Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại học tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

LÊ ĐÌNH NAM

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI CÁC LỰC LƢỢNG
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục phát triển cộng đồng
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Tính

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Lê Đình Nam




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thị Tính đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí
trong Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên cùng toàn thể các
em sinh viên trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Tác giả xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí và các em.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Luận văn còn có những thiếu sót mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Lê Đình Nam


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

(Aquired Immunodeficicencysyn rome).
Cán bộ quản lý.

CBQ

:

TNMT

: Tài nguyên môi trường.

CNH – HĐH :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo.

HIV

:

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
( Human Tmmunodeficiency Syndrom Virut)
Học sinh sinh viên.

HSSV


:

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa.

TNCS

:

PN

: Phòng ngừa.

BPGD

: Biện pháp giáo dục.

TNXH

:

Tệ nạn xã hội

VTN

:

Vị thành niên


GV

: Giáo viên

BGH

: Ban giám hiệu

Thanh niên cộng sản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................. 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 3
6. Giới hạn đề tài ...................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................... 4
8. Đóng góp mới của luận văn.............................. 6
9. Cấu trúc của luận văn ................................. 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ....... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................. 7
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................... 7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam .............. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................ 9
1.2.1. Tệ nạn xã hội ................................... 9

1.2.2.Tệ nạn xã hội trong trường học ...................... 12
1.2.3. Phòng chống tệ nạn xã hội ......................... 12
1.2.4. Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ......... 14
1.2.5 Phối hợp giữa trường đại học với các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ................. 15
1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh
viên ở trƣờng đại học .................................. 16
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên Đại học ................. 16


1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc của giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội
cho sinh viên ở trường đại học ........................... 18
1.3.3. Nội dung, hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh
viên ở trường đại học ................................. 19
1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho
sinh viên ở trường đại học .............................. 20
1.4. Một số vấn đề cơ bản về phối hợp giữa trƣờng đại học với các lực
lƣợng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên . 21
1.4.1. Mục tiêu phối hợp phối hợp giữa trường đại học với các lực lượng
xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ..... 21
1.4.2 Nội dung phối hợp giữa trường đại học với các lực lượng xã hội
trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.......... 22
1.4.3 Các hình thức phối hợp giữa trường đại học với các lực lượng xã
hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ....... 32
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động phối hợp giữ trường đại học với
các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh
viên ............................................. 33
Kết luận chƣơng 1..................................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI
CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ

NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
& MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI .............................. 36
2.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Tài Nguyên & Môi trƣờng Hà Nội ... 36
2.2 Tổ chức khảo sát ................................... 38
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................... 38
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................... 38


2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................... 38
2.2.4. Phương pháp khảo sát ............................ 38
2.3. Thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguy cơ
xâm nhập vào các trƣờng đại học .......................... 39
2.3.1. Thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Nội ....... 39
2.3.2. Những biểu hiện của tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................... 42
2.4. Thực trạng giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở
Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội .............. 43
2.4.1. Thực trạng nội dung giáo dục đã triển khai ............... 43
2.4.2. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội
cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội .. 46
2.4.3. Thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục phòng chống
tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội ........................................... 47
2.4. Thực trạng phối hợp giữa Trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi
trƣờng Hà Nội với các lực lƣợng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ
nạn xã hội cho sinh viên ................................. 48
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên, các lực lượng xã hội
và sinh viên về tệ nạn xã hội xâm nhập vào sinh viên hiện nay ..... 48
2.4.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa trường đại học Tài Nguyên và
Môi trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn

xã hội cho sinh viên .................................. 55
2.4.4. Hình thức phối hợp giữa Trường Đại học Tài Nguyên và Môi
trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ
nạn xã hội cho sinh viên ............................... 56


