Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Những đặc điểm nổi bật về cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy những đóng góp mới và những nỗ lực của ông trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.24 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ HỒNG LIỄU

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYÊN DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ HỒNG LIỄU

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYÊN DUY
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo TS. Nguyễn Văn Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn- cùng các thầy cô giáo phòng sau Đại học,Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, cảm ơn gia
đình cùng toàn thể các bạn, những người thân, đã luôn ở bên động viên,
giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Học viên

Lê Thị Hồng Liễu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Nam. Kết quả nghiên cứu không sao
chép và không trùng với bất kỳ khóa luận nào. Những trích dẫn, kết quả
nghiên cứu có trong đề tài lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ
ràng. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Học viên

Lê Thị Hồng Liễu



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 9
NỘI DUNG ............................................................................................................. 10
Chương 1. PHẠM TRÙ CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY .................................... 10
1.1. Cái tôi trữ tình – một phạm trù trung tâm của thơ trữ tình .......................... 10
1.1.1 . Cái tôi............................................................................................................ 10
1.1.2 . Cái tôi trữ tình .............................................................................................. 12
1.2. Hành trình sáng tạo và khái quát về phong cách thơ của nhà thơ Nguyễn
Duy........................................................................................................................... 15
1.2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy ......................................................... 15
1.2.2. Khái quát về phong cách thơ Nguyễn Duy ................................................. 22
Tiểu kết .................................................................................................................... 27
Chương 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN, SÂU SẮC VÀ ĐỘC ĐÁO
TRONG THƠ NGUYỄN DUY............................................................................. 29
2.1. Cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân ..................................................................... 30
2.1.1. Cái tôi có sức chiến đấu cao khỏe khoắn, lạc quan, giàu kinh nghiệm thực
tế chiến trường ........................................................................................................ 31
2.1.2. Cái tôi mang nặng tình yêu sâu sắc, bình dị với nhân dân và đất nước ... 40


2.1.3. Cái tôi có tránh nhiệm công dân trong mọi hoàn cảnh, nhiều ưu tư và suy

ngẫm......................................................................................................................... 48
2.2. Cái tôi đời thường, cá nhân ............................................................................. 52
2.2.1. Cái tôi trải đời, nhiều chua chát nhân tâm – thế sự ................................... 52
2.2.2. Cái tôi nhân ái, vị tha, nhạy cảm, dễ bao dung, giàu tình thương ............ 56
2.2.3. Cái tôi khôn ngoan, tỉnh táo, thiết thực và ngang tàng, hóm hỉnh, hài
hước, dân dã. ........................................................................................................... 62
Tiểu kết: ................................................................................................................... 66
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN DUY ...................................................................................................... 68
3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tượng trong thơ................................ 68
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật................................................................ 72
3.2.1. Không gian trong thơ Nguyễn Duy ............................................................. 73
3.2.2. Thời gian trong thơ Nguyễn Duy ................................................................. 75
3.3. Thể thơ.............................................................................................................. 77
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu .................................................................................. 84
3.4.1. Ngôn ngữ ....................................................................................................... 84
3.4.2. Giọng điệu ..................................................................................................... 88
Tiểu kết: ................................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Duy là một nhà thơ tiêu biểu, một gương mặt thơ xuất sắc
trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Xuất hiện trên thi đàn từ những năm 70
của thế kỷ hai mươi, trong chặng đường hơn 40 năm sáng tác, ông đã có
những đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc: hơn chục tập thơ, 3 tập bút
ký, 1 tiểu thuyết. Ông đã từng được nhận giải nhất tuần báo văn nghệ 1973,

được tặng giải thưởng A về thơ ca của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1985.
Nhận giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Nguyễn Duy
không thuộc về thế hệ các nhà thơ trẻ lớp trước trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ, khi thơ ca đang phát triển mạnh với một đội ngũ tác giả dồi
dào trong một bối cảnh đặc biệt của dân tộc. Nguyễn Duy cũng không thuộc
những nhà thơ trẻ sau đổi mới nhiều cách tân, tìm tòi để bứt mình lên, khai
sáng một con đường còn nhiều bế tắc. Ông là thế hệ những nhà thơ nằm ở giai
đoạn bản lề. Xuất hiện ở những năm tháng cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ,
trầm mình trong những năm hậu chiến và đầu đổi mới, những nhà thơ như
Nguyễn Duy đã phải vượt qua một giai đoạn nhiều thử thách và không mấy
thuận lợi cho thơ ca cũng như đời sống con người. Trong một bối cảnh như
thế, khi nhiều nghệ sĩ loay hoay bế tắc, hoặc không còn đủ tự tin với cái chất
riêng của mình, Nguyễn Duy vẫn sáng tạo, đều đặn và chắc tay thì đó chính là
một minh chứng rõ nét nhất cho tài năng và thái độ lao động nghiêm túc ở ông.
Thơ Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước, với cội nguồn, những
dòng thơ ông như chắt ra từ đời sống nhân dân. Trong chiến tranh, ông viết
những vần thơ bên chiến hào, những vần thơ sinh ra từ lửa đạn, mang theo hơi
thở của một trái tim người lính giàu nhiệt huyết. Sau 1975, khi miền Nam
hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thơ ca
lắng lại, thơ có nhiều ngã rẽ, một số người tìm đến những phong cách thơ


2
hiện đại, tượng trưng, siêu thực nhưng Nguyễn Duy vẫn đi con đường của
mình, vẫn viết về chiến tranh, quê hương, đất nước, con người: Ánh Trăng
(1984), Mẹ và Em (1987), Đường xa, Tình tang, Vợ ơi (1985)... với nhiều tìm
tòi, đổi mới. Nguyễn Duy đã định hình được phong cách với một cá tính sáng
tạo độc đáo. Dẫu viết về điều gì, những câu chuyện chung riêng, về người
thân ruột thịt hay chuyện cao hơn, xa hơn của đời sống, chúng ta vẫn nhận
thấy cái dí dỏm, ngang tàng nhưng chân thật trong cảm xúc của Nguyễn Duy.

