Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển bền vững và đảm báo an ninh quốc phòng huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********

TRƢƠNG THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC
PHÒNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********

TRƢƠNG THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC
PHÒNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý Tự nhiên
MÃ SỐ: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH HẰNG


HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi đã nhận được rất
nhiều sự đóng góp giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè.
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thanh
Hằng – Trưởng phòng Địa lý Đới bờ, Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam người đã hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tỉ mỉ và nhiệt tình giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Địa lí tự nhiên,
cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Địa lí, các cán bộ trường Đại học sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Uỷ ban nhân dân huyện đảo Phú Quý, Trung
tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và viện Địa lý đã cung cấp nguồn tư liệu, tài liệu
quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã khích lệ, động viên
tôi hoàn thành khóa học này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017

Tác giả

Trƣơng Thị Thu Hiền


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐVPD

Động vật phù du

ĐVTM

Động vật thân mềm

HST

Hệ sinh thái

KTTV

Khí tượng thủy văn

PTBV

Phát triển bền vững


QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

Tb

Tế bào

TVPD

Thực vật phù du


DANH MỤC BẢN ĐỒ
STT

Tên các bản đồ

Trang

1


Bản đồ hành chính huyện Phú Quý

35

2

Bản đồ địa mạo đảo Phú Quý

51

3

Bản đồ thổ nhưỡng đảo Phú Quý

73

4

Bản đồ thảm thực vật đảo Phú Quý

83

5

Bản đồ cảnh quan đảo Phú Quý

95

6


Bản đồ định hướng phát triển huyện Phú Quý

109


DANH MỤC HÌNH
STT Tên các biểu đồ, hình vẽ
1

Hình 1.1. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ
lục địa Việt Nam

Trang
26

2

Hình 2.1. Sơ đồ địa chất đảo Phú Quý

43

3

Hình 2.2. Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Phú Quý

52

4

5


Hình 2.3. Nhiệt độ bình quân tháng, lớn nhất, nhỏ nhất và bình quân
năm tại trạm Phú Quý
Hình 2.4. Số ngày mưa, lượng mưa bình quân tháng và lượng mưa
ngày lớn nhất tại trạm Phú Quý

53

54

6

Hình 2.5. Độ ẩm không khí bình quân tháng tại trạm Phú Quý

55

7

Hình 2.6. Tốc độ gió (m/s)

56

8

Hình 2.7. Thống kê số cơn bão hoạt động trên vùng biển từ Bình
Thuận đến Cà Mau (1945 – 2008) theo các tháng

58

9


Hình 2.8. Sơ đồ địa chất thuỷ văn đảo Phú Quý

65

10

Hình 2.9. Sơ đồ phân bố cỏ biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

85


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Sự biến động dân số trung bình huyện Phú Quý giai

37

đoạn 1990 – 2015
2

Bảng 1.2. Dân số huyện Phú Quý phân theo giới tính giai đoạn


37

2005 – 2015
3

Bảng 2.1. Số giờ nắng trung bình tháng tại trạm Phú Quý (giờ)

52

4

Bảng 2.2. Nhiệt độ bình quân tháng trung bình nhiều năm tại trạm

53

Phú Quý (oC)
5

Bảng 2.3. Nhiệt độ lớn nhất tại trạm Phú Quý (oC)

53

6

Bảng 2.4. Nhiệt độ thấp nhất tại trạm Phú Quý (oC)

54

7


Bảng 2.5. Số ngày mưa (ngày)

55

8

Bảng 2.6. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Phú Quý (mm)

55

9

Bảng 2.7. Độ ẩm không khí trung bình tháng tại trạm Phú Quý (%)

55

10

Bảng 2.8. Lượng bốc hơi Piche trung bình tháng (mm)

56

11

Bảng 2.9. Tốc độ gió (m/s)

57

12


Bảng 2.10. Số ngày mưa dông bình quân tháng (ngày)

