Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.03 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC ÁNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC ÁNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tôi
đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong các mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Võ Thị Ngọc Ánh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 4

1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ..................................................................... 10
1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả ........ 15
1.3.1. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ........................................................... 15
1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả ......................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 16
2.1.Giới thiệu tổng quan phần mềm kế toán ............................................................. 16
2.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán.......................................................................... 16
2.1.2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán ..................................................... 16
2.1.3. Phân loại phần mềm kế toán ........................................................................... 17
2.1.4. Vai trò phần mềm kế toán ............................................................................... 18
2.1.5. Tính ưu việt của phần mềm kế toán ................................................................ 20
2.2.Phần mềm kế toán áp dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................ 20


2.2.1. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................ 20
2.2.2. Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán ........................................................ 21
2.2.3. Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán ............................................................ 23
2.3.Các lý thuyết có liên quan đến đề tài .................................................................. 24
2.3.1. Thuyết hành động hợp lý TRA ....................................................................... 24
2.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM .............................................................. 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 27
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 27
3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 30
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 30
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 31
3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ......................................................... 32

3.4. Mô hình nghiên cứu và thang đo ....................................................................... 34
3.4.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo dự thảo........................................................ 34
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo..................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 41
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 41
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 41
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 41
4.1.2.1. Thống kê mô tả mẫu...................................................................................... 41
4.1.2.2. Kiểm định và đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha ..................................... 44
4.1.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 48
4.1.2.4. Phân tích hồi quy........................................................................................... 53
4.2. Bàn luận ............................................................................................................. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 64


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 65
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 65
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 66
5.2.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 66
5.2.2. Kiến nghị đối với nhà cung cấp phần mềm kế toán ........................................ 68
5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng có liên quan ......................................... 69
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70
5.3.1. Những hạn chế của luận văn ........................................................................... 70
5.3.1. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NCC

Nhà cung cấp

PMKT

Phần mềm kế toán

TRA

Thuyết hành động hợp lý

TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài.........................................................8
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước .......................................................13
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo ..........................................................34

Bảng 3.2. Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính .........................................38
Bảng 4.1. Thống kê mô tả theo giới tính...................................................................42
Bảng 4.2. Thống kê mô tả theo chức vụ ...................................................................42
Bảng 4.3. Thống kê mô tả theo loại hình hoạt động .................................................42
Bảng 4.4. Thống kê mô tả theo quy mô nguồn vốn ..................................................43
Bảng 4.5. Thống kê mô tả theo sản phẩm phần mềm ...............................................43
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định thang đo “Yêu cầu của người sử dụng” .....................44
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định thang đo “Tính năng của phần mềm” ........................44
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định thang đo “Tính tin cậy NCC phần mềm kế toán” ......45
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định thang đo “Khả năng hỗ trợ DN của NCC PMKT”........46
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định thang đo “Giá phí của phần mềm” ...........................46
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định thang đo “Dịch vụ sau bán hàng” ............................47
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định thang đo “Sự lựa chọn phần mềm kế toán” .............48
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test của các biến độc lập .........48
Bảng 4.14. Tổng phương sai trích của các biến độc lập ...........................................49
Bảng 4.15. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập sau khi xoay .......................50
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett's Test của các biến phụ thuộc ..........51
Bảng 4.17. Tổng phương sai trích của các biến phụ thuộc .......................................52
Bảng 4.18. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ..............................................52
Bảng 4.19. Ma trận tương quan của các nhân tố .......................................................53
Bảng 4.20. Tóm tắt mô hình hồi quy ........................................................................54
Bảng 4.21. Phân tích phương sai (ANOVA) các nhân tố .........................................55
Bảng 4.22. Hệ số hồi quy (Coefficients) của các nhân tố .........................................55
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình .............................................58


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ...............................................................25
Hình 2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)......................................................26
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................28

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................37
Hình 4.1. Mô hình hồi quy sau nghiên cứu định lượng ............................................59
Hình 4.2. Đồ thị phân tán Scatterplot........................................................................60
Hình 4.3. Đồ thị Histogram .......................................................................................61
Hình 4.4. Đồ thị Q-Q Plot .........................................................................................61