2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phối hợp giữa trường đại học Tài
Nguyên và Môi trường Hà Nội với các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên .................... 62
2.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng ... 63
2.5.1. Những kết quả đạt được ........................... 63
2.5.2. Những hạn chế ................................. 64
Kết luận chƣơng 2..................................... 65
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI CÁC
LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHONG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ................................ 66
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................... 66
3.1.1. Dựa trên chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước 66
3.1.2. Đảm bảo tính pháp chế ............................ 67
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................ 67
3.1.4. Đảm bảo tính đối tượng, tính hệ thống, tính đồng bộ ......... 68
3.2. Một số biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
.................................................. 69
3.2.1 Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để xây dựng
chiến lược và nội dung truyền thông trong trường học theo hướng phòng
chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ......................... 69
3.2.2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội xây dựng và
thực hiện nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội .............. 71



3.2.3. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để đa dạng hóa
các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho
sinh viên trường đại học Tài Nguyên & Môi trường ............. 73
3.2.4. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để phát hiện
sớm những sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn và có nguy cơ sa đà vào tệ
nạn xã hội để phòng ngừa .............................. 74
3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội thường xuyên
kiểm tra, đánh giá tình hình diễn biến trong sinh viên ............ 76
3.2.6. Phát huy vai trò tự quản của sinh viên trong tự phòng chống tệ nạn
xã hội xâm nhập vào trường học .......................... 78
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................... 80
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý nhằm
hạn chế các tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng ................... 81
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................ 81
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ............................ 81
3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm ........................... 81
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm ......................... 81
3.5. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất .... 81
3.4. Chân dung một số sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội đã tiến bộ do
thực hiện biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trƣờng của nhà trƣờng
với các lực lƣợng xã hội để giáo dục ........................ 84
Kết luận chƣơng 3..................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................... 92
PHỤ LỤC .......................................... 94


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 38
Bảng 2.1. Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh
viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội .......... 44
Bảng 2.2. Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh
viên ở trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ............ 46
Bảng 2.3. Thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục phòng chống
tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội ............................................................................... 47
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, các lực lượng xã hội về tệ nạn xã hội có
nguy cơ xâm nhập vào sinh viên .................................................. 49
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ tệ nạn xã hội trong sinh
viên nhà trường hiện nay .............................................................. 50
Bảng 2.6. Đánh giá về các loại tệ nạn xã hội phổ biến nhất trong sinh viên
hiện nay ......................................................................................... 51
Bảng 2.7. Địa điểm mà các tệ nạn xã hội thường diễn ra ............................... 52
Bảng 2.8. Nhận thức của sinh viên về các tệ nạn xã hội qua các nguồn thông tin54
Bảng 2.9. Thực trạng nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng để
giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội......................................... 55
Bảng 2.10. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội
trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên trường đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội......................................... 57


Bảng 2.11. Sinh viên đánh giá về mức độ thực hiện sự phối hợp giữa nhà
trường với các lực lượng xã hội .................................................... 59
Bảng 2.12. Ý kiến của giảng viên và sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng đến
sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng chống TNXH cho sinh viên ........................................ 62
Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 82

