TRƯỜNG ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG ƯƠNG
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHK3CT1
***
BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Huyện Sa pa với Công tác phát triển Đảng viên; sự kiểm tra giám sát
của Đảng và văn phòng cấp ủy.
Người thực hiện:Đặng Thị Phương
Đơn vị công tác:Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật
Tháng 03 năm 2017
2
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề phát triển Đảng là vấn đề quan trọng trong xây dựng Đảng. Quan
điểm, tư tưởng của Người về vấn đề này có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Đảng “cũng ở trong xã hội”. Đảng là một
cơ thể sống, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, có hấp thụ, có đào
thải. Đảng phải có một số lượng đảng viên nhất định mới hình thành nên tổ
chức đảng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu chỉ có thể có trên cơ sở số
lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên tương ứng. Do đó, Đảng phải thường
xuyên làm tốt công tác phát triển đảng.
Phát triển Đảng phải luôn luôn đi đôi với củng cố đảng, theo tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi mục đích, nhiệm vụ chính trị đã được xác
định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải được
đặt lên hàng đầu. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là việc đề ra chủ chương,
đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị cho đúng, mà điều hết sức quan
trọng, có tính quyết định để bảo đảm sự thắng lợi là phải tổ chức thực hiện và
kiểm tra thực hiện. Vì vậy, kiểm tra, kiểm soát là yêu cầu tất yếu của quá trình
lãnh đạo. Bất kỳ nhiệm vụ gì, Đảng phải định phương châm, chính sách, phải
có kế hoạch, có tổ chức, có lãnh đạo và có kiểm tra.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trìnhphát triển Đảng viên; sự kiểm tra
giám sát của Đảng và văn phòng cấp ủy huyện Sa Pa
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần tăng cường sự đoàn
kết trong Đảng, củng cố lòng tin trong nội bộ Đảng và trong nhân dân; góp
phần quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
3
phát triển kinh tế-xã hội, ổn định tình hình chính trị; xây dựng Đảng bộ các
cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh.
4
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Công tác phát triển Đảng:
Ngày nay, đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH. Thắng lợi của sự nghiệp này gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo
và hoạt động của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định tạo nên
những thành tựu đổi mới to lớn hơn. Điều đó đòi hỏi Đảng hơn bao giờ hết
phải tiếp tục nâng cao phẩm chất cách mạng và khoa học, không ngừng củng
cố sức mạnh chiến đấu, lãnh đạo có kết quả công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước trong những tình huống mới hết sức phức tạp. Yêu cầu xây dựng Đảng
ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới đặt ra cho công tác phát triển đảng những
yêu cầu mới
Tư tưởng quán xuyến trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển
Đảng là “coi trọng chất lượng”. Người dạy rằng, Đảng mạnh không phải chỉ
do số lượng đảng viên quyết định; số lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh
một khi nó đạt những yêu cầu về chất lượng. Theo Người, nếu không quán
triệt và thực hiện đúng đắn vấn đề có tính nguyên tắc đó, thì dù có kết nạp
được nhiều đảng viên, dù số lượng đảng viên tăng, vẫn không làm cho tổ chức
đảng mạnh lên mà trái lại có khi còn làm cho tổ chức đảng trở nên lỏng lẻo,
biến Đảng thành câu lạc bộ, không làm tròn vai trò người lãnh đạo. Do vậy,
Người luôn nhắc nhở: “Đảng không phải chỉ cần số cho nhiều, tuy nhiều là
tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. Người đặc biệt nhấn mạnh
khi tiến hành phát triển đảng “phải nắm vững phương châm phát triển Đảng là
trọng chất hơn lượng”.
