Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giáo dục văn hoá quan họ dựa vào cộng đồng cho học sinh tiểu học huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN THỌ

GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: THÍ ĐIỂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thành Hưng

HÀ NỘI, NĂM 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước
đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thọ

1




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp
lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Đặng Thành Hưng, người hướng dẫn khoa học và giúp đỡ
chuyên môn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Khoa Tâm lí – Giáo dục và tập thể giảng viên của khoa đã tham gia
đào tạo lớp cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng.
- Các cấp lãnh đạo của Ngành giáo dục Huyện Yên Phong, BGH các
trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong cùng các thầy cô giáo các đồng
nghiệp và các em học sinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình trong những
năm tháng học tập, nghiên cứu.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác
giáo dục văn hoá Quan họ còn mới trong nhà trường, các cấp ban ngành còn
chưa chú trọng quan tâm, còn nhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các
cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này có giá trị thực
tiễn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Nguyễn Tiến Thọ

2



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề……………………………………….

10

1.2. Giáo dục dựa vào cộng đồng……………………………………….

16

1.3. Giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở trường tiểu học……

19

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng
đồng ở tiểu học……………………………………………………………. 34
Kết luận chương 1………………………………………………………...

43

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH.

2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Yên Phong……………………

45

2.2. Thực trạng hoạt động văn hóa Quan họ ở huyện Yên Phong…………


51

2.3. Thực trạng các biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ trong trường tiểu học
huyện Yên Phong…………………………………………………………. 57
Kết luận chương 2………………………………………………………..

71

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN
PHONG, TỈNH BẮC NINH.

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh……….. 71
3.2. Các biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh tiểu học dựa vào
cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh………………… 72
Kết luận chương 3………………………………………………………….

81

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận …………………………………………………………….

82

2. Khuyến nghị……………………………………………………….

84


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ÂN
BGH
BCHTW
CBGV- CNV
CBQL
CM
CLB
CSVC

DCQHBN
GD
GD-ĐT
GDVHQH
GV
GVÂN
GDKNS

HS
HT
KN
QL
QLGD
LHPN
SHVHQH

THCS
THPT
TH
TTGDTX
TNCSHCM
TNTPHCM
XHHCTGD
XHHGD
VNEN

Viết đầy đủ
Âm nhạc
Ban giám hiệu
Ban chấp hành Trung Ương
Cán bộ giáo viên – công nhân viên
Cán bộ quản lí
Chuyên môn
Câu lạc bộ
Cơ sở vật chất
Cộng đồng
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục văn hoá Quan họ
Giáo viên
Giáo viên âm nhạc
Giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động
Học sinh
Hiệu trưởng

Khái niệm
Quản lí
Quản lí giáo dục
Liên hiệp phụ nữ
Sinh hoạt văn hoá Quan họ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiểu học
Trung tâm giáo dục thuờng xuyên
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Xã hội hoá công tác giáo dục
Xã hội hoá giáo dục
Mô hình trường học Việt Nam kiểu mới
4


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên Bảng

01

Bảng 2.1: (Thống kê kết quả giáo dục các môn học trong
chương trình tiểu học của Huyện Yên Phong năm học 2015 –
2016 ).
Bảng 2.2: Thống kê số lượng nội dung bài dạy, số tiết dạy
DCQH trong trường tiểu học.

Bảng 2.3: Kiến thức của HS về DCQHBN

02
03
04
05
06
07

Bảng 2.4: Thực trạng các kênh HS tiếp cận kiến thức về
DCQHBN
Bảng 2.5: Số lượng bài hát DCQHBN HS thuộc và có thể hát
được giai điệu
Bảng 2.6: Các kênh dạy hát DCQHBN cho HS tiểu học
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 2.7: Nguyện vọng học hát DCQHBN của HS các
trường tiểu học

