Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ THƢ HƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ
TRUNG CẤP

UẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ THƢ HƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ
TRUNG CẤP
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

UẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH HẢI



Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018
Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Đỗ Thƣ Hƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................5

1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ..................................................................................5
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................12
1.3. Khe hổng nghiên cứu .........................................................................................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................18
2.1. Lý luận chung về phần mềm kế toán .................................................................18
2.1.1. Khái niệm phần mềm kế toán ...................................................................18
2.1.2. Phân loại phần mềm kế toán ....................................................................18
2.1.3. Lợi ích của việc sử dụng PMKT ..............................................................20
2.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn PMKT. ...........................................21
2.1.5. Quy trình lựa chọn PMKT........................................................................23
2.2. Lý thuyết nền......................................................................................................24
2.2.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behaviour - TPB) ...........25


2.2.2. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) .............26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................28
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................29
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................29
3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................30
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp ..................................................31
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................31
3.2.2. Thang đo nháp ..........................................................................................32
3.2.2.1. Yêu cầu của ngƣời sử dụng ...............................................................32
3.2.2.2. Chức năng của phần mềm kế toán ....................................................34
3.2.2.3. Nhà cung cấp phần mềm ...................................................................37
3.2.2.4. Chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm ...............................................39
3.2.2.5. Sự lựa chọn phần mềm......................................................................40
3.3. Nghiên cứu sơ bộ (định tính) .............................................................................41

3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức .........................................................................41
3.4.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................41
3.4.2. Thang đo nghiên cứu ................................................................................44
3.5. Nghiên cứu chính thức (định lƣợng) ..................................................................46
3.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................................46
3.5.2. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ...............................................................47
3.5.3. Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu ......................................................47
3.5.3.1. Phân tích mô tả ..................................................................................47
3.5.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo .......................................................47
3.5.3.3. Phân tích hồi quy bội ........................................................................49
3.5.3.4. Kiểm định sự khác biệt .....................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................51
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................52
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................................52


4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng ..........................................................................52
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................52
4.2.1.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu ..............................................52
4.2.1.2. Kết quả thống kê mô tả thang đo ......................................................54
4.2.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo ..................................................55
4.2.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha .................................55
4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................56
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy bội ..................................................................61
4.2.3.1. Phân tích tƣơng quan ........................................................................61
4.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy bội ...........................................................62
4.2.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ......................................................64
4.2.3.4. Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình ........................................64
4.2.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt ................................................................68
4.3. Bàn luận .............................................................................................................69

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................72
5.1. Kết luận ..............................................................................................................72
5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................72
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................................75
5.3.1. Hạn chế .....................................................................................................75
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..........................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ gốc



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ Thông tin

CT HĐQT

Chủ tịch Hội đồng Quản trị


DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐH

Đại học

NCC

Nhà cung cấp

PMKT

Phần mềm kế toán

TC

Trung cấp

ANOVA

Analysis of Variance

EFA


Exploratory Factor Analysis

TPB

Theory of Planned Behaviour

TRA

Theory of Reasoned Action

UTAUT

Unified Theory of Acceptance nad Use of Technology


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo yêu cầu của ngƣời sử dụng ...................................................... 34
Bảng 3.2: Thang đo chức năng của phần mềm ........................................................ 36
Bảng 3.3: Thang đo nhà cung cấp phần mềm .......................................................... 38
Bảng 3.4: Thang đo chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm ...................................... 39
Bảng 3.5: Sự lựa chọn phần mềm ............................................................................ 40
Bảng 3.6: Thang đo yêu cầu của ngƣời sử dụng sau khi điều chỉnh ........................ 44
Bảng 3.7: Thang đo chức năng của phần mềm sau khi điều chỉnh .......................... 44
Bảng 3.8: Thang đo nhà cung cấp phần mềm sau khi điều chỉnh ............................ 45
Bảng 3.9: Thang đo chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm sau khi điều chỉnh ........ 45
Bảng 3.10: Sự lựa chọn phần mềm sau khi điều chỉnh ............................................ 46
Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát ............................................................ 53
Bảng 4.2: Thống kê mô tả thang đo ......................................................................... 54
Bảng 4.3: Bảng kết quả kiểm định thang đo ............................................................ 55
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập ............................ 57