Ngay cả khi ông tuyên bố tạm dừng sáng tác thơ để tìm một hướng đi mới,
một thể nghiệm mới trong cách “trình diễn” thơ người ta vẫn thấy được sự
gắn bó máu thịt của ông với nhân dân, quê hương, với cuội nguồn. Ông đã
mang thơ, mang tre nứa, rơm rạ quê hương mình mà đi “khắp thế gian”, để lại
một dấu ấn mới, một hình ảnh Nguyễn Duy vừa gần gũi lại vừa mới mẻ.
Những sáng tạo trăn trở và không ngừng vượt mình đó chính là biểu hiện của
một nghệ sĩ chân chính.
Nhắc đến Nguyễn Duy người ta nghĩ ngay đến thơ lục bát, đến tính dân
tộc, đến cái đời thường giản dị và hồn nhiên. Phải chăng đó chính là những
nét tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho hồn thơ Nguyễn Duy? Có lẽ đúng mà
chưa đủ! Bên cạnh một Nguyễn Duy dân dã chúng ta còn có một Nguyễn Duy
hiện đại, bên cạnh cái hồn nhiên chân thật về cảm xúc chúng ta lại thấy một
Nguyễn Duy sâu lắng giàu triết lý, chiêm nghiệm. Từ đó chúng ta có một
Nguyễn Duy vừa hóm hỉnh, ngang tàng vừa nồng nàn cảm xúc, vừa dân tộc
lại vừa hiện đại. Một gương mặt thơ đa sắc diện như thế thực sự là một đề tài
hấp dẫn với người nghiên cứu văn học.
1.2. Cái tôi trữ tình có một vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong thơ. Ở mỗi thời đại, mối liên hệ giữa thơ và nhà thơ luôn là vấn đề được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Cái tôi trữ tình chính là biểu hiện rõ nhất cho
mối qua hệ ấy. Bản chất của cái tôi trữ tình là mang tính chủ quan, cá nhân,


3
đồng thời mang tính khách quan với các dấu ấn của đời sống xã hội. Cái tôi
trữ tình càng tự ý thức sâu sắc thì thơ trữ tình càng đặc sắc. Nhưng cái tôi trữ
tình không hoàn toàn đồng nhất và trùng khít với cái tôi nhà thơ mà là sự thể
hiện đời sống tinh thần và tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Nó là một
phần cốt lõi của cái tôi nhà thơ nhưng lại không phải là bản sao trùng khít. Nó
gợi lên khoảng cách giữa đời thực và nghệ thuật, giữa hiện thực và hiện thực
được phản ánh. Đó là phiên bản mới mẻ, chọn lọc, kết tinh và thăng hoa

những suy tư, cảm xúc và trải nghiệm của cái tôi nhà thơ: “Có nhiều cuộc đời
thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng. Nhà thơ là nhân vật chính, là
hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự
kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in lại nét trong thơ”
(Hà Minh Đức). Viên Mai cho rằng: “Tất cả mọi người làm thơ đều có thân
phận của mình”. Mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng, độc đáo mang
dấu ấn chủ quan trong thơ. Hàn Mặc Tử viết: “Người thơ phong vận như thơ
ấy”. Chính cái tôi trữ tình đã tạo nên sự khác biệt của phong cách thơ.
Có thể nói cái tôi trữ tình chính là chủ thể trung tâm của thơ. Từ cái tôi
đó mà cảm xúc của nhà thơ với hiện thực được thể hiện. Cái tôi trữ tình cũng
là “trục chính” để từ đó triển khai những ý tưởng nghệ thuật của bài thơ, thể
hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Giống như người kể chuyện trong tác
phẩm tự sự cái tôi trữ tình trong thơ đóng vai trò như người dẫn dắt cho toàn
bộ sự phát triển của cấu trúc tác phẩm. Chúng ta đều biết đặc trưng của thơ là
cảm xúc. Có cảm xúc mới bật lên thơ, và thơ là để thể hiện những cung bậc
cảm xúc khác nhau của con người với cuộc sống. Cảm xúc ấy phải được gắn
vào một chủ thể và chủ thế đó ở đây chính là cái tôi trữ tình. Do đó cũng có
thể khẳng định cái tôi trữ tình chính là một yếu tố quan trọng bậc nhất của
thơ. Muốn tìm hiểu thơ không thể bỏ qua nhân tố này.


4
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ
Nguyễn Duy làm đề tài nghiên cứu của mình. Hi vọng thông qua đề tài này
chúng tôi có thể phần nào tiếp cận và nhận diện được gương mặt của cái tôi
trữ tình trong thơ Nguyễn Duy từ đó thấy được nét độc đáo trong phong cách
thơ của nhà thơ này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Duy, ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn, đã được giới nghiên
cứu phê bình quan tâm và được khẳng định như một nhà thơ tiêu biểu của thơ

