Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.93 KB, 6 trang )

Bài 12

QUAN HỆ THẦY THUỐC – BỆNH NHÂN
ThS.BS. Lê Thị Hồng Nhung
Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý & Đạo đức Y khoa
I. KHÁI NIỆM
 Cùng với sự tiến bộ của Y học và các ngành khoa học khác, quan niệm về sức khỏe và đối
tượng của người thầy thuốc mỗi ngày có tính chất toàn diện hơn.
 Nếu trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì ngày nay đối tượng của
thầy thuốc chính là người bệnh, một con người cụ thể với những tâm tư, tình cảm và hoàn
cảnh khác nhau.
 Từ quan điểm toàn diện trên, quan niệm mới và toàn diện hơn trong cách khám và điều trị,
trong mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
 Trên cùng một người bệnh và cùng một phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có
quan hệ tốt với bệnh nhân, tạo được sự tôn trọng, tin tưởng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn
nhiều.
 Quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân: chuyển từ mối quan hệ theo kiểu “Y học gia trưởng” chuyển
sang quan hệ “Y học phụ thuộc”; từ kiểu tâm lý “ban ơn” chuyển sang kiểu dịch vụ y tế chất
lượng cao, cung cấp kỹ thuật cao, phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả của bệnh nhân hoặc
của công ty bảo hiểm.
 Quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân: quan hệ hai chiều, thường xuyên có sự tác động qua lại,
bệnh nhân tỉnh táo, có suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng riêng, phản ứng khác với bình thường.
II. ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC – BỆNH NHÂN
1. Tâm lý bệnh nhân:
− Bệnh nhân cảm thấy mất an toàn, xem thầy thuốc là niềm hy vọng cuối cùng của họ.
− Bệnh nhân tạm thời từ bỏ tính độc lập của mình, lệ thuộc rõ rệt vào thầy thuốc; sự lệ thuộc
càng nhiều khi bệnh càng nặng, giảm dần và mất đi khi bệnh nhân hồi phục.
− Bệnh nhân rất nhạy cảm với những biến đổi bên trong do căng thẳng, không ổn định về
cảm xúc; cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, yếu đuối, nghĩ rằng mình bị bệnh nặng; rất nhạy
cảm với những điều không vừa ý trong việc khám bệnh, dùng thuốc, và chăm sóc khác…
2. Thầy thuốc phải chú ý đến:


− Hoàn cảnh bị bệnh của bệnh nhân: đưa đến tình trạng suy giảm về tâm lý, thể lực, mang tư
tưởng phụ thuộc, cảm giác bị đe dọa tín mạng.
− Phản ứng tâm lý bệnh nhân khi bị bệnh: lo âu, trầm cảm…

1


− Thái độ của bệnh nhân đối với bệnh tật: thích nghi, phủ định bệnh, tự cách ly, xa lánh mọi
người…
− Nguồn gốc của thái độ: tìm lối thoát cho tình trạng căng thẳng bên trong…
3. Các mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân:
3.1. Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ: thầy thuốc – bệnh nhân
3.2. Quan hệ thông qua lời nói:
− Tác động của lời nói lên tâm lý và cơ thể bệnh nhân
− Lời nói chữa bệnh
− Lời nói gây ra bệnh
3.3. Quan hệ cảm xúc: giữa thầy thuốc và bệnh nhân thông qua liên tưởng chuyển di
(bệnh nhân) – chuyển di ngược (thầy thuốc):
− Chuyển di tích cực: hình ảnh, cảm xúc thân thiện, mến phục, kính trọng thầy thuốc
− Chuyển di tiêu cực: hình ảnh, cảm xúc ngờ vực, ác cảm đối với thầy thuốc
− Chuyển di ngược tích cực: thái độ thiện cảm, tận tình với bệnh nhân.
− Chuyển di ngược tiêu cực: thái độ thiếu thiện cảm, bối rối, xâm phạm bệnh nhân.
4. Tác dụng trong mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân:
4.1. Tác dụng tích cực:
− Tác động tâm lý của phương pháp điều trị do bệnh nhân có lòng tin đối với thầy thuốc
trong quá trình điều trị.
− Trong điều trị cần sử dụng tối đa tác dụng này.
− Trong nghiên cứu, cần tách tác dụng tích cực ra mới đánh giá đúng hiệu quả của một
phương pháp điều trị, một loại thuốc…
4.2. Tác dụng tiêu cực: các chứng bệnh tâm thể