Bảng 4.5: Tổng phƣơng sai trích của biến độc lập .................................................. 57
Bảng 4.6: Bảng ma trận nhân tố xoaya ........................................................................................................ 58
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc ............ 60
Bảng 4.8: Tổng phƣơng sai trích biến phụ thuộc ..................................................... 60
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ............................................... 60
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson ........................................................ 61
Bảng 4.11: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình hồi quy ......................................... 62
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ANOVA .................................................................. 62
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................................ 63
Bảng 4.14: Phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính ............................................ 68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong ISO/IEC 9126-1 ............. 8
Hình 1.2: Mô hình cây nhân tố của McCall ............................................................... 9
Hình 1.3: Mô hình chất lƣợng Boehm và cộng sự (1976) ....................................... 11
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot ...................................................................... 65
Hình 4.2: Đồ thị Histogram và Q-Q Plot ................................................................. 66
Sơ đồ 2.1: Mô hình TPB .......................................................................................... 25
Sơ đồ 2.2: Mô hình UTAUT .................................................................................... 26
Sơ đồ 2.3: Mô hình UTAUT2 .................................................................................. 27
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 29
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 32
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức .............................................................. 42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vƣợt trội của nền kinh tế là sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Những năm 1990 toàn cầu hóa làm
xuất hiện khuynh hƣớng mới, đó là sự chuyển trạng thái từ xã hội công nghiệp sang
xã hội kiến thức và trong đó thông tin giữ vai trò trọng yếu. Sự phát triển và ứng
dụng CNTT ngày nay báo trƣớc một thời kỳ mới với những thay đổi xã hội lớn
lao. CNTT nhƣ một công nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã
hội. Trong đó, sự xuất hiện của hệ thống thông tin và sản phẩm phần mềm đã giúp
CNTT phát triển và góp phần thành công vào việc quản lý các nguồn lực, qua đó
tăng tính cạnh tranh, giúp các tổ chức tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập. Đi
đôi với sự phát triển của hệ thống thông tin là việc tin học hóa công tác kế toán. Một
trong những ứng dụng CNTT vào công tác tổ chức kế toán là ứng dụng PMKT.
PMKT là một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời làm công tác kế toán
trong quá trình thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu kế toán và cung cấp thông tin kế
toán hữu ích theo yêu cầu quản lý của tổ chức và các đơn vị bên ngoài tổ chức (ví
dụ nhƣ cơ quan thuế). Nhu cầu đối với các gói phần mềm đáng tin cậy và chất
lƣợng đƣợc liên tục tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các công ty sản xuất
phần mềm đã cho ra đời các PMKT có thể tùy chỉnh, cải tiến cũng nhƣ đáp ứng các
nhu cầu của tổ chức. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn và ứng dụng phần
mềm thích hợp là một thách thức rất lớn cho các tổ chức. Vì thị trƣờng cung cấp các
dịch vụ, phần mềm, hệ thống thông tin đa dạng, với nhiều nhà cung cấp khác nhau,
phiên bản khác nhau, kèm theo sự đa dạng về các tiêu chí lựa chọn cũng nhƣ các
yêu cầu của khách hàng cũng khác nhau, đã tạo nên sự phức tạp trong tiến trình ra
quyết định cho các doanh nghiệp (Jadhav và Sonar, 2009). Thách thức lớn nhất
trong việc các tổ chức lựa chọn PMKT là tính hiệu quả và khả năng đáp ứng các
mục tiêu của mỗi tổ chức. Lựa chọn PMKT không phù hợp sẽ gây thiệt hại về tài
chính và ảnh hƣởng quá trình kinh doanh của tổ chức (Abu Musa, Ahmad A.,


2


2005). Do đó việc lựa chọn PMKT không phải là một nhiệm vụ đơn giản và dễ
dàng.
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay, một nền kinh tế phát triển không phải
chỉ nhờ vào sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn nhờ sự đóng góp của các
đơn vị sự nghiệp giáo dục, ví dụ nhƣ các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
Công tác kế toán tại các đơn vị này cũng hết sức quan trọng.
Đối với các trƣờng công lập, ngày 25/04/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, các trƣờng ĐH, CĐ, TC công lập càng cần phải quan tâm đến vấn đề tổ
chức công tác kế toán, trong đó cần lƣu ý đến việc cần sử dụng PMKT để đảm bảo
độ chính xác trong công tác tổ chức kế toán nhằm tạo ra thông tin hữu ích cho các
đối tƣợng có liên quan. Còn các trƣờng ĐH, CĐ, TC ngoài công lập đã phải thực
hiện công tác kế toán tƣơng tự nhƣ các DN.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của DN, nhất là DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên chƣa
có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn
PMKT của trƣờng ĐH, CĐ, TC. Trong khi số lƣợng các trƣờng ĐH, CĐ, TC hiện
nay khá lớn.
Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có 2 mục tiêu nghiên cứu:
 Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các
trƣờng ĐH, CĐ, TC.
 Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự lựa chọn phần mềm kế
toán tại các trƣờng ĐH, CĐ, TC.



