Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.81 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

--------/--------

-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƯƠNG THỊ THU HUỲNH

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2017


Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THU HÀ

Phản biện 1:


Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về
thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ
máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà
nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khoá X đã nêu rõ: “Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem
đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động
của nhân dân và doanh nghiệp. Tiến hành rà soát tất cả các thủ tục hành
chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai
pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự
phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân; cần tập trung chỉ đạo tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này”.
Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và
tổ chức trong xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh
bạch; để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn
lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều
kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn một số nhược điểm như:
Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề
nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, chưa rõ ràng về trách nhiệm;
chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành
chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công
khai, minh bạch. Hậu quả là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do,
3


lợi ích của công dân và tổ chức, ảnh hưởng đến công việc chung của cơ
quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác quốc tế. Trong nước xuất
hiện nhiều căn bệnh mới, đó là gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ
thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí
phát sinh. Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu chính đáng
của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là
khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước.
Cải cách thủ tục hành chính từ trước tới nay, phần lớn chủ yếu tập
trung từ Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, công tác cải cách
thủ tục hành chính cấp huyện và các thành phố vẫn chưa thật sự được quan
tâm một cách toàn diện, vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Chất lượng
đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện cải
cách thủ tục hành chính. Một số thủ tục hành chính hiện nay còn rườm rà,
dẫn đến mất nhiều thời gian giải quyết, gây phiền hà cho người dân. Nếu

thủ tục hành chính tại thành phố Lạng Sơn được cải cách theo hướng đơn
giản hóa, tập trung đẩy mạnh sự thuận tiện, công khai và dân chủ hơn nữa
so với hiện tại thì hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước sẽ được nâng cao, khoảng cách giữa nhà nước với nhân dân được rút
ngắn tối đa và từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói
riêng và của toàn tỉnh nói chung. Vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính ở
thành phố Lạng Sơn – nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước – đã trở thành
khâu đầu tiên và quan trọng trong việc giảm gánh nặng trong giải quyết các
thủ tục hành chính cho người dân ở các cấp cao hơn.
Thành phố Lạng Sơn là nơi được tỉnh quan tâm chỉ đạo và sớm thực
hiện trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong quá trình thực hiện
công tác cải cách hành chính nhà nước, thành phố luôn đảm bảo thực hiện
theo sự chỉ đạo của cơ quan Trung ương, bắt đầu công cuộc cải cách từ

4


công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ yếu tố thể chế, đến bộ máy quản lý, đội ngũ
cán bộ công chức và tài chính công.
Trong quá trình cải cách theo sự chỉ đạo của Trung ương cũng có trọng
tâm, trọng điểm cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Mặc dù bắt đầu thực hiện
từ khi có Nghị quyết 38/CP của Chính phủ nhưng thực chất có sự đầu tư,
quan tâm nhiều đến công tác này là từ khi thực hiện chương trình tổng thể
cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Hiện nay, thành
phố Lạng Sơn đang thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính
của giai đoạn 2010 - 2020 nhưng vẫn còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp vẫn
còn rườm rà. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước
chưa có sự đồng bộ, nhiều thủ tục hành chính chưa thực sự công khai,
minh bạch để tạo sự thuận tiện. Một bộ phận cán bộ chưa thực sự niềm nở,

thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân. Chính vì
còn một số hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành
phố Lạng Sơn như vậy nên bản thân tôi lựa chọn đề tài này, mong muốn
đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cải cách thủ
tục hành chính, mang đến nhiều sự thuận tiện cho người dân cũng như góp
phần vào công cuộc cải cách chung của quốc gia. Từ những lý do nêu trên,
tác giả chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính nói chung, và cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng đã có
nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, nhiều văn bản pháp luật

5


của nhà nước ban hành; có hàng loạt các công trình khoa học nghiên cứu
và đã được công bố, đăng tải từ trung ương đến địa phương.
* Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” của GS Mai Hữu
Khuê và PGS.TS Bùi Văn Nhơn (Nxb Chính trị Quốc gia, 1996);
- “Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn” do GS.TSKH Nguyễn
Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn biên soạn (Nxb Chính trị Quốc gia,
2002);
- “Cải cách thủ tục hành chính” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003),
GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn;
- Các tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị, Đoàn
Trọng Truyến với cuốn sách “Cải cách hành chính địa phương – Lý thuyết
và thực tiễn” (Nxb Giáo dục, 2003);

