MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa với tốc độ nhanh trong thời gian tới. Tỷ lệ người
cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,9% tổng dân số, với hơn 10 triệu người. Việt Nam có 10 % dân số là người
cao tuổi. Trong đó, khoảng 10.000 cụ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc. Tính đến tháng 82016, tỉnh Vĩnh Long có hơn 99.300 người cao tuổi. Làm sao để phát huy được truyền thống hiếu nghĩa,
kính lão đắc thọ là điều trân quý mà mỗi người đều phải luôn nhớ và khắc ghi.
Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc người cao tuổi và coi đây là một
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ
thị như: Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy định: “Việc chăm
sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội...
Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất
hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện
để người cao tuổi hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc…. giúp
đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”.
Nước ta được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia tăng nhanh. Điều đó tạo áp lực
cho hệ thống hạ tầng cơ sở hiện có, hệ thống dịch vụ sức khỏe, giao thông, đi lại… cho người cao tuổi cũng
như quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chăm sóc người cao tuổi và đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao
tuổi…chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường thêm khó khăn và có nhiều biến động
không thể lường trước. Từ đó tạo ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và người cao
tuổi.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại trung tâm công tác xã hội Tỉnh Vĩnh Long và quá trình học tập
nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam chúng tôi chọn đề tài : “Dịch vụ công tác xã hội đối với
người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi ở nước ngoài
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên
quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề
lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các
nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao
tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới.
2.2. Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam
1
- Theo tác giả Bùi Thế Cường trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về người
cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ
những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi.
Trong giai đoạn những năm 2000-2005, khi công tác xã hội chính thức được đưa vào giảng dạy tại một số
trường cao đẳng, đại học ở nước ta với tư cách là một chuyên ngành độc lập cũng chính là thời điểm bắt đầu xuất
hiện những nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên những đề tài về CTXH với người
cao tuổi trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về mặt lý thuyết để phục vụ cho công tác giảng dạy và học
tập về CTXH.
Đề tài “Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ
thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” được thực hiện năm 2011 bởi một nhóm các nhà
nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động Xã hội do Đặng Kim Chung chủ trì. Trong đề tài nói trên, các tác
giả đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tượng
ở Việt Nam trong đó có người cao tuổi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Những nghiên cứu trên chỉ mới tiếp cận ở khía cạnh chủ yếu như: y tế, pháp luật, tìm hiểu về chăm sóc
sức khỏe hoặc phân tích thực trạng cũng như các đặc điểm lao động và sắp xếp công việc trong gia đình của người
lao động hay đánh giá hiệu quả chính sách của công tác xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về
vấn đề dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn của tỉnh Vĩnh Long.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi,
cũng như các yếu tố tác động đến thực trạng này; từ đó ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong
hỗ trợ tiếp cận dịch vụ và đề xuất biện pháp thúc đẩy hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
- Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội
tỉnh Vĩnh Long hiện nay
- Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
người cao tuổi.
- Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn
tỉnh Vĩnh Long
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh
Long
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội, bao
gồm: dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng; dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế; dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội; dịch vụ phục
hồi chức năng…)
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: điều tra 33 NCT đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm,
phỏng vấn 10 cán bộ tại trung tâm (gồm giám đốc, các phó giám đốc phụ trách, trưởng các bộ phận chuyên
môn, nhân viên công tác xã hội, 05 người nhà NCT).
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng : từ những đánh giá thực trạng về người cao tuổi, thực trạng
của các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long, rút ra
được lý luận và đưa ra được đề xuất để nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
trong các trung tâm công tác xã hội trong cả nước và trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp
đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi, hệ
thống chính sách đối với người cao tuổi
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1- Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các
nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
Tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát với 33 người cao tuổi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm để
thu thập các thông tin về các đặc điểm của người cao tuổi, nhu cầu của người cao tuổi về dịch vụ CTXH và kết
quả cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi của Trung tâm tỉnh.
5.2.3.Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn,
…để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu
3
này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng người cao tuổi đang được nuôi
dưỡng trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long.
5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu (cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp chăm sóc, người cao tuổi, thân nhân
người cao tuổi)
Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về
các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, nhu cầu, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được
phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan.
5.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Sử dụng phương pháp này qua nghiên cứu 1 trường hợp điển hình được tiếp cận các dịch vụ
công tác xã hội của Trung tâm từ đó đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong cung cấp các
dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm. Là câu chuyện có thật đã đang được Trung
tâm cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết, phương pháp công tác xã hội vào việc
giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể. Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp công
tác xã hội vào việc đánh giá, phân tích và đưa ra phương pháp hỗ trợ thích hợp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành có liên quan hiểu biết thêm về các chế độ
trợ cấp, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi và những yêu cầu cần thiết để trở thành
nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi.
Bản thân sau khi nghiên cứu đề tài sẽ củng cố, mở rộng kiến thức về công tác xã hội nói chung và các dịch
vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nói riêng, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn
trong lĩnh vực này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn còn có 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội
tỉnh Vĩnh Long
4
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ và đề xuất các
giải pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội
tỉnh Vĩnh Long.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1 Khái niệm, đặc điểm người cao tuổi
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi
Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
1.1.2.1 Đặc điểm sinh lý
* Quá trình lão hóa [31]
- Diện mạo thay đổi như tóc, da, nếp nhăn….
- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai…
- Cơ quan cảm giác, nghe nhìn, khứu giác bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng: tim, phổi có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều đến vấn đề liên quan đến lão
hóa.
- Khả năng tình dục giảm: Do thay đổi nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao tuổi giảm đi rõ rệt.
Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ gặp khó khăn. [18]
* Các bệnh thường gặp của người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh về xương khớp, hô hấp, răng
miệng, tiêu hóa và dinh dưỡng, ung bướu, thần kinh, sức khỏe tâm thần
1.1.2.2 Đặc điểm tâm lý
* Hướng về quá khứ
* Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
* Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
1.1.2.3. Nhu cầu của người cao tuổi
Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể
chất và minh mẫn về trí tuệ. Tuy nhiên, cũng như ở những lứa tuổi khác thì NCT cũng có những nhu cầu cơ
bản cần được đáp ứng có nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu cần được chăm sóc, yêu mến; nhu cầu chăm sóc
5
sức khỏe; nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội; nhu cầu được học hỏi thêm và vui hưởng tuổi thọ quây quần
bên con cháu
* Nhu cầu về dinh dưỡng ở NCT
Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm
tính ngon miệng, ăn ít hơn. Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể lại giảm nên dẫn đến tình trạng
suy dinh dưỡng, mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tim mạch, béo phì, loãng xương, cao huyết áp,
đái tháo đường
* Nhu cầu giải trí
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trên thế giới, công tác xã hội phát triển như một nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên,
đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý
nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh.Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu
xã hội.
1.2.1.Một số khái niệm
* Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm
bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội.
* Khái niệm công tác xã hội:
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội:
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Từ khái niệm dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội và khái niệm Công tác xã hội, Dịch vụ công tác xã
hội với người cao tuổi được hiểu đó là: các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa - hạn
chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng,
xã hội cho người cao tuổi.
