Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Ấn độ trong sáng tác của hồ anh thái qua tiếng thở dài qua rừng kim tước va đức phật, nàng savitri và tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.28 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN DUY HƯNG

ĐỀ TÀI ẤN ĐỘ
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
QUA TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC
VÀ ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN DUY HƯNG

ĐỀ TÀI ẤN ĐỘ
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
QUA TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC
VÀ ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tâm dìu dắt,
chỉ bảo tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lí luận văn học, các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Từ đáy lòng mình, tôi xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên
kịp thời để tôi vững tâm nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do khả năng của bản thân và điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,
khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và
đồng nghiệp để chúng tôi rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Người viết luận văn

Trần Duy Hưng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp.
Những tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác,
không sao chép của bất kỳ ai, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ
các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các
Website…với sự trân trọng, biết ơn.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Duy Hưng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ẤN ĐỘ TRONG SÁNG TÁC
CỦA HỒ ANH THÁI ...................................................................................... 9
1.1 Viết về đề tài Ấn Độ- mối duyên tiền định ................................................. 9

1.2 Đề tài Ấn Độ - Sự tương quan với các đề tài khác trong sáng tác của Hồ
Anh Thái .......................................................................................................... 12
1.3. Dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái ................................ 15
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG SÁNG TÁC
CỦA HỒ ANH THÁI .................................................................................... 19
2.1. Con người Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái................................. 19
2.1.1 Tinh thần mộ đạo của con người Ấn Độ ................................................ 19
2.1.2 Sức sống mãnh liệt của con người Ấn Độ .............................................. 23
2.1.3 Sự hòa hợp với thiên nhiên của con người Ấn Độ ................................. 26
2.2 Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái .................................... 29
2.2.1 Vài nét về phong tục, tín ngưỡng của văn hóa Ấn Độ trong cảm nhận
của nhà văn ..................................................................................................... 29
2.2.2 Xã hội Ấn Độ .......................................................................................... 35


2.2.3 Cảm hứng phật giáo trong sáng tác của Hồ Anh Thái .......................... 46
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ẤN ĐỘ
TRONG SÁNG TÁC HỒ ANH THÁI ........................................................ 59
3.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo ................................................................................ 59
3.1.1. Mượn nhân vật của truyền thuyết ......................................................... 59
3.1.2. Kể lại sự tích về các vị thần .................................................................. 63
3.1.3. Chi tiết mang tính biểu tượng ............................................................... 66
3.2. Tổ chức trần thuật .................................................................................... 72
3.2.1. Sự thay đổi linh hoạt các điểm nhìn trần thuật..................................... 72
3.2.2.Giọng điệu trần thuật ............................................................................. 76
3.3. Nghệ thuật miêu tả tương phản - đối lập.................................................. 89
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học đương đại Việt Nam, cùng với các tên tuổi đã trở
nên quen thuộc với bạn đọc như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan
Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Hồ Anh Thái được xem là một trong
những hiện tượng văn chương nổi bật của văn học thời kì đổi mới.
Khởi nghiệp văn chương từ rất sớm, anh đã gặt hái được khá nhiều
thành công khi tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Các tác phẩm của anh cùng
với một số tác phẩm của những tác giả khác xuất hiện trên văn đàn như một
cơn gió lạ xua tan bầu không khí trầm lắng bấy lâu của nền văn học nước nhà.
Với quan niệm “tiểu thuyết là một giấc mơ dài”, Hồ Anh Thái được coi
là nhà văn lúc nào cũng đang viết, “nhà văn bẩm sinh”. Cùng với việc bứt phá
trên từng con chữ, anh được người đọc biết đến với những sáng tạo độc đáo,
những đề tài mới lạ. Từ những tác phẩm đầu tay cho đến các tác phẩm mới
nhất, bao giờ Hồ Anh Thái cũng khuấy động được dư luận trong đời sống văn
học. Sau hơn ba mươi năm cầm bút với hơn ba mươi đầu sách được xuất bản,
những sáng tác của anh luôn được bạn đọc đón đợi và gây được tiếng vang
lớn. Theo nhà văn Tô Hoài, trong số ít cây bút đọc được hiện nay thì Hồ Anh
Thái là “một hình mẫu nhà văn chuyên nghiệp”.
1.2 Đề tài là một trong những yếu tố quan trọng trong nội dung tác
phẩm. Nó là đối tượng, là phạm vi hiện thực mà nhà văn lựa chọn, khai phá
để thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình. Hồ Anh Thái là nhà văn có cá tính
sáng tạo, phong cách của anh không trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào. Anh
luôn chọn cho mình hướng đi riêng với những đề tài hấp dẫn, vừa quen thuộc,
vừa mới lạ lại có sức chứa lớn của tư tưởng. Và Ấn Độ chính là một trong
những đề tài độc đáo mà Hồ Anh Thái lựa chọn.