ca chống Mỹ. Vì vậy đã có không ít bài viết dưới dạng bài báo, phỏng vấn,
tiểu luận, luận văn về thơ Nguyễn Duy.
Hoài Thanh là một trong những người đầu tiên viết lời bình cho thơ
Nguyễn Duy qua bài: Đọc một số bài thơ Nguyễn Duy (Báo Văn nghệ số ra
442 - 14/4/1972) đã khẳng định thơ Nguyễn Duy trong quá trình định hình
một cá tính thơ: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta trở về với một thế giới quen thuộc,
một gốc sim, một bụi tre, một ổ rơm nhưng trong thế giới ấy thơ Nguyễn Duy
không nhàm. Nói sim, rơm, tre là để nói đến người. Nguyễn Duy đặc biệt
thấm thía cái cao đẹp của con người, của những cuộc đời cần cù không tuổi,
không tên”. Hoài Thanh đã phát hiện ra cái đẹp trong thơ Nguyễn Duy chính
là cái bình dị hiền hậu “một cái gì rất Việt Nam” mà chúng ta “giữ nguyên
trong thử lửa”, với “một giọng thơ chân chất, tình thơ chác, ý thơ sâu”.
Ngoài những bài viết có tính khái quát, đánh giá trên nhiều bài thơ của
Nguyễn Duy thì cũng có nhiều bài viết chủ yếu tập trung đánh giá vào những
bài thơ nổi bật của tác giả. Ví dụ như bài thơ Tre Việt Nam, Ánh trăng, Đò
lèn, Hơi ấm ổ rơm… là những bài thơ thu hút được nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Như bài của nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức, Lê Trí Viễn… về bài thơ Tre Việt Nam, bài viết của Nguyễn Bùi
Vợi, Lê Quang Trang,… về bài thơ Ánh trăng, Vũ Quần Phương viết về bài


5
Hơi ấm ổ rơm, Trịnh Thanh Sơn, Đỗ Lai Thúy bình Đò lèn, Đặng Hiển phân
tích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Những bài viết này tuy chỉ tìm hiểu, đánh
giá, phê bình về thơ Nguyễn Duy qua một tác phẩm cụ thể nhưng lại có
những nhận định rất xác đáng, chỉ ra được những đặc sắc của thơ Nguyễn
Duy. Trong đó chúng tôi đặc biệt nhận thấy các nhà nghiên cứu đều đánh giá
cao những ân tình gắn bó của Nguyễn Duy với nhân dân thông qua những
cảm xúc chân thực và đời thường.
Trong các bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ Nguyễn Duy, công phu

hơn cả là bài của Nguyễn Quang Sáng và Chu Văn Sơn, hai nhà nghiên cứu
đã có cái nhìn sâu sắc hơn về thơ Nguyễn Duy, với những nhận định tương
đối sắc sảo và chính xác.
Trong bài viết Đi tìm tiềm lực thơ Nguyễn Duy - Phụ lục cho tập Mẹ và
em, Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định bước tiến của Nguyễn Duy, tìm ra nét
độc đáo, những nét khác biệt trong thơ anh. Có những nết khác biệt ấy là do
“có sự chuyển động trong nội tâm mà ứa ra câu chữ”. Nhờ đó mà Nguyễn
Duy “Dù ở xứ lạ vẫn bắt được cái hồn của con người và hồn của cây cỏ”.
Ông nhấn mạnh Nguyễn Duy có ưu thế trội hơn hẳn trong thể lục bát “Thơ
Nguyễn Duy không rơi vào tình trạng quen tay, mà có sự biến đổi, chuyển
động trong câu chữ”, thành công của thơ lục bát Nguyễn Duy là nhờ vào thế
giới nội tâm phong phú và năng động của chính nhà thơ.
Qua phân tích một số bài thơ cụ thể, Nguyễn Quang Sáng đi tới nhận
xét: “Nguyễn Duy vẫn sáng tác với bản sắc riêng của mình, không biến dạng,
không pha tạp ở hoàn cảnh sống, dù ở đề tài chiến trận hay đề tài tình yêu
con người, quê hương thì cũng cùng chung cái gốc nhân bản và tâm hồn nhân
hậu...”, “Nguyễn Duy viết đều và có chất lượng về quá khứ, hiện tại, về chiến
tranh và tình yêu, về quê hương gốc gác và những người thân đều thống nhất từ
trong tâm tưởng, trong mối giao lưu giữa hiện thực với văn hóa cội nguồn”.


6
Chu Văn Sơn trong bài viết Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, tạp chí Nhà
văn số 3 năm 2003 đã nói nhiều hơn đến vấn đề tư duy thơ Nguyễn Duy, ông
đi từ quan niệm nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy “tôi là dân vậy tôi tồn tại”.
Và có thể thấy “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân ngay từ quan niệm nhân sinh
và nghệ thuật” và quan niệm ấy đi suốt chặng đường thơ Nguyễn Duy càng
về sau càng sắc nét. Theo Chu Văn Sơn, Nguyễn Duy coi chân thành là cứu
cánh, cứu tinh của mình. Những vần thơ của ông là “tâm tình ở đằng sau tâm
tình”. Những vần thơ đánh thức lương tri, dám nói thẳng nói thật không hề né

tránh Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa tổ quốc, Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Cái tôi tự họa chân thành đến mức không hề làm duyên làm dáng, không nề
hà những nhếch nhác bụi bặm. Có thể thấy nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã
gọi tên ra được nét đặc trưng cơ bản nhất trong nhân sinh quan của Nguyễn
Duy từ đó chi phối tới các yếu tố nghệ thuật khác trong thơ ông. Đây là một
bài viết có giá trị, gợi mở nhiều cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài.
Tiếp cận thơ Nguyễn Duy từ góc độ nội dung chúng ta có thể kể đến
các bài viết như Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình của Lại Nguyên
Ân, Nguyễn Duy thi sĩ đồng quê của Nguyễn Đức Thọ, Người vợ trong thơ
Nguyễn Duy của Đỗ Ngọc Thạch, Nguyễn Duy – Người thương mến đến tận
cùng chân thực của Vũ Văn Sỹ,… Các bài viết này chỉ ra rằng thơ Nguyễn
Duy thường hướng tới các đề tài như quê hương, tình yêu con người, đất
nước,… những đề tài muôn thuở gần gũi và đời thường. Nhà thơ thường
hướng tới “những cái mong manh mà vững chắc trong đời” và như nhà
nghiên cứu Vũ Văn Sỹ đã dùng ngay chính câu thơ của Nguyễn Duy mà khái
quát về thơ ông đó là sự tận cùng của chân thực, của cảm xúc mến thương
dành cho nhân dân, đất nước mình.
Tiếp cận từ phương diện nghệ thuật nhiều nhà nghiên cứu thường xoáy
sâu vào các khía cạnh trong tác phẩm của Nguyễn Duy như thể thơ dân tộc


