Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giaó dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 140 trang )


TS Nguyễn Đức Kháng (Chủ biên)
TS Nguyễn Bá Thụ, TS Trần Thế Liên
Lê Văn Lanh, Bùi Xuân Trường, Sầm Thị Thanh Phương











GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG
TẠI CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


(Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ làm công tác giáo dục môi trường
ở các Khu bảo tồn thiên nhiên)











NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2008


1
LỜI GIỚI THIỆU

Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam bắt đầu được hình thành từ khi thành lập
Vườn quốc gia Cúc Phương năm 1962. Cho đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ và của
các cấp, các ngành, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam không ngừng được mở
rộng về diện tích và số lượng. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục hệ thống rừng đặc dụng sau rà soát, quy hoạch lại
đến năm 2020, bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88 ha, trong đó
có: 30 Vườn quốc gia với tổng diện tích 1.077.236,13ha; 69 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng
diện tích 1.099.736,11ha; 45 khu rừng bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích 78.129,39ha và
20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học với tổng diện tích 10.652,25ha. Các khu bảo
tồn này đã thực sự trở thành ‘kho báu’ của quốc gia, phát huy tốt vai trò bảo vệ thiên nhiên,
phòng hộ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu của việc thành lập hệ thống các Khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các giá trò
tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đặc biệt quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học trong
đó có các loài quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học, giáo dục môi trường, nghỉ ngơi và phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích của các thế
hệ hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.
Việc thiết lập được một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên là một thành công đáng kể trong
hoàn cảnh đất nước đã trải qua chiến tranh và điều kiện kinh tế còn nghèo nàn. Tuy nhiên,
việc bảo vệ và phát triển hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó
khăn. Trong đó, trình độ quản lý các khu bảo tồn còn hạn chế là một lý do đáng kể, nhận
thức về hoạt động bảo tồn của cộng đồng còn thấp, thêm vào đó nền kinh tế còn nghèo nàn
là một cản trở không nhỏ trong việc đầu tư và phát triển hệ thống này.
Để khắc phục những tồn tại đang ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ

hệ thống khu bảo tồn, việc đầu tiên phải giải quyết là giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn
cho cộng đồng, trong đó có cả đội ngũ những người đang hoạt động trong lónh vực này.
Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều các tài liệu giáo dục môi trường của các nhóm tác giả
và tổ chức liên quan, song vẫn chưa có một tài liệu giáo dục môi trường nào dành cho cộng
đồng đòa phương đáp ứng được yêu cầu của những người làm công tác giáo dục môi trường
tại các Khu bảo tồn. Vì vậy, sự ra đời của cuốn sách sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực và
hữu ích cho những người làm công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương tại
các Khu bảo tồn.



2

Nội dung cuốn sách bao gồm hai phần chính:
(1) Tìm hiểu đặc điểm của cộng đồng đòa phương và các phương pháp tiếp cận trong giáo
dục môi trường đối với đối tượng này.
(2) Các bài giảng áp dụng đối với cộng đồng đòa phương ở các Khu bảo tồn.
Vì đây là lần xuất bản đầu tiên, nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Để nâng
cao chất lượng của cuốn sách và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, nhóm tác giả rất mong
sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía bạn đọc.
Cuốn sách này được xuất bản là một phần kết quả của dự án “Khóa tập huấn trong nước
nâng cao năng lực về bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường và du lòch sinh thái cho các
Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”. Dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài
trợ, Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (CARD) và Hiệp hội Vườn quốc
gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) cùng phối hợp thực hiện. Nhân dòp xuất
bản cuốn sách, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản cho dự
án này.
Nhóm tác giả



3
MỤC LỤC

Lời giới thiệu 1
Mục lục 3
MỤC LỤC HÌNH 6
MỤC LỤC BẢNG 6
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG 7
I.1. Khái niệm và đặc điểm cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam 7
a. Khái niệm 7
b. Một số đặc điểm của cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia 7
I.2. Khái niệm giáo dục môi trường 8
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương các Khu bảo tồn thiên nhiên 9
I.4. Những khó khăn khi tiến hành giáo dục môi trường cho cộng đồng 10
I.5. Các hình thức tiếp cận giáo dục, truyền thông môi trường cho cộng đồng 10
1.6. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm. 11
I.7. Tháp học và một số thủ pháp khi làm việc với người lớn 13
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG VÀ CÔNG CỤ LÀM VIỆC NHÓM THƯỜNG SỬ DỤNG KHI LÀM VIỆC
VỚI CỘNG ĐỒNG 15
II.1. Kỹ năng thúc đẩy. 15
1. Kỹ năng thúc đẩy là gì? 15
2. Vai trò của người thúc đẩy? 15
3. Tại sao kó năng thúc đẩy/ hỗ trợ lại rất quan trọng đối với cán bộ giáo dục môi trường? 15
4. Những phẩm chất cơ bản của một cán bộ thúc đẩy 15
5. Những kó năng thúc đẩy cơ bản: Lắng nghe – Đặt câu hỏi - Thăm dò 17
6. Một số kỹ năng khác 20
II.2. Một số công cụ làm việc nhóm 20
II.2.1. Lập bản đồ tài nguyên 20
II.2.2. Sử dụng các tuyến nghiên cứu để xây dựng một trắc đồ thôn bản 22
II.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). 25

II.2. 4. Bản đồ Venn 27
II.2. 5. Cây vấn đề. 30
CHƯƠNG III: CÁC BÀI GIẢNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
KHI LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 32
BÀI 1: HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM 32
I. Kiến thức 32
1. Tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên 32
2. Những khó khăn và thách thức trong công tác quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên 37
3. Một số giải pháp chủ yếu để bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên. 42
II. Hoạt động: Tham quan Vườn Quốc gia hoặc Khu Bảo tồn thiên nhiên (1 ngày) 45


4

BÀI 2: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG 47
I. Kiến thức 47
1. Vai trò của rừng đối với đời sống con người 47
2. Diễn biến tài nguyên rừng, nguyên nhân và hậu quả của nạn mất rừng 48
3. Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý rừng tại các Khu bảo tồn 50
II. Hoạt động: Hướng dẫn điều tra tài nguyên rừng ở đòa phương (1 ngày) 50
BÀI 3: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ DA DẠNG SINH HỌC 52
I. Kiến thức 52
1. Một số vấn đề chung liên quan đến đa dạng sinh học 52
2. Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? 53
3. Hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam 54
4. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam 56
5. Một số giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học 58
II. Hoạt động: Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng (1 ngày) 60
BÀI 4: LOÀI, QUẦN THỂ, QUẦN XÃ VÀ HỆ SINH THÁI, CHUỖI THỨC ĂN VÀ CÂN BẰNG
SINH THÁI 62

