Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phong cách nguyễn huy tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

NGUYỄN THỊ THÚY

PHONG CÁCH NGUYỄN HUY TƢỞNG
QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :PGS.TS. PHẠM THÀNH HƢNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.Tiến sĩ Phạm Thành Hƣng, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong Phòng sau đại học – Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
6. Giả thuyết đóng góp ................................................................................. 7
Chương Một: Vấn đề phong cách và sự hình thành phong cách Nguyễn Huy
Tưởng ............................................................................................................... 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH ................... 9
PHONG CÁCH NGUYỄN HUY TƯỞNG...................................................... 9
1.1. Một số vấn đề về phong cách và phong cách nghệ thuật tác giả. .......... 9
1.1.1. Về thuật ngữ phong cách ................................................................ 9

1.1.2. Một số quan niệm về phong cách nghệ thuật tác giả .................... 13
1.1.3. Một số biểu hiện của phong cách nhà văn .................................... 25
1.2. Nguyễn Huy Tưởng như một phong cách truyện ngắn viết cho độc giả
trẻ tuổi ........................................................................................................ 27
CHƢƠNG2: NGUYỄN HUY TƯỞNG – NGƯỜI KỂ TRUYỆN CỔ TÍCH
VÀ TRUYỆN LỊCH SỬ THÂM TRẦM ....................................................... 36
2.1. Người kể chuyện.................................................................................. 36
2.1.1 Khái lược về người kể chuyện ....................................................... 36
2.1.2. Người kể trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng........................... 37
2.2. Người kể chuyện lịch sử ...................................................................... 37


2.2.1. Lịch sử đất nước hiện lên sinh động, cụ thể, như câu chuyện hôm
qua. ......................................................................................................... 39
2.2.2.Lịch sử được huyền thoại hóa ....................................................... 45
2.3. Người kể chuyện cổ tích ..................................................................... 49
2.3.1. Nguyễn Huy Tưởng – tác giả của các cổ tích viết lại ................... 51
2.3.2.Những câu chuyện thời sự, gắn với mục tiêu giáo dục lòng yêu
nước ........................................................................................................ 58
2.3.3. Người kể ngôi thứ nhất ................................................................. 61
2.3.4.Một thế giới nghệ thuật tả chân ..................................................... 62
2.3.5.Người kể từ“điểm nhìn bề trên”,bảo ban, giáo dục ....................... 65
CHƢƠNG 3:THẾ GIỚI NHÂN VẬT QUA TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN HUY TƯỞNG .............................................................................. 71
3.1. Khái niệm nhân vật .............................................................................. 71
3.2. Hình tượng nhân vật thiếu nhi ............................................................. 73
3.3. Hình tượng nhân vật anh hùng ............................................................ 77
3.4. Hình tượng nhân vật từ thế giới loài vật. ............................................. 85
3.5. Bút pháp khắc hoạ hình tượng nhân vật .................................................. 91
3.5.1.Khắc họaqua hành động và xung đột ............................................ 91

3.5.2. Khắc họaqua ngoại hình ............................................................... 94
3.5.3. Khắc họa qua mô tả tâm lý và phân tích tâm trạng ...................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................104


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự vận động, phát triển của một nền văn học được đánh dấu bằng sự
xuất hiện, định hình của các tài năng văn học, các phong cách nghệ thuật độc
đáo. Vì khi một “phong cách lớn ra đời, đó là một thời kỳ mới của văn học
trong quá trình lịch sử.”[10; 62] cho nên việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn
dưới góc nhìn lý thuyết phong cách là hướng nghiên cứu cần thiết, có tính
thời sự để nhận diện, khẳng định những nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ
trong việc tạo ra một lối viết, một phong cách riêng không lẫn với các cây bút
cùng thời. Đồng thời qua việc nghiên cứu phong cách tác giả sẽ thấy được sự
phong phú, đa dạng của đời sống văn chương, thấy được những dấu ấn của cả
một giai đoạn, thời kỳ lịch sử.
Trong đời sống lý luận, phê bình văn học hiện nay có sự xuất hiện của
nhiều lý thuyết, khuynh hướng phê bình như: tự sự học, thông diễn học, văn
hóa học, phê bình nữ quyền, hậu thực dân… nhằm đem đến cho người đọc
những cảm nhận mới về các hiện tượng văn chương. Tuy nhiên để thấy được
sự khác biệt, nổi bật trong cảm hứng, quan điểm sáng tác đến phương thức,
bút pháp nghệ thuật của nhà văn thì lối nghiên cứu, phê bình theo phong cách
vẫn là hướng nghiên cứu phù hợp, có tính thực tiễn cần được vận dụng để
thấy được vẻ đẹp khác lạ của những áng văn và sự sáng tạo, đóng góp của nhà
văn đối với sự phát triển của văn học dân tộc, nhất là trong bối cảnh hiện nay
có sự xuất hiện một lực lượng đông đảo các cây bút trẻ trong khi họ lại chưa

định hình và tìm được cho mình một lối viết riêng để tạo nên một phong cách
in dấu trong lòng bạn đọc.
Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới những
gương mặt tiêu biểu với phong cách độc đáo như Nguyễn Bính, Xuân Diệu,
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam…, và đặc biệt phải kể tới những sáng