7
lục bát, ngôn ngữ thơ, giọng điệu trong thơ,… Các ý kiến có chỗ thống nhất
như đánh giá cao khả năng sử dụng khai thác thể thơ lục bát dân tộc của
Nguyễn Duy, ngôn ngữ thơ ông vừa đời thường, dân dã vừa mang màu sắc
hiện đại, Vương Trí Nhàn thì cho rằng “là bản hợp xướng của những chữ lạ”
hay Hồ Văn Hải thì cho rằng đặc điểm nổi bật của thơ lục bát Nguyễn Duy là
sáng tạo những từ láy,…
Thơ Nguyễn Duy cũng được chọn làm đề tài nghiên cứu trong một số
luận văn thạc sĩ: tác giả Dương Tú Anh với đề tài Phong cách thơ Nguyễn

Duy, tác giả Nguyễn Thị Đỗ Quyên với đề tài Thơ lục bát Nguyễn Duy, tác
giả Mai Thị Nguyệt với đề tài Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn
Duy, tác giả Phạm Thị Phương với đề tài Thơ Nguyễn Duy nhìn từ góc độ tư
duy nghệ thuật.......
Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thấy một số bài báo giới thiệu tác phẩm
của Nguyễn Duy, các bài phỏng vấn tác giả,... Nó cho thấy sức hút của
Nguyễn Duy đối với độc giả cũng những giới nghiên cứu phê bình.
Qua khảo sát tư liệu về các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy
chúng tôi nhận thấy rằng:
Thứ nhất, thơ Nguyễn Duy đã được quan tâm và chú ý nghiên cứu tìm
hiểu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Thứ hai, các nhà nghiên cứu đều có những đánh giá nhận định của
riêng mình về thơ Nguyễn Duy nhưng khá gặp gỡ và đồng thuận ở một vài
phương diện như khẳng định sự thành công của ông trong việc sử dụng thể
thơ lục bát, các chất liệu văn học dân gian, khẳng định chất “thảo dân”, mộc
mạc mà giàu chiêm nghiệm trong thơ Nguyễn Duy, đánh giá cao tình cảm của
Nguyễn Duy dành cho nhân dân, quê hương, đất nước.
Những tư liệu đã có phần nào là những gợi mở cho chúng tôi trong quá
trình tiếp cận đề tài của mình. Chúng tôi cũng hi vọng hướng tiếp cận của


8
mình góp thêm một góc nhìn về thơ Nguyễn Duy để những đánh giá nghiên
cứu về thơ ông được toàn vẹn và khái quát hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy”, luận văn
nhằm hướng đến những mục đích sau:
- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.
- Thấy được những đóng góp mới và những nỗ lực của Nguyễn Duy

trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng.
Từ đó luận văn khẳng định Nguyễn Duy trước sau vẫn là một phong
cách riêng,không trộn lẫn vào những phong cách thơ tài hoa và đã rất quen
thuộc của thơ ca Viêt Nam hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luân văn là phải thấu hiểu, phân tích làm rõ được cái tôi
trữ tình trong thơ Nguyễn Duy
Làm nổi bật được cái tôi trữ tình đa diện, sâu sắc và độc đáo trong thơ
Nguyễn Duy. Đó là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân, cái tôi đời thường. Qua
đó thấy được sự phân hóa đấu tranh và thống nhất của các mặt khác nhau
trong nhân cách một thi sĩ – chiến sĩ – thảo dân.
Thấy được nghệ thuật tiêu biểu mà Nguyễn Duy đã sử dụng để góp
phần biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi coi cái tôi là yếu tố chủ quan, là yếu tố
căn bản làm nên nội dung trữ tình. Đồng thời cái tôi cũng là hạt nhân tổ chức
các yếu tố khác nhau như đề tài, cảm hứng, tứ thơ, giọng điệu và ngôn
ngữ...Trên cơ sở tìm hiểu cái tôi trữ tình luận văn đi vào nghiên cứu những


9
đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Duy, đi sâu vào một số phương diện nghệ
thuật tiêu biểu đã làm bộc lộ rõ cái tôi trữ tình trong thơ anh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát chính trên các tập thơ sau của Nguyễn Duy: Ánh
trăng (1984), Mẹ và em (1987),Về (1994), Bụi (1997, “Nguyễn Duy-Thơ”
(2010-NXB Hội nhà văn.Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thưc hiện đề tài,luận văn vận dụng phối hợp một số

phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
6.1.Về mặt lí luận: Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về
cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.Từ đó chúng ta thấy được vai trò của
cái tôi trữ tình trong đời sống thể loại.
6.2. Về thực tiễn:Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên
đề văn học Việt Nam đương đại trong nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Phạm trù của cái tôi trữ tình trong thơ và hành trình sáng tạo
của nhà thơ Nguyễn Duy
Chương 2: Cái tôi trữ tình đa diện, sâu sắc và độc đáo trong thơ
Nguyễn Duy
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy


10
NỘI DUNG
Chương 1
PHẠM TRÙ CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY
1.1. Cái tôi trữ tình – một phạm trù trung tâm của thơ trữ tình
1.1.1. Cái tôi
Cái tôi là một phạm trù triết học, thể hiện ý thức của con người về bản
thể tồn tại của mình. Vì vậy đây là một phạm trù quan trọng, được quan tâm

tìm hiểu ngay từ những ngày đầu tiên của triết học cổ đại. Có cái tôi, có ý
thức về cái tôi con người mới nhận diện được mình như một cá thể độc lập
tồn tại khác với thế giới tự nhiên bên ngoài và khác với những cá thể khác.
Cái tôi càng phát triển càng thể hiện trình độ nhận thức và tự ý thức cao của
con người về cá nhân. Đó cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Nội hàm của cái tôi rất rộng và bao hàm nhiều yếu tố. Ở đây chúng tôi
chỉ quan tâm tới những góc độ liên quan tới đề tài. Mỗi nhà triết học lại nhìn
thấy cái tôi ở một góc độ khác nhau. R. Đề - Các - nhà triết học người Pháp
thì khẳng định cái tôi dưới quan điểm nhị nguyên luận bằng một mệnh đề nổi
tiếng “tôi tư duy là tôi tồn tại”. Ở đây cái tôi được nhìn nhận như một thực thể
độc lập, có tư duy và bằng tư duy để mà khẳng định sự tồn tại của mình.
Đến Hêghen - nhà triết học biện chứng người Đức thì khẳng định vai
trò tuyệt đối của cái tôi, coi đó là trung tâm của sự tồn tại, là thể hiện của khát
vọng, khả năng của con người trong đời sống.
C. Mac nhìn nhận cái tôi, con người cá nhân vừa là khách thể vừa là
chủ thể của mối quan hệ xã hội. Cá nhân, con người cá nhân là hạt nhân phản
ánh bộ mặt xã hội. Do đó giải phóng con người cá nhân là để mỗi cá thể tìm
thấy tự do của mình, phát huy hết khả năng của mình.


11
Như vậy trong triết học, nói một cách đơn giản nhất thì cái tôi được
hiểu như là cái tôi của ý thức để phân biệt cá thể này với cá thể khác.
Trong tâm lý học, cái tôi được coi là phần cốt lõi của tính cách, liên
quan tới thực tại, chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo nhà tâm lý học
Freud thì cái tôi là một trong ba miền của tâm thức. Cái tôi được hình thành
ngay từ khi con người được sinh ra và qua một quá tình tiếp xúc với thế giới
bên ngoài, cái tôi sẽ học được cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham
muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Ở đây có thể hiểu cái tôi có vai
trò trung hòa giữa những ham muốn của vô thức của bản năng với những tiêu

chuẩn, giới hạn của nhân cách xã hội.
Khái niệm cái tôi cũng được các tôn giáo quan tâm, như trong Phật
giáo có phần về “ngã” (có thể hiểu như là tôi). Tuy nhiên cách hiểu về “ngã”
của Phật giáo không hoàn toàn trùng với cách hiểu về cái tôi trong triết học
hay tâm lý học.
Trong đời sống có thể hiểu cái tôi như một bản thể tinh thần của con
người. Nó là tất cả bản sắc của một cá nhân, là cá tính, tâm hồn, nhân sinh
quan, thế giới quan của con người. Cái tôi càng đặc sắc con người càng giá
trị. Một xã hội càng đề cao, càng tôn trọng cái tôi của con người thì càng thể
hiện sự văn minh và phát triển của mình. Tuy nhiên mỗi cái tôi cũng bị hạn
định bởi những giới hạn của đạo đức, pháp luật.
Như vậy khái niệm cái tôi là một khái niệm được quan tâm ở nhiều lĩnh
vực khoa học, tôn giáo khác nhau. Nó như một phạm trù cơ bản để con người
tự nhận thức về mình. Cái tôi cá nhân qua mỗi thời kỳ phát triển của loài
người lại được đối xử khác nhau. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng cái
tôi càng được tự do thì con người dường như lại càng đạt được những thành
tựu về khoa học, nghệ thuật.


12
1.1.2. Cái tôi trữ tình
Từ khái niệm về cái tôi, chúng ta có thể cắt nghĩa phần nào cái tôi trữ
tình. Hiểu một cách đơn giản nhất, cái tôi trữ tình chính là cái tôi được thể
hiện trong thơ trữ tình. Hay nói cách khác cái tôi trữ tình chính là những nhận
thức, cảm xúc về đời sống, về thế giới khách quan thông qua những biểu đạt
của thơ trữ tình, tạo nên một thế giới tinh thần độc đáo, có tính thẩm mỹ cao,
truyền đạt đến người đọc một tư tưởng, cảm xúc nào đó.
Cái tôi trữ tình là một phạm trù tổng hòa của nhiều yếu tố. Có thể nhìn
nhận cái tôi trữ tình ở ba phương diện: bản chất cá nhân (mối quan hệ giữa cái
tôi trữ tình với tác giả), bản chất xã hội (mối quan hệ giữa cái tôi với cái ta

cộng đồng) và bản chất thẩm mỹ (cái tôi trữ tình là trung tâm sáng tạo và tổ
chức văn bản).
Heghen trong Mỹ học đã cho rằng: Nguồn gốc và diểm tựa của nó là ở
chủ thể và chủ thể là người duy nhất độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy
cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi si, phải có một trí tưởng tượng
phong phú phải có một cảm xúc dồi dào và có thể lĩnh hội được những ý niệm
sâu sắc và lớn lao (dẫn lại theo Hà Minh Đức, Lý luận văn học trang 225).
Như vậy có thể thấy cái tôi trữ tình có vai trò quan trọng trong thơ. Người làm
thơ phải mang được cái tôi của mình vào cái tôi trữ tình, thể hiện được những
cảm nghĩ về đời sống của bản thân, có chiều sâu, có nét độc đáo khác lạ với
cá tính riêng. Tuy nhiên cái tôi của nhà thơ và cái tôi trữ tình không thể hoàn
toàn trùng khít. Cái tôi của nhà thơ được phản ánh, cách điệu trong cái tôi trữ
tình. Thế nên chúng ta không thể đồng nhất cái tôi trữ tình với tác giả. Và cái
tôi trữ tình cũng càng không phải là nhân vật trong thơ trữ tình. Không thể coi
cái tôi trữ tình bằng một nhân vật xưng danh nào đó trong bài thơ. Bày tỏ
quan điểm về mối quan hệ giữa cái tôi trữ tình và tác giả, nhà lý luận văn học
Nga Ju. Tynianov đã viết: giọng điệu của tác giả mà ta cảm thấy trong thơ lại


