trợ về khởi nghiệp, (4) việc tiếp cận thị trường, (5) văn hóa thúc
đẩy hoạt động khởi nghiệp.
2.4.3. Nghiên cứu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Carlos và cộng sự (2011) đánh giá trong phạm vi phân tích
kỹ thuật về lý thuyết kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đo lường
kết quả hoạt động lại nêu lên được 05 đặc trưng chung nổi bật của
các định nghĩa, bao gồm: (1) Tính linh hoạt của các chỉ tiêu đo
lường; (2) Tính quan trọng của thông tin trong suốt quá trình đo
lường; (3) Cách tiếp cận mang tính chiến lược trong mỗi nỗ lực đo
lường; (4) Tầm quan trọng của yếu tố con người quyết định sự thành
công trong quá trình đo lường; (5) Khái niệm kết quả hoạt động và đo
lường kết quả hoạt động ngày càng được cải tiến và quan trọng hơn
nữa đối với doanh nghiệp.
2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.1. Xác định khe hổng nghiên cứu
Thứ nhất, thông qua phân tích so sánh các quan điểm về năng
lực của nhà khởi nghiệp nói chung và năng lực của các nhà khởi
nghiệp SME tại Lào nói riêng và tổng hợp các nguồn tài liệu, nghiên
cứu tác động của môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của
các doanh nghiệp khởi nghiệp SME, tác giả nhận định rằng chưa có
nghiên cứu nào đánh giá về tác động của hai yếu tố: (1) năng lực của
nhà khởi nghiệp và (2) môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp SME tại Lào. Thứ hai, tác giả xây dựng mô hình
phân tích ảnh hưởng của yếu tố năng lực của nhà khởi nghiệp và tác
động của môi trường kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh


8
nghiệp và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.5.2. Mô hình nghiên cứu
2.5.2.1. Các yếu tố năng lực nhà khởi nghiệp
Những đặc điểm cá nhân thể hiện một cách nhất quán qua
cách cư xử trong các tình huống (Herron và Robinson, 1993). Đặc
điểm cá nhân là tiền thân của việc nắm bắt cơ hội khởi nghiệp kinh
doanh (Ardichvili và cộng sự, 2003):
(1) Năng lực khởi nghiệp;
(2) Năng lực quản trị và kinh doanh;
(3) Năng lực nhân sự;
(4) Năng lực nhận thức và quan hệ.
2.5.2.2. Các yếu tố môi trường khởi nghiệp
Việc thành lập một công ty mới đòi hỏi một số nguồn lực bên
ngoài và thông tin. Môi trường là tổng hợp của các nguồn tài nguyên;
mức độ phong phú của tài nguyên được gọi là sự đa dạng môi trường,
và nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khởi nghiệp và kết quả
kinh doanh của của doanh nghiệp:
(1) Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính;
(2) Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ;
(3) Tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về khởi nghiệp;
(4) Việc tiếp cận thị trường;
(5) Văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Từ mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm lý
thuyết theo, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Năng lực khởi nghiệp có tác động tích cực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp.
H2: Năng lực quản trị và kinh doanh có tác động tích cực đến
kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
H3: Năng lực nhân sự có tác động tích cực đến kết quả hoạt

động của doanh nghiệp.
H4: Năng lực nhận thức và mối quan hệ có tác động tích cực
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.


9

Năng lực nhà khởi nghiệp

H5: Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính có tác động tích cực
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
H6: Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có tác động tích
cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
H7: Tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về khởi nghiệp có
tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
H8: Việc tiếp cận thị trường có tác động tích cực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp.
H9: Văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp có tác động tích
cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Năng lực khởi nghiệp
Năng lực quản trị và kinh doanh
Năng lực nhân sự
Năng lực nhận thức và quan hệ

Môi trường khởi nghiệp

Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Kết quả

hoạt động
của DN

Tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp

Việc tiếp cận thị trường
Văn hoá thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực
của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động
sau khi hình thành doanh nghiệp


10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Qui trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được trình bày
trong bảng này
Bảng 3.1: Đo lường khái niệm năng lực của nhà khởi nghiệp
Phương
pháp