08

5

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Bắc Ninh, sau khi Quan họ được tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo
dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009, thì Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn

hóa Nghệ thuật Việt Nam đã phối hợp với Sở GD&ĐT hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang xây dựng chuyên đề Dân ca Quan họ Bắc Ninh để đưa vào giảng
dạy ở nhà trường từ cấp Tiểu học đến THPT trong chương trình văn học địa
phương, thành lập khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong trường Văn hóa nghệ
thuật của Bắc Ninh và Bắc Giang…
Việc bảo tồn và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh, là một trong những
nhiệm vụ quan trọng đối với ngành văn hóa và đặc biệt là giáo dục. Chính vì
vậy từ năm học 2011 - 2012, Sở văn hóa thể thao và du lịch Bắc Ninh phối hợp
với Sở giáo dục đào tạo đưa dân ca Quan họ vào giảng dạy cho học sinh từ
mầm non đến trung học phổ thông. Đến nay tuy đã có những kết quả nhất định
nhưng chưa đạt hiệu quả cao và đồng bộ, chưa có sự nhận thức đúng đắn về
văn hóa Quan họ qua những làn điệu của quê hương. Việc giáo dục văn hóa
Quan họ qua những bài hát dân ca trong trường học nội dung còn nghèo nàn,
chưa thể hiện được hết những nét ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang
đầy ý nghĩa của văn hóa Quan họ. Tài liệu để giảng dạy mới chỉ dừng lại ở một
số câu truyện như: hình ảnh lá trầu, cây tre, cây đa, cây gạo… trong bài hát,
hay kể truyện về những nghệ nhân Quan họ. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã đưa ra một
số giải pháp để duy trì và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa Quan họ
như: có chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân Quan họ; mở các lớp học hát dân ca
ở từng cơ sở huyện, xã, người học hát được hỗ trợ kinh phí học tập; khuyến
khích việc phát triển các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa tới từng xã, phường, khu
phố, làng quê, nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực như mong muốn.
Thực tiễn cho thấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa
Quan họ phải được thực hiện bằng nhiều con đường như chính quyền và cộng
6


đồng Bắc Ninh đã và đang triển khai. Trong đó, con đường cơ bản, lâu dài và
hứa hẹn hiệu quả nhất chính là giáo dục dựa vào cộng đồng. Quan họ có ý
nghĩa lớn không phải ở chỗ nhờ các nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn mà lại ở

chỗ nó trở thành nét văn hóa dân gian, thấm đượm trong tâm hồn mỗi người
dân. Chuyên nghiệp hóa Quan họ có khi còn làm mất đi giá trị đích thực của nó
nếu không giữ gìn nó bền vững trong cộng đồng. Giáo dục văn hóa Quan họ
dựa vào cộng đồng chính là quá trình tương tác hai mặt: giáo dục phổ biến,
định hướng sự phát triển Quan họ trong cộng đồng và cộng đồng nuôi dưỡng
giá trị văn hóa đó, làm cái nôi cho giáo dục phát triển.
Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu lí luận nào về giáo dục văn hóa
Quan họ dựa vào cộng đồng. Việc triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục
văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn về cách thức tổ
chức và hoạt động. Cho nên việc nghiên cứu lí luận giáo dục văn hóa Quan họ
dựa vào cộng đồng là một việc làm cấp thiết. Trong bối cảnh như vậy, đề tài
“Giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng cho học sinh tiểu học ở
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu
luận văn thạc sĩ Giáo dục và phát triển cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh trường
tiểu học dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
nhằm góp phần giáo dục toàn diện trong nhà trường và giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa dân gian trong cộng đồng địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động giáo dục trong nhà trường có liên quan và kết hợp với các
hoạt động của cộng đồng cấp xã, phường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

7


Hoạt động giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng trong nhà
trường tiểu học với sự tham gia của các lực lượng xã hội.

4. Giả thuyết khoa học
Nªu các biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh tiểu học dựa
vào cộng đồng tập trung vào nhận thức của học sinh về văn hóa Quan họ, khai
thác được ảnh hưởng của truyền thống văn hóa từ cộng đồng để giúp các em có
nhiều cơ hội trải nghiệm, chia sẻ và thực hành giá trị văn hóa đó tại địa phương
thì chúng sẽ tác động tích cực đến kết quả giáo dục văn hóa Quan họ và giáo
dục toàn diện cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào
cộng đồng cho học sinh tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh tại một
số trường tiểu học thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng
đồng cho học sinh tiểu học.
5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm và phương pháp
chuyên gia.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn các biện pháp giáo dục ở cấp trường, mang tính sư
phạm và quản lí chuyên môn.
- Nội dung văn hóa Quan họ gồm có năm mặt : Dân ca Quan họ, tục kết
bạn Quan họ, văn hóa hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và tín ngưỡng Quan
họ, các mặt hoà hợp và chi phối lẫn nhau trong đó Dân ca quan họ là mặt hoạt
động trọng tâm, là phương tiện để người quan họ thực hiện các nhu cầu văn hoá
tinh thần, nên việc nghiên cứu giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng
cho học sinh tiểu học chủ yếu vẫn là Dân ca Quan họ.

