Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng đà nẵng, thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.37 KB, 22 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ QUỲNH LINH

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG
CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

Phản biện 1: TS. Lê Hải Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội ....... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau những năm tháng tham gia chiến đấu, công tác ở những nơi gian
khổ trở về với cuộc sống đời thường, NCCVCM gặp rất nhiều khó khăn do
tuổi cao, sức khỏe bị suy giảm, bị thương tật, bệnh tật, không có nguồn
vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có; nhiều người không
lập được gia đình, nhiều gia đình có con bị dị tật do cha, mẹ bị ảnh hưởng
chất độc hóa học nên cuộc sống của NCCVCM và gia đình gặp rất nhiều
khó khăn, mức sống chưa thể ngang bằng với người dân nơi cư trú.
Theo thống kê, cả nước hiện có gần 9 triệu người có công với cách
mạng, chiếm gần 10% dân số, trong đó có 1.146.250 liệt sĩ, 49.609 Mẹ
Việt Nam Anh hùng, 781.021 thương binh và người hưởng chính sách như
thương binh, 185.00 bệnh binh, 1.253 Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh
hùng Lao động trong kháng chiến, 101.138 người có công giúp đỡ cách
mạng, trên 1,47 triệu đối tượng người có công.
CTXH với NCCVVCM là một trong những chính sách được Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng để góp phần ổn chăm sóc sức khỏe,
ổn định cuộc sống cho NCCVCM như: chính sách về bảo hiểm y tế, trợ
cấp ưu đãi hằng tháng, hỗ trợ sửa chữa nhà ở... Cùng với sự hỗ trợ của Nhà
nước, cộng đồng xã hội cũng ngày càng quan tâm, giúp đỡ cho NCCVCM.
Tuy nhiên, những thành công ấy được xét dưới góc độ chính trị - xã hội,
còn dưới góc độ CTXH thì dường như chưa được coi trọng và quan tâm
đúng mức; chưa huy động được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn
trong lĩnh vực CTXH để tham gia xây dựng chính sách; các hoạt động,
phong trào còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu tính bền vững;
nguồn lực đầu tư để thực hiện CTXH và cung cấp DVCTXH còn hạn chế,
trong đó có nguồn nhân lực; việc triển khai thực hiện chính sách còn
chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp;
việc phối hợp giải quyết vấn đề của một số cơ quan và địa phương đôi khi

1


thiếu chặt chẽ, chậm trể. Vì vậy chưa thật sự đáp ứng được mong mỏi, yêu
cầu của NCCVCM.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Dịch vụ Công tác xã hội đối với
người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng
người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn
thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tác giả muốn được đóng góp một phần
sức lực của mình trong việc đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm
cung ứng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH đối
với NCCVCM.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
ANN MCDONALD (2010) trong cuốn sách “Social Work with older
people”, First published by polyty press, tác giả đã trình bày khung lý
thuyết có thể ứng dụng trong thực hành CTXH với người cao tuổi và một
số cách tiếp cận trong thực hành CTXH với người cao tuổi; những khó
khăn, những vấn đề phát sinh trong làm việc với người cao tuổi.
2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong nước đã có nhiều nghiên
cứu về chính sách đối với NCCVCM. Trong quá trình thực hiện luận văn,
tác giả đã tiếp cận, tham khảo một số công trình sau:
- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án Tiến sĩ kinh tế “Đổi mới chính
sách kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”.
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học luật học
“Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam lý luận và thực tiễn”.
- Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối
với người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 7), tr. 28-31.
- Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã

hội Việt Nam - chương trình đào tạo sau đại học.
2


- Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế
giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 1), tr 45-54.
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoàn
thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”.
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến
nghị”, Tạp chí Luật học (số 8), tr 10-17.
- Vũ Thị Vân Anh (2015), “Công tác xã hội đối với thương binh từ
thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Công tác xã hội, học viện khoa học xã hội.
Nhìn chung, tác giả các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề
cập đến nhiều góc độ khác nhau của văn bản pháp luật nói chung, quy
phạm pháp luật nói riêng và việc triển khai thực hiện; tiếp cận ở khía cạnh
ảnh hưởng và tác động của chính sách an sinh xã hội ảnh hưởng đến đời
sống của NCCVCM hay đánh giá hiệu quả của việc thực hiện Pháp lệnh
Ưu đãi người có công với cách mạng dưới góc nhìn của người làm chính
sách chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu về các dịch vụ CTXH đối với
NCCVCM.
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội đối với thương
binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” của Vũ
Thị Vân Anh đã phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách đối với
thương binh và các hỗ trợ xã hội đối với thương binh dưới góc độ của
ngành CTXH. Luận văn đã tập trung phân tích, đưa ra được nhu cầu của
thương binh và cách hỗ trợ... Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nguồn
tài liệu tham khảo tốt đối với tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận
văn.
Đối với thành phố Đà Nẵng, qua tìm hiểu, đến nay chưa có chương