Để thực hiện đúng đắn công tác phát triển đảngtheo quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minhcần phải:
- Xác định và vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn đảng viên. Đây là vấn đề
then chốt. Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực phản ánh bản chất của
5
người đảng viên, là căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa người đảng viên
với quần chúng, là cơ sở để cho từng đảng viên tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn
luyện và là căn cứ để thu nạp những quần chúng tốt vào Đảng, loại bỏ những
đảng viên thoái hoá ra khỏi Đảng. Tiêu chuẩn đảng viên trong mỗi giai đoạn,
mỗi thời kỳ cách mạng biểu hiện tuy có khác nhau, song bản chất của nó
không hề thay đổi.
Khi vận dụng tiêu chuẩn đảng viên để xem xét kết nạp quần chúng vào
Đảng, Người căn dặn các tổ chức đảng phải đặc biệt quan tâm đến sự giác
ngộ, lòng trung thành, thái độ trách nhiệm với Đảng, với nhân dân của người
xin vào Đảng, Người nhấn mạnh: “Gọi là đảng viên thì phải nhận rõ, phải biết
rõ Đảng ta phải làm gì, vào Đảng để làm gì”.
- Phải thực hiện tốt phương hướng phát triển đảng. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phương hướng phát triển Đảng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho
công tác phát triển đảng có chất lượng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân
của Đảng.
-Phát triển Đảng phải tích cực, thận trọng, phát triển phải luôn luôn đi
đôi với củng cố. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức đảng phải có kế
hoạch phát triển Đảng trong từng thời kỳ, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng của Đảng; phải tiến hành thật tích cực, chủ
động, không bị động, ỷ lại ngồi chờ người có đủ điều kiện rồi kết nạp theo lối
ăn sẵn, phải gây dựng, đẩy mạnh phong trào cách mạng để trên cơ sở đó mà
phát hiện, tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục và rèn luyện các phần tử tích cực,
nâng cao dần trình độ của họ từ thấp đến cao, tạo cho họ có đủ điều kiện trở
thành người đảng viên. Khi xét kết nạp người vào Đảng, phải xem xét toàn
diện cả trình độ giác ngộ, động cơ vào Đảng, cả phẩm chất đạo đức và năng
lực hành động thực tế, cả lý lịch gia đình, bản thân và uy tín trước quần
chúng…; phải xem xét sự rèn luyện, tu dưỡng và kết quả hoàn thành nhiệm
vụ trong một quá trình liên tục với những đều kiện, hoàn cảnh và những thử
6
thách khác nhau; phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, thủ tục kết nạp
đảng, hết sức cảnh giác đề phòng các phần tử thù địch, cơ hội chui vào Đảng.
Phát triển Đảng phải luôn luôn đi đôi với củng cố đảng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh coi đây là hai vấn đề của xây dựng Đảng, có quan hệ hữu cơ với nhau.
Củng cố Đảng tốt là điều kiện để tiến hành phát triển Đảng có chất lượng.
Phát triển Đảng có chất lượng là cơ sở để củng cố Đảng tốt hơn. Do đó, cấp
ủy đảng cần phải xem công tác củng cố và phát triển đảng là một công tác
quan trọng và thường xuyên. Phải coi trọng giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng
viên để mỗi đảng viên vừa là “người lãnh đạo” vừa là “người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”, là tấm gương để quần chúng ngưỡng mộ, muốn vào
Đảng, được là đồng chí của những người tiên tiến. Đồng thời, kiên quyết loại
ra khỏi Đảng những phần tử thoái hoá, biến chất.
-Thực hiện tốt các bước phát triển Đảng. Phát triển Đảng là quá trình lựa
chọn, chuyển hoá những quần chúng ưu tú trong đấu tranh cách mạng thành
những chiến sĩ cộng sản, quá trình đó chỉ đạt hiệu quả cao khi nó được tiến
hành theo một quy trình chặt chẽ.
2. Về kiểm tra giám sát của Đảng:
Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là việc đề ra chủ chương, đường lối,
chính sách, nghị quyết, chỉ thị cho đúng, mà điều hết sức quan trọng, có tính
quyết định để bảo đảm sự thắng lợi là phải tổ chức thực hiện và kiểm tra thực
hiện. Có kiểm tra mới hiểu rõ tình hình thì khi đề ra chính sách mới đúng.