3

3. Câu hỏi nghiên cứu
 Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các trƣờng
ĐH, CĐ, TC?
 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại
các trƣờng ĐH, CĐ, TC nhƣ thế nào?
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với các trƣờng ĐH, CĐ,
TC ở các tỉnh phía Nam và khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 06/2018 đến
tháng 08/2018.
Đối tƣợng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của các
trƣờng ĐH, CĐ, TC.
Đối tƣợng khảo sát: kế toán viên, kế toán trƣởng, BGH chuyên môn, CT
HĐQT đang làm việc tại các trƣờng ĐH, CĐ, TC có ý định sử dụng hoặc đã sử
dụng PMKT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp:


Phƣơng pháp định tính: phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm
trong việc lựa chọn, sử dụng PMKT nhằm mục đích: đánh giá các yếu tố
ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT tại các trƣờng ĐH, CĐ, TC; đánh giá
các thang đo để từ đó đề tài điều chỉnh, bổ sung thang đo cho phù hợp
với mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời kiểm tra cách sử dụng từ
ngữ trong bảng khảo sát nhằm mục đích đảm bảo đa số các đối tƣợng
khảo sát hiểu đúng và hiểu rõ nghĩa.




Phƣơng pháp định lƣợng: dùng để kiểm định thang đo, chạy mô hình
để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn
PMKT tại các trƣờng ĐH, CĐ, TC. Đầu tiên, tác giả chọn mẫu khảo sát
theo phƣơng pháp thuận tiện phi xác suất. Sau đó, tác giả thu thập dữ liệu
bằng cách gửi bảng in câu hỏi khảo sát trực tiếp cho đối tƣợng khảo sát
và gửi bảng khảo sát qua qua ứng dụng Google Docs, SurveyMonkey


4

hoặc email. Tiếp đến, để xử lý dữ liệu, tác giả phân tích bằng phần mềm
SPSS 22.0 nhằm thực hiện thống kê mô tả; kiểm định, đánh giá thang đo
bằng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis); kiểm định mô
hình và giả thuyết sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính; dò tìm các vi
phạm giả định của mô hình; kiểm định sự khác biệt của các yếu tố khác
đƣợc thêm vào, đó là: giới tính, trình độ, chức vụ, loại hình đào tạo, quy
mô đào tạo.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài có một số đóng góp về mặt thực tiễn nhƣ sau:
 Đề tài nhận diện đƣợc một số nhân tố ảnh hƣởng và mức độ tác động của
các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC tại khu vực
miền Nam Việt Nam. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu tƣơng lai có liên quan đến việc lựa chọn PMKT.
 Ngoài ra, đề tài sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo của các trƣờng ĐH, CĐ,
TC tại khu vực miền Nam Việt Nam nghiên cứu tham khảo khi lựa chọn
PMKT để ứng dụng vào công tác kế toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu này
cũng sẽ giúp các NCC phần mềm xác định đƣợc các nhân tố mà các trƣờng
ĐH, CĐ, TC tại khu vực phía Nam Việt Nam quan tâm khi lựa chọn PMKT
từ đó có những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của đơn vị.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì nội
dung chính của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu “Accounting for Governmental and Nonprofit Entities” của
Wilson, E. R. và cộng sự (2003). Đây là một công trình nghiên cứu về các khía cạnh
khác nhau hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, bao gồm: các
nguyên tắc kế toán chung, hƣớng dẫn cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập
báo cáo tài chính cuối kỳ, … Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích đặc thù hoạt
động của một số lĩnh vực trong đó có tổ chức kế toán trong trƣờng học.
Nghiên cứu “Firm characteristics and selection of international accounting
software” của Ajay Adhikari và cộng sự (2004). Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu
vào đặc điểm của công ty và sự lựa chọn PMKT quốc tế của các công ty quốc tế ở
Hoa Kỳ. Nhóm tác giả tiến hành điều tra các mối quan hệ giữa các đặc điểm công ty
(quy mô và mức độ quốc tế hóa), các tính năng quốc tế của PMKT (đa tiền tệ, báo
cáo đa dạng, nhiều loại ngôn ngữ), và các tiêu chí lựa chọn chung (hỗ trợ và bảo
mật, phần cứng, nền tảng điều hành, tính linh hoạt và chi phí). Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy các công ty quốc tế ở Hoa Kỳ xem xét chức năng đa tiền tệ và báo cáo
đa dạng là một trong các tính năng quan trọng nhất trong việc lựa chọn PMKT quốc
tế. Kết quả cũng cho thấy tính chất quan trọng của các tính năng của PMKT quốc tế