trình hay đề tài nào nghiên cứu về dịch vụ CTXH đối với NCCVCM trên
3


địa bàn thành phố để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm định
hướng trợ giúp cho NCCVCM. Vì vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứu hoàn
toàn mang tính mới, và mong muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội
đối với NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng
Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với NCCVCM.
- Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM;
thực trạng DVCTXH đối với NCCVCM cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả cung cấp DVCTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm Phụng
dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu các thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả DVCTXH đối với
NCCCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà
Nẵng, thành phố Đà Nẵng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- NCCVCM được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung tâm Phụng dưỡng
người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Các loại hình dịch vụ CTXH đối với NCCVCM đang được thực hiện

tại đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4


- Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 3
DVCTXH đối với NCCVCM, đó là: dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe;
dịch vụ hỗ trợ tâm lý; dịch vụ kết nối nguồn lực, hỗ trợ vật chất, tinh thần,
vui chơi giải trí, nơi nghỉ dưỡng, ăn ở, hoạt động hỗ trợ xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể:
+ NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách
mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng;
+ Nhân viên CTXH trong hỗ trợ DVCTXH đối với NCCVCM.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Phụng dưỡng người
có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 02
năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực
trạng về đời sống của NCCVCM, thực trạng của DVCTXH đối với
NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà
Nẵng, thành phố Đà Nẵng rút ra được những lý luận và đưa ra được những
đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả DVCTXH đối với NCCVCM
tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố
Đà Nẵng.
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống
những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có
liên quan như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với NCCVCM.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra
5


từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên
cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
để:
- Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như:
Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH…
- Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền địa
phương, ngành như: „„Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016” của UBND
thành phố Đà Nẵng; “Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có
công với các mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ giải pháp trong thời
gian tới” của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng…
5.2.2. Phương pháp điều tra bản hỏi
Là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bản các
câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bản hỏi, hướng
dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi
trong bản hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho
điều tra viên.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích tìm hiểu, thu thập
thông tin chuyên sâu từ các ban ngành, địa phương và những người trợ
giúp NCCVCM về khả năng, tính hiệu quả của các hoạt động trợ giúp
NCCVCM; đồng thời kiểm chứng lại mức độ tin cậy của các thông tin liên

quan đến đề tài nghiên cứu qua điều tra, quan sát.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ
sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ
việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan
sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng, sự hài lòng,... của NCCVCM. Cũng
6


thông qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thông
tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể, đề tài tập
trung quan sát các hoạt động công tác xã hội hoặc các hoạt động mang tính
chất công tác xã hội. Quan sát về môi trường, không gian sống của
NCCVCM.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng các phương pháp toán thống kế để tính toán, xử lý số liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu định tính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú
thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về NCCVCM và lý
luận về chính sách xã hội nói chung.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực
NCCVCM, cung cấp DVCTXH cho NCCVCM.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin cho ngành, địa phương, các
tổ chức xã hội; đề xuất phương án cũng như đưa ra những khuyến nghị để
có các chính sách trợ giúp gắn liền với nhu cầu của NCCVCM để họ có
cuộc sống tốt hơn.
Là cơ sở để ngành, các cấp chính quyền, tổ chức xã hội tham khảo,