2

tác ấn tượng mang phong cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng.
Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực,
Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một đại diện xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết, kịch và sách lịch sử,…
và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Với những
đóng góp và tìm tòi của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã và đang ngày càng thu
hút được sự chú ý, tìm hiểu, lí giải, đánh giá không chỉ của giới văn học nghệ
thuật, mà còn của công chúng. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn đã dành trọn
đời để sáng tác về các đề tài lịch sử, kháng chiến, về thủ đô Hà Nội, nhưng sẽ
là thiếu sót nếu không nói đến mảng văn chương viết cho tuổi thơ như: Tìm
mẹ, Thằng Quấy, Cô bé gan dạ, Chiến sĩ ca nô…đặc biệt là những truyện lịch
sử như: An Dƣơng Vƣơng xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu
sáu chữ vàng... đã góp phần không nhỏ làm nên một văn hiệu thực sự đáng
kính trọng mang tên ông.
Sinh thời ông ý thức một cách rõ ràng về thiên chức của người nghệ sĩ
với quan niệm tiến bộ, rất nhân văn: Phàm văn chƣơng mục đích thứ nhất là
để dạy dỗ thiếu niên… cốt làm sao cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng
bồng, bột bột, mà vẫn biết lẽ phải, và biết thƣơng nhau.
Vì thế ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc được ít lâu, với tư cách
là người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng (1957),
Nguyễn Huy Tưởng đã góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương

lai tốt đẹp cho văn chương tuổi thơ, khi ấy hiện là một mảng đề tài còn nhiều
khoảng trống, thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao. Những truyện viết về
mảng đề tài này của Nguyễn Huy Tưởng không chỉ đa dạng, phong phú về đề
tài, bút pháp thể hiện, mà hơn nữa là lòng yêu nước thiết tha, niềm tự hào về
những trang sử vẻ vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy chung, khát khao hạnh
phúc, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa. Có thể nói đây là ấn


3

tượng bao trùm, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các truyện của ông viết cho
thiếu nhi.
Ở mảng đề tài lịch sử trong các truyện viết cho thiếu nhi, Nguyễn Huy
Tưởng đã hướng các em vào những thời kỳ hào hùng, trọng đại trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc, mà ở đấy những người anh hùng đã viết nên
những bản anh hùng ca chói lọi. Dù đấy là những câu chuyện kể về những
người anh hùng thời kỳ trung cận đại như: Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ
thêu sáu chữ vàng, hay là thời kỳ cổ đại như: Chuyện Chiếc bánh chƣng, An
Dƣơng Vƣơng xây thành Ốc, Kể chuyện vua Quang Trung... nhưng tất cả hiện
vẫn không thể nào phai mời trong ký ức của người dân đất Việt.
Cũng như mảng truyện viết cho người lớn, mảng viết cho thiếu nhi về
lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không quá lệ thuộc vào các những sự kiện đã
được ghi chép trong các sách biên niên sử, mà ông biết cách nảy ra trong vô
vàn những chi tiết, sự kiện lịch sử được cho là có thật ấy, những tình huống,
câu chuyện đặc sắc ấy rồi thổi vào đấy những cảm xúc, trí tưởng tượng bay
bổng phù hợp với tâm lý, suy nghĩ của trẻ thơ, gợi mở cho các em nhiều điều
thú vị nhằm giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng lịch sử, hiểu lịch sử để từ
đó thêm yêu, thêm quí truyền thống hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của cha ông ta.
Nhà văn Tô Hoài, một người có nhiều thành công và kinh nghiệm viết

truyện thiếu nhi thuộc hạng nhất nhì, đặc biệt là truyện Dế mèn phiêu lƣu
ký, đã từng nhận định: Trong văn học cho thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử
và cổ tích, cho đến bây giờ, chƣa ai chuyên và đã thành công nhƣ Nguyễn
Huy Tƣởng. Cho dù ở mảng đề tài nào: người tốt, việc tốt, lịch sử hay cổ tích,
Nguyễn Huy Tưởng cũng đem đến cho các em niềm thích thú, say mê đến kỳ
lạ bằng một giọng kể chuyện vừa giản dị, chân thành, gần gũi với cuộc sống
thường ngày của các em, phù hợp với tâm tư, suy nghĩ của trẻ thơ. Từ đấy


4

ông đã nhen nhóm và truyền cho các em lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương,
đất nước.Đấy chính là nét nổi bật nhất của nhà văn tài hoa này.
Có thể nói, trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng luôn đầy
chất thơ của cuộc sống và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về
tình thương yêu những người thân, xóm giềng, cộng đồng và đồng loại. Phạm
Hổ, một trong những nhà văn gạo cội chuyên viết truyện cho thiếu nhi đã có
lý khi nhận xét: Trong câu văn của Nguyễn Huy Tƣởng, chúng ta không bao
giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu tả kẻ ác với tất cả
lòng căm ghét - nhƣng căm ghét không có nghĩa là ác. Nói rõ hơn: điều ác
không có ở trong lòng anh. Văn anh là yêu thƣơng, là đầm ấm, là bao dung…
Rõ ràng đọc Nguyễn Huy Tƣởng, càng thấy yêu văn và càng thấy yêu ngƣời.
Nguyễn Huy tưởng là một tác giả văn học với nhiều tác phẩm có giá
trị.Vì vậy, nghiên cứu về con người và sự nghệp của ông đã có khá nhiều
những nhà khoa học với những công trình nghiên cứu đạt chất lượng cao. Có
thể kể đến một số tên tuổi như : Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử,
Phong Lê, Nguyễn Bích Thu, …hay những nhà văn nổi tiếng nhận xét về các
tác phẩm của ông như: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Anh Đức, Nguyên Hồng, Vũ
Tú Nam…Qua những công trình nghiên cứu đó, phần nào chúng ta thấy được
những thành quả và đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với nền văn học

nước nhà.
Mặc dù vậy nhưng cho đến nay chưa có công trình chuyên biệt nào đi
sâu vào tìm hiểu một cách đầy đủ toàn diện về phong cách Nguyễn Huy
Tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi. Chính vì thế mà luận văn này chọn đề tài
nghiên cứu : “Phong cách Nguyễn Huy Tƣởng qua truyện viết cho thiếu
nhi” với mong muốn được góp thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu mảng
truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng- một thể loại ghi
dấu ấn thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông. Qua đó không chỉ khẳng


