Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đảng bộ tỉnh hải dương với công tác phát triển đảng viên ở nông thôn tu nam 2001 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 99 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trung t©m ®µo t¹o båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ
======================

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG VỚI CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở NÔNG THÔN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG

HÀ NỘI - 2012


đại học quốc gia hà nội
Trung tâm đào tạo bồi d-ỡng giảng viên lý luận chính trị
======================

NGUYN TH HI H

NG B TNH HI DNG VI CễNG TC
PHT TRIN NG VIấN NễNG THễN
T NM 2001 N NM 2010

CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM

M S: 60.22.56

NGI HNG DN: PGS.TS. ON NGC HI


H NI - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...…………………………………………………… 3
Chƣơng 1: YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT RIỂN
ĐẢNG VIÊN Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006 .............. 11
1.1. Yêu cầu khách quan phát triển đội ngũ đảng viên .............................. 11
1.1.1 Đặc điểm nông thôn Hải Dương tác động đến công tác phát triển
đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ......................................................... 11
1.1.2. Thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở nông thôn trước năm 2001 ............................... 13
1.1.3. Yêu cầu mới về phát triển đội ngũ đảng viên ở nông thôn từ năm
2001 đến năm 2006 ở Hải Dương .................................................................... 25
1.2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển
đội ngũ đảng viên ở nông thôn .................................................................. 32
1.2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển đội ngũ
đảng viên từ năm 2001 đến năm 2006 ............................................................ 32
1.2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về công tác
phát triển đảng viên ở nông thôn .................................................................... 39
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2010 ............................................................................................................. 46
2.1. Đặc điểm những năm 2006 – 2010 ..................................................... 46
2.1.1. Tình hình quốc tế ..................................................................................... 46
2.1.2. Tình hình trong nước .............................................................................. 47
2.2. Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở nông thôn49


1


2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ......................................... 49
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển đảng viên ở
nông thôn .............................................................................................................. 51
2.2.3. Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo công tác phát triển đảng viên ở
nông thôn .............................................................................................................. 56
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TỪ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN Ở NÔNG THÔN
TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2010 CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI
DƢƠNG ...................................................................................................... 65
3.1. Nhận xét về công tác phát triển đảng viên ở nông thôn của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến năm 2010.............................................. 65
3.1.1. Về ưu điểm ................................................................................................ 65
3.1.2 Một số hạn chế .......................................................................................... 73
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87
PHỤ LỤC.................................................................................................... 92

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21/1/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: kết
nạp Đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong
công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự
kế thừa phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị xã hội sống có quá

trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy phát triển Đảng là đòi hỏi
tự nhiên, là quy luật tất yếu nhằm bù đắp về số lượng và tạo thêm sinh lực cho
Đảng, trẻ hóa Đảng, đảm bảo sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc
nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đảng chỉ mạnh khi có một đội ngũ
đảng viên hùng hậu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ đảng viên của các
tổ chức Đảng có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, công tác phát triển Đảng có ý nghĩa rất quan trọng. Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định nhiệm vụ trọng
tâm của công tác phát triển đảng viên nhiệm kỳ 2006 - 2010 là: “ Chú trọng
và tăng cường công tác phát triển Đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ
sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng. Việc kết nạp đảng viên phải coi
trọng chất lượng, tiêu chuẩn, đặc biệt tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của Đảng,
đạo đức, lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ; trọng tâm phát triển hướng
vào thế hệ trẻ, công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân, cán bộ, con em các
gia đình có công với cách mạng. Coi trọng giáo dục rèn luyện đảng viên dự
bị, đảng viên trẻ. Thường xuyên sàng lọc đảng viên, kiên quyết đưa những
người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng bằng các hình thức thích hợp. Khai

3


trừ những đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Vận động ra Đảng hoặc xóa khỏi danh sách Đảng viên đối với những
đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, không làm tròn nghĩa
vụ đảng viên đã được tổ chức Đảng giúp đỡ mà không tiến bộ”. Như vậy
Đảng phải đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tất cả các ngành, các