nghiên cứu trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách hỗ trợ cho
NCCVCM có những chính sách phù hợp để hoàn thiện và nâng cao chất
lượng dịch vụ CTXH đối với NCCVCM tại thành phố Đà Nẵng nói chung,
Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng nói riêng.
Giúp cho nhà quản lý, NVCTXH thấy được tầm quan trọng của việc
cung cấp DVCTXH đối với NCCVCM tại cơ sở chăm sóc; DVCTXH của
cơ sở có đáp ứng được yêu cầu, sự mong muốn của NCCVCM hay chưa;
sự tham gia của NCCVCM vào việc thực hiện DVCTXH.
7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
NCCVCM.
Chương 2: Thực trạng người có công với cách mạng và thực trạng
dịch vụ CTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có
công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng và các giải nhằm đảm bảo thực hiện dịch vụ
công tác xã hội đối với NCCVCM từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng
người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của người có công với cách mạng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người có công với cách mạng
- Khái niệm người có công với cách mạng
Theo tập bài giảng Ưu đãi xã hội, NCC với nước “là người có cống
hiến đặc biệt hoặc hy sinh cao cả cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước

bảo vệ hạnh phúc, cuộc sống bình yên của nhân dân”.
Cũng theo tài liệu này, NCCVCM là “người có đóng góp công lao
hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
công nhận”.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 (sửa đổi
năm 2012) có quy định: Người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
8


b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Đặc điểm của người có công với cách mạng
NCCVCM hầu hết đều trải qua chiến tranh, họ luôn nhớ về những
người cùng hoạt động cách mạng, những người cùng một thời “vào sinh ra
tử”, những đồng đội đã anh dũng hy sinh; có ý thức tự hào về quá khứ

cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn
những phẩm chất và truyền thống cách mạng; phần lớn họ tuổi đã cao, sức
khỏe bị suy giảm nhiều do bị thương tật, bệnh tật; họ có nhiều công lao,
đóng góp cho cách mạng, cho đất nước.
Khi hòa bình lập lại, NCCVCM tiếp tục có nhiều đóng góp vào công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước, họ luôn trăn trở trước vận mệnh của
đất nước; họ tình nguyện tham gia vào các hoạt động đi tìm đồng đội, các
hoạt động xã hội ở địa phương; là tấm gương cho gia đình, dòng họ, con
cháu noi theo; họ nhạy cảm với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà
nước, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ; họ thích
được quan tâm, chăm sóc hơn những người bình thường.
9


Một bộ phận NCCVCM còn khó khăn về đời sống, khó tiếp cận với
các nguồn lực xã hội, dịch vụ xã hội, kỹ năng bị hạn chế; có người có tâm
lý cho rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình; có khoảng cách về thế
hệ; một số ít có biểu hiện công thần.
1.1.2. Nhu cầu của người có công với cách mạng
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của
thuyết nhu cầu. Theo A.Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo
thứ tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu
cầu thứ yếu, cao hơn. Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi
thì sẽ tiến tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn. Theo đó, nhu cầu của con
người được chia thành 5 nhu cầu theo bậc thang đó là: nhu cầu được sống;
nhu cầu được an toàn; nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó; nhu cầu được
tôn trọng; nhu cầu hoàn thiện.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, hiện nay NCCVCM có những nhu
cầu sau:
- Đối với nhu cầu sống: sau nhiều năm tháng tham gia chiến đấu, phục

vụ kháng chiến, công tác nơi chiến trường gian khổ trở về với cuộc sống
đời thường, NCCVCM gặp nhiều khó khăn trong việc bắt nhịp với cuộc
sống, nhất là ở những khu vực đô thị cuộc sống thay đổi nhanh chóng. Vì
số đông NCCVCM tuổi đã cao, sức khỏe bị suy giảm do thương tật, bệnh
tật, di chứng của chiến tranh, ít kinh nghiệm, thiếu vốn, trình độ tay nghề
thấp hoặc không có nên cuộc sống còn nhiều khó khăn; mức sống của
NCCVCM chưa thể ngang bằng với mức sống bình quân của người dân
nơi cứ trú; cuộc sống của họ và nhiều gia đình phụ thuộc vào nguồn trợ
cấp hằng tháng; nhiều gia đình chưa có nhà ở ổn định... Vì vậy NCCVCM
rất muốn được hỗ trợ xây dựng nhà ở, miễn giảm thuế, cho vay vốn để đầu
tư kinh doanh, làm ăn tăng thu nhập cho bản thân và gia đình để đảm bảo
cuộc sống.
- Đối với nhu cầu an toàn: NCCVCM đã trải qua những phút giây
sinh tử, lằn ranh giữa sự sống và cái chết, sự tra tấn của quân thù...nên họ
10