1.2.2. Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Ngoài những nguyên tắc tổng quát trong công tác xã hội như tôn trọng, không phán xét, bí mật, thu hút
sự tham gia, dành quyền tự quyết cho đối tượng. Trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao
tuổi nhấn mạnh một số nguyên tắc đặc trưng sau:
- Nguyên tắc chấp nhận đối tượng: Bất kể đối tượng là ai, đến từ những hoàn cảnh nào. Việc chấp
nhận đối tượng là việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu, nhân
viên CTXH hiểu và không phán xét đối tượng. Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan
điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội.
6
- Dịch vụ toàn diện
- Dịch vụ liên tục
Đảm bảo công bằng: Đảm bảo công bằng trong cung cấp dịc vụ đối với NCT có nghĩa là mỗi NCT
đều có quyền như nhau khi tiếp cận dịch vụ, điều đó có nghĩa là nhân viên CTXH phải có thái độ khách
quan và công bằng khi xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch trợ giúp NCT.
Dịch vụ chất lượng:
Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp:
Trao quyền cho đối tượng:Trao quyền trong cung cấp dịch vụ đối với NCT là việc tôn trọng sự khác
biệt của mỗi người dành quyền tự quyết cho chính người cao tuổi hoặc gia đình họ.
1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.3.1. Dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng
Chăm sóc dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho NCT phải đa dạng thực phẩm để nhận được nhiều loại
dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối đầy đủ các chất, phân bố bữa ăn hợp lý.
Chăm sóc giấc ngủ: Giấc ngủ của NCT là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ
ngơi để dưỡng sức sau một. Ðối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng có vai trò quan trọng trong việc giữ sức
khỏe và phục hồi các chức năng tâm lý nếu mất ngủ thưởng xuyên sẽ cáu kỉnh và hay gắt gỏng, nhân viên
công tác xã hội trong khi chăm sóc NCT thường được ví như là “ làm dâu trăm họ”..
1.2.3.2. Dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế
Vì vậy cần phải tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT từ TW đến địa phương; tăng cường
và mở rộng các dịch vụ y tế chăm sóc NCT; phát triển các cơ sở chăm sóc tại nhà cho NCT, đào tạo kỹ năng
chăm sóc NCT cho tình nguyện viên tại cộng đồng.
1.2.3.3. Dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội
Cùng với quá trình lão hóa, quá trình thay đổi về sinh lý, tâm lý con người trong giai đoạn cao tuổi
cũng có rất nhiều vấn đề nổi bật. Người cao tuổi có thể cảm thấy cô độc, hướng về quá khứ, hay giận dỗi,
chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực…những vấn đề đó làm cho tâm lý người cao tuổi có nhiều thay
đổi
1.2.3.4. Dịch vụ phục hồi chức năng:
7
Dịch vụ phục hồi chức năng bao gồm các dịch vụ nhằm cung cấp các biện pháp y học, kinh tế, xã
hội học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi chức năng, làm giảm tối đa các hoạt động của giảm chức năng của
NCT.
1.2.4. Các lý thuyết ứng dụng trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trong phạm vi đề tài này, một số lý thuyết có thể sử dụng hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, ứng
dụng vào thực tiễn đó là: thuyết nhu cầu con người, thuyết hệ thống
1.2.4.1. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi
của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc
khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp
và cấp cao.
1.2.4.2. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Lugwig von Bertalanffy (19011972). Về sau, các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Mancoske (1981),
Siporin (1980).
Đây là một lý thuyết sinh học và từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển
sang việc giải quyết những vấn đề của chuyên ngành khác trong đó có khoa học xã hội, nghiên cứu về mối
quan hệ giữa con người với xã hội [16, tr.196].
Theo định nghĩa của CTXH hiện đại, “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và
liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống môi trường xung
quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và
ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.
Bên cạnh đó, tìm hiểu hoạt động trợ giúp,chăm sóc NCT trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, đề
tài cũng phân tích mối quan hệ giữa NCT với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh
thái. Ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó đều liên quan và ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện
trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng.
1.2.5. Các phương pháp can thiệp trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, có thể tiến hành thực hiện theo nhiều
phương pháp công tác xã hội khác nhau. Tuy nhiên, đề tài đề cập đến 2 phương pháp sau
8
1.2.5.1. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
CTXHCN có 4 thành tố: con người, vấn đề, cơ quan và tiến trình. Kiến thức, thái độ, kỹ năng cần
thiết để thực hiện CTXHCN có hiệu quả cũng áp dụng cho CTXH nhóm cộng đồng. NVXH cũng sẽ áp dụng
các bước đi của tiến trình giải quyết vấn đề cho cả 3 phương pháp khi làm với nhóm và cộng đồng NVXH
cũng có thể vận dụng các kỹ năng CTXH cá nhân để làm việc với các thành viên. Cho dù là các loại thân chủ
có khác nhau mục đích chung là giúp cải thiện chức năng hoạt động tâm lý xã hội của thân chủ.
1.2.5.2. Phương pháp công tác xã hội nhóm
Trong đời sống của mình, mỗi cá nhân không thể tách mình khỏi các hoạt động xã hội. Những hoạt động
mà cá nhân tham gia rất đa dạng, đó có thể là các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động học tập, hoạt động
kinh tế, chính trị. Sự phân công lao động buộc cá nhân muốn thực hiện nhiệm vụ của mình phải hợp tác với các
cá nhân khác. Sự hợp tác ấy hình thành nên các nhóm.
Công tác xã hội nhóm là:Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của Công tác xã hội nhằm tạo
dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường
chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm.
Tiến trình CTXH nhóm bao gồm các bước:
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.3.1. Yếu tố văn hóa
Người cao tuổi ở Việt Nam coi trọng trách nhiệm của cha mẹ với con cái nhất là khi con cái rơi vào
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế( nghèo đói hoặc thất nghiệp), sức khỏe kém, bệnh tật kéo dài, tai nạn
rủi ro hay nghiện ngập. Trong trường hợp đó cha mẹ không khoanh tay nhìn con cái đói khổ, vì ý thức trách
nhiệm cao và tấm lòng cao cả vì quá thương con cháu. Một bộ phận người cao tuổi phải chấp nhận sống
chung với con cái để có điều kiện thường xuyên giúp đỡ người con đó. Đại bộ phận lớn NCT thì lựa chọn
sống chung với người con trai , nhất là sống chung với người con trai trưởng. Ở miền Bắc thì có quan niệm
nhất thiết là phải sống với người con trai trưởng, còn tùy vào hoàn cảnh của các con mà có thể ở nhà của
người con trai nào đó. Nhưng ở Miền Nam thì quan niệm là sống với con trai nào cũng được chứ không nhất
thiết phải là con trưởng. Phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống ổn định, tâm trạng lớn
nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống vì con cháu. Điều
này khẳng định rằng: truyền thống đạo đức xã hội, gia đình Việt Nam, lẽ sống của con người Việt Nam,
thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam vẫn được bảo tồn và trụ vững. Tuy vậy, không phải không có
những xao xuyến, một số người cao tuổi có sự khủng hoảng về tâm lý. Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc
sống của họ bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống với gia đình của họ
bị đảo lộn.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các
mối liên hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm… làm xuất hiện những mâu thuẫn mới
9
trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi. Đặc biệt là về chỗ dựa tinh
thần truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “gia đình là chỗ dựa đầu tiên và là cứu cánh cuối cùng”, “Kính
lão trọng thọ”
1.3.2. Yếu tố tài chính
Theo dự báo của Bộ Lao động - thương binh - xã hội, 50 năm nữa, Việt Nam sẽ có thêm hơn 10 triệu
người cao tuổi. Số lượng người cao tuổi tăng đồng nghĩa với các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, những dịch
vụ dành cho người già ngày càng lớn. Trong khi đó, bài toán tài chính dành cho đối tượng người cao tuổi
luôn là một vấn đề trăn trở. Phân tích từ nhiều chuyên gia cho thấy, nhóm người trung và cao tuổi ở Việt
Nam, đặc biệt là tại các khu vực thành thị có một tỷ lệ không nhỏ NCT đã có thời gian lao động đủ dài và
đạt được các vị trí trong công việc và địa vị trong xã hội, mức thu nhập ổn định, có tài chính tích lũy nên
yếu tố tài chính không ảnh hưởng đến đời sống của NCT. Tuy nhiên cũng không ít NCT do lúc trẻ không có
sức khỏe, không có tích lũy, con cái không thành đạt, hiếu thuận thì họ cũng rơi vào những bi kịch của tuổi
già và rất cần sự hỗ trợ của các dịch vụ CTXH.