Kỹ thuật
thu thập
dữ liệu

Mẫu

Thời gian


Địa điểm

1 Sơ bộ

Định
tính

Thảo luận
nhóm

16

0102/2015

Thủ đô Viêng Chăn

Chính
thức

Định
lượng

Phỏng vấn
trực tiếp

524

0305/2015

-Thủ đô Viêng Chăn,

- Savanhnakhet,
- Champasak

Khảo
sát

2

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Giai đoạn nghiên cứu định tính: Sau khi xác định mục tiêu
nghiên cứu, khung lý thuyết về năng lực khởi nghiệp và môi trường
khởi nghiệp gồm 9 yếu tố về môi trường được trình bày nhằm lý giải
cho mô hình nghiên cứu có 09 giả thuyết. Tác giả thảo luận với nhiều
đối tượng (n>10) mà thực tế đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo doanh
nghiệp và có nghiên cứu, hiểu biết nhiều về năng lực khởi nghiệp và
môi trường khởi nghiệp, việc thảo luận này nhằm hiệu chỉnh để đi
đến nhất quán cách hiểu các câu hỏi trong thang đo. Kết thúc giai
đoạn nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định
lượng sơ bộ được hiệu chỉnh hoàn thành.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng
chính thức dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cùng
các giả thuyết. Thống kê mô tả các biến định lượng và định danh sẽ
được tiến hành trước, tiếp đến là kiểm định thang đo. Một thang đo
tốt cần đáp ứng được độ tin cậy (reliability) và giá trị (validity). Độ
tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha
và giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected-item total
correlation). Giá trị của thang đo được đánh giá thông qua phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.



11

Mục tiêu nghiên cứu

Loại bỏ phiếu khảo
sát không hợp lệ

Cronbach’s Alpha

Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính
Thiết kế phiếu khảo sát

Thang đo chính thức

Định lượng sơ bộ

Thu thập dữ liệu từ

Hiệu chỉnh thang đo

phiếu khảo sát

Kiểm tra tương quan biến
Tổng, Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố


Tương quan -Hồi quy

Kiểm tra trọng số EFA, nhân
tố và phương sai trích

Kiểm định mô hình

tuyến tính bội
Tổng hợp kết quả,
viết báo cáo

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập trung
để thực hiện việc điều chỉnh và kiểm định độ tin cậy và giá trị của
thang đo. Sau khi tiến hành nghiên cứu với các tiếp cận định lượng,
nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện phỏng vấn sau nghiên cứu để
giải thích các kết quả nghiên cứu cũng như những phát hiện đi chệch
với những phát hiện đã đi tìm ra trước đây hoặc đi chệch khỏi những
kết quả đã được phát hiện từ các nghiên cứu ở các nước khác.


12
Việc lấy mẫu sẽ được tiến hành trên cơ sở chọn lựa một số
khu vực địa lý có tầm quan trọng và mang đầy đủ các đặc trưng của
đám đông để đảm bảo sự khái quát kết quả nghiên cứu có độ tin cậy
cao. Vì lý do đó, các phần tử của đám đông là nghiệp chủ (hay nhà
khởi nghiệp) sẽ được chọn từ một số tỉnh thành lớn.
Phân tích nhân tố (EFA) cỡ mẫu ít nhất bằng 4 hay 5 lần số

biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đề tài
nghiên cứu này có tất cả 82 tham số (biến quan sát) cần tiến hành
phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu cần tối thiểu là 82*5 = 410. Số mẫu
trong nghiên cứu này là 524 (lớn hơn 410) nên thoả yêu cầu về kích
thước mẫu.
3.2.2. Kỹ thuật xử lý số liệu
Trong nghiên cứu này cả hai loại thống kê mô tả và thống kê
ứng dụng đều được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau.
Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là hệ
số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích hồi qui tuyến tính để biết được mức độ tác động của các
biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tiếp theo, phân tích hồi qui tuyến
tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường
(Ordinal Least Squares - OLS), nghiên cứu sẽ thực hiện một lần hồi
qui nhằm phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là kết quả hoạt động
của doanh nghiệp, biến độc lập là các yếu tố về năng lực của nhà
khởi nghiệp và môi trường kinh doanh.
3.3. THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu định tính cho thang đo của các khái niệm
nghiên cứu.
Khám phá và xây dựng thang đo trong nghiên cứu này thực
hiện trong vòng 2 tháng từ tháng 1 đến hết tháng 2/2015, cách thức
tiến hành thông qua phỏng vấn công cụ email. Nghiên cứu dừng lại ở
số lượng 16 lãnh đạo các doanh nghiệp là những thành viên trong ban
Tổng giám đốc và các Giám đốc bộ phận của các ngành, vì không
còn phát hiện thêm các ý kiến mới về thang đo của các thành phần
trong nghiên cứu.


