Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thời gian và không gian nghệ thuật trong sáng tác của haruki murakami nhìn từ tâm thức hậu hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG THU THỦY

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG SÁNG TÁC CỦA HARUKI MURAKAMI
NHÌN TỪ TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG THU THỦY

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG SÁNG TÁC CỦA HARUKI MURAKAMI
NHÌN TỪ TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Đăng Dung

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Trương
Đăng Dung - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo ở Viện Văn
học, các thầy cô giáo trong Tổ Lý luận văn học - Khoa Ngữ Văn và Phòng
Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện
tốt nhất trong suốt thời gian tôi học tập tại đây để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Hoàng Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả
Hoàng Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG
VĂN HỌC ......................................................................................................... 9
1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới ....................................... 9
1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của Haruki Murakami ............. 27
Chương 2. TH I GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA
HARUKI MURAKAMI.................................................................................. 40
2.1. Thời gian hiện thực ............................................................................... 40
2.2 Thời gian huyền ảo................................................................................. 57
2.3 Thời gian đồng hiện phi tuyến tính ........................................................ 66
Chương 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA
HARUKI MURAKAMI.................................................................................. 83
3.1. Không gian hiện thực ............................................................................ 83
3.2. Không gian huyền ảo ............................................................................ 97

KẾT LUẬN ................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 123


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau Thế chiến II, thế giới không hề an ninh: chiến tranh lạnh, đối kháng
Đông Tây, chạy đua vũ trang, bóng ma của vũ khí hạt nhân, chiến tranh Triều
Tiên, Việt Nam… Không khí hoang mang hoài nghi, bi quan bao trùm lên
thời đại. Nhưng thế giới sau chiến tranh, khoa học kĩ thuật phát triển siêu tốc,
mang lại một năng suất sản xuất cao hơn cả mấy chục thế kỉ trước cộng lại.
Xã hội bước vào thời đại “hậu công nghiệp” với nền văn minh máy tính, bùng
nổ thông tin quảng cáo, thế giới như bé lại, nhưng lại chất chứa tràn đầy hàng
hóa tiêu dùng và tất cả các mặt nhu cầu đời sống đều được thương phẩm hóa.
Từ đó, tư tưởng tình cảm, kết cấu tâm lý con người không thể không có nhiều
thay đổi sâu sắc. Khoa học kĩ thuật phát triển cao độ hình thành dần nên chủ
nghĩa kĩ trị. Trong giáo dục, yếu tố nhân văn có chiều phai nhạt, bởi vì dường
như con người ngày nay chỉ cần ngồi trước máy vi tính nối mạng là có thể thu
thập hầu hết các thông tin và tri thức. Con người trở nên hoài nghi về sự tồn
tại của mình. Chủ nghĩa hậu hiện đại dần dần tích tụ một chủ nghĩa tương đối
cực đoan về mặt nhận thức và màu sắc hư vô về mặt nhân sinh. Từ đấy chủ
nghĩa hậu hiện đại đã hàm chứa một quan niệm về hiện thực đời sống và con
người với những màu sắc riêng. Thể hiện sự nghi ngờ những sự thật được
biểu hiện, cho rằng những sự thật này chỉ là những cấu trúc mang tính xã hội,
sẽ thay đổi theo không gian, thời gian. Khuynh hướng này nhấn mạnh vai trò
của ngôn ngữ, những động cơ và mối quan hệ quyền lực đồng thời phê phán
sự cứng nhắc trong việc phân biệt hay nhìn nhận các thực thể văn hóa xã hội
theo kiểu trắng – đen, sáng – tối, đúng – sai…, chủ trương hướng tới sự tương

đối và tính đa dạng của thực tế. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong triết học có ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vực văn hóa – xã hội như tôn giáo, phê bình văn học,
ngôn ngữ học…


2

Có thể nói văn chương hậu hiện đại là một khuynh hướng sáng tác phổ
biến hiện nay trên thế giới, tập trung nhất có lẽ là ở Hoa Kỳ, với những nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng như: Auster, Salinger, Chandler, Borges, Thomas
Pynchon, John Barth, Hunter S. Thompson, David Markson, Bret Easton
Ellis,…
Nhật Bản là quốc gia có nền văn học phát triển sớm và có nhiều thành
tựu. Bước sang thế kỉ XX, tiếp thu ảnh hưởng văn học phương Tây, Văn học
Nhật Bản đã trải qua quá trình hiện đại hóa và đạt đến đỉnh cao với những tác
giả như Atukagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunary, Oe Kenzaburo… Đứng
trước những “tượng đài” đó, nhiều nhà văn đã không hề nao núng, không
chấp nhận dừng lại viết theo kiểu cũ, mà đã không ngừng sáng tạo, có sự thay
đổi về cái nhìn và bút pháp. Haruki Murakami là một trong những nhà văn
như thế. Haruki Murakami là một nhà văn nổi tiếng không chỉ trong nước mà
còn được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến qua các bản dịch với hơn
ba mươi thứ tiếng. Ông là chủ nhân của nhiều giải thưởng tầm vóc quốc gia
và quốc tế, đồng thời là một trong số những nhà văn lớn của Nhật Bản và
châu Á đựơc đề cử giải thưởng Nobel văn học. Theo Từ điển Bách khoa
Columbia (ấn hành năm 2000), Haruki Murakami là nhà văn “được công nhận
là một trong những tiểu thuyết gia của thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật
Bản”. Sáng tác của Haruki Murakami là những khám phá mới về nội dung và
nghệ thuật mang đậm phong cách Nhật Bản, Á Đông kết hợp với phong cách
phương Tây hiện đại. Trong tác phẩm của ông, con người và cuộc sống của
xứ sở Phù Tang được phản ánh bằng nhiều hình thức nghệ thuật độc đáo như

nghệ thuật huyền ảo, siêu thực, những ẩn dụ và biểu tượng nghệ thuật mang
bút pháp hậu hiện đại… Âm nhạc (đặc biệt là nhạc Jazz, Rock), những hình
ảnh và biểu tượng văn hóa, lối kể chuyện hấp dẫn như truyện trinh thám, hình
sự cũng góp phần quan trọng tạo nên những giá trị nghệ thuật của văn chương
Haruki Murakami.


