Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.17 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN THỌ

GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: THÍ ĐIỂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đặng Thành Hưng

HÀ NỘI, 2017


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung
thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã
được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thọ




2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp
lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Đặng Thành Hưng, người hướng dẫn khoa học và giúp
đỡ chuyên môn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Khoa Tâm lí – Giáo dục và tập thể giảng viên của khoa đã tham
gia đào tạo lớp cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng.
- Các cấp lãnh đạo của Ngành giáo dục Huyện Yên Phong, BGH
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong cùng các thầy cô giáo
các đồng nghiệp và các em học sinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình
trong những năm tháng học tập, nghiên cứu.
Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô
giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này
có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Nguyễn Tiến Thọ


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN________________________________________________i
LỜI CẢM ƠN__________________________________________________ii
MỤC LỤC____________________________________________________iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT__________________________________vi
DANH MỤC BẢNG____________________________________________viii
DANH MỤC HÌNH____________________________________________viii
MỞ ĐẦU______________________________________________________1
1. Tính cấp thiết của đề tài_______________________________________1
2. Mục đích nghiên cứu_________________________________________2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu______________________________3
4. Giả thuyết khoa học__________________________________________3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu_________________________________________3
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu__________________________________4
7. Phương pháp nghiên cứu______________________________________4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC________________6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề_________________________________6
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục dựa vào cộng đồng__________________6
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục văn hóa Quan Họ____________________7
1.2. Giáo dục dựa vào cộng đồng__________________________________8
1.2.1. Khái niệm_____________________________________________8
1.2.2. Nguyên tắc của giáo dục dựa vào cộng đồng__________________8
1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục dựa vào cộng đồng____________11
1.3. Giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng ở trường tiểu học____12
1.3.1. Một số khái niệm liên quan______________________________12
1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục văn hóa Quan họ ở tiểu học____14
1.3.3. Nội dung giáo dục văn hóa Quan Họ ở tiểu học______________17
1.3.4. Các con đường giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng__19
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng
đồng ở tiểu học_______________________________________________20

1.4.1. Truyền thống hợp tác văn hóa của nhà trường và cộng đồng_____21
1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa giáo dục của nhà trường_____21
1.4.3. Quản lí giáo dục ở cấp trường____________________________21
1.4.4. Điều kiện kinh tế-xã hội địa phương và của trường____________22
Kết luận chương 1____________________________________________22
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ__________23
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG______________23
TỈNH BẮC NINH______________________________________________23


4

2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Yên Phong_________________23
2.1.1. Qui mô, mạng lưới, thành tựu cơ bản_______________________23
2.1.2. Thành tựu giáo dục_____________________________________23
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục tiểu học_____________27
2.2. Thực trạng giáo dục văn hóa Quan Họ ở huyện Yên Phong_________28
2.2.2. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong giáo dục văn hóa
Quan Họ ở trường tiểu học____________________________________30
2.3. Thực trạng kết quả giáo dục văn hóa Quan Họ qua khảo sát ở một số
trường tiểu học_______________________________________________31
2.3.1. Mục đích, qui mô, địa bàn khảo sát________________________32
2.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát________________________32
2.3.3. Kết quả khảo sát_______________________________________32
2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục văn hóa Quan
họ cho học sinh tiểu học________________________________________36
2.4.1. Những thuận lợi trong việc giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh
tiểu học___________________________________________________37
2.4.2. Những khó khăn trong việc giáo dục văn hóa Quan họ cho học
sinh tiểu học_______________________________________________38

Kết luận chương 2____________________________________________40
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HOÁ QUAN HỌ CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH__________________________41
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa Quan Họ cho học
sinh tiểu học dựa vào cộng đồng ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh_____41
3.1.1. Nguyên tắc dựa vào cộng đồng___________________________41
3.1.2. Nguyên tắc hướng tới phát triển cộng đồng__________________41
3.1.3. Nguyên tắc coi trọng trải nghiệm và thực tế_________________41
3.2. Các biện pháp giáo dục văn hóa Quan Họ cho học sinh tiểu học dựa
vào cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh___________41
3.2.1. Xây dựng cơ chế kết hợp và hợp tác giữa nhà trường và các lực
lượng giáo dục của cộng đồng_________________________________41
3.2.2. Xây dựng và thực hiện chế độ tham gia phù hợp của giáo viên chủ
nhiệm, tổ chức Đoàn và Đội trong hoạt động giáo dục VHQH dựa vào
cộng đồng_________________________________________________43
3.2.3. Sử dụng đa dạng các biện pháp dạy học âm nhạc để giáo dục
VHQH dựa vào cộng đồng, lưu ý đến đặc trưng của dân ca Quan Họ__44
3.2.4. Tổ chức truyền thông và kết hợp các kênh truyền thông về giáo
dục VHQH dựa vào cộng đồng________________________________49
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp giáo dục bằng phương pháp chuyên gia_51
3.3.1. Quá trình đánh giá bằng phương pháp chuyên gia_____________51