2
1.3 Ấn Độ là một nước có nền văn hóa lâu đời, là cái nôi của nền văn
minh nhân loại. Đây là vùng đất chứa đựng bao điều kì bí luôn khơi gợi sự
khám phá của tất cả mọi người. Thế nhưng để phát hiện cũng như cảm nhận
được vẻ đẹp đầy bí ẩn ấy không phải là chuyện đơn giản nếu không có tầm
hiểu biết sắc sảo của trí tuệ, sự tinh tế và nhạy cảm của con tim. Có thể nói,
Hồ Anh Thái là một trong những tác giả hiếm hoi làm được điều đó với tập
truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước và tiểu thuyết Đức Phật, nàng
Savitri và tôi.
Đã có một số bài viết và công trình đề cập, nghiên cứu về đề tài Ấn Độ
trong tác phẩm của Hồ Anh Thái, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu nó một cách hệ thống và toàn diện. Do vậy, luận văn sẽ khai thác và làm
rõ về Đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái qua Tiếng thở dài qua
rừng kim tước và Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Qua việc nghiên cứu này,
chúng tôi mong muốn khẳng định tài năng cũng như những đóng góp to lớn
của tác giả trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Những bài viết đánh giá về thành công của Hồ Anh Thái và sáng tác
của anh xuất hiện khá nhiều, cũng khá đa dạng về hướng khai thác. Tùy theo
quy mô bài viết mà các vấn đề được triển khai sâu hay chỉ mang tính định
hướng, nhưng nhìn chung các tác giả thường hướng sự chú ý của mình vào
nghệ thuật tự sự, vào những đặc trưng tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật mà
nhà văn xây dựng.
Những đánh giá chung về Hồ Anh Thái:
Tác giả Anh Chi có nhận xét về tính chuyên nghiệp khi Hồ Anh Thái
bước chân vào con đường văn chương, ngay từ những bước đi đầu tiên, nhà
văn đã thể hiện được tinh thần lao động nghề nghiệp nghiêm túc và say mê
của mình: “Bây giờ nhìn nhận lại hiện tượng Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy,



3
ngay từ khi bắt đầu sáng tác, anh đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc
viết văn. Điều này, sang đầu thế kỷ XXI hầu hết các nhà văn nước ta còn chưa
ý thức được”[7].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận xét về nghệ thuật biểu
hiện của Hồ Anh Thái trong các sáng tác như sau: “Văn viết lạ…có lẽ không
chỉ ở sự tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ;
mà chính ở chỗ anh đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người
cá thể và nhân loại.” [4,3]. Nhận định trên cho chúng ta thấy kĩ thuật viết văn
không chỉ điêu luyện mà còn rất tinh tế của nhà văn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp khi khảo sát các sáng tác của Hồ
Anh Thái cũng nhận xét: “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ
như một nhà văn chuyên nghiệp, và với một vốn văn hóa dày dặn, anh không
rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo
những kiến trúc mới mẻ, táo bạo.”[16]. Theo tác giả, Hồ Anh Thái đã không
ngừng sáng tạo, không tự bằng lòng với chính mình để có những cuộc bứt phá
ngoạn mục với việc tạo dựng lên các cấu trúc tác phẩm mới mẻ và táo bạo.
Báo Thể thao và Văn hóa ra ngày 23/8/2002 trong bài Hồ Anh Thái và
những quan niệm về văn chương đã ghi lại những lời bộc bạch của ông: Nếu
tác phẩm gây được ấn tượng ngẫu hứng tự nhiên thì đó thực sự là dụng công
của tôi…Tôi không thể viết văn mà lời lẽ kềnh càng, rườm rà hoặc cố tỏ ra
đao to búa lớn để thu hút sự chú ý của mọi người.
Phạm Xuân Thạch khi nhận xét về sức sáng tạo của Hồ Anh Thái đã
nêu: “Nếu tìm một hình mẫu của người viết văn chuyên nghiệp ở Việt Nam thì
có lẽ ông Hồ Anh Thái là một trường hợp thuyết phục. Trong nhiều năm, ông
Thái duy trì được sức sáng tác đều đặn. Gần như ông có sách xuất bản hàng
năm… Cuốn sách mới của Hồ Anh Thái - Đức Phật, nàng Savitri và tôi: Cũng
một khả năng sáng tạo dồi dào, lần này là sự quay trở về và đào sâu một



4
trong những đề tài từng làm nên tên tuổi của ông: nền văn hóa Ấn Độ.”[38].
Nhận xét trên cho người đọc thấy được sức sáng tạo bền bỉ, dồi dào của một
nhà văn có ý thức rõ ràng về trách nhiệm của người cầm bút.
Khi nhận xét về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái, Ngọc Ánh cho rằng:
“Văn chương với Hồ Anh Thái là một nghiệp với đa tầng phong cách biểu
hiện, với một tiềm năng đọc mới và thấu suốt cuộc sống, con người, những gì
mà với nhiều người khác đã trở nên cũ kĩ. Anh biết vượt qua những lối mòn tư
duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản để
nhìn cuộc đời.” [3]. Theo tác giả, nhà văn Hồ Anh Thái đã có cuộc bứt phá
lớn trong cách phản ánh hiện thực với vốn sống và sự hiểu biết phong phú của
mình. Nhà văn đã vượt lên trên sự sáo mòn cùng những lối đi cũ để tìm đến
những chân trời mới cho văn học.
Nhà nghiên cứu Hoài Nam trong bài Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng
đang viết đã khẳng định: “Điểm qua ba giai đoạn sáng tác của Hồ Anh Thái,
dễ thấy rằng anh là người “ngọ nguậy không yên”, không tự bằng lòng với sự
ổn định của cái mà người ta vẫn quen gọi là “phong cách”. Một nhà văn đa
phong cách? Một gã Don Juan của sự sáng tạo? Giản dị hơn, tôi nghĩ anh là
nhà văn của tinh thần tự đổi mới liên tục, không lặp lại người khác và cũng
không lặp lại chính mình.” [33, 2]. Tác gải Hoài Nam đã khẳng định sức sáng
tạo, sự đổi mới không ngừng của Hồ Anh Thái trên con đường văn chương.
Nhà văn không chỉ tạo ra được phong cách riêng cho mình mà còn không tự
lặp lại chính mình nữa.
Những đánh giá về sáng tác của Hồ Anh Thái và đề tài Ấn Độ:
Qua tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, nhà báo Ngô Thị Kim
Cúc đã khẳng định: “Hồ Anh Thái không chỉ là một người đi sứ, không phải là
một người quan sát bên ngoài cuộc sống Ấn Độ, anh đã đi vào bên trong những
u uẩn tâm hồn, những ám ảnh tâm linh của một dân tộc đã sinh ra một tôn giáo



