Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI CÔNG KHOẢNG

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
CÁC XÃ VEN BIỂN CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI CÔNG KHOẢNG

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
CÁC XÃ VEN BIỂN CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành:

Giáo dục và phát triển cộng đồng

Mã số:

Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục môi trường cho cộng
đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Thị Tuyết Oanh là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn
chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Bùi Công Khoảng


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được luận văn và toàn bộ chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa
học giáo dục, chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, em xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lí - Giáo dục học, phòng Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ để
em hoàn thành khóa học của mình.
Với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần
Thị Tuyết Oanh, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cùng gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ và động viên để em có thể hoàn thành được luận văn
tốt nghiệp này.

Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy cô chỉ dẫn, các anh, đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Công Khoảng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



:

Cộng đồng

CĐDC

:

Cộng đồng dân cư

GD

:

Giáo dục

GDMT


:

Giáo dục môi trường

KT - XH

:

Kinh tế - Xã hội

MT

:

Môi trường

NXB

:

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
8. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................... 5
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ CÁC XÃ VEN BIỂN ................................................................... 6
1.1. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 6
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................12
1.2.1. Môi trường .........................................................................................................12
1.2.2. Giáo dục, giáo dục môi trường .........................................................................14
1.2.3. Cộng đồng ..........................................................................................................16
1.2.4. Cộng đồng dân cư các xã ven biển ..................................................................19
1.3. Giáo dục môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ các xã ven biển.....................19
1.3.1. Đặc điểm của vùng ven biển và người dân các xã ven biển ..........................19
1.3.2. Tầm quan trọng của gáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven
biển ................................................................................................................................20
1.3.3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục môi trường cho cộng đồng dân
cư các xã ven biển ........................................................................................................21


1.3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường và các chủ thể giáo
dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển ...........................................24
1.4. Các yêu tố ảnh hƣởng đến giáo dục môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ
các xã ven biển ............................................................................................................28
1.4.1. Cơ chế chính sách có liên quan đến GDMT nói chung và GDMT cho
CĐDC các xã ven biển nói riêng. ...............................................................................28
1.4.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng

giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển. ..................................28
1.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục môi trường cho cộng
đồng dân cư các xã ven biển .......................................................................................29
1.4.4. Tính tích cực của người dân trong các hoạt động bảo vệ môi trường .........30
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ CÁC XÃ VEN BIỂN CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................................................................................32
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ..................................................32
2.1.1. Mục đích, nội dung và đối tượng khảo sát ......................................................32
2.1.2. Phương pháp khảo sát .......................................................................................33
2.1.3. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................33
2.2. Vài nét khái quát về huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ............33
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................33
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế...............................................................................35
2.2.3. Tình hình văn hóa- xã hội .................................................................................37
2.3. Thực trạng môi trƣờng và nhận thức về môi trƣờng tại các xã ven biển
của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ...................................................38
2.3.1. Đánh giá về tình trạng môi trường tại các xã ven biển của huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng ....................................................................................38
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.....................................................39


2.3.3. Nhận thức về môi trường đối với cuộc sống và hoạt động của cộng đồng
dân cư ............................................................................................................................41
2.4. Thực trạng giáo dục môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ..........................................................43
2.4.1. Nhận thức về giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên .....................................................................................................43
2.4.2. Thực trạng thực hiện giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven

biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ...............................................47
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ..........................................................................62
2.5.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................62
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................63
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................64
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ CÁC XÃ VEN BIỂN CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ....................................................................................................65
3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................65
3.1.1. Định hướng đề xuất biện pháp .........................................................................65
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp....................................................................66
3.2. Biện pháp giáo dục môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ các xã ven biển của
huyên Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. .........................................................68
3.2.1. Bồi dưỡng dưỡng nhận thức cho các lực lượng cộng đồng về ý nghĩa của
hoạt động giáo dục môi trường. ..................................................................................69
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng về bảo vệ môi trường cho người dân ...............70
3.2.3. Bổ sung và ban hành những văn bản về công tác GDMT cho người dân ...71
3.2.4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
đảm trách công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển ....73
3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng cộng đồng trong việc xây dựng, hoàn
thiện chương trình, nội dung giáo dục môi trường cho người dân ........................74