57

13

Bảng 2.11. Nhu cầu dùng nước huyện đảo Phú Quý (m3/ngày đêm)

60

14

Bảng 2.12. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng nước đảo Phú Quý

65

15

Bảng 2.13. Đặc trưng cực trị của mực nước tại Phú Quý

67

16

Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu số lượng của cỏ biển đảo Phú Quý tỉnh

94

Bình Thuận
17


Bảng 2.15. Cấu trúc thành phần loài san hô cứng vùng biển Phú Quý

97

18

Bảng 3.1. Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe

106

19

Bảng 3.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

106


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................11
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................11
2. Lịch sử nghiên cứu ...........................................................................................12
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................14
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................15
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................18

PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................19
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ

ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG VÙNG HẢI ĐẢO ......................19
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................19
1.1.1. Quan niệm về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ........................................... 19
1.1.2. Phát triển bền vững vùng hải đảo............................................................................ 19
1.1.3. An ninh quốc phòng vùng hải đảo .......................................................................... 21
1.1.3.1. Các khái niệm liên quan ................................................................ ....21
1.1.3.2. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa
.................................................................................................................... ....23
1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................33
1.2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu............................................................................ 33
1.2.1.1. Vị trí, phạm vi khu vực nghiên cứu ................................................ ....33
1.2.1.2. Khái quát tiềm năng phát triển của huyện đảo Phú Quý .............. ....36
1.2.1.3. Dân cư ........................................................................................... ....37
1.2.1.4. Tình hình kinh tế ............................................................................ ....39
1.2.2. Thực trạng phát triển bền vững và bảo vệ an ninh quốc phòng huyện đảo Phú
Quý .......................................................................................................................................... 40

CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG HUYỆN
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN ................................................................42
2.1. Đặc điểm địa chất, địa hình .........................................................................42
2.1.1. Địa chất ........................................................................................................................ 42
2.1.2. Địa hình ....................................................................................................................... 44
2.1.2.1. Địa hình nguồn gốc bóc mòn ......................................................... ....45
2.1.1.2. Địa hình nguồn gốc dòng chảy trên mặt (sông, suối) ................... ....46
2.1.2.3. Địa hình nguồn gốc biển ............................................................... ....47


2.1.4.4. Địa hình nguồn gốc biển – gió ...................................................... ....48
2.1.2.5. Bãi biển hiện đại ............................................................................ ....49

2.2. Đặc điểm khí hậu ..........................................................................................52
2.2.1. Số giờ nắng.................................................................................................................. 52
2.2.2. Chế độ nhiệt ................................................................................................................ 53
2.2.3. Chế độ mưa, ẩm, bốc hơi .......................................................................................... 54
2.2.4. Chế độ gió .................................................................................................................... 56
2.2.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt............................................................................... 57
2.2.5.1. Mưa dông ....................................................................................... ....57
2.2.5.2. Bão ................................................................................................. ....57
2.3. Đặc điểm thuỷ văn ........................................................................................58
2.3.1. Nước mặt ..................................................................................................................... 58
2.3.2. Nước ngầm.................................................................................................................. 61
2.3.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích tuổi Holocen (qh) ......... ....62
2.3.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng (qp2) trong trầm tích tuổi Pleistocen muộn
(mQ13-2) ....................................................................................................... ....62
2.3.2.3. Tầng chứa nước khe nứt trong phun trào bazan – trầm tích tuổi
Pleistocen muộn (β/Q13-1) ........................................................................... ....63
2.3.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng (qp1) trong trầm tích tuổi Pleistocen giữa muộn (mQ12-3pt) .......................................................................................... ....64
2.4. Đặc điểm hải văn ...........................................................................................67
2.4.1. Thuỷ triều .................................................................................................................... 67
2.4.2. Nhiệt độ, độ mặn nước biển..................................................................................... 68
2.4.3. Sóng .............................................................................................................................. 68
2.4.4. Dòng chảy vùng biển ................................................................................................. 68
2.5. Thổ nhƣỡng ...................................................................................................69
2.5.1. Đất đồi thấp dốc trên đá bazan ................................................................................. 70
2.5.2. Đất nâu đỏ đồi thấp phẳng lồi trên đá cát kết và bazan nông ............................. 70
2.5.3. Đất nâu vàng đồi lồi thấp trên đá cát kết và bazan nông ..................................... 70
2.5.4. Đất đỏ vàng trên đồi cát kết thấp và dốc ................................................................. 71
2.5.5. Đất đỏ vàng trên bán bình nguyên cát kết.............................................................. 72
2.5.6. Đất trên đồi cát xám ................................................................................................... 72
2.5.7. Đất trắng xám trên đồi sạn kết vỏ sò ....................................................................... 72