1.3.3. Tính chuyên nghiệp của nghề công tác xã hội
Các nhân viên công tác xã hội có vai trò chính thức là những nhà sư phạm. Họ phải có đạo đức nghề
nghiệp,kiến thức chuyên môn các kỹ năng trong tham vấn tư vấn và cả kinh nghiệm cuộc sống.Họ có kiến
thức và kỹ năng để thực hiện các nguyên tắc lý thuyết được học trong các chương trình giáo dục, các hoạt
động và nguồn lực. Họ truyền đạt và cộng tác với các phòng ban và các nhân viên khác để trợ giúp NCT.
Khi nhân viên CTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy
theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc:
-Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (NCT), tìm kiếm nguồn lực (nội
lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về hỗ trợ tài
chính, thông tin pháp luật, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
-Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được những thông tin về các
dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho gia đình NCT các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ
các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, y tế để có thêm
những thông tin trong việc giúp đỡ chăm sóc NCT.
-Vai trò là người giáo dục: NVCTXH là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đề của
NCT cần được trợ giúp, nâng cao năng lực cho gia đình bệnh nhân hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục
cộng đồng để họ có hiểu biết về những nhu cầu, những yếu tố tâm sinh lý của NCT từ đó thể hiện từng
trách nhiệm của mọi người đối với NCT , sự chia sẻ với người thân.
10
-Vai trò là người tư vấn / tham vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các
thân chủ cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ NCT, thông tin về bảo vệ môi trường,
dinh dưỡng cho người già. NVCTXH giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
-Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như người cung cấp các dịch
vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và
giải quyết vấn đề.
-Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công việc cần thiết cho
việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình trợ giúp
cho NCT, gia đình.
Với việc đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ như trên, nếu NVCTXH có đủ kiến thức và kỹ
năng làm việc với NCT thì công tác xã hội đối với họ ,sẽ có hiệu quả cao hơn, ngược lại thì hoạt động CTXH
sẽ không giúp được nhiều cho NCT.
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội;
Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg, ngày 25/02/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội
giai đoạn 2010 – 2020, gọi tắt là “đề án 32”;
Quan điểm trên của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946,Điều14 quy định: “Những
công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ:
“Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật.Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã
hội…”. Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có
trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ… ”. Và Điều 87 Hiến pháp ghi rõ: “Người già, người
tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật…Và khoản 2 Điều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn
phận… chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”
Luật Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng: Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi …
trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật này quy định: “Người cao tuổi … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh,
được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”.
11
Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có trách nhiệmquan tâm chăm sóc sức khoẻ
người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh
hưởng sức khoẻ”.
Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 151 của: “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng”. Bên cạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là người già”.
Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG
TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
2.1. Khái quát đặc điểm trung tâm và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long trực thuộc Sở lao động thương binh - xã hội tỉnh Vĩnh
Long tọa lạc tại ấp Phước Yên B, xã Phú Quới, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long.
Tại Cộng đồng: quản lý ca Người cao tuổi là 01 người, quản lý ca người bệnh tâm thần và tư vấn tâm
lý là 60 ca, quản lý ca trẻ em là 30 ca, thành lập câu lạc bộ kỹ năng sống cho trẻ có 31 trẻ nhiễm HIV đang
sinh hoạt, sinh hoạt nhóm và bộc lộ thông tin cho người chăm sóc trẻ nhiễm H có 30 người tham gia.
Mục đích hoạt động
Trung tâm hoạt động với mục đích là tiếp nhận và chăm sóc các đối tượng:
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long (Trung tâm) có 66 người trong biên chế và 12 người
hợp đồng; Ban Giám Đốc có 4 người (1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc) và các bộ phận chức năng chuyên
môn, nghiệp vụ: có 4 phòng và 1 cơ sở trực thuộc, gồm: Phòng Tổ chức- Hành chính có 12 người (1 trưởng
phòng, 1 phó phòng); Phòng Quản lý, chăm sóc có 27 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng); Phòng CTXH
có 19 người (1 trưởng phòng, 01 phó phòng); Phòng Y tế có 10 người (1 phó phòng); Cơ sở II – Bình Minh
có 6 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng).
Các hoạt động chính
Các hoạt động chính của trung tâm là chăm sóc về dinh đưỡng hang ngày, kiểm tra sức khoẻ và khám
chữa bệnh, tổ chức các hoạt động sinh nhoạt chuyên đề và vui cơi giải trí, tham vấn/ Tư vấn tâm lý, phục hồi
chức năng như vật lý trị liệu, tâm vận động, âm ngữ trị liệu, hoạt động nhận thức, lao động trị liệu, âm nhạc
trị liệu (người bệnh tâm thần), hoạt động tâm linh (đối tượng tự đi đến nhà thờ, chùa…).
2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
12
Do đặc điểm phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có đa dạng các dân tôc nên ở nhiều địa
phương trên địa bàn tỉnh còn tồn tại các tập quán, lối sống, thói quen có hại cho sức khỏe. Trong khi đó hoạt
động chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy một trong những vấn đề lớn mà người cao tuổi
trên địa bàn tỉnh phải đối mặt chính là các vấn đề về sức khỏe.
Dù gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe,
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà người cao tuổi trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có đủ điều kiện để
quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân đúng mức cần thiết.
Theo thống kế các đối tượng cần sự chăm sóc, trợ giúp tỉnh Vĩnh Long hiện có: 9.490 người khuyết
tật và 2.974 trẻ em
2.2. Thực trạng thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
2.2.1. Dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng
Theo quy định hiện hành của nhà nước, điều kiện để người cao tuổi được vào chăm sóc, nuôi dưỡng
tại các trung tâm theo diện được ngân sách hỗ trợ là người cao tuổi phải thuộc hộ nghèo, không có người
phụng dưỡng. Hiện nay Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long đang nuôi dưỡng, chăm sóc 33 trường
hợp người cao tuổi chủ yếu là thuộc diện được ngân sách hỗ trợ.