- PGS.TS Võ Kim Sơn trong “Cải cách nền hành chính nhà nước một
quá trình tất yếu và liên tục” (Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2004);
- Ông Thang Văn Phúc - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ với “Cải cách
thủ tục hành chính nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” (Nxb
Thống kê, Hà Nội 2007);
- GS.TSKH Đào Trí Úc với “Đánh giá kết quả cải cách hành chính và
các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta” (Nxb
Chính trị Quốc gia, 2008);
- Tác giả Điệp Văn Sơn trong “Cải cách hành chính – Những vấn đề
cần biết” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008);
- “Một số văn bản pháp luật về quản lý hành chính, cải cách thủ tục
hành chính trong cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội” (Nxb
Chính trị Quốc gia, 2009);

6


- “Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước” (Nxb Chính trị Quốc
gia, 2010) của GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm;
- “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước” (Nxb Chính trị
Quốc gia, 2013) do PGS.TS Nguyễn Hữu Hải chủ biên.
* Ngoài ra còn có hàng loạt các công trình nghiên cứu, đề tài đã
từng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách hành chính nhà
nước như sau:
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Văn Tấn với đề tài: “Cơ chế một
cửa, một cửa liên thông - Nghiên cứu thực tiễn tỉnh Đồng Tháp”, năm
2011;
- Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công của tác giả Đỗ Ngọc Lan:
“Quản lý chất lượng cải cách hành chính theo mô hình “một cửa liên

thông” tại Ủy ban Nhân dân các quận thành phố Hải Phòng”, năm 2011;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Toan với đề tài: “Cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh
doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh”, năm 2012;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Vân Huyền với đề tài: “Nâng cao
hiệu quả phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân phường tại
thành phố Hà Nội”, năm 2012;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Văn Thị Hoàn với đề tài: “Đổi mới thủ
tục hành chính trong tuyển dụng viên chức”, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Mai Thị Thơm với đề tài: “Cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa về cấp phép xây dựng từ thực tiễn
quận Hoàn Kiếm - Hà Nội”, năm 2013;

7


- Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công của tác giả Đào Thị Oanh:
“Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân”, năm
2014.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, để từ
đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cải
cách thủ tục hành chính tại thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ như
sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và

cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố
Lạng Sơn.
- Chỉ ra được một số kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
trong việc thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy
ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân
dân thành phố Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Lạng Sơn.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; những quan điểm của Đảng và Nhà
nước về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói
riêng trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn đã sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu
thực địa; phương pháp thống kê, v.v… để từ đó phân tích định lượng công
tác cải cách thủ tục hành chính, làm rõ những kết quả đã đạt được trong
việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ
thống và tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về cải cách hành chính và cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân
dân thành phố Lạng Sơn, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của
quá trình cải cách. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hơn
nữa hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính tại địa phương.

9


Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thực hiện tốt công
tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban
nhân dân thành phố Lạng Sơn nói riêng và có thể nhân rộng ra các đơn vị
khác trong phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn.
Các số liệu, thông tin thực tế của luận văn có thể giúp các nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách làm cơ sở để xây dựng các quy định phù
hợp với thực tế hơn. Công trình còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, giúp cho các trung tâm đào tạo
chính trị, trường Chính trị tỉnh có được những thông tin đáng tin cậy để áp
dụng trong giảng dạy và liên hệ thực tiễn trong công tác cải cách thủ tục
hành chính.
Các giải pháp đưa ra trong luận văn này có thể được ứng dụng vào thực

tiễn cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
tại Ủy ban nhân dân Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh lạng sơn”.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa liên thông.
Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.
Chương 3. Một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
MỘT CỬA LIÊN THÔNG

1.1. Khái quát về thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về
thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan
hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá
nhân công dân.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Một là, thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước.

Hai là, giải quyết công việc của nhà nước và công việc liên quan đến
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân.
Ba là, quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động định hướng,
mang tính mệnh lệnh cưỡng chế.
Bốn là, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp.
Năm là, thủ tục hành chính gắn chặt với công tác văn thư, việc ban
hành, sử dụng và quản lý văn bản trong cơ quan nhà nước.
Sáu là, thủ tục hành chính phải có những thay đổi kịp thời theo nhu cầu
của thực tế cuộc sống.
1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước
với nhân dân và các tổ chức, biểu hiện trình độ văn hóa giao tiếp, văn hóa
điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính.