khác nhau phụ thuộc vào quy mô và mức độ quốc tế hóa của công ty. Trong số các
tiêu chí lựa chọn chung, vấn đề bảo mật và hỗ trợ đƣợc coi là quan trọng nhất.
Ngoài ra, đặc điểm công ty là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và thiết kế
PMKT quốc tế.
Nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A Proposed
Model” của Ahmad A & Abu-Musa (2005). Mục đích của bài nghiên cứu là để điều
tra, phân tích và đánh giá các yếu tố chính của một tổ chức nên xem xét trong quyết
định lựa chọn PMKT phù hợp cho đơn vị của mình. Nghiên cứu này giới thiệu một
khuôn khổ lý thuyết tổng hợp của các yếu tố chính ảnh hƣởng đến việc lựa chọn
một gói PMKT phù hợp cho một tổ chức. Trong bài nghiên cứu tác giả giới thiệu
một số yếu tố quan trọng nhƣ: nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của ngƣời sử dụng, loại


6

hình kinh doanh, quy mô, các tính năng và thuộc tính của PMKT, cơ sở hạ tầng
CNTT và môi trƣờng, và độ tin cậy của NCC cần đƣợc xem xét trƣớc khi sử dụng
phần mềm. Tuy nhiên mô hình này chỉ áp dụng thích hợp đối với các tổ chức mua
mới phần mềm lần đầu tiên hoặc chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán trên máy
tính. Đối với tổ chức đã có PMKT mà không đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai
của họ về thông tin và báo cáo tài chính và phi tài chính, hoặc không phù hợp với
các mục tiêu và chiến lƣợc thì mô hình đề xuất chỉ áp dụng trong trƣờng hợp tổ
chức đó quyết định chấm dứt PMKT hiện có của họ và thay thế nó hoàn toàn bằng
một phần mềm mới. Mô hình đề xuất không xem xét việc thay thế sửa chữa hoặc
nâng cấp PMKT hiện có để các tổ chức tái sử dụng nó.
Nghiên cứu “Accounting Software Selection And User Satisfaction Relevant
Factors for Decision Makers” của Elikai và cộng sự (2007). Mục đích của bài
nghiên cứu là cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố và các tính năng phần mềm
nào quan trọng nhất cho ngƣời dùng trong việc lựa chọn, giữ lại hoặc thay đổi gói
PMKT. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tìm ra một số điểm nổi bật trong việc

lựa chọn PMKT đó là (1) chức năng PMKT là yếu tố quan trọng, (2) chi phí và (3)
khả năng tƣơng thích. Trong số các chức năng của PMKT, tính linh hoạt (tùy biến)
đƣợc đánh giá là chức năng quan trọng nhất. Về yếu tố chi phí thì chi phí mua ban
đầu và chi phí hoạt động hàng năm là quan trọng hơn so với chi phí cài đặt và chi
phí đào tạo. Còn đối với yếu tố khả năng tƣơng thích thì khả năng tƣơng thích với
hệ điều hành đƣợc đánh giá là có ý nghĩa hơn khả năng tƣơng thích với phần cứng
hoặc phần mềm khác. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy ngƣời sử dụng đánh giá
sự hỗ trợ của NCC có tầm quan trọng khá thấp.
Nghiên cứu “Evaluating and selecting software packages: A review” của Anil
S. Jadhav & Rajendra M. Sonar (2009). Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở để cải
thiện quá trình đánh giá và lựa chọn các gói phần mềm. Nghiên cứu này tổng hợp
lại một cách có hệ thống các bài báo đã đƣợc công bố trên các tạp chí và hội nghị có
liên quan đến phƣơng pháp lựa chọn gói phần mềm, tiêu chí đánh giá cũng nhƣ kỹ
thuật đánh giá và hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá các gói phần


7

mềm. Tác giả đã tổng hợp và phân loại các tiêu chí đánh giá, lựa chọn phần mềm
gồm: (1) đặc điểm chức năng phần mềm, (2) đặc điểm chất lƣợng gói phần mềm,
(3) NCC, (4) chi phí và lợi ích, (5) phần cứng và phần mềm, (6) ý kiến từ các nguồn
kỹ thuật và phi kỹ thuật, (7) đặc điểm đầu ra. Các tiêu chuẩn liên quan đến NCC,
phần cứng và phần mềm, chi phí và lợi ích của các gói phần mềm thƣờng đƣợc
dùng trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, các tiêu chí liên quan đến đặc tính đầu ra
của các gói phần mềm chỉ đƣợc thảo luận trong ba bài báo và tiêu chí liên quan đến
ý kiến về các gói phần mềm chỉ đƣợc thảo luận chỉ trong một bài báo. Nghiên cứu
này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tài liệu liên quan đến việc đánh giá
và lựa chọn PMKT.
Tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá phần mềm đó chính là mô hình chất lƣợng
ISO-9126. Tiêu chuẩn này đã xây dựng một mô hình chất lƣợng chuẩn cho các sản