13
chính là bản thân tác phẩm nghệ thuật, là khách thể nghệ thuật, là một thực
tại loại khác so với thực tại sống, cho nên cái tôi đó đã không phải là người
sáng tạo ra thế giới nghệ thuật này mà chỉ là người dân sống trong thế giới
được sáng tạo. Cái tôi trữ tình mang bản sắc của cái tôi tác giả nhưng khi nhà
thơ sáng tạo ra nó, nó đã trở thành một thực thể độc lập, tách biệt với nhà thơ.
Có lẽ vì vậy mà cái tôi trữ tình không bị hạn định trong thế giới cá nhân của
người sáng tạo ra nó. Nó được mở ra đến vô hạn, có khả năng đề cập tới
những vấn đề mang tính nhân loại hơn là số phận tiểu sử của cá nhân nhà thơ.
Tuy nhiên cái tôi trữ tình cũng không thể tách rời được cá nhân nhà
thơ. Nó ít nhiều chính là hiện thân của tác giả. Qua thơ ta có thể thấy được

những kí ức, những kỉ niệm, những tình cảm của nhà thơ về chính cuộc đời
mình. Nhiều khi cảm xúc của nhà thơ được khái quát hướng tới những thứ lớn
lao hơn. Nên cái tôi trữ tình khi đó lại thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, tư
tưởng,… của một lớp người, một thế hệ mà nó đại diện.
Cái tôi trữ tình là sản phẩm của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân song nó
cũng không thể tách rời cái khách quan là đời sống xã hội. Cảm xúc của mỗi
cá nhân được khơi gợi từ chính đời sống. Do đó cái tôi trữ tình trong thơ cũng
phản ánh chính những cảm xúc của thời đại. Cái tôi trữ tình vì thế vừa mang
tính chủ quan nhưng cũng mang tính khách quan, lịch sử. Chỉ có như vậy cái
tôi trữ tình từ cảm xúc của một người mới chạm tới được cảm xúc của muôn
người khi đọc thơ.
Có thể nói cái tôi trữ tình là cơ sở để làm nên bản sắc cho thơ trữ tình
khác biệt với thơ tự sự. Cái tôi trữ tình là chủ thể bộc lộ những suy nghĩ, cảm
xúc trong thơ. Nó không giống như các nhân vật trong tự sự, nó không mang
một diện mạo cụ thể, không có tiểu sử hay hành động. Cái tôi trữ tình được
thể hiện qua giọng điệu cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ,… những điều mơ hồ
nhưng lại làm nên hồn cốt của thơ.


14
Cái tôi trữ tình chính là những gửi gắm của nhà thơ về cảm xúc, về suy tư
của mình trước cuộc sống. Nhận diện được cái tôi trữ tình trong thơ là nhận diện
được tâm tư tình cảm của nhà thơ. Do đó muốn nắm bắt được một tác phẩm trữ
tình người nghiên cứu không thể không quan tâm đến cái tôi trữ tình.
Quá trình phát triển của văn học dân tộc cũng cho chúng ta thấy những
diện mạo khác nhau của cái tôi trữ tình. Trong văn học dân gian mà cụ thể
hơn ở thể loại thơ trữ tình – ca dao, chúng ta thấy cái tôi trữ tình không hiện
lên với gương mặt của một cá nhân cụ thể mà mang gương mặt của một cộng
đồng, một đám đông. Đó là những người lao động cần cù chịu thương chịu
khó, sống ân tình thủy chung và giàu tình cảm. Không gian và thời gian để cái

tôi trữ tình xuất hiện trong ca dao cũng không mang tính cá thể hóa mà phần
lớn là các không gian chung gắn với lao động và cuộc sống của người bình
dân xưa. Thời gian phần lớn là mang tính ước lệ. Đến văn học trung đại, do
ảnh hưởng của tư tưởng xã hội nên cái tôi trữ tình cũng có những màu sắc
riêng. Văn học ít đề cập tới vấn đề riêng tư của đời sống con người cá nhân
mà hướng tới các vấn đề của dân tộc, cộng đồng. Cái tôi trữ tình cũng vì thế
mà mang màu sắc phi ngã, các đại từ nhân xưng ít được sử dụng. Ý thức về
một cái tôi cá tính có tồn tại và vẫn được các nhà thơ thể hiện song vẫn chịu
sự chi phối của tính quy phạm của văn học trung đại. Ở một số nhà thơ chúng
ta thấy được cái tôi cá nhân, cái tôi trữ tình đặc sắc đối diện với chính mình
phần nào vượt qua những khuôn khổ của văn học trung đại như Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,…
Đến văn học lãng mạn và tiêu biểu là phong trào Thơ Mới chúng ta lại
thấy một cái tôi trữ tình khác. Đó là cái tôi cá nhân, cái tôi trong quá trình tìm
lại diện mạo cá thể của mình, với sự tự ý thức cao độ. Khi này cái tôi trữ tình vừa
có cái mạnh mẽ, tự do lại cũng có cái yếu ớt, cô đơn và bất lực. Các nhà thơ lãng


15
mạn dùng cái tôi của mình để cảm nhận và phản ánh thế giới. Vì thế cái tôi ấy
không tránh khỏi những bi quan, ảo não bên cạnh cái say sưa, bay bổng.
Cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng lại là cái tôi cộng đồng. Do những
yêu cầu của lịch sử, của dân tộc mà người nghệ sĩ thời kỳ này phần nào bỏ đi
những vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân để hòa mình vào đời sống chung của
đất nước. Cái tôi trữ tình vì thế cũng mang một diện mạo mới. Không chỉ là
những xúc cảm cá nhân mà lúc này nó là xúc cảm của một lớp người, của một
thế hệ chung ý chí, lý tưởng và mục tiêu. Cái tôi trữ tình trong thơ đổi mới lại
tìm về với đời sống cá nhân, đi sâu vào thế sự đời tư, phản ánh những trăn trở,
đấu tranh của người nghệ sĩ. Một cái tôi đa diện, phức tạp hơn song sinh
động, gần gũi và đời thường hơn xuất hiện.