3

Tác phẩm của nhà văn Haruki Murakami (xuất bản ở trong nước và
nước ngoài) trở thành một hiện tượng văn học lớn, thu hút sự chú ý của giới
nghiên cứu phê bình và hàng triệu độc giả trên thế giới. Cơn sốt về những tác
phẩm của nhà văn, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Rừng Nauy ở Nhật Bản, Anh,
Nga, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Ý, Hy Lạp, Hà Lan, Đan Mạch,
Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam… đã khẳng định tài năng và giá trị những
sáng tác của Haruki Murakami. Ông là người đang và sẽ lãnh vai trò “giương
cao ngọn đèn pha cho quần chúng” và những tác phẩm của nhà văn “lôi cuốn
được độc giả trẻ… không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới”. Cho đến nay,
đối với văn học đương đại Nhật Bản, Haruki Murakami vẫn là nhà văn được
đánh giá cao nhất không chỉ về số lượng đầu sách xuất bản, tái bản, là một best
– seller (tiểu thuyết Rừng Nauy đã in trên 10 triệu bản ở Nhật Bản) mà còn là
một nhà văn nhận được nhiều giải thưởng văn học nhất ở trong nước và nước
ngoài: Giải thưởng “Nhà văn mới – Gunzo” (1979) cho Lắng nghe gió
hát, Giải thưởng “Tanizaki Junichio” (1985) cho tác phẩm Xứ xở diệu kỳ tàn
bạo và chốn tận cùng thế giới, “Giải Yomiuri” (1996) cho Biên niên ký chim
vặn dây cót, Giải thưởng Franz Kafka (của cộng hoà Czech – 2006) cho Kafka
bên bờ biển, Giải thưởng Frank O Connor (mang tên nhà văn Ireland – 2006)
cho tập truyện ngắn Cây liễu mù và cô gái… Và hiện nay, Haruki Murakami là
một ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel văn học trong những năm tới. Khi nói
về các giải thưởng, nhà văn đã tâm sự: “Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ

giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang
mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi. Tôi rất trân trọng sự quan tâm và thuỷ
chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm
hồn họ và dường như tôi đã nắm được tư tưởng, tâm hồn độc giả” (Haruki
Murakami trả lời phỏng vấn dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng).


4

Hướng đến thế giới tâm hồn phong phú của những con người Nhật Bản
đương đại để khám phá những bí ẩn kỳ diệu của xứ sở Phù Tang trong hoàn
cảnh nước Nhật và thế giới hiện đại có nhiều biến đổi dữ dội là mục đích
chính, nổi bật trong sáng tác của Haruki Murakami. Tất nhiên, nhằm khai thác
chiều sâu tâm lý nhân vật, Haruki Murakami đã dụng công một cách khéo léo
trong việc sử dụng nghệ thuật đểthể hiện nội dung. Đặc biệt, cái đặc sắc của
Haruki Murakami là từng bước khẽ mở bức màn che về hiện thực cuộc sống
của xã hội Nhật Bản. Nói đến những sáng tác của ông là nói đến các thủ pháp
nghệ thuật độc đáo. Trong các tác phẩm của mình, Haruki Murakami đã vận
dụng khá nhiều hình thức nghệ thuật như: Thi pháp hậu hiện đại, yếu tố huyền
ảo, hệ thống hình tượng nhân vật, sự vật… Song cái làm nên một tác phẩm
hoàn chỉnh – một thế giới nghệ thuật thì hai hình tượng: không gian và thời
gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng để xác định giá trị của một tác phẩm
văn chương. Chính không gian và thời gian nghệ thuật này tạo điều kiện cho
nhân vật của Haruki Murakami được thể hiện chính mình và thông qua đó cho
thấy một bức tranh xã hội hiện thực của Nhật Bản đang trên con đường của sự
phát triển thần tốc về kinh tế và sự xuống dốc về tinh thần– văn hóa.
Với sự say mê về nội dung cũng như nghệ thuật của những cuốn tiểu
thuyết đặc sắc, người viết muốn đi sâu hơn tìm hiểu và phát hiện ra cái hay
của Haruki Murakami nhất là khi ông thể hiện không gian và thời gian nghệ
thuật. Trong đó, Haruki Murakami đã khéo léo đan cài lẫn lộn giữa thế giới

thực tại và phi thực tại tạo nền tảng cho nhân vật của mình hành động và tiến
gần đến điểm đích cuối cùng. Đặc biệt, nó tạo cho người đọc một sự thôi miên
như bị lôi cuốn vào cái thế giới ấy và có cảm giác như đang sống trong không
gian và thời gian của các tác phẩm đó.
2. Lịch sử vấn đề
Haruki Murakami là tiểu thuyết gia nổi tiếng của Văn học Nhật Bản
đương đại. Những tác phẩm của ông không chỉ được đón đợi ở trong nước mà


5

còn được các độc giả trên khắp thế giới chờ đợi. Ngay từ những tác phẩm đầu
tay như Hãy nghe gió hát (tạm dịch từ Kazeno uta okike, 1979, bản tiếng Anh
Hear the Wind Sing, 1987), Cuộc săn cừu (tạm dịch từ Hitsuji o meguru
boken, 1982, bản dịch tiếng Anh A Wild Sheep Chase, 1989)… đã chinh phục
được trái tim độc giả.
Không chỉ có sự đón đợi của độc giả mà các nhà nghiên cứu, phê bình
cũng luôn dành sự quan tâm, chú ý cho các tác phẩm của Haruki Murakami.
Ông được giới phê bình phương Tây tán dương hết lời, xem ông là gương mặt
đại diện cho nền văn học Nhật Bản đương đại và so sánh ông với : Auster,
Salinger, Chandler, Borges.v.v…
Ở Việt Nam những năm gần đây cũng có khá nhiều các bài nghiên cứu
khoa học, các hội thảo liên quan đến tác phẩm của Haruki Murakami. Có thể
thấy, các tác phẩm của ông có rất nhiều vấn đề và khía cạnh để khai thác, tìm
hiểu, nghiên cứu.
Các bài viết về tác phẩm của Haruki Murakami có thể kể đến sách
Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Haruki Murakami của Hoàng Long.
Trong công trình đó, tác giả đã đi vào phân tích sơ lược tiểu thuyết Rừng
NaUy và một số truyện ngắn để làm rõ một vài khía cạnh về mặt nội dung và
về cách viết đầy mới mẻ của nhà văn.Về các bài nghiên cứu có liên quan đến