5
giải thoát con người khỏi mọi ràng buộc đẳng cấp. Anh đã nhìn được cuộc sống
người Ấn, và nói chung cả cuộc sống con người, theo một nhãn quan Phật giáo,
nhãn quan đầy yêu thương và bình đẳng” [8, 318]. Cũng bàn về tập truyện này,
Mai Sơn phát hiện mỗi một truyện ngắn trong tập truyện “đều ẩn chứa cái cốt lõi
của vấn nạn triết học hoặc xã hội học chờ đợi được chạm tới, đòi hỏi khám phá
thêm.” [8, 322]. Các nhận định trên đã thể hiện được chiều sâu trong cách khám
phá và lí giải về đất nước và con người Ấn Độ của Hồ Anh Thái.
Tác giả Phạm Quốc Ca gọi Hồ Anh Thái là “người hướng dẫn du lịch
có văn hoá đưa ta thám hiểm vào chiều sâu cuộc sống và con người trên đất
nước Ấn Độ” [8, 331]. Đây cũng là “hành trình đi vào thân phận những
người bất hạnh luôn đưa tới những tiếng thở dài sâu tận bên trong, nhất là
khi những hình ảnh được phản ánh kia dường như thấp thoáng gương mặt
của chính mình, gương mặt Việt Nam.” [8, 318]. Đỗ Hải Ninh cũng đã nhận
định rất xác đáng về điều này: “Ý thức về đời sống tâm linh làm nên chiều
sâu triết học trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Mỗi truyện ngắn của anh đều
mong muốn mở ra một nhận thức nào đó về thân phận con người, bản chất
sự tồn tại, ý nghĩa cuộc sống.”[8, 345]. Các tác giả đã cảm nhận được những
suy ngẫm, sự chiêm nghiệm sâu sắc về con người và quan niệm nhân sinh của
Hồ Anh Thái qua những trang viết mới lạ về Ấn Độ của nhà văn.
Có thể thấy Tiếng thở dài qua rừng kim tước và Người đứng một chân
là những truyện ngắn viết về Ấn Độ thành công và đáng trân trọng nhất của
Hồ Anh Thái. Những tác phẩm này đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài
nước. Tiến sĩ Pandey (người Ấn Độ) đã phát biểu cảm nghĩ: “Những dòng
chữ của Hồ Anh Thái là những mũi châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt
tính cách Ấn Độ” [8, 322].
Bàn về đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Võ Anh Minh
khẳng định: “Hơn 20 năm theo đuổi đề tài Ấn Độ, có thể nói tiểu thuyết Đức



6
Phật, Nàng Savitri và tôi là một thành quả khó mà kỳ vọng hơn. Đó là thành
quả riêng của Hồ Anh Thái nhưng ý nghĩa lại chung cho người đọc. Khi rời
khỏi cuốn sách này, ít nhất người ta sẽ phải ngẫm lại những hành vi của mình
trong sự đối sánh với hai từ: vô minh và giác ngộ. Tiếp theo có thể khẳng
định thêm một điều đó là sức sống của văn chương chân chính” [43, 502].
Mặc dù viết về Ấn Độ, về Đức Phật nhưng trong tiểu thuyết Đức Phật, Nàng
Savitri và tôi, người đọc vẫn cảm nhận được nét Việt Nam phảng phất trong
tác phẩm dù chủ đề tập trung vào Ấn Độ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều luận văn nghiên cứu về các sáng tác của Hồ
Anh Thái như: Nguyễn Thị Vân Nga (2004) Về tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Thanh Nga (2004) Cái kỳ ảo
trong văn chương Hồ Anh Thái; Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái
nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người; Nguyễn Thị Thu Hương (2007)
Đặc điểm tiểu thuyết của Hồ Anh Thái,… Các tác giả đều ghi nhận sự lao
động miệt mài của Hồ Anh Thái cũng như những thành công trên con đường
sáng tạo nghệ thuật đầy gian khó của nhà văn.
Tuy nhiên, ở chuyên ngành Lý luận văn học, việc nghiên cứu chuyên sâu
về đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái thì chưa có luận văn nào
triển khai. Chỉ có những bài viết lẻ tẻ, tản mạn trên các báo chí, chuyên san
văn học đã bước đầu tiếp cận tới vấn đề này. Rầm rộ nhất là trong khoảng
thời gian tác phẩm Đức Phật, nàng savitri và tôi ra mắt bạn đọc. Có thể kể tới
các bài viết như: Diễn tả cái vô minh bằng tiểu thuyết (Hòa thượng Thích
Chơn Thiện), Đọc Đức Phật, nàng savitri và tôi - Phật sử và hư cấu văn
chương (Hoài Nam, Báo văn nghệ, 08/2007); Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng
(Phạm Xuân Thạch, Vietnamnet, 09/08.2007; Xin đừng ảo tưởng vài định
kiến khi nói về Đức Phật, nàng Savitri và tôi (theo Vnmedia, 28/8/2007); Đọc
truyện ngắn về Ấn Độ - tâm đắc và nghĩ ngợi của Mai Sơn (khi nghiên cứu