I. Kiến thức 62
1. Các khái niệm 62
2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 63
3. Các mối quan hệ khác nhau trong tự nhiên 64
4. Cân bằng sinh thái và mất cân bằng sinh thái là gì? 64
II. Hoạt động: trò chơi mạng lưới sự sống (45’) 65
BÀI 5: VĂN HOÁ BẢN ĐỊA VÀ BẢO TỒN VĂN HOÁ BẢN ĐỊA 67
I. Kiến thức 67
1. Văn hoá và sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam 67
2. Văn hoá bản đòa - tiềm năng phát triển du lòch sinh thái ở các Khu bảo tồn 69
3. Những mối đe doạ với văn hoá bản đòa của cộng đồng đòa phương 70
4. Bảo vệ và khôi phục đa dạng văn hoá 71
II. Hoạt động: Thảo luận nhóm (60’) 72
BÀI 6: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 73
I. Kiến thức 73
1. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn và phát triển tại các Khu bảo tồn thiên 73
2. Sử dụng kiến thức bản đòa trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 75
II. Hoạt động: Thành lập và tổ chức hoạt động “Câu lạc bộ bảo tồn” ở đòa phương 80
BÀI 7: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA 82
I. Kiến thức 82
1. Khái niệm du lòch sinh thái và yêu cầu phát triển du lòch sinh thái ở các Khu bảo tồn
thiên nhiên 82
2. Du lòch sinh thái là một công cụ bảo tồn 83


5
3. Các nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lòch sinh thái. 85
4. Quản lý du lòch sinh thái 87
II. Hoạt động (120 phút): 94
BÀI 8: THIÊN TAI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 96

I. Kiến thức 96
1. Khái niệm và nguồn gốc của thiên tai 97
2. Nguyên nhân thiên tai xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tàn phá lớn hơn 98
3. Hậu quả của thiên tai 99
4. Các biện pháp phòng chống thiên tai 99
II. Hoạt động (120 phút) - The day after tomorrow (Ngày kinh hoàng) hoặc những bộ phim
có nội dung tương tự. 101
BÀI 9: DÂN SỐ, NGHÈO KHỔ VÀ SỰ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG 101
I. Kiến thức 101
1. Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới và Việt Nam. 104
2. Sự gia tăng dân số ở khu vực miền núi Việt Nam 104
3. Gia tăng dân số và các vấn đề nghèo đói, bệnh tật và môi trường 105
4. Làm thế nào để xoá đói giảm nghèo và bảo vệ được tài nguyên môi trường 106
II. Hoạt động: Phân tích thuận lợi và khó khăn (60’) 110
BÀI 10: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 112
I. Kiến thức 112
1. Các khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 112
2. Ô nhiễm đất: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục 115
3. Ô nhiễm nước: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục 116
4. Ô nhiễm không khí: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục 117
5. Các vấn đề môi trường toàn cầu 118
6. Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường 119
II. Hoạt động: Khảo sát thực đòa và thảo luận nhóm (90’) 120
BÀI 11: GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 121
I. Nội dung 121
A. Những nhận thức cơ bản về giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong công tác quản lý và
bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. 121
1. Mục tiêu của giáo dục và tuyên truyền pháp luật trong công tác quản lý và bảo vệ các
Khu bảo tồn 121

2. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. 122
B. Giới thiệu tóm tắt một số văn bản luật có liên quan trực tiếp đên công tác quản lý và bảo
vệ các Khu bảo tồn thiên nhiên 122
1. Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng 122
2. Quy chế quản lý rừng 125
3. Luật bảo vệ môi trường 127


6

II. Hoạt động: Đóng kòch 130
Tài liệu tham khảo 135

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Tháp học (Khả năng ghi nhớ của người học) 13
Hình 2: Những phẩm chất của một cán bộ thúc đẩy 16
Hình 3: Một ví dụ về Ma trận cắt lát (Nguồn WWF) 25
Hình 4: Phương pháp phân tích SWOT 27
Hình 5: Ví dụ về bản đồ Venn 29
Hình 6: Ví dụ về một chuỗi thức ăn 63
Hình 7: Ví dụ về một lưới thức ăn 63
Hình 8: Các bước quyết đònh sử dụng kiến thức bản đòa 77
Hình 9: Diễn biến dân số thế giới qua các giai đoạn lòch sử 101
Hình 10: Sự gia tăng dân số thế giới theo nhóm nước 102
Hình 11: Biến đổi dân số Việt Nam theo các năm 1961 – 2003. 102
Hình 12: Mật độ dân số và phân bố dân cư Việt Nam (người/ km
2
) 103

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Một số gợi ý và hướng dẫn đặt câu hỏi 18
Bảng 2: Một số kiểu câu hỏi sử dụng cho các mục đích khác nhau 18
Bảng 3: Cách đặt câu hỏi thăm dò tốt 20
Bảng 4: Hiện trạng hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam 32
Bảng 5: Biến động diện tích rừng Việt Nam qua các năm 48
Bảng 6: Số liệu diện tích rừng Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 54
Bảng 7: Thống kê số lượng loài có ở Việt Nam 55
Bảng 8: Thống kê số lượng các giống vật nuôi ở Việt Nam 56
Bảng 9: Thống kê sự suy giảm diện tích cây trồng và giống cây bản đòa 58
Bảng 10: Quy mô dân số thế giới qua các thời kỳ 101





7
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG
I.1. Khái niệm và đặc điểm cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
a. Khái niệm
Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo
lứa tuổi, nghề nghiệp (Hội nghề nghiệp, câu lạc bộ…), huyết thống (Dòng họ), khu vực đòa
lý (Thôn, xóm…), tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, phụ lão, thanh niên…) hay theo sở thích
(Câu lạc bộ…).
Tuy nhiên, trong cuốn sách này, khái niệm cộng đồng được xem xét ở một quy mô hẹp hơn, đó
là cộng đồng ở các Khu bảo tồn thiên nhiên*. Đây là một đơn vò cấp đòa phương bao gồm các
cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp vào cuộc sống hàng ngày của một
xã hội ở các Khu bảo tồn thiên nhiên (vùng lõi và vùng đệm). Nói cách khác, cộng đồng tại
các Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các cá nhân, gia đình sinh sống ở khu vực đó cùng với
hệ thống tự quản như già làng, trưởng thôn, bản và bao gồm cả Đảng, chính quyền đòa phương,
các tổ chức đoàn thể chính trò xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên. Các

