Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề lao động trẻ em trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.41 KB, 10 trang )

fThực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề lao động
trẻ em trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội.

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.
Khái niệm

-Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em là những người dưới
18 tuổi, trừ phi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”
- Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt nam quy
định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
- Lao động trẻ em
- Lao dộng vị thành niên
- Doanh nghiệp
- TNXH
- TNXH của ND
- Biện pháp khắc phục lao động trẻ em

1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

Phân loại TNXH
Vai trò của TNXH
Các hình thức lao dộng trẻ em
Nội dung của TNXH của doanh nghiệp về vấn đề lao động trẻ em
Nội dung TNXH

2. THỰC TRẠNG


2.1.
Các nhân tố ảnh
2.2.
Thực trạng

hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1. Tình hình lao động


Đánh giá
3.1.1. Những mặt đạt được.
3.1.1.1. Số các doanh nghiệp tham gia vào CSR tăng.
3.1.1.2. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng CSR có tác động tới các doanh nghiệp.
3.1.1.3. Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào phát triển công tác cộng đồng
hơn.
3.1.1.4. Các phương tiện truyền thông cho CSR.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.
3.1.2.1. Hạn chế trong vấn đề lao động: Tình hình thực hiện CSR ở các doanh
nghiệp Việt Nam trong vấn đề lao động đang còn khá nhiều hạn chế. Vấn đề sử
dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra ở một số doanh
nghiệp; Tiền lương, thu nhập trung bình của người lao động nhìn chung còn ở mức
thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa
là động lực để người lao động hứng thú với công việc.
3.1.2.2. CSR đối với người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện
nay đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra
thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, và người tiêu dùng là
những người chịu hậu quả. Thế nhưng, ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ
quyền lợi của người dân rất thấp.
3.1.2.3. CSR đối với môi trường: Tình trạng các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất

gây hậu quả xấu đến môi trường ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã thải
ra môi trường những nước thải sản xuất độc hại chưa qua xử lý, lượng khí thải của
các nhà máy đang dần dần huỷ hoại tầng ozone… Môi trường sống hàng ngày
đang phải chống chọi với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất
đai… ngày càng gia tăng.
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua.
Thứ nhất, hiểu biết của giới kinh doanh Việt Nam hiện nay về các vấn đề ĐĐKD
hay CSR còn mơ hồ và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm


quan trọng và ý nghĩa của CSR đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân doanh
nghiệp.
Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát với tình
hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ
những trách nhiệm của mình.
Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc hòa giải,
ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thế nhưng hiện tại, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
Thứ tư, tai nạn lao động, đình công đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi công tác
thanh tra lao động phải được thực hiện thường xuyên. Theo Tổ chức Lao động
Quốc tế ILO thì với các nước kém phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000
lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu
lao động thì Việt Nam cần tới hơn 1000 thanh tra.
Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người tiêu
dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa
chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra ý kiến người
tiêu dùng (NTD) trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn – Bảo vệ
NTD Việt Nam, có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số
còn lại có biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động trẻ em, nhưng nguyên nhân
chính vẫn là do đói nghèo. Những gia đình nghèo không thể đảm bảo cuộc sống tối
thiểu cho con em mình nên chính sức lao động của các em cũng là nguồn thu nhập,
góp phần trang trải cho gia đình và bản thân các em, Mặc khác, bản thân không
còn nơi nương tựa như gia đình tan vỡ do ly hôn, mồ côi cha mẹ, gia đình vô trách
nhiệm với con cái, một số khác do học kém nên không thể tiếp tục theo học hoặc
ảnh hưởng của lối sống buông thả, tự do nên đã bỏ học để đi tìm việc làm kiếm
sống. Bên cạnh đó, một bộ phận trẻ em buột phải di cư theo gia đình đến các thành
phố tìm kiếm việc làm, các em này thường sống cảnh thiếu sự quan tâm, chăm sóc
của cha mẹ và thường rơi vào các gia đình nghèo.