7
những đặc điểm của tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước). Xuất phát từ thực
tế đó, việc nghiên cứu đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái qua tập truyện
Tiếng thở dài qua rừng kim tước và tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi có thể
xem là hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về: Đề
tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái qua Tiếng thở dài qua rừng kim
tước và Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm nổi rõ con người, văn hóa Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái,
chúng tôi có so sánh với một số truyện ngắn khác và một số tác phẩm của ông
về đề tài Ấn Độ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiêm vụ trọng tâm nghiên cứu về đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ

Anh Thái qua hai tác phẩm tiêu biểu Tiếng thở dài qua rừng kim tước và tiểu
thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi, qua đó thấy được nét đẹp về con người,
văn hóa Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh
Thái hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích đơn lẻ.
5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm làm rõ những nét khác biệt

của những sáng tác về đề tài Ấn Độ trong sự tương quan với những đề tài
khác trong sáng tác của Hồ Anh Thái.


8
5.3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm nhằm đi sâu khám phá tác
phẩm để làm sáng tỏ vấn đề.
5.4. Tiếp cận thi pháp học và tự sự học
Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học, giúp người đọc tìm
hiểu tác phẩm của Hồ Anh Thái từ phương diện hình thức, nhận diện những
đóng góp mới của nhà văn trong hai tác phẩm.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đi phân tích, làm rõ hơn về mảng đề tài Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái qua hai tác phẩm tiêu biểu Tiếng thở dài qua rừng kim tước
và tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi. Qua đó thấy được sự am hiểu sâu
rộng của nhà văn về nền văn hóa Ấn Độ. Đồng thời thấy được tài năng cũng
như cá tính sáng tạo của Hồ Anh Thái trong việc cắt nghĩa, lý giải một cách
sâu sắc về đất nước và con người Ấn Độ trong mảng đề tài này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
Chương 2: Con người và văn hóa Ấn Độ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái.
Chương 3: Một số phương thức thể hiện đề tài Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh
Thái.


9
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ẤN ĐỘ
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
1.1 Viết về đề tài Ấn Độ - mối duyên tiền định
Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa, miêu tả và thể hiện để
tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm. Đồng thời, nó là
cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói, đề
tài là khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác
phẩm và bản thân đời sống. Mỗi nhà văn đều tự lựa chọn cho mình các mảng
đề tài khác nhau để thể hiện “mối quan tâm” của mình, các đề tài đó vừa
mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Bởi đề tài là hiện thực của
đời sống rộng lớn đang tồn tại xung quanh chúng ta, còn việc chọn đề tài nào
lại phụ thuộc vào sở thích, sở trường, trình độ,... cũng như vốn sống, vốn văn
hóa của mỗi người nghệ sĩ.
Hồ Anh Thái thực sự là một cây bút tài năng, sức sáng tạo của anh khá
dồi dào và bền bỉ. Và đặc biệt, anh có những cuộc bứt phá ngoạn mục trong
sáng tạo nghệ thuật. Điều này thể hiện rõ nhất ở đề tài mà anh lựa chọn. Đó là
đề tài Ấn Độ. Đây thực sự là một thử thách lớn. Bởi lẽ, mỗi quốc gia, mỗi nền
văn hóa đều có một quá trình vận động và kiến tạo lịch sử khác nhau. Để nắm
bắt và thể hiện tâm hồn của một người đã khó, đằng này lại nắm bắt và thể
hiện “tâm hồn” của cả một dân tộc mà dân tộc ấy chính là Ấn Độ đầy huyền
bí. Văn hóa Ấn Độ giống như một đại dương, càng bơi càng khó thấy bờ. Vậy
mà anh dám đương đầu với thử thách và đã vượt qua nó một cách xuất sắc.
Lý do khiến Hồ Anh Thái lựa chọn Ấn Độ và nền văn hóa của xứ sở
này làm đề tài sáng tác văn chương cũng thật lạ. Nó là mối duyên tiền định.
Có lẽ anh chọn Ấn Độ và Ấn Độ phù hợp với anh như đôi tình nhân nợ duyên


10
từ kiếp trước. Trong buổi phỏng vấn khi ra mắt cuốn tiểu thuyết Đức Phật,
nàng Savitri và tôi với độc giả thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Anh Thái đã bộc