hiểu được sự tàn khốc, mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra. Vì vậy
họ rất quý trọng sự sống, muốn được sống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc
trong sự an bình, độc lập; muốn được xã hội quan tâm, gia đình chăm sóc;
họ muốn được tiếp cận với các dịch vụ y tế để khám chữa bệnh nhằm đảm
bảo sức khỏe.
- Đối với nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó: NCCVCM hiện nay tuổi
đã cao nên rất muốn được quan tâm, chia sẻ, sự đồng cảm nên rất muốn
sinh hoạt với đồng đội để ôn lại kỷ niệm; muốn tham gia sinh hoạt trong
hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ dưỡng sinh, hội hoa
viên...để khuây khỏa tâm hồn và vơi đi ký ức buồn của chiến tranh cũng
như sự khác biệt về ý thức hệ với các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.
- Đối với nhu cầu được tôn trọng: với phần lớn con người nói chung,
NCCVCM nói riêng, đây là nhu cầu quan trọng. Bởi lẽ NCCVCM đã trải

qua nhiều hy sinh, mất mát, đóng góp cho cách mạng, có nhiều công lao
nên họ rất muốn được xã hội, cộng đồng, dòng họ, gia đình tôn vinh, quý
trọng, xem họ là tấm gương để noi theo và công nhận những gì mà họ
đóng góp, nhất là tuổi thanh xuân, công sức, sự hy sinh về xương máu để
góp phần làm nên lịch sử dân tộc, xây dựng cuộc sống ngày nay.
- Đối với nhu cầu hoàn thiện: cũng như nhiều người khác, NCCVCM
cũng có mong muốn hoàn thiện bản thân để khẳng định mình dù trong
hoàn cảnh nào; họ rất muốn tiếp tục đóng góp trí tuệ, uy tín, sự ảnh hưởng,
tiếng nói của mình để tham gia xây dựng địa phương, xây dựng nhà
nước...để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2. Nhu cầu, khái niệm, cách tiếp cận, kỹ năng cung cấp dịch vụ
công tác xã hội đối với người có công với cách mạng
1.2.1. Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng
Cũng như mọi người khác trong xã hội, NCCVCM rất cần có một
cuộc sống ổn định, an toàn, đầy đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần,
được làm việc, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội... Tuy nhiên so với số
11


còn lại, NCCVCM khó có thể tự mình đáp ứng những nhu cầu ấy, ngay cả
những nhu cầu tối thiểu nhất vì họ đã có một thời gian dài chịu nhiều hy sinh,
mất mát, trải qua nhiều gian khổ, chịu nhiều thiệt thòi; nhiều người đến nay
còn mang thương tật, bệnh tật cũng như con của họ; nhiều người không xây
dựng được hạnh phúc gia đình vì sau khi hòa bình lập lại họ đã lớn tuổi... Vì
vậy họ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chia sẻ của cộng đồng xã hội để
được thăm khám sức khỏe thường xuyên, điều trị bệnh, an dưỡng; lắp chân
tay giả, mắt giả để làm việc, sinh hoạt được thuận lợi hơn...
1.2.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng

Tóm lược các khái niệm về NCCVCM và DVCTXH có thể hiểu một
cách ngắn gọn nhất dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách
mạng: Là một hoạt động chuyên nghiệp của CTXH nhằm trợ giúp NCCVCM
giải quyết các vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải, từ đó giúp họ hồi phục
chức năng xã hội, phòng ngừa hay nâng cao năng lực để tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy các điều kiện xã hội để họ tiếp cận được với
chính sách, nguồn lực và dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ
bản và quyền của họ để góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.3. Cách tiếp cận dịch vụ công tác xã hội đối với người có công
với cách mạng
1.2.3.1. Tiếp cận dựa trên quyền
1.2.3.2. Tiếp cận theo nhu cầu
1.2.3.3. Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất cho người có công với cách mạng
1.2.4. Kỹ năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng
1.3. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với người có công cách
mạng
1.3.1. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
1.3.2. Hỗ trợ tâm lý
1.3.3. Kết nối nguồn lực
12