cấp, các lĩnh vực ở tất cả các thành phần kinh tế, các dân tộc, các giới, các
vùng miền của đất nước. Có như vậy Đảng mới có được một đội ngũ đảng
viên đều khắp nơi để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của đảng đối với sự
nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, sau hơn 20 năm
thực hiện đường lối đổi mới, phát huy truyền thống của quê hương, Đảng bộ
tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển đảng viên mới,
toàn Đảng bộ có hơn 90.000 đảng viên, sinh hoạt tại hơn bốn mươi nghìn chi
bộ, thuộc gần 800 chi, đảng bộ cơ sở ở 16 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Các
thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ luôn nêu cao vai trò tiên phong gương
mẫu, không ngại hy sinh gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, kế tiếp nhau
gánh vác và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do Đảng và nhân dân giao
phó, nên hàng năm bổ sung vào đội ngũ đảng viên một lực lượng đảng viên
trẻ có sức khỏe, có tri thức và đã tác động tích cực tới các mặt của công tác
xây dựng Đảng và thành tựu chung của công cuộc đổi mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đảng viên nói
chung và công tác phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn nói riêng còn bộc
lộ những hạn chế và gặp không ít những khó khăn đã ảnh hưởng tới năng lực
và sức chiến đấu của các chi bộ, của tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không ngừng
tăng cường công tác phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn bổ sung một

4


lực lượng hùng mạnh cho chi bộ đảng ở cơ sở, để tất cả các chi bộ thực sự là
hạt nhân lãnh đạo của Đảng làm cho mọi chính sách của Đảng đều được thi
hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng.
Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài“Đảng bộ tỉnh Hải Dương với
công tác phát triển Đảng viên ở nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010” làm

luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác phát triển Đảng viên đã được đề cập trong nhiều văn kiện của
Đảng, được các nhà khoa học, tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu
là các công trình khoa học sau:
- Các sách chuyên luận, chuyên khảo đề cập đến công tác xây dựng
Đảng và phát triển đội ngũ đảng viên:
“ Phấn đấu vào đảng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta”,
Nxb Thanh niên, Hà Nội 1992; “ Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện
nay”, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội, 2003; “ Tổ chức Đảng ở doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường hiện
nay”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1999; “ Công nhân công nghiệp trong các
doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới” Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2003; “ Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí và chức năng
của tổ chức cơ sở Đảng” của TS Nguyễn Xuân Thông, trong tác phẩm Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2006.
Các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về xây
dựng Đảng và công tác phát triển đảng viên. Làm rõ yêu cầu khách quan của
công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên; vị trí, vai trò, yêu cầu nội dung
công tác xây dựng Đảng; đề xuất các giải pháp về xây dựng Đảng và xây
dựng đội ngũ đảng viên.

5


- Các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí như
Nguyễn Văn Muôn “ Một số suy nghĩ về công tác phát triển đảng viên
hiện nay”, Xây dựng Đảng số 5 – 1994; Đỗ Xuân với bài “ Hội nghị chuyên
đề về công tác phát triển đảng viên trẻ”, Xây dựng Đảng số 3, 1995

Trần Thu Thủy với bài “ Kinh nghiệm phát triển đảng viên mười doanh
nghiệp quốc doanh”, tạp chí Xây dựng Đảng số 6, 2003; Nguyễn Văn Sáu với
bài “ Một số giải pháp nâng cao công tác phát triển Đảng”, Xây dựng Đảng
số 6, 2004; Nguyễn Minh Quang với bài “ Lai Châu với công tác xây dựng và
củng cố tổ chức cở sở Đảng”, Tạp chí cộng sản số 790, 2008
Hầu hết các tác giả đều đề cập và giải quyết đến các vấn đề phát triển
đảng nói chung và phát triển đảng trong sinh viên, thanh niên nói riêng và
công tác xây dựng Đảng vững mạnh ở tổ chức cơ sở Đảng. Đó là những bài
báo khoa học đi xâu nghiên cứu từng khía cạnh của công tác xây dựng Đảng,
phát triển đảng viên.
Một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học nghiên cứu về
vấn đề này :
“Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhân cách sinh viên (mặt văn hóa chính
trị)- Đề tài 93-98-081/ĐT (Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh thực hiện, H, 12/1993)
“Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường Đại
học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thị Mỹ Trang, (2001).
“Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị
của sinh viên. Thực trạng và giải pháp”, luận án PTS triết học của Nguyễn
Đình Đức, Hà Nội, (1996)
“Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên trong giáo viên phổ thông ở
tỉnh Tiền Giang hiện nay”, luận văn thạc sỹ của lê Quốc Sen (1998)

6


“Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới trong học
viên hệ đào tạo sĩ quan ở các trường thuộc quân chủng phòng không – không
quân trong thời kỳ mới” , luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lương (2002);

“Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng
hiện nay”, luận văn thạc sỹ của Lê Thưởng (2001);
“Công tác phát triển đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà
Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ của Dương Trung Ý
(2001)
“Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp
ngoài quốc danh ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai hiện nay”:, luận văn thạc sỹ
của Võ Châu Thảo (2005)
“Công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ trí thức thuộc Đảng bộ giao
thông vận tải hiện nay”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hoàng Huyến (2007)
“Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong công tác
thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn hiện nay”, luận
văn thạc sỹ của Hứa Khánh Vi (2003)
“Phát triển Đảng viên trong sinh viên các trường Đại học công an
nhân dân ở phía bắc trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sỹ của Vũ Thế
Kỳ (2001);
Các luận văn, luận án trên đã nghiên cứu về Đảng lãnh đạo, xây dựng
phát triển Đảng, đội ngũ đảng viên ở từng địa phương cụ thể. Nhưng không
có công trình nào nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên ở khu vực đặc
thù là nông thôn Việt Nam.
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề xây dựng
Đảng nói chung, nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác
phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu vực nông thôn trong
những năm 2001 - 2010 (dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng). Nhưng các

7


công trình đó là những tài liệu tham khảo có giá trị, học viên có thể kế thừa và
phát triển trong quá trình làm luận văn của mình..

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển đảng viên của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu vực nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010, và
rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu để vận dụng vào giai đoạn mới.
* Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển đảng viên
của Đảng bộ tỉnh Hải Dương nói chung và khu vực nông thôn nói riêng
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương về phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn từ năm 2001 đến
năm 2010.
- Nhận xét kết quả, rút ra một số kinh nghiệm đẩy mạnh công tác
phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh ở khu vực nông thôn trong giai đoạn
2001 – 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương..
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung làm rõ công tác phát
triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu vực nông thôn: Chủ
trương và sự chỉ đạo.
- Giới hạn thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Giới hạn không gian: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

8


5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng Đảng và
vấn đề phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh hải Dương ở khu vực nông thôn
5.2 Nguồn tài liệu
- Một số tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin và Hồ Chí Minh
- Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết Ban
chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương và Đảng bộ các huyện liên quan đến đề tài
- Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến luận văn
- Kết quả khảo sát thực tế của tác giả ở các địa phương
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu; phương pháp
lịch sử, phương pháp logic, và kết hợp giữa hai phương pháp đó với các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công
tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu vực nông thôn
trong những năm 2001 đến 2010.
- Luận văn hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo phát triển đảng viên của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu vực nông thôn; góp phần tổng kết công tác
xây dựng Đảng ở cơ sở.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng và xây dựng Đảng ở trường chính trị tỉnh,
các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương.

9


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn bao gồm 3 chương và 6 tiết
Chương 1: Yêu cầu khách quan, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương về công tác phát triển Đảng viên khu vực nông thôn từ
năm 2001 đến 2006
Chương 2: Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở khu
vực nông thôn phù hợp với tình hình mới (2006 – 2010)
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình phát triển
đội ngũ đảng viên ở nông thôn từ 2001 đến năm 2010 của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương

10


Chƣơng 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
VIÊN Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006
1.1 Yêu cầu khách quan phát triển đội ngũ đảng viên
1.1.1 Đặc điểm nông thôn Hải Dương tác động đến công tác phát triển
đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hải Dương
- Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý, Hải Dương là tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ, trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với diện tích tự nhiên 1.660,9 km2, chiếm
0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước, cách thủ đô Hà Nội 56 km. Các đường
giao thông quan trọng như đường quốc lộ 5A, 18 A, 183, đường sắt nối Hà
Nội - Hải Phòng, nối Quảng Ninh - Hà Nội một phần đi qua tỉnh. Đơn vị hành
chính tỉnh gồm Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam
Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh
Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.

Địa hình, Hải Dương được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi và
vùng đồng bằng, bao gồm các Vùng đồi núi nằm ở Bắc tỉnh, chiếm 11% diện
tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh
Môn; là vùng núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây
công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự
nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại
cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Khí hậu, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất mùa hè không quá 340C, giờ nắng
trung bình hàng năm 1542 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng

11


1300 - 1700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%. Đơn vị hành chính tỉnh gồm
Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn,
Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm
Giàng và Bình Giang.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều
kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Năm 2011, tổng sản
phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,9%, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13 %. Giá trị sản
xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420
triệu USD, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập
khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay
Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với
chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với lợi

thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công
nghiệp. Đến hết tháng 10/2011 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án ( tăng
9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2010. Ước tính vốn đầu tư thực hiện
của các dự án năm 2011 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2010.
+ Đặc điểm xã hội, dân số
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2011, tỉnh Hải Dương dân số hơn
1.703.492 người. Trong đó, Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km2.
Dân số thành thị: 324.930 người. Dân số nông thôn: 1.378.562 người.
Nam: 833.459 người Nữ: 870.033 người. số người trong độ tuổi lao động xã
hội trong toàn tỉnh là 929.039 người, chiếm 55% dân số. Trên địa bàn tỉnh có