Ngoài ra, cũng còn một số doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất
đã sử dụng nhiều lao động vị thành niên. Mặc khác, cũng phải kể đến tình trạng
“đói thông tin”, nhận thức kém của cả bản thân trẻ và gia đình đã đẩy các em đến
con đường bỏ học, ra thành phố, đô thị lớn để kiếm tiền. Hầu hết lao động trẻ em
trong khu vực phi chính thức, làm việc cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ nhỏ, làm thuê trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp...Những nghề này phổ
biến tại các địa phương nơi trẻ sinh sống, tập trung ở những công đoạn không đòi
hỏi cao về trình độ kỹ thuật, tay nghề nhưng cũng cần có sự khéo léo, tỷ mỹ và
phải làm việc chăm chỉ.
Bên cạnh đó, quan điểm của cộng đồng về sự tồn tại lao động trẻ em có sự khác
biệt đáng kể đối với từng nhóm trẻ tham gia lao động, về mức độ và loại hình tham
gia. Có người cho rằng, trẻ em không nên làm những việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm nhưng vẫn khuyến khích trẻ tham gia làm việc cùng gia đình để cha mẹ
có điều kiện quản lý, dạy bảo các em. Số người khác lại cho rằng lao động là cần
thiết với trẻ đã thôi học, vấn đề là ở mức độ lao động phải phù hợp với lứa tuổi và
khả năng của trẻ. Đa số những người lớn, những người có trách nhiệm cho rằng trẻ
nên tham gia lao động để giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời qua đó sẽ
phát triển về thể chất và hình thành nhân cách, ý thức trong cuộc sống....Trong khi

đó, tình trạng trẻ em tham gia lao động sớm, dù ở nhóm nào và tham gia ở mức độ
nào thì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, tâm lý, ảnh hưởng đến học
tập. Hơn nữa, nếu may mắn hơn, nhiều em làm việc tại địa bàn sinh sống, làm việc
cùng cha mẹ, người thân thì ít nguy cơ bị lạm dụng, bốc lột, không bị bắt làm
những việc phi pháp; còn ngược lại, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào những hành vi vi
phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội, dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao bị lạm dụng,
bốc lột.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em phải kiếm sống sớm là do các em sinh ra trong
những gia đình nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn. Hoặc cũng do nhận thức
chưa đầy đủ của các em, của gia đình và cộng đồng về Luật lao động, Luật bảo vệ
chăm sóc giáo dục sức khỏe trẻ em. Cái nguyên nhân nữa là do nhận thức sai lầm
của các gia đình cho rằng cho trẻ đi lao động sớm thì sẽ sớm nên người. Và một
nguyên nhân nữa là có một số em thích tiêu xài nên đã đi làm sớm để thỏa mãn
nhu cầu của các em.” Tuy vậy, việc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này còn
lỏng lẻo, luật pháp xử lý các vụ vi phạm chưa nghiêm minh khiến các chủ cơ sở sử


dụng lao động trẻ em xem thường. Bà Thùy Nga cán bộ phòng Pháp chế, Sở Lao
động TB&XH TP. Hồ Chí Minh khẳng định:
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, nhưng cái nghèo
vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng lao động trẻ
em.
Ngoài ra, việc thiếu hiểu biết về khái niệm lao động trẻ em cũng như trình độ nhận
thức còn hạn chế về lao động trẻ em cũng là những rào cản đáng kể, cần phải được
rỡ bỏ.
Nhóm nguyên nhân về cá nhân: bao gồm các vấn đề về tình thần, tâm lý của trẻ em; sự thiếu hiểu biết và yếu về
kỹ năng của các bậc cha mẹ, các em; cha mẹ nghiện ngấp rượu, ma tuý, cờ bạc; trẻ em sống trong các gia đình
mâu thuẫn, hoặc bản thân các em bị căng thẳng về tinh thần do cha mẹ và người chăm sóc gây ra hoặc do bản thân
các em đã từng trải qua lạm dụng...
+ Nhóm nguyên nhân về môi trường:

- Sự thay đổi về quan niệm, lối sống và giá trị văn hoá đối với lao động, hưởng thụ văn hoá phẩm (phim ảnh, sách
báo) độc hại là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng trẻ em.
- Văn hoá truyền thống: Theo quan niệm truyền thông, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là mối quan hệ bất bình
đẳng về quyền lực. Đây là mối quan hệ giữa "bề trên" đối với "kẻ dưới". Điều này cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng trẻ em.
- Yếu tố gia đình có vai trò quan trọng. Trẻ em không được chăm sóc, thiếu sự giáo dục, quản lý chặt chẽ của gia
đình, thiếu sự gương mẫu của cha mẹ, người thân đều là những yếu tố tạo điều kiện cho trẻ em bị lôi cuốn, bị lợi
dụng , trở thành nạn nhân của sự lạm dụng. (Lê Ngọc Hùng, 1998).
- Yếu tố kinh tế khó khăn cũng có thể dẫn đến việc trẻ em phải lao động sớm để kiếm tiền, tăng thu nhập, giúp bố mẹ
và bị lạm dụng. Đối với một số phụ nữ thất nghiệp là yếu tố đẩy họ vào con đường mại dâm và lạm dụng tình dục trẻ
em để làm giàu bất chính.
+ Nhóm nguyên nhân về Chính sách, Pháp luật:




Bảo vệ về mặt pháp lý cho trẻ em chưa đầy đủ, chưa có những điều luật thực sự rõ ràng về vấn đề lạm
dụng trẻ em. Bên cạnh đó, hệ thống thực thi luật pháp còn yếu thậm chí thiếu nghiêm túc trong việc xử lý những đối
tượng lạm dụng trẻ em.
Sự yếu kém trong các trong việc quản lý các hoạt động của các cơ sở, trung tâm việc làm, dịch vụ giải trí
dẫn đến tình trạng lách luật để lạm dụng sức lao động như tăng giờ làm, giảm tiền công, không chú ý tới sự phát
triển của trẻ.

VViệc tham gia lao động trẻ em đi liền với trình độ giáo dục thấp, sau đó dẫn đến
các công việc không đáp ứng được yêu cầu căn bản về việc làm bền vững.
- Các em bỏ học sớm thường ít có cơ hội được đảm bảo việc làm ổn định và có
nguy cơ cao không tìm được việc làm.
- Một tỷ lệ lớn thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi tại nhiều quốc gia đang làm công việc



bị xếp vào loại độc hại hoặc các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
- Những em đang làm các công việc độc hại thường dễ bỏ học sớm trước khi đủ
tuổi lao động tối thiểu.
3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR
tại Việt Nam.
3.3.1. Các biện pháp từ phía Nhà nước.
3.3.1.1. Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp
lý vững chắc cho ĐĐKD và CSR.
Hệ thống pháp luật chính là khung cơ sở, là nền tảng đầu tiên để các doanh
nghiệp thực hiện ĐĐKD nói chung cũng như CSR nói riêng. Tuy nhiên khung
pháp luật hiện thời của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, bất cập chưa đáp ứng
được những đổi mới của đất nước khiến cho nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ
hở của pháp luật để trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ đạo đức, CSR.
3.3.1.2. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ĐĐKD và CSR ở Việt
Nam.
Nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng
đồng là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức đúng để hành động
đúng bên cạnh cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn của các cơ quan quản lý
Nhà nước về bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, môi trường… chắc chắn
sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa đối với con người.
– Xây dựng, bổ sung Bộ Luật Lao động Việt Nam.
– Tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp về CSR.
– Phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tổ chức.
3.3.1.3. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực thi CSR trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa
hoá lợi nhuận, doanh thu, trong khi đó, việc tuân thủ ĐĐKD nói chung và CSR
nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Do đó, Nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích, quan tâm,
hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như việc giúp đỡ doanh



nghiệp sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo
công nghệ sạch…
3.3.1.4. Hoàn thiện bộ máy, cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra.
Thanh tra lao động có vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra viên ở
nước ta còn mỏng chưa đáp ứng được số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất ngày càng gia tăng, do vậy việc tăng cường năng lực hoạt động của hệ
thống thanh tra lao động là điều cần thiết.
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
Việc thực hiện CSR không chỉ là vấn đề trong ngắn hạn mà đó là quá trình lâu
dài với sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Khi việc đáp ứng những tiêu chuẩn
trong kinh doanh là phương tiện cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tiếp
cận thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thoát ra khỏi thể bị
động, nắm lấy vị trí chủ động hơn trong việc thực thi CSR.
3.3.2.1. Nâng cao nhận thức về CSR.
Nâng cao nhận thức về CSR trong các doanh nghiệp trước hết phải bắt đầu từ
người đứng đầu doanh nghiệp bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng
rất lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty (đặc
biệt ở những công ty vừa và nhỏ).
3.3.2.2. Có chiến lược dài hạn trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn
CSR với những bước đi thích hợp.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích
thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết trong
ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam bởi sự hạn chế của các yếu
tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính.
3.3.2.3. Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Công đoàn đã và đang đóng góp một vai trò tích cực là đại diện của giai cấp
công nhân lao động. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nơi người lao động là
người làm chủ doanh nghiệp.