bạch: “Tất cả là do cơ duyên. Tôi làm việc trong ngành ngoại giao, và sau đó
thi được một học bổng làm Tiến sĩ về văn hóa Ấn Độ nói riêng, phương Đông
nói chung. Vì thế, tôi đến với đất Ấn. Tôi đã được tiếp xúc những tài liệu
tương đối quý hiếm, được đi hầu hết các tiểu lục địa của Ấn Độ, được tiếp xúc
với nhiều tầng lớp người Ấn. Từ đấy, tôi ấp ủ ước mơ viết một điều gì đó về
xứ sở này. Viết, như là một cách thử lý giải tính cách người Ấn. Tôi đã dành
20 năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu các vấn đề văn hóa, Phật giáo của Ấn
Độ. Việt Nam là nơi hợp lưu của hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Hoa.
Nhưng hình như, người Việt hiểu về văn hóa Trung Hoa hơn là Ấn Độ. Tôi
nghĩ mình có cơ hội được biết về Ấn Độ thì sao không viết để chia sẻ với mọi
người.”[48, 1].
Ấn Độ - xứ sở của nền văn minh cổ đại nổi tiếng thế giới. Đây là quê
hương của những trí tuệ lớn như Phật Thích Ca, Mahatma Gandhi, Tagore, ...
Đây còn là cái nôi sinh ra nhiều truyền thuyết và những pho sử thi vĩ đại, quê
hương của nền văn hóa Phật giáo với những bộ kinh vừa huyền bí, vừa mê
hoặc. Hồ Anh Thái thấy ngưỡng mộ nhưng cũng thấy ngỡ ngàng “với những
tấm sari và những con người đói rách.” [39, 306]. Do vậy, anh quyết định
viết một cuốn sách về Ấn Độ. Anh chính là người Việt Nam đầu tiên viết về
đất nước này.
Có lẽ, đề tài Ấn Độ đến với Hồ Anh Thái thật ngẫu nhiên. Mảnh đất và
con người nơi đây ngay lập tức thu hút anh. Sáu năm liền, Hồ Anh Thái khoác
ba lô trên vai, ngang dọc khắp các miền địa lý, các miền văn hóa Ấn Độ để
tìm hiểu và học hỏi. Anh nghĩ mình may mắn và có cơ duyên nên đã tự đặt cái
gánh ấy lên vai và phải viết, viết về Ấn Độ, viết về Đức Phật. Đây cũng là
một bước tiến quan trọng đối với sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà văn.


11
Như chúng ta đã biết, viết về một nền văn hóa khác là chuyện không dễ.
Lấy văn hóa Ấn Độ làm đề tài sáng tác lại càng khó. Hồ Anh Thái đã không

ngại chia sẻ những khó khăn mà anh gặp phải khi đến với mối duyên tiền định
này: “Một nhà văn có hiểu biết, có kiến thức không chưa đủ. Anh ta còn phải
biết tạo ra nhân vật và tình huống để chuyển hóa kiến thức thành tác phẩm
văn học. Bốn năm đầu khi tiếp cận với nền văn hóa Ấn Độ, tôi mang cảm giác
là: Càng sống gần càng thấy hoang mang và không hiểu được. Đó là một nền
văn hóa rất lớn và lâu đời. Phải sau bốn năm này, tôi mới dám viết truyện
ngắn đầu tiên về Ấn Độ là Người đứng một chân. Rồi trong khoảng ba năm,
từ 1993 đến 1996, tôi hoàn thành tập truyện ngắn đầu tiên, được viết trên cơ
sở đề tài luận văn của mình về văn hóa Ấn Độ, và việc nghiên cứu, biên khảo
của mình. Cách đây mười năm, tôi thử viết tiểu thuyết về cuộc đời Đức Phật,
nhưng viết xong lại bỏ đó vì thấy nhiều điểm chưa thuyết phục, chưa được
ưng ý. Bây giờ, tôi không còn cảm giác "sợ chết đuối" trên "đại dương" văn
hóa Ấn nữa.” [47, 2]. Phải nói rằng, Hồ Anh Thái đã lao động miệt mài,
không mệt mỏi để theo đuổi ước mơ của mình. Anh không chỉ là một nhà văn
chuyên nghiệp mà còn là một nhà văn chân chính, dám sống hết mình cho
đam mê và lý tưởng, bỏ mặc đằng sau bao khó khăn, thử thách. Chính vì vậy,
hạnh phúc và thành công đã mỉm cười với anh.
Vốn là người làm văn hóa giỏi ngoại ngữ, lại là người đi nhiều hiểu
nhiều, Hồ Anh Thái dễ dàng tiếp cận với đời sống để nhận ra những giá trị bất
biến cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại thâm sâu của văn hóa. Chúng ta
luôn bắt gặp sự giao thoa giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại ở nhà văn
tài hoa này. Cũng vì vậy mà đề tài Ấn Độ trong sáng tác của anh thật gần gũi
và dễ hiểu với bạn đọc Việt Nam và thế giới. Chính điều đó đã tạo nên sức
sống mãnh liệt cho các tác phẩm của anh và nó chiếm trọn được tình yêu
trong lòng độc giả.


12
1.2 Đề tài Ấn Độ - Sự tương quan với các đề tài khác trong sáng tác của
Hồ Anh Thái