Như vậy có thể nhận thấy, cái tôi trữ tình là một phạm trù đặc biệt quan
trọng trong thơ trữ tình. Nó là một nhân tố thể hiện sâu sắc tư tưởng, cảm nghĩ
của nhà thơ, chi phối cách tổ chức tác phẩm. Cái tôi trữ tình và cái tôi nhà thơ
có một độ giãn cách nhất định mà chúng ta không thể đánh đồng làm một. Cái
tôi trữ tình cùng với sự phát triển của văn học cũng mang những diện mạo
khác nhau, phù hợp với đời sống hiện thực của từng giai đoạn, thể hiện những
đặc trưng của thời đại.
1.2. Hành trình sáng tạo và khái quát về phong cách thơ của nhà thơ
Nguyễn Duy
1.2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại Đông
Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa (nay thuộc phường Đông Vê, thành phố Thanh
Hóa). Năm 1966 ông nhập ngũ trở thành bộ đội thông tin tham gia chiến đấu
trực tiếp trên các chiến trường ác liệt nhất lúc bấy giờ như Đường 9 – Khe
Sanh, Đường 9 – nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc. Sau
khi chiến tranh kết thúc, ông giải ngũ quay về với nghề cầm bút. Ông làm


16
việc tại tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam và làm tới trưởng đại
diện của tờ báo này tại phía Nam. Có thể nói những năm tháng tuổi thơ với kí
ức về một vùng quê gian khó và những năm tháng chiến đấu trực tiếp trong
kháng chiến chống Mỹ rồi chiến tranh biên giới sau này để lại trong thơ ông
nhiều dấu ấn sâu đậm.
Nguyễn Duy làm thơ từ khá sớm. Đến năm 1973 ông đã đạt giải nhất
cuộc thi thơ do tuần báo Văn nghệ tổ chức với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu
trời vuông, Tre Việt Nam những bài thơ tiểu biểu của tập thơ Cát Trắng.
Ngoài làm thơ Nguyễn Duy còn viết tiểu thuyết, bút ký. Tuy nhiên người ta
biết tới Nguyễn Duy chủ yếu trong tư cách của một nhà thơ bởi đây là thể loại
ông thành công hơn cả.

Năm 1997, Nguyễn Duy từng tuyên bố “gác bút” để thử nghiệm một
hướng đi mới trong cuộc đời sáng tạo của mình. Ông tìm cách “trình diễn”
thơ mới và đưa những bài thơ với cách thể hiện độc đáo đó đến với bạn đọc
không chỉ ở Việt Nam. Ông in thơ trên các chất liệu đặc biệt như tranh, tre,
nứa, lá, giấy dó,.. những chất liệu đậm tính dân tộc. Nguyễn Duy không chỉ
“trình diễn” thơ của mình mà ông còn biên tập và cho ra mặt tập thơ Thiền
thời Lý Trần gồm 30 bài thơ viết trên giấy dó có cả bản nguyên tiếng Hán,
bản phiêm âm, dịch nghĩa, dịch thơ bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo
ảnh nền, ảnh minh họa của ông. Dẫu là một hướng đi khác nhưng dường như
vẫn là ông là một Nguyễn Duy say đắm với những gì dân tộc nhất, dân dã
nhất. Hướng đi đó của ông ít nhiều đã tạo được dấu ấn trong lòng những độc
giả yêu thơ trong và ngoài nước.
Năm 2007, Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học
nghệ thuật cho những cống hiến của ông.
Nguyễn Duy sáng tác cả thơ, tiểu thuyết và bút ký. Trong đó thơ chiếm
số lượng lớn hơn cả.. Những tập thơ của ông có thể kể đến là:


17
- Cát trắng (1973)
- Ánh trăng (1978)
- Đãi cát tìm vàng (1987)
- Mẹ và em (1987)
- Đường xa (1989)
- Quà tặng (1990)
- Về (1994)
- Bụi (1997)
- Thơ Nguyễn Duy (2010) , tuyển tập những bài thơ đặc sắc của
Nguyễn Duy
Hành trình thơ Nguyễn Duy bắt đầu từ khá sớm. Có lẽ những năm

tháng ấu thơ sống với bà, được bà nuôi lớn tâm hồn bằng ca dao, hò, vè nên
cái chất, cái hồn của văn học dân gian ăn vào máu thịt nhà thơ lúc nào chẳng
rõ. Rồi từ đó thơ cứ đến một cách tự nhiên như cảm xúc phải được tỏ bày.
Trong những năm tháng tuổi thơ của Nguyễn Duy, phong trào thơ thiếu nhi
miền Bắc lại phát triển mạnh. Chính những điều kiện như vậy đã thúc đẩy
một cậu bé nơi miền quê xa xôi có bài thơ đăng báo ngay từ khi 9 tuổi, lúc
đang học lớp 2 trường làng.
Khi Nguyễn Duy nhập ngũ, ông bắt đầu sáng tác chuyên tâm và đều
đặn hơn. Năm 1973 giải A của cuộc thi thơ báo Văn nghệ như một dấu mốc
trong hành trình sáng tạo của ông. Từ đó người ta biết đến Nguyễn Duy, biết
đến một nhà thơ của Tre Việt Nam, của Hơi ấm ổ rơm. Một chàng trai 25 tuổi,
trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ sục sôi, dùng chính
tuổi trẻ và nhiệt huyết của mình mà đi qua những năm tháng gian nan mà vĩ
đại của dân tộc. Trong một tâm hồn như thế, ta vừa thấy nét trẻ trung, sôi nổi
vừa thấy sự đằm thắm, sâu sắc. Thơ Nguyễn Duy trong giai đoạn này chan
chứa những tình cảm chân thành và sâu sắc với bạn bè, với đồng đội, với