12


10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.646.426 người, chiếm 99,74%; các
dân tộc thiểu số như dân tộc Sán dìu có 1.516 người, chiếm 0,09%; dân tộc
Tày có 469 người, chiếm 0,0028%; dân tộc Nùng có 75 người, chiếm
0,0045%; dân tộc Thái có 65 người, chiếm 0,0039%; dân tộc Mông có 17
người, chiếm 0,001%; dân tộc Dao có 27 người, chiếm 0,0016%; dân tộc Thổ
có 21 người, chiếm 0,0012% và các dân tộc khác chiếm 0,213%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2011 đã phổ cập giáo dục THPT cho
12 huyện, thành phố với tổng số 263 xã, phường, thị trấn; số người trên 15
tuổi trở lên đã qua đào tạo là 41% , (Chủ yếu là đào tạo nghề 31,54%) trong
đó có trình độ đại học trở lên là 2,9%, tăng 1,62% so với 2004, số người tốt
nghiệp cao đẳng là 2,1% tăng 0,97% so với năm 2004 (1,13%), số người tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 5,8% tăng 2,58% so với 2004
(3,22%), số người có bằng chứng chỉ, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ chiếm
3,2%.
1.1.2. Thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên của

Đảng bộ tỉnh Hải Dương ở nông thôn trước năm 2001
- Vai trò, vị trí của đội ngũ đảng viên
Đảng viên là những chiến sĩ cách mạng ưu tú,tiên tiến, giác ngộ nhất
trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Họ gắn kết với nhau bằng
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. sức mạnh của đảng viên mang sức mạnh
của tổ chức, sức mạnh của tổ chức ngày càng mạnh nếu đội ngũ đảng viên đó
có đủ tài và đức. Do vậy đảng viên và đội ngũ đảng viên có chất lượng tốt, sẽ
quyết định đến sức mạnh của tổ chức cơ sở Đảng.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, C.Mác và ph.Ăngghen đã
phác họa những nét chung nhất về người cộng sản: “Vậy là về mặt thực tiễn,
những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở
tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lí

13


luận,họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”. Do đó phải có đội
ngũ đảng viên có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực trình độ cao, số
lượng đủ, cơ cấu tương xứng…để tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng
lợi đường lối của Đảng đề ra.
Tiếp nối những tư tưởng của C.Mác và ph.Ăngghen V.I.Lênin đã đấu
tranh quyết liệt chống lại những phần tử cơ hội chủ nghĩa xung quanh vấn đề
đảng viên. Đồng thời ông cũng chỉ ra: Trong hàng ngũ Đảng viên chỉ gồm
những người giác ngộ,trung thành với chủ nghĩa cộng sản, đó là những người
dám hi sinh quên mình phục vụ chủ nghĩa cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời cho tới nay, gắn liền với quá
trình xây dựng, lớn mạnh và trưởng thành, là quá trình bổ sung thường xuyên
vào đội ngũ đảng viên những quần chúng ưu tú của giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các lực lượng tiến bộ khác. Phát triển Đảng

là một yêu cầu khách quan đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Đảng, là một
điều kiện đảm bảo cho Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản ở nước ta.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng đối với sự
phát triển của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi vận dụng những quan
điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin vào việc xây dựng Đảng cầm quyền
đã coi trọng công tác phát triển Đảng viên. Bác nói: “Trong công tác xây
dựng đảng, cái gốc là chi bộ…Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng.
Chi bộ tốt thì mọi chính sách của đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc
đều tiến bộ không ngừng. Trái lại chi bộ kém thì mọi công việc không trôi
chảy” [41, tr. 3 - 5]