1.3.4. Hỗ trợ vật chất, tinh thần
1.3.5. Hỗ trợ vui chơi, giải trí
1.4. Thể chế dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách
mạng
1.4.1. Quan điểm, chính sách của Đảng
1.4.2. Các văn bản pháp luật
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với

người có công với cách mạng
1.5.1. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
1.5.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
1.5.3. Yếu tố thuộc về người có công với cách mạng
1.5.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực và kết nối nguồn lực
Chương 2
THỰC TRẠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG
NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Trung
tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà
Nẵng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng là đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 365 QĐ-UB ngày
24 tháng 02 năm 1997 của y ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ: Phụng dưỡng suốt đời
NCCVCM cách mạng già yếu, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ
neo đơn không nơi nương tựa có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành
13


phố; tổ chức điều dưỡng tập trung cho NCCVCM theo chỉ tiêu Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thành phố giao hằng năm.
2.1.2. T chức
Tổng số công chức, viên chức, người lao động: 29 người
Nam: 8 người; Nữ: 21 người. Trong đó:

- Biên chế: 7 người;
- Hợp đồng lao động trong chỉ tiêu: 19 người;
- Hợp đồng theo Nghị định 68 2000 NĐ-CP: 3 người.
Bộ máy tổ chức: Ban Giám đốc (Giám đốc, 2 Phó Giám đốc) và 2
phòng chuyên môn: Tổng hợp - Hành chính; Chăm sóc sức khỏe.
2.2. Thực trạng và nhu cầu của người có công với cách mạng tại
Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành
phố Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng người có công với cách mạng tại Trung tâm
Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng
Giới tính, độ tuổi của người có công với cách mạng
Sức khỏe người có công với cách mạng
Chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng
2.2.2. Nhu cầu của người có công với cách mạng
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà
Nẵng, thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Rất nhiều NCCVCM Trung tâm đang chăm sóc mang trên mình
những vết thương của chiến tranh, nhiều người vẫn còn mảnh bom, đạn
nằm sâu trong cơ thể nên khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông vết
thương lại bùng phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đa số họ
phải trải qua những gian khổ vì thế mà sức khỏe bị suy giảm nhiều, không
còn đủ để đảm bảo phục vụ cho cuộc sống thường ngày của mình. Do đó,
Trung tâm chú trọng giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cơ quan luôn
14


sạch sẽ, thoáng mát, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; phòng ở của
NCC được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào

mùa đông; chế độ ăn uống hằng ngày được lên kế hoạch và thực đơn chi tiết,
món ăn phù hợp với bệnh lý, sức khỏe, nhất là với những người già yếu,
thường hay ốm đau.
2.3.2. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ tâm lý
Để hỗ trợ tâm lý cho NCC, cuối năm 2016, Trung tâm đã thành lập
bộ phận công tác xã hội thuộc Phòng Tổng hợp - Hành chính để mở hồ sơ
quản lý trường hợp (case), theo dõi đánh giá biến động tâm lý, tham vấn,
kết nối nguồn lực... để hỗ trợ, phục vụ NCC; lãnh đạo Trung tâm thường
xuyên theo dõi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của NCC để kịp thời giải
quyết, hỗ trợ những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, chấn chỉnh những
việc làm không đúng, suy nghĩ sai lệch, mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng
ngày giữa NCC với nhau và kịp thời chỉ đạo, uốn nắn nhân viên trong việc
chăm sóc, phục vụ NCC, xem NCC như người thân trong gia đình. Từ đó
mối quan hệ giữa NCC và nhân viên Trung tâm ngày càng gắn bó, NCC
thường hay chia sẻ, tâm sự với nhân viên.
2.3.3. Thực trạng dịch vụ kết nối nguồn lực
Nhìn chung, Trung tâm đã làm rất tốt việc kết nối các nguồn lực để
huy động sự chung tay góp sức của cộng đồng nhằm chăm lo cho NCC.
Qua các hoạt động nói trên, NCC thấy ấm áp hơn, vui khỏe hơn, nhất là về
đời sống tinh thần.
2.3.4. Thực trạng dịch vụ ỗ trợ vật chất, tinh thần
2.3.5. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ vui chơi, giải trí
Trung tâm duy trì thường xuyên việc tập thể dục dưỡng sinh buổi
sáng, cho NCC còn khỏe, tập vật lý trị liệu, đưa NCC nằm bất động, sức
khỏe yếu ra tắm nắng hằng ngày. Định kỳ vào chiều thứ Ba, thứ Sáu hằng
tuần tổ chức sinh hoạt tinh thần, vui chơi, giải trí qua các hoạt động như:
xem phim tư liệu, phóng sự, thời sự, tin tức, văn nghệ…
2.3.6. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ về ăn, ở
15



