Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 251 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN CƯỜNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN CƯỜNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng
2. PGS. TS. Ninh Khắc Bản

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận án

Trần Văn Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Mậu Dũng và PGS. TS. Ninh Khắc Bản đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế tài
nguyên và Môi trường đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện luận
án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Phát triển công nghệ cao, tập thể lãnh
đạo địa phương và người dân tại các huyện, xã của tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Nghiên cứu sinh

Trần Văn Cường

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..............................................................................................xiv
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN .........................................................................................xv
THESIS ABTRACT..............................................................................................xvii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.................................................. 4
1.4.1. Về lý luận .......................................................................................................... 4
1.4.2. Về thực tiễn ....................................................................................................... 5

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .......................... 5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO ..............................................................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO ...................................................................................................................... 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 6
2.1.2. Đặc điểm, nội dung và một số vấn đề tiêu cực trong cận thị trường của hộ
nông dân nghèo ......................................................................................................... 12
2.1.3. Mục tiêu tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo............. 20

iii


2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của hộ nông dân nghèo .......... 21
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO .................................................................................................................... 30
2.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo ở một số nước
trên thế giới ............................................................................................................... 30
2.2.2. Kinh nghiệm tăng cường cận thị trường cho các hộ dân nghèo ở một số địa
phương tại Việt Nam ................................................................................................. 31
2.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN35
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về vấn đề tiếp cận thị trường..................... 35
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về vấn đề tiếp cận thị trường ..................... 37
TÓM TẮT PHẦN 2.................................................................................................40
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................41
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................... 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 44
3.1.3. Khái quát tình hình đói nghèo và đặc điểm hộ nông dân nghèo trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 46

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 47
3.2.1. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 47
3.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 49
3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 51
3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 52
3.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ................................................... 54
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án ....................................................... 57
TÓM TẮT PHẦN 3.................................................................................................58
PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾP CẬN
THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ.................................................................................................................59
4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ........................................................ 59
4.1.1. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Phú Thọ............................................. 59
4.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ.......................................... 61

iv


4.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...... 62
4.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ........................................................ 65
4.2.1. Nhu cầu tham gia thị trường của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ ............................................................................................................................ 65
4.2.2. Thực trạng tiếp cận thị trường vốn, tín dụng của các hộ nông dân nghèo trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 67
4.2.3. Thực trạng tiếp cận thị trường đất nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 75
4.2.4. Thực trạng tiếp cận thị trường lao động của các hộ dân nghèo trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................................... 82

4.2.5. Thực trạng tiếp cận các yếu tố vật tư nông nghiệp của các hộ dân nghèo trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 86
4.2.6. Thực trạng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ
nghèo tại địa bàn tỉnh Phú Thọ.................................................................................. 94
4.2.7. Ảnh hưởng của tiếp cận thị trường đến hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ................................................................................................................... 103
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC
HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ........................ 105
4.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân hộ nông dân.................................................... 105
4.3.2. Các yếu tố không thuộc về bản thân các hộ nông dân nghèo........................116
TÓM TẮT PHẦN 4...............................................................................................126
PHẦN 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .............................128
5.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 128
5.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ............................................ 128
5.1.2. Phân tích SWOT............................................................................................ 129
5.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
THỌ ........................................................................................................................ 131
5.2.1. Các quan điểm tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................... 131

v


5.2.2. Định hướng tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................... 132
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG CHO CÁC HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ........ 133
5.3.1. Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho hộ nông dân nghèo ................ 133

5.3.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ................. 136
5.3.3. Phát triển thị trường nông nghiệp.................................................................. 138
5.3.4. Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................... 142
5.3.5. Tăng cường dịch vụ công .............................................................................. 144
5.3.6. Hoàn thiện cơ chế chính sách....................................................................... 145
TÓM TẮT PHẦN 5...............................................................................................148
PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................149
6.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 149
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADBI

Nghĩa tiếng Việt
Asian Development Bank Institute (Viện Ngân hàng phát triển
Châu Á)

AFTA

Asean Free Trade Area (Khu vực Thương mại tự do Asean)

BQ

Bình quân


BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CSXH

Chính sách xã hội

DFID

Department for International Development (Cục phát triển quốc tế)

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐVT

Đơn vị tính

FTA

Free trade agreement (Hiệp định Thương mại tự do)

GDP


Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

IPSARD

Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural
Development (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp và Nông thôn)

KH

Kế hoạch

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN&PTNN


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

QHQG

Quy hoạch quốc gia

QL

Quốc lộ

SL

Số lượng

SRI

System of Rice Intensification (Hệ thống canh tác lúa cải tiến)