5

3.3.2. Kết quả đánh giá_______________________________________52
3.3.3. Nhận định chung______________________________________56
Kết luận chương 3____________________________________________56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ__________________________________58

1. Kết luận__________________________________________________58
2. Khuyến nghị_______________________________________________59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO_____________________________62
PHỤ LỤC_____________________________________________________66


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ÂN
BGH
BCHTW
CBGV- CNV
CBQL
CM
CLB
CSVC

DCQHBN
GD
GD-ĐT
GDVHQH
GV
GVÂN
GDKNS

HS
HT
KN

QL
QLGD
LHPN
SHVHQH
THCS
THPT
TH
TTGDTX
TNCSHCM

Viết đầy đủ
Âm nhạc
Ban giám hiệu
Ban chấp hành Trung Ương
Cán bộ giáo viên – công nhân viên
Cán bộ quản lí
Chuyên môn
Câu lạc bộ
Cơ sở vật chất
Cộng đồng
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục văn hoá Quan họ
Giáo viên
Giáo viên âm nhạc
Giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động
Học sinh
Hiệu trưởng

Khái niệm
Quản lí
Quản lí giáo dục
Liên hiệp phụ nữ
Sinh hoạt văn hoá Quan họ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiểu học
Trung tâm giáo dục thuờng xuyên
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


7

TNTPHCM
XHHCTGD
XHHGD
VNEN

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Xã hội hoá công tác giáo dục
Xã hội hoá giáo dục
Mô hình trường học Việt Nam kiểu mới


8

DANH MỤC BẢNG

TT


Tên Bảng

01

Bảng 2.1.Kết quả giáo dục tiểu học của huyện Yên Phong
năm học 2015 – 2016

02

Bảng 2.2. Nội dung học tập, số tiết dạy DCQHBN ở tiểu học
Bảng 2.3. Hiểu biết của HS về sự kiện DCQHBN được công

03
04
05
06
07
08
09
10

nhận
Bảng 2.4. Các kênh nhận thức giúp HS tiếp cận DCQHBN
Bảng 2.5. Số lượng bài hát DCQHBN HS thuộcvà có thể hát
được giai điệu
Bảng 2.6. Các kênh dạy hát DCQHBN cho HS tiểu học
Bảng 2.7. Nguyện vọng học hát DCQHBN của HS tiểu học
Bảng 3.1. Ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện
pháp

Bảng 3.2. Ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện
pháp
Bảng 3.3. Ý kiến chuyên gia về tính hiệu lực của các biện
pháp

Tran
g
24
29
33
33
34
35
36
52
53
54

DANH MỤC HÌNH
TT
01
02

Tên Hình
Hình 3.1. So sánh các biện pháp theo mức độ Rất cần thiết;
Rất khả thi; Rất hiệu lực
Hình 3.2. So sánh các biện pháp theo mức độRất cần thiết;
Rất khả thi; Rất hiệu lực

Trang

55
56


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Bắc Ninh, sau khi Quan Họ được tổ chức Văn hoá - Khoa học
và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn
hóaphi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009, thìCục Di sản
Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã phối hợp với Sở
GD&ĐT hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang xây dựng chuyên đề Dân ca
Quan Họ Bắc Ninh để đưa vào giảng dạy ở nhà trường từ cấp Tiểu học
đến THPT trong chương trình văn học địa phương, thành lập khoa Dân
ca Quan Họ Bắc Ninh trong trường Văn hóa nghệ thuật của Bắc Ninh và
Bắc Giang…
Việc bảo tồn và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh, là một trong
những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành văn hóa và đặc biệt là giáo
dục. Chính vì vậy từ năm học 2011 - 2012, Sở văn hóa thể thao và du
lịch Bắc Ninh phối hợp với Sở giáo dục đào tạo đưa dân ca Quan Họ vào
giảng dạy cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông. Đến nay
tuy đã có những kết quả nhất định nhưng chưa đạt hiệu quả cao và đồng
bộ, chưa có sự nhận thức đúng đắn về văn hóa Quan họ qua những làn
điệu của quê hương. Việc giáo dục văn hóa Quan Họ qua những bài hát
dân ca trong trường học nội dung còn nghèo nàn, chưa thể hiện được hết
những nét ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa của
văn hóa Quan Họ. Tài liệu để giảng dạy mới chỉ dừng lại ở một số câu
truyện như: hình ảnh lá trầu, cây tre, cây đa, cây gạo… trong bài hát, hay