thành phần này có liên hệ mật thiết với nhau để tạo thành một xã hội tương đối ổn đònh.
b. Một số đặc điểm của cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia
Cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam có đặc
điểm riêng biệt sau:
- Có lòch sử hình thành và phát triển lâu dài tại đòa phương, từ trước khi Khu bảo tồn
thiên nhiên được thành lập.
- Điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẵn có trong các Khu bảo tồn thiên nhiên như săn bắt động vật hoang dã, thu lượm
các sản phẩm của rừng, đốt nương làm rẫy. Những hoạt động đó là một mối đe doạ
trực tiếp đến đa dạng sinh học của các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) của người dân đòa phương thường kém
hiệu quả do phương thức canh tác lạc hậu (đốt nương làm rẫy) và do chưa được tiếp
cận với các kỹ thuật canh tác và chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cuộc sống
của họ còn rất nhiều khó khăn.
- Đa số những người dân đòa phương sinh sống tại các Khu bảo tồn thiên nhiên là
những dân tộc thiểu số hoặc những cộng đồng có những đặc trưng riêng về văn hóa,
xã hội, khá độc lập với môi trường bên ngoài. Do đó, văn hoá truyền thống của họ rất
phong phú và đa dạng, cần được gìn giữ, bảo vệ.
- Trình độ văn hoá của người dân đòa phương còn rất thấp, nhận thức của họ về bảo
tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, do đó khó khăn cho quá trình
giáo dục nâng cao nhận thức.
- Bộ máy quản lý cũng như đội ngũ cán bộ đòa phương còn có những hạn chế. Trong cộng đồng,
hương ước và quy ước có ảnh hưởng rất lớn. Sự ảnh hưởng lẫn nhau và tác động qua lại giữa các
thành phần trong cộng đồng rất chặt chẽ nên có thể nói đây là một cộng đồng rất nhạy cảm.


* Cộng đồng nhân dân đang sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn.


8


I.2. Khái niệm giáo dục môi trường

“Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối
quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ
kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối
hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và ngăn chặn những
vấn đề nảy sinh trong tương lai” (Hội nghò Liên chính phủ lần thứ nhất về giáo dục môi
trường tại Tbilisi, Grudia - 1977).
Giáo dục môi trường tập trung vào năm mục tiêu sau:
 Kiến thức: cung cấp cho các cá nhân
và cộng đồng những kiến thức cũng
như sự hiểu biết cơ bản về môi trường
và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa con người và môi trường.
 Nhận thức: thúc đẩy các cá nhân, cộng
đồng và xã hội tạo dựng nhận thức và
sự nhạy cảm đối với môi trường cũng
như các vấn đề môi trường.
 Thái độ: khuyến khích các cá nhân,
cộng đồng xã hội tôn trọng và quan
tâm tới tầm quan trọng của môi trường,
thúc giục họ tham gia tích cựcø vào việc
cải thiện và bảo vệ môi trường.
 Kỹ năng: cung cấp các kỹ năng trong
việc xác đònh, dự đoán, ngăn ngừa và
giải quyết các vấn đề môi trường.
 Sự tham gia: cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ hội tham gia tích cực
trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết đòng môi trường
đúng đắn.

Có ba cách tiếp cận giáo dục môi trường phổ biến:
) Giáo dục về môi trường: cung cấp cho người học những hiểu biết về hệ thống tự nhiên
và hoạt động của nó; những tác động của con người tới môi trường.
) Giáo dục trong môi trường: sử dụng môi trường như một giáo cụ hay một phòng thí
nghiệm tự nhiên nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường. Điều này giúp
phát triển các quan điểm về giá trò và hình thành những thái độ tích cực.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH
NHẰM ĐẠT ĐƯC CÁC MỤC ĐÍCH SAU:
9 Tăng cường nhận thức đầy đủ và sự quan
tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế, xã hội, chính trò và sinh
thái tại các khu vực thành thò cũng như nông
thôn.
9 Cung cấp cho mọi người những kiến thức,
quan điểm về giá trò, thái độ, ý thức và các
kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện
môi trường.
9 Tạo ra các mô hình về hành vi bảo vệ môi
trường cho các cá nhân, cộng đồng và toàn
xã hội.
(UNESCO, 1977)


9
) Giáo dục vì môi trường: xây dựng ý thức và sự quan tâm sâu sắc đến môi trường sống của
con người, đồng thời tăng cường trách nhiệm của con người trong việc chăm sóc và bảo vệ
môi trường. Mục tiêu của cách tiếp cận này là tạo dựng thái độ và kiến thức nhằm tác
động vào mọi người khiến họ đồng loạt hành động nhằm mang lại lợi ích cho trái đất.
Trên thực tế, chúng ta cần kết hợp cả ba cách tiếp cận này để tạo ra một phương pháp tiếp
cận toàn diện, cho phép các cá nhân và cộng đồng có được những kiến thức, quan điểm về

giá trò, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường.
Giáo dục môi trường chính quy và không chính quy:
) Giáo dục môi trường chính quy: liên quan đến việc giáo dục bắt buộc hoặc không bắt buộc
tại các trường phổ thông, cao đẳng hoặc các bậc giáo dục cao hơn.
) Giáo dục môi trường không chính quy: liên quan đến các hoạt động ngoại khoá hoặc
hoạt động nhóm như các hoạt động tại các trung tâm giáo dục môi trường, các trung
tâm nghiên cứu thực đòa. Khi chưa có một chiến lược quốc gia về lồng ghép giáo dục môi
trường vào chương trình giáo dục chính qui, giáo dục môi trường có thể đưa vào trường học
thông qua các câu lạc bộ bảo tồn và các hoạt động ngoại khoá. Các tổ chức xã hội không
thuộc trường học và các câu lạc bộ là nơi phù hợp để lồng ghép giáo dục môi trường.
I.3. Sự cần thiết phải giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương các Khu bảo tồn
thiên nhiên
Cuộc sống của cộng đồng đòa phương còn rất nhiều khó khăn và phụ thuộc trực tiếp vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong vùng. Các hoạt động chính của công đồng dân cư
có tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:
- Hoạt động săn bắt và buôn bán các loài động vật hoang dã luôn là mối đe dọa lớn nhất
tới hoạt động bảo tồn tại các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các loại hải sản, gỗ, lâm sản ngoài gỗ,
khoáng sản) của người dân tàn phá cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ
sinh thái của các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động đốt nương làm rẫy, khai hoang, canh tác nông nghiệp không bền vững, chăn
thả gia súc và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có những tác động rất xấu đến các Khu
bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động sinh sống và kinh doanh (đặc biệt là hoạt động kinh doanh du lòch ồ ạt và tự
phát) đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường (chủ yếu là vấn đề rác thải và ô nhiễm
nước thải) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo tồn và bảo vệ môi trường tại các Khu
bảo tồn thiên nhiên.
Có thể thấy rằng người dân đòa phương và môi trường có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Môi trường chỉ có thể được bảo vệ thông qua việc thay đổi phương thức sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như nâng cao sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng đòa

phương. Do vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường để thay đổi về