Sở LĐTB & XH Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
STT

Số thứ tự

vii



TB

Trung Bình

TL

Tỷ lệ

TP

Thành phố

TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương)

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

Trđ

Triệu đồng


TBNN

Trung bình nhiều năm

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014

43

3.2

Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2015

44


3.3

Dân số và lao động của tỉnh Phú Thọ qua các năm

45

3.4

Điểm nghiên cứu và đối tượng điều tra

53

4.1

Tình hình sản xuất một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

61

năm 2015
4.2

Tình hình trồng trọt của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu

62

4.3

Diện tích, năng suất, sản lượng một số nhóm cây trồng chính của các hộ

63


nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.4

Nhu cầu tham gia thị trường của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên

65

cứu
4.5

Tỷ lệ hiểu biết về các chương trình vay vốn, tín dụng

69

4.6

Hình thức tiếp cận các tổ chức cung cấp vốn, tín dụng chính thức của

71

các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu
4.7

Tỷ lệ tiếp cận các tổ chức cung cấp vốn, tín dụng của hộ nông dân

72

trong quá trình vay vốn
4.8


Kết quả tiếp cận vốn, tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên

72

cứu
4.9

Mức độ tham gia thị trường vốn tín dụng của các hộ nông dân nghèo

74

trên địa bàn nghiên cứu
4.10

Kết quả tiếp cận vốn, tín dụng phân theo mức độ tham gia thị trường
của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu

ix

74


4.11 Hình thức tiếp cận các tổ chức, cá nhân cho thuê/mượn đất nông nghiệp

78

của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu
4.12 Tỷ lệ tiếp cận các tổ chức, cá nhân cho thuê/mượn đất của hộ nông


78

dân trên địa bàn nghiên cứu
4.13 Kết quả tiếp cận đất nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa

79

bàn nghiên cứu
4.14 Mức độ tham gia thị trường đất đai của các hộ nông dân nghèo trên địa

80

bàn nghiên cứu
4.15 Kết quả tiếp cận đất nông nghiệp phân theo mức độ tham gia thị

81

trường của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.16 Tỷ lệ tiếp cận các tổ chức/cá nhân của người lao động trên địa bàn

83

nghiên cứu
4.17 Hình thức tiếp cận tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê/tuyển dụng lao

84

động
4.18 Kết quả tìm việc của các lao động thuộc các hộ nghèo trên địa bàn


84

nghiên cứu
4.19 Mức độ tham gia thị trường lao động của các hộ nông dân nghèo trên

85

địa bàn nghiên cứu
4.20 Thông tin về giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn

88

nghiên cứu
4.21 Tỷ lệ tiếp cận các tổ chức, cá nhân cung cấp vật tư nông nghiệp

89

của hộ nông dân trên đaih bàn nghiên cứu
4.22 Hình thức mua vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn

90

nghiên cứu
4.23 Hình thức thanh toán khi mua vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân
nghèo trên địa bàn nghiên cứu

x

91



4.24 Giá trung bình một số loại phân bón phân của các hộ nông dân trên địa

92

bàn nghiên cứu
4.25

Mức độ tham gia thị trường vật tư đầu vào của các hộ nông dân nghèo

93

trên địa bàn nghiên
4.26 Giá một số loại phân bón phân theo mức độ tham gia thị trường của hộ

93

nông dân nghèo
4.27 Thông tin về giá một số mặt hàng nông sản trên địa bàn nghiên cứu

96

Số thương lái thu gom trung bình hộ nông dân nghèo tiếp cận được

98

4.28

4.29 Hình thức tiếp cận thương lái thu gom của các hộ nông dân nghèo trên


99

địa bàn nghiên cứu
4.30 Giá bán cho thương lái một số mặt hàng nông sản của các hộ nông dân

100

nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.31

Mức độ tham gia vào thị trường tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân

101

nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.32 Khối lượng tiêu thụ trung bình của một số mặt hàng nông sản phân theo

102

mức độ tham gia thị trường của hộ nông dân nghèo
4.33 Bảng tổng hợp kết quả tiếp cận thị trường của các hộ nông dân

103

trên địa bàn nghiên cứu
4.34

Đặc điểm nguồn vốn con người của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn

106


nghiên cứu
4.35 Diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn

107

nghiên cứu
4.36 Số tổ chức xã hội tại địa phương mà hộ nông dân tham gia

109

4.37 Tình hình sở hữu các phương tiện đi lại, vận chuyển và nghe nhìn của

109

hộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.38 Kết quả xử lý số liệu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị

xi

111


trường vốn, tín dụng
4.39 Kết quả xử lý số liệu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị

113

trường đất nông nghiệp
4.40 Kết quả xử lý số liệu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận


114

thị trường lao động
4.41 Kết quả xử lý số liệu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị

115

trường tiêu thụ nông sản
4.42 Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến tiếp cận thị trường của hộ

116

nông dân nghèo
4.43 Ảnh hưởng của diện tích đất sản xuất đến tiếp cận thị trường của hộ

116

nông dân nghèo
4.44 Ảnh hưởng của việc tham gia các lớp đào tạo nghề đến tiếp cận thị

118

trường của hộ nông dân nghèo
4.45 Hệ thống các tổ chức tài chính cung cấp tín dụng chính thức trên địa bàn

125

nghiên cứu
4.46 Giá một số loại phân bón phân theo nơi bán

5.1

Phân tích SWOT cho tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ nông

126
129

dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
5.2

Dự kiến kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và hộ nông dân trên địa bàn hai

135

huyện nghiên cứu đến năm 2020
5.3

Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển hệ thống thông tin thị trường nông

140

nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đến năm 2020
5.4

Một số chỉ tiêu hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Phú Thọ (của ba huyện nghiên cứu) đến năm 2020

xii

142



DANH MỤC HÌNH
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

41

3.2

Sơ đồ hệ thống thị trường đơn giản

48

3.3

Khung phân tích tiếp cận thị trường của hộ nông dân nghèo

50

4.1

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Phú Thọ


59

4.2

Tỷ lệ hộ tiếp cận nội dung và các kênh tiếp cận thông tin thị trường

68

vốn, tín dụng
4.3

Tỷ lệ hộ tiếp cận nội dung và các kênh tiếp cận thông tin thị trường

75

đất nông nghiệp
4.4

Tỷ lệ hộ tiếp cận nội dung và các kênh tiếp cận thông tin thị trường

82

lao động
4.5

Tỷ lệ hộ tiếp cận nội dung và các kênh tiếp cận thông tin thị trường

87


vật tư nông nghiệp
4.6

Tỷ lệ hộ tiếp cận nội dung và các kênh tiếp cận thông tin thị trường

95

tiêu thụ nông sản

4.7

Diện tích đất sản xuất bình quân theo hộ gia đình và hộ nông dân

108

nghèo trên địa bàn nghiên cứu
4.8

Sự tham gia của các hộ nông dân nghèo trong các tổ chức xã hội tại
địa phương

xiii

108


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên Sơ đồ


Trang

4.1

Hình thức tiếp cận các tổ chức cung cấp vốn, tín dụng chính thức

70

4.2

Con đường tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân nghèo trên địa

97

bàn nghiên cứu

xiv


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Văn Cường
Tên Luận án: Giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân
nghèo tỉnh Phú Thọ.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 62 62 01 15.
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm đánh giá thực trạng tiếp cận thị trường của các hộ nông dân
nghèo tỉnh Phú Thọ đối với các loại thị trường: vốn tín dụng, đất đai, lao động,
cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời luận án làm rõ

các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng
cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,
góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở cho việc
xóa đói, giảm nghèo tại vùng nông thôn một cách bền vững.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo ở tỉnh Phú Thọ ra
sao? (2) Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của các hộ nông dân
nghèo? Yếu tố nào là quan trọng nhất? (3) Những thuận lợi và khó khăn đối với
các các hộ nông dân nghèo khi tiếp cận các loại thị trường: vốn tín dụng, đất đai,
lao động, cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp? (4) Để tăng
cường tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo tại tỉnh Phú Thọ thì cần
phải làm gì?
Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp
cận thể chế; Khung phân tích.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi
phía Bắc, với 3 kiểu địa hình chính là miền núi cao, miền trung du và miền đồng
bằng ven sông. Do vậy, luận án lựa chọn 3 huyện đại diện cho 3 kiểu địa hình
của tỉnh: 1) Huyện Thanh Sơn đại diện cho miền núi cao; 2) Huyện Cẩm Khê đại
diện cho miền trung du miền núi; 3) Huyện Lâm Thao đại diện cho miền đồng
bằng ven sông. Trong mỗi huyện, chọn 2 xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn hoặc phát triển kém nhất huyện, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