5

định nét đắc độc đáo của tài năng nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng trong truyện
viết cho thiếu nhi mà còn hy vọng góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu thể
loại truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX. Đặc biệt là quá trình vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy ở các bậc học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ chúng tôi cố gắng chỉ
ra những đặc sắc trong sáng tác truyện dành cho thiếu nhi của Nguyễn Huy
Tưởng từ quan điểm lí luận và các thao tác phân tích về phong cách Nguyễn
Huy Tưởng. Để từ đó làm nổi bật nên những đóng góp của Nguyễn Huy
Tưởng với mảng đề tài truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi nói riêng, và sự phát
triển của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, nhất là với thể loại truyện
ngắn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát các truyện ngắn viết
cho thiếu nhi của ông từ khi tham gia viết cho đến nay: Cô bé gan dạ, Tìm
mẹ, Con cóc là cậu ông giời, Thằng Quấy, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể
chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Chuyện Chiếc bánh chƣng,
An Dƣơng Vƣơng xây thành Ốc… để chỉ ra những nét độc đáo trong phong

cách Nguyễn Huy Tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi so với một số tác giả
cùng viết truyện cho thiếu nhi khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả, chúng tôi nghiên cứu
những dấu ấn sáng tạo, những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc mang tính ổn định
được thể hiện trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn. Đồng thời có sự
đối sánh với các tác giả cùng thời và sau này để thấy được những sáng tạo
riêng của nhà văn đó. Phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua quan niệm


6

sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu, đỉnh cao, Nguyễn Huy Tưởng sáng tác
trên nhiều thể loại nhưng luận văn sẽ hướng trọng tâm vào tìm hiểu phong
cách của Nguyễn Huy Tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi để thấy được
phong cách tài năng của nhà văn qua các phương diện chủ yếu như: Nhân vật,
ngôn ngữ, giọng điệu, các vấn đề quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác
của nhà văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát một số truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Huy Tưởng đó là: Cô bé gan dạ, Tìm mẹ, Con cóc là cậu ông giời, Thằng
Quấy, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ
vàng, Chuyện Chiếc bánh chƣng, An Dƣơng Vƣơng xây thành Ốc…
Về văn bản, chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in sách Nguyễn Huy Tưởng,
thuộc tủ sách “ Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Nhà xuất bản Kim
Đồng, phát hành năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phong cách của một tác giả văn học Việt Nam hiện đại,
chúng tôi dựa trên phương pháp luận biện chứng, lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phân tích đánh giá tác giả, tác phẩm một cách khách quan, khoa học

trong sự đối sánh với sự vận động và phát triển của văn học dân tộc.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
làm công cụ cho việc định hướng thẩm bình và chỉ ra những vẻ đẹp trong
sáng tác của nhà văn như:
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học. Vận dụng những lợi thế của thi
pháp học, luận văn đi sâu khảo sát hệ thống quan niệm của nhà văn về nghệ
thuật và cuộc đời; tài nghệ của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân
vật, lối kết cấu, nghệ thuật dùng từ, không gian, thời gian nghệ thuật.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tiểu sử. Phương pháp này được luận văn vận


7

dụng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố của gia đình, quê hương,
thời đại và cá tính, phẩm chất của người nghệ sĩ đã chi phối, ảnh hưởng đến
cá tính sáng tạo và cảm hứng sáng tác của nhà văn.
- Phƣơng pháp so sánh. Qua so sánh đối chiếu sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng với sáng tác của các nhà văn cùng thời và sau này cùng viết về đề tài
cho thiếu nhi, luận văn sẽ chỉ ra những nét riêng, độc đáo, những đóng góp to
lớn của Nguyễn Huy Tưởng đối với văn chương dân tộc.
- Phƣơng pháp thống kê. Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát về
mặt ngôn từ và tần số xuất hiện của những từ đặc trưng trở đi trở lại nhiều lần
trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Đó là một tín hiệu nghệ thuật
quan trọng để thấy được vẻ đẹp và nét riêng trong việc sử dụng từ ngữ, những
sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Huy Tưởng - một trong những chất liệu quan
trọng làm nên thành công và sức hấp dẫn của tác phẩm.
6. Giả thuyết đóng góp
- Với công trình nghiên cứu “Phong cách Nguyễn Huy Tưởng qua
truyện viết cho thiếu nhi” Người viết hi vọng sẽ góp một cái nhìn mới về thể
loại truyện viết cho tuổi thiếu nhi ở Việt Nam nói chung và cách viết truyện

cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng nói riêng.
- Từ kết quả nghiên cứu nói trên luận văn góp phần vào việc giảng dạy
tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.