3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục môi trường ............................................75
3.2.7. Nhà trường chủ động trong giáo dục môi trường cho người dân trong cộng
đồng thuộc các xã ven biển .........................................................................................77
3.2.8. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho người dân
trong cộng đồng thuộc các xã ven biển một cách thường xuyên.............................79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp................80
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp........................................................................80

3.3.2. Khảo nghiệm các biện pháp .............................................................................81
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................94
PHỤ LỤC ....................................................................................................................97


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và người dân về
tình trạng môi trường tại các xã ven biển huyện Thủy Nguyên ................ 38
Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và người dân về
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.............................................. 39
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và người dân
về tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống và hoạt động của CĐDC ... 41
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và người dân
về tầm quan trọng của GDMT cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy
Nguyên................................................................................................. 43
Bảng 2.5. Nhận thức về ý nghĩa của giáo dục môi trường cho cộng đồng dân
cư ........................................................................................................ 44
Bảng 2.6. Nhận thức về mục tiêu giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã
ven biển của huyện Thủy Nguyên .......................................................... 45
Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể về mức độ
thực hiện nội dung GDMT cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy
Nguyên ................................................................................................ 47
Bảng 2.8. Đánh giá của người dân trong cộng đồng về mức độ thực hiện nội
dung GDMT cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên .... 48
Bảng 2.9 .Thực trạng phương pháp giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư
các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ....... 49
Bảng 2.10. Thực trạng các hình thức giáo dục môi trường cho cộng đồng dân
cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng .. 51

Bảng 2.11.Các lực lượng tham gia GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven
biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ......................... 53
Bảng 2.12:Mức độ quan trọng của các lực lượng tham gia GDMT cho
cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng ............................................................................ 54


Bảng 2.13:Mức độ thực hiện của các lực lượng tham gia GDMT cho cộng
đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng ..................................................................................... 55
Bảng 2.14 Đánh giá thực trạng phối hợp giữa các lực lượng tham gia GDMT
cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng .................................................................................................. 56
Bảng 2.15.Đánh giá về mức độ tham gia của người dân các xã ven biển huyện
Thủy Nguyên trong các hoạt động bảo vệ môi trường ....................... 57
Bảng 2.16.Đánh giá về kết quả giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các
xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ............. 58
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với kết quả
GDMT cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng ............................................................................ 60
Bảng 2.18. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với kết quả
GDMT cho CĐDC các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng ............................................................................................ 61
Bảng 3.1.Mức độ cần thiết của các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư
thuộc các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. ....... 83
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư thuộc
các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. ...... 86


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và
người dân về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ..................... 41
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và
người dân về tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống và hoạt động
của CĐDC ............................................................................................. 43
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục môi trường cho cộng đồng
dân cư các xã ven biển của huyên Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 81
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân
cư thuộc các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng..................................................................................................... 85
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư
thuộc các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng. ............................................................................................ 88


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống, hoạt động của
con người, nó cung ứng những điều kiện, phương tiện đảm bảo sự phát triển
bền vững của mỗi cá nhân cũng như toàn nhân loại.
Mấy thập kỉ qua, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ
của quá trình công nghiệp hóa trên phạm vi toàn thế giới, con người đã xâm
phạm đến tự nhiên, phá hoại hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường sống, làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của chính loài người [34;343]. Bảo vệ môi trường
(BVMT) là vấn đề sống còn của nhân loại, của từng đất nước, là một vấn đề
khoa học có tính xã hội sâu sắc.
Các nhà nghiên cứu và quản lí nhận thấy rằng: một trong những nguyên
nhân cơ bản mà con người gây ô nhiễm môi trường, làm phương hại đến sự phát
triển bền vững của đất nước, của nhân loại là do thiếu hiểu biết về môi trường và
kĩ năng bảo vệ môi trường. Con người là yếu tố quyết định nhất trong vấn đề