10

mặt nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đòa phương đối với môi trường, từ đó giảm
sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc thu hút sự tham gia của người
dân đòa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác bảo tồn, đồng thời sẽ tạo cơ
hội tăng nguồn thu nhập và giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống người dân.
I.4. Những khó khăn khi tiến hành giáo dục môi trường cho cộng đồng
Cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên sinh sống rải rác trong vùng lõi hoặc
vùng đệm với những đặc điểm về văn hoá riêng, do đó việc tiếp cận giáo dục môi trường
của họ gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn chính bao gồm:
- Người dân đòa phương thường sống rải rác và bận với những hoạt động sinh kế, do
vậy rất khó tiếp cận và tổ chức các lớp học hay các chương trình tập huấn về giáo
dục môi trường.
- Khi tiến hành các hoạt động giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các Khu bảo tồn
thiên nhiên, thường là thiếu giáo viên, thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn và
các công cụ hỗ trợ (thiết bò, văn phòng phẩm, sách, tài liệu…)
- Hoạt động giáo dục môi trường tại các Khu bảo tồn thiên nhiên chủ yếu dựa vào sự tài
trợ của các dự án. Vì vậy, khi dự án kết thúc thì các hoạt động này cũng bò ngừng theo.
- Trình độ văn hoá của cộng đồng còn thấp nên khả năng tiếp thu kiến thức chậm,
khi thực hiện công tác giáo dục môi trường cần phải có phương pháp tiếp cận phù
hợp và hiệu quả.
- Rào cản về ngôn ngữ là một khó khăn rất lớn khi tiến hành giáo dục môi trường cho
cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa.
Điều đó đòi hỏi những người thực hiện công tác giáo dục môi trường phải không ngừng
tìm hiểu và học hỏi ngôn ngữ và văn hoá đòa phương.
I.5. Các hình thức tiếp cận giáo dục, truyền thông môi trường cho cộng đồng
Việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi cho cộng đồng đòa phương là một quá

trình lâu dài, cần thực hiện theo từng giai đoạn và bằng nhiều biện pháp tiếp cận khác nhau
để đạt được hiệu quả. Dưới đây là một số hình thức giáo dục - truyền thông môi trường hiệu
quả được sử dụng trong tiếp cận với cộng đồng đòa phương, bao gồm:
- Phổ biến các thông tin về môi trường, Khu bảo tồn thiên nhiên qua các phương tiện
thông tin đại chúng (đài phát thanh đòa phương, đài truyền thanh, truyền hình, báo
tường, bảng tin ở những nơi công cộng). Khi sử dụng phương tiện thông tin đại chúng,
cần lưu ý:
• Số lần lặp lại thông tin trong một chương trình hay chiến dòch truyền
thông môi trường.
• Tính thích hợp của thông điệp với cộng đồng đòa phương (về văn hoá,
ngôn ngữ ).


11
• Thời điểm sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn nếu sử dụng
phương tiện nghe- nhìn thì nên vào thời gian thích hợp trong ngày.
• Làm thế nào để các phương tiện thông tin đại chúng chấp nhận đưa tin hay các
thông cáo báo chí cho chương trình hay chiến dòch phương tiện thông tin, đặc
biệt đối với những vùng có sử dụng tiếng dân tộc ít người.
- Tổ chức các buổi thuyết trình về các vấn đề môi trường và bảo tồn có sử dụng các thiết
bò nghe, nhìn (chiếu slide, chiếu phim và video).
- Giao tiếp với cá nhân và các nhóm nhỏ. Phổ biến các thông tin bảo tồn hoặc thông tin
về Khu bảo tồn thiên nhiên trong các buổi họp thường kỳ của các tổ chức trong cộng
đồng như Hội phụ nữ, Hội nông dân.
- Tổ chức các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc, múa rối, kòch, kể chuyện về chủ đề bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục môi trường nhân dòp diễn ra các sự kiện đặc biệt như lễ
hội, ngày môi trường thế giới
- Sử dụng các phương tiện hướng ra cộng đồng như áp phích, áo phông, mũ, lòch,
tem thư.

- Thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ bảo tồn trong cộng đồng dân cư.
- Sử dụng phương pháp truyền miệng, tức là sử dụng chính sự giao tiếp của các thành viên
trong cộng đồng với nhau để thực hiện hoạt động giáo dục môi trường. Với phương pháp
này, nên chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho những người quan trọng trong cộng đồng như:
những người lãnh đạo, những người làm công tác xã hội (Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên), các cụ già và đào tạo họ thành các tuyên truyền viên trong cộng đồng.
1.6. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm.
Trong việc dạy và học, rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được áp dụng. Tuy nhiên, gần
đây một cách tiếp cận đã được rất nhiều người biết đến và được coi là một mô hình của sự
thành công:
Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Đây là một mô hình dạy và học cho phép người
học lựa chọn việc học nhằm phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của họ.
Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm:
Cơ sở lý thuyết của mô hình này là: người học có khả năng học tốt nhất không chỉ thông qua
việc tiếp nhận kiến thức mà còn thông qua việc diễn giải những kiến thức đó; học tập thông
qua quá trình khám phá; người học tự quyết đònh tốc độ học tập của mình. Người dạy có vai
trò hướng dẫn và huấn luyện hỗ trợ người học trong quá trình học tập cũng như tạo dựng
kinh nghiệm; giúp họ tiếp thu kiến thức mới và phát triển kỹ năng mới. Nói cách khác, lý do
học tập của người học là những kinh nghiệm của bản thân họ như: các nhu cầu cơ bản, động
cơ cá nhân, những kinh nghiệm trong quá khứ, kiến thức cơ bản, sở thích và khả năng sáng


12

tạo. Người học hoàn toàn năng động, đối lập hoàn toàn với khả năng tiếp thu kiến thức bò
động. Họ đóng vai trò là người ra quyết đònh trong các lớp học; họ quyết đònh họ học những
gì, thông qua các hoạt động nào và học với tốc độ ra sao. Bên cạnh đó, giáo viên được coi
như người hỗ trợ, người giúp đỡ và là một nguồn lực.
Phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm có hiệu quả cao nhất khi đối tượng là những
người trưởng thành và đã có nhiều kiến thức liên quan đến những gì sẽ học hoặc họ không phải