Ngược lại, không kiểm tra sẽ không nắm được tình hình và không có cơ sở để
xác định chính sách đúng đắn, thiết thực. Vì vậy, kiểm tra, kiểm soát là yêu
cầu tất yếu của quá trình lãnh đạo. Bất kỳ nhiệm vụ gì, Đảng phải định
phương châm, chính sách, phải có kế hoạch, có tổ chức, có lãnh đạo và có
kiểm tra. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh
thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ nǎng lực và khuyết
điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
7
Về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, từ khi Đảng trở thành Đảng
cầm quyền, Người đã nhấn mạnh, công việc của Đảng và Nhà nước ngày
càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ
phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Để đạt được
điều đó, các cấp ủy đảng phải tǎng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có
tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với
Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân; do đó góp phần
củng cố đảng về tư tưởng, về tổ chức.
Như vậy, có thể thấy, kiểm tra, kiểm soát là một khâu không thể thiếu
trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Nhưng đó là một khâu có ý nghĩa then
chốt vì những lý do sau:
- Kiểm tra để quyết định vấn đề cho đúng. Nhờ có công tác kiểm tra,
Đảng nắm được tình hình thực tế của đời sống xã hội đang diễn ra. Dựa trên
cơ sở đó, Đảng ra quyết định, chỉ thị, nghị quyết, đặt đường lối chính sách,
pháp luật mới đúng.
- Kiểm tra để biết được đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước được tổ chức thi hành như thế nào, có thực sự đi vào cuộc sống để
mang lại lợi ích cho nhân dân hay không.
Nếu kiểm tra không tốt thì “nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo” mà
Đảng vẫn không hay biết. Lúc đó, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước không những là những lời nói suông vô ích mà còn hại đến
lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Cũng qua kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách mà biết
rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu, biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện.
Như vậy, kiểm tra không chỉ nêu ưu điểm mà còn chỉ rõ khuyết điểm,
tìm người tốt, tìm cơ quan, đơn vị thực hiện tốt và cũng tìm người, đơn vị làm
chưa tốt. Do đó, kiểm tra còn cung cấp những tư liệu quan trọng để uốn nắn,
sữa chữa, làm cho cán bộ tốt lên, đồng thời đánh giá đúng người, đúng việc;
8
để tuyển chọn, đề bạt, cất nhắc cán bộ được chính xác, khách quan. Mà công
tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quyết định sự thành bại của cách mạng. Cũng
chính vì kiểm tra góp phần quan trọng vào công tác đánh giá cán bộ nên còn
có tác dụng thúc đẩy và giáo dục cán bộ, đảng viên làm tròn nhiệm vụ đối với
Đảng và Nhà nước.
- Việc kiểm tra và thực hành kỷ luật trong Đảng để ngăn chặn khuyết
điểm, sai lầm, sửa chữa thói hư, tật xấu, thải loại những kẻ thoái hóa, biến
chất, hoặc những kẻ vụ lợi chui vào trong Đảng, để xây dựng Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân.
Đặc biệt, Người trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, vì mặt trái
của quyền lực sẽ làm thoái hóa đạo đức của người nắm quyền. Vì vậy, khi
Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra để tự
chỉnh đốn và đổi mới, để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do
thoái hóa, biến chất gây ra.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình huyện Sa Pa
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329
ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220
07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ
đông với 17 xã và 1 thị trấn. Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp
huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than
Uyên và Tỉnh Lai Châu.Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân
số và nhà ở năm 2009 là 52.899 người với 7 dân tôc; trong đó người Mông
chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xã Phó
1,06% còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,23%.
Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp,
nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây
9
tre đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông
nghiệp và dịch vụ thương mại.