phẩm phần mềm, gồm có:
 9126-1: Đƣa ra mô hình chất lƣợng sản phẩm phần mềm.
 9126-2: Phép đánh giá chất lƣợng ngoài.
 9126-3: Phép đánh giá chất lƣợng trong.
 9126-4: Phép đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong quá trình sử
dụng.
Trên thực tế, mô hình này đƣợc mô tả là một phƣơng pháp phân loại và chia
nhỏ những thuộc tính chất lƣợng, nhằm tạo nên những đại lƣợng đo đếm đƣợc dùng
để kiểm định chất lƣợng của sản phẩm phần mềm.
Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 9126-1, chất lƣợng phần mềm bao gồm các yếu tố
nhƣ trong hình 1.1


8

Chất lƣợng phần mềm

Tính ổn định –
Tin cậy

Tính chức năng

Tính khả dụng

Tính hiệu quả

Khả năng
bảo trì

Tính khả

chuyển

Tính
phù hợp

Tính
hoàn thiện

Có thể
hiểu đƣợc

Hiệu quả về
thời gian

Khả năng
phân tích

Tính
thích nghi

Tính
chính xác

Khả năng
sửa lỗi

Có thể
học đƣợc

Hiệu quả về

tài nguyên

Khả năng
thay đổi

Khả năng
cài đặt

Tính
tƣơng tác

Khả năng
phục hồi

Có thể sử
dụng đƣợc

Tính ổn định

Khả năng
chung sống

Tính chức
năng chung

Tính tin cậy
chung

Khả năng
kiểm thử

đƣợc

Tuân thủ Phù hợp
Khả năng
thay thế

Tính bảo
mật/an toàn

Hình 1.1: Mô hình chất lượng sản phẩm phần mềm trong ISO/IEC 9126-1


9

Trong đó:
 Tính chức năng: khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng
đƣợc nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.
 Tính tin cậy: khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những
điều kiện cụ thể.
 Tính khả dụng: khả năng của phần mềm có thể hiểu đƣợc, có thể học đƣợc,
có thể sử dụng đƣợc và hấp dẫn ngƣời sử dụng trong từng trƣờng hợp cụ
thể.
 Tính hiệu quả: khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý,
tƣơng ứng với lƣợng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
 Khả năng bảo hành: khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa, bao gồm: cải
tiến, sửa lại cho đúng, và làm phần mềm thích nghi đƣợc với những thay
đổi của môi trƣờng, của yêu cầu và của chức năng xác định.
 Tính khả chuyển: Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể đƣợc
chuyển từ môi trƣờng này sang môi trƣờng khác.
Nghiên cứu “Factors in Software Quality” của McCall và cộng sự (1977) đã


Hiệu quả

Tính
hoạt động

đƣa ra các yếu tố để đánh giá chất lƣợng phần mềm nhƣ hình 1.2

Hình 1.2: Mô hình cây nhân tố của McCall


10

Theo McCall, các yếu tố chất lƣợng phần mềm đƣợc chia làm ba loại:
 Tính hoạt động của sản phẩm: chính xác, tin cậy, hiệu quả, toàn vẹn, dễ sử
dụng.
 Tính sửa đổi: bảo trì, linh hoạt, có thể kiểm tra đƣợc.
 Tính chuyển đổi: khả chuyển, có khả năng tái sử dụng, có khả năng giao
tác.
Nghiên cứu “Quantiative Evaluation of Software Quality” của Boehm và
cộng sự (1976) đã giới thiệu mô hình chất lƣợng để đánh giá chất lƣợng phần mềm
tự động và một cách định lƣợng. Mô hình này xác định chất lƣợng phần mềm bởi
một tập hợp các thuộc tính và thƣớc đo đã đƣợc xác định trƣớc. Mô hình đƣợc bắt
đầu với tiện ích chung của phần mềm, tức là các đặc tính cao đại diện cho các yêu
cầu cơ bản về mức sử dụng thực tế. Các tiện ích chung thiết lập bởi các yếu tố và
mỗi yếu tố bao gồm một số tiêu chí hình thành một cấu trúc. Các yếu tố bao gồm:
(1) tính di chuyển, (2) tiện ích đƣợc cải tiến thêm về độ tin cậy, hiệu quả và kỹ thuật
của con ngƣời, và (3) khả năng bảo trì đƣợc cải tiến hơn nữa thành khả năng kiểm
tra, dễ hiểu và có thể thay đổi.