đọc quá nhiều tài liệu. Cách tiếp cận lấy người dạy làm trung tâm phù hợp hơn khi người học
chưa trưởng thành và thiếu những kiến thức cần thiết.
Một số gợi ý nhằm thiết lập lớp học lấy người học làm trung tâm:
9 Tập trung vào kỹ năng tri thức ở mức độ cao hơn: Đảm bảo cho các mục tiêu của
khoá học không chỉ tập trung vào các sự kiện và những kỹ năng mang tính kỹ thuật
mà còn phải nhấn mạnh vào các kỹ năng tư duy ở mức độ cao hơn như: giải quyết
vấn đề, suy nghó có phán xét, khám phá và phát triển thái độ phù hợp.
9 Tăng cường trao đổi trong bài giảng: Bài giảng cần có các hoạt động làm tăng
thách thức trong việc lónh hội kiến thức đồng thời khiến người học phải thể hiện
những hiểu biết sâu sắc nhất của họ về chủ đề học và các vấn đề liên quan. Điều này
có thể được thực hiện thông qua việc chia học viên thành các nhóm nhỏ sao cho mọi
người học đều có cơ hội trao đổi với người khác hoặc tiếp cận tài liệu nhằm phát hiện
vấn đề, thảo luận, phân tích và trình bày trước lớp.
9 Giảm ghi nhớ sự kiện và tăng cường xây dựng ý nghóa: Cần giảm lượng tài liệu về
các sự kiện mà người học cần nhớ. Dành nhiều thời gian giúp người học hiểu và sử
dụng các nguyên tắc cơ bản thay vì ghi nhớ các sự kiện.
9 Giảm bài giảng và tăng cường các hoạt động học tập năng động: Giảm thời lượng
bài giảng và tăng thời gian cho các hoạt động nhóm hoặc các hoạt động học tập tự
đònh hướng. Nếu mục tiêu của bạn là giúp học viên hiểu tài liệu, biết cách giải thích
và ứng dụng chúng trong việc phân tích vấn đề, bạn không nên giảng bài quá nhiều.
Những phương pháp giảng dạy bao gồm các hoạt động học tập năng động luôn mang
lại hiệu quả cao hơn trong cùng một thời gian.
9 Cân đối việc dạy với các hoạt động nhóm có sự hợp tác: Điều này giúp khuyến khích
việc học diễn ra độc lập thông qua các hoạt động nhóm không có hướng dẫn hoặc hoạt
động nhóm với sự tham gia của người học ở trình độ cao hơn. Trưởng nhóm yêu cầu các
thành viên phát biểu ý kiến của mình, sau đó tập hợp lại và trình bày trước lớp. Quá
trình này tạo mức độ hiểu biết sâu sắc hơn. Lý do là việc học tập diễn ra hiệu quả nhất
khi người học được thể hiện khả năng diễn giải của mình, thống nhất ý kiến sau quá
trình thảo luận, trình bày kết quả thảo luận và truyền đạt cho người khác.



13
I.7. Tháp học và một số thủ pháp khi làm việc với người lớn
10% NHỮNG GÌ
ĐÃ ĐỌC
15% NHỮNG GÌ ĐÃ NGHE
30% NHỮNG GÌ ĐÃ NHÌN THẤY
50% NHỮNG GÌ ĐÃ NGHE VÀ NHÌN THẤY
70% NHỮNG GÌ ĐÃ THẢO LUẬN
85% NHỮNG GÌ TỰ TAY LÀM
90% NHỮNG GÌ MÌNH DẠY NGƯỜI KHÁC


Hình 1: Tháp học (Khả năng ghi nhớ của người học)
Người học sẽ nâng cao hiệu quả học tập của mình khi: họ được nghe, nhìn, thảo luận, làm
thử và đặc biệt là truyền đạt những gì đã học cho người khác.
Việc học tập của người lớn:
• Khi bắt đầu quá trình học tập theo một chủ đề nào đó, người lớn luôn mang theo mình
kinh nghiệm sống mà họ tích góp được suốt cuộc đời. Những kinh nghiệm ấy tạo nên
con người của họ. Vì vậy, cần phải tôn trọng và nuôi dưỡng những kinh nghiệm của học
viên trong suốt quá trình học tập.
• Kiến thức hay kỹ năng đối với người lớn không phải là một thứ thuốc có thể tiêm vào
cho họ. Việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng đối với người lớn được nảy sinh từ kinh
nghiệm thực tế của họ.
• Người lớn thay đổi hành vi để đáp ứng lại những sức ép khác nhau từ bên ngoài.


14

• Người lớn mang tới lớp học những quan điểm riêng của chính mình. Những quan điểm

này ảnh hưởng đến quá trình học tập và mức độ tiếp thu của họ.
• Người lớn bắt đầu quá trình học tập với những nhu cầu cá nhân cấp bách, những vấn đề
trong cuộc sống, tình cảm, hy vọng và mong muốn. Vì vậy, người lớn tiếp thu cao nhất
khi mục tiêu học tập có liên quan đến và có ý nghóa đối với cuộc sống và mục tiêu cá
nhân của họ.
• Những giải pháp mà người lớn muốn tìm cho vấn đề của chính mình phải được nảy sinh
từ sự hiểu biết và phân tích riêng của họ.
• Mỗi người lớn có một cách học tập khác nhau.
Người lớn thường học có hiệu quả nhất khi:
• Việc học tập liên quan đến những vấn đề họ đã gặp phải hoặc mục tiêu họ muốn đạt được.
• Họ thấy những gì họ đang học có thể áp dụng trong cuộc sống của bản thân họ.
• Họ có thể tự quyết đònh việc học đó diễn ra ở đâu.
• Họ tham gia học tập một cách tự nguyện.
• Bản thân họ và những kinh nghiệm của họ được tôn trọng. Họ được quyền thể hiện ý
kiến, nhận xét của mình.
• Họ chủ động tham gia cùng người khác trong quá trình học.
• Họ không bò xét nét, phán xét theo những nguyên lý sách vở.
• Được học tập bằng phương pháp phù hợp nhất với họ.