Vì vậy thu thập thông tin NCT về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng chỉ là phương pháp điều tra thì
cũng chứ thực sự có kết quả đúng
2.2.2. Dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế
Người cao tuổi tại trung tâm được cấp thẻ bảo hiểm y tế, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và được kiểm tra
sức khỏe định kỳ. Khi người cao tuổi ốm đau sẽ được các nhân viên y tế tại đơn vị kiểm tra và chăm sóc
hàng ngày, trường hợp ốm nặng sẽ được đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long và các cơ
sở y tế khác theo chỉ định của bác sỹ.
2.2.3. Dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội
Mỗi người cao tuổi khi phải tìm đến các dịch vụ CTXH thì bên cạnh những khó khăn về các điều kiện
vật chất thì họ cũng có nhiều khó khăn về đời sống tâm lý, tình cảm, người cao tuổi được đưa vào hoặc được
trợ giúp khẩn cấp thường có suy nghĩ buồn bã, tủi thân xuất phát từ sự thất vọng về sự thiếu quan tâm của gia
đình, người thân hoặc sự kém may mắn của số phận. Việc hỗ trợ về tâm lý, tình cảm đối với người cao tuổi
được hỗ trợ thông qua các dịch vụ CTXH còn rất ít. Phần lớn chỉ là mang tính động viên, an ủi chung chung
chứ chưa có các hoạt động đánh giá và hỗ trợ tâm lý một cách chuyên nghiệp, bài bản. Việc phát huy vai trò
của người cao tuổi thông qua việc tổ chức các hoạt động lao động phù hợp cũng chưa được quan tâm thực
hiện. Việc lập kế hoạch trợ cho người cao tuổi còn có ít sự tham gia của người cao tuổi và các cá nhân, tổ
chức có liên quan khi khám chữa bệnh ở Bệnh viện
Luôn chú ý tới tình trạng tâm lý của NCT (lo, buồn nản, hoạt bát, quyết tâm…).
13
Công tác tham vấn tâm lý đối với người cao tuổi : nhằm giúp cho NCT an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa
bệnh, nhất là tự tập luyện một cách bền bỉ kiên trì, kiên trì trong tập thở và tĩnh tâm.
Một bài tập – Phục hồi chức năng mà Trung tâm thực hiện với nhóm người cao
+ Xoa ở mặt theo một “hành trình” như sau: Dùng 2 bàn tay úp vào xoa ở phía trán (ở giữa) ra phía sau song
song với phía đuôi mắt tới phía trên lỗ tai. Tiếp đó, xoa ở gò má hai bên cũng ra phía lỗ tai. Cuối cùng xoa ở
dọc phía hàm dưới, xoa lần ra phía sau tới lỗ tai. Tiếp tục lần xoa sau cũng như hành trình trên. Xoa ở mặt
cũng lần lượt xoa 15-20 lần.
Chú ý trong bài tập này, phải có động tác đều – ấn đều cho khắp các diện và động tác càng chậmcàng tốt.
Thời gian cho bài tập này thường trong khoảng 15 phút…
Bài tập này cần được chú ý ở các bước, đặc biệt ở vùng bụng (rốn) nêu lên liên hệ nội tạng –vùng gian não,
vùng cổ (xoang tĩnh mạch cảnh với tuần hoàn não), vùng mặt (nơi có các nhánh tiếp thu cảm giác của dây V
– liên hệ với cấu tạo lưới – chức năng cảnh giới, cảnh tỉnh…
2.3.Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh
Vĩnh Long
2.3.1. Yếu tố văn hóa
Cũng như nhiều tỉnh thành khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân
tộc. Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, gồm: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Êđê, Mường, Thái, Hmông,
Tày, Nùng, Dao, Thổ… Ba dân tộc Kinh-Khmer-Hoa có dân số đông nhất tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer có
những đặc điểm xã hội, văn hóa riêng biệt, nổi bật so với các dân tộc cùng cộng cư trên mãnh đất Vĩnh Long.
Đồng bào Khmer có số dân đông thứ 2 trong tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh dân tộc Kinh, đồng bào Khmer
chiếm gần 2,1% dân số của tỉnh với trên 21.800 người, tiếp theo là dân tộc Hoa với 4.897 người, còn lại các
đồng bào dân tộc khác là 216 người. Điểm nổi bật dễ nhận thấy trong địa bàn cư trú của người Khmer đó là
đa phần sống tập trung ở vùng nông thôn, có nơi là vùng sâu vùng xa như xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình; xã
Trà Côn, huyện Trà Ôn, duy chỉ có một bộ phận nhỏ người Khmer sống ở thị trấn Vũng Liêm là khu vực đô
thị và chuyển từ nghề nông sang buôn bán
Do những nét văn hóa trong quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân nên ở Vĩnh Long quan niệm
về sự hiếu thuận trong gia đình, con cháu phải có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc ông bà.
2.3.2. Yếu tố tài chính
CTXH là một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta nói chung, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long còn chưa đồng đều và thấp hơn so với mặt bằng trung của cả nước. Nhận thức về của các cấp chính
quyền, các tổ chức đoàn thể và xã hội trong đó có người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người cao tuổi cư trú tại các
địa bàn dân tộc thiểu số về CTXH còn chưa đầy đủ, chưa thấy hết được vai trò của các dịch vụ CTXH trong
công tác chăm sóc, phát huy người cao tuổi.
2.3.3. Tính chuyên nghiệp của nghề công tác xã hội
14
Tính phối hợp giữa cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH và các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh còn
mờ nhạt và chưa có hiệu quả cao. Chưa có các cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bên có liên quan
trong việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho người cao tuổi. Sự phối hợp, kết nối giữa Trung tâm với các địa
phương vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị cơ sở, do đó cơ hội
tiếp cận các dịch vụ CTXH của người cao tuổi tại các địa phương trong tỉnh cũng rất khác nhau, tạo ra sự
thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của Người cao tuổi
2.3.4. Những văn bản pháp lý
Nội dung trợ giúp đối với người cao tuổi còn chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào việc trợ cấp cho
các đối tượng là người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo và người cao tuổi trên 80 tuổi không lương hưu và trợ
cấp BHXH hàng tháng.
Để đảm bảo hoạt động cung cấp các dịch vụ CTXH được phát triển thuận lợi thì ngoài các chính
sách chung của Trung ương thì địa phương theo thẩm quyền của mình cũng cần có các chính sách đặc thù
trong các lĩnh vực trợ giúp người cao tuổi và phát triển nghề CTXH. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh Vĩnh Long
vẫn chưa xây dựng và ban hành được các chính sách đặc thù trong các lĩnh vực này
2.4. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với người cao tuổi
2.4.1. Lý do ứng dụng
Việc chia sẻ thông tin của thân chủ về vấn đề sẽ dễ dàng hơn; Khích lệ được sự tham gia của
thân chủ vào tiến trình can thiệp, thực hiện kế hoạch; Tìm kiếm và kết nối nguồn lực sẽ được tập
trung nhiều hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp CTXH khác để hỗ trợ giải quyết vấn đề. Tại
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện tại các dịch vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp, nhân
viên CTXH mới chỉ có tâm huyết với nghề nhưng đa số chưa được đào tạo bài bản đúng quy trình các
phương pháp CTXH trong cung cấp dịch vụ CTXH với từng đối tượng cụ thế. Việc ứng dụng CTXH
cá nhân cho một trường hợp điển hình ở Trung tâm sẽ giúp cho nhân viên của Trung tâm có cái nhìn
tổng quan về phương pháp công tác xã hội cá nhân và cụ thể đối với NCT.