Đảng bộ huyện Sa Pa có 52 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 24 đảng
bộ (04 đảng bộ khối cơ quan; 02 đảng bộ khối lực lượng vũ trang; 18 đảng bộ
xã, thị trấn) và 28 chi bộ chi bộ trực thuộc; 188 chi bộ dưới cơ sở, với tổng số
2.810 đảng viên, trong đó đảng viên nữ là 900, đảng viên là dân tộc thiểu số
1.910 đảng viên. Năm 2016 chuyển đảng chính thức cho 164 đảng viên dự bị,
(tổng số đảng viên của Đảng bộ huyện là 2.932 đồng chí); đề nghị tặng Huy
hiệu Đảng 04 đợt cho 48 đồng chí với 26 đồng chí đạt 30 năm, 05 đồng chí
đạt 40 năm,13 đồng chí đạt 50 năm, 04 đồng chí đạt 55 năm tuổi đảng. Kiểm
tra kỹ thuật 2335 thẻ đảng viên. Đề nghị duyệt và cấp thẻ đảng với 349 thẻ
đảng; trong đó 166 thẻ làm mới, làm lại thẻ hỏng và thẻ mất là 174.
2. Thực trạng của Công tác phát triển Đảng viên; sự kiểm tra giám sát
của Đảng và văn phòng cấp ủy:
2.1. Công tác phát triển đảng:Công tác quản lý tổ chức cơ sở Đảng và
đảng viên tiếp tục được tăng cường, đảm bảo nguyên tắc; duy trì công tác
phát triển đảng viên mới; đến nay có 29 trường học có chi bộ riêng, đạt 46%
các cấp học có chi bộ riêng (đạt 92% KH). Thông báo về việc đổi tên 3 chi
bộ, thông báo và quyết định về việc chia tách chi bộ Thanh tra - Tư pháp và
chỉ định cấp ủy nhiệm kỳ 2015- 2020.
Năm 2016 đã kết nạp 209 quần chúng ưu tú vào đảng (đạt 8% so với
tổng số đảng viên năm 2015, đạt 100%KH) với số đảng viên nữ là 76 (chiếm
36,36%) đa số là thanh niên; không có đảng viên kết nạp lại. Trong đó đã chú
trọng phát triển đảng đối với người dân tộc thiểu số (chiếm 63,18%), làm
nòng cốt trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Đã chú trọng phát triển đảng viên từ nòng cốt đoàn thanh
niên với tỷ lệ đoàn thanh niên giới thiệu cho Đảng 151 đoàn viên (chiếm
72.25%). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên là 129 đảng
10
viên (chiếm 61,72%), trong đó có 94 đảng viên trực tiếp lao động sản xuất.
Như vậy có thể nói Đảng bộ huyện Sa Pa đã làm tốt công tác phát triển đảng,
hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.2. Công tác kiểm tra, giám sát:
- Kiểm tra tổ chức đảng: Đã tiến hành kiểm tra đối với 86 lược tổ chức
đảng, trong đó cấp ủy huyện tiến hành kiểm tra đối với 09 tổ chức (kiểm tra
toàn diện Đảng uỷ Quân sự huyện, Đảng ủy xã Bản Hồ; kiểm tra công tác
lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, việc thực hiện 19
điều đảng viên không được làm đối với Đảng bộ xã Sa Pả, Tả Phìn; kiểm tra
việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị đối với Đảng bộ Bệnh viện Đa
khoa, Vườn QGHL, kiểm tra công tác cán bộ đối với chi bộ Nội vụ), cấp ủy
cơ sở kiểm tra đối với 32chi bộ trực thuộc Đảng ủy, các cơ quan tham mưu
cấp uỷ tiến hành kiểm tra 45 lượt tổ chức đảng. Nội dung kiểm tra chủ yếu
vào việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của tổ chức đảng.