không gian và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm của Haruki
Murakami có thể kể đến một vài bài viết được đăng tải trên mạng như: Thứ
nhất, “Về con người cô đơn trong tiểu thuyết rừng NaUy” được đăng trên
trang . Trong bài viết này, người nghiên cứu đã chỉ ra
hai loại không gian chính trong tiểu thuyết Rừng NaUy.“…Có hai loại không
gian chính: không gian nhà nghỉ Ami và không gian ngoài nhà nghỉ Ami. Hai
biểu tượng đó cũng là biểu tượng cho hai phần Nhật Bản: truyền thống và
hiện đại.” Bên cạnh việc phân loại và đi vào phân tích hai kiểu không gian thì


6

tác giả cũng đã nêu lên giá trị của từng hình tượng không gian đó. Nó góp
phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của Haruki Murakami. Khoảng cách giữa hai
kiểu không gian được xem như “ranh giới ngăn cách của những ám ảnh cạm
bẫy, chết chóc, là sự cách ngăn giữa quá khứ và hiện tại”. Thứ hai, “Thực và
ảo trong truyện ngắn của của Haruki Murakami” được đăng trên trang:
. Bên cạnh đó còn có một số bài luận văn như: “Thời
gian và không gian nghệ thuật trong Biên niên ký chim vặn dây cót của
Haruki Murakami” của Nguyễn Thị Loan Thảo (Khoa Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Trường ĐH Cần Thơ), hay “Thời gian và không gian nghệthuật
trong Rừng Na-uycủa Haruki Murakami” của Võ Khánh Phương (Khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Trường ĐH Cần Thơ)… Đây là những bài viết có
tính chất tổng hợp. Các công trình này lý giải rất nhiều vấn đề có liên quan
đến các yếu tố nghệ thuật trong các tác phẩm của Haruki Murakami. Đáng
chú ý nhất là tác giả đã nêu lên hai đặc điểm lớn về không gian và thời gian
nghệ thuật trong các truyện ngắn của Haruki Murakami. Hai đặc điểm đó là:
tính phi không gian – thời gian và tính hư cấu không gian – thời gian. Nhìn
chung, các bài viết về các phương diện nghệ thuật nói chung và không gian –
thời gian nghệ thuật nói riêng trong các tác phẩm của Haruki Murakami có

không ít. Các tác giả khi viết thường chú ý đến một vài khía cạnh về mặt nội
dung và nghệ thuật như: phân tích nội dung cốt truyện tâm lí, giải thích các
biểu tượng, bình luận về một vài sự kiện được dư luận quan tâm... Có thể thấy
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Haruki Murakami
và đề tài nghiên cứu về không gian – thời gian nghệ thuật cũng. Tuy nhiên,
chúng tôi xin mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ hơn những đóng góp
của ông về thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác thông qua đề tài:“Thời gian và
không gian nghệ thuật trong sáng tác của Haruki Murakami nhìn từ tâm
thức hậu hiện đại”.


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm của
Haruki Murakami, người nghiên cứu hy vọng đạt được những mục đích sau:
Một là, có cái nhìn hệ thống về không gian và thời gian nghệ thuật trong
các sáng tác của Haruki Murakami, đồng thời biết được đặc điểm và giá trị của
hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật trong các sáng tác của ông.
Hai là, thông qua sự hiểu biết về không gian và thời gian nghệ thuật
trong các sáng tác của tác giả Haruki Murakami, người viết muốn thông qua
đó để tìm hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà văn.
Ba là, người viết muốn ứng dụng lý thuyết về lý luận văn học đã được
tiếp thu từ nhà trường vào thực tiễn, đúng hơn là vận dụng tri thức về không
gian và thời gian nghệ thuật vào trong tác phẩm văn chương, để từ đó có một
cái nhìn đúng đắn hơn về đặc trưng, bản chất, tác dụng của phương diện không
gian và thời nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Nghiên cứu đề tài này,
người viết hy vọng sẽ củng cố và tích lũy thêm về tri thức lý luận văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết về không gian và thời gian nghệ thuật trong
văn học thời kì hậu hiện đại để đối chiếu, phát hiện những độc đáo cũng như
vai trò của yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật trong sáng tác của
Murakami.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã các phương thức biểu
hiện, làm rõ yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong sáng tác của
Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hậu hiện đại.


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm nổi bật lên vấn đề trọng tâm trong đề tài nghiên cứu, người viết
chủ yếu tập chung vào vào thủ pháp xây dựng hình tượng không gian và thời
gian nghệ thuật trong 3 tác phẩm tiêu biểu.
Một là, Rừng NaUy - tác phẩm có tính chất bước ngoặc đã đưa tên tuổi
của Haruki Murakami vang danh khắp thế giới.
Hai là, Phía nam biên giới phía tây mặt trời - tác phẩm được xem là
“quyển tiểu thuyết cảm động nhất và có liên quan nhiều nhất đến cuộc đời
của Haruki Murakami”.
Ba là, Biên niên kí chim vặn dây cót - tác phẩm có dung lượng lớn nhất
trong các sáng tác của Haruki Murakami, và được đánh giá là đỉnh cao của
nghệ thuật ngôn từ theo phong cách hậu hiện đại.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng có liên hệ với một số tác
phẩm tự sự khác của chính Haruki Murakami và các tác giả tiểu thuyết khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp loại hình.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê – phân loại.
- Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần tiếp tục làm rõ vai trò của yếu tố thời gian và không gian
nghệ thuật trong sáng tác của Murakami.
- Khẳng định những sáng tạo về thời gian và không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Murakami.
- Minh họa thêm về tài năng, vị trí và những đóng góp của Murakami
trong văn chương Nhật Bản.