kể truyện về những nghệ nhân Quan Họ. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã đưa ra
một số giải pháp để duy trì và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa


2

Quan Họ như: có chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân Quan Họ; mở các lớp
học hát dân ca ở từng cơ sở huyện, xã, người học hát được hỗ trợ kinh
phí học tập; khuyến khích việc phát triển các câu lạc bộ sinh hoạt văn
hóa tới từng xã, phường, khu phố, làng quê, nhưng chưa đem lại hiệu quả
thiết thực như mong muốn.
Thực tiễn cho thấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của văn
hóa Quan Họ phải được thực hiện bằng nhiều con đường như chính
quyền và cộng đồng Bắc Ninh đã và đang triển khai. Trong đó, con
đường cơ bản, lâu dài và hứa hẹn hiệu quả nhất chính là giáo dục dựa
vào cộng đồng. Quan Họ có ý nghĩa lớn không phải ở chỗ nhờ các nghệ
sĩ chuyên nghiệp biểu diễnmà lại ở chỗ nó trở thành nét văn hóa dân
gian, thấm đượm trong tâm hồn mỗi người dân. Chuyên nghiệp hóa
Quan Họ có khi còn làm mất đi giá trị đích thực của nó nếu không giữ
gìn nó bền vững trong cộng đồng. Giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào
cộng đồng chính là quá trình tương tác hai mặt: giáo dục phổ biến, định
hướng sự phát triển Quan Họ trong cộng đồng và cộng đồng nuôi dưỡng
giá trị văn hóa đó, làm cái nôi cho giáo dục phát triển.
Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu lí luận nào về giáo dục văn
hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng. Việc triển khai tổ chức các hoạt động
giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn
về cách thức tổ chức và hoạt động. Cho nên việc nghiên cứu lí luận giáo
dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng là một việc làm cấp thiết.
Trong bối cảnh như vậy, đề tài “Giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào
cộng đồng cho học sinh tiểu học ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh”được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Giáo dục
và phát triển cộng đồng.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh
trường tiểu học dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh nhằm góp phần giáo dục toàn diện trong nhà trường và giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa dân gian trong cộng đồng địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động giáo dục trong nhà trường có liên quan và kết hợp
với các hoạt động của cộng đồng cấp xã, phường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng trong
nhà trường tiểu học với sự tham gia của các lực lượng xã hội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục văn hóa Quan Họ cho học sinh tiểu
học dựa vào cộng đồng tập trung vào nhận thức của học sinh về văn hóa
Quan Họ, khai thác được ảnh hưởng của truyền thống văn hóa từ cộng
đồng để giúp các em có nhiều cơ hội trải nghiệm, chia sẻ và thực hành
giá trị văn hóa đó tại địa phương thì chúng sẽ tác động tích cực đến kết
quả giáo dục văn hóa Quan Họ và giáo dục toàn diện cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc giáo dục văn hóa Quan họ dựa
vào cộng đồng cho học sinh tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa Quan họ cho học sinh tại
một số trường tiểu học thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.



4

5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ dựa vào
cộng đồng cho học sinh tiểu học.
5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn các biện pháp giáo dục ở cấp trường, mang tính
sư phạm và quản lí chuyên môn.
- Nội dung văn hóa Quan họ gồm có năm mặt :Dân ca Quan Họ,
tục kết bạn Quan Họ, văn hóa hành vi Quan Họ, lễ hội Quan Họ và tín
ngưỡng Quan Họ, các mặt hoà hợp và chi phối lẫn nhau trong đó Dân ca
quan Họ là mặt hoạt động trọng tâm, là phương tiện để người quan họ
thực hiện các nhu cầu văn hoá tinh thần, nên việc nghiên cứu giáo dục
văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng cho học sinh tiểu học chủ yếu vẫn
là Dân ca Quan Họ.
- Qui mô khảo sát thực trạng được giới hạn ở 5 trường tiểu học
thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Thành phần chuyên gia đánh giá kết quả nghiên cứu bao gồm:
các nhà giáo, các nhân vật hoạt động văn hóa quần chúng, cán bộ Đoàn
TNCSHCM, Tổng phụ trách Đội TNTPHCM, cán bộ chính quyền và các
đoàn thể địa phương, ban giám hiệu các trường tiểu học được khảo sát.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận học tập trải nghiệm.
- Tiếp cận quản lí giáo dục dựa vào cộng đồng.
- Tiếp cận lịch sử-văn hóa.



