Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đề cương ôn thi môn kỹ NĂNG SOẠN THẢO văn bản KINH tế và QLDN topica (đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.05 KB, 35 trang )

Đề cương ôn thi môn KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QLDN- Topica (đáp án)

Theo nghĩa hẹp, khái niệm văn bản là:
Đáp án đúng là: tập hợp ngôn ngữ viết nhằm truyền đạt ý chí của cá nhân hay tổ
chức tới các cá nhân hay tổ chức khác với mục đích thông báo hay đòi hỏi đối
tượng tiếp nhận phải thực hiện những hành động nhất định, đáp ứng yêu cầu của cá
nhân hay tổ chức soạn thảo.
Vì: Xem xét khái niệm văn bản từ góc độ cụ thể bao gồm các khía cạnh như: vai
trò, thẩm quyền, nội dung ý nghĩa của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.1. Khái niệm về văn bản,
trang 4.
Số và kí hiệu của công văn được trình bày như thế nào?
Đáp án đúng là: Số công văn/viết tắt tên cơ quan ban hành công văn – viết tắt tên
đơn vị soạn công văn.
Vì: Công văn có cách viết số kí hiệu khác so với các văn bản thông thường, công
văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên sẽ không có năm ban hành.
Đồng thời công văn không có tên gọi nên sẽ không có tên viết tắt là CV.
Tham khảo: Điều 8 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của
Bộ Nội vụ hướng dẫ thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản.
Chữ kí thừa lệnh (TL.) và chữ kí thừa ủy quyền (TUQ.) khác nhau như thế
nào?
Đáp án đúng là: Khác nhau về chủ thể có thẩm quyền, tính chất công việc và điều
kiện kí.
Vì: Chữ kí thừa lệnh là chữ kí của trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp, công việc
mang tính chất thường xuyên liên tục và ko cần có điều kiện. Còn chữ kí thừa ủy
quyền là chữ kí của trưởng đơn vị trong cơ quan tổ chức, giải quyết công việc
mang tính sự vụ, bất ngờ, và điều kiện là phải có giấy ủy quyền.
Tham khảo: Khoản 3, 4 Điều 10Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về
công tác văn thư; Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 110.


Vai trò cơ bản của văn bản trong tổ chức và doanh nghiệp là:
Đáp án đúng là: công cụ để quản lí các quan hệ phát sinh trong hoạt động của tổ
chức và doanh nghiệp.
Vì: Tổ chức và doanh nghiệp khi điều hành và quản lí tất cả các hoạt động đều phải
thông qua hệ thống văn bản để giao việc cho các đối tượng có liên quan, nhằm mục
tiêu hướng tới quản lí các quan hệ phát sinh trong hoạt động của tổ chức và doanh
nghiệp.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.1. Khái niệm về văn bản,
trang 4.
Theo nghĩa chung nhất, khái niệm văn bản là gì?
Đáp án đúng là: Tập hợp ngôn ngữ viết nhằm truyền đi những thông tin nhất định
đến người sử dụng.
Vì: Văn bản là một sản phẩm viết cụ thể, không thể là một hệ thống hoặc loại ngôn
ngữ nói chung, cũng không chỉ duy nhất được mỗi Nhà nước sử dụng mà còn
nhiều chủ thể khác.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
1


bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.1. Khái niệm về văn bản,
trang 4.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là:
Đáp án đúng là: ngôn ngữ viết.
Vì: Chúng ta dùng văn bản để chuyển các thông tin cho người sử dụng với một
mục đích nhất định, do vậy văn bản là công cụ truyền tin của Nhà nước, tổ chức và
cá nhân. Văn bản do cơ quan nhà nước và cá nhân, vì vậy ngôn ngữ sử dụng phải
là văn bản ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo chất lượng và tính lịch sự trang trọng cho
văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn

bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức năng của văn bản,
trang 5.
Văn bản nào sau đây là văn bản phải chuyển đổi?
Đáp án đúng là: Điều lệ doanh nghiệp.
Vì: Văn bản chuyển đổi là loại văn bản mà để ban hành ra nó bắt buộc phải ban
hành một văn bản khác. Hiến pháp, Quyết định và Nghị quyết là văn bản được ban
hành độc lập, còn Điều lệ doanh nghiệp muốn được thi hành phải được ban hành
bằng một văn bản khác. Vì vậy đó là văn bản phải chuyển đổi.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.3. Phân loại văn bản, trang
10.
Chủ thể nào trong cơ quan tổ chức được phép kí ban hành văn bản với tư
cách cơ quan ban hành?
Đáp án đúng là: Thủ trưởng cơ quan, phó thủ trưởng; trưởng các đơn vị trong cơ
quan.
Vì: Chủ thể chính yếu nhất phải giải quyết công việc và ban hành văn bản của cơ
quan tổ chức là thủ trưởng cơ quan đó. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể ủy
quyền cho cấp phó (kí chữ kí kí thay) hoặc trưởng các đơn vị trong cơ quan (kí
thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền).
Tham khảo: Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định thể thức kĩ thuật
trình bày văn bản hành chính.
Đề cương sơ bộ là:
Đáp án đúng là: dàn bài cơ bản của văn bản, được biểu hiện bằng gọi tên chính
xác các tiêu đề, đề mục của văn bản.
Vì: Đề cương sơ bộ chính là dàn bài cơ bản để chuẩn bị hình thành nên một văn
bản hoàn chỉnh bao gồm tên các tiêu đề, đề mục của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục III.2. Giai đoạn chuẩn bị,
trang 25.
Theo loại hình quản lí, văn bản gồm các loại nào?

Đáp án đúng là: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lí hành chính, văn
bản phải chuyển đổi.
Vì: Trong hoạt động của doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng lĩnh vực quản lí mà cần
sử dụng loại này hay loại kia song tổ chức và doanh nghiệp luôn cần sử dụng các
loại văn bản này và được phân thành các loại như trên.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Phân loại văn bản, trang
2


4.
Chữ kí kí thay (KT.) và chữ kí thừa lệnh (TL.) khác nhau ở điểm nào?
Đáp án đúng là: Chủ thể có thẩm quyền kí khác nhau.
Vì: Chủ thể có thẩm quyền kí thay là cấp phó, còn kí thừa lệnh là của trưởng đơn
vị cấp dưới trực tiếp trong cơ quan đơn vị đó.
Tham khảo: Điều 12 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 quy
định thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính.
Nguyên tắc ghi địa danh trong thể thức trình bày văn bản là gì?
Đáp án đúng là: Chỉ ghi tên địa danh nơi đóng trụ sở của đơn vị ban hành văn bản
và không ghi tên đơn vị hành chính lãnh thổ.
Vì: Nguyên tắc chung về ghi tên địa danh theo quy định của pháp luật hiện hành là
chỉ ghi tên địa danh nơi đóng trụ sở của cơ quan đơn vị ban hành văn bản mà
không ghi tên đơn vị hành chính lãnh thổ.
Tham khảo: Điều 9 Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định thể thức
kĩ thuật trình bày văn bản hành chính.
Chức năng xã hội thể hiện trong văn bản là:
Đáp án đúng là: xác lập các mối quan hệ xã hội, các nội dung và cách thức quan
hệ xã hội cho các cá nhân và tổ chức.
Vì: Mọi văn bản ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu xã hội, từ yêu cầu của các mối
quan hệ xã hội và phản ánh các mối quan hệ xã hội. Sau khi ra đời, văn bản sẽ điều

