MỤC LỤC
Trang
3
MỞ ĐẦU
Chương 1.
1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2.
2.1.
2.2.
2.3.
Chương 3.
3.1.
3.2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Các khái niệm công cụ của đề tài
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC
SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG
Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Kế Sách và đặc
điểm tình hình học sinh các trường trung học phổ thông
trên địa bàn huyện Kế Sách
Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng
BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
12
12
19
24
29
29
32
43
56
56
76
85
88
90
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, trong công cuộc thực hiện đổi mới đất nước, sự
nghiệp giáo dục và đào tạo đã có sự đóng góp to lớn vào những thành quả
chung của toàn xã hội. Đứng trước sự biến đổi của xã hội, của hội nhập quốc
tế, mục tiêu của giáo dục Việt Nam phải hướng tới bốn trụ cột: “Học để biết,
học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”. Ngày nay những
nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ không
chỉ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng các môn học mà phải hội nhập kỹ
năng sống và năng lực xã hội theo hướng hoà nhập thân thiện.
Luật Giáo dục 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 2 đã chỉ rõ:
"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo
đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng của
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc". Đó là những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người trong xã hội
hiện nay. Những phẩm chất và năng lực của người lao động được hình thành
không những bằng các giờ học văn hoá ở trên lớp mà còn được hình thành,
củng cố, rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó có
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chính vì những yêu cầu quan trọng và cấp thiết nêu trên, để thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, để hình thành nhân cách con
người mới XHCN thì ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ
năng trong giờ lên lớp cần chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
Như vậy, để góp phần phát triển toàn diện cho học sinh thì hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy, trong năm học 2006-2007 thực hiện chương trình đổi
3
mới dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp vào chương trình học tập chính khóa cho học sinh THPT.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông là hoạt động
được tổ chức diễn ra ngoài giờ lên lớp chính khóa nhằm giáo dục học sinh
theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Đây là sự tiếp nối với hoạt động giáo dục
trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình
giáo dục học sinh: đó là hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy trên lớp, giáo
viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức ngoài sách giáo khoa, góp
phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng
sáng tạo của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là cầu nối tạo nên mối quan
hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, góp phần điều chỉnh và định hướng
quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Do đó, việc quản lý chỉ đạo thực hiện tốt các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là thực sự cần thiết và là một quá trình
không thể thiếu của quá trình quản lý giáo dục.
Tuy có ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế trong
quá trình thực hiện hoạt động GDNGLL, các trường trung học phổ thông
(THPT) huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa gặt hái được thành công và
hiệu quả mong muốn. Trong quá trình thực hiện, nhiều trường gặp khó khăn
về nhiều mặt: điều kiện tự nhiên, xã hội, con người (giáo viên, học sinh), cơ
sở vật chất, kinh phí, nội dung, hình thức tổ chức…Từ những khó khăn khách
quan lẫn chủ quan dẫn đến một số trường học đã tổ chức hoạt động này một
cách hình thức, đối phó; nội dung còn đơn điệu, chưa thu hút học sinh dẫn
đến chất lượng và hiệu quả hoạt động GDNGLL chưa cao.
Để khắc phục tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp mang
tính chiến lược và biện pháp cụ thể của cán bộ quản lý trong công tác quản lý
hoạt động GDNGLL nhằm thay đổi toàn bộ cục diện hoạt động này.
4
Ngoài ra, về vấn đề quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở
các trường THPT đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ
tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng ở từng địa phương, từng
vùng miền khác nhau sẽ có hướng tiếp cận khác nhau, sẽ có những nét đặc
điểm riêng rất chuyên biệt. Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
dành cho đối tượng học sinh thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn trong việc phát huy và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục
học sinh trong nhà trường hiện nay, đáp ứng được mục đích thi đua theo cuộc
vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hoạt động GDNGLL trước đây chưa được chú trọng nhiều. Cho đến
những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, các nhà giáo dục mới chú trọng
đến hoạt động này. Hoạt động tập thể được xác định là một trong những
hoạt động giáo dục cơ bản thực hiện trong trường phổ thông nhằm hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. Từ khi cải cách giáo dục
lần thứ 3 (1979), trong Điều lệ trường phổ thông ban hành tháng 4 năm
1979, tại khoản 3 điều 10 có xác định: “Các hoạt động xã hội do nhà
trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức độ thích hợp, là nhằm củng
cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đối với nhân dân lao
động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần xây
dựng địa phương và rèn luyện học sinh về ý thức và năng lực làm chủ tập
thể, hình thành nhân sinh quan cách mạng.