xv


Phương pháp thu thập số liệu: Gồm số liệu đã công bố và số liệu mới. Để
thu thập số liệu mới luận án đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 160 hộ
nông dân thuộc nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo. Ngoài ra, luận án còn

sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến của các chuyên gia, các cán
bộ chuyên môn và người kinh doanh ở địa phương về thực trạng các cách thức
tiếp cận thị trường của các hộ nông dân trong tỉnh hiện nay.
Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
Excel. Sử dụng các phương pháp phân tích như: Thống kê mô tả; Phương pháp
phân tích so sánh; Phương pháp SWOT.
Kết quả chính và kết luận
1) Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè,
cây ăn quả... Trong đó, tỷ lệ hộ trồng lúa là 100%, ngô là trên 70%, rau các loại
dao động trong khoảng 37,5-43,3%... Tỷ lệ tiếp cận thị trường thành công của
các hộ nông dân nghèo có sự khác nhau ở 5 loại thị trường nông nghiệp, cụ thể
có đến 74,4% số hộ tiếp cận thành công thị trường vốn, tín dụng nhưng chỉ có
37,8% số hộ tiếp cận thành công thị trường đất nông nghiệp và chỉ 14,5% số hộ
tiếp cận thành công thị trường lao động. Giá mua vật tư nông nghiệp của các hộ
nông dân nghèo cao hơn 1,5-3% so với các hộ còn lại trong khi giá bán sản phẩm
lại thấp hơn.
2) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của các hộ nông dân
nghèo. Trong các yếu tố thuộc về bản thân hộ dân nghèo, yếu tố trình độ học vấn
của chủ hộ và diện tích đất sản xuất của hộ là các yếu tố quan trọng nhất, tác
động đến nhu cầu tham gia và kết quả tiếp cận thị trường. Trong các yếu tố
không thuộc về bản thân hộ dân nghèo, các yếu tố thuộc về thể chế, chính sách
của Nhà nước và địa phương, vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng, các tổ chức
chính trị xã hội và một số yếu tố khác đều có các tác động đến tiếp cận thị trường
của hộ nông dân nghèo.
3) Luận án đề xuất 06 giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ
nông dân nghèo như sau: (i) Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho hộ
nông dân nghèo; (ii) Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hóa; (iii) Phát triển thị trường nông nghiệp; (iv) Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ
thuật; (v) Tăng cường dịch vụ công; (vi) Hoàn thiện cơ chế chính sách.


xvi


THESIS ABTRACT
PhD candidate: Tran Van Cuong.
Thesis title: Solutions to improve market accessibility for the poor households in
Phu Tho Province.
Major: Agricultural Economics. Code: 62 62 01 15.
Education Organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectives
This thesis is to evaluate market accessibility for the poor households in
Phu Tho Province in various markets of credit, land, labor, input provision and
agricultural products. This thesis also clarify the causes and influential factors to
market access and to recommend the solutions to improve market access for the
poor households in Phu Tho Province. This contribute to improve effectiveness
in agricultural production as the basis for sustainable hunger eradication and
povery reduction in the rural area.
In order to achive the proposed objectives, the thesis try to answer the
following research questions (1) what is the status of the poor households’
market access (2) what factors do influence poor households’s market access?
which factors are the most important? 3) What the advantages and difficulties for
the poor household in accessing to different market: credit, land, labor, input
supply and agirucultural product? (4) what should be done to improve market
access for the poor households in Phu Tho province?
Material and Methods
The following methodologies have been used in the research
Approach: Different approaches have been used in the research, including:
systematic approach, pariticipatory approach, instituional approach, analytical
framework

Research site selection methodology: Phu Tho is located in the northern
midland and mountainous area. Its topography is divided into three main types
which are high mountains, midlands and the river deltas. Each type of
topography has different potential for agricultural development. Based on that
topography, this research has selected three representative sites including 1)
Thanh Son district which represents for high mountainous area 2) Cam Khe
district representing for midland area and Lam Thao district representing for the

xvii


river delta. In each district, two communes with high poverty rate have been
selected.
Data collection methodology: Both secondary data and primary data were
collected. For primary data, 160 poor and non-poor households has been
interviewed to collect the new data. In addition, expert consultation has also been
used to collect expert, specialized staff and local businessman’s views about
status of farmer households’s market access in the province
Data analysis: Data collected has been processed using Excel and SPSS
16.0. Descriptive statistic, comparative analysis and SWOT methods are also
used
Main finding and conclusion
1) The main agiricultural production activities of the poor households in the
research site are focusing on key crops of rice, maize, tea, fruit tree...In which,
the ratio of farmers planting rice is 100%, maize is 70% and vegetable is from
37.5-43.3%. The ratio of success market accessibility of the poor households in
five markets is difirent specifically: 74,4% in capital and credit market but only
37,8% in the land market and 14,5% in the labor market. Input supply purchase
price of the poor households is higher from 1,5-3,0% more than other households
but agricultural products selling price is lower.