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội là sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện của nhiều hệ thống thông tin
và phần mềm ứng dụng góp phần thành công vào việc quản lý các nguồn lực, qua
đó tăng tính cạnh tranh và giúp doanh nghiệp sống sót và phát triển trong thời hội
nhập. Đi đôi với sự phát triển của hệ thống thông tin là việc tin học hóa công tác kế
toán. Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán là ứng
dụng phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán là công cụ đắc lực hỗ trợ cho người làm
kế toán trong quá trình thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu kế toán và cung cấp thông
tin kế toán hữu ích theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho các đơn vị bên
ngoài doanh nghiệp (cơ quan thuế, sở chứng khoán, nhà đầu tư, chủ nợ,…). Nhu
cầu đối với các gói phần mềm đáng tin cậy và chất lượng được liên tục tăng lên. Để
đáp ứng nhu cầu khách hàng, các công ty sản xuất phần mềm đã cho ra đời các sản
phẩm phần mềm có thể tùy chỉnh và cải tiến, đáp ứng các nhu cầu cụ thể của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn và ứng dụng các phần mềm
thích hợp là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Vì thị trường cung cấp các dịch vụ, phần mềm, hệ thống thông
tin đa dạng, với nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhiều phiên bản khác nhau, kèm
theo sự đa dạng về các tiêu chí lựa chọn cũng như các yêu cầu của khách hàng cũng
khác nhau, đã tạo nên sự phức tạp trong tiến trình ra quyết định cho các doanh

nghiệp (Jadhav & Sonar, 2009). Thách thức lớn nhất trong việc lựa chọn phần mềm
kế toán cho doanh nghiệp là tính hiệu quả và khả năng đáp ứng các mục tiêu riêng
của mỗi doanh nghiệp. Lựa chọn phần mềm kế toán không phù hợp sẽ gây thiệt hại
về tài chính và ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (Abu Musa,
Ahmad A., 2005). Một câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp đều đặt ra là lựa chọn
sản phẩm của nhà cung cấp nào là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình,
làm sao để chọn được gói phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù tổ chức đang trở
thành một trong nhưng quyết định quan trọng của các doanh nghiệp. Đây cũng
chính là lý do tôi thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định.
Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi
như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến sự lựa chọn
phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế
toán.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định.

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu và khảo sát được thực hiện từ tháng 8 đến
tháng 10 năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý
thuyết, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những nhân tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn phần mềm kế toán. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và
thang đo. Đồng thời, tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia để hiệu chỉnh mô
hình và thang đo ban đầu. Sau đó, tác giả thiết lập bảng câu hỏi cho phân tích định
lượng.


3
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua bảng câu hỏi chính thức, kết hợp với sử dụng
phần mềm SPSS để kiểm định các nhân tố đã được tổng hợp, nhằm xác định rõ mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố làm cơ sở cho các đề xuất của luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm 5 chương:
• Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
• Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thực hiện ở
nước ngoài và trong nước. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp
theo của đề tài.
1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Parry và cộng sự (2001)
Parry và cộng sự trong nghiên cứu “Giá trị khách hàng và các mối quan hệ
giữa các công ty phần mềm nhỏ và vừa”. Tác giả đã đưa ra các thuộc tính giá trị
khách hàng của các công ty phần mềm nhỏ và vừa thông qua các yếu tố: Giá cả,
chức năng phần mềm, vị trí địa lý công ty phần mềm, chất lượng phần mềm, truyền
thông, khả năng am hiểu khách hàng, khả năng song ngữ của phần mềm, mối quan
hệ, dịch vụ sau bán hàng, sự chuyên nghiệp, sự tin tưởng, khả năng chuyên môn của
nhân viên.
Nghiên cứu của Ajay Adhikaria và cộng sự (2004)
Ajay Adhikaria và cộng sự tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm doanh nghiệp và
và sự lựa chọn phần mềm kế toán quốc tế”. Nhóm tác giả thực hiện việc điều tra,
khảo sát các công ty tại Hoa Kỳ về việc lựa chọn phần mềm kế toán quốc tế. Kết
quả khảo sát cho thấy các mối quan hệ giữa đặc điểm, tính năng và tiêu chí lựa chọn
phần mềm tùy thuộc vào qui mô công ty và mức độ quốc tế hóa. Mối quan hệ giữa
đặc điểm công ty và tiêu chí lựa chọn chung – như hỗ trợ và bảo mật, phần cứng và
nền tảng điều hành, tính linh hoạt và chi phí là không đáng kể. Từ kết quả nghiên
cứu cho thấy: Đặc điểm công ty là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và
thiết kế phần mềm kế toán quốc tế.
Nghiên cứu của Abu Musa, Ahmad A., (2005)
Trong một nghiên cứu “Các yếu tố quyết định lựa chọn phần mềm kế toán:
Mô hình đề xuất” Abu Musa, Ahmad A., đã phát triển một khuôn khổ tích hợp các
yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Tác giả đưa ra 4
yếu tố chính cho việc lựa chọn phần mềm kế toán bao gồm: Nhu cầu người sử dụng,