Ngoài các vấn đề giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động
ngoại khóa khác như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục thêm
phong phú”.
5
Trong Điều 26 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học năm 2011 về các hoạt
động giáo dục của nhà trường có nêu:
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại
khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT, an toàn giao thông, phòng
chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng
nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng
khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục
môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”.
Ngoài ra, gần đây nhất trong chương trình đổi mới sách giáo khoa dành
cho học sinh THPT, bộ môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được in
thành sách và đưa vào giảng dạy. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay
còn nhiều nội dung mới phản ánh sự phát triển của các vấn đề kinh tế - xã hội,
văn hoá, môi trường v.v… Nếu như trước đây những nội dung giáo dục (ngoài
giờ lên lớp) chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức,
thẩm mỹ thì hiện tại nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp được mở rộng hơn
nhiều nhằm hỗ trợ phát triển năng khiếu cho từng đối tượng học sinh.
Càng về sau này, càng có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh được xuất hiện. Có thể kể đến những công
trình tiêu biểu như sau: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” của Phạm Minh Hạc, do Nxb Chính trị quốc gia phát hành
năm 2001. Toàn bộ nội dung cuốn sách này đều liên quan đến vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Viện nghiên cứu
khoa học của trường Đại học sư phạm TP.HCM đã cho ra mắt kỷ yếu “Hiệu
quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc ngâng cao chất lượng dạy - học
tập trong nhà trường phổ thông”. Nội dung bao gồm nhiều bài viết tham luận
của các thầy cô bậc THCS, THPT, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tìm
6
hiểu về vấn đề đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng
cao chất lượng giảng dạy - học tập cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
Các công trình nghiên cứu về hoạt động GDNGLL được rất nhiều nhà khoa
học đề cập đến, với những góc độ khác nhau. Trong đó vấn đề quản lý hoạt
động GDNGLL cho học sinh THPT đã được một số tác giả đề cập đến như
một sự gợi ý định hướng cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục phát triển
toàn diện cho học sinh ở nhà trường.
Xung quanh vấn đề quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh ở các trường THPT đã được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm
nghiên cứu. Đã có nhiều luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục
nghiên cứu đề tài hoạt động GDNGLL ở trường THPT như Luận văn “Các
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của Hiệu trưởng các trường THPT các tỉnh phía Nam”, tác giả Nguyễn Thị
Hoàng Trâm, năm 2003 đã tập trung làm rõ lịch sử vấn đề nghiên cứu về đề
tài này ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Các tác giả đã có nhiều công
phu khi phân tích cơ sở lý luận của hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Khái
niệm, xác định nội dung hoạt động GDNGLL, thành lập ban chỉ đạo hoạt
động GDNGLL và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
GDNGLL. Bên cạnh đó, luận văn “Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở bán công TP Hồ Chí
Minh”, tác giả Trần Thị Minh Thi, năm 2005 đã đi sâu phân tích thực trạng
thể hiện qua các mặt nhận thức, kế hoạch, phân công, sử dụng thời gian, tổ
chức các loại hình hoạt động, tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, kiểm tra
đánh giá. Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp
để quản lý hiệu quả hoạt động GDNGLL của các trường. Luận văn “Biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ
thông Hoài Đức B – thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thị Huyền, năm
2012 cũng đã nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
7
lớp ở trường trung học phổ thông; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trang
về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học
phổ thông Hoài Đức B và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học
phổ thông. Gần đây nhất là luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở các trường THPT thành phố cao Bằng” của tác giả Lý Thị Thủy, năm 2014
đã đi sâu nghiên cứu về một trong số những ý nghĩa và mục tiêu hướng đến
khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Những công trình, đề tài nghiên cứu trên đây, đã trở thành cơ sở lý luận
và cũng là những vấn đề đặt ra cho bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu về quản lý
hoạt động GDNGLL cho học sinh THPT dưới góc độ của khoa học quản lý giáo
dục. Tuy nhiên, các luận văn trên cũng chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết các
vấn đề thực tiễn cụ thể ở một số địa bàn nghiên cứu khác nhau, đối tượng và khu