Tài liệu tham khảo
Luật pháp, chính sách của Việt Nam
1. Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/5/1994 Ban Bí thư, Chỉ thị số 55-CT/TW ngày
26/8/2000 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công
tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
2. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2007.
3. Bộ Luật Dân sự, sửa đổi năm 2005.
4. Bộ luật Hình sự năm1999.
11. Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
(Quyết định số
23/2001/QĐ-TTg ngày 26/2/2001).
12. Chương trình Hành động quốc gia về Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
giai đoạn 1999-2002
(Quyết định số 134/1999 ngày 31/5/1999).
14. Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số
267/QĐ-TTg ngày
22 tháng 02 năm 2011).
15. Bộ LĐTB&XH và Bộ Y Tế, Thông tư Liên tịch số 09/TT-LB ngày 13 tháng
4 năm 1995 quy định
chi tiết các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động
chưa thành niên.
16. Bộ LĐTB&XH, Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 9 năm
1999 qui định danh
mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc.
Luật pháp quốc tế

1. Liên Hợp Quốc, Công ước về Quyền trẻ em, 1990.


2. ILO, Công ước 138 và Khuyến nghị 146 về Tuổi lao động tối thiểu, 1973.
3. ILO, Công ước 182 và Khuyến nghị 190 về Cấm và hành động ngay lập tức
để loại bỏ những những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999.
4. ILO, Nghị quyết số II về số liệu thống kê của lao động trẻ em, ngày
5/12/2008.
5. ILO, Công ước 189 và Khuyến nghị 201 về Việc làm đàng hoàng cho lao
động giúp việc gia
đình, 2011.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của CSR ngày càng quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. CSR là công cụ hữu hiệu để
các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng doanh thu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa hiểu biết, nắm rõ được quy trình
đưa CSR vào doanh nghiệp nên cũng gặp những thất bại. Sự thành công của
P&G, CSC, Intel, … là bằng chứng cho việc thực hiện CSR có hiệu quả. Hay sự
sụp đổ của tập đoàn Tam Lộc là hệ quả của những việc làm vô trách nhiệm,
thiếu đi đạo đức của nhà doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, vấn đề Đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội là một vấn đề
mới. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và
tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Việc thực
hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém
do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về CSR. Do đó, các doanh
nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc chung mang tính toàn cầu để tồn tại
và phát triển. Vì vâỵ, CSR trở thành một yêu cầu không thể thiếu của các doanh
nghiệp.
Một số doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện thành công CSR như: Unilever,

Honda Việt Nam, Sữa Việt Nam (Vinamilk),… là những gương tiêu biểu, và là
mô hình cho các doanh đã và đang từng bước thực hiện CSR. Đi đôi với các
doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải có những chính sách và biện pháp tích cực
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc thực hiện CSR.


Và trong thời kỳ hội nhập, một tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển, năng
lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội.
Đạo đức kinh doanh nói chung, CSR nói riêng là những phạm trù phức tạp, và
để hiểu và thực hiện được CSR cần một khoảng thời gian không ngắn và phải
có những bước đi phù hợp. Để các doanh nghiệp nâng cao ý thức về CSR, đồng
thời áp dụng thực hiện trong doanh nghiệp mình đòi hỏi phải có giải pháp đồng
bộ trong đó có sự phối hợp của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan ban
ngành, các tổ chức hiệp hội và cả những người dân. Có như vậy, chúng ta mới
mong tình hình thực hiện CSR được cải thiện và sẽ phát huy tác dụng góp phần
tạo dựng chỗ đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong
nước và trên thị trường thế giới.

“Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay″ của Nguyễn Bao
Cường. Bài viết được đăng trên Bản tin số 23, Viện Khoa học và Lao động xã
hội.



×