chỉnh một hay một số quan hệ xã hội, hay tạo ra một số quan hệ xã hội mới cho
phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức năng của văn bản,
trang 4.
Bản thảo văn bản là:
Đáp án đúng là: chưa được sửa chữa, chưa hoàn chỉnh và chưa phê duyệt.
Vì: Bản thảo được hình thành trong giai đoạn viết thành văn bản, ngay sau khi
người soạn thảo viết xong. Vì thế, văn bản này hoàn toàn chưa được sửa chữa,
chưa hoàn chỉnh và chưa phê duyệt.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục III.3. Giai đoạn thành văn,
trang 28.
Văn bản phải chuyển đổi là:
Đáp án đúng là: văn bản mà để ban hành ra nó bắt buộc phải ban hành một văn
bản khác.
Vì: Văn bản chuyển đổi là loại văn bản không có khả năng ban hành độc lập, mà
hiệu lực pháp lí của nó phải phụ thuộc vào một văn bản khác. Vì vậy là nhóm văn
bản mà để ban hành ra nó bắt buộc phải ban hành một văn bản khác.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.3. Phân loại văn bản, trang
10.
Trường hợp nào khi giải quyết công việc và kí vào văn bản sẽ phải có
giấy ủy quyền từ cấp trên?
Đáp án đúng là: Khi kí thừa ủy quyền.
Vì: Theo quy định hiện nay, với tính chất công việc là sự vụ, bất ngờ và
chủ thể có thẩm quyền kí chỉ là trưởng một đơn vị nằm trong cơ quan tổ
3



chức, có thể không phải là chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc đó,
vì vậy trong trường hợp này bắt buộc phải có giấy ủy quyền từ cấp trên.
Tham khảo: Khoản 6 Điều 1 Nghị định 110/2004/NĐ- CP của Chính phủ
về công tác văn thư và Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định 110.
Công việc nào sau đây thuộc vào giai đoạn chuẩn bị?
Đáp án đúng là: Xác định nội dung.
Vì: Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn định hình, khái quát về văn bản định viết
nên trong giai đoạn này nhất thiết phải xác định được nội dung công việc
cần giải quyết trong văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục III.1. Giai
đoạn chuẩn bị, trang 25.
Chức năng sử liệu thể hiện trong văn bản là:
Đáp án đúng là: phản ánh những biến cố lớn của xã hội, những sự kiện
lịch sử đã xảy ra.
Vì: Văn bản ghi chép, lưu giữ và truyền đạt lại những sự kiện mang tính
lịch sử trong quá khứ được sử dụng làm tư liệu cho các hoạt động xã hội
hiện tại. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, người ta cần phải dựa vào hệ thống
văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức
năng của văn bản, trang 4.
Quy trình soạn thảo văn bản bao gồm các giai đoạn:
Đáp án đúng là: chuẩn bị, soạn thảo đề cương, viết thành văn bản, sửa
văn bản, xét duyệt, kí và ban hành văn bản.
Vì: Đây là các bước thực hiện được sắp xếp theo những trình tự cụ thể,
logic và khoa học nhằm mục tiêu soạn thảo ra văn bản có chất lượng nhất,
đáp ứng yêu cầu đặt ra để giải quyết các công việc cụ thể trên thực tiễn.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn

thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục III. Quy trình
soạn thảo văn bản, trang 24.
Văn bản sau khi được thông qua và kí, bước tiếp theo sẽ phải làm gì?
Đáp án đúng là: Đóng dấu, đăng kí vào sổ văn bản và gửi đến các đơn vị.
Vì: Khi văn bản kí xong thì văn bản vẫn chưa được đóng dấu và chưa có
số. Ngay sau khi được kí, văn bản phải được chuyển cho văn thư đóng
dấu, đăng kí vào sổ văn bản và gửi đến các đơn vị.
Đăng công báo chỉ dành cho văn bản quy phạm pháp luật.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục III.3. Giai
đoạn xét duyệt, kí và ban hành văn bản, trang 28.
Chức năng quản lí điều hành thể hiện trong văn bản là:
Đáp án đúng là: công cụ cho các nhà lãnh đạo và quản lí điều hành hoạt
động của tổ chức và doanh nghiệp.
Vì: Văn bản sẽ được sử dụng để thể chế hóa các vấn đề liên quan đến cơ
cấu tổ chức, lề lối làm việc, quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận để tạo ra sự
thống nhất chung trong mọi hoạt động khi quản lí và điều hành. Nếu không
4


có công cụ này, tổ chức, doanh nghiệp, sẽ rất khó để truyền đạt cho mọi
thành viên biết rõ yêu cầu và cách thức tiến hành công việc.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức
năng của văn bản, trang 4.
Dấu trong văn bản phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Đáp án đúng là: Dấu đóng trùm lên 1/3 chữ kí về phía bên trái.
Vì: Đó là quy định của pháp luật hiện hành về đóng dấu trong văn bản. Dấu
phải đóng trùm lên 1/3 chữ kí về phía bên trái chữ kí của chủ thể có thẩm
quyền kí vào trong văn bản.

Tham khảo: Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công
tác văn thư.
Chữ kí kí thay (KT.) và chữ kí thay mặt (TM.) khác nhau như thế nào?
Đáp án đúng là: Khác nhau về chủ thể kí và loại văn bản kí.
Vì: Chữ kí kí thay là chữ kí của cấp phó kí thay cấp trưởng, với loại văn
bản do cá nhân ban hành. Còn chữ kí thay mặt là chữ kí của thủ trưởng
tập thể với loại văn bản do tập thể ban hành.
Tham khảo: Khoản 1, 2 Điều 10Nghị định 110/2004/NĐ- CP của Chính
phủ về công tác văn thư; Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 110.
Chức năng pháp lí thể hiện trong văn bản là:
Đáp án đúng là: quy định mang tính quy tắc chung và bắt buộc thực hiện
của văn bản.
Vì: Văn bản thể hiện ý chí của chủ thể ban hành văn bản, hướng tới điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tiễn và được áp dụng một cách
thống nhất. Vì vậy có mang tính quy tắc chung và bắt buộc các đối tượng
hướng tới trong văn bản phải có trách nhiệm thực hiện.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức
năng của văn bản, trang 4.
Thể thức văn bản KHÔNG yêu cầu nội dung nào?
Đáp án đúng là: Các chương, mục, điều, khoản.
Vì: Theo quy định của Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 19
tháng 01 năm 2011 về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính thì
thể thức văn bản không yêu cầu về nội dung này.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục II.3. Yêu cầu
về thể thức văn bản, trang 16.
TRẮC NGHIỆM 2
Cơ sở lập luận cho văn bản bao gồm:

Đáp án đúng là: các luận điểm, luận chứng, luận cứ và các thành phần
này phải đảm bảo tính logic, thống nhất thể hiện nội dung của văn bản.
Vì: Một văn bản có nội dung chặt chẽ, thuyết phục phải được thể hiện
thông qua việc phân tích, lí giải tất cả các luận điểm, luận chứng, luận cứ
và các thành phần này phải thống nhất và logic với nhau.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
5


thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Câu mệnh lệnh thường sử dụng trong các văn bản nào?
Đáp án đúng là: Công điện
Vì: Câu mệnh lệnh là câu sai khiến ai làm công việc gì đó. Đây là loại câu
thuộc lối văn nói, ngắn gọn, chỉ phù hợp khi cần yêu cầu công việc mang
tính chất cấp bách. Vì vậy thường loại câu này chỉ dùng trong công điện.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục III.2. Một số
quy định đối với ngôn ngữ trong văn bản, trang 47.
Các quan hệ mang tính chủ quan là:
Đáp án đúng là: thái độ chủ quan của người viết thể hiện quan điểm, nhận
thức, đánh giá đối với nội dung và đối tượng.
Vì: Các quan hệ mang tính chủ quan mang dấu ấn và trách nhiệm cá nhân,
không bị áp đặt, phụ thuộc vào các quan hệ hay quy luật khách quan nào
khác, thể hiện quan điểm, nhận thức, đánh giá của người viết.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.1. Xác
định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản, trang 32.
Yêu cầu đối với lập luận trong văn bản là:
Đáp án đúng là: các luận điểm phải được trình bày một cách rõ ràng,