Bảng 3.2. Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất . 83


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nước ta đã hòa nhập cùng xu thế phát triển của nền kinh tế
thế giới và trở thành thành viên chính thức của WTO, xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng bên cạnh sự tác động mặt trái
của nền kinh tế thị trường là tội phạm và các tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng
không nhỏ đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình yên của mọi người trong xã
hội, làm suy thoái đạo đức, nhân cách, phẩm giá, gây khó khăn về kinh tế, xã
hội, Nghiêm trọng hơn, nó cũng là nhân tố thúc đẩy căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS bùng phát và đe dọa tính mạng con người ngày càng khủng khiếp
hơn. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, xu thế mở cửa, giao lưu ngày
càng mở rộng và phát triển. Khách du lịch vào nước ta ngày một nhiều và các
cơ sở văn hóa du lịch mọc lên khắp nơi, bên cạnh mặt tích cực làm tăng sự
phát triển của nền công nghiệp hoá là các tệ nạn xã hội của phương Tây tràn
vào nước ta. Mặt khác trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các dịch vụ
Internet, thư điện tử, phim ảnh, các tài liệu, ấn phẩm văn hóa có nội dung
không lành mạnh rất dễ dàng xâm nhập, tác động vào nước ta bằng nhiều con
đường khác nhau. Trong khi đó, tầng lớp học sinh, sinh viên hầu hết vào độ
tuổi thanh niên mới lớn, đặc điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi thích tò mò
tìm kiếm những cái mới lạ, thích khẳng định mình và rất dễ bị tác động gây
ảnh hưởng xấu bởi những mặt trái, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đó là
những cạm bẫy nguy hiểm lôi kéo tầng lớp thanh niên thiếu hiểu biết làm
theo, dẫn đến tội phạm nguy hiểm. Tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng rất xấu đến
công tác giáo dục của nhà trường, của gia đình, ảnh hưởng đến đời sống của
cộng đồng và xã hội. Tệ nạn xã hội thực sự là vấn đề bức xúc trong xã hội
hiện nay, đặc biệt là đối tượng sinh viên hiện nay. Nó gõ cửa từng nhà, len lỏi
vào khắp các ngõ ngách từ thành thị đến thôn quê, gậm nhấm, bào mòn nhân


1


cách con người, làm rối loạn trật tự xã hội và làm tan nát hạnh phúc gia đình.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để giảm bớt các tệ
nạn xã hội? và dần loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội hiện nay đặc biệt là đối
với lứa tuổi học sinh sinh viên. Đó là câu hỏi các nhà giáo dục, nhà quản lý và
nhiều nhà nghiên cứu đặt ra. Ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới
tệ nạn xã hội trong sinh viên, từ yếu tố khách quan như từ nhà trường, gia
đình, cơ quan chức năng sở tại đến các yếu tố chủ quan xuất phát ngay từ
chính sinh viên cũng như hậu quả của nó, rất khó lường. Một trong các yếu tố
tâm lý tác động đến việc sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội là do nhu
cầu hưởng thụ của bản thân sinh viên quá cao. Nhu cầu này vượt quá các quy
định của chuẩn mực xã hội. Tệ nạn ma túy, cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá, mại
dâm, mê tín dị đoan là hiện tượng xảy ra nhiều nhất trong giới sinh viên. Khi
tham gia vào hiện tượng này, đa phần sinh viên đều có tâm lý hám lợi. Chính
những suy nghĩ đó khiến cho sinh viên dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội hơn.
Như vậy, có thể thấy, việc tiếp xúc với các phần tử xấu, đua đòi với bạn bè
cùng với việc thiếu nghị lực rèn luyện phấn đấu của sinh viên cũng là nguyên
nhân dẫn tới việc các sinh viên dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. Mặt khác, bắt
nguồn từ nguyên nhân chủ quan như buồn chán, thất vọng về gia đình, cuộc
sống, bạn bè, tình yêu, bị bạn bè rủ rê lôi kéo cũng là nguyên nhân dẫn đến tệ
nạn xã hội của sinh viên. Khoảng cách giữa tệ nạn xã hội và tội phạm gần như
gang tấc.
Để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng
phổ biến trong sinh viên, cần phải có sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội để
giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên.
Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phối
hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ

nạn xã hội cho sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”

2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tệ nạn xã hội và tác hại của
nó ảnh hưởng tới sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường hiện
nay, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giáo dục phòng chống nhằm hạn chế
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục lối sống lành mạnh cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường
Đại học.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học có vai trò vô
cùng quan trọng giúp sinh viên tự chủ trong học tập, sinh hoạt và tham gia
vào các mối quan hệ xã hội một cách hiệu quả. Hiện nay tại một số Trường
Đại học, sinh viên còn thiếu tự chủ sa ngã vào các hiện tượng cá độ, lô đề,
nghiện ma túy dẫn tới phải bỏ học hoặc buộc thôi học. Nếu đề xuất được các
biện pháp phù hợp giúp sinh viên phòng ngừa tệ nạn xã hội ở Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội
cho sinh viên Trường Đại học.