15
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG VÀ CÔNG CỤ LÀM VIỆC NHÓM THƯỜNG SỬ DỤNG
KHI LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG
II.1. Kỹ năng thúc đẩy.
Khi làm việc cùng với cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh
tế- xã hội, các cán bộ giáo dục môi trường phải thực hiện một số nhiệm vụ từ các khâu tổ
chức cuộc họp, giúp đỡ nhóm trong quá trình thảo luận, ra quyết đònh hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Do vậy, để làm được những điều này, bên cạnh các kiến thức về mặt chuyên môn, cán bộ
giáo dục môi trường còn phải thành thạo về Kỹ năng thúc đẩy. Dưới đây là những kiến thức
cơ bản về Kỹ năng này:

1. Kỹ năng thúc đẩy là gì?
Thúc đẩy có thể được hiểu là tạo điều kiện thuận lợi giúp người khác tự giải quyết bằng cách
chỉ cần sự có mặt của người đó, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của mọi người, hoặc hỗ trợ
các cá nhân, nhóm tổ chức trong các quá trình có sự tham gia.
2. Vai trò của người thúc đẩy?
{ Giúp đỡ người dân trong quá trình ra quyết đònh liên quan đến các hoạt động bảo tồn
thiên nhiên.
{ Là cầu nối giữa cộng đồng và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ khác nhau.
{ Cung cấp thông tin khoa học kó thuật khi được yêu cầu.
3. Tại sao kó năng thúc đẩy, hỗ trợ lại rất quan trọng đối với cán bộ giáo dục môi trường?
{ Làm việc với nhiều nhóm có những nhu cầu và mối quan tâm rất khác nhau.
{ Mọi người phải hiểu ý kiến của những người khác để cùng tìm kiếm giải pháp thoả mãn
được lợi ích của tất cả mọi người.
{ Hỗ trợ nhóm đạt được những kết quả mong muốn.
4. Những phẩm chất cơ bản của một cán bộ thúc đẩy
{ Có thái độ tốt khi làm việc với người dân.
{ Biết lắng nghe.
{ Biết quan sát.
{ Biết đặt câu hỏi.
{ Có sức khoẻ tốt để làm việc trong các môi trường khó khăn.


16



Hình 2: Những phẩm chất của một cán bộ thúc đẩy





Cã th¸i ®é tèt
k
hi lμm
viƯc víi ng−êi d©n
BiÕt ®Ỉt
c©u hái
BiÕt quan
s¸t
BiÕt ®Ỉt c©u
hái th¨m dß
BiÕt l¾ng nghe
Cã søc kh tèt

Kü n¨ng
chuyªn m«n



17
Nghe thấy là:
9 Bò động
Lắng nghe là:
9 Chủ động
9 Thể hiện sự chú ý
9 Tìm kiếm ý nghóa

5. Những kó năng thúc đẩy cơ bản: Lắng nghe – Đặt câu hỏi - Thăm dò
5.1. Kó năng lắng nghe
Lắng nghe tốt khó hơn chúng ta nghó nhiều

Nghe thấy dường như là một việc rất dễ. Trên thực tế chúng
ta nghó là chúng ta lắng nghe nhưng thực sự chúng ta chỉ
nghe thấy cái chúng ta muốn nghe! Đây không phải là một
quá trình có cân nhắc, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Lắng
nghe một cách cẩn thận và sáng tạo (tìm ra những khía
cạnh tích cực, những vấn đề, khó khăn và căng thẳng) là kó
năng thúc đẩy cơ bản nhất. Vì vậy chúng ta nên cố gắng
hiểu những gì ẩn chứa trong đó, nhằm nâng cao kó năng của
mình. Dưới đây là một số yếu tố cản trở việc lắng nghe tích
cực và thúc đấy của chúng ta. Nhận thức được những cản trở
này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua chúng.
Khi lắng nghe chúng ta nên cố gắng làm những việc sau đây:
9 thể hiện sự quan tâm 9 khách quan
9 kiên nhẫn 9 tích cực tìm ý nghóa
9 thấu hiểu 9 giúp người nói phát triển khả năng và động
lực trong việc đònh hình ý nghó, ý tưởng và
quan điểm
Khi lắng nghe chúng ta nên cố tránh làm những điều sau:
9 thúc giục người nói 9 đưa ra nhận đònh/đánh giá quá nhanh trước
9 tranh cãi 9 đưa ra lời khuyên trừ khi có người yêu cầu
9 chen ngang 9 đi ngay vào kết luận

5.2. Cách đặt câu hỏi
Tại sao người thúc đẩy lại đặt câu hỏi?
Ở đây có một số kó năng nhất đònh có thể giúp người thúc đẩy điều hành các cuộc họp thôn
bản một cách có hiệu quả. Trước hết, phải là người lắng nghe và quan sát tốt. Tiếp theo đó là
có kó năng trong việc đặt câu hỏi theo đúng cách và đúng thời điểm.
Ở đây có một số cách để bạn có thể làm điều đó. Bạn có thể - nếu bạn cảm thấy bạn có tất
cả các câu trả lời và muốn ấn đònh với mọi người kiến thức của bạn - thật đơn giản là đưa ra
‘câu trả lời’. Hoặc bạn có thể tìm kiếm sự tham gia và tạo cho các thành viên của nhóm cơ hội

phản ánh, suy nghó, phát hiện và đưa ra quyết đònh.


18

Bảng 1: Một số gợi ý và hướng dẫn đặt câu hỏi
STT Lí do Ví dụ
1.
T
hu hút sự tham gia của mọi người Bạn cảm thấy thế nào?
2.
T
ìm hiểu cảm xúc, suy nghó, ý kiến và quan
điểm của mọi người
ý kiến của bạn về vấn đề này?
3.
T
hu hút sự tham gia của những người im lặng Tuấn, bạn nghó gì về vấn đề này?
4.
T
hừa nhận những đóng góp quan trọng Hoa, đây là một ý kiến rất hay. Bạn có
thể nói rõ hơn cho chúng tôi được không?
5.
Quản lí thời gian của cuộc họp Được rồi, chúng ta đã dành một chút
thời gian cho vấn đề này. Bạn cảm
thấy thế nào nếu chúng ta chuyển sang
vấn đề khác?
6.
Có được sự hiểu biết bằng cách tìm hiểu cả
2 mặt của vấn đề

Đấy chỉ là một mặt của vấn đề. Hãy
xem xét mặt kia của vấn đề. Điều gì
sẽ xảy ra nếu …?
Các kiểu câu hỏi
Có nhiều kiểu câu hỏi mà chúng ta có thể sử dụng trong các mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Dưới
đây là các kiểu câu hỏi, tác dụng và nhữngï hạn chế khi sử dụng chúng.
Bảng 2: Một số kiểu câu hỏi sử dụng cho các mục đích khác nhau
STT Loại Tác dụng Rủi ro
1. Câu hỏi dùng để hỏi toàn bộ
nhóm
(Tốt hơn là viết lên trên bảng
xốp)
 Khuyến khích mọi
người suy nghó
 Rất có ích khi bắt
đầu cuộc thảo luận
 Câu hỏi có thể không ai
trả lời bởi vì không ai cảm
thấy có trách nhiệm phải
trả lời.
 Chỉ thu được ý kiến của
thành viên nổi trội trong
nhóm
2. Đặt câu hỏi trực tiếp cho
một thành viên cụ thể của
nhóm
Hướng vào một cá nhân cụ
thể hoặc một nhóm nhỏ
 Rất có ích để thu hút
sự tham gia của phụ

nữ, những người ít
nói hoặc ngại ngùng
 Tận dụng tốt kinh
nghiệm của thành
viên tích cực của
nhóm.
 Nó có thể gây ngượng
ngùng cho thành viên của
nhóm chưa được chuẩn bò

 Nếu người được hỏi không
hiểu câu hỏi thì anh ta
hay chò ta sẽ đưa ra câu
trả lời không phù hợp.