mạch lạc.
Vì: Đây là một trong ba yêu cầu để lập luận được chặt chẽ và có tính
thuyết phục cao. Các luận điểm nếu trình bày không rõ ràng thiếu thống
nhất sẽ khiến lập luận trong văn bản thiếu sự thuyết phục, ảnh hưởng tới
chất lượng của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Chủ đề chung là:
Đáp án đúng là: một cụm từ thể hiện bản chất cơ bản của văn bản trong
không gian và thời gian cụ thể.
Vì: Chủ đề chung của một văn bản là cụm từ. Cụm từ này dùng để xác
định nội dung chính và bản chất cơ bản của văn bản trong không gian và
thời gian cụ thể.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.1. Xác
định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản, trang 32.
Cơ sở lập luận cho văn bản là:
Đáp án đúng là: các lí lẽ, kết luận của người viết nhằm thể hiện rõ quan
điểm, nội dung được thể hiện trong văn bản.
Vì: Lập luận là quy trình làm việc trí óc, phân tích các tri giác, ý nghĩ, và
cảm giác của người viết về những nội dung đượcdiễn đạt trong văn
bản. Vì vậy, cơ sở lập luận cho văn bản là các lí lẽ, kết luận của người viết
với mục đích thể hiện rõ quan điểm, nội dung trong văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
6


dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.

Lập dàn ý bao gồm các nội dung nào?
Đáp án đúng là: Xác lập ý lớn, nhỏ và sắp xếp chúng.
Vì: Từ khái niệm của lập dàn ý chúng ta có thể xác định được các bước
thực hiện theo thứ tự là xác lập ý lớn, xác lập ý nhỏ và sắp xếp các ý theo
trật tự đảm bảo logic hợp lí.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.3. Cách
thức trình bày nội dung văn bản, trang 35.
Luận cứ là:
Đáp án đúng là: các lí lẽ và dẫn chứng dùng làm căn cứ để thuyết minh
cho luận điểm và thể hiện nội dung văn bản.
Vì: Người viết muốn thể hiện ý đồ của mình, đồng thời thuyết phục người
đọc về các vấn đề được nêu thì phải có cơ sở cho các lập luận đó, tức là
phải đưa là được những dẫn chứng, lí lẽlàm căn cứ cho việc thể hiện nội
dung văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Đoạn văn trong văn bản là:
Đáp án đúng là: cơ sở để tổ chức văn bản gồm một số câu gắn bó với
nhau trên cơ sở diễn tiến của chủ đề bộ phận.
Vì: Đoạn văn là một đơn vị để hình thành nên văn bản, văn bản sẽ bao
gồm nhiều đoạn văn khác nhau kết cấu thành, đoạn văn gồm một số câu
gắn bó với nhau trên cơ sở diễn tiến của chủ đề bộ phận, cùng nhau phát
triển theo định hướng chung của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.4. Viết
đoạn văn và liên kết đoạn văn, trang 38.
Kết cấu của đoạn văn thường bao gồm:
Đáp án đúng là: câu chủ đề, câu triển khai và câu kết.

Vì: Đây là ba bộ phận chính của một đoạn văn mà thường xuất hiện. Có
một số trường hợp, đoạn văn chỉ có một câu như đặt vấn đề hoặc chuyển
tiếp đoạn, có trường hợp không có câu kết. Nhưng nguyên tắc chung thì
đoạn văn phải có đầy đủ cả câu chủ đề, câu triển khai, câu kết thúc nhằm
đảm bảo hoàn thiện ý nghĩa của đoạn văn trong văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.4. Viết
đoạn văn và liên kết đoạn văn, trang 38.
Các quan hệ mang tính khách quan là:
Đáp án đúng là: quan hệ thể hiện tính chất logic về nội dung tuân thủ theo
quy luật, sự thật, không phụ thuộc hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ
quan khác.
Vì: Các quan hệ mang tính chất khách quan là quan hệ thể hiện tính chất
logic về nội dung, diễn tiến của nó trong không gian và thời gian một cách
khách quan.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
7


thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.1. Xác
định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản, trang 32.
Phong cách ngôn ngữ thường được sử dụng trong soạn thảo văn
bản kinh tế và quản lí doanh nghiệp là:
Đáp án đúng là: phong cách hành chính công vụ.
Vì: Phong cách hành chính công vụ là phong cách chức năng biểu thị mối
quan hệ giao tiếp của các cá nhân trong các đơn vị hành chính, cơ quan,
tổ chức theo một khuôn khổ nhất định để thiết lập hoạt động quản lí. Văn
bản kinh tế và quản lí doanh nghiệp là văn bản dùng để quản lí, vì thế
phong cách hành chính công vụ là phù hợp nhất.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn

thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục II.5. Phong
cách hành chính công vụ, trang 44.
Lập dàn ý của văn bản là:
Đáp án đúng là: sắp xếp các ý theo trật tự, mục đích, yêu cầu đề ra trong
văn bản.
Vì: Dàn ý chính là khung cơ bản để hình thành nên một văn bản hoàn
chỉnh, để lập dàn ý, người soạn thảo phải sắp xếp các ý theo trật tự, mục
đích, yêu cầu đề ra trong văn bản sao cho thích hợp và xác định mức độ
trình bày các ý theo tỉ lệ thỏa đáng, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của
văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.3. Cách
thức trình bày nội dung văn bản, trang 35.
Phong cách khoa học là:
Đáp án đúng là: phong cách ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
Vì: Phong cách khoa học là phong cách ngôn ngữ phản ánh hoạt động tư
duy trừu tượng của con người trong hoạt động nghiên cứu khoa học, vì thế
đó là ngôn ngữ đặc trưng chỉ sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục II.1. Phong
cách khoa học, trang 41.
Phong cách chính luận là:
Đáp án đúng là: phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong lĩnh vực chính
trị, nghị luận xã hội.
Vì: Phong cách chính luận là phong cách thường được sử dụng trong các
văn bản phản ánh những hoạt động giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền
đến công chúng như: Báo cáo chính trị, Nghị quyết... Phong cách này sử
dụng từ vựng chính trị đa dạng phản ánh các quan điểm lập trường, thái
độ và tình cảm nhằm lôi kéo công chúng và là ngôn ngữ được sử dụng

trong lĩnh vực chính trị, nghị luận xã hội.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục II.1. Phong
cách khoa học, trang 41.
Khi cần đặt ra các yêu cầu thực hiện một công việc nào đó đối với
các đơn vị trong nội bộ cơ quan, tổ chức nên sử dụng loại câu nào?
8


Đáp án đúng là: Câu chủ động.
Vì: Khi đặt ra yêu cầu đối với cấp dưới, có nghĩa mục tiêu hướng tới chính
là muốn cấp dưới phải thực hiện được. Như vậy, kiểu câu phù hợp nhất là
câu chủ động bởi loại câu này là câu trong đó chủ thể thực hiện một hành
động trong thế chủ động, được sử dụng khi muốn chỉ rõ cả hành động và
chủ thể của hành động.
Ví dụ: “Kết quả công việc phải được báo cáo”.
“Ban hành chính phải bảo cáo kết quả công việc”.
Hai câu trên câu chủ động sẽ có tác dụng cao hơn.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục III.2. Một số
quy định đối với ngôn ngữ trong văn bản, trang 47.
Luận chứng là:
Đáp án đúng là: sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết
minh cho luận điểm nhằm làm sáng tỏ nội dung văn bản.
Vì: Luận chứng là chứng cứ của lập luận để nhằm sáng tỏ nội dung của
văn bản. Người viết văn bản muốn chứng minh một quan điểm cụ thể nêu
trong văn bản để thuyết phục người đọc sẽ phải phối hợp các lí lẽ và dẫn
chứng để thuyết minh cho luận điểm đó, hướng tới việc làm sáng tỏ nội
dung của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn

thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Chủ đề bộ phận là:
Đáp án đúng là: cụm từ thể hiện nội dung cơ bản của một trong những
chủ đề thành phần tạo nên nội dung của chủ đề chung, được sắp xếp theo
một diễn tiến quan hệ nhất định.
Vì: Nội dung của chủ đề chung được thể hiện bằng các thành phần nhỏ,
trong đó mỗi thành phần nhỏ là một chủ đề riêng nhưng có tính logic với
nhau theo một trật tự hoặc nguyên tắc nhất định. Các chủ đề riêng biệt đó
được gọi là chủ đề bộ phận và nó thể hiện nội dung của chủ đề chung theo
một diễn tiến nhất định.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.1. Xác
định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản, trang 32.
Dạng câu khuyết chủ (câu vắn tắt không có chủ ngữ) áp dụng trong
trường hợp nào sau đây?
Đáp án đúng là: Đặt ra quy tắc chung trong nội bộ cơ quan tổ chức.
Vì: Khi muốn đặt ra quy tắc chung trong nội bộ, có nghĩa là tất cả các chủ
thể trong nội bộ cơ quan tổ chức sẽ phải tuân thủ mà không có sự phân
biệt. Như vậy, có thể hoàn toàn không cần dùng đến chủ ngữ trong câu, ẩn
chủ ngữ và chỉ cần đưa ra yêu cầu về hành động.
Ví dụ: “Cấm hút thuốc là trong phòng họp”.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục III.2. Một số
quy định đối với ngôn ngữ trong văn bản, trang 47.
Phong cách báo chí công luận là:
9


Đáp án đúng là: phong cách ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh

vực thông tin đại chúng.
Vì: Phong cách báo chí công luận là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong
các văn bản trên báo, đài, và các bản tin phản ánh hoạt động thông tin, dư
luận chung của xã hội về các vấn đề thời sự nhằm truyền tin và tác động
đến tình cảm của công chúng. Đây là phong cách ngôn ngữ được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực thông tin đại chúng.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục II.2. Phong
cách báo chí – công luận, trang 42.
Các loại câu nào KHÔNG được sử dụng trong văn bản?
Đáp án đúng là: Câu hoài nghi, câu tương đối.
Vì: Các loại câu không được sử dụng trong văn bản bao gồm: văn nói, câu
nghi vấn, câu mệnh lệnh trừ công điện, câu hoài nghi, câu tương đối. Các
loại câu này không phù hợp cho việc đưa ra các quy định nhằm thiết lập
hoạt động quản lí.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục III.2. Một số
quy định đối với ngôn ngữ trong văn bản, trang 47.
Liên kết nội dung trong văn bản thường có các cách nào?
Đáp án đúng là: Liên kết chủ đề và liên kết logic.
Vì: Liên kết văn bản là sự kết nối chặt chẽ giữa các câu, các đoạn với nhau
nên không thể là liên kết từ ngữ hay liên kết về mặt ngôn ngữ. Trong liên
kết nội dung có hai cách mà người soạn thảo có thể sử dụng là liên kết chủ
đề và liên kết logic.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.4. Viết
đoạn văn và liên kết đoạn văn, trang 38.
Luận điểm là:
Đáp án đúng là: quan điểm, ý kiến của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vì: Các ý kiến, quan điểm được đưa ra dựa trên sự nhìn nhận của người

viết và thể hiện bằng các lí lẽ trong văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Cách suy luận đi từ những chứng cứ cụ thể suy ra những nhận định
tổng quát và khái quát thành lí luận hoặc quy luật là:
Đáp án đúng là: diễn đạt theo kiểu quy nạp.
Vì: Quy nạp là cách suy luận, là quá trìnhlập luận mà trong đóđưa ra các
tiền đềcủa lí lẽ để chứng minh cho kết luận cuối cùng. Người viết phải đi từ
những chứng cứ cụ thể suy ra những nhận định tổng quát và khái quát
thành lí luận hoặc quy luật, vì vậy đó là kiểu diễn đạt theo quy nạp.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
Phong cách văn học nghệ thuật là:
Đáp án đúng là: phong cách ngôn ngữ sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực văn
10


học nghệ thuật.
Vì: Phong cách văn học nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ dùng trong
những văn bản phản ánh hoạt động tư duy hình tượng của con người, giao
tiếp trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ chức năng giáo dục
nhận thức thẩm mĩ, là phong cách sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục II.4. Phong
cách văn học nghệ thuật, trang 43.
Cách suy luận xuất phát từ một chân lí chung phổ biến mà suy các
chân lí cụ thể và các biểu hiện cụ thể trong thực tế là kiểu diễn đạt gì?

Đáp án đúng là: Diễn đạt theo kiểu diễn dịch.
Vì: Diễn dịch là một phương phápsuy luậnnhờ dựa vào cácquy luật để rút
ra kết quả tất yếu từ một mệnh đề gọi là tiền đề. Như vậy cách suy luận
xuất phát từ một chân lí chung phổ biến mà suy các chân lí cụ thể và các
biểu hiện cụ thể trong thực tế là cách diễn đạt kiểu diễn dịch.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn
thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương II, mục I.2. Xây
dựng cơ sở lập luận cho văn bản, trang 33.
TRẮC NGHIỆM 3
Hợp đồng dân sự là:
Đáp án đúng là: sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài
sản, làm hoặc không làm một việc, một dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác.
Vì: Hợp đồng dân sự chính là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Tham khảo: Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V,
mục I.1. Khái niệm, trang 222.
Trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, khi người thứ ba đồng ý hưởng
lợi ích thì các bên:
Đáp án đúng là: không có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Vì: Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực
hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng,
trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Tham khảo: Điều 417 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng lao động có các loại là:
Đáp án đúng là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động
xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.
Vì: Đó là các loại hợp đồng lao động hiện nay theo quy định của pháp luật hiện

hành.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012; Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp,
chương V, mục II.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng lao động, trang 247.
Chị B kí kết hợp đồng lao động làm kế toán viên cho công ty SUNRISE, hợp
11


đồng kí kết có thời hạn làm việc là 18 tháng. Sau 18 tháng, chị B vẫn tiếp tục
công việc của mình, công ty SUNRISE không kí kết hợp đồng mới cho chị.
Lúc này, hợp đồng lao động của chị B giải quyết như thế nào?
Đáp án đúng là: Hợp đồng chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hợp đồng lao động xác định thời
hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hết hạn mà người lao
động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao
động hết hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới; nếu không kí kết hợp
đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không
xác định thời hạn.
Tham khảo: Khoản 2 Điều 22 Bộ Luật lao động 2012.
Nguyên tắc kí kết hợp đồng dân sự bao gồm:
Đáp án đúng là: tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức
xã hội và tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Vì: Đó là những nguyên tắc đảm bảo hiệu lực pháp lí của hợp đồng dân sự. Mặc
dù hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, các bên có quyền tự do thỏa thuận
miễn là thống nhất về các vấn đề của hợp đồng nhưng về nguyên tắc không được
trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục I.3. Nguyên tắc kí kết, sửa
đổi, chấm dứt, hủy hợp đồng dân sự, trang 225.
Khi một bên có nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự không có khả năng thực

hiện hợp đồng thì giải quyết như thế nào?
Đáp án đúng là: Bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp bên có nghĩa vụ không thể
thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của
bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
Tham khảo: Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng thuê nhà là:
Đáp án đúng là: thỏa thuận cho nhau thuê nhà ở trong một thời gian nhất định với
những ràng buộc nhất định.
Vì: Hợp đồng thuê nhà là thỏa thuận cho nhau thuê nhà ở trong một thời gian nhất
định với những ràng buộc nhất định chứ không phải mua bán, mượn, hay trao đổi
nhà.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng thuê nhà, trang 253.
Hợp đồng dân sự hình thành do các chủ thể nào thỏa thuận với nhau?
Đáp án đúng là: Công dân với pháp nhân, Công dân với công dân, công dân với
cá nhân có đăng kí kinh doanh.
Vì: Hợp đồng dân sự được kí giữa công dân với công dân, công dân với pháp
nhân, công dân với cá nhân có đăng kí kinh doanh, vậy nên đó chính là các chủ thể
kí kết các hợp đồng dân sự hiện nay.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục I.2. Chủ thể của hợp đồng
dân sự, trang 223
12


Thể thức của hợp đồng kinh tế thương mại có tuân theo thể thức chung hay
không?