14


Nói về vai trò, vị trí của người đảng viên, Bác viết: “Đảng là gồm các
đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc của đảng do đảng viên làm. Mọi
nghị quyết đảng do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách đảng đều do đảng
viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của đảng viên
đều do đảng viên cố gắng thực hiện. Vì vậy, Đảng cần làm cho thành phần
đảng viên trong sạch, phải bồi dưỡng và hấp thụ vào Đảng những người tốt
trong giai cấp lao động. Phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị của đảng
viên. Phải tăng cường tính kỉ luật của đảng viên. Phải phát triển tính hăng hái
và hoạt động chính trị của đảng viên’’[41, tr. 235 - 236].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò to lớn của đội ngũ đảng
viên. Người thường xuyên quan tâm tới giáo dục, bồi dưỡng độ ngũ đảng viên
kế tục cách mạng vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Vì theo Ngừơi đảng viên tốt thì
đảng mới mạnh. Đảng mạnh thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Trong công tác phát triển Đảng , Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công

tác phát triển đảng viên. Ngay sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành
lập, ngày 27/2/1930, thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Bác viết “Lời kêu gọi” gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên,
học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột. “Lời kêu gọi” có đoạn “Hỡi công
nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh! Anh chị em bị áp bức bóc lột!
Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản.
Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm
giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh
chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: 1.
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách
mạng; 2. làm cho nước An Nam được độc lập…” [42, tr. 8 -10]
Việc giúp đỡ Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên, ngày
18/01/1963, tại bài viết “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển

15


tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí đã kinh qua thử thách và đã đủ điều
kiện đưa họ vào Đảng”, Bác Hồ viết: “Vấn đề phát triển Đảng. Phải chọn lọc
đảng viên mới một cách hết sức cẩn thận. Phải đoàn kết giúp đỡ các đồng chí
mới để họ tiến bộ không ngừng. Các chi bộ Kiến An vừa kết nạp thêm 475
đảng viên mới. Như thế là tương đối khá. Nhưng còn có lỗi lệch lạc số chị em
phụ nữ và số thanh niên gái và trai đựơc kết nạp quá ít. Đảng cần giúp đỡ
đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải trọn những đồng chí đoàn viên
đã kinh qua thử thách và đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng…Bác mong rằng
đoàn viên sẽ ra sức phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, và tiến bộ mãi
mãi để xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng ta” [42, tr. 15].
Đảng viên là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Để hoàn thành được trọng trách vẻ vang đó thì đảng viên không những phải
có phẩm chất cộng sản cao đẹp mà còn phải có cả năng lực phù hợp với chức

trách, nhiệm vụ được giao phó.
Đảng ta cũng chỉ rõ: Người đảng viên phải có trình độ hiểu biết về lý
luận, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình phát triển và lãnh đạo, Đảng không ngừng nâng cao số
lượng, chất lượng đảng viên. Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị nêu rõ vị
trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đảng viên, nâng cao chất lượng đảng
viên. Bộ Chính trị nhấn mạnh: kết nạp đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên,
có ý nghĩa quan trọng của công tác xây dựng Đảng để tăng sức chiến đấu và
bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng. Do đó luôn côi trọng chất lượng,
không chạy theo số lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên.

16


Từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy người đảng viên có vai trò rất lớn
trong quá trình xây dựng Đảng. Do đó, công tác phát triển đảng viên cần thực
hiện nghiêm túc trong toàn Đảng và trong các tổ chức cơ sở Đảng.
- Thực trạng của đội ngũ đảng viên ở khu vực nông thôn tỉnh Hải
Dương trước 2001
Sau ngày đất nước được giải phóng, những hậu quả chiến tranh và các
tệ nạn của xã hội cũ đã làm cho toàn bộ vùng nông thôn Việt Nam nói chung
và tỉnh Hải Dương nói riêng gặp phải nhiều khó khăn về mọi mặt.
Đảng bộ các khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trải qua kháng chiến
ác liệt đã trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng phẩm chất, về công tác lãnh
đạo, nhưng số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ còn nhiều
thiếu sót nhất là mất đoàn kết trong nội bộ, trình độ giác ngộ chính trị, năng
lực quản lý kinh tế của cán bộ đảng viên còn thấp, một số cấp ủy đảng chưa
thực sự quan tâm đến công tác xây dựng củng cố Đảng cũng như phát triển