13

3.3.2. Thang đo các khái niệm mô hình nghiên cứu sau điều
chỉnh.
3.3.2.1. Năng lực của nhà khởi nghiệp
Khái niệm năng lực của nhà khởi nghiệp được tiếp cận theo
đề xuất của Siswan và Jenifer (2009). Mỗi yếu tố thành phần sẽ được
phát triển thành một phát biểu trong bảng câu hỏi điều tra và chúng
được đo lường theo tầm quan trọng với thang đo Likert 5 bậc, trong
đó các giá trị chạy từ 1 đến 5 (1: hoàn toàn không đồng ý và 5: hoàn
toàn đồng ý).
3.3.2.2. Môi trường khởi nghiệp
Với khái niệm môi trường khởi nghiệp, nghiên cứu này tiếp
cận và sử dụng cách thức đo lường khái niệm lý thuyết này bằng 5
khái niệm nghiên cứu được đề ra bởi Doris và Irena (2013).
3.3.2.3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Trên cơ sở thang đo của Kaplan & Norton (1993) và tham
khảo ý kiến thực tế của 16 lãnh đạo doanh nghiệp các biến quan sát
của thang đo được xây dựng rút gọn nhằm đo lường những chỉ số
thiết yếu nhất phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối
cảnh hiện tại.
3.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là
thang đo quãng, định danh và thứ tự. Dạng thang đo quãng Likert
năm điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên
cứu, biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (VD: giới tính,
cấp bậc, tuổi tác, loại hình sở hữu,...). Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp
xếp đặc điểm mẫu (VD: thâm niên, quy mô doanh nghiệp,...)
Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần. Phần đầu nhằm thu
thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các khái
niệm năng lực khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp và kết quả

hoạt động của doanh nghiệp. Phần kế tiếp, nhằm thu thập thông tin
chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô
tả.


14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Nhờ sự hỗ trợ của Hội Doanh nghiệp trẻ Viêng Chăn, nghiên
cứu thực hiện khảo sát sơ bộ tại 177 doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Viêng Chăn. Phỏng vấn 177 giám đốc, thành viên hội đồng quản
trị, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp, giúp phát hiện được thái độ của
người trả lời, ý kiến tán thành hoặc không đồng tình, ngập ngừng,...
đã giúp ích rất nhiều cho việc đánh giá và hiệu chỉnh các khái niệm
trong thang đo trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Kỹ thuật kiểm
định thang đo sơ bộ được sử dụng gồm: Hệ số tin cậy Cronbach’s
alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Bảng4.13:Thống kê kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha

hiệu
biến

Tương
quan
biến Tổng
thấp
nhất

EC


0.709

Năng lực quản trị và kinh
doanh

BMC

0,683

Năng lực nhân sự

HRC

0,588

Tên biến

Năng lực khởi nghiệp

Năng lực nhận thức và mối
CRC
quan hệ
Sự tiếp cận các nguồn lực tài
Fi.A
chính
Các chính sách hỗ trợ của
Go.S
Chính phủ
Tiếp cận các tổ chức đào tạo Edu.
và hỗ trợ về khởi nghiệp

A
Mar.
Việc tiếp cận thị trường
A
Văn hóa thúc đẩy hoạt động
Cul.A
khởi nghiệp
Kết quả hoạt động của
BP
doanh nghiệp

0,811
0,683
0,652
0,520
0,508
0,576
0,639

Cron
Cronbach'
bach'
s Alpha
s
Đánh giá
cao nhất
Alph
nếu loại
a
biến

Chấp
8.013
0,900
nhận
Chấp
0,962
0,964
nhận
Chấp
0,588
0,859
nhận
Chấp
0,972
0,973
nhận
Chấp
0,846
0,923
nhận
Chấp
0,922
0,934
nhận
Chấp
0,939
0,847
nhận
Chấp
0,837