2) There are various factors effecting to market accessibility of the poor
households. In which of the factor belonging to the poor households itself,
education lever and production land area are key factor effecting to the lever of
participation and the result of market accessibility. In which of the factor not
belonging to poor households itself, state and local policy, infrastructure system,
solical organizations etc…. all those have effection to market accessibility of the
poor households.
3) In this thesis, following recommedations are proposed to improve market
access for the poor households in Phu Tho Province in the coming time: (i)
Improve production, business kills for the poor households; (ii) shifting the
agricultural production activities into commondity targeted direction; (iii)
improve the agicultural market; (iv) improve the techical infrastructure; (v)
improve public services; (vi) strenghthen instituitions and policies.

xviii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 60,25 triệu người tương
đương 10 triệu hộ nông dân sinh sống ở khu vực nông thôn và khoảng 70% dân
số tham gia sản xuất nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2016). Năm 2015, trong
mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chỉ tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần
trăm vào mức tăng chung, chiếm tỷ trọng 17,00% cơ cấu nền kinh tế. Theo báo
cáo của các địa phương, trong năm 2015, cả nước có 227,5 nghìn lượt hộ thiếu
đói, giảm 27,8% so với năm trước, tương ứng với 944 nghìn lượt nhân khẩu thiếu
đói, giảm 29,6%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ước tính khoảng 7,0 - 7,2%, giảm 1,2
- 1,4 điểm phần trăm so với năm 2014 (Tổng cục Thống kê, 2016).
Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,

tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản luôn tăng dần theo từng năm, năm
2015 đạt 30,45 tỷ USD tăng gấp 76,13 lần so với năm 1986 (chỉ đạt 400 triệu
USD) (Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2015). Tuy nhiên, nông nghiệp của nước ta hiện đang phải đối mặt với rất
nhiều những khó khăn, thách thức do phần lớn nông dân vẫn chưa có kiến thức,
thông tin thị trường chưa đầy đủ, để tự tin quyết định cần phải sản xuất sản phẩm
gì, với khối lượng sản phẩm là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hơn
nữa, việc nắm bắt thông tin đúng lúc, chính xác về giá cả, các yếu tố đầu vào, đầu
ra, đặc điểm của thị trường tiêu thụ là những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản
xuất và thu nhập của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong bối
cảnh cung cầu thị trường đang có nhiều biến động hiện nay, việc tăng cường tiếp
cận thị trường có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp nông hộ đổi mới tư duy
trong việc tiếp cận thị trường, trở thành chủ thể chính, chủ động trong quá trình
sản xuất, điều tiết thị trường, giá cả.
Nhận thức được những khó khăn của người nông dân trong việc tiếp cận thị
trường, nhất là các thông tin về vật tư đầu vào và sản phẩm nông nghiệp làm ra,
trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính
sách nhằm từng bước nâng cao trình độ sản xuất cũng như năng lực tiếp cận thị
trường cho người nông dân. Đó là Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương

1


Đảng ngày 9/7/2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Quyết định số
23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề
án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến
năm 2020"; Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Một số
chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích phát

triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn”; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”. Thông qua những chủ
trương chính sách, ngành nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa; đã có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa các doanh nghiệp
với các hộ nông dân; góp phần định hướng và thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp; đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ở địa bàn nông thôn,
trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm
nghèo, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế thành công
ở địa bàn nông thôn.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc có tổng diện tích
tự nhiên là 3.519,56 km2 (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2015), có nhiều tiềm năng
phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may, v.v.. trong những năm gần đây
Phú Thọ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội.
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh năm 2014 ước đạt 27.336 tỷ đồng
(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014a). Tuy nhiên, do Phú Thọ là tỉnh miền núi có
địa hình phức tạp; dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí còn hạn chế, kết
cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng nên thu
nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh còn cao, chiếm
12,52% số hộ toàn tỉnh và phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế, nơi có
tỷ lệ đói nghèo cao vẫn là các huyện miền núi như huyện Tân Sơn (24,43%), Yên
Lập (20,53%), Thanh Sơn (16,16%), Cẩm Khê (17,47%), v.v.. (Cục Thống kê
tỉnh Phú Thọ, 2014b). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, chủ yếu là
do bản thân các hộ nông dân nghèo không có những kiến thức cơ bản và sự hiểu
biết về thị trường; khả năng thu nhận thông tin, xử lý, ứng xử với thị trường trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế nên đã đưa ra các quyết