5

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng quan lí luận để xây dựng tư liệu khoa học.
- Phương pháp phân tích lí luận để xem xét các khía cạnh khác
nhau của tư liệu và của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa lí luận để xác định khung lí thuyết và
định hướng phương pháp luận của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: để khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa
Quan Họ tại một số trường tiểu học qua các kĩ thuật như bảng hỏi, phỏng
vấn, quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động, phân tích hồ sơ dạy học và
hồ sơ quản lí…
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: chọn và phân tích kết quả
giáo dục ở một số học sinh về nhận thức và thái độ văn hóa Quan họ.
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
- Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến đánh giá bổ sung về các
biện pháp giáo dục văn hóa Quan họ.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ
QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục dựa vào cộng đồng
Trong một số luận văn, luận án và bài báo khoa học giáo dục, vấn
đề quan hệ giữa giáo dục và phát triển cộng đồng đã được đề cập chủ yếu

dưới góc độ xã hội hóa công tác giáo dục, hay xã hội hóa nhà trường, và
được xem xét trong các biện pháp giáo dục hay quản lí hoạt động giáo
dục. Các luận văn của Nguyễn Thị Ngọc Bích (2006)[4], Ngô Xuân
Đông (2006)[15], Hoàng Thị Minh Hương (2006)[28], Phạm Đức Khải
(2015)[30], Trương Hoài Phong (2012)[43], Nguyễn Thị Phương Thảo
(2012)[50] v.v… đã đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp có sự tham gia của cộng đồng. Đó vẫn là mô hình quen
thuộc: kết hợp nhà trường – gia đình – xã hội. Chẳng hạn Phạm Đức
Khải [30] đã giải quyết vấn đề quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
với quan điểm mới mẻ hơn – theo tiếp cận tham gia, và đề xuất các biện
pháp quản lí sau: 1/ Tạo môi trường quản lí có tính tham gia cao cho mọi
thành viên nhà trường; 2/ Tổ chức các quan hệ giáo dục có tính tham gia
giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng địa phương; 3/ Xây dựng và thực
hiện cơ chế trách nhiệm giữa các cấp trong trường về quản lí hoạt động
giáo dục ngoài môn học; 4/ Xây dựng và thực hiện chế độ tham gia phù


7

hợp của giáo viên chủ nhiệm, Đoàn, Đội trong quản lí hoạt động giáo
dục ngoài môn học.
Một số nghiên cứu khác cũng xem xét vấn đề xã hội hóa trong
giáo dục nghệ thuật hay giáo dục thẩm mĩ. Phùng Thị Kim Dung (2012)
[11] đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa dân gian có sự tham gia của
cộng đồng. Nhâm Giang Đông (2012)[14] bàn về giáo dục âm nhạc dưới
các hình thức xã hội hóa rộng rãi ở cấp quận. Nguyễn Thị Liên (2012)
[34] nghiên cứu vấn đềgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân ca Quan
họ Bắc Ninh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thông qua vai trò của
giáo dục, v.v….
Về mặt lí luận còn rất ít nghiên cứu dành cho vấn đề tiếp cận dựa

vào cộng đồng trong giáo dục. Đặng Thành Hưng (2014)[27] đã mô tả
tiếp cận dựa vào cộng đồng trong quản lí giáo dục từ nhiều khía cạnh
như bản chất, nguyên tắc, quá trình, nội dung … và cho rằng tiếp cận
dựa vào cộng đồng trong quản lí giáo dục bao gồm 2 mặt: 1/ Khai thác
tiềm năng và nguồn lực của cộng đồng để phát triển giáo dục, cải thiện
nhà trường và 2/ Cải thiện chất lượng giáo dục và hiệu quả nhà trường
nhằm góp phần phát triển cộng đồng tại chỗ. Trong một nghiên cứu khác,
ông đã bàn về mô hình chất lượng giáo dục ở nông thôn trong quan hệ
với bối cảnh kinh tế - xã hội và nhấn mạnh phải dựa vào cộng đồng để
giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục (2011)[24].
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục văn hóa Quan Họ
Ngoài những nghiên cứu chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn hóanghệ thuật về dân ca Quan họ của Ngô Thị Quyên (2007)[47], Lê Thị
Nhâm Tuyết (1973)[54], Lưu Minh Trị (2010)[53], Viện Văn hóa Thông
Tin và Sở Văn hóa thông tin Bắc Ninh (2006)[42], Đinh Quang Hợp, Lê


