Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 10 trang )

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa và cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam.
Bài nghiên cứu đi từ những quy định trong hệ thống pháp luật đến thực tiễn thi
hành pháp luật trên thực tế để đánh giá thực trạng về hoạt động bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa và đưa ra những giải pháp , kiến nghị cho những vấn đề còn tồn đọng.
Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và bình luận những vấn đề pháp lý cụ thể
liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cũng như hệ thống
thực thi của nó trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, liên hệ đến những nhãn hiệu
hàng hóa cụ thể đặc biệt là những nhãn hiệu có tiếng , nổi bật để làm ví dụ minh
họa cho những luận điểm trong bài nghiên cứu này.
4.Mục tiêu nghiên cứu
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam còn nhiều tồn đọng , vì vậy bài nghiên cứu này
hướng đến hai mục tiêu chínhlà mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn
Mục tiêu về lý luận: Làm rõ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong pháp
luật Việt Nam qua các phân tích một số khái niệm khoa học có liên quan đến nhãn
hiệu hàng hóa,
Mục tiêu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng hoạt động thực thi pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Namvà các hành vi xâm pham bảo hộ nhãn hiệu, từ đó
đề xuất các biện pháp đồng bộ nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu hàng hóa.
5.ko phải sửa
6. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp này được sử dụng trong các phân tích, so sánh, đánh giá dữ liệu để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu các thực trạng cho bài nghiên cứu
-Phương pháp quan sát thực tiễn


Là phương pháp được sủ dụng trong quá trình nghiên cuwsunhuwxng vụ việc trên


thực tế để làm dẫn chứng cho bài nghiên cứu

-Phương pháp pháp lý so sánh
Phương pháp pháp lý so sánh đóng vai trò quan trọng trong nội dung của bài
nghiên cứu. Sự so sánh được thực hiện dựa trên những vấn đề pháp lý quan trọng
liên quan đến cơ chế bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như cách thức xác định nhãn hiệu
hàng hóa, các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, phạm vi bảo hộ
đối với nhãn hiệu hàng hóa cũng như sự thực thi của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa của luật pháp quốc tế như hiệp định TPP, hiệp định TRIPs. Những
phân tích so sánh này sẽ trở thành nền tảng lý luận quan trọng cho những đề xuất,
kiến nghị cho pháp luật Việt Nam trong chương tiếp theo chương 3.
-Phương pháp pháp lý lịch sử
Trong bài nghiên cứu, phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng chủ yếu ở
chương 1. Trước hết, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu khái quát về quá
trình phát triển mang tính lịch sử của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng
hóa của Việt Nam, để cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bức tranh sơ lược về
bối cảnh của hệ thống pháp luật đối với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời, để
tìm hiểu những nền tảng lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề
pháp lý liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu.Theo đó,phương
pháp pháp lý lịch sử được vận dụng trong quá trình phân tích các nội dung cụ
thể,chẳng hạn, xem xét dưới góc độ lịch sử đối với sự ra đời và phát triển của học
thuyết về bảo hộ nhãn hiệu thông qua các quy định của các điều ước quốc tế và
pháp luật các quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và lý giải cơ
chế pháp lý hiện tại về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.
-Phương pháp pháp lý kinh tế
Phương pháp pháp lý kinh tế được sử dụng một cách phù hợp trong bài nghiên cứu
để làm rõ những vấn đề liên quan đến giá trị kinh tế, thương mại của những vấn đề
pháp lý đang được xem xét ở chương 1 và 2. Cụ thể, phương pháp pháp lý kinh tế
được vân dụng khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến sự cần thiết phải mở
rộng phạm vi bảohộ đối với nhãn hiệu hàng hóa, hoặc khi xem xét, đánh giá giá trị



thương mại của nhãn hiệu,hoặc để xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong
các vụ kiện dựa trên thiệt hại vềkinh tế.
Chương 2
2.2

Nội dung bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

2.2.1 Xác lập cơ sở bảo hộ
-

Điều kiện bảo hộ

Nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệpđược nhà nước bảo vệ
bằng cách cấp quyền bảo hộ cho chủ sở hữu được quy định trong luật sở hữu trí tuệ
năn 2009, Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
mầu sắc”1 . Qua quy phạm pháp luật ta có thể hiểu rằng một nhãn hiệu được bảo
hộ khi đáp ứng những tính chất sau
a)