8

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai qua 3 chương
với các tiêu đề sau:
Chƣơng Một: Vấn đề phong cách và sự hình thành phong cách
Nguyễn Huy Tƣởng
Chƣơng Hai: Nguyễn Huy Tƣởng - ngƣời kể chuyện cổ tích và
chuyện lịch sử thâm trầm
Chƣơng Ba: Thế giới nhân vật qua truyện thiếu nhi của Nguyễn
Huy Tƣởng


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH
PHONG CÁCH NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1. Một số vấn đề về phong cách và phong cách nghệ thuật tác giả.
Phong cách học là một khoa học nghiên cứu văn chương ra đời sớm và
đạt được nhiều thành tựu trong việc chỉ ra những nét độc đáo, riêng biệt,
những dấu ấn sáng tạo của nhà văn đối với sự phát triển của mỗi nền văn học.
Tuy nhiên cho đến nay những vấn đề lý luận về phong cách vẫn còn tồn tại
nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như vấn đề xác định nội hàm khái niệm
phong cách; việc xây dựng, định vị những tiêu chí cụ thể để nhận diện, thẩm

bình, đánh giá các hiện tượng văn chương theo phong cách; sự nhầm lẫn giữa
phong cách với thi pháp học, với phương pháp, khuynh hướng sáng tác… Vì
thế việc xác lập hệ thống khái niệm công cụ là cần thiết để việc nghiên cứu,
phê bình văn học theo phong cách được thuận lợi. Trong tiểu mục này, luận
văn sẽ tổng hợp ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu, phê bình nước
ngoài, chủ yếu là các tác giả Liên Xô (cũ) về lý thuyết phong cách, đặc biệt là
vấn đề phong cách cá nhân nhà văn làm cơ sở lý luận triển khai việc tìm hiểu
phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng,cụ thể là “Phong cách Nguyễn
Huy Tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi”.
1.1.1. Về thuật ngữ phong cách
Thuật ngữ Stylos (Hy Lạp), Stylus (La Mã), Style (Pháp) có nghĩa là
phong cách ra đời sớm nhất ở Hy Lạp - La Mã cổ đại với ý nghĩa ban đầu chỉ
nét chữ, bút pháp, nghĩa rộng hơn là chỉ tình yêu ngôn ngữ, nghệ thuật dùng
từ. Với những nét nghĩa ban đầu, phong cách được sử dụng chủ yếu trong lĩnh
vực ngôn ngữ học, điều này được thể hiện rõ trong các công trình Thi pháp
học, Tu từ học của Aristote, Các quy luật của Xixeron.


10

Sang thời cận đại, khái niệm phong cách không chỉ được hiểu và vận
dụng trong phạm vi hẹp của ngôn ngữ học mà nội hàm khái niệm đã được mở
rộng. Phong cách được coi là đặc trưng nghệ thuật của nghệ thuật, một phạm
trù thẩm mĩ, một hệ thống nghệ thuật biểu hiện hình thức của tác
phẩm."Phong cách là một phương hướng riêng biệt trong nghệ thuật hình
thành ở thời đại nào đó và là một hệ thống xác định của các dấu hiệu nghệ
thuật tư tưởng" [1; 28].
Cùng với sự phát triển của các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình và
thực tiễn sáng tác nghệ thuật, tới thời hiện đại, phong cách được coi là một
phạm trù thẩm mĩ, một hiện tượng văn học nghệ thuật bao gồm trong đó tất cả

sự đa dạng và phức tạp của nó. Phong cách được nghiên cứu trong mối tương
quan với tư tưởng của nhà văn, với thời đại.
Bàn về khái niệm, thuật ngữ phong cách có nhiều ý kiến, quan điểm
khác nhau được đưa ra nhằm xác định nội hàm, phạm vi, đặc trưng của lĩnh
vực nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, các nhà khoa học lại càng nhận ra
sự đa dạng, phức tạp của đối tượng. Theo Khrapchenko thì “hiện đang tồn tại
một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách văn học.
Những định nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là
một phạm trù lịch sử - thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như
những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẻ” [16; 258].
Và với quan điểm của mình ông khẳng định: “Phong cách là phương
pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương pháp
thuyết phục và hấp dẫn người đọc” [16;7]. Như vậy, phong cách là thủ pháp,
là cách thức, phương tiện nghệ thuật để nhà văn phản ánh hiện thực nhằm tạo
ra sự hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc.
Ở các nước phương Đông, đặc biệt là Trung Hoa, thuật ngữ phong cách
tuy xuất hiện muộn nhưng trong các công trình bàn về thơ của Lưu Hiệp (Văn


11

tâm điêu long), Viên Mai (Tùy viên thi thoại)… khái niệm văn khí, khí chất,
văn nhƣ kỳ nhân đã được các nhà phê bình sử dụng nhiều trong các bài viết
khi bàn về đặc tính của thơ, coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt giọng văn,
khí chất giữa nhà thơ này với nhà thơ khác. Bàn về quy luật và yêu cầu sáng
tạo thi ca, Viên Mai nhấn mạnh đến dấu ấn cá nhân của thi sĩ: “Thơ có người
mà không có ta là bù nhìn vậy… Làm thơ cũng như các huyện ở Giang Nam
nấu rượu đều lấy gạo làm nguyên liệu mà vẫn nấu thành các vị riêng. Người
sành rượu nếm khắp và nói đây là rượu Nam Kinh này, còn đây là rượu Tô
Châu này… Cái ngon giống nhau mà vị khác nhau là vì mỗi nơi đều có cách