19
3. Đặt câu hỏi bắt đầu bằng:
ai, cái gì, khi nào, ở đâu,
như thế nào?
Những câu hỏi này có thể
không thể trả lời với câu trả
lời đơn giản là có hay không
 Giúp phát hiện chi
tiết
 Rất tốt cho việc
phân tích vấn đề,
tình huống (Tại sao
nó lại xảy ra? Cần
thay đổi cái gì?)

 Đôi khi rất khó trả lời
 Câu hỏi được bắt đầu với
từ hỏi tại sao làm cho
mọi người có cảm giác
bò đe doạ
4. Câu hỏi mà người đặt câu
hỏi muốn có được câu trả
lời cụ thể

 Rất hữu ích trong
việc đònh hướng lại
thảo luận nhằm tập
trung vào chủ để
chính
 Rất có ích trong việc
kiểm tra xem liệu
học viên có thực sự
hiểu chủ đề thảo luận
không
 Người thúc đẩy có thể
áp đặt quan đIểm của
anh ta
 Học viên dường như sẽ
trả lời đúng như câu trả
lời được mong đợi chứ
không thật sự muốn chia
sẻ quan điểm
5.3. Câu hỏi thăm dò
Câu hỏi thăm dò là gì?
Câu hỏi thăm dò là hỏi những câu hỏi tiếp theo nhằm thu thập thêm thông tin như:

 Bạn có thể giải thích rõ thêm được không?
 Bạn có thể trình bày theo cách khác được không?
 Bạn có thể cho tôi biết rõ thêm được không?
 Nhưng tại sao, như thế nào, ai, khi nào, ở đâu?
 Còn gì nữa không?
Câu hỏi thăm dò giống như bóc tách từng lớp của một ý kiến, quan điểm. Mục đích nhằm
tìm hiểu cốt lõi của quan điểm /vấn đề. ĐIều đó có nghóa là bằng cách hỏi thăm dò người
thúc đẩy có thể tiến gần hơn tới lí do thực tế ẩn đằng sau một cái gì đó hoặc có được hiểu
biết rõ hơn về vấn đề càng nhiều càng tốt.
Tại sao đặt câu hỏi thăm dò lại là một kó năng quan trọng đối với người thúc đẩy và sử
dụng nó khi nào?
Đặt câu hỏi thăm dò có rất nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể được sử dụng để:
 Thu hút mọi người.


20

 Làm rõ câu hỏi, đầu vào và hoặc quan điểm hoặc vấn đề thảo luận
 Tạo ra sự đối thoại giữa người thúc đẩy và các thành viên trong nhóm.
 Giải quyết vấn đề.
Bảng 3: Cách đặt câu hỏi thăm dò tốt
STT
Khi nghe chúng ta nên cố gắng: Khi lắng nghe chúng ta nên tránh:
1. 9 Lắng nghe tích cực 9 Đưa ra đánh giá khi đang nghe
2. 9 Đặt câu hỏi tiếp theo dựa trên sự hiểu
biết về câu trả lời trước đó
9 Thay đổi chủ đề liên tục
3. 9 Làm rõ thông tin 9 Đưa ra giả đònh
4. 9 Tách biệt từng vấn đề hoặc
điểm chính

9 Lạc hướng do đi quá sâu vào từng chi
tiết nhỏ
6. Một số kỹ năng thúc đẩy khác
Ngoài ba kỹ năng cơ bản: Lắng nghe- Đặt câu hỏi- Thăm dò, người thúc đẩy cũng cần phải
có kỹ năng quan sát, phản hồi, khuyến khích và quản lí xung đột, đặc biệt là kỹ năng tổ
chức và quản lý nhóm trong các cuộc họp cộng đồng.
II.2. Một số công cụ làm việc nhóm
II.2.1. Lập bản đồ tài nguyên
1. Đònh nghóa
- Lập Bản đồ tài nguyên là một phương pháp để đối chiếu và vẽ biểu đồ thể hiện các thông
tin về sự tồn tại, phân bố, cách tiếp cận và sử dụng tài nguyên trong lónh vực kinh tế, văn
hoá của một cộng đồng cụ thể.
- Việc lập bản đồ tài nguyên cần phải được thực hiện ngay khi bắt đầu một hoạt động quản
lý có sự tham gia của cộng đồng, nhưng chỉ sau khi mối quan hệ với cộng đồng đã được
thiết lập
2. Mục đích
- Cho phép các thành viên của cộng đồng xác đònh, đònh vò hay phân loại các sự kiện, sự
phân bố, cách sử dụng, sở hữu và tiếp cận tài nguyên trong quá khứ và hiện tại và tìm ra
các đối tượng tham gia quan trọng.
- Cho phép thiết lập các mối quan hệ giữa các thông tin và nơi chúng được thu thập (bao
hàm cả người thu thập, cung cấp).
- Là cơ sở để thực hiện các phương pháp có sự tham gia khác.


21
3. Ý nghóa
- Có thể sử dụng được cho chính cộng đồng (cùng hay không cùng với những người
hướng dẫn) trong những cuộc thảo luận nội bộ hoặc có liên quan đến bên ngoài.
- Là các dữ liệu cần thiết cho cả những người bên trong và bên ngoài cộng đồng với mục
đích quy hoạch và quan trắc.