vực cũng khác nhau về hoạt động GDNGLL. Hiện nay, qua tìm hiểu chưa có tác
giả nào nghiên cứu về thực trạng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất các
biện pháp ở các trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Xuất phát từ yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới, chúng tôi rất tâm
đắc và thấy được sự cần thiết về việc nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lý
hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, từ
đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL. Do đó, đề tài của
chúng tôi lựa chọn không trùng lặp với các công trình đã được công bố, đây là
vấn đề có ý nghĩa lý luận và phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong tình
hình thực tế hiện nay ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT, đề xuất các
8
biện pháp quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT
huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục của nhà trường.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh ở các trường THPT.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh ở các trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh ở các trường Trung học phổ
thông.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường
THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
ở các trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài được tiếp cận
nghiên cứu giáo dục theo nghĩa rộng, nhằm góp phần hình thành nhân cách
toàn diện cho học sinh. Việc khảo sát được tiến hành ở bốn trường THPT trên
địa bàn huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng: THPT Thiều Văn Chỏi, THPT Kế
Sách, THPT An Lạc Thôn và THPT Phan Văn Hùng, từ tháng 09 năm 2012
đến nay.
9
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động GDNGLL cho học sinh chịu sự tác động tổng hợp của nhiều
yếu tố.Nếu trong quá trình quản lý hoạt động GDNGLL cho học sinh ở các
trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, các chủ thể đề xuất và thực hiện đồng
bộ các giải pháp
phù hợp, tập trung vào: tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm cho các chủ thể giáo dục, thực hiện kế hoạch hóa, bồi dưỡng kỹ năng
tổ chức hoạt động GDNGLL và tổ chức một cách khoa học các mặt hoạt
động, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục và kiểm tra đánh giá kết quả
kịp thời... thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý việc học tập, rèn luyện của học
sinh, hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục của các trường THPT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng trong
giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo; những định
hướng, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng, phát triển, đổi
mới giáo dục và quản lí giáo dục. Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa
trên quan điểm hệ thống - cấu trúc và quan điểm thực tiễn để xem xét luận
giải các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn kiện,
nghị quyết, văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước, của các cấp quản lý liên
quan đến giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Các tạp chí, thông tin, sách
báo, kỉ yếu hội thảo khoa học, các công trình khoa học về quản lý giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh... để từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết
phục vụ cho việc luận giải cơ sở lí luận mà đề tài đã xác định.
10
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
nhà trường.
+ Phương pháp phỏng vấn giáo viên, học sinh.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dùng cho giáo viên, học sinh.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: xin ý kiến của một số cán bộ
quản lí giáo dục như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về các vấn đề đánh giá
trong thực trạng, các biện pháp được đề xuất.
+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: dùng để tiến hành khảo
nghiệm một số biện pháp ở các trường để kiểm chứng về tính khả thi, tính cần
thiết của các biện pháp đã đề xuất…
- Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học: để thống kê,
tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được, xử lý số liệu.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý luận: góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT.
- Về mặt thực tiễn:
Đề tài giúp các nhà quản lý có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đề tài đã tổng kết các bài học kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp giúp
cho việc quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT
huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu
nghiên cứu vận dụng cho các nhà trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
8. Kết cấu của đề tài
Luận văn có cấu trúc gồm: Phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận,
kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
11
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
trung học phổ thông
* Khái niệm giáo dục
Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng – Giáo dục có hai nghĩa: nghĩa rộng và
nghĩa hẹp.