2.5.8. Đất trắng xám trên bán bình nguyên sạn kết vỏ sò .............................................. 75
2.5.9. Đất vàng nhạt trên bán bình nguyên sạn kết vỏ sò ............................................... 75


2.5.10. Đất đỏ vàng trên bán bình nguyên cát vỏ sò chặt sít .......................................... 75
2.5.11. Đất cát ven biển ........................................................................................................ 75
2.6. Sinh vật ..........................................................................................................77
2.6.1. Thảm thực vật trên cạn ............................................................................................. 77
2.6.1.1. Thảm thực vật tự nhiên .................................................................. ....78
2.6.1.2. Thảm thực vật nhân tác ................................................................. ....81
2.6.2. Sinh vật biển................................................................................................................ 84
2.6.2.1. Sự đa dạng hệ sinh thái ................................................................. ....84
2.6.2.2. Sự đa dạng về thành phần loài ...................................................... ....87
2.7. Cảnh quan .....................................................................................................93
2.7.1. Cấp hệ cảnh quan ...................................................................................................... 93
2.7.2. Lớp cảnh quan............................................................................................................ 93
2.7.3. Kiểu cảnh quan .......................................................................................................... 94
2.7.4. Các hạng cảnh quan trên đảo .................................................................................. 97
2.7.5. Các loại cảnh quan .................................................................................................. 102

CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG,
ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG HUYỆN PHÚ QUÝ ..................105
3.1. Đề xuất định hƣớng phát triển bền vững .................................................105
3.1.1. Về kinh tế ................................................................................................................... 105
3.1.1.1. Phát triển du lịch ........................................................................... ..105
3.1.1.2. Phát triển ngư nghiệp .................................................................... ..109
3.1.1.3. Phát triển nông - lâm nghiệp ......................................................... ..111
3.1.2. Về xã hội .................................................................................................................... 114
3.1.3. Về môi trường ........................................................................................................... 116
3.2. Đề xuất đảm bảo an ninh quốc phòng ......................................................119


PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................120
1. Kết luận ...........................................................................................................120
2. Kiến nghị .........................................................................................................121

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................122
PHỤ LỤC ẢNH ...........................................................................................127


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất nổi (lãnh thổ đất liền, các đảo, quần
đảo), vùng biển, vùng trời được quy định rõ ràng trong Hiến pháp. Biển đảo là một
bộ phận không thể tách rời trong lãnh thổ Việt Nam. Thế giới đang bước vào “Kỉ
nguyên đại dương”, hướng ra biển trở thành xu thế chủ đạo của các quốc gia có
biển, thậm chí một số quốc gia không có biển cũng đang tìm mọi cách tiếp cận với
biển để được hưởng nguồn lợi. Nghiên cứu tổng quan về biển đảo với vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là bước đệm quan trọng để phát triển bền
vững và đảm bảo an ninh quốc phòng. Biển Đông là biển chung của 9 quốc gia bao
gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonesia,
Brunay và Philippin. Nước ta có vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 1 triệu km2 với
hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo chụm lại thành quần đảo, trong đó có hai quần
đảo ở ngoài khơi xa là Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay, vấn đề biển đảo ở nước ta
rất được quan tâm, nhưng các nghiên cứu khoa học về biển đảo còn chưa nhiều, thiếu
thông tin thực tế, gây cản trở việc tiến ra biển, khai thác biển đảo hiệu quả.
Quần đảo Phú Quý và cũng là một huyện đảo của tỉnh Bình Thuận, có hệ toạ
độ địa lí từ 9o50’B đến 10o45’B và từ 108o20’Đ đến 109o20’Đ, cách thành phố Phan
Thiết 56 hải lí (khoảng 100km) về phía Đông Nam, cách quần đảo Trường sa
385km về phía Tây Bắc, cách Vũng Tàu 200km về phía Đông. Ngày 27 – 4 – 1977,
huyện đảo Phú Quý chính thức được thành lập theo Quyết định số 329-CP của Hội