2.4.2. Kết quả ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
người cao tuổi
Mô tả trường hợp: Bà Châu Thị B 82 tuổi, (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) . Mặc dù có tới 10
người con, mà bà cụ Châu Thị B cũng chẳng sung sướng gì. Ngoài 80 tuổi vẫn phải ra sống ở vỉa hè. Người
dân trong khu vực ai ai cũng xót xa cho hoàn cảnh của bà cụ, có người còn mang bà về nhà nuôi. Nhưng bà
cũng chỉ ở vài ngày và điểm đến cuối cùng vẫn là lề đường, góc chợ. Trong khi những người con "trời đánh"
của cụ vẫn ung dung sống trong những ngôi nhà khang trang. Thậm chí, khi được hỏi lý do vì sao lại để mẹ
mình lang thang nơi đầu đường, một trong mười người con của cụ trả lời trắng trợn: “Mẹ già nên khó ngủ,
thức đêm hay la hoảng, mỗi đêm đi tiểu năm, sáu lần, mỗi lần đi lại kêu, đập cửa… Mang bà về nuôi, đêm
15
rất khó ngủ mà hôm sau còn phải đi làm. Dần dần ai cũng sợ, cũng ngại”. Một người con gái út lấy chồng
xa về nhà thấy mẹ đi lang thang như vậy thì tìm hiểu các thủ tục và đưa mẹ đến Trung tâm Công tác
xã hội Tỉnh Vĩnh Long
Bước 2: Nhận diện những thông tin của thân chủ:
+ Thuận lợi: NNC đã thiết lập được mối quan hệ rất tốt với ông Đoàn Ngọc Thành – Tổ trưởng
dân phố, công an khu vực, cán bộ phụ nữ tại nơi sinh sống của thân chủ và kết nối với người con
gái lấy chồng xa của thân chủ. Đã động viên con gái bà, nên đưa bà đến Trung tâm công tác xã hội
để được hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng người gia
+ Khó khăn: Ban đầu con gái bà không chia sẻ hoàn cảnh của gia đình nhưng cũng chưa đưa ra
giải pháp để chăm sóc mẹ và còn đắn đo không muốn mẹ vào Trung tâm CTXH vì sợ mang
tiếng.
- Theo cán bộ điều dưỡng: khi bà B vào trung tâm vì cụ có một người con gái, là quan tâm nhất đến
cụ nhưng chị đi lấy chồng nhưng chồng gia trưởng, mỗi lần về thăm là mặt nặng mày nhẹ nên cụ bảo đưa cụ
về đây để chẳng phiền ai. “Khổ lắm cháu ạ, con gái là con người ta, có về ăn cơm với mẹ mà cũng phải lén
lút, sợ chồng biết nó lại tưởng giấu gì đem về cho mẹ’’. Nói đến đây cụ rưng rưng, hẳn nhiên là xót đứa con
gái của mình.
Chúng tôi áp dụng lý thuyết hệ thống trong tiến trình này để thu thập thông tin về thân chủ nhằm tác
động một cách hiệu quả vào hệ thống. Bản thân bà B sống lang thang nhưng được tồn tại trong một hệ thống
ổn định, vững chắc. Từ yếu tố môi trường xung quanh gia đình đến xã hội....Khi làm việc với con gái và các
hàng xóm, các cơ quan chức năng của địa phương thì bà B lúc khỏe mạnh ông bà là người tần tảo chịu khó làm
ăn và chăm lo cho con . Nhân viên CTXH của Trung tâm tìm hiểu đánh giá môi trường nơi bà B sống, những
người hàng xóm của gia đình bà Nhân viên CTXH tìm ra yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
xung quanh thân chủ đó là chính là bà B và người con gái lấy chồng xa của bà . Chị luôn che giấu những vấn đề
của gia đình sợ ảnh hưởng đến uy tín, sợ xấu hổ mang tiếng la bất hiếu không nuôi dưỡng chăm sóc được mẹ
già. Bản thân bà B thì mặc cảm về số phận và cho rằng bị trời đầy do nghiệp chướng để lại từ kiếp trước. Nuôi
con mà tuổi già không được hưởng hạnh phúc . Bà lặng lẽ một mình bỏ đi lang thang và không báo lại cho
con cái đến khi người hàng xóm gặp bà và báo cho người con gái lấy chông xa về. Lúc đó bà mới được đón về
và đưa vào Trung tâm . Khi chúng tôi tìm ra điểm mấu chốt trong hệ thống đó việc tư vấn của nhân viên CTXH
đã nhận được sự hợp tác từ phía con gái bà và toàn bộ hệ thống xung quanh cộng đồng xung quang bà B.
Bước 3, 4 Đánh giá và chẩn đoán :
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: Châu Thị B
16
- Giới tính: Nữ
- Tuổi: 82 tuổi
- Nơi sinh: Vĩnh Long
- Hiện cư trú tại: Khóm 4 phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
Các thông tin khác về thân chủ
* Quá trình sinh sống và bị con cái bỏ rơi
- Thân chủ có 10 người con các con đều được bà nuôi nấng chăm sóc và cho học hành bà có
7 người con trai và 3 người con gái. Các con cái tuy được cho học hành tử tế nhưng người thì bỏ học
làm ăn, người con trai thứ 5 học hành giỏi giang và bà đặt nhiều hi vọng để sau này nương tựa tuổi
già. Ông bà tần tảo làm lụng để nuôi con học đại học . Năm 2003 thì chồng bà bị ốm rồi chết lúc đó
đứa con trai thứ 5 đang học đại học thì bỏ học từ năm thứ 3 đại học do lười học, ham chơi, đua đòi tụ
tập nghiện hút. Sau đó về sống tại ngôi nhà của ông bà. Anh ta hứa sẽ cai nghiện, lấy vợ và ở cùng
với bà. Nhưng sau khi lấy vợ thì nảy sinh thêm những mâu thuẫn với vợ anh ta. Còn anh thì mải mê
theo bạn bè hút trích, bỏ bê gia đình, không quan tâm đến vợ con, mẹ già. Bà không có lương hưu,
toàn bộ tiền tiết kiệm và tài sản đất đai thì đã chia đều cho các con. Bà giữ lại một phần để cho tuổi
già thì đã bị người con thứ 5 sống cùng bà lừa lấy sổ tiết kiệm. Bà B bắt đầu bỏ nhà đi lang thang từ
năm 2015.
* Tình trạng sức khỏe thể chất
- Cân nặng: 38 kg; Chiều cao: 1,5m. Hơi gù. Do thoái hóa cột sống
- Vẫn ăn cơm răng chắc khỏe, tai vẫn nghe rõ, cơ thể có phần suy nhược do ăn uống không đủ
chất, lại bữa no bữa đói
- Thân chủ bị tai nạn 1 lần do bị ngã Nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thể trạng sức khỏe.
Hiện tại sức khỏe của thân chủ ổn định, thân chủ ít ốm đau vặt nhưng thường xuyên mất ngủ hay
đau xương khớp.
* Tình trạng sức khỏe tâm thần
Trí nhớ của thân chủ vẫn tốt (thể hiện ở việc thân chủ có thể nhớ rõ các sự kiện trong quá khứ).
Sức khỏe tâm thần bình thường.