9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG VĂN HỌC
1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới
Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, có một khái niệm, tuy chưa có
được một cách hiểu thống nhất, nhưng lại được sử dụng và bàn đến nhiều
nhất, đó là khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” (postmodernism). Chủ nghĩa
hậu hiện đại gần như đã trở thành tinh thần của thời đại mới, vượt qua thời
hiện đại và được gọi là thời “hậu hiện đại” hay “kỷ nguyên hậu hiện đại”.
Chủ nghĩa hậu hiện đại vừa được xem là một chủ thuyết triết học, cũng vừa
là một phong trào xã hội được áp dụng vào hầu khắp các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo... Trong văn học, con người
đã xây dựng nên cả một hệ thống lý thuyết hậu hiện đại, được dùng để áp
dụng vào việc nghiên cứu tác phẩm, làm tiêu chí phân loại và định dạng, vừa
để cụ thể hoá quá trình nhận thức luận về tinh thần văn học hậu hiện đại.

Như vậy, hậu hiện đại là một cách gọi để chỉ về một sự vận động, mà sự vận
động đó đang tạo nên một hệ hình tư duy mới, có nhiệm vụ thay thế cho hệ
hình tư duy hiện đại đã không còn phù hợp, kể cả trong kinh tế, chính trị và
trong văn hoá tinh thần.
Trước tiên, chúng ta phân tích thuật ngữ "hậu hiện đại" (postmodern). Thuật
ngữ này lần đầu được sử dụng khoảng thập niên 1870. Trong giai đoạn đó,
John Watkins Chapman đề xuất một “phong cách hậu hiện đại trong hội họa”
để vượt qua chủ nghĩa ấn tượng Pháp (French Impressionism). Năm 1914, J.
M. Thompson viết một bài phê bình tôn giáo, đăng trên tạp chí triết học The


10

Hibbert Journal, sử dụng khái niệm "hậu hiện đại" để miêu tả những đổi thay
trong quan điểm và đức tin để thoát khỏi chủ nghĩa hiện đại.
Năm 1917, nhà văn - triết gia Đức Rudolf Pannwitz (1881 – 1969) sử
dụng thuật ngữ này để miêu tả sự giáo hóa định hướng chất hiện đại của
Friedrich Nietzsche với kết quả cuối cùng là sự điêu tàn và chủ nghĩa hư vô
(nihilism).
Từ năm 1921 đến 1925, "chủ nghĩa hậu hiện đại" (postmodernism)
được dùng để miêu tả những hình thức mới của nghệ thuật và âm nhạc. Đến
năm 1939, với tư cách là một lý thuyết chung trong sự vận động của lịch sử,
nó được Arnold J. Toynbee sử dụng lần đầu trong tác phẩm Our own PostModern Age (Thời hậu hiện đại của chính chúng ta).
Năm 1942, H. R. Hays miêu tả thuật ngữ này như một hình thức văn
chương mới. Đến năm 1949 hậu hiện đại được dùng để cho thấy sự không
thỏa mãn trước kiến trúc hiện đại, dẫn tới phong trào "kiến trúc hậu hiện đại"
(postmodern architecture), và có lẽ đây còn là phản ứng trước phong trào kiến
trúc hiện đại gọi là "Phong cách quốc tế" (International style).
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một thuật ngữ bao quát, đa nghĩa, chứa nhận
thức hoài nghi về văn hóa, văn chương, nghệ thuật, triết học, kinh tế và những

lĩnh vực khác trong đời sống. Nó có liên quan với phương pháp phân tích văn
chương gọi là "giải cấu trúc" (deconstruction ) và hậu cấu trúc luận (poststructuralism). Trong thế kỷ 20 nó là thuật ngữ phổ biến quan trọng bên cạnh
tư tưởng hậu cấu trúc (post-structural).
Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau Thế chiến II, được xem là phản
ứng trước những hỏng hốc của chủ nghĩa hiện đại. Nó hình thành từ sự tổn
thương tinh thần, chịu ảnh hưởng lớn bởi những sự kiện như Hiệp định
Geneva, những nhà tù Xô Viết, cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc, bom
nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, nạn tàn sát người Do Thái, bom


11

hủy diệt thành phố Dresden (Đức), những trận bom lửa khiến Tokyo bị thiêu
hủy và những trại giam người Mỹ gốc Nhật... Nó còn gợi ý sự phản ứng trước
những sự kiện hậu chiến quan trọng như tình trạng không an toàn trong thời
kỳ chiến tranh lạnh (1947 - 1991), phong trào đòi quyền cơ bản của người Mỹ
gốc Phi (1955-68), hậu quả sau chủ nghĩa thực dân, uy quyền của các tập
đoàn đa quốc gia, hệ thống hậu công nghiệp với những kỹ thuật mới và văn
hóa tiêu dùng...
Phần lớn các học giả đồng ý rằng chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu cạnh
tranh với chủ nghĩa hiện đại từ cuối thập niên 1950 và có ảnh hưởng lớn từ
thập niên 1960, sau đó ngày càng định hình trong nhiều loại hình như mỹ
thuật, văn chương, phim ảnh, âm nhạc, kịch, kiến trúc và triết học.
Trong thập niên 1960, chủ nghĩa hậu hiện đại tác động rõ nét đến sự
phát triển của xã hội. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình nghệ
thuật, ám chỉ đến tình trạng thiếu hệ thống kết nối các thành phần riêng lẻ (cái
cho thấy sự phức tạp, mơ hồ và đa nghĩa).
Chủ nghĩa hậu hiện đại từ chối sự tồn tại của bất kỳ nguyên tắc cơ bản
nào. Nó thiếu tính lạc quan hiện có trong khoa học, triết học và chân lý tôn
giáo.Về bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất phát từ sự công nhận thực tại