11

Khả
chuyển

Độc lập thiết bị
Tự lƣu trữ

Độ tin cậy

Độ chính xác

Hoàn thiện

Tiện ích

Tính toàn vẹn
Hiệu quả
Ổn định
Dễ giải trình

Đặc tính chung

Sẵn dùng

Hiệu suất thiết bị

Dễ truy xuất
Dễ giao tiếp

Bảo trì

Khả năng
kiểm thử

Linh hoạt
Có cấu trúc

Dễ hiểu

Ngắn gọn
Hợp lệ

Khả năng
sửa đổi

Có thể mở rộng

Hình 1.3: Mô hình chất lượng Boehm và cộng sự (1976)


12

1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu “Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các phần mềm kế toán
Việt Nam” của Đặng Thị Kim Xuân (2011). Mục đích của nghiên cứu này là nghiên
cứu về hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng PMKT Việt Nam để đƣa ra giải
pháp lựa chọn sử dụng PMKT doanh nghiệp cho phù hợp. Kết quả của nghiên cứu
đã cho thấy một PMKT đƣợc xem là có chất lƣợng là khi đƣợc xem xét theo các
tiêu chí: (1) tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Việt Nam, (2) đảm bảo tính

khoa học trong quản lý đối tƣợng kế toán, (3) tính chính xác, (4) tính mở, (5) mức
độ tự động hóa cao, (6) dễ sử dụng, (7) tính bảo mật, kiểm soát thông tin, (8) an
toàn dữ liệu, (9) tƣơng thích với các phần mềm khác. Tác giả nhấn mạnh các DN
muốn thành công trong việc lựa chọn phần mềm để cơ giới hóa hoặc nâng cấp công
việc của kế toán, dù là DNNVV hay là DN lớn đều phải nhìn nhận đúng mức để
trang bị phần mềm cho thích hợp.
Nghiên cứu “Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục Đại học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM” của Lâm Thị Thảo
Trang (2013). Trong đó tác giả nhấn mạnh hầu hết các bộ phận kế toán đơn vị sự
nghiệp thuộc ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh đều sử dụng PMKT đƣợc viết sẵn chung
cho hệ thống các đơn vị hành chính sự nghiệp. Do đó, phần mềm chỉ đáp ứng đƣợc
những nghiệp vụ kế toán cơ bản và bao quát cho tất cả các đơn vị hành chính sự
nghiệp, chƣa phản ánh đƣợc những nét riêng của từng lĩnh vực trong đó có giáo
dục. Từ đó dẫn đến các biểu mẫu chứng từ, mẫu sổ cũng nhƣ báo cáo chƣa đƣợc
thiết kế kỹ, thƣờng xuyên có sai sót gây khó khăn cho ngƣời sử dụng.
Nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên quận Tân Phú TP.HCM” của Thái Ngọc Trúc
Phƣơng (2013). Kết quả khảo sát về nhân tố tác động đến việc sử dụng PMKT của
DNNVV trên địa bàn quận Tân Phú cho thấy có 2 nhóm nhân tố chính tác động:
nhóm nhân tố tác động từ bên trong và nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài. Nhóm
nhân tố tác động từ bên trong bao gồm: (1) trình độ của ngƣời sử dụng PMKT, (2)
trang thiết bị máy móc, (3) sự quan tâm của ban lãnh đạo, (4) công tác tổ chức quản


13

lý. Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: (1) dịch vụ sau bán hàng và (2) khung pháp
lý. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài có mức độ tác động thấp hơn so với nhóm
nhân tố tác động từ bên trong và mức độ tác động của các nhân tố bên ngoài giảm
dần theo thứ tự đƣợc liệt kê ở trên.