Có thể nói, tiểu thuyết và truyện ngắn là hai mảng sáng tác thành công
nhất của Hồ Anh Thái. Bởi nó chứa đựng những đặc trưng về đề tài, tư tưởng
rất riêng của anh. Chúng ta có thể thấy nổi lên trong đó biết bao vấn đề hiện
thực mới mẻ của cuộc sống, bao khát vọng cháy bỏng của nhà văn về những
điều tốt đẹp nhất ở con người, ở cuộc đời. Song song với nó, anh luôn cố gắng
tìm tòi, thể nghiệm không ngừng để tìm ra những cách tân táo bạo trong nghệ
thuật với mong muốn làm mới chính mình. Có lẽ, Hồ Anh Thái là một trong
số không nhiều những cây bút tràn đầy sinh lực và để lại dấu ấn đậm nét trong
văn học Việt Nam đương đại.
Khi mới bước vào làng văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng
với giọng văn trẻ trung, tươi mới cùng mảng đề tài viết về đời sống thanh
niên, sinh viên. Họ sống bằng tuổi trẻ với những cuộc phiêu lưu, những khát
khao khám phá đời sống. Truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi và tiểu thuyết
Người và xe chạy dưới ánh trăng là hai tác phẩm xuất sắc của mảng đề tài
này. Cả hai tác phẩm đều được giải cao của Báo Văn nghệ và Hội nhà văn
Việt Nam. Người và xe chạy dưới ánh trăng đi sâu vào đời sống tinh thần của
những thanh niên, sinh viên cùng trang lứa với bao khát khao về cái đẹp,
vươn tới cái lương thiện. Nhưng rồi cuộc sống đầy phức tạp và những cám dỗ
cứ cuốn họ theo. Cuối cùng chính tham vọng và sắc dục đã nhấn chìm họ.
Các nhân vật trong truyện đều là những thanh niên còn rất trẻ. Mỗi người mỗi
số phận khác nhau. Họ bị trôi dạt về những con đường mới và phải tự mình
vật lộn với cuộc đời.
Bên cạnh đề tài thanh niên, sinh viên, Hồ Anh Thái còn bước chân vào
khám phá hiện thực chiến tranh. Nhiều nhà văn trẻ cùng lứa tuổi với anh cũng
rất hăng hái viết về đề tài này, nhưng họ vẫn viết về chiến tích của cha anh


13
theo quán tính, theo khuynh hướng sử thi vốn có. Thế nhưng, Hồ Anh Thái lại
không đi theo hướng đó. Với hai tác phẩm Người đàn bà trên đảo và Trong

sương hồng hiện ra, nhà văn kể lại câu chuyện chiến tranh không nhằm mục
đích ca tụng mà nhằm đặt ra những vấn đề bức thiết của cuộc sống trong
những năm tám mươi của thế kỷ XX. Chẳng hạn, Người đàn bà trên đảo đề
cập đến vấn đề đạo đức, cách ứng xử của xã hội đối với thân phận nữ cựu
chiến binh đã phải trả một cái giá khủng khiếp cho cuộc chiến tranh chống
Mỹ. Còn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, nhà văn đi từ cuộc sống hiện
tại để nhận thức lại quá khứ. Cuộc sống thời chiến có cả cái tốt, cái xấu.
Trong con người vẫn luôn lẫn lộn giữa thiên thần và ác quỷ. Đó là cái nhìn đa
chiều của một nhà văn sắc sảo. Có lẽ, Hồ Anh Thái viết về chiến tranh là để
“từ biệt quá khứ, chất vấn quá khứ, là nhằm giải thích hiện tại và để đoán
định tương lai của chúng ta”[45, 28].
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên Hồ Anh Thái có điều kiện am hiểu về
môi trường đô thị. Nhà văn từng tâm sự: “Tôi không biết gì về nông thôn cả.
Nếu không có hai lần đi sơ tán thời chống Mĩ thì tôi không có một tí kỉ niệm
nào về cánh đồng, ao đầm, mùa màng… có lẽ chính là hoàn cảnh đã chọn đề
tài cho tôi, sống đâu quen đấy, làm gì biết nấy. Không thể gọi là đã hiểu
nhưng có thể nói tôi thuộc môi trường sống của mình” [42]. Do đó, có thể
khẳng định đời sống của tầng lớp thị dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức, công
chức đã trở thành một trong những đề tài quen thuộc trong sáng tác của anh.
Anh có biệt tài trong việc nắm bắt những nét mới, những biến động trong đời
sống của tầng lớp này. Đây là điểm gặp gỡ với nhà văn Ma Văn Kháng. Tuy
nhiên cảm hứng chủ đạo, nổi bật trong sáng tác của Ma Văn Kháng khi viết
về đề tài này là cảm hứng bi hùng cho nên các nhân vật của ông dù bị đẩy đến
chân tường của những khó khăn, vất vả vẫn toát lên bao điểm sáng của tâm
hồn, phẩm cách, những nét kiêu ngạo, ngang tàng của kẻ sĩ. Còn với Hồ Anh


14
Thái, anh cũng yêu mến và trân trọng con người như Ma Văn Kháng nhưng
lại xuất phát từ cảm hứng nhân văn và phê phán là chủ yếu. Với hai góc nhìn

chính là thế sự và chiến tranh, cuộc sống cùng con người đô thị hiện lên thật
sinh động trên trang văn của anh với đầy đủ những mặt tốt xấu, cao thượng
thấp hèn… như nó vốn có trong cuộc đời.
Không chỉ vậy, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Anh Thái còn có
bước ngoặt lớn với đề tài Ấn Độ. Đó là những tác phẩm anh viết về đất nước
và văn hóa của xứ sở thần bí này. Đầu những năm 1990, sau nhiều năm
nghiên cứu và làm việc ở Ấn Độ, anh trở lại văn đàn với chùm truyện ngắn
độc đáo và hài hước: Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua
rừng kim tước, Cuộc đổi chác,... Năm 2007, Hồ Anh Thái lại gây một tiếng
vang lớn với tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đây là cuốn tiểu
thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện lại chân dung Đức Phật thông
qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị cùng một cấu trúc độc
đáo. Cuốn sách đã làm dậy sóng trong dư luận và được phát hành với số
lượng lớn. Nó không chỉ được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu thích, mà nó
còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Thụy Điển,...
Với sức sáng tạo dồi dào, Hồ Anh Thái luôn tự làm mới mình qua các đề
tài với những cảm hứng sáng tác khác nhau. Trí tưởng tượng phong phú cùng
với năng lực cảm nhận sâu sắc về cuộc sống đã giúp nhà văn chiếm lĩnh được
phạm vi hiện thực rộng lớn và đa chiều. Thông qua hiện thực đầy biến hóa kì
ảo, anh đã tìm ra cho mình lối đi riêng, cách nhìn riêng, cách lý giải và cắt
nghĩa cuộc sống cũng rất riêng. Hồ Anh Thái cho rằng: “Hiện thực và không
gian nghệ thuật của mỗi cuốn sách đòi hỏi cách xử lý riêng, một giọng điệu
riêng, một văn phong riêng...” [43]. Chính điều đó đã tạo nên một phong cách
mới lạ trong cây bút tài năng này.