Thông tin môi trường của thân chủ
Môi trường gia đình: có 10 người con, Trước khi đi lang thang và vào Trung tâm thì đang sống với
người con trai thứ 5 bị nghiện hút. Con dâu hắt hủi do bị chồng bạo hành, không giúp đỡ chăm lo kinh
tế trong gia đình lại còn gánh nặng mẹ chồng, mà các anh chị em khác không ai quan tâm tới mẹ. Bà
không chịu được và đi sang nhà các con khác, nhưng chỉ một thời gian lại bị hắt hủi do các cô con dâu
17
tị nạnh là bà cho cậu con trai thứ 5 nhiều hơn thì bà phải sống ở đó và vợ chồng anh đó phải có trách
nhiệm nuôi bà.
Thông tin về môi trường sống xung quanh thân chủ
- Tiền chi tiêu và sinh hoạt của gia đình chủ yếu dựa vào tiền lương của người con dâu. Hàng xóm,
láng giềng của thân chủ đều hiểu và thương cho hoàn cảnh của bà, người giúp đỡ bữa ăn, có lúc bà
ốm đau phải nhờ hàng xóm mua thuốc và nấu cho bát cháo.
Bước 5.Lập kế hoạch cung cấp dịch vụ trợ giúp: Đội ngũ nhân viên CTXH, chuyên gia Tâm lý của Trung
Tâm lên kế hoạch cung cấp dịch vụ tư vấn hộ trợ bà B
Trong 1 tháng đầu tiên chúng tôi xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ hỗ trợ cá nhân cho thân chủ.
Bảng 3. Một ngày chăm sóc của Ba tại trung tâm
Nội dung hoạt động tại Trung tâm
Thời gian
6h- 6h30
Ngủ dậy, vệ sinh cá nhân và phòng ngủ
6h30 – 7h00
Tập thể dục dưỡng sinh
7h00 – 8h00
Ăn sáng tại nhà ăn tập thể
8h00- 10h00
Các hoạt động nhóm của người cao tuổi tại Trung tâm
10h-10h30
Vệ sinh cá nhân và trong lúc chờ ăn trưa trò chuyện với nhân viên CTXH
10h30- 11h15
Ăn trưa
11h30- 14h 15
Ngủ trưa
14h15- 14h30
Vận động nhẹ
14h30- 15h00
Ăn bữa phụ chiều
15h00-17h00
Sinh hoạt với nhóm người cao tuổi tại Trung tâm
16h00 – 17h00
Vệ sinh cá nhân, dọn dẹp phòng ở
17h00- 18h00
Ăn tối
18h00 – 20h00
Xem ti vi với nhóm người cao tuổi
20h00-21h30
21h30
Nghe đài
Chuẩn bị phòng ngủ , ngủ
18
Khi bà B vào Trung tâm được lập hồ sơ theo dõi, kiểm tra các chỉ số thể trạng hàng ngày, đánh giá các nguy
cơ ngã, nguy cơ tai biến, nguy cơ dinh dưỡng. Được khám sức khỏe hàng tuần và khám theo chuyên đề theo
các chương trình liên kết với các bệnh viện đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ phát sinh bệnh
tật có thể xảy ra.
Phục hồi chức năng: Do bà bị suy nhược cơ thể nên được tăng cường chế độ dinh dường và định
luyện tập phục hồi về tinh thần, về thể chất nâng cao thể trạng với các hoạt động như: xoa bóp bấm huyệt,
châm cứu, ngâm chân, luyện tập hỗ trợ trí nhớ . Tập luyện giảm thiểu thoái hóa khớp, co cứng khớp tuổi già.
Chăm sóc cá nhân hàng ngày: Lúc mới vào Trung tâm bà được sinh hoạt và được chăm sóc vệ sinh
đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng và đúng nhịp sinh học theo lịch sinh hoạt cụ thể xây dựng thói quen ăn ngủ đúng
giờ, từ bỏ các thói quen ngủ thất thường...
Sinh hoạt cộng đồng: Ngoài việc được chăm sóc và quản lý sức khỏe bà được tham gia vào các hoạt
động sinh hoạt tập thể và xã hội như: tổ chức các ngày lễ kỉ niệm sinh nhật, mừng thọ, tham gia các câu lạc
bộ thơ, cờ, vẽ tranh và các hoạt đông khác của Trung tâm
Thân chủ được cung cấp các dịch công tác xã hội mà Trung tâm đang thực hiên: dịch vụ chăm sóc nuôi
dưỡng, dịch vụ y tế, dịch phục hồi chức năng.
Khi lập kế hoạch cung cấp dịch vụ cho bà B chúng tôi áp dụng lý thuyết vai trò, mỗi nhân viên trong
Trung tâm bao gồm: NVCTXH, cán bộ quản lý, cán bộ y tế, cán bộ điều dưỡng, bản thân bà B, gia đình
bà B có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua những công việc, nhiệm vụ cũng như
trách nhiệm của mình để thực hiện một cách nghiêm túc kế hoạch đã được lập ra.
Bước 6 Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch: Chúng tôi giám sát tiến trình can thiệp cho
thân chủ và xây dựng nội dung can thiệp theo từng tháng Ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu những
thay đổi của thân chủ, cùng trao đổi với cán bộ quản lý và người chăm sóc những điều thân chủ làm được,
những điều chưa làm được, những điều cản trở tiến trình chăm sóc. Thân chủ đã chủ động với kế hoạch can
thiệp của Trung tâm.
Bước 7 Kết quả sau 3 tháng: Sau thời gian được các nhân viên công tác xã hội, đội ngũ chuyên gia
tâm lý hỗ trợ , cán bộ y tế chăm sóc và phục hồi đến nay thân chủ đã ổn định tâm lý và mong muốn ở
lại lâu dài tại Trung tâm. Thể trạng đã khỏe lại, khôi phục trí nhớ. Không còn có tình trạng mất ngủ kéo
dài. Ăn uống đã dễ dàng hơn, không còn khép mình nữa, hay nói chuyện với những NCT khác trong
nhóm. Mỗi khi có người nhà của NCT khác vào thăm không còn hay khóc như trước. Con cái cũng đã
thường xuyên đến thăm cụ. Như vậy sau thời gian được Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội bản
thân thân chủ và gia đình đã có những thay đổi rõ rệt. Điều đó cho thấy việc thực hiện phương pháp
CTXH cá nhân trong cung cấp dịch vụ đối với NCT là rất có hiệu quả. Ngoài ra Trung tâm cũng đã kết
nối với các đơn vị xã hội để hỗ trợ tài chính cũng như tinh thần cho thân chủ.
Tác giả phỏng vấn sâu chị H (35 tuổi) là con của bà B, đang sống tại Vĩnh Long: Chúng tôi là con
nhưng thật đối sử không phải với mẹ. Khi mẹ tôi vào Trung tâm không những mẹ tôi được chăm sóc nuôi
19
dưỡng chu đáo, ăn ngủ đúng giờ. Chúng tôi là con mà cung chưa chăm sóc được mẹ như vậy. Thật may mắn
cho gia đình tôi là ở tại Vĩnh Long lại có Trung tâm Công tác xã hội trong suốt thời gian mẹ tôi ở đây tôi
hoàn toàn yên tâm, tin tưởng vào chất lượng trợ giúp, dịch vụ và phương pháp can thiệp trợ giúp ở đây.