- Với nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên
các đối tượng giáo dục nhằm hình thành nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức,
thẩm mĩ, thể chất, kĩ năng lao động...). Trong nhà trường, quá trình này còn
gọi là quá trình sư phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận là quá trình
dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp).
- Với nghĩa hẹp: giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo
dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi
ứng xử với cộng đồng xã hội. Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá
trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta vẫn
quen gọi là ‘‘hạnh kiểm”.
Qua đó, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện
một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội,
là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa
học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục
chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Qua những
môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo thời sự,
biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ
tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục.
* Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
12
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa
học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn
hóa nghệ thuật, thẫm mỹ, TDTT, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành
và phát triển nhân cách”.
Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên về hoạt động GDNGLL lớp 10 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2008: “Hoạt động GDNGLL là những hoạt
động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hóa. Hoạt động GDNGLL
có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học tạo điều kiện gắn lý thuyết với
thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần quan trọng vào
sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự
phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay”. [5,Tr.4]
Như vậy, hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục được tổ chức
ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ
bản được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà
trường, do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lực lượng
xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - học trong nhà
trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm
học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình
này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Từ những lý luận trên đây có thể kết luận rằng:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có mục
đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về
khoa học - kinh tế, lao động công ích, hoạt động xã hội, văn hoá, nghệ thuật,
hoạt động thể thao, vui chơi giải trí được thực hiện ngoài giờ lên lớp chính
khóa theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
13
Hoạt động GDNGLL ở trường THPT giúp các em học sinh có cơ hội
tham gia các hoạt động thực tiễn. Học sinh khi được hòa mình vào đời sống xã
hội sẽ có thêm những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp... để làm
tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện mình trở thành những con người có
nhân cách. Do đó, hoạt động GDNGLL làm cho quá trình đào tạo của nhà
trường dần trở nên phù hợp, thiết thực hơn với thực tiễn xã hội.
* Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL ở trường THPT nhằm các mục tiêu giúp cho học sinh:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng kiến thức đã
học trên lớp, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức
lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết
tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại; có hứng thú và nhu
cầu tham gia các hoạt động chung; tích cực chủ động và linh hoạt trong các
họat động tập thể; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ
đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi
của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để
tự hoàn thiện mình) và của người khác.
* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và toàn
diện của quá trình sư phạm ở nhà trường phổ thông nói chung và trường
THPT nói riêng; là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể
của mình trong hoạt động, nâng cao được tính tích cực hoạt động, qua đó rèn
luyện những nét nhân cách của con người mới phát triển toàn diện.
Hoạt động GDNGLL ở THPT đặt học sinh (lứa tuổi đầu thanh niên)
trước những vấn đề của thời đại, của xã hội mà họ phải đối mặt trong tương
14
lai không xa. Vì vậy, ở THPT các em phải được chuẩn bị hành trang để gánh
vác trách nhiệm "chủ nhân của đất nước trong tương lai". Vì vậy, việc nhà
trường tổ chức các hoạt động GDNGLL có vị trí rất quan trọng đối với học
sinh, có tác dụng thiết thực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách
các em.
* Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng, hình thành nhân cách
cho học sinh. Thông qua nội dung, hình thức hoạt động, học sinh được hình
thành dần các giá trị về Chân – Thiện – Mỹ. Hoạt động GDNGLL còn có
chức năng định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh. Giúp học
sinh chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất.
* Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL là giúp học sinh củng cố, nâng cao
hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri
thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, với
cộng đồng xã hội.
Hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông đã góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục, tích cực hoá mối quan hệ tay ba: nhà trường, gia đình và xã hội.
Qua đó vai trò của nhà trường càng được đánh giá cao trong việc giáo dục con
người, nâng cao được vị trí của giáo dục góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, mặt khác sẽ phát huy được toàn cộng đồng xã hội
đóng góp, tham gia bằng những hành động thiết thực vì sự phát triển của nhà
trường cũng như sự phát triển của nền giáo dục nước ta.
* Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nội dung được xây dựng trên cơ sở của yêu cầu về nội dung giáo dục
trung học phổ thông theo điều 28 của Luật giáo dục có nêu: "Giáo dục THPT
phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung
giáo dục THPT; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ
15
thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung
nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của
học sinh".
Căn cứ vào yêu cầu về nội dung giáo dục được Luật quy định, nội dung
cụ thể của hoạt động GDNGLL cấp THPT được xây dựng, thể hiện qua sáu
vấn đề chủ yếu sau:
- Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo vệ di sản văn hoá.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
- Những vấn đề có tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, dân số, sức
khỏe sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ...
Căn cứ vào các chủ đề trên, đồng thời đối chiếu với thực tiễn hoạt đ
ộng của học sinh hiện nay; nội dung hoạt động GDNGLL rất đa dạng và
phong phú có thể được thực hiện qua các loại hình hoạt động sau đây:
- Hoạt động chính trị - xã hội nhân văn như hội trại, tham quan, về
nguồn, thăm hỏi các gia đình chính sách, các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề, thi
hùng biện theo chủ đề, thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật như thi văn nghệ, diễn kịch, thi viết thơ
văn, hội thi hóa trang, thi học sinh thanh lịch, sinh hoạt các câu lạc bộ theo
môn học, thi đố vui để học...
- Hoạt động thể dục thể thao như Hội thao cấp trường, Hội khỏe Phù
Đổng cấp tỉnh, giao lưu thể thao giữa các lớp, các khối hay với các đơn vị
khác, các trò chơi dân gian...
- Hoạt động lao động, khoa học, kĩ thuật, hướng nghiệp như lao động vệ
sinh lớp, các phòng học, vệ sinh trong và ngoài nhà trường, trồng hoa kiểng,
16
cây xanh trong nhà trường, lao động công ích, ngày Chủ nhật xanh, tuyên
truyền hướng nghiệp...
- Hoạt động tuyên truyền giáo dục những vấn đề có tính toàn cầu hóa như:
Bảo vệ môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục
kỹ năng sống...
Trong thực tế, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng trường mà
nhà quản lý sẽ chỉ đạo lựa chọn nội dung hoạt động GDNGLL theo những
cách khác nhau để vận dụng một cách có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh ở các trường trung học phổ thông
* Quản lý
Khái niệm "Quản lý" là khái niệm rất chung, tổng quát và có nhiều khái
niệm khác nhau:
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên xô, 1977, quản lý là chức năng của
những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật),
nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện
những chương trình, mục đích hoạt động.
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ,
chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục
tiêu xác định.
Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như:
xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều
chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong đó, mục tiêu quan
trọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối
tượng quản lý.
17
* Quản lý giáo dục
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng "Quản lý giáo dục là quản lý trường
học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của
mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới
mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng
học sinh".
* Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
ở các trường trung học phổ thông
Từ các khái niệm hoạt động GDNGLL, quản lý, quản lý giáo dục,
chúng tôi cho rằng:
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các
trường trường trung học phổ thông là sự tác động có mục đích, có kế hoạch,
có tổ chức của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, nhằm hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Mục tiêu của quản lý hoạt động GDNGLL cho học sinh THPT là quản
lý tất cả các hoạt động GDNGLL nhằm giúp học sinh củng cố các kiến thức
đã học trong các giờ chính khóa, hình thành các giá trị nhân cách Chân Thiện - Mỹ, định hướng học sinh phát triển toàn diện, định hướng nghề
nghiệp tương lai...
Chủ thể quản lý hoạt động GDNGLL là những cán bộ quản lý (hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ
Đoàn. Trong đó chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục cũng là giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn và các cán bộ Đoàn. Đối tượng quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng quản
lý giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn. Đối tượng quản lý
18
của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ Đoàn là học sinh, là
những người trực tiếp tham gia hoạt động và chịu sự quản lý của chủ thể quản
lý. Phương thức thực hiện quản lý là đề ra kế hoạch, tổ chức, điều khiển các
hoạt động và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động GDNGLL.