3


5.2. Khảo sát thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng
xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng
xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
6. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà
trường, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường với
các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng ngừa nhằm hạn chế các tệ nạn xã
hội trong sinh viên của nhà trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và phân tích các tài liệu lý luận: GD, PN, BPGD, TNXH tác hại
của nó và cách đánh giá về tệ nạn xã hội hiện nay, đặc biệt là tệ nạn xã hội
trong sinh viên.
- Khái quát kết quả nghiên cứu về thực trạng các tệ nạn xã hội, phòng
chống các tệ nạn xã hội của một số tác giả, một số cơ quan nghiên cứu đã tiến
hành thử nghiệm.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng bằng phiếu hỏi
- Đây là phương pháp chính của đề tài. Mục đích của phương pháp này
nhằm khảo sát thực trạng tệ nạn xã hội và các biện pháp phối hợp giữa nhà
trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống nhà trường đã

thực hiện để hạn chế các tệ nạn xã hội trong sinh viên.
- Để thực hiện mục đích trên chúng tôi tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Sử dụng câu hỏi mở (xem phụ lục)

4


Bước 2: Sau khi xử lý kết quả của ankét mở (câu hỏi mở), chúng tôi
tiến hành nghiên cứu
Cách tiến hành:
- Nhắc lại mục đích, yêu cầu, hướng dẫn sinh viên làm bài
- Phát phiếu điều tra cho mỗi sinh viên, yêu cầu ghi rõ họ tên, Ngày,
tháng, năm sinh, tuổi, giới tính, lớp, khoa
- Thu phiếu điều tra và xử lý kết quả nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp trao đổi và phỏng vấn
Trao đổi với BGH, phòng công tác học sinh - sinh viên và các phòng
ban liên quan đến hoạt động giáo dục phòng chống nhằm hạn chế tệ nạn xã
hội trong sinh viên.
Phỏng vấn một số cán bộ quản lý và các giảng viên chủ nhiệm lớp, Bí
thư Đoàn trường, bí thư liên Chi đoàn các lớp để tìm hiểu nhận thức và ý kiến
đánh giá về thực trạng tệ nạn xã hội và các biện pháp quản lý mà nhà trường
và các tổ chức xã hội đã thực hiện nhằm hạn chế tệ nạn xã hội trong sinh viên
nhà trường.
Phỏng vấn sinh viên các khóa trong nhà trường để tìm hiểu nhận thức,
nguyện vọng của các em về các biện pháp giaó dục phòng chống nhằm hạn
chế các tệ nạn xã hội.
7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn và xin ý kiến đánh giá của các cán bộ nhà trường, phòng
ban, các lực lượng xã hội: BGH, phòng TC- CTSSV, phòng ĐT - NCKH...
7.2.4. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học

Dùng thống kê tính phần trăm trên số khách thể khảo sát. Rút ra các kết
luận nhận xét, kết luận về đối tượng nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu điển hình, nghiên cứu một số em đã bị tệ
nạn xã hội lôi cuốn và tiến bộ do biện pháp giáo duc tốt của nhà trường.