5

các tính năng phần mềm kế toán, môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
tính tin cậy nhà cung cấp.
Yếu tố nhu cầu người sử dụng: Các phần mềm đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại và
dễ dàng thích ứng với các nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp
nên xem xét số người sử dụng phần mềm, kể cả số người bổ sung khi mở rộng vi
mô kinh doanh. Doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm phù hợp với loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp và có kế hoạch lựa chọn phần mềm kế toán 3-5 năm để đáp
ứng nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai.
Yếu tố các tính năng phần mềm kế toán: Tính năng quan trọng trong việc lựa
chọn phần mềm kế toán là tính năng tùy biến và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó
cần phải xem xét các tính năng như: Cấu trúc tài khoản kế toán, tính năng web và
thương mại điện tử, báo cáo bằng đồng ngoại tệ, hỗ trợ cơ sở dữ liệu, an toàn dữ
liệu, bảo mật thông tin và các tính năng khác của phần mềm.
Yếu tố môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trước hết doanh
nghiệp cần lựa chọn phần mềm đáp ứng nhu cầu của công ty, sau đó mới tìm những
phần cứng tốt nhất để chạy phần mềm. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng phần cứng
thì có thể nâng cấp hệ thống để tương thích với hệ thống phần mềm mới.
Yếu tố tính tin cậy nhà cung cấp: Nhà cung cấp cần tư vấn và hỗ trợ dịch vụ
cho doanh nghiệp. Do vậy, khi lựa chọn phần mềm kế toán cần chọn những nhà
cung cấpđáng tin cậy, có nguồn lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và luôn sẵn
sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết.
Nghiên cứu đã đề xuất một mô hình với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn phần mềm kế toán và đưa ra các phương pháp thực nghiệm để thực hiện.
Tuy nhiên, mô hình đề xuất này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp mua mới phần
mềm kế toán hoặc chuyển từ kế toán thủ công sang sử dụng phần mềm.
Nghiên cứu của Sharad K. Maheshwari and Michael P. McLain(2006)
Theo nghiên cứu của Sharad K. Maheshwari and Michael P. McLain về “Lựa
chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ theo phương pháp AHP (Analytical
Hierarchy Process)” được thực hiện theo hai tiêu chí: Nhu cầu người sử dụng và



6
đánh giá/so sánh các gói phần mềm. Nghiên cứu đề xuất một mô hình kết hợp nhu
cầu người sử dụng và đánh giá phần mềm khi lựa chọn gói phần mềm cho doanh
nghiệp. Các tác giả chia quá trình ra quyết định theo nhiều cấp độ. Mô hình được
thiết lập gồm bốn cấp độ tương ứng với bốn gia đoạn chính của quá trình ra quyết
định trong việc lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ. Cấp độ 1 – Lựa
chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ. Cấp độ 2 – Xem xét các tiêu chí:
Chi phí, tính năng, hỗ trợ và hiệu suất. Cấp độ 3 – Đánh giá các tính năng kế toán,
tính năng kỹ thuật, và chi phí hỗ trợ gián tiếp. Cấp độ 4 – Tiêu chí dễ sử dụng.
Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu “Lựa chọn phần mềm kế toán và và sự hài
lòng của người sử dụng” thông qua khảo sát, đối chiếu ý kiến giữa của người sử
dụng và nhà cung cấp phần mềm trong việc quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng của phần mềm là yếu tố quan trọng nhất
trong việc lựa chọn, giữ lại hoặc thay thế phần mềm kế toán. Kế đến là yếu tố chi
phí và khả năng tương thích.
Yếu tố chức năng của phần mềm: Chức năng chính của phần mềm là tính linh
hoạt. Tính linh hoạt bao gồm các chức năng: Xử lý thời gian thực, thân thiện với
người dùng, bảo mật, sự cải tiến. Trong đó, chức năng được đánh giá quan trọng
nhất là sự cải tiến.
Yếu tố chi phí bao gồm: Chi phí mua ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm
được đánh giá quan trọng hơn chi phí cài đặt và chi phí đào tạo.
Yếu tố khả năng tương thích: Khả năng tương thích với hệ điều hành được đánh
giá có ý nghĩa hơn so với khả năng tương thích với phần cứng hoặc phần mềm khác.
Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt trong sự lựa chọn phần mềm kế toán giữa
người sử dụng và nhà cung cấp. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp để giúp nhà
cung cấp hiểu được nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng phần mềm và tăng sự
hài lòng của người dùng. Tuy nhiên, các nhân tố mà tác giả đưa ra cũng dựa trên
các nghiên cứu trước nên có thể các nhân tố chưa phù hợp với dữ liệu hiện tại thu

được do mỗi nghiên cứu được thực hiện trên những loại phần mềm khác nhau.