0,801
nhận
Chấp
0,786
0,850
nhận
Chấp
0,835
0,938
nhận

Nguồn: Kết quả xử lý từ phần phềm SPSS 18


15
4.2. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
4.2.1. Đối tượng khảo sát.
Tỉ lệ hồi đáp: Có 800 bản khảo sát được gửi đi, số lượng thu
về là 585 bản (đạt 73,13%), trong đó loại 11 bản trả lời thiếu thông
tin (để ô trống), 23 bản không phù hợp vì thời gian hoạt động > 5
năm, 38 bản trả lời không đạt yêu cầu vì trả lời qua loa, thiếu cân
nhắc, không nghiêm túc. Ví dụ, đánh dấu trả lời (X) theo 1 hàng dọc
cho tất cả các câu hỏi. Như vậy, còn 524 bản khảo sát hợp lệ được sử
dụng trong nghiên cứu, đạt 65,5%. Số lượng nhà khởi nghiệp được
điều tra tại từng địa phương: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savanhnakhet,
tỉnh Champasack theo thứ tự như sau: 212 (40,46%), 165 (31,49%),
147 (28,05%).
4.2.2.Đặc điểm mẫu
- Loại hình doanh nghiệp phổ biến trong mẫu là doanh
nghiệp tư nhân (44,27%) và công ty trách nhiệm hữu hạn (41,22%),

trong khi hình thức công ty cổ phần chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều
(14,50%).
- Đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp (31,87%), thương mại (22,52%), và dịch vụ (23,83%), số còn
lại hoạt động trong sản xuất công nghiệp và chế biến (21,76%).
- Quy mô của các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ (dưới 50 lao
động chiếm 50,05%), và số lượng chủ doanh nghiệp là nam giới có tỷ
trọng cao (57,25%).
Phần lớn các chủ doanh nghiệp trong mẫu điều tra này là
người Lào, người gốc Việt, người gốc Thái, người gốc Hoa, trong khi
người của các dân tộc khác chiếm tỷ trọng nhỏ (4,76%).
- Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra phần lớn từ
cấp 2 trở lên và những nghiệp chủ này thường có trình độ chuyên
môn trong lĩnh vực khoa học cơ bản (28,44%), khoa học ứng dụng
(33,59%) và kinh tế (37,98%).
- Hầu hết những nghiệp chủ trước khi khởi nghiệp đều trải
qua giai đoạn làm việc cho các đơn vị kinh doanh với kinh nghiệm
làm việc phổ biến dưới 10 năm (54,96%).


16
- Xét về thời gian khởi nghiệp kinh doanh, có 71,56% chủ
doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh từ 4 năm trở xuống và 48,85%
nghiệp chủ xuất thân từ những gia đình có truyền thống kinh doanh.
4.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Đối với từng nhân tố trong mô hình đều có hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,6; nếu bỏ đi bất cứ biến quan sát nào trong nhân tố
này thì hệ số Alpha đều giảm, đồng thời hệ số tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0,3 nên tất cả quan sát đều được giữ lại. Thấp nhất là
thang đo việc tiếp cận thị trường có Cronbach’s Alpha là 0,823 và mối

tương quan biến tổng cao nhất của thang đo này là 52,6%.
4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Kiểm định EFA biển độc lập: Thang đo được chấp nhận khi
tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Kết quả EFA cho thấy
có 9 nhân tố của mô hình được trích tại điểm dừng Eigenvalue 3,545.
Tổng phương sai trích đạt được ở mức 68,119% (>50%), kết quả cho
thấy hệ số tải của 9 nhân tố chính đạt hệ số tải trên 0,5.
- Kiểm định EFA kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Kết
quả EFA cho thấy có một nhân tố được trích tại điểm dừng
Eigenvalue 8,898, có tổng phương sai trích đạt được ở mức 65,995%
(>50%), hệ số tải của tất cả các biến đều đạt, thấp nhất là 0,659
(BP2). Do đó, thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp đạt được
giá trị hội tụ.
4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY
4.3.1. Phân tích tương quan giữa các biến
Kết quả bảng hệ số tương quan cho thấy biến kết quả hoạt
động kinh doanh có tương quan tuyến tính với 9 biến độc lập, trong
đó hệ số tương quan giữa kết quả hoạt động của doanh nghiệp với
biến tài chính là lớn nhất 0,649.
4.3.2. Phân tích mô hình hồi quy
Phân tích hồi qui theo phương pháp Enter cho ra các hệ số hồi
qui như bảng . Để mô hình hồi qui của mẫu sử dụng được các ước
lượng cho các hệ số hồi qui của tổng thể, nghiên cứu tiếp tục kiểm tra
các vi phạm giả định trong phân tích của mô hình hồi qui tuyến tính.