8


- Qui mô khảo sát thực trạng được giới hạn ở 5 trường tiểu học thuộc

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Thực nghiệm sư phạm được giới hạn ở 01 trường tiểu học cùng với
phạm vi hoạt động cộng đồng tại xã nơi trường đóng.
- Thành phần chuyên gia đánh giá kết quả nghiên cứu bao gồm: các nhà
giáo, các nhân vật hoạt động văn hóa quần chúng, cán bộ Đoàn TNCSHCM,
Tổng phụ trách Đội TNTPHCM, cán bộ chính quyền và các đoàn thể địa
phương, ban giám hiệu các trường tiểu học được khảo sát.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận học tập trải nghiệm.
- Tiếp cận quản lí giáo dục dựa vào cộng đồng.
- Tiếp cận lịch sử-văn hóa.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng quan lí luận để xây dựng tư liệu khoa học.
- Phương pháp phân tích lí luận để xem xét các khía cạnh khác nhau của
tư liệu và của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa lí luận để xác định khung lí thuyết và định
hướng phương pháp luận của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: để khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa Quan họ
tại một số trường tiểu học qua các kĩ thuật như bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát,
phân tích sản phẩm hoạt động, phân tích hồ sơ dạy học và hồ sơ quản lí…
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: chọn và phân tích kết quả giáo
dục ở một số học sinh về nhận thức và thái độ văn hóa Quan họ.
9


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: để đánh giá tác động của các biện
pháp giáo dục đến kết quả cải thiện nhận thức và thái độ của học sinh về văn

hóa Quan họ.
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
- Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến đánh giá bổ sung các biện pháp
giáo dục văn hóa Quan họ.

10


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN
HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về tiếp cận dựa vào cộng đồng.
Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông nói chung và nhà trường tiểu
học, và việc giáo dục cho các em học sinh tiểu học nói riêng. Thông qua hoạt
động đó giúp thế hệ trẻ hình thành và phát triển niềm tự hào, tự tôn của dân tộc,
yêu nước, thương nòi, có ý thức đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất
nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII, các văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, XI nhiều lần đề cập đến việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa và việc giáo dục bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng
ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nền giáo dục mới, tạo điều
kiện cho các cá nhân phát triển tối đa tiềm năng của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ, di sản văn hóa truyền thống có
những giá trị cơ bản, độc đáo, đặc sắc. Người luôn nhắc nhở phải phát huy vốn
quý báu của dân tộc, trong kế thừa di sản phải có thái độ nghiên cứu, chọn lọc
nghiêm túc. Giáo dục không chỉ dạy kiến thức khoa học, kiến thức văn hóa mà
còn xây dựng đức, trí, thể, mỹ một cách toàn diện. Người căn dặn “người địa
phương nào trước hết phải biết hát dân ca của địa phương mình, đó là điều

thuận lợi hơn người ở địa phương khác” [2]. Như vậy việc đưa dân ca Việt
Nam nói chung và giáo dục văn hóa Quan họ thông qua DCQHBN nói riêng
vào trường học là một việc làm cần thiết góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản văn hóa nhằm giáo dục con người một cách toàn diện, bồi dưỡng tâm
hồn, nhân cách, khả năng cảm thụ âm nhạc, tình yêu quê hương đất nước.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có “cốt lõi” và được kết tinh trong di
sản văn hóa, gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
11


thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo
trong lao động, tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Các di sản văn
hóa chỉ phát huy tác dụng khi được xâm nhập vào con người, chính vì vậy Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: Văn hóa của Việt Nam là điều đáng tự hào, phải làm
cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Từ nhận thức di sản văn hóa là
nguồn lực đặc biệt tác động vào sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm
qua đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước
ta đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa - gắn kết
với việc xây dựng môi trường sinh thái nhân văn và đời sống văn hóa cộng
đồng.
Trên thế giới, việc nghiên cứu đưa dân ca, âm nhạc vào giảng dạy ở các
trường phổ thông ở nhiều quốc gia đã được thực hiện theo một chiến lược, kế
hoạch thống nhất. Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Nga đã triển khai thành
công việc dạy dân ca kết hợp với các trò chơi dân gian địa phương trong trường
phổ thông.
Ở Việt Nam đã có một số tài liệu hướng dẫn chung về giảng dạy âm nhạc
và phương pháp dạy âm nhạc của Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Hoàng Thông,