7
Nghiên cứu của Anil Jadhav and R. Sonar (2009)
Trong nghiên cứu về lĩnh vực “Đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm”.
Nhóm tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trước và đưa ra một phương pháp bao
gồm các bước cơ bản để lựa chọn bất kỳ gói phần mềm nào. Hệ thống, công cụ,
những kỹ thuật, tiêu chí để đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm. Kết quả nghiên
cứu cung cấp một cơ sở để cải thiện quy trình đánh giá và lựa chọn các gói phần
mềm. Nhóm tác giả đã đưa ra các tiêu chí để lựa chọn phần mềm kế toán bao gồm:
Chất lượng phần mềm, nhà cung cấp phần mềm, chi phí và lợi ích, đặc điểm đầu ra
của gói phần mềm, ý tưởng thiết kế phần mềm.
Nghiên cứu mang tính tổng quát, áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên thế giới, nhưng nghiên cứu chưa bao gồm các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Edison và cộng sự, (2012)
Nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tin học hóa hệ
thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chinhoyi” đưa ra một
số lợi ích mà việc tin học hóa hệ thống thông tin kế toán mang lại cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa: Nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của tổ chức, giúp
doanh nghiệp ứng biến linh hoạt hơn khi đối mặt với những thay đổi không ngừng
của môi trường kinh doanh, tin học hóa quá trình kinh doanh, cung cấp dữ liệu đúng
thời gian thực, cải thiện chất lượng thông tin ra quyết định.
Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc không
ứng dụng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán bao gồm: Lợi ích và chi phí, thiếu
sự hỗ trợ của chính phủ, khó khăn về tài chính, sự phức tạp của hệ thống thông tin
kế toán. Các tác giả đã đưa ra các đề xuất để thúc đẩy việc ứng dụng hệ thống thông
tin kế toán: Nhà cung cấp phần mềm cung cấp các gói sản phẩm phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức các hội thảo để tư vấn về những lợi ích

phần mềm mang lại; chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán.


8
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài
Tên
tác giả
(Năm)

Tên đề tài

Giá trị khách
hàng và các
Parry và
mối quan hệ
cộng sự
giữa các công
(2001)
ty phần mềm
nhỏ và vừa

Nơi công
bố nghiên
cứu

Bangor
Business
School
Working

Paper

Mục tiêu
nghiên cứu

Nghiên cứu giá
trị khách hàng và
các mối quan hệ
giữa các công ty
phần mềm nhỏ
và vừa

Đặc điểm
Nghiên cứu đặc
Adhikari doanh nghiệp Journal of
điểm doanh
a
và và và sự lựa International
nghiệp và và
chọn phần
cộng sự
Accounting,
sự lựa chọn phần
mềm kế toán Auditing &
(2004)
mềm kế toán
quốc tế
Taxation 13
quốc tế.


Abu
Musa
,Ahmad
A
(2005)

The Review
Các yếu tố
of Business
quyết định lựa
Information
chọn phần
Systems
mềm kế toán:
Summer
Mô hình đề
2005,
xuất
Volume 9,
Number 3

Mahesh
Lựa chọn
wari and phần mềm kế
toán cho
McLain
doanh nghiệp
(2006)
nhỏ theo


Proceedings
of the
Academy of
Accounting
and

Nghiên cứu các
yếu tố chính của
một tổ chức cần
xem xét khi quyết
định lựa chọn
phần mềm
kế toán.
Đề xuất mô hình
các yếu tố quyết
định lựa chọn
phần mềm kế
toán.
Nghiên cứu về
lựa chọn phần
mềm kế toán cho
doanh
nghiệp
nhỏ theo phương

Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho
thấy các thuộc tính giá trị
khách hàng của các công
ty phần mềm nhỏ và vừa:

Giá cả, chức năng phần
mềm, vị trí địa lý công ty
phần mềm, chất lượng
phần mềm, truyền thông,
khả năng am hiểu khách
hàng, khả năng song ngữ
của phần mềm, mối quan
hệ, dịch vụ sau bán hàng,
sự chuyên nghiệp, sự tin
tưởng, khả năng chuyên
môn của nhân viên.
Đặc điểm công ty là một
yếu tố quan trọng trong
việc lựa chọn và thiết kế
phần mềm kế toán quốc
tế.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy 4 yếu tố chính cho
việc lựa chọn phần mềm
kế toán bao gồm: Nhu
cầu người sử dụng, các
tính năng phần mềm kế
toán, môi trường và cơ sở
hạ tầng công nghệ thông
tin, độ tin cậy của nhà
cung cấp.
Đề xuất một mô hình kết
hợp nhu cầu người sử
dụng và đánh giá phần
mềm khi lựa chọn gói

phần mềm cho doanh


9
phương pháp
AHP

Lựa chọn
Elikai và phần mềm kế
cộng sự toán và và sự
hài lòng của
(2007)
người sử dụng

Anil
Jadhav
and R.
Sonar,
(2009)

Đánh giá và
lựa chọn các
gói phần mềm

Financial
Studies,
Volume 11,
Number 2

The CPA

Journal

pháp AHP được
thực hiện theo
hai tiêu chí: Nhu
cầu người sử
dụng và sánh các
gói phần mềm.
Nghiên cứu sự
khác biệt trong
sự lựa chọn phần
mềm kế toán
giữa người sử
dụng và nhà
cung cấp và sự
hài lòng của
người sử dụng
phần mềm kế
toán.

Nghiên
cứu
phương pháp, hệ
Inform. thống, công cụ,
Software những kỹ thuật,
Tech, Vol. tiêu chí để đánh
51, No. 3 giá và lựa chọn
các gói phần
mềm.


Đánh giá các
nhân tố ảnh
Đánh giá các
hưởng đến sự lựa
nhân tố ảnh
chọn tin học hóa
hưởng đến sự Interdiscipl
hệ thống thông
inary
lựa chọn tin
tin kế toán của
Edison
Journal of
học hóa hệ
các doanh nghiệp
và cộng
thống thông Contempor
nhỏ và vừa tại
sự,
ary
tin kế toán của
Chinhoyi
(2012)
Research in
các doanh
Đưa ra các đề
nghiệp nhỏ và Business
xuất để thúc đẩy
vừa tại
việc ứng dụng hệ

Chinhoyi
thống thông tin
kế toán
(Nguồn tác giả tự tổng hợp)

nghiệp

Chức năng của phần
mềm là yếu tố quan trọng
nhất trong việc lựa chọn,
giữ lại hoặc thay thế
phần mềm kế toán. Kế
đến là yếu tố chi phí và
khả năng tương thích
Kết quả nghiên cứu cho
thấy các tiêu chí để lựa
chọn phần mềm kế toán
bao gồm: Chất lượng
phần mềm, nhà cung cấp
phần mềm, chi phí và lợi
ích, đặc điểm đầu ra của
gói phần mềm, ý tưởng
thiết kế phần mềm.
Kết quả nghiên cứu chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc không ứng dụng
tin học hóa hệ thống
thông tin kế toán bao
gồm: Lợi ích và chi phí,
thiếu sự hỗ trợ của chính

phủ, khó khăn về tài
chính, sự phức tạp của hệ
thống thông tin kế toán.


10
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Phước (2007)
Trong nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức phần mềm
kế toán doanh nghiệp Việt Nam” tác giả đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng việc
thiết kế và tổ chức sử dụng các phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện nay qua các
phiếu khảo sát và thống kê kinh nghiệm bản thân từng thiết kế cũng như sử dụng
nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau. Nghiên cứu đưa ra những giải pháp tổ chức
sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán, đề xuất quy trình lựa chọn phần mềm kế toán
phù hợp với quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp, đưa ra phương pháp thiết kế bộ
mã hóa thông tin kế toán phục vụ cho kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đồng
thời, tác giả còn đề xuất giải pháp cung ứng và tổ chức thiết kế phần mềm kế toán.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thông (2009)
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu“Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong
điều kiện tin học hóa”. Kết quả khảo sát cho thấy 90% doanh nghiệp quan tâm đến
phần mềm phù hợp với đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp, 78% doanh nghiệp
quan tâm đến dịch vụ tư vấn triển khai, 65% doanh nghiệp quan tâm đến giá cả,
50% quan tâm đến phần mềm dễ sử dụng. Đồng thời, tác giả đưa ra những đề cần
quan tâm khi lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp như: Quy mô
kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, các phân hệ cần dùng, dịch vụ hỗ trợ sau bán
hàng, nguồn lực tài chính, tham khảo ý kiến chuyên gia - đồng nghiệp, phần mềm
dễ sử dụng và phù hợp với đội ngũ kế toán hiện có, phần mềm phải tương thích với
hệ thống kỹ thuật hiện tại của doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp tổ
chức hệ thống kế toán trong điều kiện tin học hóa. Tuy nhiên mẫu khảo sát bao gồm
cả doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn nên các giải pháp mà tác giả đưa ra