đồng Chính phủ trên cơ sở đảo Phú Quý, khi đó thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 3 xã:
Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh. Ngày 26-12-1991, tỉnh Thuận Hải được tách
thành 2 tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận, huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình
Thuận. Đây là một huyện đảo đông dân cư với 27 744 người năm 2015 (Theo số
liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận) [8], mật độ dân số trung bình là 1541
người/km2 cao nhất so với các huyện, thành phố khác của tỉnh Bình Thuận. Huyện

11


đảo có lịch sử cư trú và phát triển lâu đời, nhưng đến nay vẫn chưa thực sự phát
triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có.
Nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo, trong đó có huyện đảo Phú
Quý đối với an ninh chính trị, toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, học viên đã quyết định lựa chọn chủ đề biển đảo, mà cụ thể là: “Đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển bền vững và đảm bảo an ninh
quốc phòng huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Biển ngày càng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chính trị trên thế giới, đó cũng là lí do các vấn đề liên quan đến biển được quan tâm
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia biển theo đúng nghĩa về tỉ lệ chiều dài đường bờ
biển với diện tích đất liền, văn hóa biển, dân cư miền biển, kinh tế biển đã xuất hiện
và ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Với một vùng biển giàu có, nhiều tiềm năng,
Việt Nam cũng ý thức được những thuận lợi có được, quan tâm đầu tư và hướng ra
biển, nhưng cho đến nay việc khai thác biển của nước ta còn có nhiều hạn chế và
chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vấn đề chủ quyền và an ninh quốc phòng biển
đảo còn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Để khai thác biển đảo hiệu quả và bền vững
thì trước nhất cần phải hiểu về đặc điểm của biển đảo nước ta từng vùng, từng khu
vực. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ 20 đến nay, đã có nhiều công trình, dự án, báo
cáo cấp nhà nước, cấp bộ,... nghiên cứu về các vùng biển Việt Nam, có thể kể đến:

- Điều kiện tự nhiên các hải đảo ven bờ Việt Nam (Ba Mùn, Phượng Hoàng,
Cù Lao Chàm, Hòn Tre, Côn Sơn, Bảy Cạnh, Phú Quý, Hòn Thơm, Phú Quốc), Báo
cáo Đề tài cấp Nhà nước 48B-05-01 (Trần Quang Ngãi năm 1990).
- Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất vùng đảo Phú Quý - tỉnh Bình
Thuận, Liên Đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Trung (Phạm Văn Năm năm 1997).

12


- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Phú Quý – Dự án ven bờ (Nguyễn
Viết Thịnh năm 2002).
- Qui hoạch chung xây dựng đảo Phú Quý, Huyện Phú Quý - Tỉnh Bình
Thuận (Bộ Xây dựng năm 2002).
- Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quý thời kì 2006-2020,
(Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận năm 2007).
- Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một
số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp
nhà nước KC.09.12 (Lê Đức Tố năm 2005).
- Đề tài: "Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập
khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa
Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi” (Đỗ Văn Khương
năm 2008).
- Thành phần loài và nguồn lợi rong biển, cỏ biển đảo Phú Quý (Cù Lao
Thu), Bình Thuận. Tuyển tập Nghiên cứu biển, XVI: 225-243 (Nguyễn Hữu Đại,
Phạm Hữu Trí, Nguyễn Xuân Vị năm 2009).
- Nghiên cứu, đánh giá bước đầu tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn hơn
80 mét và đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác hợp lí tài nguyên nước cho huyện
đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Viện Địa lý Tài Nguyên – Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam năm 2015).
Tuy nhiên, việc đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên gắn

với phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng ở huyện đảo Phú Quý
còn hạn chế. Vì vậy, với đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ có những
đóng góp thiết thực, mới mẻ và tin cậy về điều kiện tự nhiên huyện Phú Quý, tỉnh
Bình Thuận, cũng như đề xuất hướng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc
phòng của huyện đảo.

13


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên huyện
đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong phát triển bền vững và đảm bảo an ninh
quốc phòng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên phục vụ phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên huyện đảo Phú Quý
từ vị trí địa lí, địa chất – địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật,
cảnh quan.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Phú Quý đối với phát triển bền vững và
đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Đưa ra các đề xuất định hướng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc
phòng ở huyện đảo Phú Quý.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Không gian nghiên cứu
Bao gồm toàn bộ phần diện tích của huyện đảo Phú Quý (10 đảo và phần
thềm lục địa, lãnh hải bao quanh các đảo của huyện đảo Phú Quý).
4.2. Nội dung

- Nghiên cứu các đối tượng thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lí, địa
chất – địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan của
huyện đảo Phú Quý.

14


- Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên đến phát triển bền vững và đảm
bảo an ninh quốc phòng huyện đảo Phú Quý.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành
một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là một hệ thống. Quan điểm hệ thống là
một quan điểm khoa học rất phổ biến trong nghiên cứu địa lí. Các yếu tố tự nhiên
trên một lãnh thổ luôn luôn có tác động qua lại, quan hệ với nhau chặt chẽ tạo nên
một hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động.
Vận dụng quan điểm này trong đề tài, huyện đảo Phú Quý được xem như là
một hệ thống lãnh thổ tự nhiên bao gồm các hợp phần : Địa chất, địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật,….Hệ thống tự nhiên này là một hệ thống
con của hệ thống khu tự nhiên, miền tự nhiên, đồng thời nó lại chứa đựng nhiều hệ
thống cấp thấp hơn: cảnh, diện địa lí,… Trong hệ thống này có sự tương tác giữa hệ
thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Đề tài này được thực hiện dựa trên
những nguyên lí cụ thể sau:
+ Mỗi thành phần tự nhiên phải được nghiên cứu tổng hợp trong mối liên hệ
biện chứng với các hiện tượng và các thành phần khác về không gian lãnh thổ cũng
như về thời gian và động lực phát sinh.
+ Mỗi thành phần hoặc đơn vị lãnh thổ Địa lí tự nhiên đều có quá trình phát
sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ lượng đến chất thông qua những
bước nhảy vọt.

+ Quá trình tồn tại và diễn biến của các thành phần và địa hệ đều tuân thủ
theo các quy luật Địa lí tự nhiên, đồng thời chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế
xã hội,…