BVMT. Nếu con người có ý thức đầy đủ về các hành động của mình đối với môi
trường, có những hiểu biết cần thiết về sự tác động qua lại giữa con người và môi
trường, mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường thì có thể gắn kết được những vấn
đề phát triển kinh tế với BVMT [2;254].
Trên cơ sở nhận thức rõ về tác hại của ô nhiễm môi trường và tầm quan
trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, nhiều văn bản pháp quy đã được ban
hành. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Quyết
định số 179/2013/NĐ-CP năm 2013 [6].Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành Luật BVMT theo quyết định số 55/2014/QH13, luật
này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và
nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường [26].. Bộ Nông nghiệp
1


và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn triển khai một số hoạt động
bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Quyết định số 55/2014/TTBNNPTNT năm 2014 [3].
Giáo dục môi trường (GDMT) là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi
người để họ có nhận thức đúng đắn về môi trường và ý nghĩa sống còn của
việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành
các kĩ năng bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân,
gia đình và cộng đồng. .
Thuỷ Nguyên là một huyện ven biển, Thuỷ Nguyên có hàng ngàn ha
diện tích bãi triều để phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, mặt khác
đây cũng chính là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển
và các ngành kinh tế khác. Trong những năm qua, nguồn tài nguyên biển đã
đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên,

các ngành kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân từng bước
được cải thiện. Thủy Nguyên cũng được đánh giá là một trong những huyện
giàu có nhất miền Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, hiện nay,
Huyện phải đối mặt với tình trạng các hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy
giảm một cách nhanh chóng nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường biển khái
trầm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể
đến những hạn chế về nhận thức, thái độ và hành động của người dân đối với
vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giáo
dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển trên địa bàn huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục
môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng” để tiến hành nghiên cứu.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển
và khảo sát thực trạng GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động này, góp phần gìn giữ môi trường trong lành cho các vùng
ven biển trên địa bàn thành phố.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Môi trường trên địa bàn các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên,

thành phố Hải Phòng đang ngày càng bị ô nhiễm, hoạt động bảo vệ môi
trường chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả đạt được chưa cao. Nếu
nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra
những biện pháp mang tính khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về GDMT cho cộng đồng dân cư các xã
ven biển.
5.2. Đánh giá thực trạng GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
3


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Khảo sát trên 98 người dân thuộc các xã ven biển của huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Khảo sát trên 50 cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên
quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu về thực trạng GDMT cho cộng
đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các
chuyên gia, cán bộ quản lí và nhân dân các vùng nông thôn về thực trạng GDMT cho
cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, phỏng vấn để lấy ý kiến của nhân dân, cán bộ quản lí và
các chuyên gia về hoạt động GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
4


7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí những số liệu thu
được từ thực trạng GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét,
đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử
dụng toán thống kê, phương pháp sử dụng phần mềm xử lí số liệu.
8. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng được khung lí luận về GDMT cho cộng đồng dân cư các
xã ven biển.
Đánh giá được thực trạng GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven
biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và xác định nguyên

nhân thực trạng.
Xác định được các biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển
của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển.
Chương 2. Thực trạng GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Chương 3. Biện pháp GDMT cho cộng đồng dân cư các xã ven biển của
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ CÁC XÃ VEN BIỂN
1.1. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn Thế
giới. Trong vài chục năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động
của cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho
môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt,
nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn.
Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ
thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các
các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề GDMT. GDMT là một trong những
biện pháp có hiệu quả nhất, giúp con người có nhận thức đúng trong việc

khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu về môi trường và giáo dục môi trường nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học, của các tổ chức.
Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi
trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động
đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các
vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự
thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm
môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng
được thành lập.
Chương trình IEEP ( Chương trình GDMT quốc tế) ra đời tại một hội
thảo ở Belyrade năm 1972. Hội thảo đưa ra bản tuyên bố liên chính phủ lần
6