17
Bảng 4.17: Kết quả của mô hình hồi qui
Biến


Hệ số hồi quy

Hằng số

Sai số chuẩn

VIF

(1,176)

Năng lực quản trị và kinh doanh (BMC)

0,269**

0,039

2,03

Năng lực quản trị nhân sự (HRC)

0,108**

0,036

1,094

Năng lực khởi nghiệp (EC)

0,139**


0,031

1,809

Năng lực nhận thức và quan hệ (CRC)

0,126**

0,031

1,09

Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính (Fi.A)

0,214**

0,031

2,106

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (Go.S)
Tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ về
khởi nghiệp (Edu.A)

0,199**

0,035

2,159


0,170**

0,040

1,632

0,091*

0,041

1,978

0,026

0,027

1,110

Việc tiếp cận thị trường (Mar.A)
Văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp (Cul.A)
R2 hiệu chỉnh:
Mức ý nghĩa (Sig. trong thống kê ANOVA):
Giá trị thống kê F (F trong thống kê ANOVA):
Hệ số Durbin- Watson:

0,607
0,000
90,899
1,852


Ghi chú: **Mức ý nghĩa 1%, * Mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS 18.
4.3.3. Kiểm tra các giả định của mô hình
- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Không thấy tượng đa
cộng với VIF của mỗi biến thiên lớn nhất bằng 2,31 (<10).
- Kiểm tra liên hệ tuyến tính: Biểu đồ phân tán cho thấy phần
dư phân tán ngẫu nhiên giữa các giá trị dự đoán và phần dư. Như vậy,
giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
- Kiểm tra phương sai của phần dư không đổi: Thực hiện
kiểm định tương quan hạng Spearman cho các biến độc lập và phần
dư đã chuẩn hóa. Ho - Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0.
Với mức ý nghĩa Sig > 0,05 cho thấy không đủ cơ sở bác bỏ giả
thuyết Ho, nên có thể kết luận phương sai của phần dư không đổi.
- Kiểm tra phương sai của phần dư có phân phối chuẩn: Cho
thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ
tần số. Với trung bình ~ 0, và độ lệch chuẩn = 0,986 có thể kết luận
rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.


18
- Kiểm tra tính độc lập của phần dư: Cho thấy kiểm định tính
độc lập của phần dư bằng trị thống kê Durbin- Watson (d = 1,847).
4.3.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình
Từ phương trình hồi qui có thể rút ra kết luận từ mẫu nghiên
cứu cho kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp SME
phụ thuộc vào 8 yếu tố. Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất đối
với kết quả hoạt động doanh nghiệp là năng lực quản trị và kinh
doanh.
4.3.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm theo phương thức
phân loại

Sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA) để tìm
kiếm sự khác biệt giữa các nhóm theo 10 tiêu thức phân loại, kết quả
cho thấy chỉ có 3 tiêu thức phân loại cho thấy có sự khác biệt đủ độ tin
cậy thống kê ở mức 95%. Ba tiêu thức phân loại này bao gồm: loại
hình doanh nghiệp, trình độ học vấn và truyền thống gia đình.
Bảng 4.22: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết
H1
H2
H3
H4
H5
H6
H7
H8
H9

Phát biểu
Năng lực khởi nghiệp có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Năng lực quản trị và kinh doanh có tác động tích cực đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Năng lực nhân sự có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Năng lực nhận thức và mối quan hệ có tác động tích cực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính có tác động tích cực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có tác động tích cực đến kết quả

hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp có tác động tích
cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Việc tiếp cận thị trường có tác động tích cực đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp có tác động tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nhận
xét
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận
Bác bỏ


19

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.1.1. Kết quả mô hình đo lường
Kết quả của mô hình đo lường sau khi đã điều chỉnh, bổ sung
cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy, giá trị hội tụ cho phép.
Kết quả kiểm định thang đo có những ý nghĩa cụ thể sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần vào việc đặc thù hóa
thang đo các yếu tố cấu thành năng lực của nhà khởi nghiệp, môi
trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Lào. Điều này đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu
quản trị đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà khởi nghiệp cũng
như việc định hướng, phát triển môi trường khởi nghiệp của Nhà
nước.
Thứ hai, kết quả kiểm định các thang đo đều có độ tin cậy và
giá trị hội tụ cao đã góp phần vào việc đo lường tác động từ năng lực
của nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu này cũng khẳng định vấn đề, khi
nghiên cứu về mối qua hệ giữa năng lực của nhà khởi nghiệp và môi
trường khởi nghiệp có thể đo lường bằng các câu hỏi hành vi thông
qua Likert từ các ý kiến của nhà khởi nghiệp thay vì đo lường khách
quan bằng kết quả tài chính.
5.1.2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên
cứu với dữ liệu của nghiên cứu (giải thích được 60,7%), cũng như
việc chấp nhận các giả thuyết đưa ra trong mô hình nghiên cứu này
đã chỉ ra những ý nghĩa thiết thực cho các nhà khởi nghiệp cũng như
cơ quan quản lý, điều hành chính sách.
Thứ nhất, nghiên cứu này đã xác định được mức độ tác động
của từng nhân tố cấu thành năng lực của nhà khởi nghiệp và môi

trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và


20
nhỏ tại Lào: (1) năng lực khởi nghiệp, (2) Năng lực quản trị và kinh
doanh, (3) Năng lực nhân sự, (4) Năng lực nhận thức và quan hệ, (5)
Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính, (6) Chính sách hỗ trợ của chính
phủ, (7) Việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và phát triển, (8) Việc tiếp
cận thị trường.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã xác định được thứ tự ưu tiên
của các thành phần trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, năng lực quản
trị và kinh doanh là yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp, điều này cũng cho thấy thực tế khả năng quản trị
của nhà khởi nghiệp được quan tâm do sự biến động ngày càng phức
tạp của thị trường. Riêng yếu tố văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi
nghiệp không có ý nghĩa thống kê (sig. = 0,333). Điều này cũng phù
hợp với tình hình thực tế tại Lào, do văn hóa Lào không khuyến
khích đàn ông khởi nghiệp kinh doanh mà khuyến khích phụ nữ và
người nước ngoài khởi nghiệp kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng chưa có các biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm động viên, hỗ
trợ nhà khởi nghiệp nên sự nhận thức của người dân về khởi nghiệp
kinh doanh còn hạn chế.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã giải quyết được khe hổng
nghiên cứu khi phối hợp việc tiếp cận từ yếu tố năng lực của nhà
khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Nó cho thấy một cái nhìn khái quát
từ năng lực của nhà khởi nghiệp, sự tác động của môi trường khởi
nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2.1. Hàm ý quản trị về năng lực các nhà khởi nghiệp tại Lào

5.2.1.1. Hàm ý quản trị đối với năng lực quản trị và kinh doanh
Mathisen & Arnulf, (2013) cho rằng những cơ hội khởi
nghiệp tồn tại sẵn trong thị trường ở trạng thái sẵn sàng chờ đợi được
khai phá và tận dụng, tuy nhiên cũng có những cơ hội phải được tạo
ra. Năng lực nhận ra các cơ hội là chìa khóa quan trọng của sự nhận
biết cơ hội khởi nghiệp (Baron & Ensley, 2006).


21
Các quan điểm cụ thể sau sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị
và kinh doanh của nhà khởi nghiệp các SME:
Quan điểm 1: Bản thân nhà khởi nghiệp các SME phải nhận
thức vai trò và tầm quan trọng của năng lực quản lý trong hoạt động
quản lý điều hành doanh nghiệp của mình để có trách nhiệm tự hoàn
thiện và nâng cao năng lực quản lý của mình để đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm 2: Các SME cần xây dựng và xác định được
khung năng lực quản lý của nhà khởi nghiệp doanh nghiệp phù hợp
với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
5.2.1.2. Hàm ý quản trị đối với năng lực nhân sự
Nâng cao kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng đòi
hỏi nhà khởi nghiệp doanh nghiệp SME phải có sự hợp lý và hiệu
quả, để có được sự ảnh hưởng tới người khác và ảnh hưởng trong hệ
thống tổ chức của doanh nghiệp.
Nâng cao kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên Nhà
khởi nghiệp doanh nghiệp SME muốn sử dụng kỹ năng này để tác
động lên nhân viên, làm cho họ hành động một cách tích cực, sáng
tạo, có kết quả và hiệu quả cao vì mục tiêu chung của doanh nghiệp
thì nhà khởi nghiệp cần phải đánh giá được năng lực của nhân viên,
cảnh báo cho nhân viên những hạn chế của họ trong công việc.