8

Danh Khiêm (1997)[21] v.v… thì còn rất ít nghiên cứu về giáo dục văn
hóa Quan Họ gắn với cộng đồng, đặc biệt ở tiểu học lại càng hiếm.
Những nghiên cứu này thường bàn về quản lí nhà nước hoặc về các khía
cạnh văn hóa, lịch sử của dân ca Quan Họ.
Tình hình nghiên cứu đã phân tích ở trên cho thấy vấn đề giáo dục
văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng ở tiểu học hầu như còn rất mởi mẻ,
cần được xem xét cụ thể.
1.2. Giáo dục dựa vào cộng đồng
1.2.1. Khái niệm
Có một số thuật ngữ liên quan đến giáo dục dựa vào cộng đồng
như xã hội hóa công tác giáo dục, huy động sự tham gia của xã hội vào
giáo dục, kết hợp nhà trường – gia đình – xã hội v.v…. Trong luận văn

khái niệm Giáo dục dựa vào cộng đồng được hiểu là hình thức giáo dục
được tổ chức dựa vào sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng với vai trò chủ
đạo của nhà trường và trực tiếp gây ảnh hưởng giáo dục đến cộng đồng,
qua đó góp phần vào sự phát triểncộng đồng.
1.2.2. Nguyên tắc của giáo dục dựa vào cộng đồng
Trong công trình của Đặng Thành Hưng(2014)[27] đã mô tả các
nguyên tắc giáo dục dựa vào cộng đồng như sau:
1. Tự quyết định của các bên tham gia
Người dân địa phươngở vị trítốt nhất đểxác địnhnhu cầu và mong
muốn của cộng đồng.Cha mẹ, nhưngười thầy đầu tiênvà quan trọng
nhấtcủa trẻ em,luôn có cảquyềnvàtrách nhiệmtham gia vào việcgiáo
dụccon cái của họ. Nhà trường hiểu rõ điều đó và biết tự quyết định
những biện pháp thu hút nhân dân địa phương vào công tác giáo dục.Ở


9

nhiều vùng nông thôn nước ta nhà trường và cộng đồng đã phát triển
được những quan hệ tốt đẹp và hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục.
2. Tự hỗ trợ của nhà trường, tức là vai trò chủ động của nhà trường
Như trên từng đề cập, những người được phục vụ tốt nhất khi năng
lực tự cứu mình của họ được khuyến khích và nâng cao. Cộng đồng cũng
chỉ hỗ trợ tốt cho nhà trường nếu nhà trường có năng lực tự lo cho mình
đã. Khi nhà trường chịu trách nhiệm ngày càng tăng đối với người học,
con cái của nhân dân địa phương, trường càng có tư cách độc lập chứ
không phải là phụ thuộc, song vẫn luôn giữ được quan hệ hỗ trợ của
cộng đồng.
3. Đảm bảo sự lãnh đạo
Việc xác định, phát triển và sử dụngnăng lựclãnh đạo củacán bộ và
người dân địa phươnglàđiều kiện tiên quyếtđể nhà trường liên tụctự lực

vàcải thiệnnhững nỗ lực hỗ trợ của cộng đồng. Nhưng đây nói về lãnh
đạo giáo dục. Nếu công đồng hiểu và biết lãnh đạo giáo dục, có nghĩa
nhà trường được tăng cường năng lực lãnh đạo, và ngược lại.
4. Địa phương hóa
Các chương trình giáo dục, học liệu và các dịch vụ, điều kiện, cơ
hội tiếp cận giáo dục cần ưu tiên cho cộng đồng địa phương và được địa
phương hóa. Điều này không chỉ quan trọng về chuyên môn mà còn có ý
nghĩa phân cấp quản lí chương trình. Ở nước ta từ lâu có tập quán xem
chương trình như là chuẩn quốc gia thì nay quan niệm đó không phù hợp
nữa. Chương trình thực chất chỉ là học liệu và học liệu luôn phải được
địa phương hóa và phân hóa mới có hiệu quả. Bởi vì không bao giờ có
người học chung chung.