Có tính nhận biết thông thường bằng thị giác

là dấu hiệu có thể nhận biết 1 các thông thường bằng thị giác của con người
không cần thông qua bất cứ 1 thiết bị nào cả ,người tiêu dùng có thể phân biệt qua
quan sát của người đó để lựa chọn hàng hóatiêu chí này giúp mọi người dẽ dàng
nhận biết được nhãn hiệu mang tính phổ thông thông dụng trong cuộc sống hàng
ngày. Hơn nữa dấu hiệu tồn tại dưới dạng các chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể

cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;
b)

Có tính phân biệt

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc
một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng
thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.là nhãn hiệu phải có tính phân biệt bởi lẽ mục đích
chính của nhãn hiệu là để phân biệtsản phảm này với sản phẩm khác, những quy
định của luật chỉ yêu cấu một hoặc một vài nhãn hiệu có khả năng đánh dấu giúp
dễ nhận biết, phân biệt nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác và dễ ghi nhớ . Một nhãn
1 Xem điều 72 luật sở hữu trí tuệ 2009


hiệu được xem là dễ nhận biết khi nhãn hiệu có yếu tố đủ để nhận biết ghi nhớ bên
cạnh các nhãn hiệu khác , có thể có yếu tố độc đáo để phân biệt
Những nhãn hiệu bị coi là không có tính phân biệt khi nhãn hiệu khi có các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc nhãn
hiệu đã được bảo hộ , được thừa nhận rộng rãi, được công nhận nổi tiếng, hoặc là
tương tự hoặc trùng với cac đối tượng sở hữu công nghiệp như tên thuong mại, chỉ
dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp
Nhưng quy chuẩn để phân biệt nhãn hiệu hàng hóa là trùng thì rất dễ bởi chỉ cần
xem nó có là bản copy của nhãn hiệu kia hay không , nhưng tiêu chuẩn để phan
biệt có là nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn hay không thì lại là vấn đề khó chỉ có
thể dựa trên các tiêu chí tương đối như sự tương tự về bản chất và cấu trúc ,
phương thức lưu thông, ý nghĩa và hình thức của các loại nhãn hiệu …
c)

Không rơi vào các trường hợp loại trừ 2


Là những dấu hiệu đã được dùng để đại diện cho các yếu tố như quốc gia, tổ chức
quốc tế, các từ ngữ thông dụng , mà khi sử dụng các dấu hiệu này sẽ gây nhẫm lẫn
đến nguồn gốc ,chất lượng của sản phẩm
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy
của các nước; là những dấu hiệu được dùng trong tên nước, quốc kỳ, huân chương
hay huy chương của các nước khi sử dụng gây nhầm lẫn về sản phẩm thì không
được bảo hộ. Ví dụ như biểu tượng cờ đỏ sao vàng chính giữa là quốc kỳ của Việt
Nam thì không nhãn hiệu nào được sử dụng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng chính giữa.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy
hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó
cho phép;là những nhãn hiệu có các dấu hiệu giống hoặc tương tự như các tổ chức
quốc tế mà chưa được sự cho phép của tổ chức đóthì không được bảo hộ.Ví dụ các
tên viêt tắ của các tổ chữ thế giới không được sử dụng như :WBG3,IMF4,LHQ5
2 Điều 73: dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệutrong luật sở hữu trí tuệ 2009
3 Ngân hàng Thế giới World Bank Group


+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút
danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước
ngoài; là các nhãn hiệu có sử dụng tên hay hình ảnh của các doanh nhân văn hóa,
anh hùng dân tộc , những người có cống hiến cho đất nước thì không được bảo hộ
Ví dụ : Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, lênin
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu
kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được
sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu
chứng nhận. Là những nhãn hiệu sử dụng dấu hiệu có trong các tiêu chuẩn khoa
học ,tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng quốc tế thì không được bảo hộ. Ví dụ
FDIS6, DIS7…

Từ quy định pháp luật của Việt nam về điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu có thể
thấy về các tiêu chuẩn của Việt Nam còn chưa theo kịp với các nước trên thế giới.
Các tính chất được hiểu từ quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có thể đáp ứng
được các nhãn hiệu có thể nhìn thấy với những nhãn hiệu không nhìn8 thấy được
như mùi hương hay âm thanh thì không thể chỉ có nhũng điều kiện trên để làm
tiêu chuẩn cấp phép đăng ký cho các nhãn hiệu
2.2.2 Các nguyên tắc liên quan đến việc đăng ký
a) nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là nguyên tắc hướng dẫn xác định chấp nhận đơn
đăng ký trong các trường hợp:
+ “Trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một nhãn
hiệutrùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu
4 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund
5 Liên Hợp Quốc
6 Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế sau cùng
7 Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế
8 Se item1 , A rticle 15, section 2 page 326 TRIPS AGREEMENT Protectable Subject Matter
Xem khoản 1 điều 15 chương 2 trang 326 hiệp định trip về đối tượng được bảo hộ


trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, trùng
nhau hoặc tương tự với nhau”9
+ “Trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn
bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất”10
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm xác định cách thức cấp giấy đăng đăng ký cho
chủ thể nào trong các trường hợp được nêu trên ,là hướng giải quyết quyết chung
cho cơ quan có thẩm quyền khi gặp trường hợp được quy định tại văn bản luật.
Nguyên tắc này có ưu điểm là dễ dàng phân biệt và hiệu quả nhanh chóng cho cơ
quan cấp phép nhưng nhược điểm là thiếu sự công bằng cho những chủ sở hữu
nhãn hiệu.

b) Nguyên tắc ưu tiên
Nguyên tắc này hướng dẫn cách xác định quyền ưu tiên cho các chủ thể được ưu
tiên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định trong luật. nguyên tắc này bao gồm 3
yếu tố cơ bản là :
Thứ nhất là điều kiện để nhận được quyền ưu tiên.
“Người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều
kiện”11 được quy định trong pháp luật. Các trường hợp được quy định trong
nguyên tắc này cho thây nhà nước tạo điều kiện cho mọi cá nhân , tổ chức đã có
đơn đăng ký bảo hộ quốc tế đăng ký tại Việt Nam và mọi công dân , cá nhân đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu .Thông qua nguyên tắc này ta có thể thấy được sự mở cửa về
mặt pháp luật đăng ký bảo hộ cho các chủ thể đặc biệt là những nhãn hiệu đã đăng
ký nhãn hiệu quốc tế
Thứ hai : Quyền mà các đối tượng ưu tiên được hưởng
Trong trường hợp: “Trong một đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có
quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm
9 Khoản 1 điều 90 luật sở hữu trí tuệnăm 2009
10 Khoản 2 điều 90 luật sở hữu trí tuệ năm 2009
11 Xem khoản 1 điều 91 luật sở hữu trí tuệ năm 2009


hơn”12 theo như quy định của nguyên tắc này người nộp đơn được hưởng ưu tiên
trên nhiều đơn đăng ký của người đó đã được nộp trước có tương ứng với đơn ưu
tiên hiện tại. Quy định này tạo lợi thế cho người có nhiều đơn đăng ký bảo hộ từ đó
khuyến khích được chủ thế đăng ký bảo cho nhãn hiệu trên thực tế
Thứ ba: Xác định ngày ưu tiên13
Ngày ưu tiên” là khái niệm đặc thù trong Luật Sở hữu trí tuệ. Các sáng chế được
bảo hộ theo nguyên tắc "ai sáng tạo trước được bảo hộ trước" - hay ai sáng tạo
trước sẽ được quyền ưu tiên cấp bằng bảo hộ. Ngày người đó sáng tạo ra sáng chế
sẽ được gọi là ngày ưu tiên. Tuy nhiên, rất khó biết ai là người sáng tạo trước, vì

pháp luật không bắt buộc hễ ai sáng tạo ra được cái gì là phải nộp đơn yêu cầu bảo
hộ cái đó.Theo luật của Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở
hữu trí tuệ hay tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định. Ngày
ưu tiên mang ý nghĩa quan trọng, đây là căn cứ để xác định tính mới. Nguyên tắc
này tạo lợi thế cho các nhãn hiệu tương tự nhau nhãn hiệu nào được hưởng ưu tiên
thì sẽ được cấp giấy phép bảo hộ trước sẽ có các lợi thế về thương mại các nhãn
hiệu tương tự đăng ký sau sẽ phải thay đổi hoặc không được đăng ký
Nguyên tắc ưu tiên là một minh chứng cho thấy pháp luật của Việt Nam có sự thừa
nhận và thống nhất với các pháp luật về đăng ký trên thế giới khi ghi nhận quyền
ưu tiên14 của các đối tượng được hưởng trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các nhãn
hiệu được hưởng ưu tiên trong một thời gian nhất định tại các quốc gia là thành
viên của điều ước quốc tế khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ quốc tế. quy định
này được quy định thành một điều trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho thấy
được nhà nước rất chú trọng đến sự thống nhất giữa luật quốc gia và luật quốc tế