Kết quả qua kiểm tra kết luận các tổ chức đảng được kiểm tra có 80 tổ chức
thực hiện tốt, 6 tổ chức thực hiện chưa tốt nội dung được kiểm tra. Song
không có tổ chức nào có vi phạm phải chuyển sang kiểm tra tổ chức đảng khi
có dấu hiệu vi phạm.
- Kiểm tra đảng viên
Cấp uỷ các cấp kiểm tra 35 đảng viên vớinội dung về thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện
quy định của Điều lệ Đảng, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, giữ gìn
phẩm chất đạo đức cách mạng.v.v... Kết quả qua kiểm tra, hầu hết các đồng
chí được kiểm tra đều gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các
chủ trương đường lối chính sách của đảng, pháp luật nhà nước, một số đảng
viên được kiểm tra có khuyết điểm sai sót trong việc thực hiện chức trách
nhiệm vụ giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống đã được nhắc nhở rút
11
kinh nghiệm kịp thời, không có đồng chí nào vi phạm đến mức phải xem xét
xử lý kỷ luật.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát:
+ Giám sát thường xuyên: Trong năm 2016, Huyện uỷ đã phân công
các đồng chí Uỷ viên BTV phụ trách các xã, từng lĩnh vực thường xuyên chủ
động thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các chi, đảng bộ trực thuộc huyện.
Cấp ủy huyện đã tiến hành giám sát thường xuyên đối với 18 đảng bộ cơ sở
xã, thị trấn với kết quả qua giám sát các tổ chức đảng được giám sát cơ bản
đều thực hiện tốt nội dung giám sát.
+ Giám sát chuyên đề tổ chức đảng: Cấp ủy các cấp và cơ quan tham
mưu giám sát chuyên đề được 31 tổ chức. Nội dung giám sát về công tác lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách xã hội, hỗ trợ về giống, vốn, đất đai,
đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo
bền vững, công tác đảng.v.v…. Kết quả qua giám sát kết luận các tổ chức
đảng được giám sát đều thực hiện tốt nội dung được giám sát, không có tổ
chức nào có vi phạm phải chuyển sang kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu
vi phạm.
+ Giám sát đảng viên: Cấp uỷ cơ sở giám sát đối với 12 đảng viên. Nội
dung giám sát cán bộ, đảng viên trong việc gương mẫu chấp hành chủ trương,
chính sách, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực hiện chức trách
nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống v.v…. Qua giám sát
không có đảng viên nào vi phạm phải chuyển sang kiểm tra đảng viên khi có
dấu hiệu vi phạm.
- Thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên
+ Thi hành kỷ luật tổ chức đảng: Không.
+ Thi hành kỷ luật đảng viên: 18 trong đó đảng viên bị thi hành kỷ luật.
12
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
đảng theo điều 32 Điều lệ Đảng của Uỷ ban Kiểm tra các cấp
+ Kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
- Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm: Uỷ ban kiểm tra
huyện và cơ sở tiến hành kiểm tra 2 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm
trong đó UBKT huyện kiểm tra 1 tổ chức, UBKT cơ sở kiểm tra 1 tổ chức.
Kết quả kiểm tra có 1 tổ chức vi phạm song chưa đến mức phải thi hành kỷ
luật Đảng đã được nhắc nhở rút kinh nghiệm và khắc phục khuyết điểm sau
kiểm tra.
- Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
UBKT huyện và cơ sở đã phát hiện và tiến hành kiểm tra 08 cuộc đối
với 08 đảng viên. Kết quả kiểm tra: 08 đảng viên đều có sai phạm, khuyết
điểm;trong đó có 4 đảng viên bị khiển trách, cách chức 2 đảng viên.
- Công tác giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên
+ UBKT cơ sở giám sát 12 chi bộ trực thuộc. Kết quả giám sát 12 tổ
chức đảng đã được giám sát không có vi phạm phải chuyển sang kiểm tra tổ
chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm.