phương pháp dạy học âm nhạc của Hoàng Long, Hoàng Lân; một số tài liệu
của Bộ GD&ĐT… Nhưng chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết và cách giáo
dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng cho học sinh tiểu học thông qua
những bài hát DCQHBN.
Nhiều nhà giáo dục đã đề nghị đưa giáo dục nghệ thuật vào trường phổ
thông, cho đến những năm 90 của thế kỷ trước và nhất là từ khi thực hiện đổi
mới chương trình và sách giáo khoa năm 2002, các môn Âm nhạc và Mỹ thuật)
mới chính thức có chỗ đứng trong chương trình giáo dục phổ thông (ở bậc Tiểu
học và THCS). Tuy nhiên việc giảng dạy ở một số địa phương còn mang tính
hình thức, chưa được quan tâm đúng mức. Trong chương trình dạy âm nhạc ở
TH, các nhà sư phạm đã đưa dân ca vào sách giáo khoa nhưng mức độ còn khá

12


khiêm tốn, trong 5 năm ở cấp tiểu học các em được học 12 bài dân ca, chủ yếu
là những bài đặt lời mới.
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục văn hóa Quan họ.
Sự hình thành, phát triển và truyền thống của “Văn hoá Quan họ”
Kinh Bắc là một trong những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất của
người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng (chủ yếu là đất Bắc
Ninh, Bắc Giang ngày nay). Đây là một trong những trung tâm của nền văn
minh Việt cổ. Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được
phản ánh qua các huyền thoại về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ,
Thánh Gióng, An Dương Vương... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là các di
tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân,
Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên
Du...Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố
chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương
mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công

nguyên.
Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm
Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi
Quan; Các di tích lịch sử, như: đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), Chùa
Bút Tháp , Chùa Dâu đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng...
Địa danh Kinh Bắc đã được nói đến từ lâu với cái tên: Bắc Giang Lộ hay
Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc thừa tuyên, Kinh Bắc trấn và
cái tên Bắc Ninh (ước muốn yên bình cho một vùng đất quan trọng phía Bắc Tổ
quốc nằm xa kinh thành Huế) do vua Minh Mạng đổi tên năm 1822. Vùng đất
có độ tuổi hàng nghìn năm này là nơi giao lưu của các luồng văn hóa lớn được
du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ...; là đất hoàng tộc phát tích của nhà Lý với tám
đời vua, trong đó có vị vua kiệt xuất Lý Thái Tổ với công lao khai sinh ra Quốc
hiệu Đại Việt và Thủ đô Thăng Long; là đất nổi tiếng về khoa cử có nhiều
người đạt danh hiệu trạng nguyên nhất Việt Nam (14/49 người), trong đó Lê

13


Văn Thịnh là vị Trạng nguyên đầu tiên khai khoa đời Lý - người trí thức mở
đường khoa cử…
Vì lẽ đó, văn hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là một vùng văn
hóa ít bị đứt gãy về mặt thời gian nên các yếu tố văn hóa dân gian còn lưu lại
đến ngày nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống. Đây
chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn
bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến “Bắc Ninh là cái
nôi phát sinh của người Việt và văn hóa Việt” .
Kinh Bắc còn là nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ. Nói đến Quan họ là nói
đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệ thuật dân
gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một
chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện

những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyện vọng, những
khao khát của con người xứ Bắc từ nhiều đời đối với quyền sống, quyền hưởng
hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xã hội.
Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựng
nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy lịch sử. Việc khôi
phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền
văn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ,
cách hát và kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và cuối cùng là lối chơi quan họ.
Làng Viêm Xá (làng Diềm), huyện Yên Phong thuộc về thành phố Bắc Ninh,
có đền thờ vua Bà. Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác ra các làn
điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và quyến rũ. Nét đặc trưng, độc đáo nhất của
làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với nghệ thuật và phong cách hát quan
họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện. Trong số 49 làng Quan
họ, làng Diềm còn duy trì được đội quan họ đông tới hàng trăm người, đủ các
thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liền anh, liền chị khi gặp
gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng cảm xúc. Việc truyền dạy
hát quan họ được quan tâm ngay trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi
việc tổ chức lớp học.
14