không đơn giản chỉ là sự phản chiếu hiểu biết của nhân loại về thực tại. Nó
hình thành trong tâm trí để con người cố hiểu chân lý riêng của nó. Vì lý do
này, chủ nghĩa hậu hiện đại chính là sự hoài nghi cao độ về những lý giải
tuyên bố là “chân lý”, đúng đắn cho tất cả các nhóm, các nền văn hóa, các
truyền thống hay các chủng tộc, thay vì phải tập trung vào cái đúng cho từng
cá nhân. Trong sự hiểu biết về hậu hiện đại, cách hiểu là tất cả; thực tại trở
thành cái cốt lõi qua sự hiểu biết của chúng ta, cái mà thế giới có ý nghĩa đối
với mỗi cá nhân chúng ta. Chủ nghĩa hậu hiện đại tin vào kinh nghiệm cụ thể
đối lập với những nguyên tắc, luôn biết rằng kết quả kinh nghiệm riêng của ai


12

đó chỉ là sự tương đối, có thể sai lầm, chứ không phải là điều hoàn toàn chính
xác, phổ biến cho tất cả. Chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận tư duy logic, tiếp
cận thế giới hoàn toàn chủ quan. Người theo chủ nghĩa hậu hiện đại không tin
vào chân lý trừu tượng hoặc chân lý phổ biến, cố loại bỏ sự khác biệt giữa cái
gọi là văn hóa cao và thấp. Họ không tin vào kinh nghiệm trong quá khứ, văn
bản nói về quá khứ và cho rằng những gì thuộc về quá khứ không hữu dụng
cho hiện tại.
Trong thời chủ nghĩa hậu hiện đại, với sự tấn công mạnh mẽ của các
phương tiện thông tin đại chúng và sự tiến bộ trong công nghệ, truyền hình và
máy vi tính trở nên có ưu thế vượt trội trong xã hội. Những tác phẩm nghệ
thuật và văn chương đã bắt đầu được sao chép, bảo quản bằng các phương
tiện kỹ thuật số. Người ta không còn tin các tác phẩm nghệ thuật và văn
chương chứa một ý nghĩa duy nhất. Họ tin vào sự suy luận, nhận thức riêng
của họ về những tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Internet và các phương
tiện media tương tác dẫn tới sự phân bố kiến thức rộng khắp trong xã hội.
Như tất cả các khuynh hướng nghệ thuật, chủ nghĩa hậu hiện đại trong
văn chương không cho thấy sự phát triển, phổ biến và suy tàn của nó cụ thể

như thế nào. Bên cạnh dòng chảy của chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn đó sự
phát triển của chủ nghĩa hiện đại và những trào lưu khác.
Văn chương hậu hiện đại được xem là phản ứng chống lại tư tưởng
Khai sáng (Enlightenment) - phong trào ủng hộ lý tính, khoa học và sự hợp lý
khởi nguồn từ châu Âu trong thế kỷ 17- 18; chống lại cả sự tiếp cận của
những người theo chủ nghĩa hiện đại đối với văn chương. Nó không thích bị
định nghĩa hay phân loại là một “trào lưu” (văn chương). Nó có nhiều kiểu lý
thuyết phê bình khác nhau, chấp nhận phản ứng đa chiều của người đọc, kể cả
cách tiếp cận "giải cấu trúc" (déconstruction) - phương pháp phân tích văn


13

chương của triết gia Pháp Jacques Derrida. Nó phá vỡ cái gọi là "ngầm hiểu",
sợi dây liên kết giữa tác giả, văn bản và người đọc thông qua tác phẩm.
Riêng tại nước Mỹ thập niên 60, một số nhà phê bình và văn học
sử dùng nhóm từ "Hậu hiện đại" để chỉ những tác gia sinh vào khoảng thập
niên 30, thế hệ sau Hemingway, Faulkner, Caldwell,... chủ trương cách tân
tiểu thuyết với những đặc điểm: phi lý, châm biếm, huyền ảo, truyện không
cốt truyện, không tình tiết, giọng văn mới lạ, có chất quái dị, kinh hoàng
như John Barth, Donald Berthelme, Robert Coover, William Gass, John
Hawkes, Kurt Vonnegut,...
Đối với John Hawkes (sinh năm 1925, tại Stanford), kẻ thù đích thực
của tiểu thuyết là: tình tiết, nhân vật và đề tài. Để chống lại lối viết hiện thực,
ông đưa ra một hình thức tiểu thuyết độc đáo, dựa trên hai yếu tố: châm biếm
và kinh hoàng. Trong cuốn The cannibal (Kẻ ăn thịt người) in năm 1949,
Hawkes khắc họa hình ảnh một nước Đức quái đản trong tưởng tượng, trước
thế chiến thứ nhất và cuối thế chiến thứ hai, với những nhân vật dị kỳ, phế
thải, một thế giới dã man, tàn bạo, "ăn thịt người", thế giới của ác mộng mà
hiện thực không còn chỗ đứng. Trong cuốn Whistlejacket (Nhiếp ảnh gia và

người mẫu, tạm dịch theo tựa tiếng Pháp Le photographe et ses modèles)
(1988), ông tả một họa sĩ, muốn vẽ cho thật chính xác bức tranh ngựa, đã mổ
ngựa để giảo nghiệm cơ thể; muốn vẽ chân dung hai mẹ con, bèn tìm cách mổ
moi (trộm) xác một người mẹ chết vì sinh nở, để vẽ cho sống động. Tác phẩm
của ông toát ra một thứ ngôn ngữ văn chương lạ kỳ, rùng rợn, mê sảng, một
không khí ngụ ngôn thi ca khốc liệt.
Robert Coover (sinh 1932), dùng thủ pháp xáo trộn lịch sử, kể lại và di
chuyển việc xử tử Rosenberg vào thời cao điểm chiến tranh lạnh của phong
trào Mac Carthy. Phác họa một chân dung Nixon đầy nọc độc. Nghi ngờ tất cả