11


1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
* Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước
* Phân loại theo công việc của cơ quan Nhà nước
* Phân loại theo chức năng chuyên môn hoạt động của các cơ quan
* Phân loại theo quan hệ công tác
* Thủ tục hành chính văn thư
1.2. Cải cách thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa liên thông
1.2.1. Một số quan niệm về cải cách thủ tục hành chính
1.2.1.1. Khái niệm cải cách hành chính
Cải cách hành chính chỉ quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt
mục tiêu hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính nhà
nước nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền

hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
1.2.1.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là quá trình rà soát, đánh giá để loại bỏ
những bước, thủ tục bất hợp lý, không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc
ban hành các thủ tục hành chính mới theo quy định của pháp luật và triển
khai thực hiện công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các
hình thức thiết thực và thích hợp.
1.2.1.3. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện để tăng cường, củng cố mối
quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà
nước của nhân dân.
1.2.2. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, là khâu đột phá của cải cách hành chính.

12


Thứ hai, giúp gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính với môi
trường kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Thứ ba, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám
sát thực thi công vụ của nhân dân.
Thứ tư, tạo ra sự phối kết hợp giữa các phòng ban, các cơ quan có liên
quan.
Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm tiền của, xây dựng
được môi trường pháp lý lành mạnh.
1.2.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
1.2.3.1.Các khái niệm có liên quan
Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước tại
một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính

nhà nước.
Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá
nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các
cấp tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan
hành chính nhà nước.
1.2.3.2. Bản chất của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa liên thông
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông nhằm
chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, hướng tới nền hành
chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
1.2.3.3. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa liên thông
- Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính.
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện.

13


- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước
trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.
- Việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật.
1.2.3.4. Cơ quan và phạm vi áp dụng cơ chế một cửa liên thông
- Các cơ quan áp dụng cơ chế một cửa liên thông: Các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
và các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa
phương.
- Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: Thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành

dọc đặt tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
1.2.3.5. Ý nghĩa của cơ chế một cửa liên thông
Thứ nhất, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước.
Thứ hai, góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm; kỹ năng nghiệp
vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ,
công chức.
Thứ ba, bước đầu tạo lập niềm tin vào cơ quan công quyền.
1.2.3.6. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông
* Quy trình thực hiện cơ chế một cửa
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Chuyển hồ sơ
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
* Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông

14


- Quy trình liên thông:
+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
cơ quan chủ trì giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ;
1.3. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông ở một số địa phương
1.3.1. Thành phố Hải Phòng
1.3.2. Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
1.3.3. Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lạng Sơn


15


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương một, tôi đã tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận,
cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn những vấn đề cơ bản nhất về cải cách hành
chính, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, cụ thể
như sau: Hệ thống hoá những nội dung cơ bản về cải cách hành chính, cải
cách thủ tục hành chính; sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính; ý
nghĩa của cải cách thủ tục hành chính; tập trung vào nghiên cứu cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, hiểu được bản chất của
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông; nguyên tắc
thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông; cơ
quan và phạm vi áp dụng cơ chế một cửa liên thông; ý nghĩa của cơ chế
một cửa liên thông và quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Đồng
thời nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa liên thông tại một số tỉnh như Kiên Giang, Cần Thơ, Thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là những nội dung lý thuyết cơ bản
nhất để tôi lấy đó làm cơ sở giải quyết những nội dung của các chương tiếp
theo.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm đô thị loại III của tỉnh Lạng Sơn, có
diện tích khoảng 78.11 km2, bao gồm 5 phường và 3 xã, là huyết mạch
nhiều đầu mối giao thông quan trọng của cả tỉnh với các tỉnh bạn và quốc
gia Trung Quốc.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thành phố Lạng Sơn là cửa ngõ để lưu thông hàng hóa với quốc gia
Trung Quốc, với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh, vì vậy thành phố
Lạng Sơn nhanh chóng trở thành trở thành một thành phố thương mại.
2.2. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
2.2.1. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính
Để hướng tới thành công trong sự nghiệp cải cách hành chính công,
nhiệm vụ tiên quyết cần hoàn thiện là cải cách thủ tục hành chính. Chính
phủ đã nêu rõ nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết số
30c/NQ-CP về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 – 2020.
2.2.2. Tình hình thực hiện cải cách TTHC tại UBND thành phố Lạng
Sơn
2.2.3. Những kết quả đạt được trong cải cách TTHC trên một số lĩnh
vực