15
Cùng với các đề tài khác, đề tài Ấn Độ đã khẳng định được tầm hiểu
biết và vốn tri thức về văn hóa phong phú của nhà văn. Dù là mảng đề tài nào,

Hồ Anh Thái cũng luôn nhìn hiện thực như những “mảnh vỡ” của cuộc đời. Ở
đó có sự đan cài giữa cái tốt cái xấu, cái cao cả cái thấp hèn, cái trang trọng và
cái suồng sã. Các sáng tác của anh luôn ẩn chứa giọng điệu giễu nhại thông
qua cái nhìn chua chát về cõi nhân sinh. Tác giả nhận thấy những nghịch cảnh
trong cuộc sống để từ đó tìm ra những triết lý về cuộc đời, về kiếp người.
Thông qua các đề tài mà mình lựa chọn, Hồ Anh Thái có cái nhìn đa
chiều, không chỉ là cái được thấy mà còn là cái cảm thấy nữa. Anh không ảo
tưởng về về cuộc sống và con người, thậm chí nhiều lúc còn là tiếng thở dài
thất vọng: “Một cách biện chứng, người dễ thất vọng chính là kẻ đã đặt quá
nhiều hi vọng vào con người” [43].
Như vậy, đặt trong mối tương quan giữa các mảng đề tài khác trong
sáng tác của Hồ Anh Thái, đề tài Ấn Độ vừa có những điểm chung lại vừa có
những điểm riêng độc đáo. Nó đã tạo ra cuộc bứt phá lớn trong sự nghiệp văn
chương của nhà văn và để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
1.3. Dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Như chúng ta đã biết, viết về đề tài Ấn Độ là mối duyên tiền định của
Hồ Anh Thái. Có lẽ, Ấn Độ là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cũng như
sự nghiệp văn chương của anh. Điều đó lý giải tại sao các nhà phê bình lại
chọn Ấn Độ làm tâm điểm để phân kỳ sáng tác của nhà văn. Theo đó, lộ trình
sáng tác của Hồ Anh Thái có thể chia thành ba giai đoạn: tiền Ấn Độ, Ấn Độ,
và hậu Ấn Độ.
Giai đoạn tiền Ấn Độ có thể được tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết
văn cho đến cuối những năm 1980. Ở giai đoạn này, giọng điệu chủ đạo trong
tác phẩm của anh là trữ tình đôn hậu. Tác phẩm xuất sắc đánh dấu mốc cách
tân ấy chính là cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra (1989). Với cuốn


16
tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác lạ trên mặt bằng văn
học đương thời.

Ấn Độ - giai đoạn trung tâm của sự phân kỳ nói trên. Đây là giai đoạn
được đánh dấu bằng tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Nó ghi
dấu quãng thời gian sáu năm anh say mê ngụp lặn trong đại dương văn hóa Ấn
Độ cổ kính và kỳ vĩ. Giọng điệu chủ đạo ở giai đoạn này là tỉnh táo và sắc lạnh.
Nhà văn đã phơi bày những tấn bi kịch nhân sinh sâu sắc trong tập truyện.
Giai đoạn hậu Ấn Độ trong hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái được
tính từ năm 1995 cho đến nay. Không như các giai đoạn trước, giọng điệu văn
xuôi của anh ở đây nghiêng về giễu cợt, trào lộng và mỉa mai sâu cay. Lúc này,
phong cách của anh đã được hình thành rõ nét trong sự biểu hiện phong phú.
Đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái được thể hiện trực tiếp qua
ba tác phẩm với ba thể loại khác nhau. Đó là tập truyện ngắn Tiếng thở dài
qua rừng kim tước, tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi cùng tiểu luận
Namasaka! Xin chào Ấn Độ.
Từ mối duyên lành với Ấn Độ, nỗi đam mê và sự am tường về văn hóa,
con người của xứ sở này cộng với một khả năng thiên bẩm đã làm nên điều kỳ
diệu cho tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Tập truyện được Hồ
Anh Thái viết trong giai đoạn sống và làm việc tại Ấn Độ trên cơ sở đề tài
luận văn cũng như việc nghiên cứu, biên khảo về văn hóa Ấn Độ của anh.
Đây là tác phẩm hiện đại của văn chương Việt viết về đề tài Ấn Độ được đông
đảo bạn đọc đón nhận. Có ý kiến cho rằng, Tiếng thở dài qua rừng kim tước
không hề thua kém so với các tác phẩm của chính các tác giả Ấn Độ. Thân
phận con người ở xứ sở nơi đây được thể hiện qua đó khiến người đọc rùng
mình thương cảm. Những thân phận bất hạnh luôn đưa tới tiếng thở dài bất
tận nằm sâu bên trong, nhất là khi những hình ảnh được phản ánh kia lại thấp
thoáng gương mặt của chính mình - gương mặt Việt Nam.