+ Giám sát đảng viên: UBKT cơ sở giám sát 05 đảng viên. Kết quả
giám sát các đảng viên được giám sát điều thực hiện tốt nội dung được giám
sát.
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát: Đã tiến hành kiểm tra 08 cuộc đối với 12 tổ chức đảng, trong đó UBKT
Huyện ủy tiến hành kiểm tra 02 cuộc với 04 tổ chức đảng (01 Đảng uỷ và 01
UBKT Đảng uỷ xã Bản Khoang, 01 Đảng ủy và 01 UBKT Đảng ủy xã Tả
Van). Còn UBKT cơ sở tiến hành kiểm tra 06 cuộc. Kết quả: có 04 tổ chức
đảng có chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; 04 tổ chức đảng chưa làm
tốt công tác lãnh, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
13
- Giải quyết đơn thư tố cáo đối với đảng viên
UBKT Huyện trong năm tiếp nhận 22 đơn thư tố cáo. Căn cứ nội dung
đơn cho thấy có 2 đơn giấu tên, 7 đơn mạo tên không phải giải quyết; chuyển
5 đơn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn trả lời 1 đơn; xếp
lưu 4 đơn còn lại 3 đơn UBKT huyện giải quyết. Kết quả giải quyết 1 đơn tố
cáo đối với 1 tổ chức đảng đơn tố cáo đúng một phần BTV Đảng uỷ xã có
khuyết điểm là thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh chỉ đạo, quản lý
giáo dục đảng viên song chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. 1 đơn tố cáo
đảng viên là đúng có sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo. Còn lại một đơn đang tiến hành xem xét giải quyết theo quy trình.
- Kiểm tra tài chính Đảng và thu, chi, quản lý, sử dụng đảng phí: Tiến
hành kiểm tra 28 tổ chức đảng cấp dưới về tài chính đảng và thu chi sử dụng
đảng phí trong đó UBKT Huyện ủy tiến hành kiểm tra 02 tổ chức đảng,
UBKT cơ sở kiểm tra 26 chi bộ. Kết quả kiểm tra không có tổ chức nào vi
phạm.
2.1. Thành tựu và nguyên nhân
Uỷ ban Kiểm tra từ huyện đến cơ sở đã thực hiện tốt việc quán triệt,
triển khai các chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương,
của tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát đến các tổ chức đảng và cán bộ đảng
viên, đặc biệt là việc quán triệt học tập và tổ chức thực hiện nghiêm túc công
tác kiểm tra, giám sát phục vụ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp, phối hợp với
Ban Tổ chức đề xuất tham mưu cho cấp ủy làm tốt công tác nhân sự đại biểu
hội đồng nhân dân các cấp đảm bảo đúng quy trình quy định. Uỷ ban Kiểm
tra Huyện uỷ đã tập trung thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát phục vụ cuộc
bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp mang lại hiệu quả thiết thực.
Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời nhắc nhở uốn nắn kịp thời những thiếu sót
trong công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử đặc biệt là công tác nhân sự HĐND
và việc xắp xếp cán bộ sau bầu cử. Uỷ ban Kiểm tra đã chủ động kịp thời
14
tham mưu cho cấp uỷ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát cơ bản
theo kế hoạch,
- Các tổ chức đảng cũng đã có nhận thức đầy đủ hơn về công tác kiểm
tra, giám sát, số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát ở cơ sở có chất lượng hơn.
- Xử lý kịp thời, đúng quy định các đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với
cán bộ, đảng viên.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế: UBKT Huyện ủy và đa số UBKT cơ sở không phát hiện và
tiến hành kiểm tra được tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
Một số chi, đảng bộ không tổ chức kiểm tra, giám sát được cuộc nào hoặc có
kiểm tra, giám sát nhưng chất lượng, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Chất lượng
các văn bản của Uỷ ban Kiểm tra các cấp (Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát,
thông báo kết luận...v..v) còn yếu kém nên ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng
các cuộc kiểm tra, giám sát. Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo theo quy
định ở một số cấp ủy và UBKT cơ sở chưa nghiêm túc chậm thời gian, có cơ
sở không gửi báo cáo lên UBKT, nội dung báo cáo không đầy đủ, số lượng
không chính xác gây khó khăn cho việc tổng hợp và đánh giá nhận định tình
hình.