Đáp án đúng là: Tuân thủ theo một số tiêu thức còn một số khác không tuân thủ.
Vì: Mỗi loại hợp đồng thuộc hợp đồng kinh tế thương mại có những đặc trưng khác
nhau nên sẽ có một số tiêu thức trong thể thức khác nhau.
So sánh thể thức chung và thể thức của hợp đồng kinh tế thương mại có tiêu thức
chung là: quốc hiệu, tên, chữ kí. Còn lại một số tiêu thức có cách trình bày khác
như tên chủ thể ban hành, địa danh thời gian.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.2. Thể thức chung của hợp
đồng kinh tế thương mại, trang 88.
Văn bản phụ lục hợp đồng thương mại là:
Đáp án đúng là: các tài liệu chi tiết hóa các nội dung của hợp đồng mà các bên
không thể chi tiết trong hợp đồng kinh tế thương mại.
Vì: Trong rất nhiều trường hợp, có một số nội dung của hợp đồng cần sự chi tiết
hóa, mà nội dung chi tiết hóa đó lại quá dài, không thể đưa vào hợp đồng bởi làm
mất đối xứng giữa các điều khoản trong hợp đồng thì cần phải viết riêng trong một
văn bản khác, đó là văn bản phụ lục hợp đồng thương mại.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.4. Văn bản phụ lục và biên
bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại, trang 92.
Thực chất hợp đồng kinh tế thương mại là:
Đáp án đúng là: sự pháp lí hóa quan hệ của các bên trong quan hệ để lập và thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Vì: Hợp đồng kinh tế thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch
giữa các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch
vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục
đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây
dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Vì thế thực chất của hợp đồng kinh tế
thương mại chính là sự pháp lí hóa quan hệ của các bên trong quan hệ sản xuất
kinh doanh.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn

bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.1. Khái niệm hợp đồng kinh
tế thương mại, trang 88.
Hợp đồng kinh tế thương mại là:
Đáp án đúng là: văn bản về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có
mục đích kinh doanh.
Vì: Hợp đồng kinh tế thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên kí kết về việc thực
hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh bằng văn bản, tài
liệu giao dịch.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.1. Khái niệm hợp đồng kinh
tế thương mại, trang 88.
Xác định giá của hàng hóa theo trọng lượng được tính như thế nào?
13


Đáp án đúng là: Trọng lượng tịnh.
Vì: Trọng lượng tịnh là trọng lượng của hàng hóa mua bán, không thêm phát sinh
phụ khác như bao bì, nhãn mác... Theo quy định tại Điều 53 Luật Thương mại
2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng
của hàng hóa thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.
Tham khảo: Điều 53 Luật Thương mại 2005.
Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại là:
Đáp án đúng là: văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi,
điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của hợp đồng.
Vì: Sau khi biên bản đã được kí kết xong và bắt đầu thực hiện, có thể các bên cảm
thấy không phù hợp và muốn có sự thay đổi lại những nội dung trong hợp đồng, lúc
này các bên có thể họp bàn với nhau, thỏa thuận về thay đổi, điều chỉnh, bổ sung
các điều khoản của hợp đồng. Lúc này để ghi lại nội dung cuộc họp chúng ta có

biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.4. Văn bản phụ lục và biên
bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại, trang 92.
Hợp đồng liên kết kinh doanh có đặc điểm là:
Đáp án đúng là: các bên đều có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội thông qua các
chính sách thuế và các khoản tự nguyện khác.
Vì: Đây là một trong bốn đặc điểm đặc trưng của hợp đồng liên kết kinh doanh.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.5. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng liên kết kinh doanh, trang 92.
Chức năng thông tin thể hiện trong văn bản là:
Đáp án đúng là: công cụ truyền đạt và lưu trữ thông tin.
Vì: Văn bản chứa đựng thông tin thể hiện bằng ngôn ngữ viết trong văn bản, đồng
thời các chủ thể có thẩm quyền sử dụng văn bản để chuyển các thông tin đó cho
đối tượng tiếp nhận với mục đích nhất định. Ngoài ra, văn bản cũng chính là công
cụ để lưu trữ thông tin, phục vụ mục đích tra cứu hoặc nghiên cứu. Ví dụ: Báo cáo
thống kê số liệu.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức năng của văn bản,
trang 4.
Dấu chỉ mức độ "mật" và "khẩn" được đóng ở vị trí nào của văn bản?
Đáp án đúng là: Đóng ở dưới số và kí hiệu của văn bản.
Vì: Dấu thông thường trong văn bản được đóng ở phần chữ kí. Nhưng dấu mức độ
"mật" và "khẩn" của văn bản là do người kí có thẩm quyền quy định và được đóng
ở dưới số và kí hiệu của văn bản, để đối tượng tiếp nhận văn bản có thể biết ngay
được mức độ mật hoặc khẩn của văn bản.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương I, mục I.2. Chức năng của văn bản,
trang 5.

Hợp đồng khoán việc có các loại:
Đáp án đúng là: hợp đồng khoán việc toàn bộ; hợp đồng khoán việc từng phần và
hợp đồng làm việc.
Vì: Đó là các loại hợp đồng khoán việc hiện nay khi phân loại dựa trên tính chất
14


công việc.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục II.2. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng khoán việc (khoán thực hiện một công việc nào đó), trang 241
Hợp đồng lao động là:
Đáp án đúng là: sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động.
Vì: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 về hợp đồng lao động.
Tham khảo: Điều 15 Bộ luật Lao động 2012; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V,
mục II.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng lao động, trang 247.
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi
nào?
Đáp án đúng là: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
Vì: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Theo
quy định của pháp luật hiện hành, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không
phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a. Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b. Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c. Trường hợp khác do luật quy định.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015.

Chủ thể nào bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản là đối tượng
của hợp đồng mua bán tài sản?
Đáp án đúng là: Bên bán
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi tài sản trở thành đối tượng hợp
đồng mua bán, tức là quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao từ bên bán sang
bên mua, lúc này, bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã
bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 444 Bộ luật Dân sự 2015.
Tháng 3/2016 Anh A kí kết hợp đồng lao động với công ty AZN. Tháng 7/2016,
anh A đi làm nghĩa vụ quân sự. Lúc này hợp đồng lao động của anh A được
giải quyết như thế nào?
Đáp án đúng là: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành: Người lao động đi làm nghĩa vụ quân
sự sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy hợp đồng của anh A
và công ty AZN không bị hủy hay chấm dứt hay vô hiệu mà chỉ tạm hoãn thực hiện,
khi nào anh A thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, công ty AZN có trách nhiệm nhận
anh A trở lại làm việc.
Tham khảo: Điều 32 Bộ luật Lao động 2012.
Dịch vụ đại lí có các hình thức nào?
Đáp án đúng là: Hình thức đại lí nhà nước và hình thức đại lí tư nhân.
Vì: Theo cách phân chia theo tiêu chí chủ thể thực hiện thì dịch vụ đại lí có hình
thức đại lí nhà nước và hình thức đại lí tư nhân.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục II.1. Kỹ thuật soạn thảo hợp
15