Đảng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997 Đảng bộ tỉnh Hải Dương được tái lập, Đảng
bộ tỉnh Hải Dương có 800 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 480 đảng bộ cơ sở,
320chi bộ cơ sở, 263 cơ sở đảng xã, phường, thị trấn; 364 cơ sở đảng cơ quan
hành chính sự nghiệp; 55 cơ sở đảng lực lượng vũ trang; 202 cơ sở đảng
doanh nghiệp. Đảng bộ tỉnh có 4.090 chi bộ trực thuộc các đảng bộ cơ sở,
riêng số chi bộ trực thuộc các đảng bộ xã, phường, thị trấn có 2.713, trong đó
1.800 chi bộ thôn, cụm dân cư.
Tại thời điểm năm 1997 Đảng bộ tỉnh Hải Dương có 75.140 đảng viên
chiếm 4,75% dân số; trong đó đảng viên thuộc cơ sở xã, thị trấn thuộc khu
vưc nông thôn 58.985% đảng viên, chiếm 78.5%; đảng viên ở các cơ sở
doanh nghiệp 7.213%, chiếm 9,6%; đảng viên ở các cơ sở đảng hành chính sự

17


nghiệp 6.838, chiếm 9,1%; đảng viên thuộc các cơ sở đảng lực lượng vũ trang
1803, chiếm 2,4% [34, tr. 1]
Trong tổng số đảng viên của chi bộ tỉnh, đảng viên là nông dân trực
tiếp sản xuất ở khu vực nông thôn chiếm 43,4%, trong đó trình độ học vấn
tiến sĩ, thạc sĩ là 0%, đại học 0,3%, cao đẳng và trung cấp 24,5%, còn lại là
trình độ học vấn dưới trình độ trung cấp[3, tr. 3].
Các đảng bộ ở khu vực nông thôn là hạt nhân chính trị ở khu vực nông
thôn, là người trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn khu vưc. Từ năm 1997, các đảng bộ ở khu
vực nông thôn là nơi trực tiếp lãnh đạo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của
các thành phần kinh tế ở địa phương, lãnh đạo và chăm lo xây dựng kết cấu hạ
tầng; lãnh đạo thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập
giáo dục; lãnh đạo việc thực hiện tốt các phong trào chăm lo sức khỏe cộng

đồng, dân số kế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa…
Các đảng bộ ở khu vực nông thôn còn là nơi chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng, lựa chọn đội ngũ cán bộ để đưa ra giới thiệu để bầu hoặc bổ nhiệm
vào các cơ quan trong hệ thống chính trị ở cơ sở; lãnh đạo và thực hiện việc
kiểm tra giám sát đối với chính quyền cơ sở, Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân; lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ngăn ngừa tiêu cực, biểu
dương khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.
Bên cạnh đó, thực trạng về đội ngũ đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng ở
khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém và bất cập, số lượng đảng viên còn quá
ít, nhiều thôn làng chưa có đảng viên. Tình trạng đảng viên có trình độ học
vấn thấp, trình độ chính trị thấp, tỏ ra “ngại” học chính trị, chủ trương chính
sách, pháp luật của nhà nước. Một số đảng viên vi phạm kỉ luật vẫn chưa bị
xử lý kip thời làm ảnh hưởng uy tín của người đảng viên cộng sản.

18


Từ thực tiễn nêu trên, có thể nhận thấy tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ
đảng viên ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trước năm 2001 có những đặc
điểm sau:
- Số lượng đảng viên của các đảng bộ khu vực nông thôn chiếm đại đa
số đảng viên trong toàn tỉnh; đảng bộ ở khu vực nông thôn trực tiếp tiến hành
các hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng, nơi gắn bó mật thiết với
nhân dân lao động.
- Thông qua các đảng bộ ở khu vực nông thôn, Đảng trực tiếp lãnh đạo
nhân dân lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, đóng góp kinh nghiệm quý báu cho Đảng.
- Các Đảng bộ ở khu vực nông thôn là hạt nhân lãnh đạo chính trị và
giải quyết mọi vấn đề phát sinh ở cơ sở theo quan điểm của Đảng, lập trường
giai cấp công nhân. Có vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân, góp phần phát huy sức mạnh của toàn Đảng toàn dân xây dựng
đất nước, giữa vững an ninh chính trị.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí to lớn cũng như thực trạng các đảng bộ và
đảng viên khu vực nông thôn, ngay sau khi tái thành lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh
Hải Dương đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển đảng viên, nhất là đảng
viên ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của
tỉnh.
- Thực trạng phát triển đội ngũ đảng viên ở khu vực nông thôn Hải
Dương trước 2001
Сông tác phát triển Đảng ở khu vực nông thôn là việc rất quan trọng và
được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo. Ngày 24 tháng 8 năm 1996 Tỉnh ủy
Hải Hưng ra Chỉ thị số 05 - CT/TU về việc đẩy mạnh phong trào thi đua xây
dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh,với mục tiêu:

19


Tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở đảng thực sự vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng gắn với
củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở; coi trọng đổi mới nội dung, hình thức và thực hiện nghiêm túc chế độ
sinh hoạt Đảng, chế độ phê bình và tự phê bình, tích cực phát hiện và đấu
tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức, bảo đảm
trong tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Làm tốt công
tác giáo dục tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ; tích cực phát triển và nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng [46, tr. 2].
Thực hiện mục tiêu đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo
thực hiện sáu nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ thứ tư là: coi trọng công tác phát
triển đảng, phấn đấu hàng năm bảo đảm 100% chi bộ kết nạp được thêm đảng

viên mới, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Tiêu chuẩn đảng viên ở khu vực nông thôn được coi trọng như phải sản
xuất giỏi, đạo đức tốt…vì họ là người đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, có tư duy kinh tế, dám nghĩ dám làm,
biết làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.
Sau quá trình thực hiện chính sách phát triển đảng viên từ năm 1997
đến năm 2000, tỉnh đã đạt được những thành tích đáng kể:
Về phát triển cơ sở đảng
Năm 1997 có trên 60% Đảng bộ xã, thị trấn, phường đạt trong sạch
vững mạnh, đến năm 2000, có 551 cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh,
bằng 68,4% tổng số cơ sở đảng trong đó có 320 cơ sở thuộc khu vực nông
thôn, tăng 8,2% so với năm 1999, tăng 23,8% so với năm 1997, tăng 38% so
với năm 1995 [35, tr. 5]. Ngoài ra còn có rất nhiều đảng bộ xã trong sạch

20


được Tỉnh ủy tặng cờ. Điển hình là Đảng bộ các xã Hưng Thịnh, Tráng Liệt,
Cổ Bì, Hùng Sơn, Thanh Miện.
Về phát triển đội ngũ đảng viên
Đội ngũ đảng viên của Đảng bộ đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng và
chất lượng. Năm 1997 toàn tỉnh Hải Dương đã kết nạp được 2.142 đảng viên
mới, tăng 26,9% so với năm 1996. Trong đó nông dân có 824 đảng viên đạt tỉ
lệ 38% tổng số đảng viên mới. Do làm tốt công tác kết nạp đảng viên, khu vục
nông thôn tỉnh Hải Dương không có thôn, làng nào không có đảng viên. Năm
1999 toàn tỉnh đã kết nạp được 2.515 đảng viên mới tăng 4% so với năm
1998, trong đó nông dân có 901 đảng viên, và 1.131 đảng viên nữ đạt tỉ lệ
44%, là đoàn viên Thanh niên đảng Cộng sản Hồ Chí Minh 1.568 đạt tỉ lệ
62%; có trình độ cấp III là 2042 bằng 81%. Trong đó có trình độ Cao đẳng,

Đại học là 24%; 20 đảng viên mới là học sinh sinh viên [49, tr1]. Tính đến 3011- 2000, toàn tỉnh có 78.103 đảng viên, tăng so với năm 1996 là 3942 đảng
viên, so với năm 1997 bình quân hàng năm tăng 15- 20%, trong tổng số đảng
viên kết nạp nông dân chiếm 43%, công nhân chiếm 13% trên 80,1% có trình
độ trên cấp III. Các chi bộ cơ sở có điều kiện kết nạp đảng viên đều kết nạp
được đảng viên mới [38, tr. 13].
Công tác phát triển đảng luôn gắn liền với làm trong sạh đội ngũ đảng
viên.
Song song với công tác phát triển đảng, đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn
coi trọng việc làm trong sạch hàng ngũ Đảng, đảm bảo việc phát triển Đảng
bền vững. trong những năm từ 1997 đến năm 2000 Đảng bộ đã xử lý bằng các
hình thức kỉ luật đối với các cơ sở đảng và các đảng viên vi phạm.
Năm 1997, trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra 3.516 lượt tổ chức đảng,
28.438 đảng viên, trong đó có 1.1613 cấp ủy viên các cấp, kết luận và xử lý