Nguyên nhân: Một số cấp uỷ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa,
tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát nên chưa quan tâm thực hiện; còn có
biểu hiện “khoán trắng” cho UBKT; một số nơi có biểu hiện né tránh, ngại va
chạm. Một số cấp uỷ là đối tượng được kiểm tra, giám sát thực hiện chưa
nghiêm túc các quyết định, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Cán bộ làm công tác
kiểm tra ở cơ sở đều là kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều, chế độ đãi
ngộ chưa thoả đáng nên chưa dành nhiều thời gian, chưa chủ động tham mưu
giúp cấp uỷ, chưa tích cực trong việc tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra,
giám sát theo chương trình kế hoạch đã xây dựng. Công tác phối kết hợp giữa
cấp ủy, tổ chức Đảng với Chính quyền, MTTQ và các ngành liên quan chưa
15
được thường xuyên và chặt chẽ nên hiệu quả chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm
vụ.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị:
- Tranh thủ sự lãnh, chỉ đạo của BCH, BTV, Thường trực Huyện ủy; sự
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của UBKT Tỉnh ủy. Bám sát sự lãnh chỉ
đạo nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng thời gian để kịp thời tham
mưu giúp cấp uỷ tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
- Phân công cán bộ, UV UBKT huyện uỷ phụ trách các đảng bộ cơ sở
thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc cấp uỷ và UBKT cơ sở thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát.
- Đổi mới phương pháp, quy trình, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát, thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
phải gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức.
- Vận dụng đúng đắn và thực hiện linh hoạt các hình thức kiểm tra,
giám sát, thanh tra, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, rút ngắn được thời
gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu lực, hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các Ban đảng, Văn phòng Huyện uỷ, các cơ
quan ban ngành khối nội chính và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong việc
nắm bắt thông tin về tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên phục vụ cho công tác
kiểm tra, giám sát.
- Tăng cường công tác giám sát để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm
của các tổ chức Đảng và đảng viên. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra với thi
hành kỷ luật, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đã kiểm tra,
kết luận để răn đe và giáo dục.
16
KẾT LUẬN
Từ những luận điểm phân tích ở trên, có thể nhận thấy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã làm sáng tỏ những yêu cầu khách quan trong việc thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát của Đảng. Người khẳng định rằng, đó là một khâu không
thể thiếu trong lãnh đạo của Đảng. Xuất phát từ thực tế công tác kiểm tra,
Đảng có thể đề ra chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và tổ chức thực
hiện đạt kết quả cao. Trong giai đoạn hiện nay, việc kế thừa tư tưởng của
Người để xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm cho Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh, là kiểu mẫu và lãnh đạo thành công sự nghiệp cách
mạng của dân tộc
Trong nhiệm kỳ qua, công tác kiểm tra, giám sát của huyện SaPa đã có
chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, đã chủ động
giáo dục, phòng ngữa; giúp tổ chức đảng và đảng viên tháy được ưu ddieeemr
để phát huy, đồng thời nhận rõ khuyết điểm, hạn chế để sữa chữa, khắc phục;
phát hiện được những thiếu sót, sơ hở trong lãnh đạo, quản lý để điều chỉnh,
bổ sung; xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đảm bảo kịp thời,
nghiêm minh; giúp cho các tổ chức đảng và đảng viên nhận thức đúng đắn và
chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, giữ ìn kỷ cương, kỷ luật của đảng và góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ công tác xây dựng đảng và nhiệm vụ hính trị của Đảng bộ
huyện.