5.2.1.3. Hàm ý quản trị đối với năng lực khởi nghiệp
Trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp SME không
ngừng tăng lên cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, phần lớn
các nhà khởi nghiệp doanh nghiệp SME chưa được trang bị bổ sung
các kiến thức mới về khởi nghiệp. Cách khắc phục có hiệu quả và
phù hợp nhất tại thời điểm hiện nay đó là các nhà khởi nghiệp doanh
nghiệp SME phải chủ động trang bị các loại kiến thức quản lý để
nâng cao năng lực quản lý cho chính bản thân người nhà khởi nghiệp
và cho cả nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Việc trang bị kiến
thức phải được thực hiện trước hết thông qua quá trình đào tạo và học
hỏi.


22
5.2.1.4. Hàm ý quản trị đối với năng lực nhận thức và quan hệ
Bản thân nhà khởi nghiệp doanh nghiệp SME phải xác định
được vai trò và tầm quan trọng của năng lực nhận thức và quan hệ
đối với hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp của mình. Để có
đánh giá được năng lực nhận thức và quan hệ của mình, nhà khởi
nghiệp doanh nghiệp SME cần phải xác được khung năng lực quản lý
phù hợp với hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do
mình quản lý, điều hành.
5.2.2. Hàm ý chính sách về môi trường khởi nghiệp
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của năng lực của
nhà khởi nghiệp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp không bao
giờ tách rời với yếu tố môi trường kinh doanh. Thật vậy, các quyết
định và hành động của người chủ doanh nghiệp sẽ được đưa ra dựa
trên sự cảm nhận của họ về môi trường kinh doanh (Baum và các
cộng sự, 2001). Cách tiếp cận về sự tác động của yếu tố môi trường
dựa trên quan điểm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Porter,

1991) đề cập đến môi trường kinh doanh.
5.2.2.1. Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính
Sự hỗ trợ tài chính bao gồm sự sẵn có của các nguồn lực tài
chính chính thức cũng như phi chính thức cho các doanh nghiệp mới
ra đời và cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này (Garner,
1995) như sự sẵn lòng hỗ trợ của ngân hàng, các quỹ đầu tư mạo
hiểm, các nhà đầu tư “thiên thần”.
Sự kết hợp của Chính phủ và tư nhân trong đầu tư khởi
nghiệp còn có một lợi ích đặc biệt cho Lào. Sự kết hợp Nhà nước và
tư nhân trong thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia cũng là bước đi cần thiết
của Chính phủ trong vấn đề xóa bỏ tư duy định kiến với tính chất
mạo hiểm trong kinh doanh, bởi vì, kinh nghiệm của Thế giới đã cho
thấy, sự thịnh vượng của các quốc gia có đóng góp rất lớn của các
đột phá khởi nghiệp thành công từ kinh doanh mạo hiểm.


23
5.2.2.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp SME. Năng lực
của nhà khởi nghiệp SME chỉ có thể nâng cao và hoàn thiện trong
một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, công khai, minh bạch, bình
đẳng. Do vậy, Chính phủ cần tạo được môi trường pháp lý thuận lợi
cho các doanh nghiệp SME hoạt động và phát triển.
Chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng như
truyền thông, năng lượng, và các dịch vụ thiết yếu khác cho hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng có tác động đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp mới hình thành. Chính phủ cần lập ra các
trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp SME tại các địa phương để
giúp giám đốc các doanh nghiệp SME có thể nhanh chóng tiếp cận

các thông tin về các văn bản pháp luật, chính sách đất đai, chuyển
giao công nghệ.
5.2.2.3. Việc tiếp cận thị trường
Kết quả của nghiên cứu có sự tương đồng với một số yếu tố
tạo sự thành công trong khởi nghiệp cũng bao gồm các hỗ trợ tư vấn
từ mạng lưới những nhà tư vấn chuyên nghiệp (Marett, 1980;
Gartner, 1985; Johannisson, 1988).
Tổ chức các câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp SME có năng
lực quản lý tốt, điều hành doanh nghiệp đạt kết quả sản xuất kinh
doanh cao để làm nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm đồng
thời khích lệ các giám đốc doanh nghiệp SME phấn đấu vươn lên,
làm ăn có hiệu quả. Thông qua các câu lạc bộ, giới thiệu, quảng bá và
tôn vinh giám đốc doanh nghiệp giỏi trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
5.2.2.4. Việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp
Bất kỳ một cấp độ hay hình thức đào tạo nào cũng cần giải
quyết các vấn đề như: đào tạo những gì, cho ai, và thông qua cách
thức nào (Gibb, 2002 và Pittaway, 2012).


×