nấu khác nhau” [13; 134]. Như vậy, tuy không trực tiếp bàn về vấn đề phong
cách nhưng qua cách lý giải của Viên Mai về năng lực, tài nghệ sáng tạo của
người nghệ sĩ trong việc tạo ra những nét riêng, độc đáo ở mỗi tác phẩm, ta
thấy từ rất sớm những yêu cầu về sự độc đáo, khác lạ, không lặp lại trong
sáng tạo văn chương là quy luật, yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nghệ sĩ. Và để
có được “khí chất” riêng, ngoài những yếu tố thiên bẩm, cá tính sáng tạo, đòi
hỏi thi sĩ phải học tập cổ nhân, nỗ lực cố gắng trong lao động nghệ thuật. Lưu
Hiệp nói: “Tài năng có cao thấp, khí chất có cứng mềm, học vấn có sâu nông,
tập quán có khéo vụng, đều là do bản chất và cũng do sự rèn luyện thêm mà
đúc thành. Vì thế mà văn chương có hay có dở, biến hóa vô cùng, vậy nên
văn lý sắc hay cùn, không thể vượt khỏi tài năng. Văn khí cứng hay mềm
không thể khác với khí chất, sự nghĩa nông sâu không thể trái với học vấn, thể
thức tinh hay thô không thể ngược với sự rèn luyện. Mỗi người đều theo cái
sự thành tâm của mình, sự khác nhau thật giống như gương mặt của từng
người vậy” [ 13; 135]. Nhấn mạnh khí chất, phong cách của mỗi cá nhân
nhưng Lưu Hiệp cũng cho rằng qua những sáng tạo của người nghệ sĩ, người
đọc sẽ thấy được bức tranh, gương mặt văn chương của cả thời đại.
Như vậy, song hành với quá trình sáng tác của người nghệ sĩ, vấn đề


12

phong cách luôn được đặt ra bởi đó là những nét riêng, những sáng tạo độc
đáo làm nên bản sắc của mỗi thi sĩ, văn nhân. Đây cũng là tiêu chí để nhận
diện, phân biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, và rộng hơn là giữa văn
học của dân tộc này với dân tộc khác. Nhà văn Pháp Voltaire từng khẳng
định: “Từ phong cách sáng tác để nhận ra người Ý, người Pháp, người Anh,
người Tây Ban Nha cũng rất dễ dàng như qua gương mặt, giọng nói, cử chỉ
hành động để nhận ra quốc tịch của họ vậy. Cái mềm mại đẹp ngọt của tiếng
Ý đã tự nhiên nhi nhiên thấm vào tư chất của nhà văn Ý. Và tôi cũng thấy đặc

điểm của nhà văn Tây Ban Nha thường được đánh dấu bằng ngôn từ hoa lệ,
phong cách trang trọng, ưa dùng những ẩn dụ… Muốn thấy rõ được sự khác
nhau trong sở thích, hứng thú của các dân tộc lân bang, phải khảo cứu phong
cách khác nhau giữa họ” [13; 136].
Mặc dù còn nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về khái niệm phong
cách, về mối tương quan giữa phong cách học với thi pháp học, vấn đề phong
cách cá nhân, phong cách tác phẩm, phong cách thể loại, phong cách thời
đại… được đề cập trong nhiều công trình lý luận văn học của các tác giả Liên
Xô như V.V.Vinogradov (Về ngôn ngữ văn học, Vấn đề tác giả và lý thuyết
phong cách, Phong cách học, Thi pháp học), Đ.X.Likhachev (Thi pháp văn
học Nga cổ), A.V. Tritrerin (Tƣ tƣởng và phong cách), A.N.Xokolov (Lý
thuyết phong cách)… nhưng điểm gặp gỡ trong quan điểm của các nhà nghiên
cứu đều khẳng định: Phong cách là những dấu ấn sáng tạo, những nét riêng
biệt, độc đáo của người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện trong toàn bộ hành
trình sáng tạo, trong nội dung tư tưởng tác phẩm và phương thức biểu hiện
qua hình thức nghệ thuật tác phẩm.
Ở Việt Nam, trong các cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, 150 thuật ngữ văn
học, Từ điển văn học, thuật ngữ phong cách được cắt nghĩa một cách tương
đối thống nhất: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự


13

thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện
biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [7; 256].
Và mới đây nhất trong cuốn luận án tiến sĩ của Nguyễn Huy Phòng khi
nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng đã chỉ ra “Phong
cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận
thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các

yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể”[22;36 ].
1.1.2. Một số quan niệm về phong cách nghệ thuật tác giả
Phong cách tác giả là một trong những vấn đề quan trọng của lý thuyết
phong cách, vì nhà văn chính là chủ thể sáng tạo, là nhân tố quyết định trong
việc tạo ra những nét độc đáo, nét riêng trong lao động nghệ thuật. “Phong
cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn
chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn của nhà văn đối với
thế giới” [16; 272].
Như vậy, để tạo ra được phong cách, mỗi nhà văn phải có sự nỗ lực,
sáng tạo không ngừng trong suốt hành trình sáng tạo. Trong tiểu mục này,
luận văn đi sâu khảo sát các ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu
phương Tây, đặc biệt là Liên-Xô (cũ) về những yếu tố chi phối, tạo thành và
làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong đó những ý kiến, quan
điểm của Khrapchenco về vấn đề phong cách tác giả sẽ là điểm tựa, là khung
lý thuyết để luận văn vận dụng trong việc chỉ ra những đặc điểm nổi bật, đặc
trưng trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng.
Sự hình thành phong cách cá nhân có sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong
đó có những tác động của bối cảnh thời đại, hoàn cảnh sống, những kinh
nghiệm thực tiễn. “Tiểu sử của nhà văn cũng được phản ánh trong sáng tác
của người đó dưới dạng khác - phức tạp hơn và gián tiếp hơn. Kinh nghiệm