đồng đại lí, trang 232.
Trong hợp đồng mua bán tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận về
phương thức giao nhận tài sản thì việc giao nhận tài sản được thực hiện như

thế nào?
Đáp án đúng là: Tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành tài sản được giao theo phương thức do
các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và
trực tiếp cho bên mua.
Tham khảo: Điều 436 Bộ luật Dân sự 2015.
Giá và phương thức thanh toán hợp đồng mua bán tài sản do bên nào quyết
định?
Đáp án đúng là: Do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu
cầu của các bên.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành: Giá, phương thức thanh toán do các
bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường
hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy
định đó.
Tham khảo: Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng dân sự có các loại:
Đáp án đúng là: hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng
phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng có điều kiện.
Vì: Đây chính là các loại hợp đồng dân sự hiện nay theo quy định của Bộ luật Dân
sự 2015.
Tham khảo: Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V,
mục I.1. Khái niệm, trang 222.
Chủ thể của hợp đồng dân sự hiện nay là:
Đáp án đúng là: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và đại diện giao kết
hợp đồng dân sự theo ủy quyền.
Vì: Đó là các chủ thể của hợp đồng dân sự hiện nay theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Tham khảo: Bộ luật Dân sự 2015; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ

thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục I.2. Chủ
thể của hợp đồng dân sự, trang 223.
Trường hợp nào sau đây thì hợp đồng dân sự bị chấm dứt?
Đáp án đúng là: Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể
khác chấm dứt mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ
thể đó thực hiện.
Vì: Đây là một trong những trường hợp hợp đồng dân sự chấm dứt theo quy định
của pháp luật hiện hành. (Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015)
Tham khảo: Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V,
mục I.3. Nguyên tắc kí kết, sửa đổi, chấm dứt, hủy hợp đồng dân sự, trang 225.
Hợp đồng lao động được xác lập bằng hình thức nào?
Đáp án đúng là: Kí kết bằng văn bản nhưng trong một số trường hợp bằng lời nói.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Hợp đồng lao động phải được giao kết
16


bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử
dụng lao động giữ 01 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng,
các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Như vậy, hợp đồng lao động thường được xác lập bằng văn bản nhưng có thể
bằng lời nói trong một số trường hợp được pháp luật quy định.
Tham khảo: Điều 16 Bộ luật Lao động 2012.
Hợp đồng có điều kiện là:
Đáp án đúng là: hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Vì: Khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Hợp đồng có điều kiện là
hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
một sự kiện nhất định".
Tham khảo: Khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG thuộc hợp đồng mua bán hàng hóa?
Đáp án đúng là: Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa phải ghi rõ ràng
trong hợp đồng.
Vì: Đây là một nội dung trong hợp đồng bắt buộc phải có. Không phải là một đặc
điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.2. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng mua bán hàng hóa, trang 95.
Công ty TNHH L-Green chuyên cung cấp rau sạch muốn nghiên cứu triển
khai và thử nghiệm dây chuyền thu hoạch rau tự động và thuê Công ty GIDEA thực hiện. Trong trường hợp này phải sử dụng văn bản nào để thỏa
thuận quyền và nghĩa vụ giữa các bên? Đáp án đúng là: Hợp đồng nghiên cứu
khoa học và triển khai kĩ thuật.
Vì: Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật là sự thỏa thuận bằng văn
bản giữa các đơn vị và cá nhân khoa học với nhau hoặc với các doanh nghiệp về
việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thiết kế, thử nghiệm, lắp ráp, vận hành, hiệu
chỉnh và giải quyết các vấn đề khoa học kĩ thuật khác.
Trong trường hợp này Công ty L-Green phải soạn một hợp đồng nghiên cứu khoa
học và triển khai kĩ thuật.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật, trang 126.
Khi phân loại theo tiêu chí thời hạn thực hiện, hợp đồng kinh tế thương mại
bao gồm những loại nào?
Đáp án đúng là: Hợp đồng kinh tế thương mại ngắn hạn và dài hạn.
Vì: Trong trường hợp phân loại theo tiêu chí thời hạn thực hiện thì hợp đồng kinh
tế thương mại được chia thành hợp đồng ngắn hạn và dài hạn.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.1. Khái niệm hợp đồng kinh
tế thương mại, trang 88.
Ghi tên hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào?

Đáp án đúng là: Ghi tên hàng hóa bao gồm tên chung và tên riêng, trong một số
trường hợp phải có mã kí hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí.
Vì: Chỉ ghi đầy đủ như vậy mới xác định được chính xác hàng hóa là đối tượng của
17


hợp đồng.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.1. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng mua bán hàng hóa, trang 95.
Sau khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, khi hàng hóa đang trên đường
vận chuyển bị mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa thì trách nhiệm thuộc về bên
nào?
Đáp án đúng là: Thuộc về trách nhiệm bên mua.
Vì: Điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao
kết hợp đồng. Vì vậy, trong trường hợp này nếu hàng hóa đang vận chuyển mà
mất mát hoặc hư hỏng thì bên mua chịu trách nhiệm.
Tham khảo: Điều 60 Luật Thương mại 2005.
Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế thương mại là:
Đáp án đúng là: những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên nội dung
hợp đồng cụ thể.
Vì: Hợp đồng kinh tế thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên kí kết về việc thực
hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh. Vì thế sẽ có một
số nội dung bắt buộc phải có thì mới có thể thực hiện được hợp đồng, như tên các
trao đổi, số lượng các trao đổi, chất lượng các trao đổi, giá cả, thanh toán, trách
nhiệm của các bên… Những nội dung bắt buộc này gọi là điều khoản chủ yếu trong
hợp đồng kinh tế thương mại.

Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.3. Nội dung của hợp đồng
kinh tế thương mại, trang 92.
Hợp đồng kinh tế thương mại nào sau đây được phân loại dựa vào nội dung
của hợp đồng?
Đáp án đúng là: Hợp đồng gia công, đặt hàng.
Vì: Gia công và đặt hàng là một nội dung trong hoạt động kinh tế thương mại, và
khi phân loại hợp đồng kinh tế thương mại theo nội dung thì chúng ta có hợp đồng
gia công đặt hàng.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.1. Khái niệm hợp đồng kinh
tế thương mại, trang 88.
Hợp đồng khoán việc là:
Đáp án đúng là: sự thỏa thuận của hai bên về việc một bên có nghĩa vụ hoàn
thành một số công việc theo yêu cầu của bên kia.
Vì: Khi hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn
thành một số công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán thì sẽ kí hợp
đồng khoán việc để đảm bảo thực hiện công việc trên thực tiễn.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục II.2. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng khoán việc (khoán thực hiện một công việc nào đó), trang 241.
Hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm nào?
Đáp án đúng là: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận
18


khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Vì: Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có
hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.

Tham khảo: Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân
sự là:
Đáp án đúng là: ba năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.
Vì: Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là ba năm,
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm.
Tham khảo: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.
Thể thức của hợp đồng dân sự có tuân theo thể thức chung hay không?
Đáp án đúng là: Tuân thủ theo một số tiêu thức còn một số khác không tuân thủ.
Vì: Hợp đồng dân sự có một số đặc trưng về hình thức khác với quy định chung
như phần tên văn bản hay phần địa danh thời gian ban hành.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục I.6. Thể thức chung của văn
bản hợp đồng dân sự, trang 230.
Công ty A và công ty B kí kết hợp đồng mua bán gạo tám thơm Hải Hậu với
khối lượng 50 tấn. Bên bán là công ty A sau khi kí kết hợp đồng và đến hạn
nhưng không giao hết số lượng hàng cho công ty B, đồng thời gạo giao một
số lượng lớn không phải là gạo tám thơm Hải Hậu như đã thỏa thuận. Vậy
trong trường hợp này, việc phạt hợp đồng đối với công ty A như thế nào?
Đáp án đúng là: Do sự thỏa thuận các bên nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ của hợp đồng.
Vì: Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005, thì “Mức phạt đối với vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên
thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm”.
Vậy trong trường hợp này công ty A bị phạt tùy theo sự thỏa thuận nhưng tối đa
không quá 8% giá trị của hợp đồng này.