còn khá chung chung, chưa phù hợp với tưng loại hình doanh nghiệp và khó áp
dụng trong thực tế.
Nghiên cứu của Lương Đức Thuận (2012)
Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế
toán của các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” cho thấy các


11
tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán của các đơn vị sự nghiệp có thu như: Phù hợp
với đặc điểm quy mô của đơn vị, thân thiện và dễ sử dụng, tính linh hoạt và kiểm
soát của phần mềm, giá phí của phần mềm. Tác giả đưa ra những kiến nghị về việc
lựa chọn và sử dụng phần mềm kế toán của các đơn vị sự nghiệp có thu là phải quan
tâm các tiêu chí: Đáp ứng yêu cầu người dùng, phần mềm có tính kiểm soát cao,
tính linh hoạt của phần mềm, tính phổ biến và tính ổn định, giá phí của phần mềm.
Bài nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn ở một số đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục
trên điạ bàn TP.Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu của Thái Ngọc trúc phương (2013)
Trong nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố
Hồ Chí Minh”. Tác giả đưa ra 2 nhóm tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán là: Phù
hợp các yêu cầu của người sử dụng và có khả năng đáp ứng các tính năng.
Tiêu chí phù hợp các yêu cầu của người sử dụng: Phần mềm kế toán phải hỗ
trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của nhà nước về kế toán, phần mềm
phải hỗ trợ tốt nhất cho người sử dụng, phần mềm thân thiện dễ sử dụng.
Tiêu chí phần mềm kế toán có thể đáp ứng các tính năng: Tính linh hoạt của
phần mềm; độ tin cậy, chính xác của phần mềm; bảo mật và an toàn; tính phổ biến
của phần mềm; cam kết bảo hành, bảo trì; chi phí đầu tư và sử dụng.
Nghiên cứu của tác giả đã xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra định hướng những phần mềm kế
toán có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như hướng đầu tư

những phần mềm kế toán thích hợp. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế,
mẫu lấy thuận tiện nên tính đại diện còn thấp, khả năng khái quát chưa cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (2014)
Tác giả Nguyễn Văn Điệp trong nghiên cứu “Lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp với doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải” của đã đề cập 4 nội dung cơ
bản: Phần mềm kế toán và mô hình hoạt động, các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế
toán, thực trạng sử dụng phần mềm kế toán hiện nay và một số hạn chế thường gặp


12
của phần mềm kế toán. Trong đó, tác giả đưa ra các tiêu chí cơ bản khi lựa chọn
phần mềm kế toán bao gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc xuất xứ.
Thứ hai, các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng: Các khoản chi phí đầu tư
liên quan (chi phí giấy phép sử dụng, chi phí triển khai, chi phí tư vấn, chi phí bảo
trì), tính dễ sử dụng khả năng cảnh báo, tài liệu cho người sử dụng.
Thứ 3, những vấn đề cần quan tâm trong công tác triển khai và kỹ thuật: Thời
gian và sự dễ dàng trong triển khai, khả năng tùy biến theo yêu cầu của khách hàng,
thiết kế và cấu trúc của phần mềm, lỗi lập trình.
Thứ 4, khả năng hỗ trợ tích hợp cho các cải tiến trong tương lai: Khả năng
phát triển, thiết kế và khả năng nâng cấp, khả năng kết nối với các phần mềm khác.
Nghiên cứu cho thấy những hạn chế cơ bản của các phần mềm kế toán hiện
nay. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, giúp
nhà cung cấp phần mềm có thể khắc phục được những hạn chế. Tuy nhiên, nghiên
cứu được thực hiện ở một lĩnh vực là ngành giao thông vận tải nên có thể những
tiêu chí lựa chọn không phù hợp với các doanh nghiệp khác về loại hình hoạt động.
Nghiên cứu của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014)
Các tác giả thực hiện nghiên cứu về “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán
phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Các tác giả đã xác định
các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán quan trọng mà các doanh nghiệp nhỏ và

vừa nên áp dụng thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp trong
ứng dụng phần mềm kế toán. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tiêu chí
chất lượng phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm.
Kỹ thuật phân tích hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có hai nhân tố chính tác động đến mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp nhỏ
và vừa khi sử dụng phần mềm kế toán bao gồm: Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của
nhà cung cấp phần mềm kế toán, tính khả dụng của phần mềm kế toán. Trong đó,
nhân tố dịch vụ hỗ trợ sử dụng phần mềm kế toán và khả năng tạo mối quan hệ tốt
giữa nhà cung cấp phần mềm kế toán với doanh nghiệp ứng dụng phần mềm kế toán