14

sống, những gì mà nhà văn đã nhìn thấy và trải qua, những sự kiện mà nhà
văn có tham dự, những con người, những số phận mà tâm lý và hành động
khiến cho nhà văn chú ý - tất cả những cái đó đều là cội nguồn cho những dự
đồ sáng tạo và cho những khái quát của nhà văn, là cơ sở nảy sinh những tác
phẩm nghệ thuật của anh ta” [ 16; 240].
Như vậy, bằng phương pháp nghiên cứu tiểu sử, các nhà nghiên cứu có

thể nhận biết được những tín hiệu nghệ thuật, những nội dung được phản ánh
trong tác phẩm thông qua tìm hiểu cuộc đời, con người tác giả với những đặc
điểm tâm lí, tính cách, các mối quan hệ xã hội. Tiêu biểu cho hướng nghiên
cứu này là Sainte - Beuve, nhưng trước Sainte - Beuve, câu nói của triết gia
cổ đại Platon (428-348 TCN): Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy, đã
nhấn mạnh đến những đặc tính trong phẩm chất cá nhân của người nghệ sĩ sẽ
quy định, chi phối đến phong cách của cá nhân đó. Cùng quan điểm này
Buffon cũng đưa ra một mệnh đề nổi tiếng: Phong cách chính là người, tức là
phong cách phản ánh tư tưởng, tâm hồn của nhà văn. “Chỉ có tư tưởng tạo ra
cái nền phong cách… và phong cách chỉ là trật tự và sự vận động mà người ta
đặt vào tư tưởng”, mà tư tưởng, tình cảm của nhà văn chịu ảnh hưởng, tác
động từ bối cảnh, môi trường xã hội. Vì thế những tác động của môi trường
sống, quê hương, thời đại, đời sống chính trị, nghệ thuật là những nhân tố chi
phối đến cảm hứng, cách thức lựa chọn đề tài của nhà văn. Thông qua những
tác phẩm nghệ thuật, dấu ấn cá nhân nghệ sĩ và dấu ấn thời đại sẽ được bộc lộ
ở nhiều phương diện, nhất là ở bình diện nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách nhà văn chính là
tài năng sáng tạo. Bằng cách nói hình ảnh, Turghenev khi bàn về tài năng, cá
tính sáng tạo của nhà văn đã nhấn mạnh đến những nét riêng, những sáng tạo
độc đáo của mỗi người, cái mà ông đề cao cho là yếu tố quyết định nhất là
tiếng nói, giọng điệu riêng biệt: Cái quan trọng trong tài năng văn học… và


15

tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ một tài năng nào, là cái mà tôi muốn
gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái
quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ
họng của bất kỳ một người nào khác… Muốn nói được như vậy và muốn có
được cái giọng ấy thì phải có cái cổ họng được cấu tạo một cách đặc biệt,

giống như của loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của tài
năng văn học. Cùng quan điểm này, nhà văn Ácmêni Đerrenik Đemirchian
cũng cho rằng với mỗi tài năng sáng tạo phải tạo ra được “tiếng nói của
mình”, “cái của riêng mình” bởi đó là những yếu tố làm nên sự hấp dẫn, thích
thú cho người đọc: Trong mỗi người tàng trữ quá nhiều khoáng liệu, chất liệu
của mình. Do đó cần phải rút ra, cần phải khai thác cái chất liệu đó chứ không
nên sử dụng những thứ do những người khác đã làm ra trước anh. Cái của
riêng mình dù nó là nhỏ bé nhưng là của riêng mình - đó chính là cái có giá trị
lớn trong văn học và đem lại sự thích thú cho văn học. Việc khẳng định
những cái riêng, những cái chỉ có ở nhà văn này mà không có ở nhà văn khác
là những biểu hiện của cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật nhà văn.
“Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh khác nhau của
nghệ thuật của nhà văn đó, trước hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn
của anh ta đối với những hiện tượng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ở ý nghĩa
của những khái quát mang tính sáng tạo của anh ta” [16; 221].
Tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ được thể hiện trong toàn bộ sáng
tác. Những đặc điểm nổi bật trong nội dung tư tưởng, trong cách lựa chọn chủ
đề, đề tài phản ánh sẽ phản chiếu và nói lên phong cách nghệ thuật của nhà
văn. Nói về những biểu hiện của phong cách cá nhân, V. Jirmunxky nhấn
mạnh đến vai trò của thế giới quan, trong cách nhà văn nhìn nhận, cảm thụ về
cuộc sống, con người. Ông cho rằng: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là