Chính “cái nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những
làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa
mang tính chất dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi
am tường tiêu chuẩn, tuân theo lề luật. Điều này đã cắt nghĩa cho nhu cầu "chơi
quan họ" vốn chỉ tồn tại nguyên nghĩa tại 49 làng Quan họ gốc - những làng
thuộc các vùng quê được gọi là địa linh nhân kiệt.
Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng
Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người
dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và nay. Tất cả hợp lại mảnh đất

tốt để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra
đời và phát triển.
Giáo dục văn hoá Quan họ.
Với quá trình hình thành và phát triển lâu đời của VHQH qua nhiều thế hệ
cha ông truyền dạy cho nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác, tiếp thu phát triển
nhưng không bị mai một những nét tinh hoa của văn hoá truyền thống cha ông.
Trước kia khi mà công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá vẫn chưa phát triển,
thì việc sinh hoạt VHQH được diễn ra với đầy đủ những nét đặc trưng của các
làng Quan họ cổ dưới dạng tổng thể hoàn chỉnh của các mặt: Dân ca Quan họ,
tục kết bạn Quan họ, văn hoá hành vi Quan họ, lễ hội và tín ngưỡng Quan họ
các mặt hoà hợp và chi phối lẫn nhau trong đó dân ca quan họ là mặt hoạt động
trọng tâm, là phương tiện để người Quan họ thực hiện các nhu cầu văn hoá tinh
thần. Ứng xử, giao tiếp văn hoá quan họ được xem như là chất xúc tác, biểu
hiện tình người, niềm đam mê, hào hứng và cuốn hút trong sinh hoạt văn hoá
quan họ.
Giáo dục văn hoá Quan họ đặc biệt là việc truyền dạy Dân ca Quan họ ở
tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm
văn hoá Quan họ tỉnh Bắc ninh phối hợp với nhiều cơ quan ban nghành chức
năng khác nhau mở các lớp học hát Quan họ tới từng cơ sở, nhưng để huy động
được mọi người tập trung học tập thì thực sự gặp cũng khá nhiều khó khăn
trong việc tổ chức lớp, vì số người bố trí theo học và tham dự còn khiêm tốn do
15


đặc thù công việc của xã hội với sự bon chen của kinh tế thị trường ai cũng có
những phần trách nhiệm với công việc xã hội….phải lo toan với những mưu
sinh hàng ngày.
Việc giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
trên cơ sở định hướng thông qua giáo dục nhà trường sẽ góp phần then chốt
trong việc hình thành nhân cách của học sinh và giữ gìn bồi dưỡng hiệu quả

nhất trong việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã
được UNESCO công nhận cần bảo tồn và phát huy.
1.2. Giáo dục dựa vào cộng đồng
1.2.1. Khái niệm.
Giáo dục là một quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và phương
pháp phù hợp với đối tượng giáo dục nhằm thúc đẩy sự thay đổi của đối tượng
về kiến thức, kỹ năng và thái độ,
Giáo dục cộng đồng là hình thức giáo dục phi chính quy có sự tham gia
nhằm trang bị cho các thành viên cộng đồng kiến thức, kỹ năng và thái độ phù
hợp để họ phát triển, nâng cao đời sống cá nhân và góp phần vào sự phát triển
cộng đồng.
Giáo dục cộng đồng là một thành phần cơ bản và quan trọng nhất của phát
triển cộng đồng
Giáo dục cộng đồng là một cách thức can thiệp của xã hội nhằm hướng tới
sự phát triển công bằng và bền vững.
Giáo dục dựa vào cộng đồng là hình thức học tập lấy cộng đồng làm định
hướng giáo dục họ theo mục đích chung của cộng đồng
Giáo dục dựa vào cộng đồng là hình thức học tập suốt đời cho cộng đồng và
của cộng đồng, do cộng đồng lựa chọn, hoạch định và triển khai. Phải dựa trên
lợi ích, sự tham gia của cộng đồng.
1.2.2. Nguyên tắc của giáo dục dựa vào cộng đồng.
▪ Tạo môi trường, thể chế cơ bản: luật lệ, quy ước, hỗ trợ của nhà nước.
Có các chính sách ưu đãi, ưu tiên cho một số đối tượng đặc biệt
16


▪ Củng cố các tổ chức cộng đồng
▪ Tăng cường năng lực cá nhân
▪ Khuyến khích sáng tạo bằng các biện pháp mềm dẻo
▪ Phải bồi dưỡng và hỗ trợ các cộng đồng để họ có đủ các điều kiện tự