12 Xem khoản 2 điều 91 luật sở hữu trí tuệ năm 2009
13 Xem khoản 3 điều 91 luật sở hứu trí tuệ năm 2009
14 See(1), item C ,Article 4 Right of Priority,Paris Convention for the Protection of Industrial Property
Xem (1) khoản C điều 4 quyền ưu tiên công ước Pais bảo hộ về các sở hữu công nghiệp


2.2.2 Thủ tục và hồ sơ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ
a) Hồ sơ đăng ký nhãn hiệụ
Hồ sơ đăng ký là các giấy tờ, văn bản có nội dung chứng minh, cung cấp thông tin
về nhãn hiệu được đem đăng ký giúp cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin về
nhãn hiệu để tiến hành đánh giá trong quá trình xem xét để cấp văn bằng bảo hộ.
Các tài liệu cần có được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật như tại luật
sở hữu trí tuệ năm 200915, hay Thông tư 01/2007/TT-BKHCk quy định về mẫu tờ
khai đăng ký16.Ngoài ra cục sở hữu trí tuệ còn có quy định hướng dẫn chi tiết các

yếu tố như cỡ giấy , cỡ chữ, ngôn ngữ…..
Về lệ phí cũng được quy định chi tiết như sau
Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí
quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính),
bao gồm các khoản sau: Lệ phí nộp đơn, Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, Phí
thẩm định nội dung.... Các khoản phí được quy định một các rõ ràng các khoản phí
từ 24,000 đ đến 600,000 đ
Các yêu cầu , hướng dẫn của các cơ quan được đưa ra tương đối chặt chẽ thống
nhất trong quá trình xây dựng hồ sơ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những điều trùng
lặp trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành gây khó khăn cho người nộp đơn
đăng ký. Ngoài ra mức lệ phí của đơn đăng ký là tương đối phù hợp với các nhân
và tổ chức đi đăng ký qua đây có thể thấy được nhà nước rất tạo điều kiện cho các
chủ sở hữu đi đăng ký nhãn hiệu
b)Thủ tục nộp hồ sơ
Là các bước cần thiết để đăng ký một nhãn hiệu bao gầm ba giai đoạn

+Giai đoạn chuẩn bị: gồm các chuẩn bị tài liệu giấy tờ cần thiết có thể thược hiện
đăng ký bảo hộ ,có thể làm trước các tra cứu nhãn hiệu tránh trường hợp trùng
hoặc giống với các nhãn hiệu đá được đăng ký
15 Xem điều 105 luật sở hữu trí tuệ năm 2009
16 Xem mẫu số mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCk


+Giai đoạn nộp đơn : Sau khi người đăng ký nộp đơn tại cơ quan là Cục Sở hữu trí
tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
thì các cơ quan này sẽ thục iện các bước lần lượt là Thẩm định hình thức, Công bố
đơn hợp lệ, Thẩm định nội dung. Quá trình đăng ký sẽ mất thời gian khoảng 12
tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký
+Giai đoạn khiếu nại: sau khi nhận được công bố của cơ quan có thẩm quyền nếu
không đồng ý với quyết định của cơ quan, người đăng ký có thể kiếu lại lên Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.
Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30
ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng
ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại có
quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính
Thủ tục nộp đơn đăng ký được quy định một cách có hệ thống chặt chẽ , trình tự rõ
ràng ,dễ dàng cho người đi đăng ký ,nhưng trình tự thủ tục còn nhiều bước mất
thời gian và các quy trình của đơn đăng ký quốc gia lại được quy định đơn đăng ký
bảo hộ quốc tế điều này sẽ gây khó khăn cho các nhãn hiệu muốn kinh doanh tại
các thị trường nước ngoài vì phải làm lại thủ tục đăng ký mới. Ngoài ra các bước
được quy định trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của nước ta là một phần bổ sung
cho các bước trong quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế . Các yêu cầu
của đăng ký bảo bộ trong nước là cớ sở cho việc đăng ký bảo hộ quốc tế cho thấy
pháp luật nước ta đã có sự tìm hiểu ,soi chiếu với các văn bản điều ước trên thế
giới như Thỏa ước Madrid 17về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế

17 See from Article 3 to Article8 MADRID AGREEMENT CONCERNING
THE INTERNATIONAL REGISTRATION Of MARK, 1891
XEM TỪ ĐIỀU 1 ĐẾN ĐIỀU 8 CỦA THỎA ƯỚC MADRID VỀ Đăng ký nhãn hiệu quốc tế




×