− Là một triệu chứng hoặc một bệnh mới (cơ thể hay tâm lý), hoặc biến chứng của một bệnh
sẵn có; xuất hiện do lời nói hay thái độ không đúng về mặt tâm lý của thầy thuốc gây ra
trên những bệnh nhân có nhân cách ám thị, thường là do:
+ Chẩn đoán sai, giải thích bệnh sai
+ Tiên lượng quá mức
+ Hỏi bệnh, khám bệnh, tiếp xúc vụng về
+ Giảng giải lâm sàng cho sinh viên trước mặt bệnh nhân
+ Bệnh nhân hiểu sai lệch hồ sơ chữa bệnh
+ Thái độ quan tâm quá mức hoặc thờ ơ đối với bệnh nhân
+ Ảnh hưởng tâm lý của thầy thuốc lên bệnh nhân khi hỏi, khám bệnh
2


+ Điều trị không đúng, điều trị bao vây không cần thiết.
− Các triệu chứng bệnh tâm thể rất đa dạng:
+ Triệu chứng cơ thể: than phiền về tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, vận động…
+ Triệu chứng tâm lý: lo âu, trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn giấc ngủ,
hoang tưởng nghi bệnh, ám ảnh…
+ Bệnh do bệnh nhân khác gây ra
− Tác hại của bệnh tâm thể:
+ Sinh ra biến chứng trầm trọng hơn
+ Bệnh cảnh trở nên phức tạp, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị
+ Gây phản ứng tâm lý tiêu cực: lo âu, trầm cảm, sợ hãi, nghi bệnh … ý định tự tử.
III. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA THẦY THUỐC
1. Trách nhiệm:
− Việc khám bệnh cần được tiến hành thường xuyên, kỹ lưỡng, tránh thái độ qua loa, hời
hợt. Thầy thuốc phải gây được lòng tin nơi bệnh nhân, tăng cảm xúc tích cực của bệnh
nhân, tăng tác dụng tích cực của phương pháp điều trị.
− Thầy thuốc cần nắm vững tâm lý bệnh nhân, xây dựng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh
nhân theo hướng chuyển di tích cực, góp phần mang lại hiệu quả điều trị.

− Lời nói của thầy thuốc rất quan trọng, cảm hóa, thuyết phục, động viên bệnh nhân. Ngôn
ngữ diễn đạt tốt sẽ tạo được sức truyền cảm lớn. Thầy thuốc phải là tấm gương về lòng
nhân đạo, hy sinh, phục vụ tận tụy, có tình cảm, yêu thương bệnh nhân.
− Thái độ thầy thuốc cần phải tự tin, khiêm tốn. Càng khiêm tốn thì tâm hồn càng trong sáng
và kiến thức càng sâu rộng. Thầy thuốc phải nghiêm túc, vui vẻ, không luộm thuộm, xuề
xòa, bông đùa nhưng không quá trớn, không thô lỗ hoặc tầm thường gây xúc phạm bệnh
nhân. Thầy thuốc phải có trách nhiệm với bệnh nhân, nếu một phút thiếu trách nhiệm có
thể xảy ra những vấn đề đáng tiếc không cứu vãn nổi.
− Thầy thuốc phải lắng nghe tích cực và đặt mình vào vị trí, nhận thức của bệnh nhân để
thấy vấn đề của người bệnh, đồng cảm với họ.
− Thái độ của thầy thuốc thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, cái nhìn, mím môi, im lặng…Được
đối thoại với người thầy thuốc biết lắng nghe sẽ làm bệnh nhân thích thú, cảm thấy lời nói
của mình có giá trị, được quan tâm, được tiếp thu. Đây là lúc thuận lợi nhất để bệnh nhân
bộc lộ hết mọi điều liên quan đến bệnh tật của mình, đồng thời là lúc tốt nhất để thầy thuốc
thuyết phục, truyền đạt, động viên… bệnh nhân.
− Giao tiếp với bệnh nhân là một nghệ thuật mà người thầy thuốc phải rẻn luyện, là một bộ
phận cấu thành hoạt động nghề nghiệp, một thành phần quan trọng trong cấu trúc năng lực
nghề nghiệp. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng hướng của thầy thuốc không những là điều kiện
cơ bản, tất yếu của hoạt động điều trị mà còn là phương tiện, phương thức thực hiện mục
đích hoạt động này.
3