21


theo thẩm quyền 677 đảng viên, trong đó khai trừ 102 đảng viên, đưa ra khỏi
Đảng bằng các hình thức khác 422 đảng viên.
Năm 1998, đi đôi với tăng cường công tác phát triển đảng viên mới, các
cấp ủy đã coi trọng việc kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng và xử lý
nghiêm minh những đảng viên vi phạm. kết quả xử lý kỉ luật 688 đảng viên.
Trong số đó đảng viên bị xử lý có một thường vụ huyện ủy, 7 huyện ủy viên,
144 cấp ủy cơ sở trở xuống và 516 đảng viên thường. Trong các hình thức có
khiển trách 276 đảng viên( bằng 41,3%), cảnh cáo 218( bằng 32,6%), cách
chức 51 ( bằng 7,6%) và khai trừ 123 ( bằng 18,4%), đã đình chỉ hoạt động
đảng 17 đảng viên và xóa tên, cho rút 254 trường hợp [24, tr. 4].
Đến tháng 12 /2000 có 5.254 đảng viên có dấu hiệu vi phạm; giải quyết
kịp thời 1.103 đơn thư tố cáo cán bộ, đảng viên; đã xử lý kỉ luật 2.491 đảng
viên, trong đó khai trừ 437 đảng viên, cách chức 148 đảng viên, cảnh cáo 848,

khiển trách 1.058 [50, tr. 25].
Sau khi có kế hoạch hướng dẫn của Bộ Chính trị, tỉnh ủy Hải Dương đã
thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6(lần 2)
đồng thời có kế hoạch chỉ đạo cấp ủy Đảng tổ chức triển khai quán triệt nhanh
tinh thần Nghị quyết và kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Từ đầu tháng 3/1999,
Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng tình
hình tổ chức đảng và đảng viên nội dung sinh hoạt chính trị, tự phê bình và
phê bình trong Đảng. Kết quả bước đầu có sự chuyển biến trong các cấp ủy,
đảng viên và nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tạo sự nhất trí cao trong
cán bộ, đảng viên, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
Thông qua kiểm điểm cán bộ, đảng viên thể hiện trách nhiệm cao, với ý
thức xây dựng chân thành thẳng thắn tự phê bình và phê bình, kiểm điểm cá
nhân và tập thể ở số đông cơ sở đảng đã gắn với việc thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở đã kết hợp giải quyết các vấn đề nổi cộm. Hầu hết các đảng viên

22


trong toàn Đảng bộ đã nghiêm túc chuẩn bị bản kiểm điểm nêu ưu, khuyết
điểm rõ ràng và tiếp thu góp ý của các đảng viên khác, quần chúng.
Đảng viên tham gia phân tích chất lượng (sau khi kết thúc kiểm điểm
đảng viên) là 66.519 bằng 86% tổng số đảng viên toàn tỉnh (30/6/2000). Đảng
viên được xếp loại đủ tư cách phấn đấu tốt là 50.362 bằng 75,5%; đảng viên
đủ tư cách nhưng còn hạn chế từng mặt là 1.068 bằng 1,6%; đảng viên cần
đưa ra khỏi đảng là 214 bằng 0,4% so với đảng viên dự phân loại. Trong số
đảng viên phải xem xét xử lý có 90 cấp ủy cơ sở(14 Bí thư, 19 Phó bí thư và
57 Chi, đảng ủy viên); Có 74 là chi ủy chi bộ thuộc (22 Bí thư, 15 Phó bí thư,
37 chi ủy viên), 904 đảng viên. Trong số 1.282 đảng viên cần xem xét, xử lý
đưa ra khỏi đảng đến ngày 30/11/2000 đã kết luận xử lý 982 trường hợp.
Trong đó: Khiển trách 343 đồng chí , cảnh cáo 244 đồng chí, cách chức

35đồng chí, khai trừ là 99, cho rút và xóa tên 261 trường hợp. trong số cán bộ
đảng viên bị thi hành kỉ luật có 8 đồng chí thuộc Tỉnh ủy quản lý; 100 đồng
chí thuộc Huyện ủy và tương đương quản lý; 71 đồng chí thuộc đảng ủy cơ sở
quản lý; 542 đảng viên không giữa chức vụ [50, tr. 120 - 121]
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác phát triển đảng viên
tỉnh Hải Dương nói chung và công tác phát triển đảng viên ở khu vực nông
thôn tỉnh Hải Dương trước năm 2001 nói riêng còn bộc lộ những yếu kém,
khuyết điểm:
Một số tổ chức cơ sở đảng thực hiện chưa tốt chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở còn yếu, hiệu quả thấp. Nhiều đảng bộ có tổ chức triển khai
thực hiện chỉ thi, nghị quyết của Đảng cấp trên nhưng không đưa ra chương
trình hành động thực hiện; Chưa thực hiện tốt chủ chương, một số cơ sở đảng
khi thực hiện còn sai phạm, đặc biệt là cấp, bán đất sai thẩm quyền (ở huyện
thanh Miện từ năm 1990 – 2000 có 16/19 xã, thị trấn, bán đất sai thẩm quyền)

23


×