16

sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong
những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy không thể nghiên
cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó
mà tách rời nội dung tư tưởng - hình tượng của tác phẩm” [16; 260].
Nhấn mạnh đến phương diện nội dung phản ánh sẽ quyết định lớn đến

việc định hình phong cách nhà văn, Flaubert cũng cho rằng: Một tác phẩm
viết tốt không bao giờ làm cho người ta mệt mỏi, phong cách - đó là cuộc
sống. Đó là máu của chính tư tưởng.
Bên cạnh quan điểm nhấn mạnh, đề cao phương diện nội dung, tư tưởng,
cách nhìn của nhà văn đối với việc hình thành phong cách cá nhân thì một số
quan điểm khác lại nhấn mạnh đến vai trò, cách thức tổ chức kết cấu tác
phẩm, cách lựa chọn, xử lý tư liệu, vấn đề tạo giọng điệu, sử dụng ngôn ngữ,
thể loại - những yếu tố thuộc phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm,
thiên về kỹ thuật, lối viết và phương thức biểu hiện. Đây là những yếu tố quan
trọng, là tín hiệu nghệ thuật để người nghiên cứu có thể gọi tên phong cách
nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Bàn về vai trò của việc tổ chức, sắp xếp tư liệu của người nghệ sĩ,
Khrapchenco cho rằng: “Phong cách không chỉ được hình thành dưới tác
động của đối tượng sáng tác, của tư liệu hiện thực mà còn tích cực tổ chức
nên tư liệu đó” [16; 282].
Và ông khẳng định, đặc điểm của người nghệ sĩ điêu luyện là biết sắp
xếp, tổ chức tư liệu, biết tách cái chủ yếu ra khỏi cái ngẫu nhiên, biết khắc
phục sự chống đối của tư liệu. Cùng với tư tưởng chung, phong cách cũng có
sứ mệnh kết hợp lại thành một chỉnh thể năng động những yếu tố không thuần
nhất có trong tư liệu của cuộc sống, trong đối tượng sáng tác.
Ở phương diện khác, bên cạnh việc lựa chọn, xử lý tư liệu thì cách thức
tổ chức, kết cấu tác phẩm, cốt truyện, không gian - thời gian cũng là những


17

yếu tố hợp thành phong cách cá nhân nhà văn. “Tính xác định về chất của
phong cách cá nhân biểu hiện rõ trong những thủ pháp và những phương thức
kết cấu các tác phẩm văn học, trong cách cấu tạo chúng. Cách cấu tạo - xét
trên phương diện vai trò chức năng của nó trong hệ thống phong cách - có thể

được xác định như là sự tổ chức không gian và thời gian trong văn tự sự và
trong kịch một cách hợp lý và hữu hiệu nhất theo quan điểm của những
nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản mà nhà văn làm kim chỉ nam” [16; 303].
Tuy nhiên với đặc trưng là loại hình nghệ thuật ngôn từ, lấy chất liệu
ngôn ngữ làm phương tiện biểu hiện vì thế khi nghiên cứu, phê bình văn học
dù vận dụng lý thuyết, xu hướng phê bình nào cũng không thể bỏ qua dấu
hiện quan trọng, đặc thù của ngôn ngữ. Phong cách cá nhân nhà văn được
biểu hiện cụ thể và rõ nhất trong việc tạo giọng điệu và sử dụng ngôn ngữ
riêng, độc đáo. Ngôn từ là hình thức, là phương tiện biểu đạt tư tưởng, nội
dung, đồng thời nó cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Qua tín
hiệu ngôn ngữ, người đọc có thể nhận diện, phân biệt được sáng tác của nhà
văn này so với nhà văn khác. “Những người sành sỏi về văn học có thể căn cứ
vào những đặc điểm về giọng điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ
chưa hề biết hoặc căn cứ vào mấy dòng của một bài thơ mới lạ để xác định tác
giả của những tác phẩm ấy”[16; 297]. Trong những yếu tố cấu thành tác phẩm
thì giọng điệu đóng vai trò quan trọng, “quyết định nhiều cái trong việc xây
dựng tác phẩm cũng như trong tính cách khắc họa nhân vật.” Nhưng để tác
phẩm có được giọng điệu riêng đòi hỏi nhà văn phải có sự sắp xếp, tổ chức
câu chữ, vận dụng phù hợp với văn cảnh, tâm trạng nhân vật. Bàn về vai trò
của nhà văn trong việc sáng tạo, dùng từ, Khrapchenco cho rằng ngôn ngữ
nghệ thuật không chỉ là cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn như là
những hiện tượng của phong cách. Việc sử dụng ngôn ngữ không chỉ xác lập
căn cứ cho hình thức có tính chất hình thức mà trước hết xác lập căn cứ cho


18

hình thức có ý nghĩa của tác phẩm văn học.
Với tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn ngữ có chức năng tạo ra
hệ thống giọng điệu của tác phẩm. Trong bức thư gửi V. Golxev (1887), nhà

nghiên cứu V. Korolenko viết: “Tôi muốn rằng mỗi một từ, mỗi một câu phải
đúng giọng điệu, phải đúng chỗ và trong mỗi câu, thậm chí nếu có thể được,
trong từng câu tách riêng ra, có thể lắng nghe thấy được sự phản ánh của một
môtip chủ yếu, có thể lắng nghe thấy được tâm trạng trung tâm, nếu có thể nói
như vậy được” [16; 318].
Có thể nói phong cách cá nhân nhà văn được biểu hiện khá đa dạng
trong toàn bộ hành trình sáng tạo nhưng nơi tập trung biểu hiện rõ nhất là tác
phẩm, với những dấu ấn độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ, tạo giọng điệu,
xây dựng hình tượng, kết cấu… Để có được phong cách nghệ thuật riêng, độc
đáo đòi hỏi mỗi cá nhân nghệ sĩ phải có những nỗ lực sáng tạo không ngừng
trong việc chiếm lĩnh cuộc sống, đổi mới lối viết, lối tư duy. Không phải bất
cứ nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ những nhà văn có tài năng, có bản
lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. “Không thể một lần và vĩnh viễn
tạo ra được phong cách cá nhân. Phong cách cá nhân được hình thành trong
sự tương tác sinh động với những vấn đề sáng tác mà nhà văn giải quyết trong
mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của cuộc sống và của bản thân nhà
văn”[16; 331].
Sự vận động, phát triển của một nền văn học có sự đóng to lớn của các
văn nghệ sĩ có tài năng, có phong cách. Chính sự đa dạng trong phong cách cá
nhân sẽ tạo động lực thúc đẩy nền văn học phát triển. Qua các phong cách
nghệ thuật lớn, người đọc có thể thấy được phong cách chung của cả một giai
đoạn, thời kỳ. “Phong cách cá nhân của nhà văn là một khâu rất quan trọng
của quá trình văn học…những phong cách ra đời không phải chỉ như sự thể
hiện cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn riêng lẻ mà còn như một hiện