2



định sản xuất, kinh doanh không hợp lý, năng suất, sản lượng vật nuôi, cây trồng
thấp (Quyền Đình Hà, 2011). Nhằm tháo gỡ những khó khăn đó, UBND tỉnh và
các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp như đào tạo nghề và nâng cao
kỹ năng của các hộ nông dân, tăng cường sự tham gia của các hộ dân trong chuỗi
giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận tín dụng
để phát triển hàng hoá, phát triển mạnh mẽ thương mại nông thôn, tạo điểu kiện
và giúp đỡ thành lập các nhóm tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, cho đến nay tiếp cận
thị trường của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, cách tìm
kiếm thông tin thị trường, giá cả, chất lượng vật tư nông nghiệp; thị trường tiêu
thụ, giá tiêu thụ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp; cách tiếp thị và
quảng bá sản phẩm, cách ứng xử, ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
các hộ nông dân nghèo còn nhiều tồn tại. Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra
trong việc tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo như thực trạng tiếp cận
thị trường của các hộ nông dân nghèo hiện nay ra sao? những thuận lợi và khó
khăn của các hộ nông dân nghèo khi tiếp cận thị trường là gì? những yếu tố nào
ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo? làm thế nào để để
tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo và những vấn đề cần
chú ý trong việc tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo tại
tỉnh Phú Thọ là gì?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tiếp cận thị trường của các hộ dân nghèo
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn
chế, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ nông dân
nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận thị trường
của các hộ nông dân nghèo;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị

trường của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường cho các hộ nông
dân nghèo tỉnh Phú Thọ, góp phần tạo điều kiện để các hộ nông dân có thể thoát
nghèo trong thời gian tới.

3


1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo ở tỉnh Phú Thọ
ra sao?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo?
Yếu tố nào là quan trọng nhất?
- Những thuận lợi và khó khăn đối với các các hộ nông dân nghèo khi tiếp
cận các loại thị trường: vốn tín dụng, đất đai, lao động, cung ứng đầu vào và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp?
- Để tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo tại tỉnh Phú
Thọ thì cần phải làm gì?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận thị
trường của các hộ nông dân nghèo tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng tiếp cận thị trường vốn, tín
dụng, thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vật tư và thị trường tiêu
thụ trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên luận án tập trung điều tra nghiên
cứu tiếp cận 5 thị trường (vốn, tín dụng; đất đai; lao động; vật tư; tiêu thụ) trong
lĩnh vực trồng trọt của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ, tập trung

điều tra khảo sát tại ba huyện đó là các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê và Thanh
Sơn.
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2013 đến
năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã tổng hợp, phân tích có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về tiếp cận thị trường của hộ nông dân đặc biệt là các hộ nông dân nghèo

4


của tỉnh Phú Thọ: Khái niệm thị trường, hộ nông dân nghèo, vai trò của tiếp cận
thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường và vận dụng vào nghiên
cứu tăng cường tiếp cận thị trường của hộ dân nghèo tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã có đánh giá đầy đủ về thực trạng sản xuất nông nghiệp và tiếp
cận thị trường của các hộ nông dân nghèo tỉnh Phú Thọ đối với các loại thị
trường vốn tín dụng, đất đai, lao động, vật tư nông nghiệp và thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời luận án làm rõ các nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận thị trường của các hộ
nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp để làm cơ sở cho việc xóa đói, giảm nghèo tại vùng nông thôn
một cách bền vững.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Các phát hiện mới của luận án sẽ bổ sung, đánh giá khách quan về điều kiện
và thực trạng tiếp cận thị trường của hộ nông dân nghèo tại tỉnh Phú Thọ nói
riêng và Việt Nam nói chung. Điều này sẽ giúp giải quyết những vướng mắc
trong quá trình tiếp cận các loại thị trường vốn tín dụng, đất đai, lao động, vật tư
nông nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ nông dân

nghèo. Các kết luận của luận án là cơ sở đề xuất nhiều giải pháp để tăng cường
tiếp cận thị trường của các hộ nông dân nghèo tỉnh Phú Thọ nói riêng và các hộ
nông dân nghèo trong cả nước nói chung.

5


×