đứng ra thực hiện công việc trước kia do Nhà nước làm, nay phải giao
cho các cộng đồng nông thôn thực hiện.
▪ Tạo hành động tập thể của cộng đồng và kiểm tra các can thiệp, lấy các tổ
chức cộng đồng làm động lực phát triển
1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục dựa vào cộng đồng.
Giáo dục dựa vào cộng đồng chủ yếu là hoạt hoạt động xuất phát từ cộng
đồng vì lợi ích của cộng đồng và cộng đồng làm chủ mọi hoạt động trên cơ sở
nắm bắt được nội dung mục tiêu của hoạt động giáo dục. Trên cơ sở nội dung
của việc giáo dục thì việc đưa ra các hình thức giáo dục hết sức quan trọng.
Các hình thức trong giáo dục dựa vào cộng đồng phải thực sự linh hoạt đa dạng
phong phú về nội dung và cách thức tổ chức nhằm thúc đẩy việc tiếp cận của
cộng đồng với kiến thức nội dung cần giáo dục sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực
hiện. Hình thức tổ chức giáo dục dựa vào cộng đồng hiệu qua nhất là thông qua
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,
tham quan dã ngoại, các hội thi, các hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo,
hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công
ích, sân khấu hóa như: Kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia…, thể
dục thể thao, tổ chức các ngày hội…
Mỗi hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng những khả năng giáo dục nhất
định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh
được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó
và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng

17


tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các

hình thức tổ chức hoạt động.
Dựa trên khảo sát thực tiễn của các hình thức tổ chức hoạt động trong các
nhà trường, và những hoạt động thực tế có thể phân loại các hình thức tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc giáo dục văn hoá Quan họ dựa vào
cộng đồng cho học sinh tiểu học thành các nhóm sau:
Hình thức có tính khám phá: Thực địa, thực tế; Tham quan; Trò chơi về hoạt
động sinh hoạt văn hoá Quan họ.
Hình thức có tính tham gia lâu dài: Các câu lạc bộ, hoạt động theo các dự án
và nghiên cứu khoa học.
Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác: Tham dự các diễn đàn; Giao lưu; Hội
thảo/xemina; Sân khấu hóa, thong qua các hoạt động ngoại khoá về Dân ca
Quan họ
Hình thức có tính cống hiến: được thực hành hoạt động văn hoá Quan họ qua
các sự kiện, các hoạt động xã hội/ tình nguyện.
Từ thực tế với những hành động thiết thực, được triển khai và hướng dẫn tỉ
mỉ mọi người làm theo học theo trên cơ sở rút kinh nghiệm của người thực hiện
trước. Trên cơ sở đó chúng ta đi sâu tìm hiểu hình thức Câu lạc bộ, vì đây là
hình thức giáo dục mà trong xã hội không chỉ trong nước mà ngoài nước áp
dụng đạt hiệu quả khá cao, nhất lại là trong việc giáo dục văn hoá Quan họ dựa
vào cộng đồng.
Hình thức câu lạc bộ : Đây là một hình thức đơn giản thời gian hoạt
động linh hoạt tuỳ theo sự bố trí sắp xếp tập trung vào những thời gian thích
hợp, hình thức câu lạc bộ dựa trên 4 giá trị cốt lõi :
- Làm Chủ Bản Thân : Tạo ra một môi trường tích cực, năng động và an toàn
để giúp các thành viên vui vẻ hơn, sáng tạo hơn, tự tin hơn và phát huy tối đa
được tiềm năng của mình.