17


* Về cải cách thủ tục hành chính
* Về thống kê kết quả giải quyết thủ tục hành chính
* Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
TTHC
2.2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
2.2.3.1. Tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một
cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
2.2.3.2. Quy trình, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ
ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Chuyển hồ sơ
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
2.2.2.3. Các loại thủ tục hành chính được giải quyết
* Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép về chặt cây
xanh đô thị
* Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
* Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài
2.3. Đánh giá, nhận xét chung
2.3.1. Những mặt đạt được
Một là, thủ tục hành chính được quy định chặt chẽ và cụ thể hơn.
Hai là, nhiều thủ tục hành chính được xây dựng mới, được sửa đổi,
hoàn thiện.
Ba là, có nhiều văn bản mới được ra đời theo hướng tích cực.

18


2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
- Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức ở các phòng, ban sách nhiễu,
gây phiền hà cho nhân dân.
- Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính chưa đủ mạnh
và thiếu chiều sâu.

- Còn có một bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng nhờ cậy vào quan hệ
thân quen khi có nhu cầu giải quyết công việc tại cơ quan.
- Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết một số loại hồ sơ vẫn còn
phức tạp.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giải quyết thủ tục hành chính
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Sự phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính đôi khi còn chưa
có sự thống nhất.
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, công tác chỉ đạo;
Thứ hai, cách hiểu không đồng nhất về thủ tục hành chính;
Thứ ba, cơ chế thực hành dân chủ chưa thường xuyên;
Thứ tư, sự chồng chéo các văn bản về hướng dẫn thực hiện thủ tục;
Thứ năm, công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính chưa
hiệu quả;
Thứ sáu, sự bất cập từ chính bản thân tổ chức, công dân;
Thứ bảy, cơ sở vật chất còn hạn chế.

19


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân
thành phố Lạng Sơn đã được triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực, tuy
nhiên, hiện nay, công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông mới chỉ áp dụng trên ba lĩnh vực là cấp giấy phép chặt phá cây
xanh đô thị, đăng ký kinh doanh và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Từ khi cơ chế mới được áp dụng thực hiện, người dân và doanh nghiệp
được phục vụ ngày càng tốt hơn, được tạo điều kiện thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả, đồng thời góp phần vào công
cuộc cải cách nền hành chính nhà nước.
Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông đã làm thay đổi bộ mặt của
Ủy ban nhân dân thành phố, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở
hành chính và công nghệ thông tin, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được
tiến trình giải quyết công việc của mình; góp phần tăng cường năng lực,
trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ
phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước,
nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn những hạn chế
nhất định như: việc triển khai cơ chế một cửa liên thông còn thiếu đồng bộ,
thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo đơn vị
hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyết thống nhất; quan hệ phối
hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cơ quan hành chính còn nhiều thiếu sót,
còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu
những hạn chế đó cần có những phương hướng và giải pháp thiết thực.

20


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN
THÔNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Việc cải cách hành chính xuất phát từ chính bộ máy của nhà nước để
phục vụ tốt hơn đối với tổ chức và công dân trong xã hội.
3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến rà soát và đánh giá các thủ tục
hành chính hiện hành
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến khâu giải quyết và tổ chức thực
hiện thủ tục hành chính
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến khâu soạn thảo văn bản
3.2.4. Nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục
hành chính
3.3. Một số kiến nghị cho thời gian tới
3.3.1. Đối với Chính phủ
* Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
* Về hệ thống chính sách tiền lương và tăng biên chế hợp lý
3.3.2. Đối với tỉnh Lạng Sơn
3.3.3. Đối với thành phố Lạng Sơn
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải cách hành chính
và công tác chỉ đạo.
Thứ hai, tăng cường kinh phí cho công tác cải cách hành chính.
Thứ ba, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo.

21


Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dịch vụ công.
Thứ sáu, tiếp tục xây dựng các quy trình liên thông và phần mềm quản
lý đối với các lĩnh vực còn lại.
Thứ bảy, chủ động xây dựng đề án mô hình một cửa linh hoạt và thân
thiện, mô hình chính quyền điện tử.
Thứ tám, thường xuyên kiểm tra, bố trí sắp xếp công chức hợp lý, đúng
với chuyên môn.