Ngoài ra, tác giả đƣa ra hai các tiêu chí chí lựa chọn PMKT cho các DNNVV
đó là (1) tiêu chí phù hợp, (2) tiêu chí về tính năng, (3) giả định trong tƣơng lai, (4)
tiêu chí về tính phổ biến, (5) tiêu chí về tính ổn định, (6) tiêu chí về chi phí. Tuy
nhiên, các tiêu chí đƣợc tác giả đề xuất chủ yếu để giúp các DNNVV mới thành lập
có ý định tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa; cũng nhƣ các
DNNVV đang hoạt động nhƣng muốn chuyển từ thủ công hoặc sử dụng dịch vụ kế
toán sang hệ thống kế toán trên máy vi tính trong việc lựa chọn PMKT phù hợp.
Tác giả không xem xét các tiêu chí ở các DN muốn sửa chữa hoặc nâng cấp PMKT
hiện tại.
Nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014). Nghiên cứu
nhằm mục đích xác định một số tiêu chí lựa chọn PMKT quan trọng mà các
DNNVV cần áp dụng thông qua việc đo lƣờng mức độ thỏa mãn của DNNVV trong
ứng dụng PMKT. Các tiêu chí đƣợc giới hạn trong phạm vi liên quan đến chất
lƣợng phần mềm và NCC dịch vụ trong quá trình ứng dụng phần mềm. Kết quả cho
thấy khi DNNVV sử dụng PMKT sẽ quan tâm đến hai nhân tố, đó là: (1) khả năng
hỗ trợ DN của NCC PMKT, (2) tính khả dụng của PMKT. Tiêu chí chất lƣợng liên
quan đến bản thân PMKT không ảnh hƣởng mạnh đến mức độ thỏa mãn của
DNNVV khi ứng dụng phần mềm. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa xem xét đến các
tiêu chí lựa chọn PMKT khác nhƣ: tiêu chí về chi phí và lợi ích của PMKT (có liên
quan đến vấn đề giá phí), tiêu chí liên quan đến đặc điểm đầu ra của gói PMKT, tiêu
chí liên quan đến ý tƣởng thiết kế PMKT.
Nghiên cứu “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong
ngành giao thông vận tải” của Nguyễn Văn Điệp (2014). Nghiên cứu đề cập đến
bốn nội dung cơ bản: (1) PMKT và mô hình hoạt động, (2) các tiêu chí sử dụng để


14

lựa chọn PMKT, (3) thực trạng sử dụng PMKT hiện nay và (4) một số hạn chế

thƣờng gặp của PMKT. Tác giả đƣa ra các tiêu chí lựa chọn PMKT phù hợp với các
DN gồm: (1) nguồn gốc xuất xứ của phần mềm, (2) các vấn đề liên quan đến quá
trình sử dụng (các khoản chi phí đầu tƣ liên quan: chi phí cho giấy phép sử dụng,
chi phí triển khai, chi phí tƣ vấn, chi phí bảo trì; tính dễ sử dụng; khả năng cảnh
báo; tài liệu dành cho ngƣời sử dụng), (3) những vấn đề cần quan tâm trong công
tác triển khai và kỹ thuật (khả năng tùy biến theo yêu cầu của khách hàng, lỗi lập
trình, thời gian và sự dễ dàng trong triển khai, thiết kế và cấu trúc của phần mềm),
(4) khả năng hỗ trợ thích hợp cho các cải tiến tƣơng lai (khả năng phát triển, thiết kế
và khả năng nâng cấp, khả năng kết nối với các phần mềm khác). Ngoài ra, nghiên
cứu này còn cho thấy những hạn chế cơ bản của các PMKT thông qua khảo sát các
DN hoạt động trong ngành giao thông vận tải. Qua đó giúp cho NCC phần mềm có
thể khắc phục những hạn chế đó trong tƣơng lai.
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM” của Huỳnh Thị Hƣờng (2015).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến lựa chọn PMKT bao gồm: (1)
yêu cầu của ngƣời sử dụng, (2) tính năng phần mềm, (3) trình độ chuyên môn của
nhân viên công ty phần mềm, (4) sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm, (5) dịch
vụ sau bán hàng và (6) giá phí của phần mềm. Trong đó nhân tố tính năng phần
mềm có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn PMKT của các
DNNVV, nhân tố sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm có sự tác động yếu nhất
trong mô hình.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chi phí sử dụng phần mềm kế toán đến quyết
định sử dụng phần mềm kế toán ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
TP.HCM” của Phạm Thị Tuyết Hƣờng (2016). Tác giả nghiên cứu thực trạng và tác
động của các thành phần chi phí sử dụng PMKT trong các giai đoạn lựa chọn
PMKT (giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, giai đoạn phân tích yêu cầu, giai đoạn đánh giá,
lựa chọn NCC PMKT, giai đoạn triển khai sử dụng PMKT, giai đoạn bảo trì và
nâng cấp hệ thống). Việc sử dụng PMKT tại các DNNVV chịu tác động của nhiều