18



- Làm Chủ Cuộc Sống : Các hoạt động tích cực và có ý nghĩa sẽ giúp thành
viên giữ lửa thông qua các hoạt động họp nhóm, chia sẻ,… để cùng nhau theo
dõi tiến độ, nhắc nhở, động viên nhau vượt qua những khó khăn thử thách để
hoàn thành các mục tiêu của mình.
- Làm Chủ Kiến Thức : Câu Lạc Bộ phải là môi trường để giao lưu, chia sẻ với
nhau những phương pháp học tập & các kỹ năng mềm thiết yếu để bạn học tập
tốt hơn và tự tin hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đây là môi trường rất tốt để
bạn rèn luyện khả năng lãnh đạo thông qua việc tham gia điều hành Câu Lạc
Bộ.
- Làm Chủ Các Mối Quan Hệ : Thành viên Câu Lạc Bộ sẽ có cơ hội giao tiếp
và làm việc nhóm với nhau thông qua rất nhiều hoạt động. Bên cạnh đó, đây
còn là nơi giao lưu, học hỏi và kết thân giữa mọi người trong cộng đồng, qua
đó có thể rèn luyện các kỹ năng thiết thực trong việc duy trì những mối quan hệ
của mình. Ngoài ra, tất cả thành viên Câu lạc bộ sẽ luôn mang trong mình các
giá trị chính yếu sau: Yêu thương có giá trị ; Phản hồi chân thật ; Cống hiến
Ngoài ra các hình thức giáo dục khác cũng đóng vai trò hết sức quan trọng và
là chất xúc tác cho hình thức Câu lạc bộ đạt hiệu quả tối ưu của mình.
1.3. Giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở trường tiểu học
1.3.1. Một số khái niệm.
1.3.1.1. Văn hóa Quan họ.
Quan họ là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa đặc biệt, với một không
gian rộng lớn bao gồm sự hợp thành của 5 mặt hoạt động : Dân ca Quan họ,
tục kết bạn Quan họ, văn hóa hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và tín ngưỡng
Quan họ. Qua quá trình tồn tại và phát triển tự thân, các mặt này hòa hợp
thành một chỉnh thể thống nhất : Văn hóa Quan họ.
Việc xác định đúng vai trò của từng mặt hoạt động và mối quan hệ hữu
cơ giữa các thành tố cấu thành không gian Văn hóa Quan họ do đó có vai trò
19



cực kỳ quan trọng trong các việc đề ra các giải pháp khoa học nhằm bảo tồn và
phát huy Văn hóa Quan họ trong xã hội đương đại.
Những thành tố của không gian hoạt văn hóa quan họ thể hiện ở hình thức
sinh hoạt, diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối
nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Dân ca quan họ: Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh
hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc. Đây là những làn điệu dân ca đặc
sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ - thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai
điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu
riêng. Đến nay, có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã được ký âm (ghi âm
bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy), gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể
lục bá do các nghệ nhân quan họ truyền thống bàn giao cho các nhà sưu tầm
lưu giữ cho đến hôm nay. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần
trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Ngày nay, dân ca quan họ đã
phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình
diễn. Các làn điệu quan họ ngày càng phong phú và có phong cách riêng.
Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu
quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn
điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ,
chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các
đám giỗ chạp... Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những câu
hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên
trong không gian văn hoá quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan
họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn
vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt
quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với
đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tới cái đẹp. Dân ca
quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại sau:
Quan họ truyền thống : Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, vùng Kinh
Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ (44 làng ở Bắc

20


Ninh, 5 làng ở Bắc Giang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã mang
nét đẹp riêng vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng ghi âm
quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Quan họ truyền thống hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và
liền chị vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi
liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả
nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát
thờ…."Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng
thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát). Các làn điệu
quan họ cổ tiêu biểu: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la,
La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh,
Tứ quý... vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và hát đến
ngày nay.
Quan họ mới: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức biểu
diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng,
như: Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch...Từ sau năm 1954, quan họ được
khai thác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu. Thực tế,
quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD,
DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu.
Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính
giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm
ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính giả trong nước và
các quốc gia trên trên thế giới.
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống,
bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải
biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít

hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên
không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên. Cải biên có ý
thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền
21


thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức loại cải
biên không nhiều ấy đã bị tưởng nhầm là quan họ truyền thống (ví dụ bài
"Người ở đừng về" do Xuân Tứ cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam
quan"; bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu
truyền thống "Nhất quế nhị lan"…). Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ
truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của
quan họ không còn, mà một phần là do hoạt động "hát quan họ" ngày nay
thường được gắn với chính quyền, nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá
quan họ trên diện rộng.
Hình thức hát Quan họ: Nét đặc trưng của quan họ chính là ở hình thức hát đối
đáp giữa một bên liền anh và một bên liền chị trong không gian văn hoá Quan
họ.
Hát hội (hát vui và hát thi-hát giải): hình thức "hát vui đôi câu để vui xuân,
vui hội, vui bàu, vui bạn" là hình thức ca hát Quan họ chủ yếu ở hội.
Hát canh (còn được gọi là canh ca): Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa
thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng
vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam và nữ mới nhau đến nhà "ca một
canh cho vui bàu vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc".
Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đã định ra và thường
kéo dài từ 7- 8 giờ tối đến 2- 3 giờ sáng. Ðôi khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng
có những canh hát kéo dài 2-3 ngày đêm.
Hát lễ thờ: Khi các Quan họ rủ nhau đến hội làng để hát vui hoặc hát giải,
thì mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa quả để vào
đình làm lễ thánh và cũng là lễ trình dân.