đầu tiên về GDMT. Các mục đích, mục tiêu, những khái niệm cốt lõi và
những nguyên tắc hướng dẫn của chương trình được đưa ra vào một văn kiện
của hội thảo có tên là: “Hiến chương Belyrade – một hệ thống nguyên tắc
toàn cầu cho GDMT”. Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát GDMT
được đưa ra tại Belyrade có thể tóm tắt như sau:
- Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế,
xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành phố.
- Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức những giá
trị, quan niệm, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo
môi trường.
- Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ
chức, cũng như toàn xã hội.
Tại Hội nghị liên chính phủ lần đầu tiên về GDMT do UNESCO tổ chức
tại Tbilisi (Liên Xô) năm 1977 có 66 thành viên các nước tham dự. Hội nghị
đưa ra các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi hơn nữa GDMT trong

chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Sự kiện quan trọng
này và những công bố liên tiếp theo dự kiến hội nghị đã tiếp tục đóng góp cho
hệ thống nguyên tắc của sự phát triển GDMT trên toàn thế giới ngày nay
Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem
Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy
ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment
and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban
Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá
trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hôi nghị Tbilisi đầu tiên và Hội
nghị này một loạt các vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong đó có tầm
quan trọng đặt biệt của GDMT, với nội dung: Rốt cuộc là sẽ không có gì giảm
được mối đe doạ mang tính khu vực và quốc tế đối với môi trường trừ khi ý
thức của đại đa số quần chúng về mối liên quan thiết yếu giữa đặc trưng môi
7


trường và tiếp tục thoả mãn các nhu cầu của con người được thức tỉnh. Hoạt
động của con người phụ thuộc vào động cơ, mà động cơ phụ thuộc vào sự
hiểu biết của chúng. Vì thế chúng ta hiểu được tầm quan trọng tại sao mỗi
người phải nhận thức môi trường đúng đắn thông qua GDMT.
Cũng trong năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển đã có
báo cáo “Tương lai của chúng ta” (WCED, 1987). Bản báo cáo đã đưa ra một
công bố chính “chương trình nghị sự toàn cầu” để nhất trí vấn đề môi trường với
sự phát triển, và vì thế đã tăng cường và mở rộng thực chất cuộc bảo tồn thế giới
1980. Giáo dục được coi là phần trọng tâm của chương trình này “Sự thay đổi
trong thái độ mà chúng ta cố gắng làm phụ thuộc các chiến dịch giáo dục lớn,
các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng” (WCED 1987).
Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã
được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời

của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và
Phát triển của Liên hiệp quốc.
Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát
triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống
nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì
sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự
tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các
tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường
và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa
dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về
nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...Và một dự kiến được đưa ra là mọi chính
phủ phải nổ lực phấn đấu để cập nhập hóa hoặc chuẩn bị các chiến lược
nhằm mục đích kết hợp môi trường và phát triển thành vấn đề trung tâm để
đưa vào tất cả các cấp giáo dục.
8


Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm
họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những
việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương
trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu
tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm
tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô
nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề
cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát
triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển
chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, người đi đầu trong việc GDMT cho thế hệ trẻ và nhân dân là

Chủ tịch Hồ Chí Minh; năm 1962, Bác đã phát động phong trào “trồng cây
gây rừng” trong cả nước. Câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người” đã để lại ý nghĩa sâu sắc trong lòng các thế hệ dân
Việt. Bác đã khái quát được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa
môi trường tự nhiên với môi trường xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDMT trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và xã hội bền vững. Nhiều văn bản đã
được ban hành nhằm thể chế hóa công tác GDMT như Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 đã được Quốc Hội thông qua.
Đại hội Đảng toàn quốc lần X đã xác định nhiệm vụ của Giáo dục và
Đào tạo là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức,
nội dung, phương pháp dạy học, thực hiện: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [10,2].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới
9


căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm
thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước đến hoạt
động quản trị của các cơ sở GD - đào tạo và việc tham gia của gia đình,
CĐ, XH và bản thân người học… người học là chủ thể trung tâm của quá
trình GD; GĐ có trách nhiệm kết hợp với NT và XH trong việc GD nhân
cách, lối sống cho con em mình” [9, 4].
So với thế giới, việc giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực
hiện muộn hơn, mới chỉ được đề cập từ lần Cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm
1979). Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, cụ
thể như:

- Tác giả V Quý “Bảo vệ môi trường - điều tiên quyết để giảm nh
những đau khổ con người và để phát triển bền vững”- Tuyển tập tóm tắt các
công trình khoa học .2005 [27].
- Tác giả Nguyễn Văn Thuần có đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An” [28]. Tác giả nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao
các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học phổ thông
huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Thị Thu Hằng (Đại học Quốc Gia Hà Nội), Giáo dục môi trường
thông qua dạy học dự án, chương nhóm Cacbon – Hoá học 11 nâng cao,
[11].Trần thị Hồng Châu (Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh), Giáo
dục môi trường thông qua dạy học hoá học lớp 10, 11 ở trường phổ thông,
[5]. Những luận văn trên đưa ra nội dung và quy trình để thực hiện hiệu quả
trong hoạt động GDMT cho học sinh thông qua giảng dạy bộ môn ở bậc học
Trung học phổ thông.
Ngoài ra, đã có một số đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục nghiên
cứu về quản lý công tác GDMT ở các trường phổ thông như: Trần Tự Trọng
10


– Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trung học
phổ thông vùng ven biển tỉnh Quảng nam – Đại học Đà Nẵng, [29]. Nguyễn
Tý – Biện Pháp quản lí công tác giáo dục môi trường ở các trường trung
học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, [32]. Các
luận văn trên đã làm r mục tiêu và nội dung GDMT cho học sinh, trong đó
trình bày cụ thể các các bước để đạt mục tiêu và nội dung GDMT cho học
sinh, xác định phương pháp dạy học, hình thức chung khi tổ chức các hoạt
động nhằm GDMT cho học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
Luận văn của Đặng Hoàn Kiếm (Đại học Thái Nguyên – Trường Đại
học sư phạm), Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ

thông, thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình [18]. Luận văn nêu lên quy trình khảo sát để đưa ra
thực trạng môi trường ô nhiễm ở làng nghề tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình và thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học
sinh về tầm quan trọng của môi trường và đưa ra những giải pháp khắc
phục trong đó giải pháp chủ đạo là nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ
quản lí, giáo viên, học sinh và người dân
Từ các nghiên cứu đó có thể có nhận xét như sau:
- Vấn đề GDMT đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước, tuy nhiên, các công trình đã có chủ yếu tập trung vào
hướng GDMT cho học sinh phổ thông.
- GDMT cho CĐDC, đặc biệt là CĐDC các xã ven biển chưa nhận được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
- Theo vốn hiểu biết của tác giả, cho đến nay, chưa có một công trình
nghiên cứu nào về “Giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư các xã ven
biển của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng”.

11


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Môi trường
Có nhiều khái niệm về môi trường và được hiểu theo các nghĩa khác nhau:
Trong Tiếng Anh, môi trường được viết “Environment”, Tiếng Pháp
viết là “L’environnement”, dịch theo nghĩa Tiếng Việt là “Bao quanh”. Vì
vậy, hiểu theo nghĩa khái quát nhất “Môi trường của một vật thể hoặc một
sự kiện, là tổng hợp các sự kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự
kiện đó”. Khái niệm này được cụ thể hóa đối với những đối tượng và mục
đích nghiên cứu khác nhau.
Xét về nghĩa rộng, “Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có

ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện”.
Tổ chức UNESCO cho rằng: “Môi trường sống của con người bao gồm
toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người sáng tạo ra; trong đó, con
người sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân tạo cho phép để thỏa mãn các nhu cầu của con người”[33].
Theo tác giả Lê Văn Khoa, đối với cơ thể sống đã viết:“Môi trường là
tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát
triển của cơ thể [19].
Tác giả Hoàng Đức Nhuận định nghĩa: “Môi trường bao gồm tất cả
những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác
động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh
vật” [24].
Như vậy, ta có thể khái quát: Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật hoặc môi
trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không
gian và thời gian. môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng,

12


điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi, sự sinh trưởng, phát
triển và trưởng thành của các cơ thể sống [19] .
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 [26] định nghĩa: Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường sống của con người thường được phân thành:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả, không

khí, động và thực vật, đất và nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để
thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Như vậy, môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các
nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người
như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan
hệ xã hội,... Với nghĩa h p, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống của con người như số m2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước
sạch, điều kiện vui chơi giải trí,... ở nhà trường thì môi trường của học sinh
gồm nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân
chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội,...
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều
kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
13


×