- Gúp cho các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá sâu sắc các nguồn tài nguyên đặc biệt.
4. Yêu cầu
Nguồn nhân lực
- Người hướng dẫn tốt (tốt nhất là người có kỹ năng làm việc cùng cộng đồng với các
phương pháp có sự tham gia).
- Một người đồng hướng dẫn
- Người ghi tư liệu (có thể là một thành viên của cộng đồng).
Vật liệu
- Giấy khổ rộng (Ao)
- Bút chì và phấn màu
- Vật đánh dấu
- Băng dính
Không bắt buộc
- La bàn và thước kẻ
- Bản đồ đòa hình (nguyên gốc được tô màu)
- 2 hay 3 bản đồ đòa hình cơ lớn (1: 25 000).
- Máy ảnh
5. Cách thực hiện
- Bước 1: Xác đònh nhóm tham gia
- Bước 2: Mô tả mục đích và phạm vi của việc vẽ bản đồ tài nguyên

Lưu ý: Bất kỳ một mặt phẳng nào cũng có thể được dùng để vẽ bản đồ tài nguyên như
phấn vẽ trên nền bê tông, sân gạch; que vẽ trên nền đất. Các nguồn tài nguyên và các đặc
tính có thể được thể hiện bằng các nguyên liệu đòa phương như lá cây, giấy, vỏ sò, vỏ ốc.
Các bản đồ này, cần thiết phải được chuyển vào những vật liệu bền hơn và có thể di
chuyển để bảo vệ các thông tin được thiết lập qua thời gian.


22


- Bước 3: Lựa chọn những người cung cấp thông tin chính hiểu biết nhiều về các nguồn tài
nguyên (đặc biệt là các ngư dân). Phải đặt việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên trong mối
quan hệ với văn hoá và xã hội, sau đó phân chia các thành viên tham gia theo dân tộc, độ
tuổi, trình độ và giới tính.
- Bước 4: Lập bảng liệt kê, các nguồn tài nguyên hoặc các đặc điểm nổi bật để lập bản đồ.
Cần lưu ý chỉ một số lượng giới hạn các chủ đề có thể được đưa vào bản đồ.
- Bước 5: Đặt tờ giấy vào một vò trí có thể dễ dàng quan sát vùng cần được lập bản đồ.
- Bước 6: Tạo điều kiện cho việc chuẩn bò một bản đồ cơ sở trên giấy khổ rộng. Bảo đảm
rằng các thành viên tham gia có một sự hiểu biết chung về đònh hướng công việc. Yêu cầu
các thành viên vẽ đường bờ biển, ranh giới hành chính, sông suối, các trục đường giao
thông, khu dân cư… và thống nhất tên đòa phương cho các đòa điểm đã vẽ. Yêu cầu các
thành viên tham gia điền vào bản đồ các nguồn tài nguyên và các đặc tính đã được liệt kê.
- Bước 7: Cho phép bổ sung các thành viên tham gia (mà bạn) cho là quan trọng trong mối
quan hệ với việc tiếp cận hay sử dụng, phân bố và tồn tại của các nguồn tài nguyên. Sử
dụng các biểu tượng và các màu sắc cho các tập hợp thông tin khác nhau và điền các lời
chú giải tương xứng.
- Bước 8: Cho phép chỉnh sửa thông tin qua một diễn đàn rộng hơn.
- Bước 9: Nếu kết quả đã được đồng thuận, vẽ các bản sao của bản đồ và để lại bản gốc cho cộng
đồng. Nếu cần thiết, gửi các bản sao cho các bộ phận có liên quan khác.
6. Kết quả
- Một bản đồ và một bản báo cáo về tiến trình thực hiện. Tuy vậy, kết quả này có thể khác
nhau tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của việc lập bản đồ cũng như đặc điểm của các thành
viên tham gia.
- Cách cấu thành của bản đồ phản ánh cảm nhận và tầm nhìn của các thành viên tham gia
về nguồn tài nguyên và các đặc tính mà họ đã mô tả, đồng thời cho thấy mối quan hệ mật
thiết giữa các thành viên của nhóm tham gia và nguồn tài nguyên (ví dụ, các thành viên có
thể phóng đại kích cỡ hay màu sắc các tài nguyên quan trọng với họ, thứ yếu lại được vẽ
nhỏ đi, hay các nguồn tài nguyên và những đặc tính quan trọng nhất sẽ được thể hiện trước
tiên ). Tư liệu hoá quá trình này là một phần của kết quả.
II.2.2. Sử dụng các tuyến nghiên cứu để xây dựng một trắc đồ thôn bản.

1. Đònh nghóa
- Một tuyến nghiên cứu là một loạt các quan sát được thực hiện trong khi đi bộ hay bơi qua
một vùng (làng, rừng, đồng ruộng…)
- Một trắc đồ thôn bản là mặt cắt ngang một cộng đồng, chỉ ra mối liên hệ giữa các hệ sinh
thái, hiện trạng sử dụng tài nguyên. Thông tin trong mặt cắt được xây dựng nên từ một hay
nhiều tuyến nghiên cứu.


23
2. Mục đích
Trắc đồ của thôn bản
- Giúp phát hiện mối liên hệ giữa những hệ sinh thái trong khu vực - Giúp hiểu được thôn bản
(quy mô của các sinh cảnh, tính nghiêm trọng của các vấn đề, việc sử dụng nguồn tài nguyên).
- Góp phần vào quá trình quy hoạch và quản lý tài nguyên.
- Một công cụ đánh giá nhanh ban đầu có thể phát hiện ra sự cần thiết phải có những đánh
giá đònh lượng hay chi tiết hơn.
- Tạo ra nơi gặp gỡ để cộng đồng cùng chia sẻ những thông tin giữa họ và quan điểm về
khu vực của họ với một cách nhìn khác.
Phương pháp nghiên cứu tuyến
- Cho phép quan sát trực tiếp để kiểm tra chéo thông tin đã được thu thập trước đây qua các
cuộc phỏng vấn.
- Cung cấp các thông tin cụ thể, cần thiết cho việc lập bản đồ tài nguyên và phân tích, kể
cả những vấn đề nhạy cảm mà có thể không được đề cập đến trong những cuộc thảo luận
mang tính hình thức.
3. Các dạng thông tin có thể thu thập bằng cách sử dụng những tuyến nghiên cứu.
Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm cảnh quan và các vấn đề môi trường
- Đòa hình, sông suối, dạng đất.
- Dạng, quy mô và sự phân bố của các sinh cảnh (rừng, vùng nông nghiệp, bãi bồi,
cụm dân cư…).
- Các vấn đề môi trường như: xói mòn, bào mòn.

Nhóm 2: Sử dụng tài nguyên
- Các hệ thống nông nghiệp, sử dụng và sở hữu đất, các dạng và cường độ khai thác
tài nguyên.
- Các loài cây hiện đang được sử dụng trong cộng đồng như làm thuốc, làm nhà…
Nhóm 3: Kinh tế- xã hội
- Số lượng và các dạng nhà ở, tàu thuyền, cửa hang…
- Các hoạt động kinh tế (sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
thủy sản), chế biến lương thưc, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công truyền thống )
- Nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí, du lòch.

×