Tham khảo: Điều 301 Luật Thương mại 2005.
Công ty Hrice kí hợp đồng bán cho công ty HiCook một lượng hàng là 1000kg
gạo tám Hải Hậu. Nhưng khi giao hàng công ty HiCook phát hiện gạo được
giao không phải là gạo tám Hải Hậu như mẫu đã thỏa thuận. Lúc này công ty
HiCook có quyền giải quyết như thế nào với lượng gạo này?
Đáp án đúng là: Từ chối nhận hàng.
Vì: Trong tình huống này có thể thấy hàng hóa được giao không bảo đảm chất
lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua. Như
vậy đây là trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và trong trường hợp
này bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng.
Tham khảo: Khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại 2005.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng những hình thức nào?
19


Đáp án đúng là: Xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể.
Vì: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể được thể hiện bằng nhiều cách
khác nhau miễn là đáp ứng yêu cầu thống nhất giữa các bên. Vì thế hiện nay, hợp
đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại 2005.
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật có các đặc điểm là:
Đáp án đúng là: khó đánh giá kết quả nghiên cứu, khó chủ động điều tiết tiến độ
và chi phí cho hợp đồng.
Vì: Đây là một trong ba đặc điểm thể hiện đặc trưng của hợp đồng nghiên cứu
khoa học và triển khai kĩ thuật.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật, trang 126.

Hợp đồng liên kết kinh doanh có đặc điểm là:
Đáp án đúng là: các bên đều có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội thông qua các
chính sách thuế và các khoản tự nguyện khác.
Vì: Đây là một trong bốn đặc điểm đặc trưng của hợp đồng liên kết kinh doanh.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.5. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng liên kết kinh doanh, trang 92.
Trường hợp nào một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng dân sự và không phải
bồi thường thiệt hại?
Đáp án đúng là: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
Vì: Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 đây là trường hợp một bên có
thể có quyền hủy bỏ hợp đồng dân sự và không phải bồi thường thiệt hại.
Tham khảo: Bộ luật Dân sự 2015; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ
thuật soạn thảo văn bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương V, mục I.3.
Nguyên tắc kí kết, sửa đổi, chấm dứt, hủy hợp đồng dân sự, trang 225
Thể thức của hợp đồng kinh tế thương mại sẽ có tiêu thức nào?
Đáp án đúng là: Nội dung hợp đồng, số lượng bản hợp đồng cần kí, đại diện các
bên kí kết.
Vì: Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc phải có trong thể thức của hợp đồng
kinh tế thương mại, đảm bảo tính hợp pháp cho hợp đồng. Nội dung hợp đồng là
sự thỏa thuận giữa các bên, số lượng bản hợp đồng là số lượng bản để giao cho
các bên và đại diện các bên kí kết để đảm bảo sự thống nhất và hợp pháp cho hợp
đồng.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.2. Thể thức chung của hợp
đồng kinh tế thương mại, trang 89.
Hợp đồng kinh tế thương mại bị vô hiệu nếu:
Đáp án đúng là: đại diện kí kết hợp đồng không được thủ trưởng đơn vị ủy quyền.
Vì: Đại diện kí kết không phải là thủ trưởng hoặc người thủ trưởng không ủy quyền
hoặc ủy quyền nhưng không có giấy ủy quyền hợp pháp chứng minh thì đại hiện

này không hợp pháp theo quy định của pháp luật và hợp đồng đó bị vô hiệu.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.4. Văn bản phụ lục và biên
20


bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại, trang 92.
Ông A đứng tên cá nhân kí hợp đồng thuê nhà làm trụ sở cho công ty X theo
thỏa thuận của các thành viên sáng lập. Nhưng sau đó, công ty X lại không
được thành lập. Lúc này ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong hợp đồng thuê
nhà này?
Đáp án đúng là: Ông A.
Vì: Theo Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2014 thì người thành lập doanh nghiệp được
kí các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
trước và trong quá trình đăng kí doanh nghiệp và trường hợp doanh nghiệp không
được đăng kí thành lập thì người kí kết hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều
này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm
thực hiện hợp đồng đó.
Vậy trong trường hợp này nếu công ty X không được thành lập thì ông A vẫn phải
chịu trách nhiệm đối với hợp đồng này.
Tham khảo: Khoản 1; Khoản 3 Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2014.
Chủ thể nào sau đây là chủ thể của hợp đồng thương mại?
Đáp án đúng là: Thương nhân hoạt động thương mại và các tổ chức, cá nhân
khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
Vì: Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác.
Điều 2 Luật Thương mại 2005 quy định: Đối tượng áp dụng Luật Thương mại:
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
Như vậy, chủ thể của hợp đồng thương mại phải là Thương nhân hoạt động
thương mại và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
Tham khảo: Điều 2 Luật Thương mại 2005.
Công ty SHINIL và công ty LMIL kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Công ty
SHINIL là bên bán. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, chỉ ghi nhận thời hạn
giao hàng mà không có thời điểm giao hàng cụ thể. Vậy công ty SHINIL có
thể giao hàng vào lúc nào?
Đáp án đúng là: Bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước
cho bên mua (công ty LMIL).
Vì: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm
khác. Nếu hợp đồng chỉ có thời hạn mà không có chính xác thời điểm giao hàng thì
bên bán có quyền giao vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó, nhưng sẽ phải
thông báo trước cho bên mua để đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho các bên thực
hiện hợp đồng.
Tham khảo: Khoản 2 Điều 37 Luật Thương mại 2005.
Biên bản thanh lí hợp đồng kinh tế thương mại là:
Đáp án đúng là: biên bản ghi nhận sự thực hiện xong hợp đồng.
Vì: Thanh lí là nghĩa là hoàn tất việc thực hiện một công việc gì đó. Như vậy, biên
bản ghi chép thảo luận trước khi kí kết hợp đồng, trong khi kí kết hợp đồng hay
thỏa thuận bổ sung hợp đồng đều không phải là kết thúc thực hiện hợp
đồng. Vì vậy, biên bản thanh lí hợp đồng kinh tế thương mại chính là biên bản ghi
nhận sự thực hiện xong hợp đồng.
21


Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.4. Văn bản phụ lục và biên
bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại, trang 92.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể sử dụng những cách thức thanh toán

nào?
Đáp án đúng là: Thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu, bằng đổi hàng; bằng ủy
nhiệm chi hoặc bằng thẻ tín dụng quốc tế.
Vì: Đó là các hình thức thanh toán hợp đồng được áp dụng phổ biến hiện nay.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.1. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng mua bán hàng hóa, trang 95.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có các đặc điểm là:
Đáp án đúng là: có thể xảy ra các trục trặc khi thực hiện nên cần phải quy định rõ
người có trách nhiệm giải quyết trục trặc đó.
Vì: Đây là một trong các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa, nhằm đảm
bảo hợp đồng được thực hiện một cách có hiệu quả.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.2. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng vận chuyển hàng hóa, trang 108.
Đối tượng nào KHÔNG là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa?
Đáp án đúng là: Đất đai
Vì: Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:
Hàng hóa bao gồm:
a. Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b. Những vật gắn liền với đất đai.
Hơn nữa, Theo quy định tại Điều 1 Luật Đất đai 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, vì vậy không thể trở thành đối tượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng
hóa.
Tham khảo: Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005.
Trường hợp nào sau đây phải soạn hợp đồng liên kết kinh doanh?
Đáp án đúng là: Liên hiệp sản xuất kinh doanh.
Vì: Liên kết kinh tế có ba mức độ: Hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các bên, liên
doanh, liên hiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, khi thực hiện liên hiệp sản xuất kinh
doanh thì phải có hợp đồng. Đó chính là hợp đồng liên kết kinh tế.

Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.2. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng liên kết kinh doanh, trang 133.
Hoạt động dịch vụ nào mà các doanh nghiệp thường thuê KHÔNG thuộc hợp
đồng dịch vụ?
Đáp án đúng là: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Vì: Dịch vụ này đã có hợp đồng riêng đó là hợp đồng vận chuyển hàng hóa chứ
không tính là loại hợp đồng kinh tế dịch vụ.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn
bản kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp
đồng dịch vụ, trang 118.
Hoạt động dịch vụ nào mà các doanh nghiệp thường thuê KHÔNG thuộc
22


hợp đồng dịch vụ?
Đáp án đúng là: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Vì: Dịch vụ này đã có hợp đồng riêng đó là hợp đồng vận chuyển hàng hóa chứ không
tính là loại hợp đồng kinh tế dịch vụ.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục II.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng
dịch vụ, trang 118.

Người sử dụng lao động KHÔNG được làm gì khi giao kết hợp đồng lao
động?
Đáp án đúng là: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao
động.
Vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi người sử dụng lao động
không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là:
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản
khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Tham khảo: Điều 20 Bộ luật Lao động 2012.

Nội dung nào sau đây phải có mặt trong mọi hợp đồng kinh tế thương
mại?
Đáp án đúng là: Điều khoản chủ yếu.
Vì: Các điều kiện “Điều khoản giá cả”, “Điều khoản số lượng hàng hóa”, “Điều khoản
trách nhiệm các bên thực hiện hợp đồng” là điều khoản cụ thể của các hợp đồng kinh
tế, thương mại cụ thể, còn điều khoản chủ yếu là điều khoản nói chung và đây là điều
khoản bắt buộc phải có trong mọi hợp đồng kinh tế thương mại.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương IV, mục I.3. Nội dung của hợp đồng kinh tế
thương mại, trang 92.

LTTN 4
Khi cần trình một cấp trên một công việc cụ thể, người soạn thảo có thể
dùng công văn trình hoặc tờ trình. Vậy phân biệt trường hợp sử dụng
của hai loại văn bản này như thế nào?
Đáp án đúng là: Dựa vào tính chất công việc cần trình.
Vì: Hai loại văn bản này tính chất vai trò tương đương nhau, đều dùng để trình lên cấp
trên một vấn đề, một công việc cụ thể để mong cấp trên phê duyệt. Tuy nhiên sẽ khác
nhau về tính chất công việc, với công việc mang tính chất đơn giản, có thể dùng công
văn để trình, nhưng công việc quan trọng, phức tạp bắt buộc phải dùng tờ trình.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương III, mục I. Những vấn đề chung về văn bản
23


tác nghiệp hành chính, trang 60.


Nội dung tờ trình bắt buộc phải có:
Đáp án đúng là: cam kết hoặc lời hứa với cấp trên.
Vì: Văn bản dùng để đệ trình một đề án, dự án hoặc vấn đề cụ thể nào đó lên cấp trên
xin phê chuẩn hay xin quyền lực thực hiện một việc gì đó. Do đó, cần phải có cam kết
hoặc lời hứa với cấp trên trong nội dung tờ trình.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương III, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo tờ trình, trang
74.

Khi muốn truyền đạt nội dung của một mệnh lệnh, một kết quả hoạt
động của một cơ quan, nội dung và kết quả của một cuộc họp quan
trọng, một văn bản pháp quy quan trọng, một tin tức, một sự việc xảy
ra... cho các chủ thể có liên quan thì dùng loại văn bản nào?
Đáp án đúng là: Thông báo.
Vì: Thông báo là văn bản dùng để truyền đạt nội dung của một mệnh lệnh, một kết quả
hoạt động của một cơ quan, nội dung và kết quả của một cuộc họp quan trọng, một văn
bản pháp quy quan trọng, một tin tức, một sự việc xảy ra... cho các chủ thể có liên quan
biết, vì thế trường hợp này cần ban hành văn bản là thông báo.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương III, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo tờ trình, trang
74.

Muốn đệ trình một đề án, dự án nào đó lên cấp trên xin phê chuẩn thì sử
dụng văn bản nào?
Đáp án đúng là: Tờ trình
Vì: Tờ trình là văn bản dùng để đệ trình một đề án, dự án nào đó lên cấp trên xin phê
chuẩn hay xin quyền lực thực hiện một việc gì đó mà mình không có đủ thẩm quyền
thực hiện. Muốn cấp trên phê chuẩn một đề án dự án do mình soạn ra, người viết bắt
buộc phải có tờ trình kèm theo để xin cấp trên phê duyệt.

Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương III, mục II.4. Kỹ thuật soạn thảo tờ trình, trang
74.

Công văn chỉ đạo khác công văn hướng dẫn ở điểm nào?
Đáp án đúng là: Công văn chỉ đạo nêu rõ mục đích, yêu cầu của công việc cần phải
triển khai, cần phải thực hiện.
Vì: Công văn chỉ đạo là công văn nêu rõ mục đích, yêu cầu của công việc cần phải triển
khai, cần phải thực hiện chứ không hướng dẫn cách thức thực hiện công việc.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương III, mục II.1. Kỹ thuật soạn thảo công văn,
trang 61.

Văn bản quản lí tổ chức doanh nghiệp có vai trò:
Đáp án đúng là: tạo ra sự đồng bộ các hoạt động quản lí, thừa hành và hướng các
hoạt động này vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.
Vì: Đó là một trong các vai trò của văn bản quản lí tổ chức của doanh nghiệp, văn bản
quản lí tổ chức doanh nghiệp được hình thành trong quá trình quản lí các hoạt động tổ
chức của doanh nghiệp. Nội dung các văn bản này là các quy định nhằm tạo nên
24


những hoạt động thống nhất của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức, vì thế nó có vai
trò tạo ra sự đồng bộ các hoạt động quản lí, thừa hành và hướng các hoạt động này
vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương VI, mục I.2. Văn bản quản lí tổ chức doanh
nghiệp, trang 301.

Quyết định quản lí có các loại nào?

Đáp án đúng là: Quyết định chủ đạo và quyết định cá biệt.
Vì: Theo cách phân chia hiện nay thì quyết định quản lí bao gồm quyết định chủ đạo và
quyết định cá biệt.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương VI, mục II.1. Soạn thảo các quyết định quản
lí, trang 304.

Nghị quyết là:
Đáp án đúng là: văn bản ghi lại chính xác những kết luận và quyết nghị của một hội
nghị tập thể hay bộ phận thường vụ đại diện cho tập thể.
Vì: Nghị quyết có nghĩa là hội nghị quyết định những vấn đề chung, nó là văn bản đặc
trưng do tập thể ban hành, ghi lại chính xác những kết luận và quyết nghị của một hội
nghị tập thể hay bộ phận thường vụ đại diện cho tập thể.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương VI, mục II.2. Soạn thảo nghị quyết, trang 305.

Quy chế và nội quy quản lí doanh nghiệp là những quy định cụ thể hóa
từ:
Đáp án đúng là: Điều lệ doanh nghiệp
Vì: Xét trên quan điểm hệ thống, điều lệ doanh nghiệp là những quy định có tính
nguyên tắc chung nhất cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó phải được cụ
thể hóa vào các lĩnh vực hoạt động riêng nhằm điều tiết các hoạt động đó bằng các quy
chế và nội quy.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương VI, mục II.4. Soạn thảo quy chế và nội quy
quản lí doanh nghiệp, trang 312.

Doanh nghiệp là:
Đáp án đúng là: tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các

hoạt động kinh doanh.
Vì: Đó chính là định nghĩa về doanh nghiệp hiện nay theo quy định của Nhà nước.
Tham khảo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
kinh tế và quản trị doanh nghiệp, chương VI, mục I.1. Doanh nghiệp và văn bản quản lí
doanh nghiệp, trang 288.

Văn bản quản lí kinh tế doanh nghiệp là:
Đáp án đúng là: các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp.
Vì: Trong doanh nghiệp, mục tiêu chính hướng tới chính là xác lập và quản lí kinh tế
của doanh nghiệp, các văn bản xác lập quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế trong
25


×