10

5. Phân phối các dịch vụ hợp lí
Nghĩa là sử dụng hiệu quả và hợp lí các nguồn đầu tư, kể cả nhân
lực, và các dịch vụ cho các mục tiêu phát triển cả trường lẫn cộng đồng.
Người xưa nói nước nổi bèo nổi là ý như vậy. Nhà trường khó phát triển
tốt nếu thoát li môi trường địa phương. Hai bên phải gắn kết với nhau cả
về mục tiêu, quyền lợi lẫn nguồn lực, đặc biệt là chia sẻ nguồn lực.
Những lĩnh vực chia sẻ rất tốt và dễ làm là giáo dục trong các hoạt động
xã hội của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, câu lạc bộ văn
nghệ, thể thao….
6. Sử dụng tối đa các nguồn lực
Cácnguồn lực vật chất, tài chính và con ngườicủa mỗi cộng đồng
phải đượckết nối với nhau, với nhà trường và được chia sẻ, được sử dụng
đểphát huy tối đa khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạngvà lợi ích củacả
nhà trường lẫn của cộng đồng. Trong trường hợp này cần tiếp cận hệ

thống để khai thác các nguồn lực hệ thống, xem cả nhà trường và cộng
đồng như một hệ thống toàn vẹn để điều hành.
7. Tính toàn diện
Sự phân biệthayphân hóatheo độ tuổi,thu nhập, giới tính, chủng
tộc,dân tộc, tôn giáo, hoặc các yếu tốkhácức chế sựphát triển đầy đủcủa
nhà trường và cộng đồng.Các chương trìnhhành động vì cộng đồng, các
hoạt độngvà các dịch vụ của nhà trường tuyệt đối tránh phiến diện mà
phải bao quát sự đa dạng của dân cư và tâm lí xã hội. Ví dụ ở những
vùng có nhiều tôn giáo, thì quan hệ giáo dục với họ lại càng phải toàn
diện để tránh kì thị.
8. Tính đáp ứng


11

Các tổ chức và cơ quan công cộngcó trách nhiệmgiúp nhà trường
phát triểncác chương trình, học liệu và điều kiện, dịch vụđáp ứng nhu
cầuliên tục thay đổivà lợi ích củacácthành phần trong cộng đồng. Giáo
dục phải đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng xã hội cụ thể chính là cộng đồng
địa phương, liên minh của nhà trường tại đó.
9. Hợp tác để học suốt đời
Cơ hội học tập chính qui và không chính qui nên có sẵn cho cư
dân ở mọi lứa tuổi trong nhiều hình thức đa dạng của các cộng đồng.
Điều đó trước hết phụ thuộc vào giáo dục địa phương và các nhà trường
tại đó. Nước ta lâu nay nhấn mạnh giáo dục địa phương chỉ ở những lĩnh
vực giáo dục mầm non, phổ thông và gần đây cả dạy nghề. Nhưng tư duy
quản lí đó chưa thật thích hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế. Nếu có ưu tiên thì chính phải ưu tiên và thúc đẩy
giáo dục đại học địa phương
1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục dựa vào cộng đồng

Qua tổng kết kinh nghiệm và tham khảo kết quả nghiên cứu của
nhiều luận văn, luận án đã phân tích ở phần Tổng quan, có thể nhận thấy
những hình thức giáo dục dựa vào cộng đồng phổ biến hiện nay bao
gồm:
1. Tiến hành hoạt động giáo dục hay dạy học tại trường có sự tham
gia của cán bộ địa phương, gia đình hoặc chuyên gia
Đây là hình thức truyền thống và rất phổ biến. Ví dụ nhà trường tổ
chức giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản v.v… dựa vào những đóng góp chuyên môn trực tiếp
của các chuyên gia tâm lí, xã hội học, sư phạm học, khoa học môi
trường, bác sĩ, các nhà quản lí cộng đồng v.v… qua chia sẻ kinh nghiệm,