22


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên một số đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, với
những kết quả đạt được, một số khó khăn và nguyên nhân đã đề cập ở
chương 2. Trong chương 3 này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên
thông tại địa phương trên 2 cơ sở: thực trạng thủ tục hành chính tại tỉnh
Lạng Sơn và mục tiêu chung của công tác cải cách nền hành chính Nhà
nước. Đồng thời, tác giả đưa ra 4 phương hướng giải pháp liên quan đến:
nội dung cải cách, khâu soạn thảo văn bản, khâu giải quyết, tổ chức thực
hiện thủ tục hành chính và nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra quá trình
thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất
một số kiến nghị đến các cơ quan hành chính liên quan, chỉ đạo, lãnh đạo
trực tiếp đến công tác cải cách hành chính, cụ thể là đề xuất với Chính phủ,
với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Thành phố Lạng Sơn. Thông qua
những giải pháp và đề xuất đó, tác giả hi vọng có thể đóng góp cho công
tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong thời
gian tới sẽ được thông suốt và hiệu quả hơn.

23


KẾT LUẬN

Cải cách hành chính là một khâu đột phá để xây dựng nền hành chính
trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Cải cách

thủ tục hành chính là cắt bỏ những quyền lực cản trở, nhũng nhiễu, làm rối
loạn bộ máy hành chính. Do vậy, cải cách hành chính không chỉ có ý nghĩa
kinh tế mà còn quan trọng hơn góp phần tích cực xây dựng bộ máy hành
chính nhà nước trong sạch vững mạnh, đáp ứng lòng tin yêu người dân,
doanh nghiệp. Nhiều người không hiểu quy trình làm việc, hoặc nếu hiểu
biết thì bớt xén quy trình. Không có đủ năng lực tự giải quyết công việc,
không ý thức được trách nhiệm công vụ, nhiều cán bộ, công chức làm việc
theo kiểu nhìn trước, ngó sau, đoán ý cấp trên, liên kết thành “nhóm lợi
ích” để gây khó dễ, làm chậm quá trình thực hiện công việc.
Làm cho thủ tục hành chính trở nên gọn nhẹ, dễ tiếp cận, dễ thực hiện,
dễ thực hiện và mang lại lợi ích chính đáng cho dân, cho doanh nghiệp là
đòi hỏi bức bách của thực tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Cải cách hành chính là yêu cầu cấp thiết cũng là tiền đề để xây dựng một
nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại, vận hành thông suốt và hiệu
quả. Kỷ cương hành chính là rường cột, là đòn bẩy để thúc đẩy sự vận
động đi lên của xã hội và là yếu tố không thể thiếu với bất kỳ chủ thể hành
chính nào. “ Việc gì lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho
dân phải hết sức tránh”. Giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành
chính, siết chặt kỷ cương hành chính đều hướng tới một mục đích chung là
phục vụ người dân tốt hơn và đây cũng là yêu cầu của một nền hành chính
hiện đại.
Qua quá trình nghiên cứu việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa liên thông tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tác giả có được

24


những nhận xét về những mặt tích cực và tồn tại, nguyên nhân của những
tồn tại đó và từ đó xác định những giải pháp cụ thể việc thực hiện thủ tục
hành chính tại thành phố Lạng Sơn ngày càng hoàn thiện và làm tiền đề

cho việc xây dựng mô hình thực hiện thủ tục hành chính chuẩn cho cả
nước.
Thành phố Lạng Sơn là thành phố duy nhất và trung tâm của tỉnh, là
nơi thực hiện thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông đầu tiên
của tỉnh, sau đó một số các Sở, ban ngành khác mới thực hiện. Thực hiện
xây dựng nâng cấp việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông thông và bước đầu cũng đạt được một số kết quả nhất định, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân tổ chức. Thực tế công tác cải cách hành chính những năm gần đây đã
cho thấy quyết tâm cao của các cấp Ủy đảng, chính quyền thành phố Lạng
Sơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng
công nghệ thông tin và khóa học kỹ thuật, đầu tư cao các công cụ hỗ trợ
cho việc triển khai và thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
của thành phố Lạng Sơn, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định về thể
chế, cách vận hành, sự phối hợp, v.v... song đã nhận được sự đồng thuận
cao của nhân dân và xã hội, đồng thời mô hình này cũng cho thấy phương
thức giải quyết những yêu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức hợp lý. Mô
hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông của thành
phố Lạng Sơn đã góp phần đáng kể vào công tác cải cách thủ tục hành
chính hướng tới các thủ tục hành chính được tinh giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức. Một mô hình
thực hiện thủ tục hành chính hướng tới hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu
quả.

25


×