15


Đề tài giới hạn trong phạm vi đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của
huyện đảo Phú Quý, vì vậy tất cả các yếu tố tự nhiên đều được trình bày, phân tích,
đánh giá dựa trên một hệ thống có mối liên hệ, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến
quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể. Vì vậy, các
quá trình nghiên cứu không thể tách khỏi lãnh thổ đó. Đồng thời lãnh thổ nghiên
cứu lại nằm trong một lãnh thổ lớn hơn, và có nhiều mối quan hệ với các lãnh thổ
xung quanh cả về tự nhiên và kinh tế, xã hội. Chính vì thế, lãnh thổ nghiên cứu sẽ
vừa mang đặc điểm chung lại vừa có đặc điểm riêng biệt.
Theo quan điểm này, một mặt, đề tài nghiên cứu trong lãnh thổ huyện đảo
Phú Quý, mặt khác, đồng thời nghiên cứu mối liên hệ giữa Phú Quý với các khu
vực lân cận trong vùng biển phía Nam và các vùng biển khác. Qua đây có thể dễ
dàng nhận thấy và khắc sâu hơn những nét riêng biệt về điều kiện tự nhiên của
huyện đảo so với các huyện đảo khác trong cả nước.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên trên lãnh thổ để đưa
ra những đánh giá xác thực, phù hợp về việc sử dụng hợp lí, hiệu quả điều kiện tự
nhiên để phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng huyện đảo Phú Quý.
5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu địa lí tự nhiên không phải là nghiên cứu các thành phần
riêng lẻ của đối tượng tự nhiên mà luôn xem xét, phân tích và đặt chúng trong mối
quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của một lãnh thổ cụ thể.
Nghiên cứu dựa trên quan điểm tổng hợp ở đề tài này là đưa ra những đánh giá,

định hướng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng dựa trên tất cả các
yếu tố của tự nhiên : địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, hải
văn,... không xem nhẹ cũng như ưu tiên bất kì yếu tố nào, đảm bảo được sự phát
triển tổng hợp và hệ thống.

16


5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đối với bất kì vùng, lãnh thổ nào khi khai thác tiềm năng phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, nguyên tắc phát triển bền vững cần được đặt lên hàng đầu. Thực tế
đã cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm về phát triển không bền vững đem lại những
hậu quả khủng khiếp và lâu dài cho môi trường. Trong nhiều trường hợp, kinh phí
cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm hoặc hoàn nguyên môi trường còn lớn hơn nhiều lợi
nhuận thu được từ việc khai thác tài nguyên không bền vững. Mức độ bền vững của
hệ thống cảnh quan trong khu vực nghiên cứu cũng là thước đo mức độ bền vững
của các chính sách phát triển và bảo tồn. Gắn với đề tài này, một lãnh thổ hải đảo có
tính chất gắn với môi trường biển, cách xa đất liền, rất nhạy cảm về môi trường, hệ
sinh thái, thì nguyên tắc phát triển bền vững càng trở nên quan trọng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm có được
nguồn tư liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu. Tổng hợp và phân tích
các tư liệu có liên quan để có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu. Qua
việc thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng phát
triển bền vững, an ninh quốc phòng huyện đảo Phú Quý làm cơ sở để phân tích,
đánh giá các điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển bền vững, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
5.2.2. Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan
Phân tích và đánh giá cảnh quan sử dụng trong đề tài này là từ việc phân tích

để xác định được đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ và đặc điểm
phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý để xác định mức độ thích hợp của
các thể tổng hợp địa lí tự nhiên đối với phát triển bền vững, từ đó đưa ra các đề
xuất, kiến nghị sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường.
5.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí
Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Bản đồ vừa là
phương pháp nghiên cứu, vừa là kết quả của quá trình nghiên cứu. Trong quá trình
17


nghiên cứu, phương pháp bản đồ được sử dụng khá phổ biến, thể hiện trong các
khâu: sử dụng các bản đồ thu thập được để tìm hiểu các đối tượng địa lí tự nhiên,
biên tập bản đồ các thành tố tự nhiên, bản đồ cảnh quan ở thời điểm hiện tại để trình
bày, minh chứng cho kết quả nghiên cứu.
Bằng cách tạo ra các bản đồ và các dạng khác của thông tin ở dạng số. Viễn
thám và GIS cho phép tạo ra và hiển thị kiến thức về mặt địa lí theo những phương
pháp đã có và phương pháp mới. Nó giúp chúng ta có thể nhận thức, quản lí các
hoạt động và các nguồn tài nguyên.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo ý
kiến của các nhà khoa học, những người có chuyên môn trong các lĩnh vực địa lí,
cảnh quan học, môi trường, quy hoạch lãnh thổ,... để làm khách quan, chính xác kết
quả nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm: Phần mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung bao gồm các chương sau:
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên,
phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng hải đảo
Chương II. Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển bền vững và đảm
bảo an ninh quốc phòng huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