Phương pháp quản lý, kết hợp các phương pháp quản lý như: phương
pháp hành chính, phương pháp tâm lý – giáo dục, phương pháp kích thích
bằng tinh thần và vật chất trong quá trình quản lý.
Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động
GDNGLL của hiệu trưởng là hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng.
Quản lý hoạt động GDNGLL của hiệu trưởng thực chất là quản lý về mục tiêu
giáo dục, là quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện thực hiện kế hoạch,
công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực
hiện hoạt động GDNGLL cho học sinh.
1.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh ở các trường trung học phổ thông
Quản lý hoạt động GDNGLL là quá trình người cán bộ quản lý hoạch
định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra hoạt động NGLL của nhà trường nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT bao
gồm các nội dung sau:
1.2.1. Quản lý kế hoạch, mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa
học. Kế hoạch rất cần trong hoạt động, nó làm cho công tác của nhà giáo dục
có sự định hướng rõ ràng và có mục đích, mục tiêu cân nhắc cụ thể. Kế hoạch
sẽ giúp nhà giáo dục không bị lôi cuốn vào những công việc vụn vặt, làm cho
nhà quản lý chủ động hơn, tự tin hơn trong công tác của mình. Lập kế hoạch
tổ chức hoạt động GDNGLL phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng là "Làm cái
gì", "Làm như thế nào?" và "Ai làm?".
19
Khi xây dựng kế hoạch, cần phải xác định mục tiêu quản lý các hoạt
động giáo dục dựa trên các văn bản, chỉ thị của các cơ quan quản lý giáo dục
các cấp hướng dẫn nhà trường như chủ đề năm học do Bộ, Sở Giáo dục và
đào tạo hướng dẫn; dựa trên tình hình cụ thể của địa phương và của nhà
trường. Ngoài ra phải có định hướng về mục tiêu cụ thể của các hoạt động
GDNGLL dựa trên cơ sở mục tiêu chung như trên.
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GDNGLL là:
- Kế hoạch phải khả thi, phải được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học
và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Phải có kế hoạch, lịch hoạt động cho toàn trường, cho từng khối lớp,
cho từng thời kì để tiến tới ổn định thành nề nếp.
- Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm cho đến cuối năm
học và trong hè.
- Có lịch hoạt động cụ thể hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày.
- Có sự phân công phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
1.2.2. Quản lý các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
* Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở các lớp
Trong thực tế hiện nay ở trường THPT không có giáo viên chuyên trách
đảm nhiệm việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. GVCN là người chịu trách
nhiệm chính trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở lớp mình chủ nhiệm.
Quản lý đội ngũ GVCN thực hiện hoạt động GDNGLL ở các lớp bao
gồm các công việc cụ thể sau:
- Quản lý việc GVCN thực hiện kế hoạch theo từng tuần, tháng, học kỳ
và cho cả năm học.
20
- Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị của GVCN theo chủ đề hoạt động
từng tháng và các hoạt động tự chọn, việc triển khai hoạt động GDNGLL
trong các giờ sinh hoạt và trong tiết hoạt động GDNGLL theo qui định.
- Quản lý việc phối hợp giữa GVCN lớp và các lực lượng giáo dục khác
trong và ngoài nhà trường như GVBM, tổ chức Đoàn thanh niên, hội Cha mẹ
học sinh...
- Quản lý việc đánh giá học sinh, việc rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt
động GDNGLL sau mỗi hoạt động.
* Quản lý lực lượng cán bộ Đoàn thực hiện hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
Tổ chức Đoàn thanh niên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ
chức các hoạt động GDNGLL ở trường THPT. Quản lý hoạt động GDNGLL
của cán bộ Đoàn được thể hiện ở những nội dung sau:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kì...
của Bí thư Đoàn trường.
- Quản lý việc phối hợp của tổ chức Đoàn với GVCN, GVBM và các
lực lượng giáo dục khác trong cũng như ngoài nhà trường.
- Quản lý việc chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động
GDNGLL của Đoàn trường tới các chi đoàn học sinh.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá xếp loại các tập thể lớp, việc rút kinh
nghiệm tổ chức các hoạt động GDNGLL sau mỗi hoạt động.
* Quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc giáo dục học sinh không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có
sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp bao gồm: Ban giám hiệu,
Hội đồng trường, các thầy-cô giáo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn nhà
trường..., một số tổ chức đoàn thể xã hội như: Hội Cha mẹ học sinh, hội Cựu
21
chiến binh, Hội liên hiệp Thanh niên, chính quyền địa phương, huyện đội,
Đoàn cấp trên, các đơn vị kết nghĩa...các lực lượng xã hội khác. Mỗi lực lượng
giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy việc tổ chức phối hợp tốt các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động GDNGLL chính là
thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.
Hiệu trưởng nhà trường cần xây
dựng kế hoạch chỉ đạo theo một hướng thống nhất cả về nội dung, phương
thức tổ chức và cách thức phối hợp nhằm động viên và phát huy tối đa khả
năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào quá trình tổ
chức hoạt động GDNGLL.
1.2.3. Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông rất phong phú và đa dạng về
hình thức tổ chức. Ngoài ra còn tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ điểm
hàng tháng chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Trong
mỗi tháng kể từ đầu năm học mới (từ tháng 9 đến hết tháng 5) có những ngày
lễ ngày kỷ niệm nào thì sinh hoạt một chủ đề gắn liền với ngày kỷ niệm ấy.
Hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL có ý nghĩa quan trọng đến hiệu
quả của hoạt động: thu hút được nhiều học sinh tham gia một cách nhiệt tình,
có hiệu quả đa dạng và linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau của từng địa phương, từng trường, khối lớp cụ thể mà giáo viên có thể
lựa chọn, thiết kế và tổ chức các hoạt động một cách sáng tạo, phù hợp và có
hiệu quả.
Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL như: tổ chức sinh
hoạt các câu lạc bộ theo môn học, sinh hoạt văn nghệ, tổ chức các hội thi đố
vui, thi hùng biện, thi đường lên đỉnh Olympia... Các hoạt động tham quan,
nghe kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự... Với mỗi chủ đề nội dung hoạt
động có thể đan xen nhiều hình thức tổ chức.
22
1.2.4. Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
Để góp phần cho sự thành công của công tác quản lý hoạt động
GDNGLL đạt kết quả tốt nhất, cần chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất trường
lớp, trang thiết bị, thư viện, sách báo tham khảo, tài chính đáp ứng nhu cầu
các hoạt động giáo dục. Tạo điều kiện về tài liệu tham khảo, phòng học, hội
trường, phòng thí nghiệm, phòng chức năng...cho các lực lượng trong nhà
trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Phương tiện cơ sở vật chất,
phương tiện truyền thông sẽ có tác dụng kích thích sự hứng thú, say mê với
nội dung giáo dục mới cho các em.
Chính vì vậy, nhà trường cần có những đầu tư đúng hướng, không dàn
trải. Có kế hoạch đổi mới phát triển cơ sở vật chất của nhà trường. Đặc biệt
trong điều kiện nguồn kinh phí do nhà nước cấp còn hạn hẹp chưa đáp ứng
được việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của các trường thì
việc mua sắm thiết bị phải được thực hiện bằng nhiều nguồn: Nhà nước, phụ
huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm.
Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ hoạt động GDNGLL
phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
GDNGLL.
- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật - tài chính vào hoạt động
GDNGLL.
- Có đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động này đồng thời quản lý tốt cơ
sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.
Mục tiêu của quản lý cơ sở vật chất là huy động tối đa cơ sở vật chất
của nhà trường phục vụ cho hoạt động GDNGLL. Quản lý tốt cơ sở vật chất
kỹ thuật trong nhà trường là tạo ra sự thống nhất giữa đòi hỏi chất lượng hoạt
23
động GDNGLL với những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hóa những
đòi hỏi đó.
1.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng, giúp
chủ thể quản lý có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn tiến
công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Việc kiểm
tra bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và
kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái chưa phù hợp
nhằm kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp xử lý phù hợp góp phần thực hiện
tốt nhiệm vụ đề ra.