12

tư vấn và cung cấp những tư liệu, bằng chứng thực tế. Học sinh rất hứng
thú với hình thức giáo dục này.
2. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc nhóm học tập ở trường, lớp
có sự tham gia của cộng đồng
Hình thức này tương tự cách làm trên, phổ biến trong giáo dục
nghệ thuật, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục
phòng ngừa tệ nạn xã hội và giáo dục thể chất.
3. Tổ chức các bài học ngoại khóa của môn học ngoài trường, tại
địa bàn tự nhiên, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Đây là hình thức tương đối mới, giúp người học tiến hành học tập
qua tham quan hay thực hành tại những điểm thực tế ngoài trường như
đồng ruộng, xưởng máy, nhà bảo tàng, sông suối… Đó là những lớp học
và bài học ngoài lớp, ngoài trường. Vì vậy chúng luôn cần phải được sự
hỗ trợ của cộng đồng, ít nhất cũng về nguồn lực và kế hoạch.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài môn học có sự tham gia

của cộng đồng
Phần lớn đó là những hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên qua
các lễ hội, liên hoan, chương trình tình nguyện theo chủ đề (an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường, giúp đỡ người già, hỗ trợ mùa thi, thi đấu thể
thao, hội diễn văn nghệ…), thi tìm hiểu hay sáng kiến v.v… Việc tổ chức
những hoạt động này được kết hợp với hoạt động Đoàn, Đội của trường
và của xã, phường, có sự tham gia của nhiều lực lượng khác ở địa
phương như công an khu vực, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến
binh, hội khuyến học … cũng như của cha mẹ học sinh.
1.3. Giáo dục văn hóa Quan Họ dựa vào cộng đồng ở trường tiểu học


13

1.3.1. Một số khái niệm liên quan
1.3.1.1. Văn hóa Quan Họ
Từ góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng, văn hóa Quan Họ
được hiểu là các giá trị văn hóa đặc biệt gắn liền với sinh hoạt của cộng
đồng Quan Họ, có bản sắc địa phương sâu sắc, có tính truyền thống và
phong cách dân gian. Văn hóa Quan Họ vốn có nguồn gốc từ Bắc Ninh,
sau này trở thành giá trị văn hóa quốc gia của Việt Nam và di sản văn
hóa thế giới.
Văn hóa Quan Họ thường được xem xét như là hiện tượng cấu
thành từ 5 yếu tố cơ bản: Dân ca Quan Họ, Tục kết bạn Quan Họ, Văn
hóa hành vi Quan Họ, Lễ hội Quan Họ và Tín ngưỡng Quan Họ. Qua
quá trình tồn tại và phát triển tự thân, các mặt này hòa hợp thành một
chỉnh thể thống nhất: Văn hóa Quan Họ.
1.3.1.2. Học sinh tiểu học
Theo Luật giáo dục (2005),học sinh tiểu học là người học có độ
tuổi từ 6 đến 14 (tính theo năm). Tuổi vào học lớp một là sáu tuổi; trẻ

em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em người
dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện
hộ nghèo theo qui định của Nhà nước, trẻ em ở nước ngoài về nước có
thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến chín tuổi; trẻ em khuyết tật có
thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến mười bốn tuổi.
Theo khoa học giáo dục, học sinh tiểu học là người học đang ở giai đoạn phát
triển lứa tuổi tương ứng với sự xuất hiện hoạt động học tập, kế tiếp giai đoạn
chủ đạo của hoạt động chơi. Học sinh tiểu học có thể học tập có hệ thống nhờ
bắt đầu có hoạt động tư duy lo gic và những điều kiện tâm lí cần thiết khác
như trí nhớ, chú ý, tri giác và các hành động trí tuệ có tổ chức.


14

1.3.2.3. Trường tiểu học
Theo Luật giáo dục (2005) vàThông tư 41/2010/TT-BGDĐT,Điều
lệ trường tiểu học ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2010, Trường tiểu học
là cơ sở giáo dục phổ thông tương ứng với cấp tiểu học của hệ thống
giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng,
có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy,học tập và hoạt động giáo dục đạt chất
lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Những hình thức chưa đầy
đủ của trường tiểu học gồm:
- Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú;
- Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em khuyết tật;
- Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng, trung tâm học tập cộng
đồng và lớp tiểu học trong trường thực hành sư phạm.
- Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
gồm: lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn, lớp dành cho trẻ

khuyết tật không được đi học ở nhà trường.
1.3.2.4. Giáo dục văn hóa Quan Họ
Giáo dục văn hóa Quan Họ là khái niệm được hiểu khác nhau từ
nhiều khía cạnh, ví dụ từ nghiên cứu văn hóa học, truyền thông, lịch sử,
xã hội học, tâm lí, giáo dục v.v… Từ góc độ giáo dục và phát triển cộng
đồng giáo dục văn hóa Quan Họ là khái niệm chỉ nhiệm vụ giáo dục giá
trị được thực hiện tại nhà trường và cộng đồng nhằm giúp người học và
dân cư tại cộng đồng tiếp nhận và phát triển đúng đắn văn hóa Quan Họ.