− Thầy thuốc cần nắm vững triệu chứng lâm sàng của bệnh do căn nguyên tâm lý và các liệu
pháp tâm lý đơn giản đễ thực hiện, thích hợp từng trường hợp cụ thể nhằm loại bỏ tác động
tâm lý có hại của thầy thuốc; rèn luyện nhân cách bệnh nhân hướng đến những phản ứng
thích nghi tích cực, điều trị theo quan điểm toàn diện, chữa trị các bệnh lý kèm theo, điều
trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, giải thích cho bệnh nhân hiểu tác dụng của thuốc, của
phương pháp điều trị, thận trọng khi cho biết chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
− Thầy thuốc phải thanh toán những băn khoăn, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân; bồi

dưỡng giáo dục họ để hình thành nhân cách mạnh. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi,
giúp bệnh nhân càng lúc càng ít lệ thuộc vào thuốc, độc lập hoàn toàn, tích cực, chủ động
trong điều trị và phục hồi với sự hợp tác của thầy thuốc
− Thầy thuốc cần có những đức tính nhất định:
+ Đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề
+ Có trình độ chuyên môn, hiểu biết
+ Tôn trọng và giữa kín bí mật bệnh nhân
+ Thông cảm và chia sẻ nỗi đau của người bệnh
+ Kỹ năng giao tiếp, phối hợp tốt với đồng nghiệp.
2. Nghĩa vụ thầy thuốc:
2.1. Ngăn ngừa sự giảm lòng tin của bệnh nhân:
− Loại trừ những cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân từ thái độ và cảm xúc không phù hợp
của thầy thuốc.
− Thầy thuốc phải tránh thái độ khoa học đơn thuần, chỉ biết bệnh tật mà không quan tâm
đến tâm tư, tình cảm bệnh nhân.
− Tránh thái độ ban ơn, xem thường bệnh tật, phân biệt đối xử, ghê sợ bệnh nhân hoặc
bệnh tật, tránh các tác nhân thúc đẩy bệnh tâm thể do thầy thuốc.
2.2. Thầy thuốc không nên:
− Gợi ý quá nhiều về một triệu chứng mà thầy thuốc muốn tìm thấy ở bệnh nhân khi hỏi
bệnh.
− Sơ hở trong quản lý bệnh phòng để bệnh nhân có thể xem bệnh án, nhận xét thầy thuốc,
kết quả xét nghiệm.
− Cho bệnh nhân biết những chẩn đoán sơ bộ, tạm thời đang còn cần thảo luận, hội chẩn
thêm.
− Giảng dạy, phổ biến y học không chính xác; trao đổi về bệnh tật của bệnh nhân trước mặt
bệnh nhân.
− Để lộ những cảm xúc tiêu cực riêng tư khi tiếp xúc với bệnh nhân.
− Nêu ra những sự việc làm bệnh nhân liên hệ bản thân gây suy tư, lo nghĩ.
− Cho thuốc không phù hợp với bệnh, cho thuốc bao vây, cho thuốc khi không có bệnh.
4