19

tượng có tính chất chung hơn” [16; 292]. Với tính chất là một khâu, một mắt
xích quan trọng của quá trình văn học, phong cách cá nhân nghệ sĩ không chỉ

là những yếu tố thuộc sở hữu riêng mà rộng hơn nó mang tính chất thời đại,
dân tộc, nhân loại, và điều này chỉ có những phong cách nghệ thuật lớn, vĩ
đại.
Victor Hugo từng khẳng định: Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm
được phong cách - nhằm đề cao vai trò của phong cách trong sáng tạo nghệ
thuật và dự báo xu thế phát triển của mỗi nền văn học cũng như sự hiện diện
của mỗi nhà văn trong cuộc sống. Nắm bắt được những yếu tố làm nên phong
cách với những sở trường, đặc tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật - đó là
cách để nhà văn tồn tại, tạo được dấu ấn, bản sắc nghệ thuật riêng và quan
trọng hơn là gây được sự hấp dẫn, cuốn hút của tác phẩm đối với công chúng
bạn đọc nhiều thế hệ. Đây là yêu cầu, quy luật có phần nghiệt ngã trong sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn: sự độc đáo, khác biệt, không lặp lại.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong quá trình giao lưu, tiếp xúc
với văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, các nhà nghiên
cứu, lý luận phê bình như Hoài Thanh, Hải Triều, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan,
Lê Tràng Kiều, Trương Tửu, Lê Đình Kỵ… trong các bài viết của mình đã
vận dụng lý thuyết của các trường phái phê bình như phê bình tiểu sử, phê
bình ấn tượng, phê bình xã hội học…để nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng
văn chương. Mặc dù trong các công trình nghiên cứu, họ không gọi tên lý
thuyết phê bình đã vận dụng nhưng qua những lời bình, những nhận xét, đánh
giá về cuộc đời, sự nghiệp của các thi sĩ, văn nhân bằng những câu, đoạn văn
ngắn, ấn tượng đã gọi tên được phong thái, cốt cách nổi bật, những nét đặc
sắc riêng của mỗi nhà văn. Trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh), Phê bình
và cảo luận (Thiếu Sơn), Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan)… những dấu ấn
của lý thuyết về phê bình theo phong cách đã được các nhà nghiên cứu vận


20

dụng một cách linh hoạt có hiệu quả.

Tuy nhiên thuật ngữ phong cách và những vấn đề lý luận về phong cách
như phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, dòng phong cách… chỉ thực sự
xuất hiện và được bàn luận sôi nổi vào những thập niên cuối thế kỷ XX khi
một loạt các công trình của Vexelopxki, Solopki, Jirmunxki, Khrapchenko…
bàn về phong cách được dịch và phổ biến ở nước ta. Trong một số công trình
nghiên cứu, các tác giả đã ứng dụng những thành tựu của khuynh hướng phê
bình theo phong cách một cách có hiệu quả với những kiến giải, phát hiện thú
vị. Tiêu biểu có thể kể tới công trình Thơ Hồ Xuân Hƣơng (NXB Văn học,
1968) của Nguyễn Lộc khi ông thấy tiêu chí phân biệt thơ Hồ Xuân Hương
đích thực và lộn sòng theo mức độ và tính chất dâm tục của Trần Thanh Mại
không thoả đáng, nên đề xuất phân biệt theo phong cách.
Tiếp đó trong bài viết Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn
học Việt Nam của Đỗ Đức Hiểu in trên Tạp chí Văn học số 3 năm 1985, tác
giả cho rằng: việc xác định tiêu chí phân kỳ các giai đoạn lịch sử văn học cần
phải căn cứ vào sự xuất hiện của các tài năng văn học, các nhà văn lớn. Thông
qua các tác phẩm có giá trị thời đại sẽ quyết định và chi phối đến đặc trưng và
sự vận động, phát triển của cả một giai đoạn, thời kỳ văn học. Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của nhà văn vừa mang những đặc trưng, dấu ấn cá nhân riêng
nhưng đồng thời cũng phản ánh những nét phổ quát của thời đại mình đang
sống. Nét nổi bật đó tạo ra những phong cách lớn, tiêu biểu. Vì thế khi phân
chia các giai đoạn, thời kỳ văn học cần phải quan tâm theo những phong cách
lớn.
Còn tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tƣ tƣởng và phong
cách (in lần đầu năm 1979, NXB Tác phẩm mới) cho rằng phong cách gắn
liền với cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi "văn chương là một hình thái ý thức
xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần


×