5


8. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã nêu được một số tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra trong học
sinh, sinh viên hiện nay nói chung và sinh viên Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường nói riêng. Qua kết quả đó luận văn đã đưa ra các phương pháp
mới nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội
trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học,
luận văn đã phân tích thực trạng tệ nạn xã hội ở Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội trong thời gian vừa qua. Luận văn đã đưa ra được các
biện pháp phối hợp mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn
xã hội cho sinh viên thông qua các kết quả này, luận văn tiến hành đánh giá
việc thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã
hội để từ đó nêu rõ những kết quả đã đạt được, các tồn tại yếu kém cần khắc
phục trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn còn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với
các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên.
Chương 2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã
hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học

Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã
hội trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VỚI CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Theo cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc
(UNODC) ngày 23/6 đã công bố báo cho thấy trong năm 2014 số người
nghiện ma túy đã tăng cao kỷ lục, trong khi số người sử dụng ít nhất là một
loại ma túy chiếm 5% tổng số người lớn trên toàn cầu. Theo báo cáo được
công bố trước thềm “Ngày quốc tế phòng, chống lạm dụng ma túy” 26/6,
trong năm 2014 thế giới có gần 250 triệu người trong độ tuổi từ 15-64 sử
dụng ít nhất là một loại ma túy. Tuy con số này không tăng nếu xét theo tỷ lệ
dân số thế giới, song số người nghiện ma túy đã lên đến con số kỷ lục 29 triệu
người, so với con số 27 triệu người trong báo cáo trước đó 4 năm. Ngoài ra,
có khoảng 12 triệu người sử dụng ma túy tiêm chích, trong đó 14% bị nhiễm
HIV. Ma túy làm từ cây gai dầu vẫn là thuốc gây nghiện được sử dụng phổ
biến nhất trên thế giới. Ước tính khoảng 183 triệu người sử dụng loại thuốc
này trong năm 2014, trong năm 2014 vẫn có 207.000 người chết do ma túy.
Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập
trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việt
nam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu mỹ la

tinh (Pêru, Colombia, Bôlivia) ... Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp nơi,
mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu âu.
Liên hợp quốc, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL, Tổ chức
Y tế thế giới WHO, UNICEF và các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều hội

7


nghị, hội thảo và nghiên cứu quốc tế và xuất bản nhiều ấn phẩm về phòng
chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam
Ở nước ta trong những năm qua các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên
cứu của Bộ công an, bộ lao động – thương binh xã hội, trung tâm khoa học xã
hội và nhân văn quốc gia… đã nghiên cứu về tệ nạn xã hội, tội phạm dưới
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong số này phải kể đến các công trình
nghiên cứu như:
Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy trong
thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên”. Đây là một đề tài rộng, trong
đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của thanh niên cả
nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các tỉnh Đoàn để
xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh niên. Trên cơ
sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn thanh niên,
những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và xây dựng các nhóm giải
pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả nước, trong
đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề xuất được
những nhóm giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phòng ngừa, chưa
có nhóm giải pháp phối hợp để khắc phục những hậu quả do thanh niên
nghiện ma tuý gây ra như công tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai, phòng

ngừa tái nghiện bền vững.
Trần Quốc Thành(2000) nghiên cứu về “Thực trạng và các giải pháp
phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay”.
Phan Đình Khánh (2001) Luận án tiến sĩ luật học“Tăng cường đấu
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay”

8


Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2002) nghiên cứu về “Mại dâm,
ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại”.
Nguyễn Thành Công (2003), với đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành
phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện
ma túy và sau cai”.
Các đề tài nêu trên đã nghiên cứu chỉ rõ một số thực trạng và nguyên
nhân của các tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, cơ bạc, phân tích các biện pháp
phòng ngừa và cai nghiện. Đồng thời đề tài nghiên cứu và chỉ ra ra những hạn
chế, tồn tại của công tác quản lý cai nghiện dẫn tới tình trạng tái nghiện.
Đề tài KX 0414 của tổng cục cảnh sát- Bộ Công an- “Nghiên cứu thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội và tội
phạm”.v.v…
Tóm lại: Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm
đang là những vấn đề thời sự của thế giới hiện đại. Tệ nạn xã hội đã được
nghiên cứu nhiều và trong tất cả các công trình nghiên cứu trên đã trình bày
khái quát được những vấn đề cơ bản về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng
chống tội phạm. Tuy nhiên các tài liệu, công trình trên hầu như mới chủ yếu
đề cập tới phần lý luận chung và cách tiếp cận về tội phạm có tổ chức chủ yếu
dựa trên góc độ tội phạm học và xã hội học hiện đại về phòng chống tệ nạn xã
hội, phòng chống tội phạm trong điều kiện kinh tế thị trường, các giải pháp
phòng ngừa về tệ nạn xã hội. Song chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về