15

yếu tố, ngoài hai yếu tố (chất lƣợng PMKT và NCC PMKT) theo nghiên cứu của
Võ Văn Nhị và cộng sự (2014) thì nghiên cứu này bổ sung thêm một nhân tố đó là
chi phí sử dụng PMKT.
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định” của Võ Thị Ngọc Ánh (2016). Nghiên
cứu đã cho thấy, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của DNNVV tại
Bình Định bao gồm: (1) yêu cầu của ngƣời sử dụng, (2) tính năng của phần mềm,
(3) tính tin cậy của NCC PMKT, (4) giá phí của phần mềm, (5) khả năng hỗ trợ
doanh nghiệp của NCC PMKT, (6) dịch vụ sau bán hàng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhân tố tính năng của phần mềm có ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự lựa chọn
PMKT của các DNNVV tại Bình Định. Trong khi đó, nhân tố dịch vụ sau bán hàng
có ảnh hƣởng thấp nhất đến sự lựa chọn PMKT của các DNNVV tại Bình Định.
Nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học
hóa” của Nguyễn Phƣớc Bảo Ấn và cộng sự (2016). Tác giả cho rằng khi đánh giá,
lựa chọn phần mềm, các DN cần lƣu ý các tiêu chí sau: (1) đáp ứng các yêu cầu của
ngƣời sử dụng, (2) tính kiểm soát cao của phần mềm, (3) phần mềm phải có tính
linh hoạt, (4) phần mềm phải phổ biến và có tính ổn định cao, (5) giá phí của phần
mềm.
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM” của Nguyễn Thị Thanh Hoa
(2017). Ngoài các biến nhƣ: yêu cầu của ngƣời sử dụng, tính năng của phần mềm,
chi phí sử dụng phần mềm, NCC phần mềm, tác giả bổ sung thêm hai biến mới, đó
là biến điều kiện hỗ trợ (cơ sở hạ tầng) và ảnh hƣởng xã hội (ý kiến đánh giá về
phần mềm kế toán). Tác giả cho rằng hai biến này đƣợc giải thích thông qua mô
hình UTAUT 2 của Venkatesh và cộng sự (2003). Kết quả của nghiên cứu này thì
nhân tố NCC phần mềm là nhân tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định lựa
chọn PMKT của DNNVV. Và ngƣợc lại, nhân tố điều kiện hỗ trợ có mức độ tác
động thấp nhất đến quyết định lựa chọn PMKT của DNNVV.



16

Nghiên cứu “Bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế
toán tại các doanh nghiệp”, Tăng Thị Bích Quyên (2017). Tác giả cho rằng nhu cầu
sử dụng PMKT trong các DN ngày càng tăng cao. Vì vậy các nhà quản lý DN cần
phải có những hƣớng lựa chọn PMKT phù hợp với DN của mình, nhƣ thế mới phát
huy tối đa tính hiệu quả của các PMKT. Nghiên cứu đã giúp cho các nhà quản lý có
cái nhìn bao quát hơn về PMKT đang đƣợc ứng dụng trong các DN hiện nay tại
Việt Nam cũng nhƣ chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn PMKT tại
các DN, đó là (1) quy mô doanh nghiệp, (2) chất lƣợng phần mềm, (3) dịch vụ hỗ
trợ sau mua hàng.
Để có cái nhìn chung về các công trình nghiên cứu trên, tác giả đã tổng hợp
các công trình nghiên cứu và đƣợc trình bày ở Phụ lục 01.
1.3. Khe hổng nghiên cứu
Qua việc xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tác giả nhận thấy:


Đối với các nghiên cứu ngoài nƣớc: có rất nhiều nghiên cứu tƣơng đối đầy
đủ về các vấn đề liên quan đến PMKT, các tác giả đã đƣa ra rất nhiều nhân
tố cần cân nhắc, xem xét khi lựa chọn và đánh giá PMKT. Tuy nhiên cần
xem xét lại các yếu tố này khi áp dụng tại Việt Nam bởi sự khác biệt về
văn hóa, về kinh tế, về pháp luật, về quy định, …



Đối với các nghiên cứu trong nƣớc: cũng có khá nhiều nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến PMKT, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chƣa có bài nghiên cứu nàp áp dụng trong các trƣờng ĐH, CĐ, TC. Hơn

nữa, các bài nghiên cứu chủ yếu dựa trên thang đo của các bài báo nƣớc
ngoài, chứ không dựa vào tiêu chuẩn chất lƣợng phần mềm ISO/IEC
9126.

Chính vì vậy, tác giả đã chọn hƣớng nghiên cứu xác định “các nhân tố ảnh
hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC” nhằm mục đích giúp
các NCC phần mềm hiểu rõ nhu cầu của các trƣờng ĐH, CĐ, TC khi lựa chọn
PMKT áp dụng cho đơn vị của họ là nhƣ thế nào, nhất là về phần chức năng của
PMKT.


×