Chương III. Đề xuất định hướng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc
phòng huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

18


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ
ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG VÙNG HẢI ĐẢO
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử
dụng trực tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các
nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không
thể tiến hành tham gia sản xuất được, ví dụ như địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước,
độ ẩm…
Đánh giá: là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Đánh giá điều kiện tự nhiên: Bản chất của việc đánh giá ĐKTN là so sánh,
đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng
với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động
kinh tế - xã hội của con người.
1.1.2. Phát triển bền vững vùng hải đảo
Phát triển bền vững là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã
hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của
ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai. Sự phát triển thực sự
phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong
môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững mà
loài người hướng tới.

Trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam), có nội dung về “Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải
đảo và phát triển tài nguyên biển”, với các chính sách sau: [6]
 Về chính sách, pháp luật:

19


- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và quản lí tài nguyên, môi
trường biển theo quan điểm phát triển bền vững. Chiến lược này bao gồm các nội
dung phân vùng chức năng biển và ven biển, quản lí tổng hợp các hoạt động khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và
ven biển, quy hoạch phát triển đô thị và dân cư ven biển, phát triển các ngành nghề
đa dạng và cải thiện đời sống cho những cộng đồng dân cư ven biển, phòng ngừa và
làm giảm tác hại của thiên tai ven biển, trước hết là bão, lụt, sạt lở, nước dâng, tăng
cường năng lực quản lí môi trường biển và ven biển, phòng ngừa và ứng phó với
các sự cố môi trường biển.
- Hình thành một thể chế liên ngành, thống nhất quản lí vùng biển và bờ biển.
Cần đổi mới cách lập quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lí chủ yếu nhằm đạt
được lợi ích kinh tế cục bộ của ngành mà ít chú ý đến vấn đề bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường. Cần có chế tài buộc phải lồng ghép các vấn đề bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường vào trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế
của ngành. Trước mắt, các ngành khai thác dầu khí, giao thông vận tải thuỷ, thuỷ
sản, lâm nghiệp, du lịch cần có chương trình phối hợp để cùng khai thác hợp lí, bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển và ven biển.
- Tiến dần đến khoán, giao quyền sử dụng mặt biển trong phạm vi cho phép
cho người sản xuất nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi trồng hải sản.
- Tham gia và lập kế hoạch thực hiện các hiệp định và chương trình hành
động quốc tế và khu vực về đánh cá, sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi biển,
bảo vệ đa dạng sinh học biển.

 Về kinh tế:
- Đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lí.
- Phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản trong nước lợ, nước mặn ven
biển theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng
công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lí, tiết kiệm sản phẩm của nghề thuỷ
sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập ngoại tệ qua xuất khẩu.

20


- Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá bao gồm các hoạt động cảng
cá, sửa chữa và đóng tàu, ngư cụ, lưới, cung cấp các dịch vụ, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm, hết sức chú trọng công tác thông tin liên lạc, cứu nạn, cứu hộ các
ngư dân và tàu thuyền đánh cá.
- Phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề để tăng khả năng tạo việc làm,
xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho các cộng đồng ngư dân ven biển,
giúp cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và ven biển
được tốt hơn.
 Về môi trường:
- Thiết lập và quản lí hiệu quả các khu bảo tồn biển và ven biển.
- Đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành và quốc gia.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven
biển, công nghệ ứng cứu sự cố môi trường biển (tràn dầu, đắm tàu, ngập mặn...).
1.1.3. An ninh quốc phòng vùng hải đảo
1.1.3.1. Các khái niệm liên quan
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 [7], các khái
niệm liên quan được đề cập đến như sau:
- “Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước
triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỉ lệ lớn đã được
quốc gia ven biển chính thức công nhận” (điều 5).