biện pháp phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội nhằm hạn chế tệ
nạn xã hội trong sinh viên nói chung, sinh viên trường ĐHTNMT nói riêng.
Đây chính là lý do tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu

9


hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây
hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực
xã hội, như:
+ Thói hư, tật xấu.
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán...
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các
chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức
truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc
gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức
khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con đường dẫn
đến tội phạm.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tệ nạn xã hội nhưng xét
về phương diện lý thuyết, để có được một quan niệm tổng quát về những
TNXH đòi hỏi phải có sự tiếp cận và phân tích một cách khoa học các vấn đề
thuộc bản chất và các dấu hiệu đặc trưng cả các TNXH. Nói đến TNXH trước
hết phải thấy đó là những hiện tượng xã hội phức tạp, trong đó có những loại
đã tồn tại hàng thế kỷ, không thể loại trừ chúng trong một thời gian ngắn hay
bằng một biện pháp đơn giản. Các TNXH đều có nguồn gốc trong đời sống xã

hội, sự phát sinh và tồn tại của chúng gắn liền với những điều kiện nhất định
của xã hội. Các TNXH có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với các hiện
tượng, các quá trình khác nhau trong đời sống xã hội.
Xã hội là môi trường không chỉ có những điều kiện và các yếu tố khách
quan tác động đến các hành vi của con người, mà xã hội còn là nơi hoạt động
thường xuyên của con người, nhằm tạo ra hoặc làm thay đổi các yếu tố đó.
Điều đó đã chứng minh được tại sao có những TNXH có thể bị loại trừ trong

10


những điều kiện xã hội nhất định và cho thấy khả năng của con người trong
việc giải quyết bài trừ các TNXH. Đây là vấn đề rất quan trọng về mặt
phương pháp luận nhằm đấu tranh phòng chống các TNXH.
Thí dụ: Cần phải đặt ra nhiệm vụ là làm cho các mặt, các yếu tố của
môi trường xã hội phải trở thành điều kiện cho sự nhận thức tự giác của cá
nhân. Trong trường hợp chưa loại bỏ được các yếu tố xã hội tiêu cực trong
một thời gian ngắn, thì việc cố gắng làm giảm bớt sự ảnh hưởng của những
yếu tố tiêu cực bằng cách tạo ra hoặc đưa các cá nhân vào một tập hợp các
yếu tố tích cực tác động trực tiếp đến họ bằng các hình thức tuyên truyền,
giáo dục và những biện pháp cụ thể cấp bách khác như: Cưỡng chế, quản
lý…là việc làm cần thiết.
Như vậy các TNXH là những hiện tượng có tính chất lịch sử có thể
thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Các loại TNXH cụ thể và cách thức
biểu hiện của chúng phụ thuộc vào sự phát triển và thay đổi của cơ cấu kinh tế
- xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Nó không chỉ xuất hiện ở
giai đoạn suy thoái của nền kinh tế mà TNXH xuất hiện ngay cả khi nền kinh
tế phát triển. Do đó vấn đề là làm thế nào để hạn chế tới mức thấp nhất và tiến
tới loại bỏ dần ra khỏi đời sống xã hội.
Từ những trình bày trên ta có thể đi đến một khái niệm về TNXH như sau:

TNXH (Social evils) là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (từ đó vi phạm những nguyên tắc về
lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục,
các giá trị xã hội cho đến các vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa
bằng pháp luật) gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và
những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của
nhân dân.