− Để cho các nhân viên y tế khác (điều dưỡng, sinh viên…) giải đáp những câu hỏi về
bệnh tật của bệnh nhân không đúng chức năng, trách nhiệm.
2.3. Thầy thuốc cần tránh:
− Không thô bạo, nặng lời, khó tính, nạt nộ, lỗ mảng đối với bệnh nhân.
− Không quan hệ luyến ái, có cử chỉ lố lăng đùa cợt, suồng sã, có hành vi kích thích tính
dục khiêu dâm đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
− Không quan hệ tiền bạc, vay mượn, nhờ vả, đòi quà cáp, biếu xén hối lộ, làm tiền bệnh
nhân, mắc nợ bệnh nhân.
− Không say rượu trong và ngoài giờ làm việc, không nhiện ma túy, không hút thuốc lá,
không buông thả, trụy lạc.
− Không bị bệnh lây nhiễm, không bị những khuyết tật ảnh hưởng đến cách nhìn và sự tin
tưởng của bệnh nhân.
− Không phê bình, chỉ trích, quở trách, nhận xét cán bộ nhân viên trước mặt bệnh nhân.
− Không trang phục luộm thuộm, mất vệ sinh, lố lăng, diêm dúa.
− Không trễ giờ, sai thời gian, vắng mặt ở nhiệm sở.
− Không mặc đồng phục ngồi quán ăn, nhậu nhẹt, không bê tha trong sinh hoạt.
− Không hứa suông, không để bệnh nhân bi quan tuyệt vọng.
− Không đùa cợt mất lịch sự trong nhân viên y tế.
− Không tách mình khỏi tập thể, xa rời cách biệt với bệnh nhân và người nhà.
− Không thờ ơ mặc kệ với tình hình bệnh tật và tâm lý bệnh nhân.
− Không bàng quan với công tác, đời sống, tình cảm, hạnh phúc nhân viên y tế.
− Không xa rời quần chúng, ăn mặc, phục sức, nói năng xa lạt tách rời quần chúng.
− Không lạnh lùng, nghiêm nghị, khắc khổ quá đáng với bệnh nhân và những nhân viên y
tế.
− Không làm ra vẻ chỉ huy, lãnh đạo, có quyền hành.
− Không tự ái, tự mãn, tự phụ kiêu căng.
− Không ngại phê bình, chỉ trích, phản ứng.
− Không phát biểu nóng nảy, bộp chộp mất kềm chế.

− Không chê đồng nghiệp, không nói xấu, không nhận xét đồng nghiệp trước bệnh nhân và
tập thể.
− Không nói nhiều, không nói lớn.
− Không bao che cái sai, không xuyên tạc sự thật.
− Không dám thẳng thắn thật thà, nhiệt tình cởi mở
− Không được sử dụng bệnh nhân và cán bộ nhân viên như người nhà.
5


− Không quan hệ tự do bừa bãi với bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế.
3. Thái độ đối với thân nhân bệnh nhân:
− Thân nhân bệnh nhân thường theo dõi sát tình trạng bệnh nhân, là nguồn tài liệu quan
trọng giúp cho việc khám, tìm hiểu bệnh của thầy thuốc đạt hiệu quả.
− Thầy thuốc nên có thái độ thân mật, chân thành, đúng đắn, sẵn sàng nghe ý kiến của họ,
hướng dẫn họ cách chăm sóc bệnh nhân.
− Thầy thuốc nên chuẩn bị tư tưởng cho thân nhân khi bệnh nhân ở trong tình trạng nguy
kịch để họ hiểu, thông cảm diễn biến, tính chất của bệnh cũng như cố gắng của tập thể
thầy thuốc – bệnh viện theo tâm lý còn nước còn tát để thân nhân không bị bỡ ngỡ,
choáng váng
Quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân là mối quan hệ nhân đạo giữa người với người. Để có
mối quan hệ tốt với bệnh nhân nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, thầy thuốc cần hiểu rõ những đặc điểm tâm lý chung và riêng của từng bệnh nhân
cũng như của chính bản thân mình để điều khiển mối quan hệ có lợi nhất trong việc điều
trị bệnh.

6




×