So với quy định tại Điều 11, Điều 12 chương II Nghị định số
68 2008 NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục
thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thì cơ sở hạ
tầng của Trung tâm vượt tiêu chuẩn rất nhiều. Đây là điều rất tốt nâng cao
tiện ích sinh hoạt, hiệu quả chăm sóc, phục vụ NCC.
2.4. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà
Nẵng, thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Những việc làm được và nguyên nhân
- Thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của người làm công tác quản lý,
phục vụ cũng như NCCVCM; thúc đẩy kết nối các nguồn lực, sự chung
tay, vào cuộc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và các tổ chức đoàn thể,
các đơn vị có liên quan để góp phần tạo sự công bằng và đảm bảo cuộc
sống cho NCCVCM trong Trung tâm và ngoài xã hội.
- Đáp ứng được các nhu cầu tất yếu, phù hợp với mong muốn của
từng diện đối tượng NCC một cách cụ thể.
Nguyên nhân của những kết quả đạt được, đó là:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Thường trực Hội
đồng nhân dân, UBND thành phố Đà Nẵng nên việc triển khai, thực hiện
chính sách ưu đãi NCCVCM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng huy động cả
hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tích cực tham gia ủng hộ nhiệt tình của
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố và các tầng
lớp nhân dân trong thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; đội ngũ công
chức, viên chức, lao động thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM không
ngừng được nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực
hiện tốt công tác giải quyết chính sách ưu đãi đối với NCCVCM và thân
nhân trên địa bàn thành phố.
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM chưa phát huy được tiềm lực, sức mạnh,

sự gắn kết của Nhà nước, cộng đồng và cá nhân NCC; nguồn kinh phí chi
trả cho NCCVCM mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhưng chủ yếu
16


vẫn là từ ngân sách Nhà nước. Trong khi đó ngân sách Nhà nước còn hạn
chế, đối tượng NCC khá lớn. Việc cấp kinh phí hằng năm vẫn trên cơ sở
dự toán và cân đối ngân sách, do đó không ổn định.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là:
Việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện có lúc chưa
kịp thời, mang tính áp đặt, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, chưa tính
hết các vấn đề phát sinh; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết chế độ còn lúng túng; một số nơi còn thiếu cán bộ chuyên
môn, thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực còn hạn chế; một bộ phận cán
bộ, công chức còn ngại va chạm trong xử lý các vấn đề khó khăn, phức tạp
hoặc cố tình làm sai trong quá trình thực hiện chính sách. Sự chấp vá, khập
khiễng của quy định về chính sách NCCVCM đã dẫn đến hiện tượng chưa
thực hiện đầy đủ sự công bằng xã hội. Sự không công bằng này thể hiện
giữa các loại đối tượng NCC và giữa NCC với đối tượng dân cư nói
chung.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI
CÓ CÔNG CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Các định hướng đảm bảo thực hiện dịch vụ công tác xã hội
đối với người có công với cách mạng
3.1.1. Đảm bảo phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2. Đảm bảo phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người có

công với cách mạng phù hợp với chiến lượt an sinh xã hội
3.1.3. Đảm bảo phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng nhằm khắc phục những hạn chế trong dịch vụ xã
hội đối với người có công với cách mạng

17


3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối
với người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng
người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Giải pháp củng cố, phát huy những mặt làm được
3.2.2. Giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc
Với các cơ quan nhà nước
Với các ban ngành, hội đoàn thể
Với các Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công với cách
mạng
Với người có công với cách mạng
3.2.3. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng
- Thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc sức khỏe NCCVCM. Huy
động các nguồn lực, xây dựng, phát triển hệ thống y tế dự phòng và các
dịch vụ y tế hiện đại, đảm bảo hệ thống y tế ngày càng được mở rộng và
nâng cao chất lượng khác, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai thực
hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, từng bước đổi mới, nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế. Nhà nước cần ưu tiên các nguồn lực tập trung, đầu tư
cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo nhằm
tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nhân lực, bảo đảm cơ hội tiếp
cận bình đẳng về chăm sóc sức khỏe cho NCC.
- Để phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp cần tập trung vào một số

việc trọng tâm: Xây dựng khuôn khổ pháp luật phát triển nghề CTXHl
kiện toàn đội ngũ cán bộ làm CTXH ở tất cả các cấp, từ trung ương đến
các địa phương, cơ sở, đặc biệt các tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH tại
cộng đồng; Phát triển nguồn nhân lực làm CTXH để có đủ năng lực tiếp
cận, hội nhập với quốc tế. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của CTXH. Khẳng định CTXH là một nghề chuyên
môn và có mã nghề với những chức danh nghiệp vụ ở từng cấp bậc từ thấp
đến cao. Cần đào tạo cán bộ xã hội chuyên nghiệp có trình độ từ trung cấp
đến đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, xây dựng chương trình đào tạo cho từng cấp
học tương ứng.
18