Nội dung của việc kiểm tra hoạt động GDNGLL bao gồm:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá, lực lượng kiểm tra.
- Đánh giá tiến độ, tốc độ thực hiện so với kế hoạch, xác định đạt được so
với mục tiêu đặt ra, phát hiện những lệch lạc, sai sót cũng như những nguyên
nhân của chúng, rút ra những bài học kinh nghiệm cho quản lý tiếp theo.
- Kết hợp đa dạng các nội dung, phương pháp kiểm tra.
- Đánh giá rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra về nội dung, hình thức và
phương pháp tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính đáp ứng hoạt
động, từ đó có những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDNGLL ở trường
THPT nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố sau:
1.3.1. Yêu cầu về đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH-HĐH với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công
nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Cũng chính hoàn cảnh kinh tế - xã
24
hội nước ta hiện nay đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã
hội đòi hỏi học sinh phải đối diện và ứng xử phù hợp. Những vấn đề đó ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục nhân cách học sinh. Điều đó đòi hỏi
nhà trường phải quan tâm hơn nữa tới việc phối hợp dạy – học và giáo dục
thông qua các hoạt động GDNGLL.
Bên cạnh đó, với những tác động từ yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương 8 khóa
XI đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn
diện về năng lực và phẩm chất. Mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết 29 đề ra là:
“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Để đạt được mục tiêu trên việc quản lý thực hiện các hoạt động
GDNGLL phải theo định hướng tăng cường phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu cho học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng
sống...nhằm kịp thời thích ứng với nhu cầu đổi mới hiện nay.
1.3.2. Nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng giáo dục tham gia
thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL trong các lực
lượng giáo dục là rất quan trọng. Để quản lý tốt hoạt động GDNGLL thì trước
hết Hiệu trưởng cũng như BGH phải không ngừng tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho các cán bộ Đoàn, GVCN, GVBM, phụ huynh, học sinh và các lực
lượng giáo dục xã hội khác. Đồng thời Hiệu trưởng cũng là người tập hợp và
tổ chức phối hợp các lực lượng này cùng tích cực triển khai thực hiện nội dung
chương trình hoạt động GDNGLL. Có nhận thức đúng thì các lực lượng này
25
mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chương
trình hoạt động GDNGLL khi được giao nhiệm vụ.
Đối với PHHS cũng như các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường, khi
nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động GDNGLL họ sẽ tạo điều kiện cho
con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ
chức các hoạt động của trường, tạo nên mối quan hệ hợp tác đồng bộ.
Nhận thức của các lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trở thành
yếu tố tích cực nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lại trở thành
vật cản khi nhận thức lệch lạc. Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên
sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức hoạt
động GDNGLL cũng như các biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ mang lại
hiệu quả cao.
1.3.3. Nội dung, chương trình và hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
Chúng ta cần tổ chức những hoạt động GDNGLL giúp học sinh trải
nghiệm những kiến thức đã học, mở rộng kiến thức mới phù hợp với năng
khiếu, sở thích, tâm lý lứa tuổi các em sẽ làm cho các em hào hứng, tích cực
tham gia các hoạt động, sẽ có tác dụng bổ trợ kịp thời cho giờ học trên lớp và
giáo dục tư tưởng, đạo, kỹ năng sống cho các em.
Hoạt động GDNGLL nếu biết khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi
kiến thức, khám phá cái mới thì chắc chắn sẽ thu hút các em tham gia hoạt
động một cách tích cực. Nhà trường phải đảm bảo cân đối kiến thức chuyên
môn, kiến thức văn hóa phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề trên các mặt
thực tiễn xã hội. Có như vậy hoạt động GDNGLL mới đáp ứng được yêu cầu,
mục tiêu chung của giáo dục.
Nếu nội dung hoạt động, hình thức tổ chức đơn điệu lập đi lập lại nhiều
lần sẽ bị nhàm chán và không gây hứng thú cho học sinh thì kết quả hoạt động
GDNGLL sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
26