13
tác động động mạnh đến mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp hơn là nhân tố liên
quan đến bản thân chất lượng phần mềm kế toán. Nhóm tác giả đề xuất một số giải
pháp mang tính định hướng cho việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp DNNVV.
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Tên
tác giả
(Năm)

Tên đề tài

Trần
Phước
(2007)

Một số giải
pháp nâng
cao chất
lượng tổ

chức phần
mềm kế toán
doanh
nghiệp Việt
Nam

Luận án
Tiến sĩ.
Trường Đại
học Kinh tế
TP.Hồ Chí
Minh.

Nghiên cứu về
hệ thống thông
tin kế toán trong
điều kiện tin học
hóa công tác kế
toán nhằm đưa
ra giải pháp tổ
chức, thiết kế
phần mềm kế
toán.

Nguyễn
Văn
Thông
(2009)

Tổ chức hệ

thống kế
toán doanh
nghiệp trong
điều kiện tin
học hóa

Luận văn
thạc sĩ.
Trường Đại
học Kinh tế
TP.Hồ Chí
Minh.

Nghiên cứu về
cách thức tổ
chức hệ thống
kế toán doanh
nghiệp
trong
điều kiện tin học
hóa.

Lương
Đức
Thuận
(2012)

Các tiêu chí
lựa chọn
phần mềm

kế toán của
các đơn vị
sự nghiệp có
thu trên địa
bàn TP.Hồ
Chí Minh

Luận văn
thạc sĩ.
Trường Đại
học Kinh tế
TP.Hồ Chí
Minh.

Mục tiêu nghiên
cứu các tiêu chí
lựa chọn phần
mềm kế toán của
các đơn vị sự
nghiệp có thu
trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh

Nơi công bố
nghiên cứu

Mục tiêu
nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đưa ra những
giải pháp tổ chức sử dụng
hiệu quả phần mềm kế
toán, đề xuất quy trình
lựa chọn phần mềm kế
toán phù hợp với quy mô,
đặc điểm của doanh
nghiệp, đưa ra phương
pháp thiết kế bộ mã hóa
thông tin kế toán phục vụ
cho kế toán tài chính và
kế toán quản trị.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy 90% doanh nghiệp
quan tâm đến phần
mềm phù hợp với đặc
điểm, quy mô của
doanh nghiệp, 78%
doanh nghiệp quan tâm
đến dịch vụ tư vấn triển
khai,65% doanh nghiệp
quan tâm đến giá cả,
50% quan tâm đến
phần mềm dễ sử dụng.
Các tiêu chí lựa chọn
phần mềm kế toán của
các đơn vị sự nghiệp có
thu là: Phù hợp với đặc
điểm quy mô của đơn
vị, thân thiện và dễ sử

dụng, tính linh hoạt và
kiểm soát của phần
mềm, giá phí của phần
mềm. Tác giả đưa ra


14

Các tiêu chí
lựa chọn
Luận văn
Thái
phần mềm kế
thạc sĩ.
Ngọc
toán áp dụng
Trường Đại
Trúc
phù hợp cho
học Kinh tế
Phương doanh nghiệp
TP.Hồ Chí
(2013)
nhỏ và vừa
Minh.
tại quận Tân
Phú

Nghiên cứu các
vấn đề doanh

nghiệp quan tâm
khi lựa chọn
phần mềm kế
toán

Lựa chọn
phần mềm kế
Nguyễn
toán phù hợp Tạp chí Giao
Văn
với doanh thông vận tải
Điệp
nghiệp trong tháng7/2014.
(2014)
ngành giao
thông vận tải

Lựa chọn phần
mềm kế toán
phù hợp với
doanh
nghiệp
trong ngành giao
thông vận tải