14

những version chính thức của thực tại. Coover bẻ tréo thực tại "chính thức" để
tạo ra một thực tại khác với cảm quan độc đáo của mình.
Kurt Vonnegut (sinh 1922) đặt những câu hỏi hóm hỉnh: Tại sao chúng
ta lại ở trên trái đất này? Ta có thể làm gì được ở đây? Ta biết gì về thế giới
này? Trinh thám giả tưởng là đất dụng võ của ông, ông thích so sánh trái đất
với những hành tinh khác để tìm hiểu cõi "vũ trụ buồn" của chúng ta. Cố tình
pha trộn châm biếm với ngây thơ giả đò, Vonnegut tưởng tượng ra một xã hội
mà những người cầm quyền là những nhà bác học và quần chúng trở nên "vô
dụng". Ông tạo ra những tình tiết ly kỳ giữa các thiên thể như hành tinh
Tralfamadore, dùng những gì mà trái đất gọi là di tích lịch sử như Vạn lý
trường thành để gửi thông điệp. Để giễu cợt "tương lai nhân loại", ông đặt
những câu hỏi lẩn thẩn như "người để làm gì?", "làm sao yêu được đám người
vô dụng?"
Dưới đây có thể thấy một số thủ pháp tiêu biểu được sử dụng trong văn
chương hậu hiện đại, tuy nhiên đây không phải là đặc điểm và thủ pháp độc
quyền của văn chương hậu hiện đại và không phải bất kỳ nhà văn hậu hiện đại
nào cũng sử dụng chúng.

Châm biếm (irony): sử dụng lời nói, kịch tính và tình huống trớ trêu để
nhấn mạnh, khẳng định một chân lý hay sự thật nào đó. Thí dụ, dùng hình
thức so sánh bằng lời mỉa mai, cách nói giảm (litotes) để nhấn mạnh ý nghĩa
cái gì đó (sử dụng ngôn ngữ có cân nhắc để đối lập với sự thật) hoặc tuyên bố
rõ ràng, mạnh mẽ điều liên quan đến sự thật; ngoài ra còn những hình thức
khác, bao gồm phép biện chứng và thực hành.
Trong văn chương hậu hiện đại, tác giả có thể sử dụng hình thức châm
biếm cổ điển (có nguồn gốc từ hài kịch Hy Lạp cổ đại và sự cường điệu của
những nhà tu từ học thời Trung cổ); châm biếm bằng lời (nói ngược lại ý
nghĩa của sự vật, hiện tượng); châm biếm kịch tính (sử dụng sự mỉa mai vốn


15

có trong bài phát biểu hoặc tình huống của phim và kịch, miễn sao người đọc
hiểu ý đồ của tác giả); châm biếm lãng mạn (hài hước về giới hạn của bản
thân trong mọi khía cạnh, thường là cười sự trớ trêu một cách lãng mạn và vui
vẻ); châm biếm bi kịch (sử dụng những tình huống éo le, kịch tính trong một
bi kịch, cho thấy lời nói hay hành động của nhân vật sẽ mang lại kết quả bi
thảm nhưng người đọc nhận ra không phải vậy);châm biếm số phận hay châm
biếm vũ trụ (mỉa mai số phận, định mệnh vì nghĩ rằng ông Trời đã kiểm soát,
trêu chọc, đùa vui trước hy vọng và mong ước của con người); châm biếm
hoàn cảnh (mỉa mai một tình huống trong đó hành động có kết quả ngược lại
sự chờ đợi) và những hình thức khác như châm biếm thi ca (poeticirony); châm biếm lịch sử (historical irony)...
Trong văn chương hậu hiện đại còn có hình thức vui đùa (playfulness)
và chuyện khôi hài (black humor), tác giả có thể sử dụng những đoạn trích để
mua vui hoặc châm biếm. Nhìn chung, những hình thức châm biếm, khôi hài
trong văn chương hậu hiện đại thường nằm trong những chủ đề nghiêm túc.
Nói như thế, không có nghĩa là bất kỳ nhà văn trào phúng nào cũng được xem
là nhà văn hậu hiện đại. Trên thực tế, đã có một số người chuyên viết hài

trước đây, bây giờ được dán nhãn là tiểu thuyết gia hậu hiện đại (!). Thí dụ
như Joseph Heller, Bruce Jay Friedman, John Barth, hay Kurt Vonnegut....
Phân mảnh (fragmentation): là một khía cạnh quan trọng khác của văn
chương hậu hiện đại. Người ta có thể tìm thấy những mảnh vụn rời rạc trong
cốt truyện, tính cách nhân vật, đề tài, hình ảnh và tình tiết xuyên suốt toàn bộ
tác phẩm. Nhìn chung, một chuỗi gồm nhiều sự kiện, con số, hành động... tiếp
nối nhau theo trình tự nào đó, thoạt nhìn có vẻ giống tác phẩm hiện đại, song,
sự khác biệt chính là cách tiếp cận từng mảnh vụn của văn chương hậu hiện
đại. Sự phân mảnh có thể xuất hiện trong ngôn từ, cấu trúc câu và văn phạm.
Trong tiểu thuyết Ζ213: ΕΞΟΔΟΣ (Z213: Ra đi, 2009), nhà văn Hy Lạp