17
Tiếp bước thành công khi viết về đề tài Ấn Độ, năm 2007, thiên tiểu
thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi ra đời. Có lẽ, Đức Phật không chỉ là đề tài

hấp dẫn mà còn là đề tài vô cùng khó đối với văn chương của nhiều dân tộc.
Chúng ta sẽ nhìn nhận thế nào đây về lịch sử con người Đức Phật qua màn
sương mù mịt của 26 thế kỷ? Vậy mà, dưới ngòi bút của Hồ Anh Thái, chân
dung huyền thoại này hiện lên thật sắc nét và gần gũi đến lạ thường. Cuốn tiểu
thuyết được đánh giá khá cao không chỉ bởi kỹ thuật viết mà còn bởi nội dung
tư tưởng khá mới lạ, khiến người đọc bị lôi cuốn từ đầu đến cuối trang sách.
Sau tiếng vang của tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước và
tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, năm 2008, Hồ Anh Thái tiếp tục
khuấy động văn đàn với tiểu luận Namasaka! Xin chào Ấn Độ. Đây là cuốn
sách độc đáo dành cho những ai lần đầu tiên đến Ấn Độ và muốn khám phá
đất nước, văn hóa cùng với con người nơi đây. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn
giản là cuốn sách ghi chép lại một cách giản đơn về Ấn Độ mà nó là sự pha
trộn giữa chất du ký trong những trang miêu tả về các miền văn hóa; chất tản
văn khi phác họa tính cách con người cùng những phong tục, tập quán; chất
tiểu luận khi đề cập đến tôn giáo, lịch sử Ấn Độ. Có thể nói Namasaka! Xin
chào Ấn Độ! là cuốn sách với giọng văn đẹp, ở đó chứa đựng nhiều tầng kiến
thức hơn là những gì mà nhà văn khiêm tốn gọi là “phác họa một đất nước”.
Như vậy, đề tài Ấn Độ là dòng chảy lớn và liên tục trong sáng tác của
Hồ Anh Thái. Ấn Độ trở thành chất liệu văn học để nhà văn khai phá và cho
ra đời những tác phẩm văn học lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Nó mang
lại cho những người yêu văn chương Việt Nam một món ăn tinh thần mới.
Đồng thời, tác phẩm của Hồ Anh Thái khi in ra cũng được chính người đọc
Ấn Độ tiếp nhận một cách thích thú. Không phải ngẫu nhiên mà học giả
K.Pandey, tiến sĩ văn học người Ấn, đã coi đó là “những mũi kim châm cứu Á
Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái
bóng đang quẩn dưới chân mình”.


18
Tiểu kết chương 1:

Ở chương 1, chúng tôi đã đi trình bày sơ lược về đề tài Ấn Độ trong sáng
tác của Hồ Anh Thái. Nó không chỉ là mối duyên tiền định mà nó còn là niềm
đam mê khám phá của nhà văn. Với mảng đề tài này, Hồ Anh Thái đã có
những bước ngoặt lớn và sự bứt phá thành công trong sự nghiệp văn chương
của mình. Các tác phẩm viết về đài tài Ấn Độ của anh luôn được giới nghiên
cứu đánh giá cao và được độc giả đón đọc nhiệt tình.
Vậy, đề tài Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái có gì hấp dẫn? Nó
được thể hiện cụ thể như thế nào? Đất nước và con người Ấn Độ được khám
phá ra sao? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ở chương 2 của luận văn.


19
CHƯƠNG 2. CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
2.1. Con người Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
2.1.1 Tinh thần mộ đạo của con người Ấn Độ
Nằm trong cái nôi của nền văn minh cổ đại phương Đông, Ấn Độ là một
trong bốn nền văn minh lớn và lâu đời vào bậc nhất thế giới. Ngay từ thuở
“lọt lòng” của lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống của dân tộc này. Có lẽ vì thế mà Ấn Độ được mệnh danh là xứ
sở của tôn giáo, xứ sở của tâm linh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
tinh thần của con người nơi đây. Nó đã trở thành đặc trưng đầu tiên của “tinh
thần thần Ấn Độ” - lòng mộ đạo sâu sắc.
Lòng mộ đạo chính là sự tin tưởng hoàn toàn vào ý nghĩa cao cả của
tôn giáo cũng như thánh thần. Họ hướng tới sự sùng kính thiêng liêng ở một
đấng tối cao nào đó. Có thể nói Ấn Độ là một dân tộc mộ đạo bậc nhất thế
giới. Đối với người Ấn, tôn giáo cốt yếu hơn chính trị và cần thiết hơn cả
trong các hình thức hoạt động của con người: “Điều quan tâm chủ yếu đối với
con người, theo tinh thần Ấn Độ, chính là đời sống tâm linh, khát vọng hướng
tới một sự giác ngộ và siêu thoát vĩnh viễn, chứ không phải là đời sống vật

chất phù phiếm của hình hài và những mãn nguyện khoảnh khắc của hình
hài.”[24, 238].
Quả đúng như vậy, trong đời sống tâm linh của người Ấn Độ, thần linh
có vai trò vô cùng quan trọng. Nó đại diện cho uy quyền, cho sức mạnh siêu
nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của những gì cao đẹp nhất trong cuộc
sống. Trong xã hội xưa, tầng lớp giáo sĩ Bà La Môn rất được coi trọng. Họ là
cầu nối, là đại diện cho đấng thần linh nên mọi người phải nể sợ. Ngay cả nhà
vua đứng đầu một nước cũng phải e ngại một phần: “Các ông vua đẳng cấp


×