Bản thân chúng tôi cũng được các anh chị nhân viên tư vấn và thấu hiểu hơn về lý lẽ ở đời, đạo làm con và ý
nghĩa trách nhiệm đối với gia đình và xã hội . Thực lòng tôi rất cảm ơn cán bộ y tế, cán bộ điều dưỡng và
đặc biệt là NVCTXH ở đây đã quan tâm, tư vấn, kịp thời đáp ứng nhu cầu, tâm tư nguyên vọng của gia đình,
lên kế hoạch dịch vụ phù hợp với khả năng của mẹ tôi và gia đình tôi. Tôi mong muốn Trung tâm ngày càng
phát triển hơn để cung cấp nhiều loại hình dịch vụ CTXH để trợ giúp những người cao tuổi như mẹ tôi.
Chương 3
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC
TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
3.1. Biện pháp nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên công tác xã hội
CTXH là hoạt động chịu ảnh hưởng rất nhiều của mối quan hệ tương tác với con người, do vậy hoạt động
của nghề nghiệp này mang tính chất khá phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động CTXH được quyết
định một phần không nhỏ bởi năng lực, trình độ của nhân viên CTXH là một việc làm hết sức cần thiết và
quan trọng.
Trước hết, cần phải tiếp tục đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho
nhân viên CTXH để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Tác giả phỏng vấn sâu đại diện ban giám đôc
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long, 42 tuổi. Theo ông chia sẻ: “Hiện nay Trung tâm Công tác xã
hội có 66 người trong biên chế và 12 người hợp đồng 61 các bộ Trung tâm đa số còn rất trẻ nên chúng tôi
cũng liên tục cử các bạn ấy đi học tập từ chuyên môn sâu về các lĩnh vực liên quan đến học các khóa học
ngắn hạn chúng tôi tận dụng tối đa nguồn nhân lực và thay phiên nhau. Về chuyên môn thì ở Trung tâm
mỗi người một chuyên môn khác nhau: Y tế, công tác xã hội, kế toán, quản trị nhân sự…. Trong công tác
quản lý và giao viêc chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Người có chuyên môn CTXH thì lại có quá
nhiều việc, người không đúng chuyên môn thì công việc đỡ áp lực hơn. Vậy nên chúng tôi thường chia thời
gian làm việc để nhân viên có thể thay đổi nhau tham gia học tập nâng cao năng lực. Hàng năm Trung tâm
chúng tôi cũng trích một phần ngân sách theo quy định cho các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên trong lĩnh
vực công tác xã hội do nhu cầu công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn mới đáp ứng được nên có
rất nhiều nhân viên cũng tự túc chi trả kinh phí để đi học Chúng tôi mong muốn được nhân viên của mình
được đào tạo tập huấn chuyên sâu hơn nữa các kiến thức về tâm lý, về công tác xã hội đối với người cao
tuổi. Thực sự những trường hợp quản lý ca phức tạp chúng tôi cảm thấy rất lúng túng. Có rất nhiều trường
hợp gia đình không chịu hợp tác trong việc phối hợp để trợ giúp NCT tại đây, họ cho rằng khi người nhà
20
của họ vào đây là hết trách nhiệm. Trong khi đó có những NCT
rất mong mỏi được gặp gia đình vào
thăm nom. Họ cũng có những sa sút tâm lý khi bị gia đình bỏ mặc thiếu quan tâm. Công tác xã hội nhóm
cá nhân trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi các chức năng cho NCT đòi hỏi kiến thức,
kỹ năng đặc thù. Người làm công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội cá nhân trong lĩnh vực hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe NCT phải nắm vững các bước từ bước tiếp cận thân chủ;nhận diện vấn đề,thu thập
thông tin đến lên kế hoạch giải quyết vấn đề phải rất vững về các kỹ thuật nghiệp vụ. Các kỹ năng
nghề nghiệp cũng phải được đào tạo như: kỹ năng khen ngợi động viên, đánh giá phù hợp đúng thời
điểm, đúng tiêu chí. Họ phải là những người công tác xã hội chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản chuyên
ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.”
Thứ hai, cần tổ chức các lớp tập huấn dành cho nhân viên, mục đích của việc mở các lớp tập huấn là
nhằm giúp cho nhân viên CTXH thấy rõ vai trò và trách nhiệm công việc của mình để từ đó họ có thái độ
đúng đắn hơn với nghề nghiệp. Cũng qua các lớp tập huấn để chỉ ra vai trò quan trọng của CTXH trong hoạt
động trợ giúp đối với NCT. Thông qua đó cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản của CTXH nhằm giúp họ
làm việc có khoa học và chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này. Bên cạnh việc mở các lớp tâp huấn thì cần
phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo như cử cán bộ làm bên mảng nuôi
dưỡng trực tiếp đi học chuyên ngành CTXH tại các trường cao đẳng, đại học để họ có trình độ chuyên môn
từ cao đẳng, đại học trở lên. Và như vậy khi đã được đào tạo một cách có bài bản thì nhân viên CTXH sẽ có
kiến thức chuyên môn, có hiểu biết về những chính sách của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về các dịch vụ
xã hội cũng như các nguồn lực trong xã hội cùng với sự am hiểu về kỹ năng làm việc với NCT sẽ giúp cho
nhân viên CTXH thực hiện tốt những hoạt động CTXH với NCT. Đồng thời, với những hiểu biết về nghề
CTXH sẽ phát huy khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xã hội như tư vấn, tham vấn… cho NCT, giúp họ
có thêm niềm tin và sức mạnh về tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập
cộng đồng tốt hơn.
Thứ ba tiếp tục củng cố đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã.
Thứ tư tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
nhân viên tại các cơ sở bảo trợ, trung tâm y tế huyện, thành thị, các bệnh viện làm việc trong lĩnh vực công
tác xã hội đối với NCT.
Thứ năm xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tâm lý học,
xã hội học, y tế, công tác xã hội trong lĩnh vực tâm bệnh của tuổi già cho đội ngũ cán bộ nhân viên, cộng
tác viên.
Cuối cùng để có thể nâng cao được năng lực, trình độ thì chính bản thân người nhân viên CTXH phải luôn
trau dồi những phẩm chất đạo đức, cố gắng tìm hiểu học hỏi và trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức
về CTXH để có thể trợ giúp một cách tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của ngành nghề.
3.2. Biện pháp tăng cường công tác vận động hỗ trợ nguồn lực
21
Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cung cấp dịch
vụ xã hội cấp tỉnh còn huy động được các nguồn lực từ tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh phát động phong trào xây dựng quỹ hỗ trợ cho người cao tuổi và cũng là các điều kiện thuận lợi cho
việc kết nối nguồn lực hỗ trợ .
Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ thường xuyên đối với người cao tuổi có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột
xuất cho người cao tuổi khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát, thông qua
các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách của tỉnh bảo đảm.
Với những chính sách thiết thực và cụ thể, sự vận động linh hoạt của địa phương, sẽ giúp nhiều người
cao tuổi có hoàn cảnh éo le có được nơi nương tựa lúc tuổi già.
Tăng cường vận động nguồn lực xã hội thực hiện công tác trợ giúp xã hội, góp phần ổn định cuộc sống
người dân, đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
ngoài công lập. Cung cấp các dịch vụ tư vấn, can thiệp, kết nối và hỗ trợ kịp thời cho người cao tuổi không
có người phụng dưỡng, người lang thang kiếm sống được hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn, giúp đỡ từ các cơ sở trợ
giúp xã hội và tại cộng đồng.