16

Dimitris Lyacos cho thấy phong cách viết gần như là điện báo (telegraphic).
Hiếm khi ông sử dụng mạo từ và liên từ, chủ yếu dùng biện pháp tu từ của
hình thức nhật ký; phần lớn là ngôn ngữ đời thường, giản dị với sự rối loạn và
méo mó của văn phạm. Sự khiếp sợ được tạo ra bằng ngôn từ vừa phải, kết
hợp để hình thành loại cú pháp không có kết cấu, đứt quãng, dường như chật
chội, mà qua đó nỗi sợ hãi trong tiềm thức người đọc có thể tăng lên rồi dịu
xuống... Sự phân mảnh còn xuất hiện bằng những hình thức khác trong tiểu
thuyết Giovanni’s Room (Căn phòng của Giovanni, 1956) của James Baldwin
hay trong kịch Waitingfor Godot (Chờ đợi Godot, 1953) của Samuel Beckett.
Theo nhà văn James Morley, nhiều tác giả hậu hiện đại thường tìm kiếm các
yếu tố hữu ích trong những hình thức xưa, thí dụ như sử dụng nghệ thuật cắt
dán ảnh cho tác phẩm của mình.
Nghịch lý (paradox): nghịch lý của văn chương hậu hiện đại là đặt toàn
bộ các nguyên tắc dưới sự giám sát của chủ nghĩa hoài nghi (absurdism), ngay
cả những nguyên tắc riêng cũng có thể bị tra hỏi. Chủ nghĩa hoài nghi (hay
chủ nghĩa phi lý) có nguồn gốc từ quan điểm của triết gia Đan Mạch Søren

Kierkegaard (1813 – 1855), người đã chọn cách đương đầu với những khủng
khoảng mà con người phải đối mặt với sự phi lý. Chủ nghĩa này không thừa
nhận lí trí, khả năng khoa học nhận thức được chân lý, bản chất và quy luật
của hiện thực khách quan.
Chủ nghĩa hoài nghi cho rằng thế giới bị chi phối bởi những lực lượng
phi lý trí, chỉ có thể nhận thức được bằng bản năng, trực giác hay vô
thức…Đến cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa này đã trở thành hệ
thống với những đại biểu tầm cỡ như Arthur Schopenhauer, Friedrich
Nietzsche, Henri Bergson…Chủ nghĩa hoài nghi có liên quan mật thiết với
thuyết hiện sinh (existentialism) và thuyết hư vô (nihilism).


17

Về bản chất, xét phương diện nào đó, văn chương hậu hiện đại có thể là
sự chế giễu, sự phi lý, một thể loại không phải hài kịch và cũng không đơn
thuần là những hành vi vô nghĩa, nói đúng hơn, nó là sự nghiên cứu về hành
vi con người trong những hoàn cảnh (dù hiện thực hay hư cấu) cho thấy
không có mục đích, chứa sự vô lý mang tính triết học. Cái phi lý ấy ấn định
phần nào đó trong tính cách và hành động của nhân vật và người đọc có thể
nhận ra được. Điều này thể hiện khá rõ trong vở kịch phi lý "Chờ đợi Godot"
đã nêu ở trên.
Liên kết văn bản (intertextuality): văn chương hậu hiện đại thường sử
dụng sự liên kết văn bản: mối quan hệ giữa văn bản này (thí dụ tiểu thuyết) và
văn bản khác có kết cấu đan xen trong lịch sử văn chương. Liên kết này có thể
là sự tham khảo, trích dẫn, mô phỏng, thảo luận rộng mở hoặc ứng dụng vài
quyển sách nào đó trong tác phẩm mới của tác giả. Năm 1975, trong một cuộc
phỏng vấn trên Pacifica Radio, nhà văn Mỹ Donald Barthelme đã thổ lộ rằng
ông chịu ảnh hưởng một số tiểu thuyết gia, đã từng "liên kết văn bản" với
những tác phẩm của họ, đặc biệt là đối với Samuel Barclay Beckett (1906 –

989) - nhà văn Ai Len đoạt giải Nobel Văn chương năm 1969.
Cóp nhặt (pastiche): kết hợp hoặc "dán" nhiều yếu tố vào nhau. Trong
văn chương hậu hiện đại, điều này có nghĩa là tôn trọng hoặc giễu nhại những
thể loại trong quá khứ. Nó có thể đại diện cho sự hỗn độn, tính đa nguyên
hoặc đa khía cạnh thông tin của xã hội hiện đại. Kỹ thuật cóp nhặt có thể kết
hợp nhiều thể loại để tạo ra một chuyện kể duy nhất hoặc đưa ra những lời
bình về sự vật, hoàn cảnh trong thời hậu hiện đại.
Siêu hư cấu (metafiction): về cơ bản, siêu hư cấu là cách viết về cách
viết hoặc "làm nổi bật cấu trúc phức tạp của tác phẩm", vì nó là đặc trưng cho
cách tiếp cận của người theo chủ nghĩa giải cấu trúc, tạo ra tính chất giả của
nghệ thuật hoặc tính chất tiểu thuyết hư cấu mà người đọc có thể nhận ra


18

được, nói chung siêu hư cấu không quan tâm tới sự hoài nghi. Thí dụ, sự tri
giác hậu hiện đại và siêu hư cấu ra lệnh cho những tác phẩm giễu nhại
(parody) cần nhái lại ý tưởng của chính sự giễu nhại.
Siêu hư cấu thường được sử dụng để làm suy yếu quyền lực của tác giả,
giúp chuyện kể thay đổi bất ngờ, thúc đẩy nội dung theo lộ trình duy nhất, tạo
khoảng cách xúc cảm hoặc bình luận hành động kể chuyện. Thí dụ, tiểu
thuyết Se una notte d'inverno un viaggiatore (Nếu một đêm đông có người lữ
khách, 1979) của nhà văn Ý Italo Calvino. Nội dung nói về một người đang
đọc quyển sách có tựa là Se una notte d'inverno un viaggiatore (chú ý: tựa
sách thật và tựa sách trong truyện trùng tên). Quyển này bắt đầu bằng chương
nói về nghệ thuật và bản chất của việc đọc, và sau đó được chia thành hai
mươi hai đoạn. Những đoạn đánh số lẻ và đoạn cuối cùng cho thấy nhân vật
chính kể chuyện bằng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai, kể cho người đọc
những gì mà anh ta đang chuẩn bị cho việc đọc ở chương kế tiếp. Mỗi đoạn
đánh số chẵn là một chương đầu tiên của một quyển tiểu thuyết (tổng cộng 10