15

1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục văn hóa Quan họ ở tiểu học
1.3.2.1. Mục tiêu
Mặc dù văn hóa Quan Họ có nội dung khá rộng và phong phú, bao
gồm 5 thành tố cơ bản (Dân ca Quan Họ, Tục kết bạn Quan Họ, Văn hóa
hành vi Quan Họ, Lễ hội Quan Họ và Tín ngưỡng Quan Họ), nhưng xét
đến cùng văn hóa Quan Họ bắt đầu nảy sinh từ hát Dân ca Quan Họ.
Như vậy trong khi hát dân ca Quan Họ thì con người cũng thể hiện
những khía cạnh khác của văn hóa Quan Họ. Vì thế, đối với học sinh tiểu
học thì mục tiêu giáo dục văn hóa Quan Họ trước hết tập trung vào Dân
ca Quan Họ, nhằm giúp học sinh phát triển nhận thức nghệ thuật, thái độ
và tình cảm thẩm mĩ, các hành vi văn hóa và một số kĩ năng cảm thụ,
trình diễn nghệ thuật thích hợp với lứa tuổi và đặc điểm của dân ca Quan
Họ.
1.3.2.2. Nguyên tắc giáo dục văn hóa Quan Họ ở tiểu học
Do giới hạn giáo dục văn hóa Quan Họ ở phương diện giáo dục
âm nhạc theo dân ca Quan Họ nên trước hết giáo dục văn hóa Quan Họ
cần nhấn mạnh những nguyên tắc sau đây:
1. Đảm bảo cho học sinh trải nghiệm âm nhạc trong dân ca Quan

Họ
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và tiến hành giáo dục thế nào để
học sinh thực sự có cơ hội và tự thân thực hành nghe, nhìn, cảm nhận,
nhận xét, đánh giá, trình diễn âm nhạc cũng như rung cảm âm nhạc.
2. Đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhưng chuẩn mực về thanh
nhạc và trình diễn trong dạy học


16

Học liệu và kĩ năng của giáo viên phải chuẩn mực, đúng nhạc lí
của làn điệu và mẫu hành vi diễn xuất, vận động. Nếu giáo viên làm mẫu
sai, hát sai làn điệu (ngay cả phát âm) thì vi phạm nguyên tắc này, có ảnh
hưởng cơ bản đến sự phát triển văn hóa Quan Họ. Đây chính là nguyên
tắc gương mẫu nói chung trong giáo dục.
3. Đảm bảo môi trường giáo dục giàu xúc cảm thẩm mĩ, khuyến
khích nhu cầu và tình cảm thẩm mĩ của học sinh
Vì văn hóa Quan Họ là giá trị, mà giáo dục giá trị buộc phải tuân
thủ nguyên tắc tình cảm, đi vào tâm hồn, nhu cầu cá nhân. Giáo dục nghệ
thuật mà khô khan, xơ cứng, không cuốn hút, không khiến người học
rung cảm, thiếu ấn tượng… thì chỉ có hiệu quả rất thấp.
4. Đảm bảo tính cụ thể, ân cần, hết lòng, chu đáo trong khi hướng
dẫn, hỗ trợ và đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh
Nguyên tắc này bác bỏ những hành vi dạy học qua loa, chung
chung, nửa chừng, thiếu nhiệt tình, không kịp thời…, nói chung là hời
hợt và thiếu ảnh hưởng tích cực. Giáo dục âm nhạc nói chung và dân ca
Quan Họ nói riêng đều phải tuân theo nguyên tắc này. Thiếu tận tâm và
cụ thể thì thiếu tính thuyết phục, khiến học sinh sụt giảm hứng thú, thiếu
say mê, dẫn đến thiếu kiên trì học tập và dễ chán nản khi gặp khó khăn.
5. Đảm bảo sự kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp dạy học

thích hợp với học sinh và với nhiệm vụ giáo dục âm nhạc
Nguyên tắc này đòi giỏi nhà giáo phải biết thiết kế và sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học trong những kết hợp hiệu quả tùy theo
nhiệm vụ giáo dục cụ thể. Các phương pháp và kĩ thuật phổ biến gồm:


×