11


1.2.2.Tệ nạn xã hội trong trường học
Là thói hư, tật xâu tương đối phổ biến trong xã hội, Bản chất của tệ nạn
xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của
chế độ xã hội chủ nghĩa, có tác hại lớn, tồn tại trong nhà trường, do một bộ
phận cá thể chủ yếu là học sinh, sinh viên mắc phải, làm ảnh hưởng đến kết
quả học tập rèn luyện của người học sinh cũng như kết quả giáo dục đào tạo
của nhà trường. Nói cách khác TNXH trong trường học chính là những hành
vi vi phạm pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại
nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, kết quả học
tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên và chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà
trường, làm băng hoại giống nòi dân tộc và những hành vi đó xảy ra trong
trường học.
Những hành vi vi phạm pháp luật này không chỉ xuất hiện ở một số ít
học sinh, sinh viên vi phạm một lần mà có tính phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều
lần, có ở nhiều học sinh sinh viên, nhiều nhóm học sinh sinh viên và lan rộng
gây tác hại trong nhà trường một cách nghiêm trọng
TNXH trong trường học gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến kết quả học tập của học sinh, dẫn đến thiệt hại to lớn cho cha mẹ

học sinh và nhà trường: Làm mất trật tự trị an, an toàn trong nhà trường và
khu vực: Phá vỡ truyền thống tốt đẹp của nhà trường, làm suy thoái về đạo
đức, dẫn tới HIV-AIDS, trộm cắp cướp của, lừa đảo và các loại tội phạm…
1.2.3. Phòng chống tệ nạn xã hội
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng các
ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực
lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện,
ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.

12


Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham
gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có
một vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên
truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ
của mình để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống
tệ nạn xã hội
Chủ trương, quan điểm: Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn
xã hội, xử lí thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ
nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào con đường
hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã
hội lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo
dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho họ trở thành những công
dân có ích cho xã hội.
Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng
chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
ở địa phương. Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt

của chế độ xã hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức,
phong tục tập quán của dân tộc.
Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo
dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội. Xử lý nghiêm
minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối
tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm
hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều
kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối
tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công
dân có ích cho xã hội.

13


Phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học là quá trình Nhà
trường cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội trên địa bàn và
cộng đồng tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại
trừ các tệ nạn xã hội trong sinh viên.
Phòng ngừa tệ nạn xâm nhập vào trường học, sinh viên là cơ bản, lồng
ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương
trình giảng dạy, giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường nhằm
thu hút sinh viên vào các hoạt động hữu ích, sử dụng có hiệu quả thời gian
của sinh viên, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Phòng ngừa tệ nạn xâm nhập vào trường học, sinh viên là giáo dục sinh
viên thực hiện đúng pháp luật, chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường,
đẩy lùi tư tưởng sống tự do, buông thả, ngăn chặn tệ nạn xã hội.
1.2.4. Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
Trong nhà trường, hoạt động giáo dục nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội
là một trong những mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của
trường Đại học.

Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên là những hoạt động
có mục đích, có kế hoạch, nội dung chương trình của nhà trường, giảng viên
nhằm giúp sinh viên ý thức về tệ nạn xã hội từ đó có thái độ, hành vi phòng
ngừa tệ nạn xã trong sinh viên và ngoài xã hội.
Hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội được thực hiện chủ yếu
trong quản lý lớp học ở giảng đường, đặc biệt là thông qua chương trình lồng
ghép các bộ môn chính trị, giáo dục quốc phòng – an ninh, qua những giờ học
chính khoá, những buổi hoạt động ngoại khoá. Sinh viên nhận thức được bản
chất và tác hại của tệ nạn xã hội đối với quá trình học tập, sức khỏe, nòi
giống, kinh tế, nhân cách, cá nhân và cộng đồng. Từ đó giúp sinh viên có
được những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh tệ nạn xã hội cho bản thân,

14


×