quyển khác nhau), có sự thay đổi lớn về chủ đề, thể loại, văn phong. Tất cả bị
gãy rời, vì những lý do khác nhau được giải thích trong những đoạn rải rác,
phần lớn xuất hiện chốc lát trong vài cao điểm của cốt truyện. Trong sách có
một chương riêng cho thấy nhân vật thứ hai là người nữ.
Siêu hư cấu biên sử (historiographic metafiction): một thuật ngữ do
nhà lý thuyết văn chương Linda Hutcheon tạo ra. Hutcheon có giải thích: tác
phẩm siêu hư cấu biên sử là "những tiểu thuyết phổ biến và nổi tiếng, có sự tự
phản thân mãnh liệt nhưng nghịch lý là chưa sắp xếp để khẳng định nhân vật
quan trọng và sự kiện lịch sử". Siêu hư cấu biên sử là hình thức nghệ thuật
hậu hiện đại điển hình, dựa vào lời kịch, văn thơ nhại và sự tái định nghĩa lịch
sử.


19

García Márquez đã sử dụng thành thạo kỹ thuật này trong tiểu thuyết El
general en su laberinto (Vị tướng trong mê cung của mình, 1989), nói về
những ngày cuối đời của nhà cách mạng Simón Bolívar, người lãnh đạo các
phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19.
Nhìn chung, có rất nhiều nhà văn thành danh qua kỹ thuật siêu liên
kết biên sử, thí dụ như Margaret Atwood, A. S. Byatt, Angela Carter, Peter
Ackroyd, Robert Coover, E. L. Doctorow, Julian Barnes, Umberto Eco, John
Crowley hay Timothy Findley...
Bóp méo thời gian (temporal distortion): là kỹ thuật thông thường trong
văn hư cấu hậu hiện đại, thể hiện bằng sự phân mảnh và tự sự phi tuyến tính
(non-linear narrative), hai đặc điểm chính trong cả văn chương hiện đại và
hậu hiện đại. Nhờ kỹ thuật này, tác giả có thể nhảy tới lui bất kỳ thời điểm
nào của thời gian. Riêng trong văn hư cấu hậu hiện đại, tác giả có thể sử dụng
thủ pháp này trong nhiều cách, thường là vì mục đích châm biếm, khôi hài.
Siêu hư cấu biên sử cũng là một thí dụ cho cách này.

Trong quyển Flight to Canada (Chuyến bay đến Canada, 1976), nhà
văn Mỹ Ishmael Reed đã xử lý tinh tế, nghịch ngợm những chi tiết sai thời
gian lịch sử, thí dụ cảnh Abraham Lincoln (Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ)
sử dụng điện thoại. Nhìn chung, thời gian đã trở nên méo mó bởi sự pha trộn
lịch sử với thực tế chính trị và hài kịch qua lăng kính của Ishmael Reed.
Trong Everything Is Illuminated (Mọi điều sáng tỏ, 2002), tiểu thuyết đầu tay
của Jonathan Safran Foer, thủ pháp này hiện rõ qua cảnh nhân vật chính
Jonathan Safran Foer đến Ukraine, ở nơi ấy mọi điều đã trở nên cũ kỹ so với
nước Mỹ, nơi ông khởi hành.
Ngoài ra, thời gian cũng có thể chồng chéo lên nhau, lặp lại hay phân
tách trong nhiều sự kiện có thể xảy ra. Một số tiểu thuyết của Thomas
Pynchon khắc họa những cảnh hồi tưởng hoặc tình tiết quan trọng, trong đó


20

địa điểm nằm trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau. Thêm vào đó, bất kỳ
nhân vật nghiện ma túy nào của Pynchon cũng bị rối loạn thời gian tương ứng
với tình trạng say thuốc của họ - vài nhân vật trải qua cảm giác chồng chéo
thời gian, những người khác thấy thời gian lặp lại hoặc bị phân mảnh. Trong
truyện ngắn The Babysitter (Cô giữ trẻ), trích từ tuyển tập Pricksongs and
Descants (1969), tác giả Robert Coover cho thấy nhiều sự kiện có thể xảy ra
cùng lúc, ở tiết đoạn này cô giữ trẻ bị giết và cùng lúc ở tiết đoạn khác lại
không có gì xảy ra..., mọi việc diễn tiến bình thường, câu chuyện chẳng đưa
ra lời giải thích nào rõ ràng về điều này.
Bản thể luận (Ontology): xuất phát từ tiếng Hy Lạp Οντολογία, dùng
để chỉ sự nghiên cứu triết học về bản chất sự sống, sự tồn tại, thực tại cũng
như các phạm trù cơ bản của sự sống và toàn bộ mối quan hệ của chúng …
Nó là một phần trong phân nhánh quan trọng của triết học gọi là “siêu hình
học” (metaphysics), thường nêu những câu hỏi liên quan tới sự tồn tại của

những thực thể nào đó. Nhìn chung, luận đề cơ bản của bản thể luận là “Tồn
tại là gì?”, “Cái gì tồn tại?”, “Sự tồn tại của cái hữu hình là gì?” “Sự tồn tại
của cái vô hình là gì?” hay “Nếu một đối tượng vô hình tồn tại thì điều đó có
nghĩa gì?”.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism): năm 1925, nhà phê bình
nghệ thuật Đức Franz Roh sử dụng cụm từ này để nói về phong cách hội họa
gọi là Neue Sachlichkeit (Tính khách quan mới), cho thấy đó là một phản ứng
đối với chủ nghĩa biểu hiện trên tạp chí Ý Novecento, do nhà văn - nhà phê
bình Massimo Bontempelli biên tập. Đến thập niên 1940, nhiều tác giả Mỹ La
Tinh kết hợp lý thuyết của Roh và Bontempelli với những khái niệm kỳ lạ của
siêu thực Pháp, sáp nhập những thần thoại bản địa và qui tắc truyền thống vào
tiểu thuyết Mỹ La Tinh.


×