Hát cầu đảo (cầu mưa): Người Quan họ cũng như đông đảo cư dân nông
nghiệp trên quê hương Quan họ dùng tiếng hát thấu đến trời cao và thế giới
thần linh mong muốn mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân an, vật thịnh,
âm dương ngũ hành, đất trời và con người hoà hợp... Hát cầu đảo diễn ra ở một
số đền miếu trong vùng và thường chỉ có Quan họ nữ. Những ngày đó, Quan họ
nữ trong làng phải giữ gìn chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền hát liền 2-3 ngày
22


đêm những bài có nội dung cầu nguyện mưa thuận gió hoà và chỉ hát một giọng
La rằng (không hát bài tình tứ trao duyên như Quan họ thường hát).
Hát kết chạ: Các làng đã kết chạ anh chạ em (có nơi gọi là kết ước, ăn giải),
vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội, mời nhau sang
ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm trong nhà gọi là hát kết chạ.
Cuộc hát này thường gồm nhiều bài ca chúc tụng theo giọng La rằng, sau đó là
đối đáp bài giọng Vặt mà Quan họ cho là hay, phải có giọng ca thật khéo mới
"bắt" nổi. Xong cuộc hát Quan họ kết chạ này, các nhóm Quan họ mới mời
nhau toả đi hát tự do trong hộ.
Hát giải hạn: Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng lễ giải hạn, gia đình
thường mời từ 4-6 nhóm Quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan
họ với niềm tin cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua. Hát giải hạn không bị gò bó
nhiều vào lề lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài theo giọng La rằng, sau đó
bên hát trước muốn hát bài nào thì bên hát sau hát đối bài đấy (không đối đúng
cũng cho qua) và canh hát kéo dài gồm những bài đối đáp có nội dung vui vẻ,
gắn bó, hẹn ước, thề nguyền...Kết thúc canh hát, Quan họ hát đôi câu giã bạn
rồi chúc gia chủ may mắn, bình yên, rủi không đến, phúc ùa về... và nhận "lộc
thánh" của gia chủ.
Hát mừng: Hát nhân ngày vui, mở tiệc khao (khánh thành nhà, con cái đỗ
đạt, lên thọ, thăng quan tiến chức...). Ngoài những nghi lễ mời họ hàng, dân
làng đến ăn mừng thì trong vùng Quan họ thường mời những canh hát Quan họ

của nhiều nhóm kéo dài có khi vài ngày đêm.Trong cuộc hát mừng này, Quan
họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà hầu hết là ca những bài giọng Vặt
nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật
vui (tránh những bài có lời ca ai oán, trách móc, than thân trách phận).
Theo tài liệu cổ, hát trên đồi, sau chùa, ở nhà, mỗi nơi có lối hát khác nhau,
có không khí khác nhau và gieo vào lòng người xem những cách cảm nhận
khác nhau. Hát trên đồi là lối hát thoải mái, không cần lề lối, đôi khi rất tình cờ.
Nam che ô, nữ cầm nón quai thao che nửa mặt, vừa giữ ý tứ, vừa để âm thanh
khi hát trở nên ấm hơn, vang hơn. Vừa hát, người quan họ vừa mời nhau và
23


mời khách những miếng trầu têm hình cánh phượng. Ở đó, lời ca, câu hát được
sáng tạo một cách tài tình, đầy cảm xúc, làm say đắm lòng người, thấm đượm
giá trị nhân văn. Những làn điệu “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim”, “Ngồi tựa
mạn thuyền”, “Ngũ cung”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Con nhện giăng
mùng”… ngân lên trong khung cảnh đậm chất Quan họ ẩn chứa cả sức sống
mùa xuân của con người và tạo vật.
1.3.1.2. Học sinh tiểu học.
Theo luật giáo dục ( 2005 ),Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi
(tính theo năm). Tuổi vào học lớp một là sáu tuổi; trẻ em ở những vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ nghèo theo quy định của Nhà
nước, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy
đến chín tuổi; trẻ em khuyết tật có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến
mười bốn tuổi
Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt
lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục thực hiện xem xét đối với từng trường hợp
cụ thể như sau:
Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh có đơn đề nghị với nhà trường;

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện
của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy
lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách
Đội;
Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết
định.
Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc
trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ
tục thực hiện như sau
Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn đề nghị với nhà trường;

24


×