Tập trung vận động nguồn lực để hỗ trợ các hộ gia đình có người già yếu neo đơn, bệnh tật không có
khả năng lao động, đồng thời, kết nối, vận động các tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ, đỡ đầu tạo điều kiện cho
họ giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống. Đẩy mạnh công tác vận động nguồn lực từ các cá nhân, các tổ
chức, các nguồn viện trợ không hoàn lại và sự vận động của các tổ chức hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội nhằm chăm lo, hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, góp phần đảm bảo mức sống tối
thiểu cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức và các cơ sở tôn giáo nuôi
dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh
3.3. Biện pháp duy trì và mở rộng nhiều hình thức của hoạt động hỗ trợ xã hội
Có thể thấy nhu cầu rất đa dạng của đối tượng thông qua các dịch vụ xã hội. Điều đó cũng thể hiện
rõ nét việc cần phải có một mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội chuyên nghiệp phong phú về chủng loại, chất
lượng về cung ứng, thuận tiện và dễ dàng trong tiếp cận. Qua việc khảo sát nhu cầu cũng như sự phát triển
công tác xã hội về các dịch vụ xã hội cần có các giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ công
tác xã hội cụ thể.
Mở rộng hình thức chăm sóc người cao tuổi
Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp đối tượng tới loại hình dịch vụ giảm nhẹ cho cả người chăm
sóc; từ dịch vụ mang tính trợ giúp đảm bảo nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, sinh hoạt tới dịch vụ phát triển nâng
cao năng lực như kỹ năng sống, kỹ năng sống độc lập; từ các dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe cũng cần
hướng tới mở rộng các dịch vụ phát triển về tâm lý, tinh thần và hòa nhập xã hội. Để có thể đạt được mục
tiêu trên các dịch vụ và cơ sở cung cấp dịch vụ cần được điều tiết bởi thị trường có nghĩa là vừa của nhà
nước, vừa của tư nhân, các tổ chức xã hội dân cư tham gia cung cấp. Vai trò của nhà nước quan trọng trong
khía cạnh quản lý, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ, chất lượng chuyên môn của người cung cấp dịch
22
vụ, và nhà nước tham gia hỗ trợ các tổ chức dân sự, xã hội phát triển và cung cấp dịch vụ là trách nhiệm của
các bên trong đó tổ chức xã hội có vai trò chủ yếu.
Hiện tại, công tác xã hội nói chung và việc cung cấp dịch vụ xã hội nói riêng còn mới mẻ ở Việt Nam
và còn có nhiều vướng mắc trong việc tổ chức hoạt động. Do đó, cần thành lập các mạng lưới như sau:
Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình
Mặc dù, mô hình gia đình truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long chịu không ít những tác động của kinh tế thị
trường nhưng gia đình vẫn đóng vai trò trụ cột chính là nơi chăm sóc và nương tựa cho người cao tuổi lúc về
già và là nguồn lực thiết yếu để hỗ trợ nhóm đối tượng đặc thù này. Từ thực tế khảo sát thực trạng, dựa vào
điều kiện kinh tế tại địa phương cho thấy hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi được chăm sóc
tại nhà. Đây là một mô hình dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện gia đình, cộng đồng nhằm
chăm sóc người cao tuổi bị ốm đau, bệnh tật; người già cô đơn gặp khó khăn, khi mà toàn tỉnh chỉ có một
Trung tâm chăm sóc và phụng dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và người cao tuổi hầu như
được chăm sóc tại các gia đình. Cách làm này vừa phát huy được truyền thống “Tương thân tương ái”; “Kính
lão đắc thọ”; “Uống nước nhớ nguồn”, vừa phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của người cao tuổi là muốn
được sống tại chính ngôi nhà thân yêu của mình cho đến cuối đời. Và trên thế giới cũng đang có xu hướng
đưa người cao tuổi về chăm sóc tại gia đình đang gia tăng để hạn chế những áp lực đối với hệ thống an sinh
xã hội cũng như việc đảm bảo tốt hơn trong các nhu cầu về tinh thần và vật chất cho người cao tuổi. Với
công tác xã hội thì người cao tuổi là một trong những đối tượng đặc thù bởi những đặc điểm tâm sinh lý
riêng biệt. Từ những hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi tại các gia đình đang có hiện nay, thiết
nghĩ cần có các giải pháp khả thi hơn để từng bước đưa công tác xã hội vào thực tiễn có hiệu quả cao hơn.
Mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại bệnh viện
Sức khỏe luôn là vấn đề mà người cao tuổi thường xuyên phải đối mặt. Người cao tuổi có đặc điểm là sức
khỏe sa sút, các phản xạ đã chậm chạp, khả năng nghe nhìn có nhiều hạn chế, vận động khó khăn trong khi
khả năng tài chính eo hẹp. Chính vì thế khi phải đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện họ có nhu cầu trợ
giúp rất lớn. Hiện nay ở các bệnh viện lớn đã có nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp việc khám chữa
bệnh, chăm sóc NCT tại cộng đồng nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng được đúng nhu cầu của NCT và
người nhà người cao tuổi.
Cần khảo sát trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long và xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
tại các bệnh viện.
Kết luận chương 3
Việc đảm bảo quyền, nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
cũng như việc nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng trong chăm sóc NCT là vấn đề được
các cấp, các ngành quan tâm và rất cần sự chia sẻ trách nhiệm từ cộng đồng xã hội, sự tự ý thức của chúng ta.
Những giải pháp trên đây chỉ phát huy hiệu quả và thực hiện triệt để khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các
cấp, ngành và chính nhân viên CTXH khi làm việc với NCT cũng như từ nhận thức cao của gia đình NCT
23
trong việc cần phải, hiếu thuận, chăm sóc nuôi dưỡng NCT. Bên cạnh đó, người nhân viên CTXH đóng vai
trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ NCT nhằm mang lại cho NCT và gia đình
họ những nguồn lực, dịch vụ, cơ hội tốt nhất để họ nâng cao năng lực bản thân, hòa nhập cộng đồng.
KẾT LUẬN
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của tạo hóa . Mỗi tuổi mỗi già, tuổi già sức yếu là lẽ tự nhiên.
Đối với một số người lão hóa đến sớm hơn còn đối với người khác thì muộn hơn, song bất tận thế nào lão
hóa là một quá trình tất yếu bình thường và không thể nào cưỡng lại được. Những năm tháng cuối cùng của
cuộc đời có giá trị nhất định với mỗi người. Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ
chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi mang một ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, thể hiện những nghĩa cử cao
đẹp đền đáp những đóng góp tuổi trẻ của họ cho xã hội.
Đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh
Vĩnh Long” đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cụ thể :
- Luận văn đã làm rõ hệ thống những vấn đề lý luận về dịc vụ công tác xã hội đối với người cao
tuổi. Trên cơ sở các khái niệm về NCT, về CTXH khái niệm dịch vụ CTXH với NCT . Bên cạnh đó các yếu
tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với NCT , cũng như đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCT
tại Trung tâm từ đó có những giải pháp phù hợp nâng cao năng lực nhân viên công tác xã hội cũng như các
chất lượng và các loaih hình dịch vụ CTXH đối với NCT.
24