- Vấn đề xã hội hóa và phong trào chăm sóc CNCVCM cần được đẩy
mạnh, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã
hội, làm nên nét đẹp, tính ưu việt của đời sống xã hội, nền văn hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Người có công với cách mạng hầu hết tuổi đã cao, sức khỏe suy
giảm, nhiều thương tật, bệnh tật, họ có nhiều công lao, đóng góp cho cách
mạng, cho đất nước và thời bình tiếp tục đóng góp xây dựng đất nước,
luôn trăn trở trước vận mệnh của đất nước. Đại bộ phận người có công với
cách mạng luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, trung thành với
chế độ xã hội chủ nghĩa mà bản thân họ đã không ngại hy sinh, gian khổ
để chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, chính sách ưu đãi đối với
NCCVCM không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính
nhân văn sâu sắc; là sự thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta;
giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, rèn luyện, phấn đấu vươn lên để
cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước,
bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà các thế hệ đi trước
đã ra sức gìn giữ. Nó cũng thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội trong việc

thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa” đối với NCCVCM.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, Trung
tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng đã tổ chức tốt các
hoạt động tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng NCCVCM neo đơn
không nơi nương tựa với mục đích giúp NCC vượt qua khó khăn, ổn định
cuộc sống, có niềm tin yêu vào cuộc sống, vào trách nhiệm, sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Với sự nỗ lực, nhiệt tình, đoàn kết của tập thể lãnh đạo và nhân viên,
Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được một số thành
tích nhất định trong lĩnh vực chăm sóc NCC. Tuy nhiên, với xu hướng
phát triển của ngành CTXH và yêu cầu của cuộc sống thì việc chỉ lo cho
NCCVCM về cái ăn, cái mặc, các hoạt động đơn thuần hằng ngày là chưa
đủ, chưa đáp ứng hết các nhu cầu của CTXH, cuộc sống của con người và
19


sự phát triển của xã hội. Tạo cho NCCVCM có suy nghĩ ỷ lại, công thần
không cố gắng vươn lên để cùng nhau giải quyết được tầm quan trọng,
mục đích của CTXH đối với NCCVCM. Vì vậy mà tác giả đã lựa chọn đề
tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực
tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành
phố Đà Nẵng”. Thông qua nghiên cứu đề tài này tác giả đã:
- Xây dựng được cơ sở lý luận, đưa ra khái niệm về NCCVCM; khái
niệm dịch vụ công tác xã hội đối với NCCVCM; các nhu cầu và đặc điểm
của NCC; các nội dung của hoạt động hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ vật chất, tinh
thần, hỗ trợ vui chơi giải trí và kết nối nguồn lực.
- Đề tài cũng chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với
NCCVCM: yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố về NVCTXH, yếu tố về
NCCVCM, yếu tố về nguồn lực và kết nối nguồn lực.
- Nêu lên tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khách thể nghiên cứu để

thấy được điều kiện, nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp.
- Phân tích thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm
Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng:
thực trạng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ vật chất tinh thần,
hỗ trợ vui chơi giải trí, hỗ trợ nơi ăn ở và hỗ trợ kết nối. Từ đó phân tích, làm
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCCVCM;
đánh giá kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của quá trình
thực hiện dịch vụ CTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm.
- Đề tài cũng đưa ra được một số định hướng và các giải pháp nhằm
đảm bảo thực hiện dịch vụ CTXH đối với NCCVCM đó là: cần sớm xây
dựng Luật Ưu đãi người có công với cách mạng nhằm mục đích thực hiện
tốt hơn chính sách đối với NCC, hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi
NCCVCM, đánh giá đúng tầm quan trọng của pháp luật ưu đãi NCCVCM
trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, NCCVCM nói riêng; nâng
cao công tác hỗ trợ nguồn lực, duy trì và mở rộng nhiều hình thức của hoạt
động hỗ trợ xã hội đối với NCCVCM.
20



×