Định hướng
lựa chọn
Võ Văn phần mềm kế
Nhị và toán phù hợp
cộng sự

cho các
(2014) doanh nghiệp
nhỏ và vừa
tại Việt Nam

Xác định các
tiêu chí lựa chọn
phần mềm kế
toán mà các
Tạp chí phát
DNNVV nên áp
triển Kinh tế
dụng thông qua
trường Đại
việc đo lường
học Kinh tế
mức độ thỏa
TP.Hồ Chí
mãn của doanh
Minh, số 285
nghiệp ứng dụng
phần mềm kế
toán.
(Nguồn tác giả tự tổng hợp)

những kiến nghị về
việc lựa chọn và sử
dụng phần mềm kế toán
của các đơn vị sự
nghiệp có thu

Nghiên cứu đưa ra các
tiêu chí lựa chọn phần
mềm kế toán phù hợp cho
các doanh nghiệp nhỏ và
vừa là: Phù hợp các yêu
cầu của người sử dụng và
có đáp ứng các tính năng.
Định hướng những phần
mềm kế toán có thể áp
dụng cho các DNNVV
cũng như hướng đầu tư
những phần mềm kế toán
thích hợp
Tác giả đưa các tiêu chí
cơ bản khi lựa chọn
phần mềm kế toán bao
gồm: nguồn gốc xuất
xứ, các vấn đề liên
quan đến quá trình sử
dụng, những vấn đề cần
quan tâm trong công
tác triển khai và kỹ
thuật, khả năng hỗ trợ
tích hợp cho các cải
tiến trong tương lai
Kết quả nghiên cứu cho
thấy có hai nhân tố
chính tác động đến mức
độ thỏa mãn của doanh
nghiệp nhỏ và vừa khi

sử dụng phần mềm kế
toán bao gồm: Khả
năng hỗ trợ doanh
nghiệp của nhà cung
cấp phần mềm kế toán,
tính khả dụng của phần
mềm kế toán.


15
1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả
1.3.1. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu
Xem xét các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô
hình về những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán,
đưa ra các phương pháp cần thiết để thực hiện. Tuy nhiên, với những đặc thù về thể
chế chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa và kể cả trình độ nguồn nhân lực của mỗi
quốc gia khác nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn tại Việt Nam.
Trong khi đó, đánh giá các nghiên cứu trong nước, có thể thấy nhiều nghiên
cứu tập trung vào việc nghiên cứu và định hướng lựa chọn phần mềm kế toán cho
các doanh nghiệp nhỏ, vừa và cả doanh nghiệp lớn. Các nghiên cứu chỉ ra những
khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, các nghiên
cứu còn chưa đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm
kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả
Trên quan điểm kế thừa những nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của luận
văn như sau:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán và đo
lường mức độ tác động của từng nhân tố.
Đề xuất các giải pháp thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này trình bày khái quát các nghiên cứu có liên quan đến các phần
mềm kế toán đã được thực hiện ở nước ngoài và trong nước. Trên cơ sở kế thừa và
phát triển các nghiên cứu trước, tác giả sẽ chọn lọc những quan điểm, những nội
dung phù hợp tham khảo để làm rõ chủ đề nghiên cứu của mình. Chương tiếp theo
sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


16

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao gồm: (1) giới thiệu
tổng quan về phần mềm kế toán, (2) phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa và (3) các lý thuyết có liên quan đến đề tài.
2.1. Giới thiệu tổng quan phần mềm kế toán
2.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán
Thông tư 103/2005/TT-BTC (2005, trang 1) có giải thích thuật ngữ phần mềm
kế toán như sau: “Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các
thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại
chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến
khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.”
Tác giả Trần Phước (2007, trang 35) cũng đã đề cập đến khái niệm phần mềm
kế toán như sau: “Phần mềm kế toán là bộ chương trình, là phần mềm ứng dụng
trên máy tính của kế toán trong đó xử lý tự động các thông tin đầu vào của kế toán
theo một quá trình nhất định và cung cấp thông tin đầu ra là các báo cáo kế toán
theo yêu cầu của người sử dụng thông tin.”
Tóm lại qua các khái niệm trên thì phần mềm kế toán được hiểu đơn giản là
một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là
các chứng từ gốc. Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ
ban hành. Mục đích là cung cấp các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị cho người sử

dụng.
2.1.2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán
Thông thường hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 công đoạn:
- Công đoạn nhận dữ liệu đầu vào: Trong công đoạn này người sử dụng phải
tự phân loại các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh tế sau đó nhập
bằng tay vào hệ thống tùy theo đặc điểm của từng phần mềm cụ thể. Các chứng từ
sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào trong máy tính dưới dạng một
hoặc nhiều tệp dữ liệu.


×