- Nội thuỷ: “Các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải là nội
thuỷ của quốc gia” (điều 8). Theo định nghĩa này thì nội thuỷ bao gồm cửa sông,
vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển...
vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thuỷ. Nội thuỷ được coi như là bộ phận lãnh
thổ trên đất liền của một quốc gia.
- Lãnh hải (hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ”) là một dải biển ven bờ nằm
ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thuỷ của quốc gia ven biển, có chiều
rộng không quá 12 hải lí, kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.
Lãnh hải được xác định thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển. Chủ

21


quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải cũng như đối
với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải. Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải
nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia đó. Đối với
các đảo riêng biệt, đáp ứng đúng định nghĩa đảo nêu trong Công ước Luật Biển năm
1982, thuộc về một quốc gia ven biển, nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải chung
của quốc gia đó, thì lãnh hải của từng đảo này cũng được xác định như trên.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải : ở trên một vùng giáp với lãnh hải, được gọi là
vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lí kể
từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn
cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí khi bờ ngoài của rìa
lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Điều 76). Như vậy thềm lục địa
pháp lí của quốc gia ven biển là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, bao gồm
toàn bộ rìa lục địa (thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa). Ở
nơi nào, rìa lục địa không ra đến 200 hải lí thì thềm lục địa pháp lí được mở rộng ra

đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ở nơi nào, rìa
lục địa vượt quá 200 hải lí thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định: nối
các điểm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ các điểm
đó đến chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60
hải lí. Giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không được vượt quá 350 hải lí tính từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hay không được cách đường đẳng sâu
2500 m nước một khoảng cách vượt quá 100 hải lí.
- “Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lí kể từ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”(Điều 57).
- “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi (haut-fonds découvrants) là những vùng đất nhô
cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều
lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc

22


một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước
triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính
chiều rộng của lãnh hải. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa
hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chung không
có lãnh hải riêng” (điều 13).
- Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng
đất này vẫn ở trên mặt nước. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định
theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống
kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa (Điều 121).
1.1.3.2. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa
Ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề biển đảo, đặc biệt là các vùng biển và thềm

lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo thời gian, hàng loạt tuyên bố, nghị định,
nghị quyết, hiệp định được thông qua và ban hành nhằm khẳng định và củng cố
vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và thềm lục địa ở Biển Đông.
Có thế kể đến:
(1) Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam.
(2) Nghị định số 30-CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài
hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Nghị định số 31-CP ngày 29 tháng 11 năm 1980 của Hội đồng Chỉnh phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định việc tàu thuyền đánh cá nước
ngoài tiến hành hoạt động nghề cá trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

23


(4) Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
(5) Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển
năm 1982 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì
họp thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 1994.
(6) Nghị định số 242-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 5 tháng 8 năm
1991 về việc Ban hành quy định về các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài
vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
(7) Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản (Ban hành kèm theo Nghị định số 85/CP ngày 22 tháng 11 năm
1993 của Chính phủ).

(8) Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
(9) Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
(10) Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Vương quốc Thái Lan về Phân định ranh giới trên biển giữa hai nước
trong Vịnh Thái Lan.
(11) Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia.
(12) Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia về Phân định ranh giới thềm lục địa.
(13) Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 161/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển.
Những văn bản trên đều có mục đích khẳng định chủ quyền của Việt Nam
trên vùng Biển Đông, thỏa thuận về phân định vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc
quyền kinh tế, hợp tác khai thác vùng biển chung với các nước ven bờ. Trong nhiều
thông cáo báo chí, Nghị định của Chính phủ đều nhắc lại và khẳng định một số vấn
đề chủ chốt sau: [35]

24


×