18
người thân với quê hương và tổ quốc. Ông không hướng ngòi bút tới những
điều lớn lao, vĩ đại. Ông bắt đầu từ những giản dị và đời thường từ những thứ
thân quen gần gũi. Ngay từ giây phút bắt đầu ấy chất “thảo dân” như đã sẵn
có tự nhiên trong thơ Nguyễn Duy. Không cần gồng mình, không lên gân thơ
Nguyễn Duy vẫn là thơ của nhân dân, thơ cho nhân dân. Giữa thời kỳ nở rộ
của thơ ca, giữa đội ngũ những người cầm bút trẻ dồi dào và sung mãn,
Nguyễn Duy đã tạo được dấu ấn riêng của mình, “chất” riêng của mình bằng
một hồn thơ mượt mà và giản dị.
Trong thời kỳ hậu chiến, Nguyễn Duy cho ra mắt độc giả tập thơ Ánh
trăng, tập thơ đã được giải thưởng của Hội Nhà văn (1978). Nhìn chung, so
với giai đoạn trước, thời kỳ này thơ Nguyễn Duy không có quá nhiều thay đổi

có tính chất bước ngoặt. Thơ ông vẫn vậy, vẫn mang cái mộc mạc, chân
phương của một người “thảo dân” hiền lành chất phác. Nguyễn Duy vẫn gắn
bó máu thịt với nhân dân, vẫn không ngừng nhắc nhở mình về cội nguộn của
mình, của tâm hồn mình chính là quê hương, đất nước, là những thứ giản dị như
đồng, như ruộng. Ngoài những thành công được ghi nhận, chúng ta cũng thể
không thừa nhận thơ Nguyễn Duy thời kỳ này còn có những hạn chế. Đâu đó
vẫn còn sự gò bó, cầu kỳ, chưa đều tay trong cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện.
Thời kỳ thứ 3 trong thơ Nguyễn Duy là thời kỳ đổi mới. Có lẽ vì chưa
đừng ca ngợi, cũng chưa từng im lặng nên thơ Nguyễn Duy trước và sau đổi
mới tuy có khác biệt nhưng không phải là sự thay đổi bước ngoặt, sang trang
hoàn toàn. Người ta chỉ thấy chín hơn, đằm hơn, đến “thuần nhất” (chữ dùng
của Vương Trí Nhàn) trong hồn thơ Nguyễn Duy. Thơ Nguyễn Duy thời kỳ
này vừa dân dã vừa hiện đại, có sự từng trải và vẫn giữ được nét tinh tế. Ở
thời kỳ này chúng ta không thể không kể tới bộ ba bài thơ: Đánh thức tiềm
năng (viết từ 1980 đến 1982), Nhìn từ xa … tổ quốc (hoàn thành năm 1989)
và Kim mộc thủy hỏa thổ (1999) thể hiện những trăn trở suy tư của nhà thơ về


19
tương lai đất nước, về con người và các vấn đề nhân sinh. Dường như lúc này
ở Nguyễn Duy người ta đã thấy rõ độ chín về nhận thức để không còn sự gò
bó, cầu kỳ trong cách nghĩ, cách làm. Có lẽ khi bản thân nhà thơ đã kinh qua
những biến động của lịch sử, đã trải nghiệm qua những năm tháng khó khăn
gian khổ của mỗi cá nhân và của cả dân tộc, cái nhìn sẽ rộng mở hơn để cách
cảm, cách nghĩ tĩnh lại, chậm lại và sâu hơn.
Trong tuyển tập thơ của mình, Nguyễn Duy bổ sung thêm một số bài
thơ, sắp xếp, tuyển chọn các bài thơ tiêu biểu của các tập thơ trước để xuất
bản (2010). Trong tuyển tập thơ này ông chia các tác phẩm của mình thành 4
phần: Đường làng, đường nước, đường xa, đường về. Có lẽ nó cũng chính là
những chặng đường mà Nguyễn Duy đã đi qua. Bắt đầu từ quê hương, từ

những nẻo đường muôn màu nhưng mang màu sắc của một tuổi thơ với
những người thân yêu nhất, của mảnh đất Thanh Hóa với dòng sông Mẹ âm
thầm trôi. Rồi con đường ấy lớn lên mở ra những chân trời mới, đi tới những
miền đất mới, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân với Tổ quốc
của mình. Đó là những chặng đường nước với những năm tháng kháng chiến
gian khổ mà anh hùng, với những điều lớn lao mà giản dị. Để đường xa hơn
với lục bát xa xứ, để đứng từ nơi xa, khách quan hơn mà nhìn lại nhân dân
mình, quê hương mình, tổ quốc mình, để nỗi nhớ ám ảnh trong cõi về tinh
khôi. Đường xa là những sáng tác khi Nguyễn Duy sống ở Nga hay ở Mỹ và
các nước châu Âu. Một cuộc cống xa quê hương, tới những miền đất phát
triển và văn minh hơn, nhưng trong Nguyễn Duy luôn đau đáu hình ảnh quê
hương, đất nước. Ông nhận ra rằng chẳng nơi đâu bằng nhà của mình. Nơi xa
xứ có những nỗi buồn, nỗi tủi cho cái nghèo, cái khó của quê hương đất nước
nhưng chưa bao giờ cái hồn cốt, dân dã trong Nguyễn Duy phai nhạt. Đối với
ông không có đối trọng giữa “chân quê” và “thành thị” vì ở đâu và nơi nào
ông vẫn chỉ là ông một “thảo dân” chân chất nhất. Rồi cuối cùng con đường


×